1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đồ án nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy

105 459 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 10,28 MB

Nội dung

Đồ án nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy Đồ án tốt nghiệp công nghệ may thời trang Đồ án nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy Đồ án tốt nghiệp công nghệ may thời trang Đồ án nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy Đồ án tốt nghiệp công nghệ may thời trang

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 1:VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU MAY ANH VŨ 7

I Giới thiệu về công ty: 7

1 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành: 8

2 Chức năng và nhiệm vụ: 9

3 Điều hành sản xuất: 10

II Tìm hiểu về mô hình sản xuất của xí nghiệp may: 10

III Quy trình sản xuất của đơn hàng: 11

1 Kế hoạch sản xuất đơn hàng: 11

2 Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu: 12

3 Chuẩn bị về thiết kế: 12

4 Công đoạn cắt: 13

5 Chuẩn bị về công nghệ ( xây dựng tài liệu kỹ thuật): 15

6 Công đoạn hoàn thiện sản phẩm: 15

PHẦN 2: NỘI DUNG 17

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 17

2.1 Phác thảo mẫu và chọn mẫu 20

2.1.1 Phác thảo mẫu 20

2.1.2 Đề xuất và chọn mẫu 20

2.2 Lập bảng hệ thống cỡ số 23

2.3 Thiết kế mẫu 24

2.3.1 Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ L 25

2.3.2 Thiết kế cỡ L 25

2.3.2.1 Thiết kế thân sau 25

2.3.2.2 Thiết kế thân trước 27

2.3.3 Bảng thống kê chi tiết sản phẩm 31

2.3.4 Thiết kế mẫu mỏng 31

2.3.6 Mẫu phụ trợ 38

2.4 Chế thử mẫu 42

2.5 Nhảy mẫu 42

2.5.1 Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu 42

2.5.2 Bảng chênh lệch giữa các cỡ 43

2.5.3 Bảng hệ thống cỡ số nhảy mẫu 44

2-6 Giác sơ đồ 53

2.6.1 Các sơ đồ giác vải chính 53

2.6.3 Nguyên tắc giác sơ đồ 56

CHƯƠNG III: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU 57

3.1 Nơi mua nguyên phụ liệu ( NPL ) 57

3.2 Cách kiểm tra đo đếm NPL 59

1

Trang 2

3.2.1 Nguyên tắc kiểm tra đo đếm NPL 60

3.2.2 Phương pháp kiểm tra 61

3.2.2.1 Chuẩn bị 61

3.2.2.2 Kiểm tra số lượng nguyên liệu 61

3.3 Kiểm tra khổ vải 61

3.3.1 Kiểm tra chất lượng vải 62

CHƯƠNG IV: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT CÔNG NGHỆ 64

4.1 Nghiên cứu, phân tích sản phẩm 64

4.1.1 Bảng thông số kích thước thành phẩm 65

4.1.2 Bản vẽ mô tả vị trí đo của sản phẩm 65

4.1.3 Bản vẽ hình cắt – mặt cắt 66

4.1.4 Tiêu chuẩn may 68

4.2 Tính định mức NPL 68

4.2.1 Tính định mức tiêu hao chỉ 68

4.2.3 Định mức tiêu hao mác 71

4.2.4 Định mức tiêu hao vải 71

4.2.5 Định mức mex 73

4.3 Quy trình phân xưởng cắt 77

4.3.1 Kỹ thuật trải vải 78

4.3.2 Cắt bán thành phẩm 79

4.3.3 Đánh số - Bóc tập – Phối kiện 79

4.4 Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ 81

4.5 Sơ đồ khối gia công sản phẩm 82

4.6 Sơ đồ lắp ráp sản phẩm đầm nữ 83

4.7 Quy trình công nghệ trước đồng bộ 86

4.8 Thiết kế dây chuyền công nghệ 90

4.8.2 Thiết kế dây chuyền công nghệ 90

4.8.3 Thiết kế dây chuyền sản xuất 91

4.8.4 Quy trình công nghệ sau đồng bộ 93

4.8.5 Đề xuất, kiến nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 3

Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội để các doanh nghiệp may phát triểnmạnh mẽ và khẳng định vị thế của mình với các doanh nghiệp quốc tế Tuy nhiên, đâycũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự ra đời củacác doanh nghiệp cạnh tranh Vì vậy để tạo điều kiện cho những hướng đi thành công,các doanh nghiệp may phải không ngừng mở rộng mặt hàng chiếm lĩnh thị trường.Xong, để làm được điều đó, việc đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng trang thiết bịcũng như trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên là điều quan trọng.

