- Để đánh giá tổng quan tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các sách tham khảo, tài liệu công bố chính thức trên các tạp chí, công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, bao gồm cả tài liệu và thông tin trên báo và mạng internet,... Danh mục các tài liệu thu thập đƣợc và đã tham khảo đƣợc giới thiệu ở phần cuối luận văn này.
- Tác giả cũng đã thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế, xã hội, cũng nhƣ sơ bộ về các vấn đề môi trƣờng của địa phƣơng (thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân và phƣờng Khƣơng Trung). Nguồn chính từ các tài liệu đã công bố, xuất bản và báo cáo lƣu trữ tại các cơ quan liên quan thuộc thành phố Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân và phƣờng Khƣơng Trung.
- Cùng với các văn bản pháp quy và quy ƣớc cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích để rút ra những nét đặc trƣng nhất theo các nhóm thông tin liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu/ thông tin hiện có, tác giả đã phát hiện các “lỗ hổng” thông tin cần phải điều tra bổ sung ngoài hiện trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung.
Quá trình điều tra tác giả đã sử dụng bảng hỏi (phiếu khảo sát) đã chuẩn bị sẵn nội dung và in sẵn. Bảng hỏi có hai loại với nội dung khác nhau để phỏng vấn
25
hai nhóm đối tƣợng: ngƣời dân và cán bộ quản lý, lãnh đạo của phƣờng. Nội dung cụ thể của bảng hỏi đƣợc giới thiệu trong phụ lục kèm theo phía sau luận văn.
Kết quả tác giả đã sử dụng bảng hỏi để điều tra trực tiếp, thu thập thông tin tại 100 hộ dân của phƣờng Khƣơng Trung, và sử dụng bảng hỏi riêng để phỏng vấn toàn bộ cán bộ quản lý và lãnh đạo phƣờng (chi tiết xem trong Chƣơng 3).
Ngoài bảng hỏi, tác giả còn phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân đƣợc chọn lọc ngẫu nhiên để bổ sung thông tin cho kết quả bảng hỏi.
2.3.3. Phương pháp tham kiến chuyên gia
Đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ áp dụng và thƣờng cho thông tin hỗ trợ tốt từ các chuyên gia - những ngƣời am hiểu lý thuyết và thực tiễn về các nội dung nghiên cứu liên quan.
Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu với mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trƣờng, các cán bộ làm công tác môi trƣờng tại cơ sở, các thầy cô, cán bộ nghiên cứu về chính sách môi trƣờng.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Số liệu của đề tài đƣợc tổng hợp từ phƣơng pháp trả lời phỏng vấn qua bảng hỏi phỏng vấn ngƣời dân sống trong phƣờng Khƣơng Trung. Phƣơng pháp phỏng vấn thƣờng tốn thời gian và số liệu thu đƣợc thƣờng mang tính cảm quan và cảm tính. Phƣơng pháp này sẽ dễ bị sai số khi ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời câu hỏi họ muốn làm hài lòng hoặc gây ấn tƣợng, hoặc muốn trả lời nhanh, suôn sẻ.
Số liệu thu thập từ các tài liệu thứ cấp, phiếu khảo sát ngƣời dân và kết quả phỏng vấn chuyên gia đƣợc phân tích, tính toán bằng phần mềm Ms.exel, chuyển đổi các dữ liệu, số liệu sang dạng biểu đồ. Trên cơ sở đó hiểu đƣợc xu thế và so sánh các vấn đề liên quan với nhau để đánh giá các nội dung nghiên cứu theo các mục tiêu đặt ra.
26
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung
Hoạt động kinh tế diễn ra trong phƣờng khá đa dạng. Trên các trục đƣờng đa số là các cửa hàng kinh doanh. Tổng số có khoảng 500 cửa hàng kinh doanh đóng trên địa bàn phƣờng. Phƣờng đƣợc đô thị hóa từ một khu vực vốn làm nông nghiệp, nhƣng đến nay không có hoạt động nông nghiệp trong phƣờng. Ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán và làm trong các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn phƣờng. Tổng số có 15 cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn phƣờng. Những năm gần đây, một số gia đình đã xây dựng nhà cho sinh viên và ngƣời dân ngoại tỉnh thuê và lấy nguồn thu chủ yếu từ hoạt động này.
