1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về kinh tế thực trạng và mục tiêu

17 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

PHẦN A: MỞ ĐẦU Nhà nước cũng như pháp luật là những hiện tượng có tính lịch sử. Nó chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng không thể điều hòa được, thì Nhà nước ra đời. Nhà nước đặt các quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thay cho tập tục lạc hậu và thừa nhận các quy tắc tập quán còn phù hợp để nâng lên thành luật để điều hành các quan hệ xã hội. Nhà nước XHCN là công cụ sắc bén để nhân dân lao động trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột. Nhà nước XHCN được xây dựng và không ngừng hoàn thiện trong suốt thời kỳ quá độ từ CNTB CNXH CNCS văn minh. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động diễn ra rất phức tạp, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa cạnh tranh, mâu thuẩn trong quan hệ kinh tế thường xuyên xảy ra. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến bản chất XHCN, đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người…Vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội là một yêu cầu cần thiết khách quan, nhằm điều khiển các thành phần kinh tế và thị trường hoạt động theo định hướng XHCN; đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực xã hội. Thời đại ngày nay, việc nâng cao quản lý kinh tế của Nhà nước là cần thiết đối với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị XH, nó được thể hiện:Mọi Nhà nước sinh ra, phải nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế nhằm điều tiết mối quan hệ kinh tế xã hội. Để thực hiện quyền lực, Nhà nước phải tiến hành quản lý mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý kinh tế đối với nền kih tế quốc dân. Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra, cho nên cần thiết có sự quản lý của Nhà nước về kinh tế. Nhà nước tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong lịch sử kinh tế thế giới, có hai mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước: Thứ nhất, là mô hình kinh tế chỉ huy – vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước được tuyệt đối hóa; thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường, nó kết hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của cơ chế thị trường. Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới không một nhà nước nào đứng ngoài việc quản lý kinh tế; Nhà nước nào cũng có chức năng quản lý kinh tế, tuy mỗi nước có cách quản lý khác nhau. Ở nước ta, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu là các hoạt động được tổ chức, điều hành và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước và có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển bền vững. Nhằm tìm hiếu sâu hơn về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, em xin chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước về kinh tế thực trạng và mục tiêu” làm đề tài tiểu luận cuối khóa

Trang 1

PHẦN A: MỞ ĐẦU

Nhà nước cũng như pháp luật là những hiện tượng có tính lịch sử Nó chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội làm xuất hiện chế

độ tư hữu và xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng không thể điều hòa được, thì Nhà nước ra đời Nhà nước đặt các quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thay cho tập tục lạc hậu và thừa nhận các quy tắc tập quán còn phù hợp để nâng lên thành luật để điều hành các quan hệ xã hội

Nhà nước XHCN là công cụ sắc bén để nhân dân lao động trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột Nhà nước XHCN được xây dựng và không ngừng hoàn thiện trong suốt thời kỳ quá độ từ CNTB - CNXH - CNCS văn minh

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động diễn ra rất phức tạp, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa cạnh tranh, mâu thuẩn trong quan hệ kinh tế thường xuyên xảy ra Mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến bản chất XHCN, đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền

mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người…Vì vậy, quản lý nhà nước

về kinh tế - xã hội là một yêu cầu cần thiết khách quan, nhằm điều khiển các thành phần kinh tế và thị trường hoạt động theo định hướng XHCN; đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực xã hội

Thời đại ngày nay, việc nâng cao quản lý kinh tế của Nhà nước là cần thiết đối với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - XH, nó được thể hiện:Mọi Nhà nước sinh ra, phải nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế nhằm điều tiết mối quan hệ kinh tế - xã hội Để thực hiện quyền lực, Nhà nước phải tiến hành quản lý mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có

Trang 2

xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao do cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tạo ra, cho nên cần thiết có sự quản lý của Nhà nước về kinh tế Nhà nước tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Trong lịch sử kinh

tế thế giới, có hai mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước: Thứ nhất, là mô hình kinh tế chỉ huy – vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước được tuyệt đối hóa; thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường, nó kết hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của cơ chế thị trường

Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới không một nhà nước nào đứng ngoài việc quản lý kinh tế; Nhà nước nào cũng có chức năng quản lý kinh tế, tuy mỗi nước có cách quản lý khác nhau

Ở nước ta, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu là các hoạt động được tổ chức, điều hành và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước và có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển bền vững