Nếu như trước kia, các doanh nghiệp dệt may nước ta chủ yếu sản xuất theophương thức CMT, thì ngày nay để bắt kịp với sự phát triển của ngành công nghiệp dệtmay thế giới và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường người tiêu dùng thì các doanhnghiệp dệt may nước ta đang dần chuyển sang phương thức FOB Đây là phương thứcsản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứuthị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng

Trong dịp này em được nhận đồ án tốt nghiệp với nội dung: “Nghiên cứu xâydựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy tại Công ty may AnhVũ” Đây là một đề tài thể hiện cả quá trình sản xuất đơn hàng theo hướng sản xuấthàng FOB bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng

Em hi vọng thông qua đề tài này em sẽ có thêm kiến thức về sản xuất cũng nhưđưa ra được kế hoạch sản xuất, từ đó làm cho em sẽ ít bỡ ngỡ hơn khi ra trường và làmtại các doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện em đã cố gắng hết sức mình, cùng với sự hướng dẫnnhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là cô -để em hoàn thành đề tài

3

Trang 4

này Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những saisót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án của em được hoànthiện hơn và tạo điều kiện cho em có thêm những hiểu biết về kiến thức chuyên môn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện :

Trang 5

-PHẦN 1:VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU MAY ANH VŨ

I Giới thiệu về công ty:

- Tên công ty: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu May Anh Vũ

- Tên viết tắt: ANHGARCO

- Trụ sở giao dịch: Tổ 7- Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

+ Xuất khẩu trực tiếp tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư,máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ may mặc, hàng may mặc)

+ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa

+Sản xuất gia công hàng may mặc

Khi mới thành lập, trụ sở chính của công ty được đặt tại Xóm 1- Giáp Nhị- ThịnhLiệt- Thanh Trì- Hà Nội Trong đó, tổng số cán bộ công nhân viên (bao gồm cả laođộng trực tiếp và lao động gián tiếp) chỉ có trên 22 người Sau 1 năm hoạt động, con

số này đã tăng lên thành 200 người và cùng với đó là toàn bộ trụ sở và nhà xưởng đãđược chuyển về Láng Hạ Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã tuyểndụng thêm công nhân và cán bộ quản lý đưa tổng số lao động của công ty lên gần 900người Trước đà phát triển đó, từ quý II năm 2001, công ty đã chuyển bộ trụ sở giaodịch cũng như nhà xưởng về thị trấn Bần- Yên Nhân- Mỹ Hào- Hưng Yên Đến thờiđiểm hiện nay công ty có 3 xưởng sản xuất chính đó là: phân xưởng I, phân xưởng II,phân xưởng Đan Mạch và có 520 công nhân

5

Trang 6

1 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành:

- Giám đốc công ty:

Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả sản xuất kinh doanh, và đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên trong việc sở hữu vốn tự có của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Duyệt các chứng từ thanh toán, ký các quyết định, công văn và chịu trách nhiệm về các quyết định của chính mình

Trang 7

- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu:

Tham mưu cho giám đốc trong việc giao dịch và dự thảo các hợp đồng kinh tế trong

và ngoài nước, lập kế hoạch sản xuất và thực hiên các kế hoạch đó, kế hoạch giá thànhsản phẩm

Tham mưu cho giám đốc trong công tác giao dịch dối ngoại, tìm nguồn hàng và thịtrường kinh doanh, dự thảo các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, các hợp đồng kinh tếthuộc chức năng của phòng Giúp giám đốc và chịu mọi trách nhiệm pháp lý trong hợpđồng của công tác kinh doanh đối ngoại

- Phòng tài chính kế toán:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giam đốc Tham mưu tài chính, các chính sách tài chính

kế toán cho giám đốc, thực hiện các chức năng luân chuyển chứng từ Quan hệ chứcnăng với các phòng ban trong công ty về lĩnh vực kế toán, thống kê, tiền lương

Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều có mối quan hệ mậtthiết với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một guồng máytrong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2 Chức năng và nhiệm vụ:

- Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật Doanh nghiệp, trên cơ

sở chức năng và nhiệm vụ quy định trong giấy phép kinh doanh và quyết định thànhlập công ty

- Được vay vốn của các tổ chức tín dụng ( kể cả các kiều bào nước ngoài ) nhằmphục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và tự chịu trách nhiệm trangtrải công nợ theo chế độ hiện hành

- Được ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức và thành phần kinh tế khác nhautrong và ngoài nước và tiêu thụ mặt hàng công ty kinh doanh

3 Điều hành sản xuất:

Tham gia trực tiếp vào điều hành sản xuất tại công ty là ban giám đốc, các quảnđốc, tổ trưởng, tổ phó:

7

Trang 8

- Ban giám đốc: điều hành sản xuất, kinh doanh ở tầm vĩ mô, giao nhiệm vụ và nhậncác báo từ cán bộ quản lý cấp dưới Thanh tra, giám sát các hoạt động sản xuất củatoàn công ty.

- Quản đốc: quản lý chung mọi vấn đề trong phân xưởng của mình Vai trò của họ cũngtương tự như các tổ trưởng nhưng ở mức độ cao hơn

- Các tổ trưởng, tổ phó:

 Quản lý công nhân trong tổ mình, sắp xếp công việc cho công nhân…Họ cũngchính là những nhân viên may mẫu trên chuyền, khi một sản phẩm mới vàochuyền họ tìm hiểu phương pháp may và hướng dẫn cho công nhân may

 Chịu trách nhiệm về năng suất trên chuyền may, chất lượng của sản phẩm maykhi ra chuyền

 Phân công lao động trực tiếp trên chuyền may theo bảng phân chuyền

 Bảo vệ quyền lợi cho công nhân của mình cũng như là cầu nối giữa công nhânvới bộ máy quản lý cấp trên

