Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ Tổng hợp chi tiết chương 13 pháp luật trong kinh doanh quốc tế FTU trường đại học ngoại thương pháp luật trong kinh doanh quốc tế tổng hợp case và ví dụ
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH
DOANH QUỐC TẾ
Tổng quan về pháp luật kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế và đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
Khái niệm
Kinh doanh quốc tế bao gồm các trao đổi được đặt ra và tiến hành vượt qua biên giới quốc gia để thỏa mãn các đối tượng là cá nhân và các tổ chức1
Hành vi kinh doanh quốc tế là việc một doanh nghiệp tiến hành một hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư quốc tế2
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một số công đoạn của quá trình
đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi 3
Thế là nào tính “liên tục”?
Liên tục: căn cứ để xác định có hoạt động kinh doanh hay không Xét theo tính chu kỳ (ví dụ như các công ty kinh doanh dịch vụ)
So sánh “kinh doanh” và “thương mại”?
Kinh doanh: là chuỗi các hoạt động liên tục, nhằm mục đích sinh lợi
Thương mại4: không đề cập tính liên tục (thực hiện các hoạt động một cách chớp nhoáng), nhằm mục đích sinh lời
So sánh “sinh lợi” và “sinh lời”?
Sinh lợi bao gồm những lợi ích về mặt kinh tế (lợi nhuận) và các lợi ích khác (lợi ích kinh tế, xã hội theo hướng tính cực
Sinh lời là khả năng đem lại lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh
=> Sinh lợi > Sinh lời
1 GS, Nhà kinh tế học Michael R Czinkota, ĐH Georgetown
2 GS Charles W L Hill, ĐH Washington
3 Khoản 16 – Điều 4 – Luật Doanh Nghiệp 2014, trg 8.
4 Khoản 1 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt đông nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trang 2Đặc điểm
Đặc điểm Kinh doanh quốc tế Kinh doanh trong nước
Trụ sở: nước ngoài Quốc tịch: nước đóTrụ sở: trong nước
Sự di chuyển của
khách thể qua biên
giới quốc gia
Vượt ra biên giới quốc gia Nằm trong biên giới quốc gia
Đồng tiền thanh
Văn hóa, thoái
quen kinh doanh
Môi trường, rủi ro
kinh doanh Rất nhiều, khó kiểm soát Ít hơn, dễ kiểm soát hơn sovới KDQT
Luật điều chỉnh Luật Quốc gia, Luật nước
thứ 3, các Điều ước Quốc tế, các Tập quán
Luật Quốc gia
Cơ quan giải quyết
Pháp luật KDQT và đặc điểm của pháp luật KDQT
Khái niệm
Pháp luật kinh doanh quốc tế (PL KDQT) là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh mối quan hệ KDQT giữa các thương nhân5
Thế nào là thương nhân?
