1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CÔNG THỨC KEM DƯỠNG TRẮNG DA TỪ NHA ĐAM VÀ Ô LIU

73 390 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Trên cơ sở tham khảo tài liệu và nghiên cứu các mỹ phẩm trên thị trường về sản phẩm mang hai hoạt chất nha đam và ô liu, nội dung của luận văn sẽ tập trung vào xây dựng công thức phối chế cơ sở, thông qua khảo sát các thông số thành phần và thông số kỹ thuật. Sản phẩm tạo thành sau đó sẽ được đánh giá cảm quan và kiểm tra độ bền thông qua sự biến đổi độ nhớt và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về kim loại nặng và giới hạn nhiễm khuẩn

Trang 1

……

CAO NGUYỄN TRÚC ANH TRẦN ANH DUY

XÂY DỰNG CÔNG THỨC KEM DƯỠNG TRẮNG DA

TỪ NHA ĐAM VÀ Ô LIU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỌC

2017

Trang 2

……

CAO NGUYỄN TRÚC ANH TRẦN ANH DUY

XÂY DỰNG CÔNG THỨC KEM DƯỠNG TRẮNG DA

TỪ NHA ĐAM VÀ Ô LIU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS HUỲNH LIÊN HƯƠNG

Trang 3

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1 Cán bộ hướng dẫn: TS HUỲNH LIÊN HƯƠNG

Đề tài: Xây dựng công thức kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu

2 Sinh viên thực hiện: Cao Nguyễn Trúc Anh MSSV: B1304014

b Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài

 Những vấn đề còn hạn chế:

c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia đề tài (ghi rõ từng nội

dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

d Kết luận, đề nghị và điểm:

Ts Huỳnh Liên Hương

Bộ Môn Hóa học 

Trang 4

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

1 Cán bộ chấm phản biện:

Đề tài: Xây dựng công thức kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu

2 Sinh viên thực hiện: Cao Nguyễn Trúc Anh MSSV: B1304014

b Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài

 Những vấn đề còn hạn chế:

c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia đề tài (ghi rõ từng nội

dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

d Kết luận, đề nghị và điểm:

Trang 5

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời chân thành cám ơn đến quý thầy cô bộ môn Công nghệ Hóa học, khoa Công Nghệ và quý thầy cô bộ môn Hóa học, khoa Khoa Học Tự Nhiên trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ

và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp

Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành cám ơn cô Huỳnh Liên Hương đã hết lòng chỉ dạy, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Bên cạnh đó, chúng em xin gởi lời cám ơn đến:

Thầy Nguyễn Văn Đạt công tác tại Bộ môn Hóa học, khoa Khoa Học Tự Nhiên đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ dụng cụ giúp chúng em thực hiện luận văn Thầy Hồ Quốc Phong công tác tại Bộ môn Công nghệ Hóa, khoa Công Nghệ, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành luận văn

Thầy Võ Văn Song Toàn công tác tại Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em thực hiện tốt đề tài luận văn

Chúng em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn quan tâm, ủng

hộ và tạo động lực lớn nhất cho chúng em vững lòng thực hiện tốt luận văn và trên suốt thời gian học tập tại trường

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cám ơn các anh chị lớp Công nghệ Hóa học K38, các bạn lớp Công nghệ Hóa học K39, các bạn lớp Hóa học, và Hóa dược K39 đã động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp

Trang 6

Kem dưỡng trắng da là một trong những mỹ phẩm chăm sóc da có mặt hầu hết các thị trường của thế giới Một sản phẩm kem dưỡng da thường có công dụng làm trắng, làm mịn da và giữ ẩm… Trong phạm vi Luận văn tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm kem dưỡng trắng da thông qua việc kết hợp những đặc tính quý giá của nha đam và ô liu như trong dưỡng trắng da, giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da, chống lão hóa Trên cơ sở tham khảo tài liệu và nghiên cứu các mỹ phẩm trên thị trường

về sản phẩm mang hai hoạt chất nha đam và ô liu, nội dung của luận văn sẽ tập trung vào xây dựng công thức phối chế cơ sở, thông qua khảo sát các thông số thành phần và thông số kỹ thuật Sản phẩm tạo thành sau đó sẽ được đánh giá cảm quan và kiểm tra độ bền thông qua sự biến đổi độ nhớt và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về kim loại nặng và giới hạn nhiễm khuẩn

Cuối cùng, tiến hành đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan người tiêu dùng, ước lượng giá và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm

Trang 7

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG v

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2

2.1 Tổng quan về hoạt chất 2

2.1.1 Hoạt chất nha đam 2

2.1.2 Hoạt chất ô liu 4

2.2 Tổng quan về da 5

2.2.1 Cấu tạo của da 5

2.2.2 Chức năng của da đối với cơ thể 6

2.3 Các đường dẫn truyền hoạt chất vào da 7

2.4 Chọn hệ dẫn truyền cho nha đam và ô liu 9

2.5 Một số mỹ phẫm làm đẹp trên thị trường hiện nay có chứa nha đam và ô liu 10

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Mục tiêu 12

3.2 Phương tiện nghiên cứu 12

3.2.1 Hoạt chất 12

3.2.2 Hóa chất 12

3.2.3 Thiết bị 13

3.3 Các bước thực hiện 14

3.3.1 Chọn công thức phối chế cơ sở 15

3.3.2 Thiết lập sơ đồ phối chế và quy trình phối chế 16

3.3.3 Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình phối chế 17

3.3.4 Kiểm nghiệm sản phẩm 18

3.3.5 Đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan 19

Trang 8

3.4.2 Phương pháp ly tâm nhanh 22

3.4.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan 23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các thông số thành phần 28

