CPH DNNN là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó chuyển một phần hay toàn bộ vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho các nhà đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp.X
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2006 được đánh dấu như là mốc son trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc Việt Nam được kết nạpthành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)vào ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việc Việt Nam gia nhập WTO mở
ra cho nền kinh tế nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi tất cả cácngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp phải tự đổi mới và cải cách.Cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đối với lĩnh vực ngânhàng, gia nhập WTO là gia tăng sức ép cạnh tranh, thậm chí tronglĩnh vực được coi là nhạy cảm của nền kinh tế này, áp lực còn nhiềuhơn nữa Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được coi là bị chịunhiều tác động nhất của việc Việt Nam trở thành thành viên củaWTO Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập WTO, Chính phủ ViệtNam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra đề án tái cơ cấucác NHTM Việt Nam và định hướng phát triển của ngành ngânhàng đến năm 2020 Một trong những chương trình trọng điểmtrong đề tái cơ cấu các NHTM Việt Nam là Cổ phần hoá NHTM
NN Mục đích của CPH là đổi mới phương thức tạo vốn, nâng caohiệu quả hoạt động ngân hàng, thay đổi phương thức quản lý điềuhành, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú của cácnước tiên tiến, góp phần làm lành mạnh hoá và minh bạch tình hìnhtài chính của hệ thống NHTM NN Ngân hàng Ngoại Thương ViệtNam, Vietcombank, cùng với Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
Trang 2sông Cửu Long là hai ngân hàng được thí điểm lựa chọn CPH Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã từng bước tiến hành quá trình
cổ phần hoá và tiến trình cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên vẫn cònvướng mắc cần rút kinh nghiệm cho việc CPH các NHTM NN cònlại Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sựchậm trễ trong quá trình cổ phần hoá sẽ làm ảnh hưởng đến sứccạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện mới Trên cơ
sở nhận thức tầm quan trọng và tính thời sự của CPH NHTM NN,tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu những tác động của hội nhập WTO đếnquá trình hoạt động của các NHTM nói chung và CPH NHTM NNnói riêng, (cụ thể ở trường hợp của Vietcombank), từ trường hợpcủa Vietcombank đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩyquá trình CPH NHTM NN ở Việt Nam
Với lý do đó, tôi chọn đề tài "Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động cổ phần hóa NHTM NN Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trường hợp Vietcombank)” làm đề tài nghiên cứu của
mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề cổ phần hoá NHTM NN ở Việt Nam là một vấn đềmới Quá trình cổ phần hoá các NHTM NN ở Việt Nam vẫn đangtrong giai đoạn thí điểm, tính thực tế của vấn đề chưa phát sinhnhiều Kinh nghiệm và thực tiễn thực hiện tại một NHTM NN làchưa có Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO như hiệnnay, những tác động mới đến quá trình CPH NHTM NN làm cho
Trang 3vấn đề càng trở nên mới hơn Đặc biệt dưới dạng đề tài nghiên cứu
và trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO thì chưa đượcmột tác giả nào đề cập đến
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Yêu cầu thực tiễn cải cách hệ thốngNHTM NN và các cam kết của Việt Nam hội nhập WTO trong lĩnhvực ngân hàng và tác động của nó đến quá trình cổ phần hóa cácNHTM NN ở Việt Nam thông qua trường hợp cổ phần hóaVietcombank
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung vào lý luận và thực tiễnphát sinh liên quan đến vấn đề cổ phần hoá các NHTM NN ở ViệtNam, cụ thể trong trường hợp của Vietcombank trong bối cảnh ViệtNam là thành viên của WTO
Trang 4Phạm vi thời gian nghiên cứu: phân tích thực trạng hoạt động kinhdoanh của NHNT VN từ năm 2003-2006 và những số liệu liên quanđến cổ phần hoá Vietcombank trong thời gian gần đây.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận: từ nguyên lý chung về CPH DNNN vàphân tích quá trình cải cách hệ thống NHTM NN ở Việt Nam, điđến những nội dung của cải cách NHTM NN trong điều kiện hộinhập WTO và những cam kết của Việt Nam hội nhập trong lĩnh vựcngân hàng, từ đó phân tích những tác động của hội nhập WTO đếnhoạt động của hệ thống NHTM NN cũng như phân tích thực trạnghoạt động tại Vietcombank để khẳng định yêu cầu phải CPHVietcombank Kết hợp với việc khẳng định tính tất yếu phải CPHcác NHTM NN trong điều kiện hội nhập WTO, phân tích tiến trìnhCPH tại Vietcombank để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý chotiến trình CPH các NHTM NN còn lại
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp sosánh, phân tích và phương pháp thống kê, tổng hợp, dùng lý luận đểđánh giá thực tiễn
6 Dự kiến những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề về CPH DNNN và cải cách hệthống NHTM NN trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO,
từ đó nêu lên những vấn đề cơ bản về CPH NHTM NN trong điềukiện hiện nay
Trang 5- Phân tích tác động của quá trình hội nhập WTO đến hệ thốngNHTM NN nói chung và quá trình CPH NHTM NN đồng thời phântích thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank để thấyđược tính tất yếu của quá trình CPH Vietcombank.