Phƣờng Khƣơng Trung đang trong quá trình đô thị hóa, nếp sống có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa mang “tính chất thành thị” hoàn toàn. Trong phƣờng còn có một số lƣợng dân cƣ lớn từ nơi khác đến tạm trú. Do đó, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phƣờng là một vấn đề bức xúc mà các ngành quản lý quan tâm. Ngoài ra, trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung có 3 chợ nhỏ, lớn nhất là chợ Tạm 892 và 2 chợ cóc. Lƣợng rác thải ở các chợ này có thể quy về cùng lƣợng rác đƣờng phố. Từ đặc điểm cƣ dân trên địa bàn phƣờng đa dạng và phong phú nên có nhiều loại nguồn thải rắn khác nhau. Phân loại các nguồn thải phát sinh và thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung đƣợc giới thiệu ở bảng 3.1.
27
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung
Nguồn phát sinh chất thải rắn Số lượng Thành phần
Hộ gia đình 4.849 hộ Cành lá rau củ quả, hoa tƣơi, nilon, thức ăn thừa, vỏ chai, đồ hộp, giấy
Cơ sở kinh doanh, cơ quan, công sở
15 cơ sở Nilon, thủy tinh, giấy, bìa cacton
Cửa hàng giải khát 200 cửa hàng Bã chè, hoa quả, vỏ đồ hộp, ống hút, giấy ăn, nilon,…
Cửa hàng ăn 300 cửa hàng Cành lá rau củ quả, thức ăn thừa, giấy ăn, nilon,…
(Nguồn: Báo cáo thống kê của phường Khương Trung, năm 2011)
Tác giả đã tiến hành điều tra xác định khối lƣợng chất thải rắn trên địa bàn phƣờng bằng cách phỏng vấn 100 hộ gia đình và 20 cán bộ quản lý ở phƣờng Khƣơng Trung trong 10 ngày, lấy mẫu chất thải rắn tại 22 hộ gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên trong 100 hộ gia đình trong thời gian 20 ngày liên tiếp. Trong 100 hộ gia đình phỏng vấn đa số là lấy câu trả lời từ các hộ dân cƣ, trong đó có 10 hộ làm kinh doanh, 10 hộ làm cửa hàng ăn, 10 cửa hàng giải khát và 20 hộ có xây dựng nhà trọ cho thuê, còn lại lấy bảng hỏi từ các hộ dân trong tổ dân phố. Số lƣợng 22 hộ dân lấy mẫu chất thải rắn đƣợc chọn ngẫu nhiên với những đối tƣợng khác nhau: 8 hộ gia đình, 5 cơ sở kinh doanh và văn phòng, 4 cửa hàng ăn, 5 cửa hàng giải khát.
Thời gian lấy mẫu chất thải rắn tại 22 hộ gia đình là từ 17h30 đến 20h hàng ngày (thời gian đổ rác). Mẫu sau khi lấy đƣợc cân theo từng hộ gia đình. Đối với những hộ gia đình có lƣợng rác ít việc cân rác tiến hành 2 ngày/lần. Trên cơ sở kết quả cân mẫu rác từ các hộ gia đình đã tiến hành tính toán lƣợng rác trung bình theo các loại nguồn.
28
Thời gian lấy thông tin theo bảng hỏi tại 100 hộ gia đình và 20 cán bộ quản lý ở phƣờng Khƣơng Trung là từ 10h đến 20h hàng ngày. Rác thải rắn trung bình hàng ngày ở các cửa hàng ăn là cao nhất vào khoảng 5,2 kg/ngƣời/ngày, tiếp đến là cửa hàng giải khát vào khoảng 2,5 kg/ngƣời/ngày, các cơ sở kinh doanh khác thải tầm 1 kg/ngƣời/ngày, và hộ gia đình phi nông nghiệp thải ra ít nhất khoảng 0,6 kg/ngƣời/ngày. Mẫu sau khi đƣợc lấy từ các bảng hỏi sẽ đƣợc tổng kết và tính toán lƣợng rác thải trung bình của các hộ gia đình. Lƣợng rác trung bình của các hộ dân đƣợc cân đối giữa lƣợng rác điều tra thực tế của tác giả và thông tin lấy từ các hộ gia đình theo bảng hỏi, và lƣợng rác trung bình của các hộ gia đình đƣợc trình bày trong hình 3.1.
Hình 3.1: Biểu đồ Khối lƣợng rác thải rắn theo các nguồn thải
Biểu đồ lượng rác thải của Phường Khương Trung
5,2 kg/người/ngày 0,6 kg/người/ngày 2,5 kg/người/ngày 1 kg/người/ngày
Hộ gia đình phi nông nghiệp Cơ sở kinh doanh, văn phòng Cửa hàng giải khát
Cửa hàng ăn
(Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)
Trên cơ sở tổng hợp lƣợng rác thải của các hộ gia đình tác giả đã phân loại rác thải từ các nguồn thải khác nhau (Bảng 3.2).
