1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN SHTT QUYỀN TÁC GIẢ FTU

27 1,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 918,14 KB

Nội dung

Điểm 10 thuyết trình cô Trang SHTT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 2

1.1 Khái quát chung về quyền tác giả 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Lịch sử ra đời quyền tác giả 2

1.1.3 Đặc điểm của quyền tác giả 3

1.2 Đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả 4

1.3 Các quyền theo quyền tác giả 6

1.3.1 Quyền nhân thân 6

1.3.2 Quyền tài sản 7

1.4 Hành vi xâm phạm 9

1.5 Ngoại lệ 11

1.6 Thời gian bảo hộ 11

2 CASE STUDY 13

2.1 Chứng minh ma quỷ là có thật 13

2.1.1 Tóm tắt sự việc 13

2.1.2 Đối tượng 13

2.1.3 Hành vi tranh chấp 16

2.1.4 Kết luận 17

2.2 Cầm nhầm ảnh trong cuốn sách Chim Việt Nam 18

2.2.1 Tóm tắt sự việc 18

2.2.2 Đối tượng 18

2.2.3 Hành vi tranh chấp 20

2.2.4 Kết luận 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Phụ lục 1: Twitter của James Wan về “The Demonologist” 24

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa trong cuốn sách “Chim Việt Nam” 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung quyền tác giả và quyền liên quan nóiriêng đã và đang trở thành những điều kiện bắt buộc trong hội nhập kinh tế quốc tế.Càng ở những quốc gia phát triển, vấn đề bản quyền càng được coi trọng như độnglực phát triển kinh tế tri thức ở mỗi quốc gia

Ngài Kamil Idris (Nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giớitừng nói: “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sựthịnh vượng” Trên thực tế, chúng ta không được quên rằng quyền tác giả cũng gắnliền với văn hóa Tất cả các nước đang phát triển có các cộng đồng nghệ thuật rấtmạnh Không có ai trên trái đất này không sáng tạo, và tất nhiên nếu không có bảo

hộ quyền tác giả, cộng đồng nghệ thuật sẽ bị gian lận và bị ngăn cản không kiếmđược tiền từ những cố gắng của họ Ngày nay, các tác phẩm văn học và nghệ thuật

đã trở thành một khái niệm rất rộng, tất nhiên bao gồm cả phần về văn hóa, cộngđồng nghệ thuật, cũng như ngành công nghiệp công nghệ thông tin, và đặc biệtthêm cả ngành công nghiệp về chương trình máy tính

Nhận thức được vai trò của quyền tác giả và tầm quan trọng của việc bảo hộquyền tác giả, chúng em đã thực hiện nghiên cứu về quyền tác giả Bài tiểu luậngồm 2 phần: Tổng quan chung về quyền tác giả và các trường hợp về quyền tác giả

đã xét xử trong thực tiễn

Chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Lữ Thị Thu Trang đã hướng dẫnchúng em hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do sự hạn chế về hiểu biết cũngnhư thời gian nên trong quá trình tìm hiểu chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cô để bài tiểu luậnđược hoàn thiện hơn

1

Trang 4

1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

1.1 Khái quát chung về quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm

Quyền tác giả là phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ với

tác giả có tác phẩm Về quyền tác giả, điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền

tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm Căn cứ vàonhững quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo haiphương diện:

Thứ nhất, về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy

phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, củachủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo

và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Quy định tự thực hiện vàbảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm

Thứ hai, về phương diện khách quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể

(quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sởhữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học vàquyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm

1.1.2 Lịch sử ra đời quyền tác giả

Cho đến tận thế kỷ 18, lần đầu tiên xuất hiện những lý thuyết về các quyền

sở hữu trí tuệ, nhưng các quy định còn khá thô sơ, chưa có các quy định về đăng ký

sở hữu trí tuệ như thế nào? Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, lần đầu

tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận Tác giả sau đó có quyềnnhượng lại cho nhà xuất bản Tác phẩm được ghi vào trong danh mục của hiệp hộicác nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú Copyright để được bảo vệ Phương phápnày được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1719 Tại Pháp sở hữu văn học nghệthuật được đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793 Vào năm 1837 Hội đồngliên ban của liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ tác phẩm kể từ khi ra đời là