- Từ thực tiễn yêu cầu phải CPH NHTM NN trong điều kiệnhội nhập WTO kết hợp với phân tích tiến trình CPH tạiVietcombank, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình CPHNHTM NN ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3chương như sau:
Chương 1- Một số vấn đề chung về CPH DNNN và CPH NHTM
NN trong điều kiện hội nhập WTO
Chương 2 - Hội nhập WTO và yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh đối với CPH Vietcombank
Chương 3 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động CPH NHTM NN Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (rút ra từ trường hợp Vietcombank)
Trang 6CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN VÀ CỔ PHẦN HÓA NHTM NN TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP WTO 1.1.Lý luận chung về cổ phần hoá DNNN
1.1.1.Khái niệm về cổ phần hoá DNNN
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quảDNNN là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trongquá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường của nước ta.Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chủtrương nêu trên là CPH một bộ phận DNNN Cổ phần hoá DNNNbắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 1990 Cơ sở pháp lý choviệc thực hiện chương trình này là Quyết định số 143/HĐBT ngày10/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng Sau sự thành công của chươngtrình thí điểm nêu trên, việc CPH đã được thực hiện với quy môrộng hơn Cho đến nay, tính đúng đắn của chủ trương CPH DNNN
đã được khẳng định, CPH đã thành công trong việc chuyển quyền
sở hữu của số lượng lớn các DNNN sang hình thức sở hữu hiệu quảhơn Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, có tới
Trang 790% DNNN CPH hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng ngân sáchnhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hộicũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ của ngân sách nhà nước,tạo thêm công ăn việc làm.
Vậy CPH DNNN là gì?
CPH DNNN là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty
cổ phần, trong đó chuyển một phần hay toàn bộ vốn và tài sản thuộc
sở hữu nhà nước cho các nhà đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp.Xét về hình thức, CPH DNNN là việc nhà nước bán một phần haytoàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp hay phát hànhthêm cổ phiếu bán cho các đối tượng là các tổ chức hoặc cá nhântrong và ngoài doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông quathị trường tài chính
Xét về mặt bản chất, CPH DNNN chính là phương thức thựchiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữunhà nước trong doanh nghiệp thành nhiều chủ sở hữu, tức là chuyểnhình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việcchuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho người khác Ở đây,CPH là biến doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, cónhiều chủ sở hữu, tham gia điều hành doanh nghiệp
CPH DNNN ở Việt Nam có các hình thức sau: (1) Giữ nguyên vốnnhà nước hiện có tại doanh nghiệp và có thể phát hành thêm cổphiếu mới nếu doanh nghiệp muốn tăng vốn điều lệ, (2) Bán mộtphần vốn nhà nước hiện có tại DN; (3) Kết hợp vừa bán bớt một
Trang 8phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp vừa phát hành thêm cổphiếu ra bên ngoài; (4) Bán đứt toàn bộ vốn nhà nước hiện có tạidoanh nghiệp và có thể phát hành thêm cổ phiếu mới (thường ápdụng cho các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ) Thực trạng CPHDNNN ở Việt Nam trong 15 năm qua cho thấy, tỷ lệ cổ phần củaNhà nước ở các doanh nghiệp đã CPH như sau: nắm giữ cổ phần chiphối trên 50% ở 33 doanh nghiệp, dưới 50% số vốn ở 37% số doanhnghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh
nghiệp (Theo báo cáo của Hội nghị về sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006-2010 tổ chức ngày 7/10/2006)
1.1.2 Ý nghĩa và động lực của quá trình CPH DNNN
Thứ nhất, CPH đã thành công trong việc chuyển đổi quyền sở
hữu một số lượng lớn các DNNN sang hình thức sở hữu hiệu quảhơn Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quảhoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm chothấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76% Đặc biệt, cótới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi,nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của ngườilao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình
quân đạt 17,11% (Theo cáo báo của Hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 được tổ chức ngày 7/10/2006)
Trang 9Thứ hai, CPH đã giúp cho các doanh nghiệp huy động được
nguồn vốn lớn trong xã hội thông qua phát hành cổ phiếu, từ đó tạođiều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các dự án lớn mà không cần
sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Đồng thời, quá trình CPH còn góp phầnnâng cao tính tự chủ, đổi mới quản trị trong doanh nghiệp Khidoanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức cổ phần, không còn sự baobọc của nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì phải tự điều hành, tìm ra hướng đi thích hợp để có vị trí tốttrong thương trường, không thể để tình trạng kinh doanh thua lỗ kéodài vì lúc đó không có Nhà nước đứng sau hậu thuẫn và bù lỗ nữa.Đặc biệt, các DNNN sau khi CPH đã hạn chế được tình trạng lãngphí, thất thoát vốn và giảm chi phí, điều này xuất phát từ lý do làcác nhà đầu tư và ban lãnh đạo đang kinh doanh trên chính đồngvốn của mình chứ không phải những đồng tiền do nhà nước cấp.Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tìm biện pháp thích hợp để tối đahoá lợi nhuận của doanh nghiệp cho chính lợi ích của họ