Thương nhân là người tham gia hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, liên tục và có giấy phép đăng ký kinh doanh (xem thêm Luật thương mại
2005)
Độc lập (xét theo mặt pháp lý): trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
đối với một tổ chức phải có tư cách pháp nhân6 (có người đại diện theo pháp luật của tổ chức)
Đặc điểm
a) Sự đan xen, giao thoa và xung đột của các hệ thống pháp luật Quốc gia
Ví dụ: pháp luật giữa các quốc gia có sự khác nhau dẫn tới xung đột (7 hệ thống pháp luật)
b) Tính phức tạo và đa dạng về nguồn luật
5 Khoản 1 – Điều 6 – Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
6 Điều 74 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định Pháp nhân như sau:
1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập;
2 Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trang 3Có nhiều nguồn luật có thể áp dụng: luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế (Incoterms)
c) Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh
Pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế
Đặc điểm PL kinh doanh quốc tế PL thương mại quốc tế
Đối tượng điều
chỉnh
Nội dung điều
chỉnh
cưỡng chế
Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới và xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế
Các hệ thống pháp luật tiêu biểu
Hệ thống Common Law
a) Common Law
Common Law (hay còn gọi là Thông luật/ hệ thống pháp luật Anh – Mỹ) là một
hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh
Trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case Law) của Common Law được tạo ra
bởi Tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên
Trên phương diện thệ thống Tòa án, Tòa án và các Án lệ của Common Law cũng khá biệt với Tòa án và các Án lệ của Equity Law
Tồn tại tại Anh (trừ Scotland), Mỹ, Australia, Ailen, New Zealand, Canada (trừ Québec) và Singapore
Trang 4b) Equity Law
Equity Law (hay còn gọi là Luật công bằng) có các đặc điểm:
Cao cấp hơn Common Law
Có phép nguyên đơn kiện lên cấp cao hơn Common Law (chủ yếu bồi thường bằng tiền)
Có lệnh cấm, quyết định, thực hiện các cam kết yêu cầu người bị phạt thực hiện
Hệ thống Civil Law
Civil Law (hay còn gọi là Luật thành văn/ Luật Châu Âu Lục địa) có các đặc điểm:
Bắt nguồn từ Pháp, Đức
Có các quy định pháp luật cụ thể: hiến pháp, luật, bộ luật, các văn bản dưới luật
Bộ luật, luật Quốc Hội Nghị định Chính phủ
Văn bản hướng dẫn Các Tổng cục
Hệ thống Islamic
Nguồn của pháp luật: Đạo Hồi
Là hệ thống luật của các quốc gia theo đạo Hồi
Tồn tại ở trên 30 quốc gia ở các châu lục: Arap Xeut, Libăng, Ixraien, Indonesia, Pakixtan, Ai Cập, các nước Cộng hòa Trung Á cũ
Đã có sự ảnh hướng của Common Law và Civil Law
Pháp luật Hồi giáo hiện đại:
Cải cách trong các lĩnh vực không “động chạm” đến các quy tắc đạo Hồi, chủ yếu là những lĩnh vực mới
Các quy chế về cá nhân, về hôn nhân gia đình vẫn do Quy tắc Hồi giáo điều chỉnh
Tính hai mặt trong tổ chức Tòa án
Trang 5Hệ thống Chinese Law
Hệ thống Indian Law
Hệ thống Socialist Law
Hệ thống pháp luật châu Phi
So sánh “Common Law” và “Civil Law”?
Nguồn gốc
Nguồn gốc của hệ thống pháp luật Civil Law là các nước châu Âu lục địa, điển hình nhất là Pháp và Đức
Vương quốc Anh
Đặc thù riêng biệt
Pháp luật ở các quốc gia thuộc hệ thống luật Civil Law được hình thành dựa trên nguyên tắc các nhà lập pháp xây dựng những chế định cụ thể và tạo cơ chế để các nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội
Pháp luật chủ yếu hình thành từ tập quán
Thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng thẩm vấn Tố tụng tranh tụng
Trang 6Vai trò của tòa án Là cơ quan áp dụng pháp luật Là cơ quan làm luật (cho ra những Án lệ)
Thẩm phán Được đào tạo theo một quy trình riêng Đa số được chọn là những luật sư giỏi
Xung đột trong pháp luật kinh doanh quốc tế
Ví dụ: Hợp đồng mua thiết bị nuôi gà của Pháp – Đức
Đối tượng: thiết bị chăn nuôi gà bằng điện
Địa điểm ký hợp đồng: triển lãm Lepxich (Đức)
Sau 3 ngày vận hành: 50.000 con gà bị chết ngạt
Nguyên nhân: mất điện, hệ thống lò sưởi và thông gió ngừng hoạt động, bộ phận báo động hỏng
Nếu áp dụng luật Pháp: công ty Pháp thắng vì luật Pháp bảo vệ người tiêu dùng
Nếu áp dụng luật Đức: công ty Đức thắng vì luật Đức bảo vệ nhà sản xuất
Khái niệm
Xung đột về chủ thể
Đối với thương nhân là cá nhân
Năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân
Điều kiện nghề nghiệp để một cá nhân trở thành thương nhân
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Đối với thương nhân là pháp nhân:
Xác định quốc tịch của pháp nhân
Địa vị pháp lý của pháp nhân
Xung đột pháp luật trong hợp đồng kinh doanh
Về hình thức hợp đồng
Về nội dung hợp đồng
Xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
Cách giải quyết các xung đột trong PL KDQT
Cách giải quyết triệt để nhất: lựa chọn một hệ thống pháp luật nhất định để điều chỉnh quan hệ kinh doanh quốc tế
Điều
=> Lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng
Ví dụ:
Điều 668 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến
Trang 71 Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng
và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
2 Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng
3 Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng
4 Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân
sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng
Khoản 1 – Điều 8 Công ước Lahay năm 1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình:
“Luật áp dụng cho hơp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là luật của nước nơi người bán có trụ sở kinh doanh vào lúc ký hợp đồng”
Điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng
Trang 8CHƯƠNG 2 HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Case 1 Tình huống cho vay
Ông Nguyễn Văn A đã viết (bằng tay)
một tờ giấy với nội dung như sau: “Tôi
đồng ý cho anh Trần Văn B vay 2000
USD trong vòng 1 năm kể từ ngày hôm
nay, ngày 1/6/2005” Ngày 2/6/2005 A
đòi B trả 2000 USD, B không trả A muốn
kiện B để đòi lại số tiền trên
Câu hỏi:
1 Tờ giấy trên có phải là hợp đồng
không? Nếu là hợp đồng thì nó là
loại hợp đồng nào? Dân sự hay
Thương mại?
2 Ngoài việc đòi B trả 2000 USD, A
có quyền gì nữa? Hợp đồng này
được điều chỉnh theo văn bản luật
nào?
3 Viết một giấy cho vay như ông A
đã có sự hiểu biết về hợp đồng và
pháp luật về hợp đồng?
1 Về đơn thuần, giấy trên không
phải hợp đồng Nếu là hơp đồng
thì đó là hợp đồng Dân sự
2 Ngoài việc đòi nợ, A có thể cho B vay lại + lãi suất theo quy định Hợp đồng này ký kết vào thời điểm
áp dụng BLDS 1995 Thời điểm hợp đồng có hiệu lực/ thi hành áp dụng BLDS 2015
3 Không
Hợp đồng không hợp lý ở chỗ: chủ thể
là người Việt Nam nhưng lại sử dụng
ngoại tệ (USD) để thực hiện giao dịch.
Điều này vi phạm Pháp lệnh Ngoại hối7
Tổng quan về Hợp đồng Kinh doanh quốc tế
Khái niệm Hợp đồng
Hợp đồng8 là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một cam kết bằng văn bản quy định quyền lợi
và trách nhiệm của các bên về hoạt động kinh doanh quốc tế
7 Điều 22 – Pháp lệnh Ngoại hối 2005 quy định: Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không
cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
8 Điều 385 – BLDS 2015 quy định: Khái niệm Hợp đồng
Trang 9Đặc điểm của Hợp đồng
Chủ thể Thương nhân (các tổ chức kinh tế và cá nhân) có trụ sở thương mại
ở các nước khác nhau Có những hợp đồng bắt buộc các bên đều là thương nhân, có hợp đồng chỉ yêu cầu một bên
Bản chất Là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các
bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh
Hình thức Lời nói, văn bản9, hành vi cụ thể10
So sánh hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại?
Chủ thể Cá nhân, tổ chức có thể có hoặc
không có tư cách pháp nhân Cá nhân nhân, tổ chức có đăngký kinh doanh Có một số giao
dịch thương mại còn đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân
Mục đích Có thể có mục đích sinh lợi hoặc
không có mục đích sinh lợi Phát sinh lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh thương mại như là
hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư
Luật điều
chỉnh Bộ luật dân sự 2015 Luật Thương mại 2005
Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế
Chủ thể Các cá nhân, tổ chức có nơi cư trú/ trụ sở thương mại ở các nước
khác nhau
Một trong hai bên là thương nhân hoặc cả hai bên đều là thương nhân
Hình thức Văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể
Mục đích Sinh lợi
Sự kiện pháp
lý làm phát
sinh hợp
đồng
Hành vi giao kết hợp đồng diễn ra ở nước ngoài với ít nhất một trong các bên
Đồng tiền
thanh toán Ngoại tệ với ít nhất một trong các bên (lưu ý đến tỷ giá hối đoái vàbiến động tỷ giá hối đoái) Luật điều
chỉnh Luật nước ngoài đối với ít nhất một trong các bên; mang tính chất đadạng, phức tạp, có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế hoặc tập
quán thương mại quốc tế
Cơ quan giải
quyết tranh
chấp
Tòa án hoặc trọng tài thương mại tại các quốc gia của các bên của hợp đồng hoặc một nước thứ ba
Ngôn ngữ
hợp đồng Tiếng nước ngoài với ít nhất một trong các bên, phần lớn sử dụngtiếng Anh Khi hợp đồng được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ, thông
thường sẽ có quy định trong hợp đồng về bản tiếng nước nào sẽ được
ưu tiên áp dụng khi xảy ra mâu thuẫn
9 Khoản 15 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005 quy định Các hình thức có giá trị tương đương văn
bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp
luật.
10 Điều 24 – Luật Thương mại 2005 quy định: hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 10Những nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng kinh doanh quốc tế
Nguyên tắc dự do hoạt động – Nguyên tắc cơ bản trong Thương mại quốc tế
Nguyên tắc tự do 11
Điều 11 – Luật Thương mại 2005 quy định:
“ Điều 11 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1 Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó
2 Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”
Điều 1.1 – PICC12 2004 quy định:
“ĐIỀU 1.1
(Tự do hợp đồng )
Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng.”
Nội dung:
Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh
Các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng
ép, đe dọa, năng cản bên nào
Quyền tự do giao kết hợp đồng được giới hạn trong một số trường hợp: dịch vụ công ích (độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực → vì lợi ích công cộng) ; quy phạm bắt buộc (các bên không thể thỏa thuận được)
Nguyên tắc bình đẳng 13
Khoản 1 – Điều 3 – BLDS 2015 quy định:
“Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau vè quyền nhân thân và tài sản”
11 Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế (GT PL DKQT), trg 133.
12 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 Xem thêm tại: http://tailieuxnk.com/ upload/sanpham/thumb/Tai-lieunguyen-tac-unidroit-ve-hop-dong-thuong-mai-317191556747.pdf
13 GT PL KDQT, trg 134.
Trang 11 Điều 10 – Luật thương mại 2005 quy định:
“Điều 10 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt
động thương mại.
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.”
Nguyên tắc thiện chí và trung thực 14
Khoản 3 – Điều 3 – BLDS 2015 quy định:
“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một các thiện chí và trung thực”
Điều 1.7 – PICC 2004 (nguyên tắc chủ đạo của PICC) quy định :
“ĐIỀU 1.7
(Thiện chí và trung thực)
1 Các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế
2 Các bên trong hợp đồng không được loại trừ hay hạn chế nghĩa vụ này.”
Nguyên tắc cấm tự mâu thuẫn
Điều 1.8 – PICC 2004 quy định:
“ĐIỀU 1.8
(Cấm tự mâu thuẫn)
Một bên không thể hành động ngược lại với sự mong đợi mà mình đã tạo ra cho bên
kia khi mà bên kia đã tin một cách hợp lý vào sự mong đợi này và vì vậy đã hành động
không có lợi cho họ.”
Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen trong hoạt động thương mại
Tập quán là gì?
“Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”15
Thói quen là gì?
14 GT PL KDQT, trg 135.
15 Khoản 4 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005