10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời vào năm1845

Trang 5

Ngày 20 tháng 2 năm 1987, Hãng bảo hộ Quyền tác giả Việt Nam, tiền thâncủa Cục Bản quyền tác giả được thành lập Trong bối cảnh đất nước bước vào thựchiện công cuộc đổi mới, những người chuẩn bị và đưa ra quyết định thành lập Hãngbảo hộ Quyền tác giả đã thấy được vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong công cuộcxây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam Đó là lựa chọn đúngđắn để hướng tới văn minh nhân loại Sự ra đời của Cục Bản quyền tác giả gắn liềnvới chính sách phát triển sở hữu trí tuệ Việt Nam, vì vậy những thành tựu của sựnghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước trong 30 năm qua có sự đồng hành của cơ quan quản lý là Cục Bản quyền tácgiả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.1.3 Đặc điểm của quyền tác giả

Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ

không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Tácphẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhấtđịnh Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cánhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều

có quyền tác giả đối với tác phẩm Pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ hìnhthức thể hiện dưới dạng nào đó mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dungnhất định Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện lao động trí tuệ của mình

mà không phải sao chép từ tác phẩm của người khác

Thứ hai, Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.

Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó đượctạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tácphẩm

Thứ ba, Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.

Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả,không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào Nhưng đối với quyền sở hữu côngnghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó

Trang 6

Thứ tư, Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

Đối với tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì

cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đókhông nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bìnhthường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tácgiả và chủ sở hữu quyền tác giả

1.2 Đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả

Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đềcập tới việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ của con người Phạm vi quyền tác giả làbảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Các tác phẩm này bao gồm tác phẩmvăn học, âm nhạc, các tác phẩm mỹ thuật như hội họa, điêu khắc, các tác phẩm dựatrên công nghệ như chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu điện tử

Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm, đó là sự thể hiện ý tưởng chứ không phảinội dung ý tưởng đó Vì vậy, nếu bạn tưởng tượng ra một cốt truyện, thì bản thâncốt truyện đó sẽ không được bảo hộ Ví dụ, cốt truyện của một câu chuyện kể vềmột đôi nam nữ yêu nhau bất chấp sự khác nhau về thân thế và địa vị xã hội sẽkhông được bảo hộ Các nhà văn khác nhau có thể xây dựng các câu chuyện khácnhau dựa trên cùng một cốt truyện Nhưng một khi bạn thể hiện cốt truyện đó trongmột bản tóm tắt hoặc trong một truyện ngắn hoặc một vở kịch thì sự thể hiện cốttruyện đó sẽ được bảo hộ Như vậy, vở kịch Romeo và Juliet của Shakespearechẳng hạn sẽ được coi là một cách thể hiện mang tính sáng tạo cốt truyện đó Tuynhiên, các nhà văn khác cũng có thể xây dựng những câu chuyện mới dựa trên cốttruyện tương tự

Điều 2 của Công ước Berne (1886) - công ước về bảo hộ tác phẩm văn học

và nghệ thuật quy định như sau:

Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản

phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kể được thể hiện theophương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, cuốn sách nhỏ, và các bàiviết khác; các bài giảng, bài diễn văn, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; cáctác phẩm kịch hoặc nhạc kịch, các tác phẩm múa ba-lê hoặc kịch câm; các bản nhạc

Trang 7

có lời hoặc không lời; các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một

kỹ thuật tương tự với điện ảnh, tác phẩm đồ hoạ, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạmtrổ và in thạch bản; tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹthuật tương tự như nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, bản đồ,

đồ án, bản phác hoạ và các tác phẩm ba chiều về địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoahọc Các tác phẩm dịch, mô phỏng, soạn nhạc hoặc các hình thức chuyển thể khác

từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ như các tác phẩm gốc miễn làkhông gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc Tuyển tập các tác phẩmvăn học và nghệ thuật như các bộ bách khoa toàn thư và các bộ hợp tuyển mà doviệc chọn lọc hay sắp xếp nội dung tạo nên sự sáng tạo mang tính trí tuệ cũng đượcbảo hộ như tác phẩm gốc miễn là không gây phương hại đến quyền tác giả của mỗitác phẩm tạo nên tác phẩm hợp tuyển hoặc bách khoa toàn thư này.”