Sau khi CPH, bộ máy quản lý của công ty được tinh giảm gọn nhẹ
và ban lãnh đạo phải được cơ cấu là những người có kinh nghiệm,năng lực, bản lĩnh và có trách nhiệm với công ty và người lao động
Thứ ba, CPH đem lại lợi ích cho người lao động Người lao
động trong DNNN sau khi đã CPH sẽ được mua cổ phiếu và trởthành cổ đông, khi đó, họ vừa là người làm chủ doanh nghiệp, vừa
là người lao động Ngoài đồng lương theo sự cống hiến của họ chodoanh nghiệp, họ còn được nhận cổ tức từ cổ phần mà họ nắm giữ
Trang 10Từ đó, phát huy được vai trò làm chủ của người lao động trong quản
lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quyền lợicủa người lao động gắn chặt với sự phát triển của doanh nghiệp, do
đó, tránh được tình trạng tiêu cực, vô trách nhiệm và lãng phí
Thứ tư, CPH DNNN sẽ đem lại lợi ích cho Nhà nước Khi
thực hiện CPH, vốn và tài sản của Nhà nước không chỉ được bảotoàn mà còn tăng lên đáng kể Hàng năm, Nhà nước thu được lợi tức
cổ phần từ công ty cổ phần, thu từ thuế của công ty cổ phần, vốnphần lớn làm ăn hiệu quả hơn trước CPH, Nhà nước còn giảm đượcmột khoản chi ngân sách đáng kể để hỗ trợ vốn hoặc bù lỗ cho cácDNNN Hơn nữa, việc CPH DNNN đã thúc đẩy quá trình quản lýcủa Nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua các công cụ,chính sách pháp luật, góp phần phát triển hệ thống pháp luật vềquản ly doanh nghiệp, ngày càng phù hợp hơn với sự phát triểnchung của thế giới
Nói tóm lại, CPH là một chủ trương đúng đắn và nội dung
quan trọng trong quá trình cải cách các DNNN, quá trình CPHDNNN mang lại lợi ích kinh tế xã hội rất lớn trong cả 3 phươngdiện: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động NHTM NN cũng
là một loại hình DNNN, vì thế để đáp ứng nhu cầu phát triển củanền kinh tế và của xã hội, CPH NHTM NN được khẳng định nhưmột tất yếu khách quan, nhất là trong điều kiện hội nhập WTO nhưhiện nay, tiến trình CPH NHTM NN cần phải đẩy nhanh hơn nữa để
Trang 11tận dụng được các lợi ích từ CPH đồng thời giúp cho có thể cạnhtranh và phát triển.
1.2 Cải cách hệ thống NHTM và CPH NHTM NN
1.2.1 Cải cách hệ thống NHTM NN ở Việt Nam
1.2.1.1 Nội dung chính về cải cách hệ thống NHTM NN Việt Nam
Xử lý nợ tồn đọng Nợ tồn đọng được chia làm hai loại, những
khoản nợ thuộc chỉ định của Chính phủ thì Chính phủ sẽ có cơ chế
và cân đối nguồn vốn xử lý, các khoản nợ thuộc diện cho vay thương
mại của các ngân hàng thì các ngân hàng dùng quỹ dự phòng rủi ro
để xử lý Nguồn vốn chủ yếu cho xử lý nợ tồn đọng là Nguồn dự
phòng rủi ro được trích lập hàng năm của các ngân hàng; Nguồn từ NHNN đã tái cấp vốn trước đây cho các NHTM theo các mục tiêu
như cho vay để cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, khắc phục thiên tai, cho
vay theo chỉ định của Chính phủ; Nguồn từ Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế cho vay cơ cấu lại nợ NHTM NN; Chính phủ cho phép NHNN phát hành trái phiếu có lãi suất cố định để xử lý nợ tồn
đọng cho các ngân hàng
Tăng vốn tự có của các NHTM NN Song song với việc giải
quyết nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính của NHTM NN là việc tăngcường khả năng về vốn tự có để từng bước phù hợp với chuẩn mựcquốc tế và khu vực Tăng vốn tự có là vấn đề bức bách đối vớiNHTM NN Mục tiêu của việc tăng vốn tự có nhằm đảm bảo đủ tiêu
chuẩn quốc tế (Basel) Nguồn để tăng vốn tự có gồm (đề xuất của
Ngân hàng nhà nước): Cho phép NHTM NN giữ lại phần thu thuế
Trang 12sử dụng vốn; chuyển phần vốn vay từ Ngân hàng thế giới và Quỹ
tiền tệ quốc tế theo chương trình tái cơ cấu; Ổn định mức nộp ngânsách (lấy năm 2000 làm mốc) trong 3 năm để khuyến khích cácNHTM NN phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy phần
vượt để bổ sung vốn tự có; tích cực thu hồi các khoản nợ đã khoanh
để bổ sung vốn tự có; Cho phép tăng vốn bằng phương thức bán cổ
phần ưu đãi (không tham gia quản lý) cho cán bộ công nhân viên
với cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các NHTM NN Cơ cấu lại theo hai hướng Một là, tách bạch hoạt động cho vay chính sách
và cho vay thương mại: để thực hiện nội dung này, các khoản cho
vay chỉ định đã được chuyển sang Quỹ hỗ trợ phát triển và việcthành lập ngân hàng chính sách cũng nằm trong mục tiêu này Thứ
hai, cơ cấu lại mô hình tổ chức của NHTM NN nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách tổ chức các phòng ban theo đối tượng khách hàng kết hợp với sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ
tốt hơn cácyêu cầu của khách hàng về nâng cao chất lượng dịch vụ
1.2.1.2 Quá trình cải cách hệ thống NHTM NN Việt Nam
Về quá trình cải cách hệ thống NHTM NN ở Việt Nam có thểchia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất (1987-1990)
Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1987nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt nam thích ứng với cơ chếquản lý mới: cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa Với cơ
Trang 13chế mới này đòi hỏi ngân hàng cũng phải chuyển sang hoạt độngkinh doanh chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lýtiền tệ, tín dụng va thanh toán như trước kia.
Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất, từ 1987 đến 1990,được thực hiện theo tinh thần Nghị định 53HĐBT ngày 26/03/1988của Hội đồng Bộ trưởng Có hai điểm nổi bật trong công cuộc cải tổngân hàng lần thứ nhất Thứ nhất là việc tách bộ phận Quản lý quỹNgân sách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước để hình thành hệ thống Khobạc Nhà nước, làm chức năng quản lý quỹ Ngân sách cho Chínhphủ Thứ hai là thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên doanh và táchchức năng kinh doanh của ngân hàng Nhà nước giao về cho cácngân hàng chuyên doanh Điều này được xem như là một bước cải
tổ quan trọng vì đã tách bạch rõ ràng hai chức năng quản lý và chứcnăng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước
Theo Nghị định 53, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổchức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng nhànước và Ngân hàng chuyên doanh Ngân hàng nhà nước, được tổchức thành hệ thống từ trung ương đến cấp tỉnh, thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Ngânhàng chuyên doanh bao gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam,Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Xây dựngViệt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, thực hiệnchức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi
Trang 14Tuy nhiên, tổ chức hệ thống ngân hàng kiểu này còn chứađựng nhiều nhược điểm khiến cho hệ thống ngân hàng không thíchứng được khi chuyển sang cơ chế thị trường Thứ nhất là hệ thốngNgân hàng theo Nghị định 53 còn mang tính chất độc quyền Nhànước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạtđộng ngân hàng, trong khi chủ trương của Chính phủ là phát triểnnền kinh tế đa thành phần Thứ hai là hệ thống Ngân hàng này vẫnchưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một ngân hàng trung ươngcủa Ngân hàng Nhà nước Thứ ba là hệ thống ngân hàng tổ chứckiểu này còn xa lạ với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh
tế thị trường, điều này phần nào làm cản trở quá trình hội nhập vàthu hút vốn đầu tư nước ngoài Cuối cùng hệ thống ngân hàng nàyvẫn còn thiếu cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động của cả hệthống làm cho cả hệ thống lâm vào tình trạng khó khăn vào năm
1990
Những nhược điểm như vừa nêu trên một lần nữa đòi hỏi phải
có sự cải tổ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Năm 1990, với sự
ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chứctín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ lầnthứ 2
Trang 15triển kinh tế đa thành phần Ngày 23/05/1990 Hội đồng Nhà nướcban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổchức tín dụng Hai pháp lệnh này đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thốngngân hàng Việt Nam lần thứ 2 Với hai pháp lệnh này, hệ thốngNgân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống với hệ thống ngânhàng của các nước có nền kinh tế thị trường bao gồm: Ngân hàngNhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng,bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, công
ty tài chính và hợp tác xã tín dụng, đóng vai trò ngân hàng trunggian Các pháp lệnh này cũng đã quy định nhiệm vụ và quyền hạncủa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại một cách cụthể và chi tiết Hệ thống ngân hàng kiều này đã xóa bỏ được tính độcquyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng bằng cách cho phépthành lập ngân hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khácnhau Mặt khác, hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này gần giống
hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường, trong đó có sự hiệndiện và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàngnước ngoài góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoàicũng như truyền bá công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam Hệthống ngân hàng theo pháp lệnh năm 1990 còn có ưu điểm là chútrọng đến vai trò ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước thểhiện ở chỗ quy định và quản lý dữ trữ bắt buộc đối với các ngân hàngthương mại Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đađạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số
Trang 16lượng ngân hàng, cho đến năm 1997 số lượng ngân hàng thương mại
đã gia tăng lên đến 84 trong đó có 51 ngân hàng thương mại cổ phần
Sự phát triển đa dạng đã thúc đẩy nỗ lực cạnh tranh giữa các ngânhàng thương mại, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượngdịch vụ với tiện ích ngày càng cao cho khách hàng
Mặc dù giai đoạn 1991-1997 với sự ra đời của pháp lệnh ngânhàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, tuynhiên hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn cần một nền tảng pháp lývững chắc hơn đó là luật ngân hàng
Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ ba (từ năm 2000- nay)
Rút kinh nghiệm 7 năm thực hiện, pháp lệnh Ngân hàng Nhànước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng đã được bổ sung sửa đổi vàtrở thành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chứctín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và được công
bố ngày 26/12/1997 Theo luật hiện hành, hệ thống Ngân hàng ởViệt Nam bao gồm: Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàngtrung gian và các Tổ chức tín dụng đóng vai trò định chế tài chínhtrung gian Các luật này đã quy định cụ thể về tổ chức, chức nănghoạt động của Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàngthương mại Từ năm 2001 đến nay, các ngân hàng thương mại ViệtNam bước vào thời kỳ củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và côngnghệ ngân hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho phù hợp với tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trọng tâm của giaiđoạn này là đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, trong