4.1.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của GMS 28

4.1.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Sorbitol 30

4.1.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của TiO2 32

4.1.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Cetyl alcohol 34

4.1.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Xanthangum 36

4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các thông số kĩ thuật 38

4.2.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuấy tạo nhũ (T1) 38

4.2.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy tạo nhũ (t1) 40

4.2.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của vận tốc khuấy tạo nhũ (v1) 42

4.3 Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm 45

4.4 Kết quả đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan 45

4.4.1 Kết quả đánh giá sản phẩm theo quan điểm của người xây dựng công thức 46

4.4.2 Kết quả đánh giá sản phẩm theo quan điểm của người tiêu dùng 47 4.5 Ước lượng giá thành sản phẩm 49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Hạn chế 51

5.3 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 53

Trang 9

Bảng 2.1 Thành phần hóa học và đặc tính của nha đam 3

Bảng 2.2 Thành phần của một số hệ dẫn truyền prolipid cơ bản 9

Bảng 2.3 Khảo sát một số sản phẩm làm đẹp chứa hoạt chất nha đam và ô liu trên thị trường 10

Bảng 3.1 Công thức đơn phối chế cơ sở 15

Bảng 3.2 Các thông số được chọn để khảo sát 18

Bảng 3.3 Thang điểm đánh giá 19

Bảng 3.4 Các tiêu chí và hệ số mi của từng tiêu chí 20

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm 21

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng GMS 28

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Sorbitol 30

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng TiO2 32

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Cetyl alcohol 34

Bảng 4.5 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Xanthangum 36

Bảng 4.6 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo thời gian khuấy tạo nhũ 38 Bảng 4.7 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ khuấy tạo nhũ 40 Bảng 4.8 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt theo vận tốc khuấy tạo nhũ 42

Bảng 4.9 Công thức phối chế kem dưỡng da mang hoạt chất nha đam và ô liu 44

Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật trong quá trình khuấy tạo nhũ 44

Bảng 4.11 Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm kem dưỡng da 45

Bảng 4.12 Kết quả đánh giá sản phẩm theo quan điểm của người xây dựng công thức 46

Bảng 4.13 Kết quả đánh giá sản phẩm theo quan điểm của người tiêu dùng 48

Bảng 4.14 Bảng giá ước lượng sản phẩm 49

Bảng 4.15 Đơn phối chế kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu 50

Trang 10

Hình 2.1 Mặt cắt ngang của lá nha đam 2

Hình 2.2 Dầu ô liu 4

Hình 2.3 Cấu trúc của da 5

Hình 2.4 Cấu trúc của lớp sừng 7

Hình 2.5 Quá trình dẫn truyền qua gian bào và tế bào 8

Hình 2.6 Dẫn truyền qua tuyến nhờn 8

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thiết bị phối trộn sử dụng máy khuấy cơ và bể điều nhiệt 13

Hình 3.2 Máy đo độ nhớt 13

Hình 3.3 Máy ly tâm 13

Hình 3.4 Máy khuấy từ gia nhiệ 14

Hình 3.5 Sơ đồ các bước thực hiện 14

Hình 3.6 Sơ đồ phối chế kem 16

Hình 4.1 Ảnh hưởng của hàm lượng GMS lên nền kem 28

Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng GMS 29

Hình 4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng Sorbitol lên nền kem 30

Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Sorbitol 31

Hình 4.5 Ảnh hưởng của hàm lượng TiO2 lên nền kem 32

Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng TiO2 33

Hình 4.7 Ảnh hưởng của hàm lượng Cetyl alcohol lên nền kem 34

Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Cetyl alcohol 35

Hình 4.9 Ảnh hưởng của hàm lượng Xanthangum lên nền kem 36

Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo hàm lượng Xanthangum 37

Hình 4.11 Ảnh hưởng của thời gian khuấy tạo nhũ lên nền kem 38

Trang 11

Hình 4.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy tạo nhũ lên nền kem 40 Hình 4.14 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ khuấy tạo nhũ 41 Hình 4.15 Ảnh hưởng của vận tốc khuấy tạo nhũ lên nền kem 42 Hình 4.16 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt theo vận tốc khuấy tạo nhũ 43

Trang 12

EDTA Ethylene diamine tetraacetic acid

ɳ s Độ nhớt sau khi ly tâm

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, khi đất nước đang phát triển, mức sống của con người cũng càng được nâng cao, vì vậy việc “ăn no – mặc ấm” là chưa đủ mà người ta còn

quan tâm đến “ăn ngon – mặc đẹp”

Môi trường bên ngoài có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến da do khói, bụi, ánh nắng Mặt trời,… khiến cho da chúng ta trở nên khô ráp, sạm màu Việc sở hữu một làn da trắng sáng, mịn màng là điều mọi người mơ ước Do đó có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng da ra đời Vì vậy chúng tôi mong muốn tạo ra một loại mỹ phẩm đạt hiệu quả có thể giúp cho mọi người tự tin hơn với làn da trắng, mềm mại vừa có thể yên tâm với chất lượng của sản phẩm, an toàn sử

dụng, không gây độc hại ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Nhằm tăng thêm sự đa dạng của sản phẩm và tìm ra cách phối chế hiệu

quả hơn, chúng tôi chọn đề tài luận văn “Xây dựng công thức kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu” để hòa nhịp cùng xu hướng chung của thế giới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này sẽ tiến hành nghiên cứu và xây dựng công thức kem dưỡng da tối ưu và bổ sung hoạt chất nha đam và dầu ô liu Nắm bắt được những lợi ích của nha đam và ô liu, đều là hai nguồn nguyên liệu gần gũi, dễ tìm trên thị trường Ngoài ra, nhằm khảo sát sự thâm nhập của sản

phẩm vào thị trường và tính cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại khác 1.3 Nội dung nghiên cứu

1 Xây dựng công thức đơn phối chế cơ sở

2 Thiết lập sơ đồ phối chế và quy trình phối chế

3 Khảo sát các thông số ảnh hưởng

- Thông số thành phần: GMS, Cetyl alcohol, TiO2, Xanthangum, Sorbitol

- Thông số kỹ thuật: Thời gian, nhiệt độ, vận tốc

4 Kiểm nghiệm sản phẩm

5 Đánh giá sản phẩm dựa trên quan điểm của người nghiên cứu và người tiêu dùng

Trang 14

Lá nha đam không có cuốn, mọc thành vành rất khít, đầy, hình 3 cạnh, có răng cưa thô cứng và thưa Lá dài 30 – 50 cm, rộng 5 – 10 cm, dày 1 – 2 cm

Có nhiều chất nhầy là thành phần quan trọng giúp giữ nước cho cây Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng là phần có giá trị nhất của cây

Lá có 3 lớp Lớp bên ngoài bao gồm 15 – 10 tế bào bảo vệ tổng hợp carbohydrates và protein.[1] (Hình 2.1) Các thành phần hoạt chất của nha đam bao gồm anthraquinones, chromones, polysaccharides, và enzymes Anthraquinones và chromones là 2 chất chống ung thư và kháng viêm Các nguyên tố Al, B, Ba, Ca, Fe, Mg, Na, P, Si…

Hình 2.1 Mặt cắt ngang của lá nha đam

Gồm 3 lớp (a) Lớp vỏ bên ngoài bảo vệ; (b) Lớp giữa; (c) Lớp bên trong không màu

2.1.1.1 Các lớp bảo vệ bên ngoài của lá

Phần mủ vàng của các ống ngoại biên trong lớp ngoài của lá có chứa các dẫn xuất của hydroxyanthracene, anthraquinone, glycosides aloin A và B từ 15 – 40%

Trang 15

2.1.1.2 Lớp giữa của lá

Là các tế bào nhu mô có chứa protein, chất béo, axit amin, vitamin, enzymes, các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ với carbonhydrate khác nhau.[1]

2.1.1.3 Lớp bên trong của lá

Lớp bên trong của lá chứa lượng nước lên đến 99 – 99,5%, với glucomannans, axit amin, lipids, sterols và vitamin Các thành phần hoạt động khác bao gồm anthraquinone, glycoside, aloesin, aloenin, enzymes, khoáng chất, đường, lignin, saponin, axit salicylic, có rất nhiều monosaccharide và polysaccharides, vitamin B1, B1, B6 và C, một số thành phần vô cơ và các hợp chất hữu cơ (aloin, barbaloin và emodin).[2, 4]

Bảng 2.1 Thành phần hóa học và đặc tính của nha đam[3, 5]

Enzymes Amylase, lipase, catalase,

oxidase, cacboxy-peptidase

Tham gia vào các quá trình kết hợp và phân giải

Hormones Auxins và gibberellins Điều trị vết thương và

chống viêm Khoáng chất Ca, K, Na, Zn, Mg, Fe, Cu, Mn Dưỡng chất

Acid Salicylic acid, Chrisphanic acid,

Cinamic acid

Giảm đau, chống nấm, sát trùng

Steroids Cholesterol, campesterol, lupeol,

sistosterol

Các chất chống viêm, lupeol có tính sát khuẩn, giảm đau Đường Glucose, fructose, mannose, rhamnose, aldopentose,… Kháng virus, tăng cường miễn dịch

Trang 16

Do pH của nha đam gần giống với pH của da nên được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm đê tạo kem dưỡng da Do đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên, nha đam cung cấp nước, các enzyme trên da giúp da giữ ẩm và cân bằng độ pH; cung cấp oxy cho các tế bào giúp da khỏe mạnh Mặt khác chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa như beta carotene, vitamin A, C, E giúp cải thiện độ đàn hồi tự nhiên của da, giảm thiểu sự xuất hiện nếp nhăn Chất gel giúp trị mụn, loại bỏ tế bào chết, làm sáng da, có thể làm lành vết thương, tái tạo da và chống viêm

2.1.2 Ô liu

Dầu ô liu bản chất là dầu tinh khiết từ trái ô liu, có màu vàng trong Ở nhiệt độ thường dầu ở trạng thái lỏng Tại điểm đông đặc, dầu tồn tại dưới dạng tinh thể giống sáp, nhưng chất lượng không bị ảnh hưởng Thành phần của dầu ô liu chủ yếu là triacylglycerols (khoảng 99%), thứ hai là các axit béo

tự do: monoacylglycerol, diacylglycerols; các lipids như hydrocarbons, sterols, aliphatic alcohols, tocopherols, sắc tố cùng nhiều dẫn xuất của phenol và các hợp chất dễ bay hơi khác Dầu ô liu được xếp vào chất béo không no đơn bởi chứa nhiều acid oleic (55 – 83%) Ngoài ra trong dầu cũng có một số acid béo bão hòa, vitamin (A, D, E, K ), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Mg, Zn, Cu ) và các chất chống oxy hóa khác (hydroxytyrosol, squalene).[6-8]

Hình 2.2 Dầu ô liu

Do có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và E chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa da, các khoáng chất giúp dưỡng ẩm cân bằng độ pH cho da Hydroxytyrosol kết hợp với vitamin E giúp ngăn ngừa thoái hóa tế bào trong

da, squalene giúp tăng tính đàn hồi của da Vì vậy các nếp nhăn, rạn da sẽ dần

mờ đi và làm giảm sự hình thành nếp nhăn.[7, 8]

Trang 17

2.2 Tổng quan về da

2.2.1 Cấu tạo của da

Da là cơ quan của hệ bài tiết, là lớp mỏng bao quanh toàn bộ cơ thể con người, chiếm 1/6 trọng lượng cơ thể, với tổng diện tích bề mặt khoảng 2 m2

Lớp thượng bì (hay còn gọi là lớp biểu bì): Dày từ 0.07 – 1.8 mm

 Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, với thành phần chính là keratinocyte

 Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn, có tác dụng tổng hợp vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho tia cực tím đi sâu vào da.[9]

Trang 18

Lớp trung bì (hay gọi là lớp bì): Dày từ 0.7 – 7 mm

 Dày hơn lớp biểu bì từ 15 đến 40 lần Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu và thần kinh Tế bào đặc trưng là các nguyên bào sợi, chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.[9-11]

 Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú bì), cơ quan bài tiết

mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, hàng rào sinh học miễn dịch, tạo một số men

và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phản ứng dị ứng.[9-11]

Lớp hạ bì (hay lớp mỡ dưới da): Dày từ 0.25 đến hàng cm

 Là lớp mô liên kết mỡ Các phần phụ của biểu bì như: chân lông, tuyến

mồ hôi, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da xuất phát từ hạ bì Là lớp cuối cùng gắn qua xương, cơ, bắp thịt đến da, chứa tế bào thần kinh và các tế bào thịt [9-11]

 Mô mỡ thực hiện chức năng giảm chấn động và dự trữ năng lượng

2.2.2 Chức năng của da đối với cơ thể

Da đảm bảo nhiều chức năng của cơ thể [12]

 Chức năng bảo vệ: là hàng rào bảo vệ giữa môi trường bên ngoài và cơ

thể: tránh va chạm, tránh những yếu tố gây hại như cơ học, lý học, hóa học, vi trùng có hại

 Chức năng điều hòa nhiệt độ: điều hòa nhiệt độ cơ thể qua hai cơ chế:

tiết mồ hôi và phản ứng vận mạch

 Chức năng bài tiết: bài tiết mồ hôi để điều hòa nhiệt độ, loại bỏ các chất

cặn bã độc hại cho cơ thể và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước

 Chức năng dự trữ chuyển hóa: giữ vai trò quan trọng trong việc giữ cân

bằng nước, các chất muối và các chất điện giải như Ca, K, Mg Da cũng chứa nhiều loại enzyme tham gia chuyển hóa các chất trong cơ thể

 Chức năng cảm giác: nhờ vào những thụ cảm mà da cảm nhận được

nóng, lạnh, đau… Do đó cơ thể có thể tránh được nhiều yếu tố có hại và thích ứng được với môi trường

 Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế

Trang 19

2.3 Các đường dẫn truyền hoạt chất vào da

Nhờ các con đường dẫn truyền mà các hoạt chất có thể đi vào da phát huy tác dụng Hoạt chất tác động vào nhiều vị trí lên da Tuy nhiên, về tổng thể, các dưỡng chất này tác động lên lớp biểu bì (chủ yếu là lớp sừng) và lớp bì.[13]

Lớp sừng thuộc lớp biểu bì, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại, hạn chế sự thoát hơi nước Các tế bào lớp sừng đã bị keratin hóa được gắn kết với nhau bởi các lớp lipid bao bọc xung quanh Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid được biết như các màng hydrolipid giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn hoạt động giống như một hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm Cấu trúc này vừa là con đường dẫn truyền chủ yếu, vừa là rào cản đầu tiên cho quá trình thẩm thấu hoạt chất vào da