II Tìm hiểu về mô hình sản xuất của xí nghiệp may:

Anh Vũ là công ty sản xuất hàng CMT Công ty đã hợp tác với rất nhiều các hãngthời trang khác nhau Thời điểm hiện tại, Orange Fashion đang là một bạn hàng lớn vàhứa hẹn một sự hợp tác lâu dài Công ty gia công cho hãng và nhận phí gia công, tứcchỉ chịu trách nhiệm về công đoạn may Chính vì vậy có thể hiểu mô hình sản xuất củacông ty như sau:

Trang 9

III Quy trình sản xuất của đơn hàng:

1 Kế hoạch sản xuất đơn hàng:

Dựa vào năng suất, khả năng thực hiện đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau củatừng phân xưởng, từng tổ sản xuất, Phòng kế hoạch chuẩn bị dự kiến kế hoạch sản xuấtcho từng tháng đối với toàn bộ công ty Bên cạnh đó để có được một bản kế hoạch khảthi thì phòng này còn phải căn cứ vào: Kết quả khảo sát thực tế các đơn hàng, các dữliệu của đơn hàng trước sẽ là cơ sở để dự trù kế hoạch cho những đơn hàng sau Và cầnchú ý đến các yếu tố: kiểu dáng sản phẩm, thời gian hoàn tất, tính chất và việc sử dụngnguyên phụ liệu,…

Kế hoạch dự trù này không phải là một văn bản bất di bất dịch mà có thể sẽ thayđổi trong một thời gian ngắn (khi có biến động), chứ không phải mỗi tháng chỉ soạnmột tờ dự trù Vì thế mỗi khi có sự thay đổi, cần sao văn bản thành nhiều tờ và gửi chocác bộ phận liên quan để các bộ phận này kịp thời sửa chữa hoặc hủy bỏ kế hoạch cũ.Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhân viên được phân công theo dõi đơn hàngcần phải tham gia vào quá trình kiểm tra, theo dõi việc thực hiện tiến độ, đề ra các giảipháp cần thiết bằng tình cảm hay bằng pháp lệnh để kích thích các bộ phận sản xuấtđảm bảo tiến độ của mình

9

Trang 10

Trong mọi trường hợp, cố gắng để những trục trặc xảy ra hoặc thay đổi nếu cóphải là ít nhất.

2 Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu:

Hiện nay, Công ty chủ yếu gia công cho Hãng Orange Fashion của Mỹ (có trụ sởchính trong Bình Dương) Và công ty được hãng cung cấp luôn cho nguyên phụ liệu(NPL), chính vì vậy công tác chuẩn bị sản xuất về NPL được giảm tải đi rất nhiều.NPL khi mang đến công ty phải được kiểm tra đo đếm, lập các chứng từ cần thiếtgiúp cho quá trình quản lý và cấp phát ở kho NPL được tiến hành trôi chảy Hàng saukhi được nhận thì được tiến hành phân khổ vải (đo khổ vải thực tế), đồng thời cán bộkho báo với thống kê cắt và phòng kỹ thuật để cùng với khách hàng thỏa thuận địnhmức giác sơ đồ

Sau đó nhân viên phòng kế hoạch yêu cầu cán bộ phòng kỹ thuật hoặc chính nhânviên phòng kế hoạch sẽ lập bảng hướng dẫn sử dụng và bảng định mức NPL Đây là 2văn bản bắt buộc để kho cấp phát NPL

Sau đó, nhân viên phòng kế hoạch tiến hành kiểm tra thực tế một lần nữa các NPLhiện có trong kho Từ đây, tiến hành kiểm tra và thông qua bảng cân đối NPL - mộttrong những cơ sở cho phép ban hành lệnh sản xuất Bảng này do bên thuê gia cônglàm Nếu thấy không đồng bộ thì phải thông báo ngay cho khách hàng bằng văn bản

3 Chuẩn bị về thiết kế:

- Nghiên cứu mẫu ( sản phẩm chế thử):

Sản phẩm mẫu được khách hàng làm và gửi sang kèm theo các giấy tờ của mãhàng Nó cùng bảng thông số kích thước BTP, TP là cơ sở để kiểm tra, so sánh cho cáccông đoạn về sau Ta tiến hành nghiên cứu các thông số của sản phẩm cũng như vềnguyên phụ liệu cho đơn hàng

- Kiểm tra bộ mẫu của khách hàng:

Khách hàng gửi kèm theo sản phẩm mẫu là bộ mẫu size trung bình của mã hàng.Cán bộ phòng kỹ thuật sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ mẫu này xem có phù hợp với

Trang 11

bảng thông số hay không Nếu không có thể tiến hành điều chỉnh lại sao cho phù hợpnhất với sản phẩm mẫu cũng như bảng thông số đã cho Giác thử để gửi bảng định mứcnguyên phụ liệu cho khách hàng.