Trang 17đó tập trung chủ yếu vào các NHTM NN Việt Nam Đề án này đượcNHNN Việt Nam đưa ra vào năm 2001 với các nội dung chính là: xử
lý nợ tồn đọng, tăng vốn tự có cho các NHTM NN, cơ cấu lại tổ chức
và hoạt động của các NHTM NN Qua hơn 5 năm thực hiện đề án,các NHTM Việt Nam nói chung và đặc biệt là các NHTM NN nóiriêng đã có những bước chuyển biến rõ rệt cả về mặt tài chính, cơcấu tổ chức cũng như hiện đại hoá công nghệ, góp phần củng cố sứcmạnh của các NHTM Việt Nam đứng vững trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế nói chung và hội nhập WTO nói riêng
1.2.1.3 Cải cách các NHTM NN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO và sẽ phảitừng bước thực hiện những cam kết theo lộ trình đã thoả thuận Cóthể nhận thấy rằng, bên cạnh những lợi thế từ việc hội nhập, lĩnhvực ngân hàng của Việt Nam cũng còn không ít những thách thứcphải đối mặt Tuy nhiên hội nhập WTO là một tất yếu và cũng nhưcác ngành khác, ngành ngân hàng phải có những bước chuẩn bị từlâu cho tiến trình hội nhập ngày hôm nay để vượt qua những khókhăn và trở ngại, để có thể cạnh tranh và nắm bắt được những thànhtựu của quá trình hội nhập WTO
Để chuẩn bị tốt để chuẩn bị tốt cho tiến trình hội nhập, Ngànhngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tếtrong lĩnh vực ngân hàng ban hành theo Quyết định số
Trang 18663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/06/2003, theo đó ngành Ngân hàng
đã đưa ra những định hướng lớn như:
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàngtheo lộ trình và bước đi phù hợp với thệ thống ngân hàng Việt Nam
- Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt độngNgân hàng, trước hết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp địnhkhung về thương mại dịch vụ của ASEAN và những quy định củaWTO
- Phát hành và niêm yết chứng khoán của NHTM Việt Nam trênTTCK trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế…
- Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đànkhu vực và quốc tế về tiền tệ, ngân hàng
- Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vềhoạt động Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các chuẩn mực kếtoán, kiểm soát, quy chế quan hệ bắt buộc giữa các ngân hàng trunggian với ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanhtoán quốc gia và thanh tra – giám sát ngân hàng
- Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng các hạn chế về quyềntiếp cận và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
- Xoá bỏ dần các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về
số lượng đơn vị, hình thức pháp nhân, tỷ lệ góp vốn của bên nướcngoài, tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng, mức huy động vốnVND, loại sản phẩm, dịch vụ để tạo sân chơi bình đẳng cho cácNHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng cạnh tranh và phát triển
Trang 19- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật
lệ quốc tế;
Lĩnh vực ngân hàng – tài chính là lĩnh vực nhạy cảm và hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài, do vậy họ muốn Việt Nam mở cửa thậtnhanh và triệt để trong lĩnh vực này Mở cửa là đồng nghĩa với áplực cạnh tranh rất lớn cho lĩnh vực vốn được coi là ngành dịch vụđẳng cấp cao và đứng ở hàng tiên phong trong cơ chế hội nhập này.Trong khi đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn được đánh giá làcòn nhiều yếu kém Đến nay hệ thống NHTM NN chiếm thị phầnlớn trong các hoạt động ngân hàng ở Việt Nam với khoảng 67% thịphần huy động vốn và 65% thị phần tín dụng, trong thời gian quavới thị phần vượt trội như vậy, các NHTM NN có nhiều lợi thế vượttrội trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam Tuy nhiên chính nhữnglợi thế vượt trội đó đã đẩy các NHTM NN rơi vào tình trạng độcquyền, chậm đổi mới làm cho sức cạnh tranh và hiệu quả của cácngân hàng này còn rất thấp Chính vì vậy, trước yêu cầu của quátrình hội nhập kinh tế quốc tế và những thách thức đối với lĩnh vựcngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi phải có sự cải tổ hệthống NHTM NN Nắm bắt được điều này, NHNN Việt Nam đãđưa ra Đề án tái cơ cấu NHTM NN với mục tiêu đẩy mạnh tiến trìnhtái cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM với những nội dung chủyếu sau:
- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng: sắp xếp lại tổ chức bộmáy của các NHTM NN từ Hội sở chính đến chi nhánh theo hướng
Trang 20gọn nhẹ và phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ ngày cànghiện đại, đổi mới tổ chức bộ máy ở Hội sở chính phù hợp với thông
lệ quốc tế trong đó hội đồng quản trị phải là cơ quản quyền lực tốicao, có thực quyền đại điện chủ sở hữu, giám sát toàn diện hoạtđộng Ngân hàng và ban điều hành đồng thời chịu rủi ro cuối cùng
về hoạt động ngân hàng, bộ phận tham mưu, tác nghiệp cho HĐQTgồm có ít nhất Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ, Hội đồng/Ủy banquản lý rủi ro; chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhómkhách hàng và loại dịch vụ đồng thời phát triển thành các tập đoàn
đa năng; phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử mà không nhấtthiết phải mở nhiều chi nhánh làm năng động hoá quá trình pháttriển dịch vụ, chuyển hướng dịch vụ, chuyển hướng thị trường hoặcthay đổi nhóm khách hàng
Một trong những nội dung nữa của việc cơ cấu lại tổ chức vàhoạt động của NHTM là tách bạch hoạt động cho vay chính sách vàcho vay thương mại Để thực hiện nội dung này, các khoản cho vaychỉ định đã được chuyển sang Quỹ hỗ trợ phát triển và việc thànhlập ngân hàng chính sách cũng như Ngân hàng phát triển Việt Namcũng nằm trong mục tiêu này
- Tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh bằngcách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm dịch vụmới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanhtoán và giao dịch; phát triển hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại,tiên tiến sao cho các NHTM nói chung và các NHTM NN nói riêng
