1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý nhà nước về kinh tế Công cụ kế hoạch hoá trong quản lý nhà nước về kinh tế Những vấn đề đặt ra đối với công cụ kế hoạch hoá ở nước ta hiện nay

22 4,4K 63
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CÔNG CỤ KẾ HOẠCH HÓA TRONG QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ1.1 Khái niệm: Kế hoạch hóa là phương thức quản lý nền kinh tế của Nhà Nước theo mụctiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu đ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội Công tác kếhoạch hóa được Đảng và Nhà Nước ta coi là một công cụ thiết yếu để quản lý xãhội điều tiết nền kinh tế Một thời gian khá dài trước đây, từ góc độ lý luận người takhẳng định kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là đặc trưng là tính ưu việt riêng củachủ nghĩa xã hội

Nước ta trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa có thể khẳng định rằng sau khi đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nước ta đã khắc phục được những cuộckhủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, đưa nền kinh tế dần vào thế ổn định tạo ranhững thành tựu vượt bậc, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước Đây là một thành công lớn trong bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiềukhó khăn và thách thức, sự thành công này là sự đóng góp đáng kể của công táchoạch định chiến lược phát triển, đặc biệt là vai trò của kế hoạch hóa vĩ mô trong

cơ chế thị trường Như vậy đối với Việt Nam, kế hoạch hoá là một công cụ quản lýkinh tế vĩ mô rất quan trọng và đổi mới công tác từ tư duy, quan điểm, định hướng,nội dung phương pháp cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là nộidung cơ bản của quá trình đổi mới, cải cách nói trên

Xuất phát từ đó, nhóm em chọn đề tài: “Công cụ kế hoạch hoá trong quản lý nhà nước về kinh tế? Những vấn đề đặt ra đối với công cụ kế hoạch hoá ở nước

ta hiện nay” làm nội dung nghiên cứu, thảo luận của nhóm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song kiến thức chuyên môn còn hạn chế nênkhông tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm việc, rất mong những ý kiếnđóng góp quý báu của thầy để vấn đề được sáng tỏ hơn

Nhóm 5 – Quản lý kinh tế

Trang 2

CHƯƠNG I: CÔNG CỤ KẾ HOẠCH HÓA TRONG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ1.1 Khái niệm:

Kế hoạch hóa là phương thức quản lý nền kinh tế của Nhà Nước theo mụctiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội phải đạtđược trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia và những giải phápchính sách những cân đối vĩ mô cần thiết đạt được các mục tiêu đặt ra một cáchhiệu quả cao nhất

Kế hoạch hoá kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu phương hướngchính sách biện pháp phát triển nền kinh tế quốc dân, được biểu hiện bằng một hệthống chỉ tiêu kế hoạch số lượng và chất lượng, các bảng cân đối phù hợp với cácquy luật kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực củađất nước

1.2 Bản chất của kế hoạch hóa

1.2.1 Bản chất kế hoạch hóa tập trung

1.2.1.1 Khái niệm kế hoạch hóa tập trung:

Kế hoạch hóa tập trung là một phương thức kế hoạch hóa trong đó mọi hoạtđộng sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế đều được thực hiện trên cơ sở các quyđịnh mang tính pháp lệnh phát ra từ trung ương Trong cơ chế kế hoạch hóa tậptrung, Chính phủ thực hiện khống chế trực tiếp nhiều hoạt động kinh tế thông quaquá trình đưa ra nhiều quyết định từ Trung ương, các mục tiêu cụ thể được địnhtrước bởi các kế hoạch ở Trung ương đã tạo nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tếquốc dân toàn diện và đầy đủ Nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính đượcphân phối không phải theo giá thị trường và các điều kiện cung cầu, mà phân phốitheo các nhu cầu vật tư, lao động, vốn của kế hoạch tổng thể Các nội dung trênkhẳng định bản chất kế hoạch hóa trong nền kinh tế mệnh lệnh là kế hoạch hóa trựctiếp

1.2.1.2 Đặc trưng của kế hoạch hóa tập trung:

Thứ nhất: kế hoạch hóa phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu

đối với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể, kế hoạch chỉ bó hẹptrong phạm vi kinh tế Nhà Nước và ngân sách Nhà Nước, chỉ chú trọng phát triển

Trang 3

kinh tế quốc doanh Còn các thành phần kinh tế khác không được coi trọng và do

đó không bao quát được nền kinh tế quốc dân

Thứ hai: cơ chế kế hoạch hóa tập trung theo phương thức “giao – nhận” với

hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà Nước, giao đến tận các cơ sởsản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trìnhsản xuất kinh doanh

Thứ ba: cơ chế kế hoạch mang nặng tính chất hiện vật và tính khép kín trong

từng ngành và từng lãnh thổ

Thứ tư: giá cả phần lớn được hình thành theo kế hoạch do Nhà Nước quy

định Cơ chế thị trường không được thừa nhận, sự điều tiết thị trường thông qua hệthống giá cả rất yếu và ít

Thứ năm: phương pháp kế hoạch được tiến hành theo trình tự “hai xuống,

một lên” nhằm kết hợp hài hòa giữa tính tập trung và tính dân chủ trong kế hoạch.Song trên thực tế, quyền dân chủ, quyền chủ động của các đơn vị, cơ sở rất hạnchế Vai trò kế hoạch của các đơn vị, cơ sở rất thụ động hình thành nét “tập quán”trông chờ, ỷ lại Nhà Nước

1.2.2 Bản chất của kế hoạch hóa định hướng

1.2.2.1 Khái niệm kế hoạch hóa định hướng:

Kế hoạch hóa phát triển là sự tác động có ý thức của Chính phủ vào nền kinh

tế vĩ mô thông qua việc thiết lập một cách chủ động mối quan hệ khả năng với cácmục đích nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra bằng việc sử dụng hiệu quả nguồntiềm năng hiện có Kế hoạch hóa phát triển được xem là công nghệ của sự lựa chọncác hoạt động hợp lý và tối ưu trong đó chủ yếu là:

- Lựa chọn sắp xếp sử dụng các nguồn lực khan hiếm

- Đưa ra các định hướng phát triển

- Xác định các cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô

Một kế hoạch như trên là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch hướng dẫn và kếhoạch dưới dạng các chính sách, kế hoạch như vậy phải được tiếp cận theo hìnhthức từ trên xuống

1.2.2.2 Nguyên tắc của kế hoạch hóa định hướng

Trang 4

Kế hoạch hóa phát triển là yếu tố tập trung của hệ thống quản lý kinh tế xãhội, nó cần phải quán triệt 4 nguyên tắc chung nhất sau đây:

* Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Nguyên tắc này xem như là yêu cầu của nền sản xuất dựa trên cơ sở lao độngtập thể, hơn nữa đối tượng của kế hoạch hóa lại là ở quy mô toàn xã hội với các bộphận, mắt xích cấu thành phức tạp Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường yêu cầunguyên tắc có những nét khác biệt so với kế hoạch hóa tập trung Nội dung củanguyên tắc đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết mang tính tập trung, các nội dungthực hiện mang tính dân chủ trong công tác kế hoạch hóa và cơ chế kết hợp cả haiyếu tố này tính tập trung trong kế hoạch hóa phát triển thể hiện ở các mặt sau đây:

- Chính phủ thông qua cơ quan kế hoạch hóa quốc gia thực hiện các chứcnăng định hướng, chủ động hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hướng và cânđối cơ bản của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch đưa ra các chương trìnhphát triển kinh tế xã hội lớn, ban hành hệ thống chính sách thể chế điều tiết vàkhuyến khích sự phát triển của mọi thành phần kinh tế

- Các kế hoạch chương trình dự báo phát triển phải được soạn thảo trên cơ sởcác quan điểm chính trị, các mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà Nước yêu cầu.Thực hiện nhất trí cao độ giữa kinh tế và chính trị trong từng thời kỳ

- Hướng các đơn vị, các thành phần kinh tế hoạt động theo quỹ đạo mục tiêuchung của quốc gia

Tính dân chủ trong kế hoạch hóa phát triển đặt ra các nội dung sâu và rộnghơn so với kế hoạch hóa tập trung cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, sử dụng sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng và thực thi kế

hoạch

Thứ hai, sử dụng sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác kế hoạch

hóa trao đổi ý kiến với khu vực tư nhân sẽ đưa đến những lợi ích như: có được cácthông tin tốt hơn về quy mô đặc điểm, loại hình đầu tư và xu thế phát triển khu vực

tư nhân, tăng cường hiệu quả và xác thực trong việc hoạch định và áp dụng cácchính sách cho khu vực tư nhân và sẽ có sự cộng tác tốt trong khu vực tư nhân vớichiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 5

Thứ ba, Chính phủ phải đưa ra các cam kết cụ thể của mình với các địa

phương, ngành và doanh nghiệp

Thứ tư, thể hiện trong việc tăng cường hình thức kế hoạch hóa phi tập trung Thứ năm, mở rộng tính chất dân chủ trong quan hệ tác động giữa Nhà Nước

với cấp trên trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch

* Nguyên tắc thị trường:

Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nhất bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh

tế thị trường Mối quan hệ giữa kế hoạch hóa và thị trường được đúc kết thànhnhững nội dung mang tính chất quy luật tất yếu Tuy vậy trong giai đoạn hiện nay,cần đặt vấn đề ngày một toàn diện hơn có thể nghiên cứu trên hai góc độ:

- Nếu đặt kế hoạch là một chức năng quản lý còn thị trường là một lĩnh vựchoạt động của đời sống kinh tế xã hội thì có thể nói thị trường vừa là căn cứ vừa làđối tượng của kế hoạch hóa Cơ chế kết hợp một cách tổng hợp nhất giữa hai yếu tốnày thể hiện trong kinh tế hỗn hợp là thị trường điều tiết về sản xuất, còn kế hoạchđiều tiết các quan hệ thị trường

- Nếu còn thị trường là hai công cụ điều tiết nền kinh tế thì mối quan hệ giữa

kế hoạch với thị trường thực chất là việc kết hợp giữa hai công cụ điều tiết trực tiếp(bằng kế hoạch) và điều tiết gián tiếp (thông qua thị trường) Nguyên tắc thị trườngđặt ra yêu cầu kế hoạch không tìm cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổxung cho thị trường bù đắp các khiếm khuyết của thị trường, hướng dẫn thị trường

và đảm bảo thị trường luôn luôn vận hành tương xứng với sự liên kết xã hội của đấtnước Mặt khác kế hoạch phải căn cứ vào thị trường để đưa ra các mục tiêu hợp lý,cân nhắc một cách có hệ thống tất cả các công cụ chính sách để lựa chọn tối ưu

* Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo:

Nguyên tắc này được đưa ra xuất phát từ nguyên tắc thị trường, nó tạo điềukiện thực hiện được nguyên tắc thị trường Đối với nhiều nhà quản lý, nguyên tắclinh hoạt mềm dẻo được xem là quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch, kế hoạchcàng linh hoạt thì sự đe dọa gây ra do các sự kiện chưa lường trước được ngày càng

ít Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo thể hiện trước hết trong quá trình lập kế hoạch,phải xây dựng được nhiều phương án kế hoạch gắn với mỗi biến số khác nhau vềcác điều kiện hiện tại cũng như tương lai Nguyên tắc này còn thể hiện trong việc tổ

Trang 6

chức cơ quan kế hoạch và cơ chế hoạt động của nó Cần phải đặt ra vấn đề phâncông, phối hợp giữa các cơ quan kế hoạch theo tuyến dọc và tuyến ngang trongđiều hành và xây dựng kế hoạch cơ bản của cơ quan kế hoạch cần đạt vấn đề vềthay đổi vị trí làm việc thường xuyên để tránh việc “sơ cứng” và tạo điều kiện chocác ý tưởng mới xuất hiện.

* Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động kinh doanh:

Chủ thể chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp hoạt độngsản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau Những quyết định của họ đềuxuất phát từ lợi ích riêng của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu quan tâm hàng đầu làchỉ tiêu hiệu quả tài chính, lợi nhuận thu được từ phương án sản xuất kinh doanhnguyên tắc đặt ra các vấn đề chủ yếu sau đây trong hoạt động kế hoạch:

- Cơ quan kế hoạch quốc gia phải đóng vai trò quyết định trong việc xác địnhkhung vĩ mô cho sự phát triển kinh tế dài hạn của đất nước Đưa ra các dự báo, cácchiến lược phát triển, các mục tiêu phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đấtnước

- Đảm bảo tính hệ thống kế hoạch hóa

- Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội thể hiện rõ nétnhất trong nội dung thẩm định và quản lý các chương trình dự án phát triển đểquyết định hướng phân bổ nguồn lực

1.3 - Vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường:

Kế hoạch đã và đang dần dần thể hiện được vai trò quan trọng của mìnhtrong nền kinh tế thị trường Vậy vai trò của nó như thế nào? Có thể nói rằng vaitrò đó được thể hiện đối với nền kinh tế thị trường bao gồm như:

Thứ nhất, Điều tiết phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô bằng các chính sách: Với

chức năng này thì mục tiêu chính của kế hoạch đó là ổn định giá cả, bảo đảm công

ăn việc làm, tăng trưởng và cân đối cán cân thanh toán quốc tế Các mục tiêu nàyđan xen lẫn nhau không thể quá chú trọng vào một yếu tố nào đó sẽ làm ảnh hưởngtới các yếu tố khác Trong chức năng điều tiết ổn định kinh tế vĩ mô thì kế hoạchthể hiện ở chỗ là hoạch định chính sách chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra cácbiện pháp phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo sử dụng hiệu quả