- May sản phẩm mẫu:

Nhân viên may mẫu của phòng kỹ thuật tiến hành may sản phẩm mẫu Sảnphẩm này vừa để kiểm tra lại bộ mẫu mà cán bộ phòng kỹ thuật vừa điều chỉnh, đồngthời làm sản phẩm mẫu cho các chuyền sản xuất Nếu không có gì sai sót thì bộ mẫumới được đem đi nhảy mẫu, giác chuẩn bị cho công đoạn cắt mẫu cứng

- Ra bộ mẫu:

Công ty đã sử dụng sự giúp đỡ của hệ thống Gerber Mẫu do khách hàng đưa sangcho công ty sản xuất đều được thiết kế bằng phần mềm Gerber Sau đó nhân viênphòng kỹ thuật của công ty dựa vào bảng thông số của mã hàng để chỉnh sửa mẫu chophù hợp để đem chế thử Sau đó, một nhóm cán bộ phòng kỹ thuật tiến hành so sánh

bộ mẫu này với sản phẩm mẫu, cắt và sang dấu lại các chi tiết theo đúng sản phẩmmẫu Sau đó các nhân viên phòng kỹ thuật tiến hành nhảy mẫu, giác sơ đồ để tính địnhmức vải cho mã hàng Tiếp đến qua phần mềm Gerber cho ra bộ mẫu mỏng của mãhàng và bộ phận ra mẫu cứng của phòng kỹ thuật cho ra tất cả mẫu cứng của tất cả cáccỡ Bộ mẫu này sẽ được sao chép để phân cho các phòng ban liên quan như: phòngcắt, bộ phận sang dấu của chuyền sản xuất và lưu lại phòng kỹ thuật

4 Công đoạn cắt:

Ở phân xưởng cắt không có nhân viên phòng kế hoạch theo dõi riêng Nhưng họ có thểtiến hành kiểm tra thông qua một bảng biểu theo dõi hoạt động và tiến trình làm việc

11

Trang 12

của phân xưởng cắt Bảng này do nhân viên của phòng kỹ thuật theo dõi chung của đơnhàng lập.

Để có thể sang kho nhận NPL về, phân xưởng cắt cần mang đầy đủ các giấy tờliên quan đến mã hàng như:

- Phiếu tác nghiệp bàn cắt: ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lượngchi tiết, khổ sơ đồ,…

- Bảng màu: giúp nhân viên xưởng cắt có cơ sở để nhận NPL phù hợp, đúngchủng loại, đúng quy cách

- Lệnh sản xuất: chỉ khi có lệnh sản xuất thì nhân viên coi kho mới cấp phát vật tưcho phân xưởng cắt Lệnh này phải được ký trước khi sản xuất 2 đến 3 ngày

- Phiếu xuất kho

Sau khi nhận NPL về, phân xưởng cắt sẽ tuân thủ phiếu tác nghiệp bàn cắt để tiếnhành trải vải và cắt Tuy nhiên trước khi tiến hành công việc này thì cũng cần kiểm tra

sơ bộ NPL đã nhập về và sổ NPL (nếu có yêu cầu) Ở phân xưởng cắt thì công đoạntrải và cắt NPL là 2 công đoạn chính mà nhân viên phòng cắt làm Các công đoạn cònlại (đánh số, bóc tập, phối kiện, ép mex) khi cần có thể huy động công nhân ở các bộphận khác làm giúp Đặc biệt là ở công ty này việc dán keo do công nhân là trênchuyền may đảm nhận

Nhân viên hạch toán của phân xưởng cắt cần lập các báo biểu thực cắt trong ngày

đó xem cắt được số lượng là bao nhiêu

Phòng cắt luôn luôn phải đảm bảo việc cắt số lượng BTP cho các xưởng maytrước ít nhất là nửa ngày

Nếu trong quá trình nhận, trải, cắt NPL, phân xưởng cắt nhận thấy số NPL nhận

về không phù hợp với phiếu hạch toán bàn cắt hay số ghi trên đầu cây vải thì cần lậpmột văn bản gọi là biên bản thừa thiếu thực tế

Phòng kế hoạch sẽ dùng biên bản này để làm việc với khách hàng Sau khi trảixong bàn vải, tất cả những số liệu liên quan đến bàn vải đã trải cần được ghi ngay vào

Trang 13

Bên cạnh đó những đầu tấm phát sinh cũng cần được ghi ngay vào bảng thống kê

và phân loại đầy đủ nhằm thuận lợi cho lưu trữ, quản lý, cấp phát sau này

Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở phânxưởng cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về NPL của mã hàng vào phiếuhạch toán bàn cắt Phiếu này sẽ được lưu lại tại phân xưởng cắt và gửi lên phòng kỹthuật làm cơ sở thanh toán NPL với kho Và được biên soạn làm nhiều tờ, mỗi tờ đạidiện cho một bàn cắt khác nhau

5 Chuẩn bị về công nghệ ( xây dựng tài liệu kỹ thuật):

Khi nhận được mẫu từ khách hàng về phòng kỹ thuật nhận kèm các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng và soạn một số giấy tờ liên quan như: tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu hao NPL, lệnh sản xuất, bảng thiết kế chuyền…

6 Công đoạn hoàn thiện sản phẩm:

- KCS: Nhân viên KCS kiểm tra lại toàn bộ số sản phẩm để đảm bảo chất lượng như đãquy định.Sau khi kiểm tra xong nếu sai hỏng thì trả lại chuyền để sửa chữa, nếu đạt yêucầu thì chuyển sản phẩm sang là hoàn thiện

- Là hoàn thiện: Trong xưởng cũng có một bộ phận KCS kiểm tra những hàng đã làthành phẩm Nếu không đạt chất lượng thì hàng có thể đem trả lại cho chuyền để sửahoặc nhân viên chuyền sẽ xuống sửa tại đây Còn sản phẩm đạt chất lượng chuyển đi

để là

- Nhập kho hoàn thiện: sản phẩm đạt chất lượng, đã được là hoàn thiện sẽ được chuyểnsang kho hoàn thiện Ở đây sản phẩm được hoàn tất các khâu như: bắn thẻ bài, lồng

13

Trang 14

nilon, treo lên giá theo đúng quy định Sản phẩm ở đây để chờ được chuyển tới nơigiao hàng.

Trang 15

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành công nghiêpmay cũng không ngưng phát triển để tạo cho mình chỗ đứng cũng như xây dựngthương hiểu trên trường quốc tế Tuy nhiên để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tếthị trường nhiều doanh nghiệp đã đưa ra sản phẩm chưa thực sự thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Nhiều sản phẩm thời trang đẹp về kiểu dáng nhưng không tốt về chấtlượng và ngược lại

Như vậy ,vấn đề đặt ra với mọi doanh nghiệp là phài làm thế nào để có thế đưa

ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng? Trong giai đoạn hiện nay , ngườitiêu dùng nhiều và đa dạng dưới mọi lứa tuổi từ đó tạo nên sự đa dạng về các sản phẩmthời trang dành cho nam, đồ kiểu dành cho trẻ em nữ, đặc biệt là sản phẩm dành cho nữgiới lứa tuổi từ 25 – 40 …Thị trường thời trang thu – đông dành cho nữ giới lứa tuổinày tương đối nhiều Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp củachúng ta có thể cạnh tranh được với các đối thủ để thu hút lượng khách hàng rất lớn ởlứa tuổi này Ngày nay, một công ty hay một doanh nghiệp nào đó muốn được kháchhàng tìm mua sản phẩm của mình nhiều thì không còn cách nào khác họ luôn luôn phảicải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, mà giá cả lại phải chăng Hầu hết các sảnphẩm áo thu – đông cho nữ giới lứa tuổi này bán trên thị trường đều là những chiếc áokhoác 2 – 3 lớp Trong khi đó theo các nhà nghiên cứu về thời tiết thì họ cho rằng càngngày trái đất càng nóng lên.Vì vậy, những chiếc áo khoác 2 -3 lớp sẽ dần không cònthích hợp lắm Những năm gần đây họ thường thích mặc những chiếc áo mỏng, gọn,đẹp mà vẫn giữ được ấm cho cơ thể

Trước nhu cầu đó, chúng tôi đã lựa chọn thị trường thời trang thu – đông năm

2009 là thời điểm đưa ra dòng sản phẩm áo đầm nữ 1 lớp cho nữ giới lứa tuổi từ 25 –

40 Chúng tôi hi vọng sẽ đem lại sản phẩm vừa ý cho quý khách hàng trong mùa thu –đông tới

15

Trang 16

Ngày nay, thu nhập bình quân của người dân mỗi ngày được nâng cao Đời sống của

họ mỗi ngày được cải thiện, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng…

Hà Nội là thành phố có nền kinh tế phát triển hàng đầu Việt Nam tập trung khoảng3,02 triệu người.Mật độ dân số 3940 người/ km2 gấp 100 lần mật độ chuẩn của thếgiới.Vì vậy lượng khách hàng ở đây là rất lớn Mức thu nhập bình quân của người dân

Hà Nội là 1500USD người/năm( số liệu năm 2005) gấp hai lần mức thu nhập bìnhquân của cả nước (715USD người/năm)

Do đó nhu cầu về ăn mặc của họ cũng cao hơn trước rất nhiều cả về chất lượngcũng như mẫu mã, nhu cầu làm đẹp của chị em ở lứa tuổi này là rất nhiều

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, có sốlượng phụ nữ ở lứa tuổi 25 – 40 lớn Vì vậy nhu cầu thời trang ở đây tương đối lớn.Nhân dân ta có câu: “ Giàu vì bạn, sang vì vợ “ Chất lượng cuộc sống mỗi ngày đượcnâng cao, các ông chồng cũng dần để ý hơn đến việc ăn mặc của vợ mình Họ chămchút cho vợ hơn, thường xuyên đi mua sắm quần áo cho vợ hơn Vợ của họ càng đẹpthì lại càng là niềm kiêu hãnh của họ với mọi người Mặt khác chị em phụ nữ ở lứa tuổinày luôn luôn ở trong suy nghĩ mình phải thật đẹp để giữ chồng bên mình Vì vậy chị

em không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng để làm mình xinh tươi hơn, đáng yêuhơn, đẹp hơn, đặc biệt là họ có thể khẳng định được vị thế của họ trong gia đình, trongcông việc cũng như ở ngoài xã hội

Thời trang luôn song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội Bởivậy ngày nay mọi người không chỉ coi thời trang là quần áo để che chắn, bảo vệ cơ thể

mà nó còn làm đẹp cho con người và để cho con người khẳng định được mình trong xãhội Sự phát triển của thời trang luôn gắn chặt với phong tục tập quán, mang tính chấtcủa các màu và các vùng địa lý

Nước ta là một quốc gia có bốn mùa: xuân, hạ, thu,đông.Vì vậy thời trang cũngphát triển và thay đổi theo sự thay đổi của mỗi mùa Sản phẩm thời trang mùa đôngmỗi năm một phong phú và đa dạng hơn cả về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc Người tiêu

Trang 17

Đặc biệt trong mùa này có nhiều sự kiện nổi bật như: lễ giáng sinh, tết nguyên đán …nên đây cũng là dịp để cho các chị em mua sắm làm đẹp cho chính bản thân họ, vàcũng là cơ hội để cho các ông chồng thể hiện tình cảm của mình đối với những người

vợ yêu thương qua những chiếc áo mà họ tặng Với những món quà đầy bất ngờ đó sẽgiúp cho gia đình thêm vui vẻ và hạnh phúc để đón một mùa giáng sinh và một cái tếttràn đầy ý nghĩa

Nhìn chung, sản phẩm thời trang thu – đông những năm gần đây thì kiểu dáng

và mẫu mã đã không ngừng được thay đổi: kiểu cách hơn, nhiều điểm nhấn hơn, màusắc phong phú hơn,… đặc biệt thời thời trang dành cho chị em phụ nữ lứa tuổi từ 25 –

40 Trên thị trường hiện nay áo khoác chủ yếu là 2 – 3 lớp, tuy nhiên theo dự đoán củacác nhà thiên văn học thì khí hậu sẽ dần nóng lên trong những năm tới Vì vậy nhữngchiếc áo mỏng một lớp sẽ dần chiếm lĩnh được thị trường hơn

Đối với các chị em lứa tuổi này thì thường thích các màu như: đen, nâu, trắngsữa,…để tôn thêm làn da trắng của mình Do chị em ở lứa tuổi này làm việc nhiều ởcác cơ quan, và các tổ chức xã hội khác, vì vậy chất liệu vải phải không quá cứng, độ

co giãn ít, mà bền là phù hợp hơn cả Trong khoảng thời gian này những sản phẩm mộtmàu, gọn nhẹ mà vẫn thể hiện được sự sang trọng, quý phái, tôn thêm các đường congtrên cơ thể của người phụ nữ

Chính sự kết hợp về màu sắc, kiểu dáng và chất liệu đã tạo nên cho thời trang

nữ giai đoạn này mang những nét đặc thù Nó giúp cho các chị em tự tin, thoải mái hơntrong công việc, cũng như trong mọi hoạt động vui chơi giải trí

17

Trang 18

CHƯƠNG II: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ

2.1 Phác thảo mẫu và chọn mẫu.

2.1.1 Phác thảo mẫu.

Phác thảo mẫu là bước công việc tiếp theo sau khi nghiên cứu thị trường Phácthảo mẫu là việc thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xuhướng thời trang Trên cơ sở đó người thiết kế thể hiện ý tưởng của mình và kiểu dángqua mẫu phác thảo

Yêu cầu đối với mẫu phác thảo:

- Mẫu phác thảo phù hợp với xu hướng thời trang, đáp ứng được thị hiếu củakhách hàng và thị trường mục tiêu

- Mẫu phác thảo thể hiện rõ kết cấu, cách phối màu, tính chất của NPL

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phác thảo được 5 mẫu về sản phẩm áo đầm nữlứa tuổi từ 25– 40 như sau:

2.1.2 Đề xuất và chọn mẫu.

Trong quá trình sản xuất hàng may mặc theo phương thức FOB thì việc đề xuất

và chọn mẫu là khâu quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của sản phẩmtrên thị trường cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp

Qua quá trình đề xuất sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp, phân tích kỹ lưỡng ưunhược điểm của từng mẫu Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung và lựa chọn các mẫu phùhợp nhất với xu hướng thời trang và điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanhnghiệp Chính vì thế việc lựa chọ mẫu được xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng

Sau khi người thiết kế đề xuất các mẫu, hội đồng xét duyệt mẫu xem xét và đánhgiá mẫu phác thảo căn cứ theo các tiêu chuẩn:

- Mẫu phải hợp thời trang và thị hiếu của khách hàng mục tiêu

- Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp

Qua thời gian nghiên cứu và phân tích, hội đồng xét duyệt đưa ra những đánh giá:

 Mẫu 1:

Trang 19

 Ưu điểm:

 Kiểu dáng mới mẻ, phù hợp với nhiều đối tượng

 Chất liệu không thô cứng thuận tiện trong quá trình sản xuất

 Có đai ở eo tạo nên sự khoẻ khoắn, trẻ trung, tôn thêm các đường cong trênngười phụ nữ

 Có nếp xếp ở cổ làm tăng thêm sự mềm mại cho người mặc khi sử dụng

 Có thể dùng được nhiều cữ gá trong quá trình sản xuất

+ Phù hợp với ít đối tượng sử dụng, hiệu quả kinh tế không cao

Sau khi phân tích ưu nhược điểm của cả 5 mẫu, hội đồng xét duyệt đã đưa ra quyếtđịnh cuối cùng là chọn mẫu 1 để đưa vào sản xuất, vì nó đem lại hiệu quả cao hơn 4mẫu còn lai, nó phù hợp với xu hướng thời trang và cơ sở sản xuất của công ty

