1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phúc trình thực tập Hóa Thực Phẩm

17 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 393,01 KB

Nội dung

BÀI 1 : XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC, ĐỘ ACID, HÀM LƯỢNG CHẤT TRO TRONG THỰC PHẨM I.. MỤC ĐÍCH Giúp sinh viên biết phương pháp xác định hàm lượng nước, độ acid và hàm lượng chất tro tổng số

Trang 1

BÀI 1 : XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC, ĐỘ ACID, HÀM

LƯỢNG CHẤT TRO TRONG THỰC PHẨM

I MỤC ĐÍCH

Giúp sinh viên biết phương pháp xác định hàm lượng nước, độ acid và hàm lượng chất tro tổng số trong thực phẩm

II NGUYÊN LÝ

2.1 Xác định hàm lượng nước trong thực phẩm

Dùng nhiệt độ cao (550-600oC) nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ Phần còn lại đem cân và tính ra phần trăm tro có trong thực phẩm

2.2 Xác định độ acid của thực phẩm

Dùng một dung dịch kiềm chuẩn để trung hòa hết các acid trong thực phẩm, với phenolphtalein làm chỉ thị màu

III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

3.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng nước trong thực phẩm

- Phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi

- Loại mẫu: gạo

- Hàm lượng nước trong mẫu là: 𝑋 % = X1+ X2

2 =11,435+11,5846

* Áp dụng công thức tính hàm lượng nước trong mẫu:

𝐗 % = 𝐆𝟏 − 𝐆𝟐

*Trong đó

X: Hàm lượng nước trong mẫu

G1: Khối lượng cốc + mẫu ban đầu (gr)

G2: Khối lượng cốc + mẫu sau sấy (gr)

m: Khối lượng mẫu ban đầu (gr)

*Chú ý:

Sai lệch kết quả giữa 2 lần xác định song song không được lớn hơn 0,5%

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của kết quả 2 lần xác định

Trang 2

3.2 Thí nghiệm 2: Xác định hàm lượng tro tổng số trong thực phẩm

- Loại mẫu: Gạo

Khối lượng cốc + mẫu sau nung

22,8788

* Áp dụng công thức:

𝑿 % = 𝐆𝟐 − 𝐆𝟏

*Trong đó

X: Hàm lượng tro toàn phần (%)

G1: Khối lượng cốc ban đầu (gr)

G2: Khối lượng cốc + mẫu sau nung và cân đến khối lượng không đổi(gr) m: Khối lượng mẫu ban đầu (gr)

3.3 Thí nghiệm 3: Xác định độ acid của thực phẩm

- Loại mẫu: mẫu rắn: dưa cải chua

mẫu lỏng: quýt

- Khối lượng/thể tích mẫu ban đầu: mdưa cải chua = 10,1gr

Dưa cải chua Quýt

*Độ acid tính của mẫu rắn (dưa cải chua) theo công thức:

𝐗 % = 𝐊 𝐧.𝟏𝐨𝐨

𝟐𝟎 .

𝟏𝐨𝐨 𝐏

*Trong đó:

100: thể tích dung dịch pha loãng mẫu ban đầu (100ml)

20: Thể tích dung dịch dùng định lượng (ml)

n: số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn độ 25ml dịch thử

P: trọng lượng mẫu phân tích (gr)

K: hệ số ứng với từng loại acid

*Độ acid tính của mẫu lỏng (quýt) theo công thức:

𝐗 % = 𝐊 𝐧.𝟏𝐨𝐨

𝐕

*Trong đó:

n: số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn độ 25ml dịch thử

Trang 3

V: thể tích mẫu thử (ml)

K: hệ số ứng với từng loại acid

*Với Kcải chua=0,09 và Kquýt= 0,0064

=> X%cải chua= 0,646%

X%quýt=0,224

IV TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải thích tại sao khi xác định hàm lượng chât tro cần nung ở 600 0 C ?