29
Bảng 3.2: Phân loại rác thải từ các nguồn thải khác nhau
Loại nguồn Rác hữu cơ Rác vô cơ
Hộ gia đình phi nông nghiệp
Thức ăn thừa lƣợng 0,45 kg/ngƣời/ngày
Giấy vụn, rác thải trong hộ gia đình lƣợng 0,15 kg/ngƣời/ngày
Cơ sở kinh doanh, văn phòng
Thức ăn thừa lƣợng 0,6 kg/ngƣời/ngày
Giấy vụn, vỏ đồ hộp,… lƣợng 0,4 kg/ngƣời/ngày
Cửa hàng giải khát Thức ăn thừa lƣợng 1,9 kg/ngƣời/ngày
Vỏ đồ hộp,…lƣợng 0,6 kg/ngƣời/ngày
Cửa hàng ăn Thức ăn thừa lƣợng 4,5 kg/ngƣời/ngày
Vỏ đồ hộp,…lƣợng 0,7 kg/ngƣời/ngày
(Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)
Lƣợng rác phát sinh ở phƣờng Khƣơng Trung đƣợc tính là tổng lƣợng rác từ các nguồn trên và đƣợc giới thiệu trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tổng lƣợng rác thải phát sinh tại phƣờng Khƣơng Trung
Loại nguồn Số lượng Khối lượng trung bình Tổng (kg)
Hộ gia đình phi nông nghiệp 26.000 ngƣời 0,6 kg/ngƣời/ngày 15.6000
Cơ sở kinh doanh, văn phòng 15 cơ sở 1,0 kg/ngƣời/ngày 15
Cửa hàng giải khát 200 cửa hàng 2,5 kg/ngƣời/ngày 500
Cửa hàng ăn 300 cửa hàng 5,2 kg/ngƣời/ngày 1.560
Tổng 17.675
30
Điều tra tại các hộ gia đình cho thấy đa số các hộ gia đình khi thu gom rác thải đều không có tiến hành phân loại rác thải từ nguồn. Rác thải đƣợc ngƣời dân thu gom vào thùng rác và Xí nghiệp môi trƣờng đô thị sẽ đi thu gom theo giờ quy định: từ 5h sáng đến 13h và từ 13h30 đến 21h.
Hiện nay, công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở phƣờng Khƣơng Trung do Xí nghiệp môi trƣờng đô thị số 4 thực hiện. Theo định mức của Công ty môi trƣờng đô thị Hà Nội, số công nhân làm vệ sinh môi trƣờng là 18 ngƣời, số xe thu gom rác là 20 chiếc. Nhƣ vậy, số xe thu gom và số công nhân làm vệ sinh là xấp xỉ bằng nhau. Trong trƣờng hợp số xe thu gom đƣợc huy động sử dụng tối đa (1 công nhân/1 xe gom), thì công nhân phải chờ đƣa rác lên xe ô tô mới tiếp tục lƣợt thu gom khác. Do đó, công nhân mất thời gian chờ đợi, kéo dài thời gian, giảm hiệu quả lao động và đây cũng là nguyên nhân khiến cho rác còn tồn đọng đến ngày hôm sau.
Khối lƣợng rác thu gom và vận chuyển trung bình 01 ngày là 13 tấn. Thời gian này ảnh hƣởng rất lớn đến công việc và giao thông đi lại vì thời gian tập kết rác là lúc ngƣời dân đi làm về gây ùn tắc giao thông.
Nhân viên của Xí nghiệp Môi trƣờng đô thị số 4 chịu trách nhiệm thu phí trong toàn bộ địa bàn phƣờng. Mức thu phí vệ sinh đóng góp của các hộ dân hàng tháng theo quy định là 2.000 đồng/ngƣời/tháng. Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ trên địa bàn phƣờng vẫn đƣợc thu theo mức thu của hộ gia đình. Riêng các của hàng ăn uống và giải khát đƣợc thu ở mức riêng theo quy định là 120.000 đồng/m3. Tỷ lệ thu phí vệ sinh ở hộ dân mới chỉ đạt 58%, ở các cơ sở kinh doanh đạt 30%. Mức thu này là thấp, không đủ để bù cho các chi phí của công tác vệ sinh môi trƣờng. Do công ty Môi trƣờng đô thị là một doanh nghiệp nhà nƣớc, nguồn chi từ ngân sách Nhà nƣớc nên không phải chịu áp lực nhiều về kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải tăng tỷ lệ thu phí để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng.
Tác giả đã tiến hành điều tra thực tế tại địa phƣơng để đánh giá tình hình vệ sinh môi trƣờng và hiệu quả thu gom rác thông qua phỏng vấn trực tiếp. Số ngƣời
31
đƣợc hỏi là 100 ngƣời và kết quả điều tra đƣợc trình bày trong Hình 3.2. Kết quả cho thấy: 23% số ngƣời đánh giá là tốt, trung bình là 41%, chƣa tốt là 36%, ý kiến khác là 0%. Tỷ lệ chƣa hài lòng với chất lƣợng vệ sinh môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung chủ yếu là do nguyên nhân rác còn tồn đọng sang ngày hôm sau, đặc biệt trong các ngõ và con hẻm nhỏ,…Ngoài ra, một số ngõ xóm theo quy định đƣợc quét gom (ngõ rộng trên 2m) nhƣng hiện nay vẫn không có công nhân quét rác hàng ngày.
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá tình hình vệ sinh môi trƣờng phƣờng Khƣơng Trung
(Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)
Điều tra thực tế của tác giả cũng chỉ ra rằng môi trƣờng sống của ngƣời dân phƣờng Khƣơng Trung đang có rất nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí, nhất là bụi và mùi hôi thối bốc lên từ dòng sông Tô Lịch; môi trƣờng đất và môi trƣờng nƣớc đều ở tình trạng không tốt. Kết quả tổng kết bảng hỏi thông qua phỏng
32
vấn 100 ngƣời dân sống trong khu vực và 20 cán bộ quản lý phƣờng Khƣơng Trung cho thấy môi trƣờng sống của ngƣời dân trong phƣờng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái và không còn trong lành. Khoảng 59,2% số ngƣời dân đƣợc hỏi ý kiến cho rằng môi trƣờng sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, 38,3% số ngƣời cho rằng môi trƣờng sống bị ô nhiễm, 2,5% còn lại cho rằng môi trƣờng sống tốt (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung
Xếp loại Số người được hỏi Số người trả lời Tỷ lệ
Tốt 120 3 2,5%
Ô nhiễm 120 46 38,3%
Ô nhiễm nghiêm trọng 120 71 59,2%
(Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)
Hình 3.3: Biểu đồ ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung
Các thành phần môi trƣờng cũng đƣợc đánh giá là chƣa tốt. Tổng hợp ý kiến của 100 ngƣời dân và 20 cán bộ quản lý sống trong phƣờng Khƣơng Trung thì 74%
33
số ngƣời cho rằng môi trƣờng nhiều bụi; 90% số ngƣời cho rằng có nhiều mùi khó chịu; 90% số ngƣời cho rằng không khí sống chƣa tốt; 91% số ngƣời cho rằng môi trƣờng nƣớc chƣa tốt và 73% số ngƣời cho rằng môi trƣờng đất chƣa tốt. Khoảng 25% số ngƣời dân cho ý kiến là môi trƣờng có bụi; 10% số ngƣời dân cho ý kiến trong môi trƣờng có ít mùi khó chịu, 9,5% số ngƣời cho ý kiến môi trƣờng không khí ở mức trung bình; 7% số ngƣời cho rằng môi trƣờng nƣớc vẫn bình thƣờng và 20% số ngƣời cho ý kiến môi trƣờng đất bình thƣờng. Rất ít ngƣời dân cho rằng các thành phần môi trƣờng tốt: 1% ngƣời cho rằng môi trƣờng ít bụi; không có ngƣời nào cho rằng môi trƣờng không có mùi; 0,5% số ngƣời cho rằng môi trƣờng không khí tốt; 2% số ngƣời cho rằng môi trƣờng nƣớc trong lành và 7% số ngƣời dân cho rằng môi trƣờng đất còn tốt. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá vấn đề ô nhiễm của các thành phần môi trƣờng đƣợc tổng hợp ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung
Xếp loại Bụi Mùi Không khí Nước Đất
Tốt 1% 0% 0,5% 2% 7%
Trung bình 25% 10% 9,5% 7% 20%
Chƣa tốt 74% 90% 90% 91% 73%
Ý kiến khác 0% 0% 0% 0% 0%
(Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)
Thông tin tìm hiểu từ ngƣời dân và ban quản lý sống trong phƣờng Khƣơng Trung cho thấy hiện giờ trong phƣờng không có bệnh gì liên quan đến môi trƣờng sống xảy ra. Kết quả điều tra 120 ngƣời đều có cùng câu trả lời là môi trƣờng chỉ là một phần tác động đến cuộc sống sức khỏe của ngƣời dân trong phƣờng. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp trong bảng 3.6.
34
Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân
Nội dung Số người
được hỏi
Số người
trả lời Tỷ lệ Ghi chú
Có liên quan 120 104 86,6%