Trang 21nên là thành viên trong mạng thanh toán quốc gia, thống nhất mộttrung tâm phát hành thẻ hoặc phương tiện thanh toán khác sẽ tiếtkiệm rất lớn và dễ dàng phát triển thị trường hơn nhiều so với mạngkhép kín cục bộ hoặc một nhóm cục bộ như hiện nay; chuẩn mựccác quy trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, chủđộng hoá và phù hợp với thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thôngtin tập trung và quản lý rủi ro độc lập chịu sự giám sát của thanh trachuyên ngành ngân hàng; thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụnhư: quản lý rủi ro, quản lý tín dụng; quản lý công nghệ, quản lýchiến lược kinh doanh và Marketing, hệ thống thông tin quản lý nội
bộ, thành lập Ban/Hội đồng quản lý tài sản nợ/có và phát triển hệthống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành, Ban kiểm toán nội bộ trựcthuộc HĐQT
- Tăng cường năng lực tài chính bằng cách tăng vốn tự có và xử
lý dứt điểm nợ tồn đọng Các NHTM NN có thể tăng vốn tự có bằnglợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn trênthị trường chứng khoán sơ cấp đồng thời “lỏng hoá” các công cụ tàichính trung và dài hạn trên thị trường chứng khoán thứ cấp/OTCthông qua việc thành lập hoặc tham gia chợ đầu mối chứng khoánthứ cấp Ngoài ra, các NHTM NN có thể tăng vốn tự có bằng sátnhập, hợp nhất, mua lại, phát hành kỳ phiếu để tăng VTC
- Cổ phần hoá NHTM NN gắn liền với hiện đại hoá công nghệ
và trình độ quản lý, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
Trang 22các TCTD có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín quốc
tế mua cổ phiếu và tham gia điều hành
Trong thời điểm hiện tại, các NHTM NN đang thực hiện đề ántổng thể về cơ cấu lại tài chính, hoạt động và tổ chức để đáp ứngnhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập.Theo chủ trương của Chính phủ, trong số các nội dung cơ bản cần
cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng phương thức CPHcác NHTM NN
Như vậy, CPH các NHTM NN được xác định là một nhiệm vụ trọngtâm trong quá trình hội nhập WTO của hệ thống ngân hàng ViệtNam Theo bà Dương Thu Hương, phó chủ nhiệm Uỷ ban ngânsách quốc hội, nguyên Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, thì giảipháp quan trọng nhất để các ngân hàng Việt Nam hội nhập thành
công là đẩy mạnh tiến trình CPH (Trả lời phỏng vấn trên báo điện
tử VietNamNet ngày 13/10/2006.)
1.2.2 Cổ phần hoá NHTM NN
1.2.2.1 Khái niệm về CPH NHTM NN:
CPH NHTM NN là việc biến các NHTM NN có một chủ sởhữu là Nhà nước thành các NHTM có nhiều chủ sở hữu với nhiều
cổ đông khác nhau
CPH NHTM NN là quá trình chuyển hoá cơ cấu sở hữu tài sản
và quyền hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đơn sở hữu sang
đa sở hữu và không đồng nghĩa với việc Nhà nước bán quyền sởhữu về tài sản, vốn liếng, danh tiếng hiện có của mình cho các chủ
Trang 23sở hữu khác để thu tiền về làm việc khác, mà là quá trình Nhà nướcchuyển và góp toàn bộ vốn của Nhà nước trong NHTM đó vào cấutrúc NHTM mới với quy mô vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn,phương thức quản trị kinh doanh văn minh hơn, chất lượng sảnphẩm được dự báo cao hơn, sức cạnh tranh tăng lên
1.2.2.2 Đặc thù của cổ phần hoá NHTM NN
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ nhạy cảm
cao, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Cho nên việc cổ phần hóa cácNHTM NN phải được tiến hành như thế nào để không làm xáo trộnhoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn
bộ nền kinh tế là một trong các yêu cầu hàng đầu về CPH cácNHTM NN Chính vì đặc thù này, trong quá trình CPH các NHTM
NN, ban đầu, vốn nhà nước vẫn phải chiếm tỷ lệ chi phối nhằm đảmbảo an toàn cho hoạt động ngân hàng sau CPH Việc thiết kế bộmáy tổ chức, cơ chế quản lý đối với NHTM NN sau CPH cũng làvấn đề cần tính toán kỹ để tạo được bộ máy và cán bộ phù hợp đểkhông những không tác động xấu hoạt động ngân hàng mà còn tạođược bước phát triển mạnh và đạt được mục tiêu CPH
Thứ hai, đo đặc thù các hoạt động ngân hàng liên quan rất
nhiều đến khách hàng gửi và vay tiền tại ngân hàng, nên việc cổphần hoá NHTM phải có những bước đi cẩn thận hơn để không ảnhhưởng đến quyền lợi người gửi và người vay tiền Đặc điểm này đãdẫn đến việc xác định và xử lý các khoản phải thu, phải trả trong
Trang 24quá trình xử lý tài chính cho CPH của các NHTM khác với DNNNthông thường khác
Thứ ba, việc xác định giá trị doanh nghiệp của các NHTM NN
cũng có những đặc thù riêng, do hệ thống mạng lưới của ngân hàngthường lớn, trải rộng trên nhiều khu vực khác nhau, tài sản có, tàisản nợ của ngân hàng cũng không giống với các doanh nghiệp thôngthường nên việc định giá thường phức tạp hơn Hơn nữa việc xácđịnh giá trị thương hiệu sẽ khó khăn hơn vì sản phẩm dịch vụ củangân hàng đa dạng và khá trìu tượng, không giống như sản phẩmhàng hoá của các DNNN khác
Thứ tư, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực cũng đặc biệt trong nềnkinh tế Khác với các DNNN thông thường khác, hoạt động ngânhàng chịu sự điều chỉnh, chi phối bởi một hệ thống luật pháp riêng.Các NHTM NN do có những đặc thù riêng nên về cơ bản là chịu sựđiều tiết của Luật các tổ chức tín dụng Sự khác biệt trong lĩnh vựckinh doanh và cơ sở pháp lý như vậy sẽ làm cho việc CPH NHTM
có những khó khăn, vướng mắc do hiện nay, các văn bản pháp lý vềCPH mở chỉ đề cập trực tiếp tới các DNNN thông thường
Nói tóm lại, CPH NHTM NN có những đặc điểm riêng khác
biệt với CPH các DNNN thông thường khác do đặc thù hoạt độngtrong lĩnh vực ngân hàng Ở Việt Nam, chưa có tiền lệ về CPHNHTM NN nên trong quá trình CPH các NHTM NN ở Việt Namcần có những bước đi thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
Trang 25động của các NHTM NN sau CPH đồng thời đạt được những mụctiêu của CPH là nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM NNnhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hậu WTO.
