Luận văn được nghiên cứu dựa trên nguồn chitosan thành phẩm được lấy từ đại học Nha Trang. Đề tài nhằm chế tạo ra được vật liệu có khả năng xử lí môi trường tốt từ chế phẩm sinh học không gây độc hại cho môi trường. Đồng thời ứng dụng xúc tác fenton dị thể giúp tăng hiệu suất xử lí của vật liệu. Lượng bùn được tạo ra có thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên. Vật liệu được tạo ra từ chitosan kết hợp với PEO và sắt (III) nitrate theo tỉ lệ 70: 30: 2.5. Sau đó, vật liệu được đem microwave để biến tính, làm mất gốc nitate có trong vật liệu để tạo ra sắt (III) oxit.Tiến hành khảo sát cấu trúc của vật liệu nhờ một số đặc tính lý hóa của chúng bằng một số phương pháp như nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại FT-IR, phương pháp nhiệt trọng lượng TGA. Bên cạnh đó, vật liệu được đem đi xử lí MO nhằm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lí môi trường của vật liệu bao gồm hàm lượng sắt (III), pH, thời gian, nồng độ MO ban đầu, khối lượng vật liệu xúc tác, nồng độ H2O2.