Hình 2.4 Cấu trúc của lớp sừng Nguồn: http://www.eucerin.vn/chuyen-sau-ve-da/kien-thuc-da-co-ban/cau-truc-va-chuc-nang-da

Có ba đường dẫn truyền chính cho các phân tử phân cực và không phân cực thẩm thấu qua lớp sừng:

Dẫn truyền qua gian bào: các phân tử thẩm thấu vào da qua khoảng không gian giữa các tế bào sừng và xuyên qua lớp lipid gian bào Do tính chất của lớp lamellar gel nên các hoạt chất ưa dầu có thể đi vào cơ thể bằng con đường này

Dẫn truyền qua tế bào: do keratin cấu tạo nên lớp tế bào sừng đều có dạng hình que hay hình trụ, tạo thành một cấu trúc có trật tự; ngoài ra, cholesterol trong lipid gian bào giúp cho lớp sừng trở nên lưu động, không bị hóa rắn nên các phân tử hoạt chất có thể thẩm thấu qua da theo con đường này

Trang 20

Hình 2.5 Quá trình dẫn truyền qua gian bào và tế bào Dẫn truyền qua tuyến nhờn: sự dẫn truyền thông qua lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, chủ yếu là các phân tử đã được kết hợp với chất hoạt động bề mặt và glycol – những chất làm tăng quá trình thẩm thấu qua da Mặc dù mật

độ khuếch tán bằng con đường này chỉ chiếm 0,1% diện tích bề mặt da, nhưng lại là con đường chính cho các phân tử mang điện và phân cực lớn

Hình 2.6 Dẫn truyền qua tuyến nhờn (1) Dẫn truyền qua lỗ chân lông (2) Dẫn truyền qua tuyến mồ hôi

Trang 21

2.4 Chọn hệ dẫn truyền cho nha đam và ô liu

Hệ thống dẫn truyền đóng vai trò như là giá mang và dẫn truyền các hoạt chất vào da Chính vì thế, việc lựa chọn hệ thống dẫn truyền phù hợp sẽ là yếu

tố quan trọng và quyết định đến việc xây dựng công thức phối chế cho sản phẩm mỹ phẩm.[13]

Hệ thống dẫn truyền “prolipid” thường được sử dụng làm giá mạng đưa hoạt chất vào trong cơ thể, vì hệ này có một số ưu điểm nổi bật như: Prolipid làm ẩm da, tạo thành rào cản vững chắc cho da, không làm biến đổi hoạt tính cấu trúc của sản phẩm dẫn truyền; hơn nữa, prolipid rất dễ hình thành nhũ tương dầu trong nước nên giúp hoạt chất dễ dàng thẩm thấu theo gian bào qua

da Hiện nay, có 3 hệ prolipid được dùng khá phổ biến

Bảng 2.2 Thành phần của một số hệ dẫn truyền prolipid cơ bản.[13, 14]

Glycerin stearate Behenyl alcohol Cetyl alcohol

Behenyl alcohol Stearyl alcohol Stearic acid

Palmitic acid Glycerin stearate Tween 80

Lauryl alcohol Stearic acid

Myristyl alcohol

Cetyl alcohol

Hệ prolipid 1 tương hợp với các chất anionic, nonionic, cationic Hệ này thường được dùng để sản xuất kem dạng nhũ dầu trong nước, làm da khô trở nên mịn màng

Hệ prolipid 2 có một lượng nhỏ chất hoạt động bề mặt cationic, tương

hợp với nonionic, cationic và các chất anionic có khối lượng riêng thấp như

xanthangum Dạng cân bằng của hệ này ở dạng kem có độ nhớt thấp

Hệ prolipid 3 tương hợp với các chất anionic, nonionic, cationic và các

chất làm đặc có khối lượng riêng thấp như xanthangum Hệ này tạo ra sản phẩm kem có chức năng bổ sung lượng lipid đã mất, giúp giữ ẩm cho da

=> Theo điều kiện hóa chất, chúng tôi chọn hệ prolipid 3 làm hệ dẫn

truyền hoạt chất

Trang 22

2.5 Một số mỹ phẫm làm đẹp trên thị trường hiện nay có chứa nha đam và ô liu

Bảng 2.3 Khảo sát một số sản phẩm làm đẹp chứa hoạt chất nha đam và ô liu trên thị trường

da mềm mượt và chất dinh dưỡng tối đa để da săn chắc khoẻ mạnh, chống láo hóa da

Trang 23

- Sửa rửa mặt nha đam Missha - Thành phần chính: Chiết xuất

nha đam, axit hyaluronic

- Công dụng: làm sạch bụi bẩn và tạp chất trên da, trị mụn, dưỡng

ẩm và làm dịu mát da

Nhận xét: Qua việc khảo sát một số sản phẩm làm đẹp có chứa hoạt chất

ô liu và nha đam trên thị trường hiện nay Chúng ta thấy hầu hết các sản phẩm này có công dụng là: dưỡng trắng da, duy trì độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu mát da, cải thiện độ mềm mại, mịn màng, giúp bảo vệ, làm giảm quá trình lão hóa da Điều này phù hợp với định hướng ban đầu về công dụng của sản phẩm phối chế sau này và qua đó cho thấy hoạt tính của ô liu và nha đam trong các sản phẩm được người tiêu dùng công nhận và chọn lựa sử dụng