Trang 7

những gì đã có Bên cạnh đó kế hoạch bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cânđối, bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, Định hướng phát triển kinh tế xã hội: Đây là chức năng thể hiện

bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và chính nó làm cho kế hoạchkhông bị lu mờ trong cơ chế thị trường vì vậy kế hoạch cần phải: Xây dựng đượcchiến lược và quy hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch pháttriển vùng, ngành, đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm thựchiện chức năng dẫn dắt định hướng phát triển xử lý kịp thời các mất cân đối xuấthiện trong nền kinh tế thị trường

Thứ ba, Kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế xã hội: Chính phủ thông qua

các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện các tiến

độ kế hoạch thực hiện và tuân thủ các cơ chế, chính sách áp dụng trong thời kỳ kếhoạch Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách và các mục tiêu đề ra.Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế bảo đảm các luận cứ quan trọng choviệc xây dựng các kế hoạch tiếp theo

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM2.1 Nền kinh tế KHH ở Việt Nam trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung:

2.1.1 Nền kinh tế KHH tập trung giai đoạn từ 1955 – 1975:

Trang 8

Đây là thời kỳ Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền, miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra,dưới sự lãnh đạo của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã áp dụng mô hình kinh

tế kế hoạch trực tiếp theo kiểu Liên Xô với các đặc điểm cơ bản:

- Kế hoạch hoá phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với haithành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể

- Cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thốngchằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận cơ sở sản xuấtkinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sảnxuất kinh doanh

- Cơ chế kế hoạch hoá mang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kíntrong từng ngành, từng vùng lãnh thổ

Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cảitạo và phát triển kinh tế xã hội sau hoà bình năm 1954, thực hiện có kết quả mụctiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi rực rỡ mùa xuânnăm 1975…

2.1.2 Nền kinh tế KHH tập trung giai đoạn từ 1976 – 1985:

Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30/04/1975 nước ta đã hoàn toànthống nhất, non sông quy về một mối Như vậy, sự nghiệp của nước ta giờ đây làcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp như ở miền Bắc 20 năm trước

- Giai đoạn 1976 – 1980, đây là giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đượctriển khai, về kinh tế nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng:khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm lược do đế quốc

Mỹ gây ra và của cuộc chiến tranh biên giới; khôi phục phần lớn những cơ sở côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ởmiền Nam bị chiến tranh tàn phá; củng cố kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ởmiền Bắc, bước đầu cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam,đưa một bộ phận nông dân Nam Bộ, nông dân Nam Trung Bộ vào con đường làm

ăn tập thể; bước đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội; tăng cường một bước

cơ sở vật chất-kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân Trên mặt trận văn hoá, giáo dục,khoa học, kỹ thuật, y tế cũng có nhiều thành tựu

Trang 9

Tuy đã có những nhân tố tích cực nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa rộngkhắp Trong 5 năm từ 1976-1980, kết quả sản xuất chưa tương xứng với sức laođộng và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân còn trầmtrọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội; thị trường, vậtgiá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khókhăn Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành củaNhà nước giảm sút.

- Giai đoạn 1981 – 1985 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, đây có thể đượccoi là thời kỳ tiền cải cách kế hoạch hoá ở Việt Nam bắt đầ từNQ25CP(13/01/1981) về “kế hoạch ba phần”, chỉ thị 100BTT(21/01/1981) vềkhoán sản phẩm trong nông nghiệp

Kế họach 5 năm 1981 – 1985 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu nhưngchủ yếu là trong nông nghiệp Khoa học kĩ thuật được triển khai, bắt đầu khai thácdầu mỏ và xây dựng nhiều công trình thủy điện Tuy nhiên, kế hoạch này vấpphải một số sai lầm, khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điềusai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lí kinh tế khi đưa ồ ạt nông dân miềnNam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong quản

lí của Đảng và Nhà nước Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh vàtập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng Kinh tế tư nhân và cá thể vẫn bịngăm cấm triệt để Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đờisống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực

Nhận xét: Kinh tế kế hoạch hoá ở Việt Nam trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung có

những ưu nhược điểm sau:

Về ưu điểm: Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm

của các nước XHCN cũ, cả nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoátập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Các hình thức tổ chức rộngrãi ở nông thôn và thành thị Với sự nỗ lực cao độ của nhân dân ta, có thêm sự giúp