=> Vì dùng nhiệt độ cao (550-600oC) mới có thể nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ

Trang 4

BÀI 2: SỰ BIẾN ĐỔI SẮC TỐ MYOGLOBIN VÀ ANTHOCYANIN

I MỤC ĐÍCH

Khảo sát sự biến đổi sắc tố myoglobin và anthocyanin trong nguyên liệu thực phẩm ở các điều kiện xử lý khác nhau

II KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

Thí nghiệm : khảo sát sự biến đổi sắc tố myoglobin

-Loại mẫu : thịt bò

- Sắc tố này thuộc nhóm tan trong nước

- Khi thay đổi nhiệt độ và dung dịch thí nghiệm, dịch trích thịt bò có sự thay đổi màu sắc

Ống Màu sắc Giải thích

*Nhiệt độ phòng (ống 1-6) :

3 Xanh Theo lý thuyết là màu hồng tạo thành do NaNO2 tác dụng với

Myoglobin tạo thành Nitrosomyoglobin Thực tế có màu xanh có thể là do trong thịt bò thí nghiệm đã bị xử lý bằng NaNO2 trước đó nên tạo lượng dư NaNO2

tạo Nitrosamine có màu xanh

6 Hồng Vitamin C tác dụng với lượng dư NaNO2 ngăn cản sự oxy hóa

Myoglobin nên dung dịch vẫn còn màu hồng

*Nhiệt độ 75 o C trong 1 giờ (ống 1’-6’)

1’ Nâu Đó là ống đối chứng, ở nhiệt độ cao, protein bị biến tính và đông tụ

nên có màu nâu 2’ Nâu sáng NaHSO3 cung cấp cho môi trường một lượng acid làm ngăn cản sự

biến tính protein nên mẫu sáng hơn

3’ Hồng Do NaNO2 kết hợp với Myoglobin tạo ra Nitrosomyoglobin làm

cho dung dịch có màu hồng 4’ Hồng hơi

xanh

Nhiều NaNO2 sẽ tạo lượng dư Nitrat làm Myoglobin bị oxy hóa tạo Nitrosamine có màu hơi xanh

5’ Nâu sáng Dung dịch trong suốt có màu nâu, do vitamin C ngăn cản sự đông

tụ protein, ở nhiệt độ cao protein vẫn bị biến tính tạo màu nâu sáng

6’ Hồng Vitamin C tác dụng với lượng dư NaNO2 ngăn cản sự oxy hóa

Myoglobin nên dung dịch vẫn còn màu hồng

III TRẢ LỜI CÂU HỎI

3.1 Giải thích nguyên nhân các biến đổi xảy ra trong từng trường hợp xử lý thịt Cho biết tên sắc tố tạo thành ở mỗi trường hợp Những biến đổi nào là có lợi, những biến đổi nào bất lợi ?

Trang 5

- Giải thích ( Phần II KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH)

- Tên sắc tố tạo thành ở mỗi trường hợp

Ống 1 và 1’: Myoglobin (màu đỏ)

Ống 2 và 2’ : Metmyoglobin (màu nâu)

Ống 3 : Nitrosomyoglobin (màu hồng)

Ống 3’ : Nitrosoferohemochrome (màu hồng)

Ống 4 và 4’: Nitrosamine (màu xanh)

Ống 5 và 5’ : Myoglobin (màu đỏ)

Ống 6 và 6’ : Nitrosomyoglobin (màu hồng)

- Những biến đổi nào có lợi ở ống 2, 2’, 3, 3’, 5, 5’, 6, 6’

Đặc biêt, ở ống 6’ Do Do NaNO2 kết hợp với Myoglobin tạo ra Nitrosomyoglobin làm cho dung dịch có màu hồng Phần NaNO2 dư tác dụng Nitrosomyoglobin nên tạo ra Nitrosamine (gây độc cho thực phẩm) Thêm vitamin C

nó sẽ tác dụng với phần NaNO2 đó  không tạo ra Nitrosamine (giữ được màu hồng của thịt)

- Những biến đổi bất lợi ở ống 4, 4’ Lượng dư NaNO2 sẽ tạo ra Nitrosamine làm thực phẩm chuyển sang màu xanh và gây độc

3.2 Nêu ảnh hưởng của pH đến cấu trúc phân tử anthocyanin và màu sắc của dung dịch ? giải thích nguyên nhân các biến đổi màu sắc xảy ra ở các giá trị

pH khác nhau

- Màu của Anthocyanin bị ảnh hưởng bởi yếu tố : pH và Số lượng nhóm –OH trong phân tử Khi tăng số nhóm –OH vào phân tử sẽ làm cho anthocyanin chuyển từ màu hồng sang màu xanh Ở pH thấp sẽ ngăn cản sự thêm nhóm –OH vào phân tử anthocyanin làm cho nó có màu đỏ Khi tăng pH, nhóm –OH sẽ dễ được gắn vào phân

tử anthocyanin làm cho phân tử có màu xanh

Trang 6

BÀI 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG GLUCID TRONG THỰC PHẨM

I MỤC ĐÍCH

Giúp sinh viên xác định hàm lượng Glucid trong thực phẩm dựa trên cơ sở phản ứng thủy phân với xúc tác acid (đối với oligo- và polysaccharide) Định lượng đường khử tạo thành, từ đó suy ra hàm lượng glucid trong mẫu phân tích

II NGUYÊN TẮC

2.1 Xác định hàm lượng đường khử trong mật ong

Trong môi trường kiềm, các hợp chất monosaccharide tồn tại dạng endiol, dễ dàng khử Cu2+ tạo thành Cu2O Khi cho dung dịch đường tác dụng hết với một lượng biết trước hỗn hợp thuốc thử Fehling, có thể suy ra hàm lượng đường trong mẫu phân tích

2.2 Xác định hàm lượng tinh bột

Dưới tác dụng của acid, tinh bột bị thủy phân thành glucose Xác định lượng glucose tạp thành rồi nhân với hệ số F=0,9 ta xác định được hàm lượng tinh bột

III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

3.1 Thí nghiệm 1 : Xác định hàm lượng đường khử trong mật ong

- Loại mẫu thí nghiệm: mật ong

- Khối lượng mẫu thí nghiệm: 0,29g

- Hệ số pha loãng: 1

- Tổng thể tích dung dịch đường dùng để chuẩn độ: 27ml

- Khối lượng đường nghịch chuyển tra bảng: 190,4 mg

- Hàm lượng đường khử (%): 190,4 × 1 ×100

0,29 ×1000 = 65,635%

*Áp dụng công tính hàm lượng đường khử :

𝐦 ∗ 𝟏𝟎𝟎𝟎

* Trong đó:

m: khối lương mẫu (gr)

HSPL: hệ số pha loãng mẫu

3.2 Thí nghiệm 2 : Xác định hàm lượng tinh bột

- Loại mẫu thí nghiệm: gạo

- Khối lượng mẫu thí nghiệm: 1,00g

- Hệ số pha loãng: 3

- Tổng thể tích dung dịch đường dùng để chuẩn độ: 19ml

- Khối lượng đường nghịch chuyển tra bảng: 267mg

Trang 7

- Hàm lượng tinh bột (%): 267 ×3 ×100 ×0,9

1 ×1000 = 𝟕𝟐, 𝟎𝟗%

*Áp dụng công tính hàm lượng đường khử :

Hàm lượng tinh bột (%) = 𝐬ố 𝐭𝐫𝐚 𝐛ả𝐧𝐠 ∗ 𝐇𝐒𝐏𝐋 ∗ 𝟏𝟎𝟎 ∗ 𝟎, 𝟗

𝐦 ∗ 𝟏𝟎𝟎𝟎

* Trong đó:

m: khối lương mẫu (gr)

HSPL: hệ số pha loãng mẫu

4 TRẢ LỜI CÂU HỎI

4.1 Xác định hàm lượng đường khử có trong mật ong Tại sao phải tiến hành trung hòa mẫu trước khi đun cách thủy ?

- Xác định hàm lượng đường khử có trong mật ong (III KẾT QUÀ VÀ GIẢI

THÍCH)

- Phải tiến hành trung hòa mẫu trước khi đun cách thủy vì : trước khi đun cách thủy thì phải thủy phân các phân tử đường đa có trong mật ong thành các đường khử (glucose và fructose) trong môi trường acid Sau quá trình thủy phân này, có thể vẫn còn acid dư, nên phải tiến hành trung hòa mẫu trước khi đun cách thủy để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm

4.2 Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa đường khử và hỗn hợp thuốc thử Fehling ?

4.3 Xác định hàm lượng tinh bột có trong mẫu phân tích Phương pháp trên

có thể sử dụng để định lượng cellulose không ? Tại sao ?

- Xác định hàm lượng tinh bột có trong mẫu phân tích (III KẾT QUÀ VÀ GIẢI

THÍCH)

- Phương pháp trên không thể sử dụng để định lượng cellulose vì : Cellulose chỉ

bị thủy phân bởi H2SO4 đậm đặc

Trang 8

BÀI 4: KHẢO SÁT LIPID TRONG THỰC PHẨM

I MỤC ĐÍCH

Xác định hàm lượng lipid và chỉ số peroxide của nguyên liệu thực phẩm chứa chất béo

II NGUYÊN TẮC

2.1 Xác định hàm lượng chất béo trong thực phẩm

Dựa trên khả năng hòa tan của lipid trong dung môi hữu cơ không phân cực, dùng dung môi hữu cơ để trích lipid ra khỏi nguyên liệu đã được nghiền nhỏ bằng

phương pháp : xác định chênh lệch khối lượng của bình cầu khô trước và sau khi chiết xuất lipid ra khỏi nguyên liệu, từ đó suy ra hàm lượng lipid trong mẫu phân tích

2.2 Phân tích béo trong thực phẩm lỏng bằng phương pháp Adam- Rose- Gottlieb

Trong môi trường amoniac và cồn, chiết xuất lipid bằng ether ethylic và ether dầu hỏa Để bay hơi hết ether và ether dầu hỏa, cân lipid và từ đó xác định hàm lượng

lipid trong 100gr thực phẩm

Amoniac có nhiệm vụ hòa tan protein, làm thay đổi sức căng bề mặt của các chất béo, cắt đứt liên kết giữa protein và lipid để lipid dễ hòa tan

2.3 Xác định chỉ số peroxide

Trong không khí, các acid béo có trong chất béo, đặc biệt là các acid béo không

no dễ dàng bị oxy hóa một phần tạo thành peroxide, gây ra hiện tượng ôi hóa chất béo

Xác định chỉ số peroxide dựa trên phản ứng sau :

Lượng iod giải phóng ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 với tinh bột làm chỉ thị màu :

III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

3.1 Thí nghiệm 1 : Xác định hàm lượng chất béo trong thực phẩm

a Xác định hàm lượng chất béo trong thực phẩm dạng rắn theo phương pháp Soxhlet

- Loại mẫu thí nghiệm: gạo

- Khối lượng giấy lọc ban đầu: 0,7686gr

- Khối lượng mẫu ban đầu: 2,0174gr

- Khối lượng giấy lọc và mẫu sau khi trích béo, sấy đến khối lượng không đổi:

2,5752gr

- Hàm lượng chất béo trong 100g mẫu:

Trang 9

𝑋 = 2,0174 + 0,7686 − 2,5752

*Hàm lượng lipid có trong 100g nguyên liệu tính theo công thức :

𝐗 = 𝐚 − 𝐛

*Trong đó:

X: Hàm lượng lipid (%)

a: khối lượng bình cầu chứa chất béo sau khi sấy đến khối lượng không đổi (gr) b: khối lượng bình cầu ban đầu (gr)

m: khối lượng mẫu khan nước ban đầu (gr)

b Phân tích béo trong thực phẩm lỏng bằng phương pháp Adam- Rose- Gottlieb

- Loại mẫu thí nghiệm: sữa

- Khối lượng bình ban đầu: 75,5507gr

- Thể tích mẫu ban đầu: 10ml

- Khối lượng bình và mẫu sau khi trích béo, sấy đến khối lượng không đổi:

78,9432 gr

=> Hàm lượng chất béo trong 100gr mẫu:

*Hàm lượng chất béo có trong 100gr thực phẩm tính theo công thức :

𝐗 = (𝐏 − 𝐏

′)

*Trong đó:

X: Hàm lượng chất béo trong thực phẩm (%)

P: khối lượng cốc thủy tinh chứa chất béo sau khi sấy đến khối lượng không đổi (gr)

P’: khối lượng bình cầu ban đầu (gr)