Trang 24

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

cho từng thông số Từ đó “Xây dựng công thức kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu”

Đánh giá sản phẩm theo quan điểm người nghiên cứu và người tiêu dùng với những chỉ tiêu cụ thể để bước đầu thăm dò khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm

3.2 Phương tiện nghiên cứu

3.2.1 Hoạt chất

3.2.1.1 Nha đam

Đánh giá nguyên liệu: Nha đam ở dạng gel, màu trắng, trong

Nguồn gốc: Công ty hóa chất Nam Hà (số 103, đường Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

3.2.1.2 Dầu ô liu

Đánh giá nguyên liệu: Ô liu ở dạng lỏng, màu vàng, trong

Nguồn gốc: Công ty hóa chất Nam Hà (số 103, đường Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

3.2.2 Hóa chất

Hóa chất do Công ty hóa chất Nam Hà (số 103, đường Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cung cấp:

Trang 25

Glycerin monostearate (GMS) Tween 80

Isopropyl myristate (IPM) Span 80

3.2.3 Thiết bị

a Máy khuấy cơ (Hiệu IKA, model: RW 16 basic, Germany)

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thiết bị phối trộn sử dụng máy khuấy cơ và bể điều nhiệt

b Máy đo độ nhớt SKF c Máy ly tâm hiệu Hettich

Hình 3.2 Máy đo độ nhớt Hình 3.3 Máy ly tâm

Trang 26

d Máy khuấy từ gia nhiệt

Hình 3.4 Máy khuấy từ gia nhiệt

3.3 Các bước thực hiện

Hình 3.5 Sơ đồ các bước thực hiện

Trang 27

3.3.1 Chọn công thức phối chế cơ sở

Qua việc tham khảo một vài công thức cơ sở và tìm hiểu về các thành phần hóa học và tính chất của chúng, chúng tôi đã chọn và hiệu chỉnh để có được công thức đơn phối chế cơ sở như sau:

Bảng 3.1 Công thức đơn phối chế cơ sở

Vaseline Isopropylmyristate Stearic acid

2,00 2,00 1,10 1,90 2,25

0,75 20,0 0,48

Chất trợ nhũ Chống nắng, tạo màu Chất hoạt động bề mặt Chất hoạt động bề mặt Chất nhũ hóa, chất làm mịn

Chất làm mềm, giữ ẩm Giữ ẩm

Giữ ẩm

Tướng B

(tướng nước)

EDTA Sorbitol Xanthangum Nước

0,10 1,00 0,80

Vđ 100

Giữ ion kim loại Giữ ẩm, trợ tạo đặc Tạo đặc

Giá mang

Tướng C

(hoạt chất)

Nha đam Dầu olive Phenochem

0,10 0,10 0,30

Hoạt chất Hoạt chất Bảo quản, kháng khuẩn

Tướng D Chất tạo mùi hương 0,10 Tạo hấp lực

Trang 28

3.3.2 Thiết lập sơ đồ phối chế và quy trình phối chế

3.3.2.1 Thiết lập sơ đồ phối chế

Khuấy

Gia nhiệt

Khuấy Gia nhiệt

Khuấy tạo nhũ

Thêm xanthangum (vẫn khuấy)

Hạ nhiệt độ về 30oC (vẫn khuấy, 30 phút)

Tướng C

Trang 29

3.3.2.2 Quy trình phối chế

Chuẩn bị tướng dầu: cân chính xác khối lượng từng thành phần trong tướng dầu (tướng A) cho vào becher 100 ml, khuấy đều với vận tốc khuấy v= 500 vòng/phút trong thời gian 45 phút để tạo thành dạng hỗn hợp đồng nhất, có gia nhiệt ở 70oC

Chuẩn bị tướng nước: cân chính xác khối lượng từng thành phần trong tướng nước (tướng B – trừ xanthangum do phải ngâm nở trước khi phối chế) cho vào becher 100 ml, khuấy đều với vận tốc khuấy v= 500 vòng/phút trong thời gian 45 phút để tạo thành dạng hỗn hợp đồng nhất, có gia nhiệt ở 70oC Khuấy tạo nhũ : cho từ từ tướng nước (tướng B) vào tướng dầu ( tướng A), tiếp tục khuấy trong thời gian T1 = 60 phút, nhiệt độ t1 = 60oC, vận tốc khuấy v1 = 500 vòng/phút

Ổn định nhũ : Sau thời gian khuấy tạo nhũ 60 phút ta cho xanthangum đã ngâm nở vào hệ, vẫn khuấy Sau đó hạ nhiệt độ từ từ xuống còn 30oC rồi cho phenolchem, ô liu, nha đam và hương vào (vì nhiệt cao hơn 30oC sẽ làm biến tính nha đam), tiếp tục khuấy trong 30 phút để hoạt chất phân bố hoàn toàn vào nhũ