đỡ tận tình của các nước XHCN cũ mô hình kế hoạch hoá tập trung đã phát huyđược tính ưu việt của nó Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phân tán bằngcông cụ kế hoạch hoá Ta đã tập trung được vào tay một lực lượng vật chất quantrọng về đất đai, tài sản, tiền vốn để ổn định và phát triển kinh tế Vào những năm

Trang 10

đầu của thập kỷ, ở miền Bắc đã có những chuyển biến về kinh tế xã hội Trong thời

kỳ đầu, nền kinh tế tập trung đã phù hợp với nền kinh tế tự cung, tự cấp vốn có của

ta lúc đó, đồng thời nó cũng thích hợp với kinh tế thời chiến lúc đó

Về nhược điểm: Sau ngày giải phóng Miền Nam bức tranh về hiện trạng

kinh tế xã hội đã thay đổi Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả ba loạihình kinh tế tự cấp tự túc, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá

Đó là thực tế khách quan, tồn tại sau năm 1975, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủtrương xây dựng nền kinh tế tập trung theo cơ chế kế hoạch hoá trong phạm vi cảnước Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lýkinh tế cũ vào điều kiện nền kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện rất nhiều hiện tượngtiêu cực Do chủ quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lýkinh tế mà chúng ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sản xuấtcủa đất nước, trái lại đã dẫn đến việc sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng cácnguồn tài nguyên đó Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm,sản xuất kém hiệu quả, nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan Những sự việc đó gây

ra rất nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế “gặp nhiều khókhăn, sản phẩm trở nên khan hiếm, ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nềnkinh tế không đủ tiêu dùng, tích luỹ hàng năm hầu như không có Vốn đầu tư chủyếu dựa vào vay viện trợ của nước ngoài Đến cuối những năm 80, giá cả leo thang,khủng hoảng kinh tế đi liền với lạm phát cao làm cho đời sống nhân dân bị giảmsút thậm chí một số địa phương nạn đói đang rình rập Nguyên nhân sâu xa về sựsuy thoái nền kinh tế ở nước ta là do ta đã rập khuôn một mô hình kinh tế chưathích hợp và kém hiệu quả Những sai lầm cơ bản là:

- Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên quy mô lớntrong điều kiện chưa cho phép Điều này đã dẫn đến một bộ phận tài sản vô chủ và

đã không sử dụng có hiệu quả nguồn lực rất khan hiếm của đất nước trong khi dân

số ngày càng gia tăng

- Thực hiện việc phân phối lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép, khitổng sản phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phânphối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực của sự phát triển

Trang 11

- Việc quản lý kinh tế của Nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính,mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu ngườilao động

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển nhanh từ nền kinh tế kémphát triển mang nặng tính tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơchế thị trường Đặc điểm này phản ánh thực trạng thấp kém của nền kinh tế nước takhi chuyển sang nền kinh tế thị trường Biểu hiện:

+ Sản xuất phân tán, kỹ thuật lao động thủ công là chủ yếu

+ Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp không có khả năng cạnh tranh

+ Các mối quan hệ kinh tế ít, do đó thị trường eo hẹp

+ Kết cấu hạ tầng thấp kém

Trong một thời gian dài chúng ta lại thực hiện cơ chế quản lý tập trung quanliêu bao cấp nó đã làm triệt tiêu những điều kiện tiền đề của nền kinh tế hàng hoá,tạo ra một bộ máy quản lý quan liêu cồng kềnh không cần năng lực kinh doanh,như vậy, nó đã kìm hãm phát triển của sản xuất làm nền kinh tế trì trệ đời sống khókhăn Vì vậy, năm 1986 Việt Nam bắt đầu công cuộc ‘đổi mới” chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa

2.2 Nền kinh tế KHH ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay:

Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên conđường đổi mới toàn diện ở nước ta Sau khi phân tích phê phán nghiêm túc sai lầm,thiếu sót trong thời gian qua, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế toàn diệncho đất nước trong thời kỳ mới So với công cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế

kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam

có những nét đặc thù riêng Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai chiều: “từ dưới lên”tức là ở các hợp tác xã, doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các quyết định củaĐảng và Nhà nước Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở ViệtNam diễn ra không có sự xung đột giữa “phía trên” và “phía dưới”, cũng nhưkhông có các “cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách và biện pháp điềuchỉnh vĩ mô cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên” Đó là đặc điểmnổi bật của quá trình đổi mới ở Việt Nam, vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có

Ngày đăng: 29/04/2016, 00:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w