Nhằm tìm hiếu sâu hơn về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế,

em xin chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước về kinh tế- thực trạng và mục tiêu” làm đề tài tiểu luận cuối khóa

Trang 3

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1.1 Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao Hiện tại, nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá

cả kiểu hành chính như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và thông qua

Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh

tế thị trường Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp

và đang chuyển đổi

Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế Theo cách xác định hiện nay của chính phủ, Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Một trong những biện pháp mà Đảng

và Chính phủ Việt Nam thực hiện để khu vực kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo của nền kinh tế là thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng cổng ty

Trang 4

nhà nước Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Mặc dù Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Theo số liệu sơ bộ] của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %)

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế

Vào năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm 20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58 % (trong đó công nghiệp chế biến chiếm 21,38 %) Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81 % GDP thực tế

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 % ao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5-9% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008 Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%, thấp hơn mức Quốc hội đề

ra là trên 7,5-8% Những lo ngại về lạm phát tăng tốc nhanh trong năm 2007

và nửa đầu năm 2008 đã khiến Chính phủ quyết định thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến

Thu chi ngân sách nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp lý khác Kỳ họp cuối năm là lúc Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương

Trang 5

năm sau Các cấp ngân sách nhà nước đều có nguồn thu riêng Ngoài ra còn

có một số nguồn thu chung - là nguồn thu của ngân sách cấp trên chia cho ngân sách cấp dướ

Ngân hàng Nhà nước đang quản lý tương đương 20,7 tỷ dollar dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam (tính vào thời điểm ngày 19/6/2008) Ngân hàng này quản lý tỷ giá hối đoái chính thức của Việt Nam thông quan can thiệp vào giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động tới tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu Bộ Tài chính (Việt Nam) cũng công bố một tỷ giá chính thức nữa để phục vụ hạch toán ngoại tệ Ngoài các loại tỷ giá hối đoái chính thức nói trên, Việt Nam còn có

tỷ giá hối đoái không chính thức thường áp dụng trong giao dịch ngoại tệ tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tư nhân

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký Tính theo giá trị lũy kế từ năm

1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị Trong 82 quốc gia

và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc,Singapore, Đài Loan và Nhật Bản Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu Riêng năm 2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phát sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào Tính đến hết năm 2007, có 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ dollar

Trang 6

và vốn thực hiện khoảng 800 triệu dollar Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO

1.2 Vấn đề đặt ra với nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động kém hiệu quả Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải Do vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới Hiệu quả đầu tư

Trang 7

không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao

Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng

Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân

cơ bản làm mất giá đồng Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân vào VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và vàng Tới tháng 4/2011, các nước lân cận lạm phát đều không quá 5 – 6%, còn Việt Nam thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ

Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: “Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là

do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.”

Mặc dù Việt Nam đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém tâm lý thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của các nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng

Trang 8

buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá trình cải cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ của đời sống kinh tế xã hội

Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện không ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ giọt Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á Nhiều nước trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn này một cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá Trong khi đó tại Việt Nam, các luồng vốn này hầu như im ắng và VND liên tục mất giá Ở những thời điểm nhất định trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi trường đầu tư của Việt Nam Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút

Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh

tế tại Việt Nam Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ Nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu… Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đe doạ các dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ tầng và cơ sở hậu cần thì Việt Nam còn tụt hậu

Cơ cấu kinh tế Việt Nam không hợp lý thể hiện ở cơ cấu sở hữu (tài sản

và đầu tư tập trung quá lớn vào khối doanh nghiệp nhà nước, trong khi khối này hoạt động không hiệu quả) Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được

Trang 9

thể hiện qua việc lựa chọn ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang có

Một trong những trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có trình độ Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam không phát huy được những lợi thế này

Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao

Trang 10

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Giống như các nền kinh tế thị trường truyền thống, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm hạn chế những tồn tại của kinh tế thị trường và đi tới mục tiêu cuối cùng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Muốn đạt được điều đó, quản lý nhà nước về kinh tế phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể về thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là mô hình kinh

tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mang những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại (đã và đang tồn tại, phát triển ở các nước trên thế giới) vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam Xét về bản chất, nó

là một mô hình tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội ở một đất nước cụ thể

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước về kinh tế là một yêu cầu khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường như mọi nước khác Nhìn chung, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm mục tiêu hạn chế và khắc phục những tồn tại của kinh tế thị trường Ngoài ra, Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn phải chủ động sử dụng kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, dẫn dắt nền kinh tế phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa,

Ngày đăng: 21/07/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w