Cuối cùng để ổn định ở nhiệt độ phòng và thu lấy sản phẩm

3.3.3 Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình phối chế

Sử dụng phương pháp luân phiên từng biến để khảo sát lần lượt các thông số ảnh hưởng đến quá trình phối chế

Để xác định giá trị hàm lượng tối ưu nhất của từng thông số, ta sẽ dựa vào độ bền của sản phẩm (tại giá trị tối ưu thì sản phẩm sẽ bền nhất) Độ bền của sản phẩm được đánh giá thông qua sự chênh lệch độ nhớt trước và sau khi đem ly tâm (chênh lệch giữa hai lần đo càng nhỏ thì sản phẩm càng bền)[9-11]

Từ công thức đơn phối chế cơ sở, ta khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình phối chế bao gồm : thông số thành phần và thông số kỹ thuật

Trang 30

Bảng 3.2 Các thông số được chọn để khảo sát

Thông số khảo sát Đơn

vị Chức năng

TT khảo sát

Khoảng khảo sát

Chất trợ nhũ Chất làm đặc

[1,00 - 3,00] [0,60 -1,00]

Thông số kỹ thuật

Thời gian khuấy tạo nhũ T1

Nhiệt độ khuấy tạo nhũ t1

Vận tốc khuấy tạo nhũ v1

Phút

oC Vòng /phút

Phối hợp tạo nhũ

6

7

8

[30 - 70] [40 - 80] [400 - 800]

3.3.4 Kiểm nghiệm sản phẩm

Tiến hành đem mẫu đi phân tích để kiểm tra sản phẩm thu được sau quá trình phối chế có đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hay không Với quy

mô phòng thí nghiệm nên còn hạn chế về thiết bị nên không thể phân tích

mẫu Nên mẫu sản phẩm Kem dưỡng trắng da từ nha đam và ô liu sẽ được

gửi kiểm nghiệm tại:

- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ – CATECH

- Địa chỉ: số 45 đường 3/2, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Trang 31

Một số chỉ tiêu để kiểm nghiệm mẫu sản phẩm kem:

- Hàm lượng Chì (Pb)

- Hàm lượng Asen (As)

- Giới hạn nhiễm khuẩn:

3.3.5 Đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan

3.3.5.1 Đánh giá cảm quan theo quan điểm của người xây dựng công thức

Mục đích: Nhằm xác định xem sản phẩm sau khi phối chế có phù hợp

với yêu cầu của một số tiêu chuẩn (dựa trên quan điểm của người xây dựng công thức) từ đó hiệu chỉnh lại công thức tổng quát để tạo ra sản phẩm phù

hợp nhất

Hình thức đánh giá: Hình thức đánh giá sản phẩm dựa theo theo các chỉ

tiêu quy định và xác định mức độ đạt đối với mỗi chỉ tiêu, thang điểm đánh giá dựa trên thang điểm 5 dưới đây:

Bảng 3.3 Thang điểm đánh giá

Ký hiệu Điểm Quy định

Trang 32

Bảng 3.4 Các tiêu chí và hệ số mi của từng tiêu chí

3.3.5.2 Đánh giá cảm quan theo quan điểm của người tiêu dùng

Mục tiêu: Ghi nhận và đánh giá cảm quan của khách hàng khi sử dụng

sản phẩm được xây dựng từ công thức so với sản phẩm đối chứng tương tự trên thị trường Từ đó xác định thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm nhằm giúp hoàn thiện sản phẩm

Đối tượng đánh giá: Nữ từ 18 tuổi trở lên với số lượng 21 người

Trang 33

Điều kiện đánh giá: Người tình nguyện thử sản phẩm đều ở cùng một

môi trường thử nghiệm Môi trường xung quanh ở nhiệt độ 27-34oC

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm

Các chỉ tiêu cảm quan và thang điểm đánh giá

1 điểm = Da bóng dầu sau khi thoa

0 điểm = Da không bóng dầu sau khi thoa

6 Độ mượt

1 điểm = Cảm thấy mượt sau khi thoa

0 điểm = Không thấy mượt sau khi thoa

7 Độ ẩm

1 điểm = Cảm giác ẩm sau khi thoa

0 điểm = Không thấy ẩm sau khi thoa

8 Độ rít

1 điểm = Không thấy rít sau khi thoa

0 điểm = Cảm thấy rít sau khi thoa

Trang 34

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp luân phiên từng biến

Mục đích: Sử dụng phương pháp này với mục đích khảo sát lần lượt các

thông số ảnh hưởng đến quá trình phối chế (thông số thành phần và thông số

kỹ thuật), để tìm ra giá trị tối ưu của từng thông số mà ở đó sản phẩm là bền nhất

số vừa mới khảo sát, ta sẽ cố định thông số đó rồi tiếp tục khảo sát thông số tiếp theo, lặp lại các bước như trên cho đến khi khảo sát hết các thông số thành phần

2 Khảo sát thông số kỹ thuật, cố định thông số thành phần vừa xác định được

Khi đã xác định được giá trị hàm lượng tối ưu của các thông số thành phần, ta cố định chúng và tiến hành khảo sát các thông số kỹ thuật trong khoảng khảo sát Thực hiện tương tự như khi khảo sát các thông số thành phần

Cuối cùng ta sẽ tìm được giá trị tối ưu của các thông số thành phần và các thông số kỹ thuật

3.4.2 Phương pháp ly tâm nhanh

Để xác định giá trị hàm lượng tối ưu nhất của từng thông số, ta dựa vào

độ bền của sản phẩm Thông qua phương pháp ly tâm nhanh, độ bền của sản phẩm được xác định dựa vào sự sai biệt độ nhớt của sản phẩm trước và sau khi

Trang 35

Sai biệt độ nhớt được tình như sau:

|Δɳ| = ɳ s - ɳ t

Trong đó: Δɳ: sai biệt độ nhớt (dpas)

ɳ s: độ nhớt sau khi ly tâm (dpas)

ɳ t: độ nhớt trước khi ly tâm (dpas)

 Sai biệt độ nhớt càng nhỏ thì sản phẩm càng bền

3.4.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dựa trên cảm quan

- Độ đồng nhất của nền kem

Biểu thị cho sự phân bố đồng đều của các thành phần trong hệ

Quan sát bề mặt sau khi phối chế và sau 48 giờ

Trang 36

Thang đánh giá hương:

Hương Rất khó

chịu

Khó chịu

Không có hương

Dễ chịu Rất dễ

chịu

- Độ thẩm thấu

Biểu thị cho độ tan của sản phẩm trên da

Thoa một lớp kem mỏng lên bề mặt, sau đó dựa vào thời gian kem tan trên da (khoảng 35-45 giây) từ đó xác định độ thẩm thấu của sản phẩm xem như đạt

Thang đánh giá độ thẩm thấu:

Thoa một lớp kem mỏng lên da, sau 1 phút đánh giá độ kích ứng

Thang đánh giá độ kích ứng da:

Tính chất Gây kích ứng Không gây kích ứng

- Cảm giác khi thoa

Cảm giác khi thoa biểu thị việc thoa kem nhẹ tay hay nặng tay

Thoa một lớp kem mỏng và đều lên bề mặt da vùng cổ tay Sau đó đánh giá cảm quan khi thoa kem có dễ thoa hay không

Thang đánh cảm giác khi thoa:

Cảm giác

khi thoa

Rất nặng tay Nặng tay Vừa phải Nhẹ tay

Rất nhẹ tay

Ngày đăng: 31/07/2018, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Olive oil chemical composition [trích dẫn ngày 1 tháng 4 năm 2017] từ website http://www.tuscany-diet.net/2015/03/08/olive-oil-chemical-composition/#Triglycerides of olive oil Link
[16] Titan dioxide tan dầu, http://nguyenlieulammypham.net/san-pham/titan-dioxit-tan-dau/, [truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017] Link
[18] HLB basic, http://www.scientificspectator.com/documents/personal%20c are%20spectator/, [truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017] Link
[1] J. P Brown, 1980. A Review of the Genetic Effects of Naturally Occuring Flavonoids, Anthraquinones and Related Compounds. Elsevier, Vol.75, No. 3, pp. 243-277 Khác
[2] S. M. Hayes, 1999. Lichen Planus: Report of Successful Treatment with Aloe vera, Vol. 47, No. 3, pp. 268-272 Khác
[3] T. Reynolds and A. C. Dweck, 1999. Aloe vera Leaf gel: A Review Update, Vol. 68, No. 1-3, pp. 3-37 Khác
[7] Dimitrios Boskou, Georgios Blekas and Maria Tsimidou, 2006. Olive Oil Composition, In Olive Oil (Second Edition), AOCS Press, 4, pp. 41-72 Khác
[8] Francesco Visioli, Paola Bogani and Claudio Galli, 2006. Healthful Properties of Olive Oil Minor Components, In Olive Oil (Second Edition), edited by Dimitrios Boskou, AOCS Press, 8, pp. 173-190 Khác
[9] Vương Ngọc Chính, 2005. Hương Liệu Mỹ Phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh Khác
[10] H. W. Hibbott, 1963. Hand book of Cosmetic science. New York [11] W. W. Myddleton, 1963. Cosmetic materials. New York Khác
[13] Meyer Rosen, 2005. Delivery system hand book for personal care and cosmetic products: technology, applications and formulations Khác
[14] Tran Thi Nhung, 2010. Set up the formula of skin cream using active from licorice and curcumin extract based on lamella gel as delivery system, faculty of Chemical engineering, University of Technology, Ho Chi Minh city Khác
[15] Mei-Heng Tan, Chris A Commens, Leslie Burnett and Peter J Snitch, 1996. Australasian Journal of Dermatology, 37, pp. 185-187 Khác
[17] F Garcı ́a-Ochoa, V.E Santos, J.A Casas, E Gómez, 2000. Xanthangum: production, recovery, and properties, Biotechnology Advances, Vol. 18, No. 7, pp. 549-579 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w