BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VEC – PHÂN TÍCH THEO LĨNH VỰC QUẢN TRỊ

38 326 1
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC  PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VEC – PHÂN TÍCH THEO LĨNH VỰC QUẢN TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VEC – PHÂN TÍCH THEO LĨNH VỰC QUẢN TRỊ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, bao trùm hầu hết các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 20012010 với mục tiêu tổng quát: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xác định giao thông vận tải (GTVT) và thông tin liên lạc là hạ tầng của nền kinh tế: “Giao thông là mạch máu tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Chính vì lẽ đó, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế, việc xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ hiện đại nói chung và mạng đường bộ cao tốc quốc gia đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách nhằm đáp ứng mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 20012010, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể coi năm 2000 là thời điểm Việt Nam bắt đầu chuyển hướng chiến lược đầu tư đối với các tuyến quốc lộ chính yếu của ngành GTVT, chuyển từ khôi phục cải tạo sang mở rộng, làm mới và tiến lên làm đường bộ cao tốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp, vốn ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu, đòi hỏi phải có các giải pháp thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để đầu tư đường bộ cao tốc. Tại Văn bản số 1024CPCN ngày 0182003, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình theo phương thức huy động vốn bằng trái phiếu công trình, giao Bộ GTVT chỉ đạo thí điểm thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), thống nhất với Bộ Tài chính lập phương án và cơ chế bảo lãnh phát hành trái phiếu. Việc thành lập một doanh nghiệp nhà nước đứng ra vay vốn thương mại hoặc phát hành trái phiếu công trình, làm Chủ đầu tư các dự án và tự khai thác hoàn vốn là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống đường bộ cao tốc của các nước trong khu vực, tháng 5 năm 2004 Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ “Đề án thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)”. Được sự nhất trí cao của các Bộ, ngành Trung ương, ngày 0192004 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1245CPĐMDN đồng ý và giao cho Bộ Giao thông vận tải thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), với ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, phát triển và quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ cao tốc quốc gia. Kể từ đó đến nay, VEC đã và đang ngày càng phát triển, dần trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xây dựng và vận hành đường cao tốc tại Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM (VEC) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 06 tháng 10 năm 2004, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 3033QĐBGTVT thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Ngày 04 tháng 12 năm 2004, VEC chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng, bao gồm 50 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ bán quyền thu phí hai trạm Cầu Giẽ và cầu Phù Đổng trong thời hạn 10 năm… Nhiệm vụ đầu tiên Bộ Giao thông vận tải giao cho VEC là Chủ đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình, dài 50km, được đầu tư bằng vốn điều lệ và vốn phát hành trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh. Ngày 07012006, VEC khởi công Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình công trình đường bộ cao tốc đầu tiên do VEC làm chủ đầu tư. Hơn 5 năm sau, 20km đầu tiên của Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình được thông xe kỹ thuật vào ngày 13112011 và bắt đầu tiến hành thu phí, đánh dấu doanh thu đầu tiên của VEC; ngày 3062012 thông xe toàn tuyến đưa vào khai thác. Tiếp đó, VEC được Bộ Giao thông vận tải giao chủ trì Dự án lập Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ và tư vấn Phần Lan thực hiện. Dự án đó được hoàn thành vào tháng 42007. Trên cơ sở kết quả Dự án này, Bộ Giao thông vận tải trình và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Quyết định số 1734QĐTTg ngày 01122008). Mục tiêu thành lập VEC đã được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xác định rõ ràng là để đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, tự hoàn vốn. Ngay sau khi đi vào hoạt động, VEC gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách lúc đó không thích ứng với mô hình hoạt động thí điểm, đặc biệt là cơ chế huy động vốn. Với VEC, nhu cầu huy động vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, vốn điều lệ nhỏ

Ngày đăng: 25/07/2018, 20:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM (VEC)

    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

    • 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

    • 1.3. Tầm nhìn & sứ mệnh, nhiệm vụ của VEC

      • 1.3.1. Tầm nhìn & Sứ mệnh

      • 1.3.2. Nhiệm vụ

      • 2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

        • 2.1. Mục tiêu ngắn hạn

        • 2.2. Mục tiêu dài hạn

          • 2.2.1. Trở thành ‘”ông trùm” đường cao tốc Việt Nam

          • 2.2.2. Chuyên môn hóa lĩnh vực xây dựng đường cao tốc

          • 2.2.3. Nâng cao chất lượng và dịch vụ của các công trình đường cao tốc

          • 2.2.4. Tái cơ cấu, cổ phần hóa VEC và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

          • 2.2.5. Nâng cao Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

          • 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

            • 3.1. Môi trường vĩ mô

              • 3.1.1. Môi trường chính trị

              • 3.1.2. Môi trường kinh tế

              • 3.1.3. Môi trường công nghệ kỹ thuật

              • 3.1.4. Môi trường tự nhiên

              • 3.2. Môi trường ngành – Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của M.Porter

                • 3.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

                • 3.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

                • 3.2.3. Nhà cung cấp

                • 3.2.4. Khách hàng

                • 3.2.5. Sản phẩm/ dịch vụ thay thế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan