Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp t
Trang 1CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH TẾ 1.1 Khái niệm công chức quản lý nhà nước về kinh tế
1.1.1 Khái niệm công chức
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008:
“Điều 4 Cán bộ, công chức
…2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
* Các tiêu chí để xác định cán bộ công chức hiện nay:
(1) Là công dân Việt Nam
(2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chế chính thức bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(3) Được xếp vào ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức do Nhà nước quy định
(4) Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
1.1.2 Khái niệm công chức quản lý nhà nước về kinh tế
Trang 2Công chức quản lý kinh tế là một thuật ngữ ít được dùng và cũng chưa có văn bản nào điều chỉnh Tuy nhiên, có thể hiểu công chức quản lý kinh tế là một
bộ phận của cán bộ, công chức; là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế; tham gia hoạch định chính sách kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn quốc hoặc trong từng vùng hay lĩnh vực cụ thể
Chất lượng của đội ngũ công chức quản lý kinh tế được thể hiện qua trình
độ và năng lực chuyên môn, được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị, ngạch, bậc công chức và hình thức đào tạo Ngoài ra, chất lượng công chức còn được đánh giá qua các chỉ tiêu khác như: thâm niên công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc
và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý…Người công chức quản
lý kinh tế phải có những hiểu biết rộng về kinh tế thị trường, xu hướng phát triển của nền kinh tế, có khả năng phân tích và khái quát các vấn đề kinh tế để từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề một cách phù hợp, dễ dàng thích ứng được với hoàn cảnh Đội ngũ công chức quản lý kinh tế giỏi là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diện
1.2 Phân loại công chức quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, Sở Y tế nói riêng.
1.2.1 Về loại công chức quản lý kinh tế: Gồm 04 loại:
(1) Công chức lãnh đạo: là công chức giữ cương vị chỉ huy trong điều
hành công việc của các cơ quan quản lý kinh tế thuộc bộ máy Nhà nước Cụ thể, đối với Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng: công chức lãnh đạo là Giám đốc, các Phó giám đốc, các trưởng, phó phòng, ban của Sở
(2) Công chức chuyên gia: là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có
khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công
vụ chuyên môn phức tạp; vừa tham mưu cho lãnh đạo, vừa trực tiếp giải quyết các công việc theo yêu cầu lãnh đạo Đối với Sở Y tế, công chức chuyên gia phải có trình độ chuyên môn thật sâu về lĩnh vực y học, được đào tạo theo những ngạch bậc chuyên môn nhất định (có tính chuyên môn hóa sâu về lĩnh vực Y học)
Trang 3(3) Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực Nhà nước: là người
không có thẩm quyền ra quyết định như công chức lãnh đạo; chỉ thừa hành thực thi công vụ; được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác khi làm nhiệm vụ Chẳng hạn, đối với Sở Y tế, chức danh này là công chức Thanh tra…
(4) Các nhân viên hành chính: là người thực hành nhiệm vụ do công chức
lãnh đạo giao phó, làm công việc phục vụ trong bộ máy hành chính của Sở, có trình độ chuyên môn thấp, chỉ tuân thủ mệnh lệnh và hướng dẫn của cấp trên (văn thư, đánh máy, lái xe…)
1.2.2 Về hạng công chức quản lý kinh tế
Hạng công chức là một tiêu thức phản ánh trình độ tổng quát của công chức, được chia thành 04 hạng:
(1) Công chức hạng A: Là công chức có trình đô chuyên môn cao, giữ các
cương vị lãnh đạo hoặc là chuyên gia có khả năng nghiên cứu, phân tích và đưa
ra quan điểm chiến lược quan trọng Công chức hạng A có thể chia thành:
- Hạng A1: gồm công chức có trình độ cao, đối với Sở Y tế là Giám đốc
Sở, các chuyên viên cao cấp
- Hạng A2: gồm công chức có trình độ chuyên môn thấp hơn hạng A1 và giữ cương vị ở cấp độ thấp hơn; đối với Sở Y tế là Phó Giám đốc Sở và các trưởng phòng, ban thuộc Sở
(2) Công chức hạng B: gồm công chức có trình độ chuyên môn kỹ thuật
thấp hơn hạng A, giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở cấp thấp hơn; đối với Sở Y tế
là trưởng, phó phòng y tế … thuộc các quận, huyện…
(3) Công chức hạng C: gồm công chức thừa hành công việc dưới sự chỉ
huy của các công chức lãnh đạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức thấp hơn (trung học chuyên nghiệp, học nghề…); ở Sở Y tế là các cán bộ trung cấp…
(4) Công chức hạng D: là các nhân viên phục vụ trong bộ máy như: tạp vụ,
lao công, hoặc người làm việc cụ thể mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
Trang 4Hạng công chức có thể xét theo quá trình đào tạo hoặc trình độ văn hóa tương đương như sau:
- Hạng A: có trình độ trên đại học, hoặc đại học;
- Hạng B: có trình độ đại học;
- Hạng C: có trình độ trung học;
- Hạng D: có trình độ tiểu học
1.2.3 Về ngạch công chức quản lý kinh tế.
Ngạch công chức là một khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyên môn và ngành nghề của công chức; ngạch là một dấu hiệu đặc thù của công chức trong bộ máy quản lý kinh tế Công chức thuộc một ngạch nhất định nếu muốn chuyển ngạch phải có văn bằng cao hơn, hoặc qua một kỳ thi tuyển vào ngạch mới
Hiện nay, công chức trong bộ máy nhà nước được xếp theo các ngạch:
nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.
Mỗi ngạch công chức chia thành nhiều bậc; bậc là thứ hạng trong một ngạch, việc nâng bậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả công tác và chấp hành kỷ luật của công chức Công chức khi nâng bậc không phải thi tuyển, cũng không đòi hỏi quá trình đào tạo qua văn bằng Nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy chế công chức thì cứ đến thời gian
ấn định (03 năm) sẽ được nâng lên bậc trên kế tiếp
1.3 Vai trò của công chức quản lý nhà nước về kinh tế
Mọi cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước dù ở vị trí nào cũng đều có những vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đây là nguồn lực giúp khai thông và sử dụng các nguồn lực khác của nền kinh tế Trong đó, nổi lên vai trò của công chức quản lý kinh tế:
Thứ nhất, công chức quản lý kinh tế, đặc biệt là công chức lãnh đạo và
công chức chuyên gia là những người tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng chính sách phát triển kinh tế; xây dựng nên cơ chế và thể chế quản lý kinh tế của đất nước Ngoài ra, đội ngũ công chức lãnh đạo và công chức chuyên gia là lực lượng góp phần xây dựng đường lối, chiến lược phát
Trang 5triển kinh tế đúng đắn trong từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương; do đó đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế toàn diện
Thứ hai, các công chức quản lý kinh tế là những người thực thi công vụ; sử
dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của nền kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước; phối hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mất cân đối, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quản lý giúp toàn
bộ nền kinh tế vận hành đúng hướng và đạt được những mục tiêu đặt ra, giúp cho đất nước ngày càng phát triển
Thứ ba, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế là người đại diện cho Nhà
nước, là tiếng nói của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, với các tổ chức kinh tế Hiệu quả hoạt động của công chức quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế và bộ máy Nhà nước nói chung
Thứ tư, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế là lực lượng quan trọng
giúp Nhà nước có thể sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực trong
xã hội: vạch ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn; tổng hợp, phân tích các thông tin về thực trạng các nguồn lực, điều kiện kinh
tế - xã hội và tiềm năng của đất nước để đưa ra các phương án hoạt động tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội; trên cơ sở đó nhắm hạn chế những nguy cơ, thách thức, nắm bắt những cơ hội và thời cơ để phát triển đất nước
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ Y TẾ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 2.1 Tổng quan về Sở Y tế Thành phố Hải Phòng
2.1.1 Vị trí và chức năng
Trang 6Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người;
mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế)
Sở Y tế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân TP, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Y tế
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.2.1 Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế; kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ở địa phương; b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực y tế;
c) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục trực thuộc Sở;
d) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các đơn vị thuộc Sở Y tế; trưởng và phó trưởng Phòng Y tế
2.1.2.2 Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực y tế;
c) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;
Trang 7d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh ở địa phương
2.1.2.3 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về
y tế sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở
2.1.2.4 Về y tế dự phòng
a) Quyết định những biện pháp điều tra, giám sát, phát hiện và xử lý dịch bệnh, thực hiện báo cáo dịch theo quy định của pháp luật
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định
về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; bệnh xã hội; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, vệ sinh và sức khoẻ lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh; c) Làm thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạophòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp tỉnh; chỉ đạo, quản lý,
tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
2.1.2.5 Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng
a) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phẫu thuật tạo hình, giải phẫu thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế theo phân cấp và theo phân tuyến kỹ thuật;
b) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp
2.1.2.6 Về y dược cổ truyền
Trang 8a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa phương;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh;
c) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược cổ truyền tư nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp
2.1.2.7 Về thuốc và mỹ phẩm
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giới thiệu thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp
2.1.2.8 Về an toàn vệ sinh thực phẩm
a) Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
a) Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
2.1.2.9 Về trang thiết bị và công trình y tế
a) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế;
b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy định, quy trình, quy chế chuyên môn về trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật và theo phân cấp
2.1.2.10 Về dân số - kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản
Trang 9a) Tổ chức triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số
-kế hoạch hoá gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình;
b) Tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
c) Thẩm định, quyết định cho phép thực hiện xác định lại giới tính, thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học, các dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ tư vấn về dân số - kế hoạch hoá gia đình theo quy định của pháp luật 2.1.2.11 Về bảo hiểm y tế
a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
2.1.2.12 Về đào tạo nhân lực y tế
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực y tế vàchính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
2.1.2.13 Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật
2.1.2.14 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật
2.1.2.15 Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản
lý của ngành y tế đối với Phòng Y tế
2.1.2.16 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao
2.1.2.17 Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
Trang 102.1.2.18 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
2.1.2.19 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
2.1.2.20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế
2.1.2.21 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức Sở Y tế thành phố Hải Phòng:
Sở Y tế TP Hải PHòng
Văn Phòng
Sở Phòng Kế
hoạch
Phòng Tổ chức cán bộ
Ban Giám đốc
Giám đốc Phó Giám
Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Nghiệp vụ y
Phòng Nghiệp vụ dược
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Quản
lý hành nghề
y dược ngoài công lập
Ban Thanh tra