Xử lý tài chính trước khi định giá doanh nghiệp
Việc xử lý tài chính bao gồm việc nâng cao năng lực tài chính,lành mạnh hoá và minh bạch tài chính Trước khi CPH, các NHTM
NN phải đảm bảo tỷ lệ an toàn an toàn vốn ở mức tối thiểu theothông lệ quốc tế (hiện nay là 8%) Để làm được điều này, cácNHTM NN phải được cấp bổ sung vốn Việc tái cấp vốn của Chínhphủ cho các ngân hàng thường được thực hiện bằng nhiều hìnhthức, có thể bằng tiền hoặc bằng trái phiếu Chính phủ
Bên cạnh việc bổ sung vốn tự có, xử lý nợ xấu là bước đi bắtbuộc nhằm nâng cao giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp Nợ xấu
sẽ cản trở không nhỏ đến quá trình CPH NHTM, nếu không được
xử lý sớm và dứt điểm, nợ xấu sẽ làm chậm tiến độ CPH của cácngân hàng, xử lý nợ xấu được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm minhbạch hoá tài chính trước khi CPH Quá trình xử lý nợ xấu của cácngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, đó là
Trang 26phát hành trái phiếu chính phủ để mua lại các khoản nợ xấu hoặcthành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhà nước để thựchiện tiếp nhận và mua bán các khoản nợ xấu, bán đấu giá các khoản
nợ xấu trên thị trường hoặc chứng khoán hoá các khoản nợ xấu
Căn cứ vào báo cáo nợ xấu của hệ thống ngân hàng, Chínhphủ sẽ thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ với giá tương ứng
để mua các khoản nợ này, đặc điểm của loại trái phiếu này là cáctrái chủ (người thụ hưởng giá trị trái phiếu phát hành) chính là cácngân hàng với các khoản nợ xấu tương ứng Số tiền thu hồi được từcác khoản nợ xấu đó dùng để hoàn trả giá trị trái phiếu đã pháthành
Việc thực hiện xử lý nợ xấu qua các công ty mua bán nợ vàkhai thác tài sản nhà nước được thực hiện bằng cách các công ty nàythực hiện việc mua bán các khoản nợ xấu trên cơ sở phân tích giá trịhiện tại của các khoản nợ, khả năng thu hồi trong tương lai củakhoản nợ của các cơ quan định giá chuyên nghiệp Căn cứ vào kếtquả định giá đó, các khoản nợ sẽ được mua trên cơ sở thị trường,thường giá mua nợ vào khoảng 20-50% giá trị khoản nợ gốc, tuỳthuộc vào đánh giá khả năng thu hồi nợ
Phương thức bán đấu giá các khoản nợ được thực hiện tương tựthông qua việc bán đấu giá khoản nợ rộng rãi trên thị trường Cáckhoản nợ cùng với các nghĩa vụ nợ sẽ được chuyển giao cho người trảgiá cao trong cuộc đấu giá này
Trang 27Còn phương thức xử lý nợ tồn đọng bằng cách chứng khoánhoá các khoản nợ xấu là việc biến các khoản nợ không có khả năngthanh toán thành chứng khoán có thể bán trên thị trường Việc thựchiện chứng khoán hoá chỉ có thể áp dụng với các khoản nợ đượcđánh giá là có khả năng thu hồi tương đối chắc chắn.