Mẫu được đưa vào sản xuất với hệ thống cỡ số và màu sắc:

19

Trang 21

2.2 Lập bảng hệ thống cỡ số.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy phụ nữ ở các các tỉnh miền Bắc nước ta

có dáng vóc bình thường, giữa các tỉnh không có sự chênh lệch lớn về tầm vóc Vì vậy

để sản xuất sản phẩm đầm nữ 1 lớp cho nữ lứa tuổi từ 25 – 40 cần sản xuất 5 cỡ:S, M,

L, XL, XXL thì có thể đáp ứng được mọi tầm vóc của người tiêu dùng Đồng thời đotrên các đối tượng cụ thể em đã tổng kết và có bảng thông số những số đo cần thiết các

cỡ để thiết kế sản phẩm này như sau:

21

Trang 22

Để cho việc nhảy mẫu được chính xác, giảm được sai số trong quá trình nhảy, và

để thuận tiện cho quá trình sản xuất thì cỡ L được chọn là cỡ chuẩn để thiết kế

Trang 23

2.3.1 Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ L

Trang 24

Vẽ vòng cổ đi qua trung tuyến.

Dài vai con = S = 8.4 (cm)

Vẽ vòng nách qua điểm theo 1 làn cong đều

e/ Sườn, gấu.

Rộng ngang eo = V + 3 (chiết) = 20 (cm) Tâm chiết là trung điểm của rộngngang eo Từ tâm chiết lấy đều về 2 bên mỗi bên 1.5cm

Rộng ngang mông = V = 23.25 (cm)

Rộng ngang gấu = Rộng ngang mông – 1 = 22.25 (cm)

Vẽ đường sườn theo 1 làn cong đều

g/ Đề cúp.

Vẽ đề cúp đi qua đỉnh và đuôi chiết như hình vẽ (lấy đề cúp cách họng cổ 16cm)

h/ Đáp cổ.

Từ đường hạ cổ lấy xuống 6.6 (cm) Trên đường vai con lấy sang 6.6 (cm)

Vẽ đáp cổ theo 1 làn cong đều

2.3.2.2 Thiết kế thân trước.

a/ Sang dấu các đường ngang.

Trang 25

Sang dấu các đường: ngang cổ, ngang nách, ngang eo, ngang gấu, đường hạ xuôivai.

Nối điểm với điểm rộng thân trước Lấy trung điểm của đường này và nối vớiđiểm là chân đường vuông góc vừa hạ Chia đường này làm 2 phần bằng nhau

Vẽ vòng nách qua điểm theo 1 làn cong đều

d/ Sườn, gấu.

Rộng ngang eo = V + 3 (chiết) = 20 (cm), (tính từ đường giao vạt) Tâm chiết

là trung điểm của rộng ngang eo, từ tâm chiết lấy đều về 2 bên mỗi bên 1.5cm

Rộng ngang mông = V = 23.25 (cm), (tính từ đường giao vạt)

Rộng ngang gấu = rộng ngang mông – 1 = 22.25 (cm)

Vẽ đường sườn theo 1 làn cong đều

Sa gấu = 1cm Lượn gấu theo 1 làn cong đều

h/ Cổ lót.

Trên đường vai con lấy rộng cổ bằng 6.6 (cm) Sau đó vẽ cổ theo 1 làn cong đều

25

Trang 26

Đường chéo đầu tay = ( vòng nách TT + vòng nách TS )

Chia đường chéo nách làm 3 phần bằng nhau và vẽ mang lớn , vẽ mang nhỏ hụthơn mang lớn ( tại điểm giữa 1cm ) Mang nhỏ bắt đầu đi xuống tại điểm của đườngchéo nách

Vẽ mang lớn bằng vòng nách TT, mang nhỏ bằng vòng nách TS

Rộng cửa tay = R = S = 14 (cm)

BẢN VẼ THIẾT KẾTHÂN SAU THÂN TRƯỚC

Trang 28

2.3.3 Bảng thống kê chi tiết sản phẩm.

Trang 29

CÔNG TY MAY ANH VŨ

P KỸ THUẬT

THỐNG KÊ CHI TIẾT

MÃ: ĐẦM NỮ

STT Tên chi tiết Canh sợi Số lượng Mex dính Vị trí đánh số

Mẫu mỏng được xây dựng từ mẫu thiết kế và có tính thêm lượng dư công nghệcần thiết: độ co dọc, độ co ngang của nguyên liệu, co sơ đồ … Bộ mẫu mỏng sẽ đượclưu trữ, trong quá trình sản xuất sẽ dùng để kiểm tra và thiết kế các mẫu khác như mẫucứng, mẫu phụ trợ…

29

Trang 30

Từ các thông số thiết kế ban đầu, để ra được mẫu mỏng chuẩn đảm bảo cho sảnphẩm ra chuyền đạt yêu cầu về kiểu dáng và kích thước phải cộng thêm lượng dư côngnghệ.