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật không bắt buộc phải là các tác phẩm hayhoặc có tính nghệ thuật Tuy nhiên, các tác phẩm phải có tính nguyên gốc Mỗinước có quy định khác nhau về nội dung của yêu cầu này và thường được xác địnhtheo luật án lệ Có thể nói một cách khái quát rằng những nước theo truyền thốngluật án lệ có yêu cầu rất đơn giản về vấn đề này, chỉ cần tác phẩm đó không phải làbản sao từ một tác phẩm khác và chứng tỏ là tác giả đã đầu tư một số kỹ năng, côngsức và nhận xét, đánh giá tối thiểu để tạo ra tác phẩm đó Đối với những nước theotruyền thống luật dân sự thì yêu cầu này thường khắt khe hơn, ví dụ yêu cầu một tácphẩm phải có dấu ấn cá nhân của tác giả Sự nỗ lực mang tính sáng tạo của tác giảcũng cần phải có và nỗ lực đó có thể không phải là kỹ năng, lao động hay sự nhậnxét, đánh giá đơn thuần Các tác phẩm có khả năng được bảo hộ theo Công ướcBerne không bị giới hạn trong những ví dụ nêu trên Đây không phải là một danhmục đầy đủ Công ước Berne đã nêu rõ rằng thuật ngữ “các tác phẩm văn học vànghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệthuật, bất kể được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạnnhư ” Cụm từ “chẳng hạn như” đã để ngỏ cho các sáng tạo ngoài những đối tượngđược nêu trong danh mục này Ví dụ, ở nhiều nước, tòa án đã ra phán quyết rằngnhững đối tượng sau đây cũng được bảo hộ:

Trang 8

 Thư riêng;

 Tờ hướng dẫn ly hôn;

 Kiểu cắt tóc;

 Cách trang trí hoa cho một cây cầu;

 Cuộc trình diễn bằng ánh sáng và âm thanh;

 Đề thi

1.3 Các quyền theo quyền tác giả

Quyền tác giả bao hàm hai loại quyền: quyền nhân thân, cho phép tác giả

có những động thái nhất định để bảo vệ mối liên hệ cá nhân giữa tác giả và tác

phẩm đó; quyền tài sản, cho phép chủ sở hữu được hưởng lợi ích vật chất từ việc

cho người khác sử dụng tác phẩm của mình

1.3.1 Quyền nhân thân

Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần củachủ thể đối với tác phẩm Về bản chất, quyền nhân thân là các quyền luôn gắn liềnvới chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được Trong một số trường hợp, cónhững quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng nó vốn dĩ là cơ sở để chủthể có các quyền đó thực hiện các quyền khác về tài sản Vì thế, muốn thực hiệnquyền về tài sản, người có quyền nhân thân này phải chuyển giao quyền đó cho chủthể khác Từ đó, quyền nhân thân đối với tác phẩm được chia thành 2 loại: quyềnnhân thân không thể chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch

Theo Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009,quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

Đặt tên cho tác phẩm Việc đặt tên cho tác phẩm không những nhằm cá biệt

hoá tác phẩm mà còn thể hiện dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của tác giả.Tên tác phẩm là cơ sở để người đón nhận tác phẩm có thể hình dung sơ bộnội dung, tư tưởng của tác phẩm Chính vì vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm

là quyền luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch sang cho người

khác được.

Trang 9

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng Theo nguyên tắc này, tác giả

được tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào với tác phẩm, tác giả có thể đứngtên thật của mình với đầy đủ học hàm học vị, chức vụ, cũng có thể chỉ đứngtên Trong trường hợp vì một lý do nào đó tác giả không muốn đứng tên thậtcủa mình tên tác phẩm thì có quyền chỉ để bút danh, bí danh hoặc khôngđứng tên trên tác phẩm Dù không nêu tên mình hoặc chỉ đứng bút danh, bídanh trong tác phẩm thì quyền lợi của tác giả vẫn được bảo vệ miễn là saukhi tác phẩm công bố, phổ biến, sử dụng, tác giả có thể chứng minh đó là tác

phẩm do mình sáng tạo ra Quyền đứng tên đối với tác phẩm là quyền nhân

thân luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch.

Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm Công bố

tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ

để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy thuộc vào bản chất của tác phẩm.Pháp luật nước ta xác định quyền công bố và cho người khác công bố tácphẩm là quyền lợi tinh thần và mọi hành vi công bố tác phẩm đều khôngđược làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của tác giả Quyền này là cơ sởpháp lý để tác giả bảo vệ danh dự khi người khác xâm hại do công bố tácphẩm của mình

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Tác phẩm là kết quả lao động, sáng tạo

của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể hiện chủ đề tư tưởng sáng tạo của tácgiả Chỉ có tác giả mới có quyền cho phép người khác sửa đổi, bổ sung nộidung của tác phẩm Bất cứ người nào sửa đổi tác phẩm mà không có sự đồng

ý của tác giả làm cho chủ đề, tư tưởng, giá trị nghệ thuật, văn hóa, khoa họccủa tác phẩm thay đổi so với ý đồ của tác giả đều bị coi là có hành vi xâmphạm quyền tác giả

1.3.2 Quyền tài sản

Nếu quyền nhân thân đam đến cho tác giả các lợi ích tinh thần thì quyền tàisản đem đến cho tác giả các lợi ích về vật chất Các quyền tài sản đối với tác phẩm

Trang 10

là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cóquyền được thụ hưởng bao gồm: hưởng nhuận bút, thù lao khi sản phẩm được sửdụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giảitưởng khi tác phẩm trúng giải.

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định

về quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

Làm tác phẩm phái sinh Quyền này được hiểu là tác giả, chủ sở hữu tác

phẩm dược phép từ tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm phái sinh khác hoặc

có quyền cho hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình đểtạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng Đây là việc trình bày tác phẩm theo

hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tác phẩm cho công chúng có thểtiếp cận được, thường được xác định với tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưmột vở diễn, bài hát, bài thơ,… Việc biểu diễn tác phẩm có thể thực hiện trựctiếp (thông qua các vở diễn, giọng hát của ca sĩ,… trước công chúng) hoặcgián tiếp thông qua việc ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuậtnào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm Quyền biểu diễntác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc chủ sở hữu quyền tác giả.Tuy nhiên, người khác có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ýcủa chủ sở hữu quyền tác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêutên tác giản và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việcbiểu diễn mang mục đích thương mại

Sao chép tác phẩm Sao chép là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ

phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặctạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử Nếu tác phẩm chưa công bố thì saochép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả Nếu tácphẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao phép mà không phải xinphép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giảtrong hai trường hợp: tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng

Trang 11

dạy không nhằm mục đích thương mại; sao chép một bản tác phẩm để lưu trữthu viện với mục đích nghiên cứu.

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm Quyền phân phối

bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyềntác giả trong suốt thời gian tác phẩm được bảo hộ mà không phân biệt tácphẩm đã được công bố hay chưa Quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm là mộttrong các quyền tài sản nhưng cũng là quyền chung của mọi chủ thể màkhông phải quyền riêng của tác giả hay của riêng chủ sở hữu quyền tác giảđối với tác phẩm của họ Vì vậy, mọi cá nhân đều có quyền nhập khẩu bảnsao tác phẩm đểu sử dụng riêng theo nhu cầu của mình, tuy nhiên chỉ ápdụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác Quyền này là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả vì vậy việc thực

hiện quyền này có thể do chính họ hoặc cho phép người khác thực hiện đểđưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thông qua mộtphương tiện kỹ thuật nhất định

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là độc

quyền thuộc về chủ sở hữu quyển tác giả Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chươngtrình máy tính độc lập, nghĩa là chương trình máy tính đó là đối tượng chủyếu cho thuê thì chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền cho thuê bản gốchoặc bản sao tác phẩm Ngược lại, nếu chương trình máy tính gắn với việcvận hành bình thường của các phương tiện giao thông cũng như của các máymóc, thiết bị kỹ thuật khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có quyềncho thuê nói trên

1.4 Hành vi xâm phạm

 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

 Mạo danh tác giả

 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả

Trang 12

 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồngtác giả đó.

 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tácgiả

 Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyềntác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, khôngtrả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của phápluật

 Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chấtkhác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩmđến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số màkhông được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

 Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

 Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyềntác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình

 Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trongtác phẩm

 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc chothuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biệnpháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giảđối với tác phẩm của mình

 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

 Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép củachủ sở hữu quyền tác giả

Trang 13

 Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

 Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong cácbuổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hìnhthức nào;

 Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảngdạy;

 Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tácphẩm đó;

 Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

 Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

1.6 Thời gian bảo hộ

Thời hạn bản hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định,trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tácgiả được Nhà nước bảo hộ

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 27 của Luật sở hữu trítuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 Theo quy định của điều luật trên, có thểxác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Ngày đăng: 21/07/2018, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w