3.2 Thí nghiệm 2: Xác định chỉ số peroxide

- Loại mẫu thí nghiệm: 3 loại dầu I, II, III

- Khối lượng mẫu dùng thí nghiệm (g):

Dầu 1 =5,00gr;

Dầu 2 =5,02gr ; Dầu 3 = 5,03gr

Trang 10

- Thể tích (ml) Na2S2O3 0,01N dùng chuẩn độ bình thí nghiệm:

Dầu 1 =1,8ml Dầu 2 =2,8ml Dầu 3 =3,4ml

- Thể tích (ml) Na2S2O3 0,01N dùng chuẩn độ bình thử không: 0 ml

- Chỉ số peroxide:

Cp 1 = 0,45684 gr I 2 /100g chất béo ;

Cp 2 = 0.70078 gr I 2 /100g chất béo

Cp 3 = 0,8578 gr I 2 /100g chất béo

*Chỉ số peroxide tính theo công thức:

𝐂𝐩 = 𝟎, 𝟎𝟏𝟐𝟔𝟗 (𝐚 − 𝐛)

*Trong đó:

Cp: chỉ số peroxide

a: số ml Na2S2O3 0,01N dùng chuẩn độ bình thí nghiệm (ml)

b: số ml Na2S2O3 0,01N dùng chuẩn độ bình thử không (ml)

m: lượng mẫu dùng thí nghiệm (gr)

IV TRẢ LỜI CÂU HỎI

4.1 Hàm lượng chất béo trong mẫu phân tích, nhận xét ?

- (Xem III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH : Thí nghiệm 1)

- Nhận xét :

+ Hàm lượng acid béo trong mẫu lỏng (sữa) lớn hơn mẫu rắn (gạo) ( Xlỏng = 33,925% và Xrắn= 10,449%)

+ Trong thành phần của sữa có hàm lượng lipid cao hơn gạo (gạo chứa nhiều carbohydrat)

4.2 Chỉ số peroxide trong mẫu phân tích ? Ý nghĩa của việc xác định chỉ số peroxide ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số này ?

- Chỉ số peroxide trong mẫu phân tích (Xem III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH : Thí nghiệm 2)

- Ý nghĩa: Chỉ số peroxide là số gram iod giải phóng ra bởi peroxide trong 100 gram chất béo, nó giúp đánh giá sự ôi hóa của chất béo Chỉ số này càng cao thì độ tươi của chất béo càng thấp

- Các yếu tố ảnh hưởng:

+Oxy, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

+ Đậy nắp bình và để trong bóng tối tránh được sự oxi hóa chất béo dưới tác

Trang 11

dụng của Oxi và ánh sáng Đồng thời, đây cũng là biện pháp để bảo vệ KI và I2 do hai chất này cũng nhạy cảm với ánh sáng

+ Do chuẩn độ sai, thao tác không dứt khoát, đọc thể tích chuẩn độ sai, + Phải lắc kỹ bình sau khi cho acid acetic- cloroform (7 :3) và dung dịch KI vào bình chứa mẫu để tạo sự tiếp xúc giữa các hóa chất và mẫu

Trang 12

BÀI 5: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PROTEIN TỔNG SỐ TRONG

THỰC PHẨM

I MỤC ĐÍCH

Giúp sinh viên xác định hàm lượng protein tổng số trong thực phẩm hay nguyên liệu chế biến thực phẩm bằng phương pháp Kjeldahl

II NGUYÊN TẮC

Khi đun nóng mẫu vật có chứa nito trong H2SO4 đậm đặc với sự hiện diện của chất xúc tác thích hợp thì tất cả các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa, còn NH3 được giải phóng ra liên kết với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4

Dùng kiềm mạnh (NaOH) trong điều kiện đun nóng đẩy NH3 từ muối (NH4)2SO4

hình thành ra thể tự do NH3 tạo thành được lôi cuốn bằng hơi nước và được cất qua bình hứng có chứa dung dịch acid boric và hỗn hợp thuốc thử

III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

- Loại mẫu: gạo

- Khối lượng mẫu ban đầu: 5gr

- Hóa chất sử dụng : H2SO4 đậm đặc, [K2SO4 :CuSO4 : Se] (100:10:1), acid boric,…

- Tiến trình:

Mẫu  vô cơ hóa lôi cuốn đạm chuẩn độ với H2SO4 0,1N

-Kết quả chuẩn độ với H2SO4 0,1N :

VH2SO4(1)= 2,5ml

VH2SO4(2)= 2,4ml

=> VH2SO4( trung bình)= 2,45ml

- Tính toán kết quả:

Hàm lượng nito tổng số= (0,0014* 2,45*100)/5 = 0,0686 (%)

*Áp dụng công thức:

Hàm lượng nito tổng số= (0,0014* V H2SO4 *100)/m (%)

*Trong đó:

m: khối lượng nguyên liệu đem phân tích (gr)

0,0014: số gram nito tương đương với 1ml H2SO4 0,1N

IV TRẢ LỜI CÂU HỎI

4.1 Xác định hàm lượng protein tổng số trong mẫu phân tích

- (Xem III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH )

Trang 13

4.2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp trên ?

- Nồng độ chất chuẩn độ không đảm bảo chính xác

- Cân và lấy mẫu không chính xác

- Nước bị ô nhiễm các ion

- Thiết bị dùng để chuẩn độ không sạch và không thật khô

Trang 14

BÀI 6: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ PHI PROTEIN TRONG

THỰC PHẨM

I MỤC ĐÍCH

Giúp sinh viến đánh giá hàm lượng nito amoniac, nito formol trong thực phẩm

II NGUYÊN TẮC

2.1 Xác định hàm lượng nitơ amoniac trong nước mắm

Trong nguyên liệu chứa nito thường có nito vô cơ ở dạng muối amoniun hay các hợp chất amin dễ bay hơi Các hợp chất này có thể được tạo thành do sự phân hủy protein Vì thế sự hiện diện của các hợp chất này dùng để đánh giá chất lượng thực phẩm

Các hợp chất vô cơ thường có tính kiềm yếu, do đó có thể dùng dung dịch kiềm mạnh để đuổi chúng ra khỏi dung dịch ở nhiệt độ cao :

NH4+ + OH-  NH4OH  NH3 + H2O

NH3 tạo thành được thu ở bình hứng có chứa acid boric tạo thành muối amoni tetraborat :

2NH3 + 4 H3BO3  (NH4)2B4O7 +5H2O

Sau đó định lượng dung dịch amoni tetraborat tạo thành bằng dung dịch H2SO4

0,1N :

(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O  (NH4)2SO4 +4 H3BO3

2.2 Xác định hàm lượng nitơ formol bằng phương pháp Sorensen

Các acid amin hòa tan trong nước có tính chất muối nội phân tử do nhóm amino

và nhóm carboxyl trung hòa lẫn nhau Để xác định hàm lượng nito amin trong mẫu, người ta tiến hành “khóa” nhóm amin bằng cách cho tác dụng với aldehyde formic, khi đó nhóm carboxyl trở nên tự do, có thể được chuẩn độ bằng dung dịch NaOH chuẩn với phenolphtalein làm chỉ thị màu

III KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

3.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng nitơ amoniac trong nước mắm

- Loại mẫu: nước mắm, nước tương

- Thể tích mẫu ban đầu: 2ml nước mắm, 2ml nước tương

- Kết quả chuẩn độ với H2SO4 0,1N : V nước mắm= 5,5ml

V nước tương= 2,9 ml

- Kết quả tính toán:

Nước mắm 𝑵𝟏 = 𝟎,𝟎𝟎𝟏𝟒∗𝟓,𝟓∗𝟏𝟎𝟎𝟎

𝒍)

Nước tương 𝑵𝟐 = 𝟎,𝟎𝟎𝟏𝟒∗𝟐,𝟗∗𝟏𝟎𝟎𝟎

𝒍)

* Tính hàm lượng nito amoniac trong 1 lít mẫu được tính theo công thức:

𝐍 = 𝟎, 𝟎𝟎𝟏𝟒 ∗ 𝐚 ∗ 𝟏𝟎𝟎𝟎

𝐕

*Trong đó:

Ngày đăng: 04/08/2018, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w