= Lượng dư đường may + lượng dư co dọc + lượng dư co ngang + lượng dư

xơ vải + lượng co sơ đồ

 Lượng dư vải gồm: độ co vải ( độ co dọc vải, độ co ngang vải ), độ dư xơ vải

 Để xác định độ co của vải ta làm như sau:

Cắt một miếng vải có kích thước D R = 10 10 cm, đánh dấu đường canhsợi… Mang miếng vải đi giặt tẩy ở điều kiện bình thường Sau đó mang miếngvải đi là hơi ở nhiệt độ trung bình Sau khi kết thúc quá trình, đo lại miếng vải Lượng co, dư của vải được tính theo công thức: =

Trong đó: : độ co của vải (%)

L : kích thước ban đầu của miếng vải

L : kích thước sau khi giặt là của miếng vải

 Để xác định độ co của vải cho mã hàng đầm nữ ta cũng cắt một miếng vải cókích thước D R = 10 10 cm Đem miếng vải đi giặt, là, tẩy trong điều kiệnbình thường sau đó đo lại kích thước miếng vải ta được kết quả: D R = 9.8

10 Như vậy độ co, dư vải của mã hàng này như sau:

= = = -2%

cn = = = -1%

Ta thấy sau khi giặt là trong điều kiện bình thường miếng vải bị co lại, vì vậytrong khi ra mẫu mỏng cần phải cộng thêm một lượng dư co dọc và co ngang đểđảm bảo được kích thước của thành phẩm

 Lượng dư xơ vải: = 0.1 cm

Trang 31

 Lượng dư sơ đồ sẽ được tính đến trong trường hợp giác sơ đồ bằng tay Quátrình giác sơ đồ bằng tay, mẫu cứng được di đi di lại nhiều lần làm cho mẫucứng bị mòn dần do đó mới có hiện tượng co sơ đồ Đối với mã hàng đầm nữ sửdụng phần mềm Gerber cho quá trình thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ nên với mãhàng này không có lượng dư co sơ đồ.

Lượngdư công nghệ cho mã hàng đầm nữ là:

= Lượng dư đường may + lượng dư co dọc + lượng dư co ngang + lượng dư

xơ vải

Sau khi tính toán được độ co, giãn của nguyên liệu ta có được thông số kích thước

bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh

31

Trang 32

BẢNG THÔNG SỐ TP – BTP MÃ HÀNG ĐẦM NỮ

STT Tên chi tiết Tên đường đo Kích thước

TP Co dọc Co ngang Xơ vải(cm) Ra đườngmay (cm) Kích thướcBTP (cm)

Dài phía may với

Dài phía may với

Trang 36

2.3.5 Mẫu cứng (mẫu BTP).

Là loại mẫu được sản xuất phục vụ cho giác sơ đồ, được sao chép từ bộ mẫumỏng gồm toàn bộ các chi tiết sang bìa cứng một cách chính xác và có đầy đủ thông tintrên mẫu (tên chi tiết, số lượng, canh sợi…)

Hình ảnh mẫu cứng giống như mẫu mỏng

Mẫu sang dấu = mẫu TP + độ co nguyên liệu…

Ta có bộ mẫu sang dấu như sau:

Trang 38

 Mẫu kiểm tra: là mẫu có kích thước bằng kích thước TP và được làm bằng bìacứng.

Ta có bộ mẫu kiểm tra như sau:

Trang 40

2.4 Chế thử mẫu.

Chế thử mẫu để phát hiện nhũng sai hỏng để đưa ra được những chỉnh sửa vềmẫu Từ đó đưa ra được quy trình may hợp lý và hiệu quả nhất để áp dụng dải chuyền.Trong khi chế thử mẫu người chế thử phải tuyệt đối trung thành với mẫu Người maychế thử phải chịu sự giám sát của người thiết kế Sau khi chế thử cần lập bảng thông sốkích thước thành phẩm để kiểm tra độ chính xác của mẫu thiết kế so với yêu cầu kỹthuật để có những điều chỉnh hợp lý, và dùng để làm căn cứ để kiểm tra trong quá trìnhsản xuất

Đối với mã hàng đầm nữ ta cần chú ý những điểm sau đây:

 Chỉnh lại vònh nách TT cho hơi cong 1 chút

 Thùa khuyết trong cho đúng: thùa 1 khuyết đầu sau đó cách 1 khuyết thùakhuyết thứ 2

 May mác sử dụng đúng vị trí, cách gấu 15 cm về bên trái khi mặc

 May gấu và cửa tay không để nhăn vặn

 Đầu cổ không được đầu ruồi

 Chỉnh sửa lại lá cổ ngoài để khi may thành phẩm 2 đường xếp nếp được cong

tự nhiên

2.5 Nhảy mẫu.

2.5.1 Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhảy mẫu như: phương pháp tia, phương phápnhóm, phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế, phương pháp tổng hợp Dựa vào

ưu nhược điểm của từng phương pháp, đặc điểm của sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuậttại công ty may ANH VŨ em quyết định lựa chọn phương pháp nhảy mẫu tổng hợpcho mã hàng của mình và tiến hành nhảy mẫu trên máy tính ( sử dụng phần mềmGerber )

Ngày đăng: 28/07/2018, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w