Các ngân hàng trước khi thực hiện CPH đều phải thực hiệnkiểm toán quốc tế báo cáo tài chính của mình đồng thời công khaibáo cáo đó tới công chúng nhằm minh bạch hoá các thông tin tronghoạt động ngân hàng Việc công khai báo cáo tài chính là bắt buộc
để các nhà đầu tư tiềm năng có những nhận định về hoạt động củangân hàng
Cơ cấu lại bộ máy, hiện đại hoá công nghệ
Trong giai đoạn này, các ngân hàng tiến hành sắp xếp lại bộmáy, làm sao để nâng cao hiệu quả điều hành, sàng lọc lại đội ngũlao động cũng như các chi nhánh Cắt giảm những bộ phận làm việckhông có hiệu quả Quá trình này còn bao gồm cả việc tăng cườngcông tác quản lý, giám sát, xây dựng cơ chế giám sát trong hoạtđộng ngân hàng theo hướng chuẩn mực Đồng thời với việc nângcao hiệu lực quản trị, các ngân hàng cũng phải nâng cao trình độcông nghệ, đáp ứng được những nhu cầu về công nghệ của mộtngân hàng hiện đại nhằm thay thế các lao động dư thừa và phục vụtốt hơn cho công tác điều hành Đồng thời, trên nền tảng công nghệhiện đại, đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao nhằm phục vụtốt nhất cho khách hàng
Trang 28Bước 2 Định giá doanh nghiệp
Việc định giá doanh nghiệp trong tiến trình CPH các NHTM
NN là một bước rất khó khăn Để định giá doanh nghiệp, cácNHTM NN thường phải thuê tư vấn cổ phần hoá là những đối tác có
uy tín, có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn CPH Cácngân hàng thường chọn các nhà tư vấn nước ngoài có uy tín trongviệc xây dựng phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp
và tư vấn phát hành cổ phiếu lần đầu và niêm yết cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Vì vậy trước khi định giá doanh nghiệp, việcchọn tư vấn cổ phần hoá là công việc cần được tiến hành cẩn thận.Việc định giá giá trị doanh nghiệp có thể được coi một trong nhữngkhâu khó nhất trong quá trình CPH NHTM NN vì đặc thù hoạt độngcủa lĩnh vực ngân hàng Các NHTM NN thường là các doanhnghiệp lớn, có khối lượng tài sản khổng lồ với giá trị thương hiệulâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời việc xác định tài sản
có, tài sản nợ của ngân hàng cũng phức tạp hơn nhiều do lượng tiềngửi và tiền vay của khách hàng tại ngân hàng thường rất lớn
Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có ý nghĩa quan trọngtrong việc đảm bảo đạt được các mục tiêu của CPH Nhà đầu tưchiến lược không chỉ là nhà đầu tư lớn đóng góp lượng vốn đáng kếvào nguồn tự có của ngân hàng mà còn là đối tác chuyển giao côngnghệ và trình độ quản lý cho ngân hàng, nhất là đối với các nhà đầu
tư chiến lược nước ngoài Cho nên, có thể nói nhà đầu tư chiến lược
Trang 29không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình CPH mà còn ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng sau này, vì thế việc lựa chọnnhà đầu tư chiến lược là một khâu quan trọng Để lựa chọn nhà đầu
tư chiến lược, tốt nhất các ngân hàng thuê tư vấn trong khâu này
Bước 4: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán
là những bước cuối cùng của quá trình CPH NHTM NN Các bướcchuẩn bị cho quá trình CPH ở các bước trên đều nhằm để đạt đượcbước cuối cùng này thành công, tức là tạo được sức hấp dẫn cho cổphiếu ngân hàng nhằm tăng giá trị doanh nghiệp lên Theo kinhnghiệm CPH của các NHTM NN trên thế giới, việc chuẩn bị choquá trình CPH thường mất từ 1.5 đến 2 năm, và quá trình chuẩn bịcho việc phát hành cổ phiếu lần đầu thường mất 6 tháng Trong thờigian này, ngân hàng phải thực hiện công việc là quảng bá hình ảnh,thương hiệu, tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng nhằm thuyếtphục nhà đầu tư để đạt được giá trị giao dịch IPO tốt nhất Sau bướcphát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các ngân hàng phải làmcác thủ tục thành lập ngân hàng thương mại cổ phần như xây dựngđiều lệ, đại hội cổ đông lần đầu, xin giấy phép thành lập Hoàn tấtcác thủ tục này, NHTM CP mới thành lập đã được hoạt động theo cơchế của NHTM CP và quá trình CPH NHTM NN đã hoàn tất
Trang 30Sau một thời gian khi tiến hành IPO, các ngân hàng sẽ niêmyết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán trong và ngoàinước
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CPH NHTM NN
Nhân tố khách quan
Các chính sách vĩ mô Cũng như tất cả các hoạt động khác của
nền kinh tế, quá trình CPH các NHTM NN chịu sự điều tiết củachính sách vĩ mô của nhà nước Đó là các quy định pháp lý điềuchỉnh trực tiếp đến quá trình CPH các NHTM NN cũng như hoạtđộng nói chung của NHTM Nếu một chính sách đúng đắn, thôngthoáng, đồng bộ và thống nhất được đưa ra sẽ góp phần rất quantrọng trong việc thúc đẩy sự thành công của quá trình CPH Ngượclại, nếu chính sách không bám sát vào tình hình thực tế có thể gâyảnh hưởng đến quá trình CPH, làm gián đoạn, chậm trễ quá trìnhCPH các NHTM NN Có thể nói trong một thời gian dài, quá trìnhCPH các NHTM NN Việt Nam, mà cụ thể là trường hợp củaVietcombank bị bế tắc là do các quy định hiện hành của Việt Nam
về CPH các DNNN nói chung áp dụng cho quá trình CPH NHTM
NN là chưa phù hợp
Ngoài chính sách kinh tế vĩ mô được điều chỉnh thông qua cácLuật, Nghị định, thông tư, chỉ thị liên quan quá trình CPH thì việcđưa ra chính sách hỗ trợ tài chính và phát triển hệ thống kiểm toáncũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CPH Tiến hành
Trang 31CPH NHTM NN cần có một nguồn tài chính để giải quyết hàng loạtvấn đề liên quan như xử lý nợ xấu, trợ cấp cho người lao động mấtviệc làm, chi phí thuê tư vấn, chi phí phát hành và niêm yết về cổphiếu… Chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý của Chính phủ, Bộ Tàichính sẽ tạo thuận lợi cho quá trình CPH Ngoài ra, với một hệthống kiểm toán phát triển hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc xác định giá trị NHTM NN, khâu khó nhất trong quá trình CPHNHTM NN đồng thời tạo ra được nguồn thông tin trung thực, minhbạch về tình hình tài chính của mỗi ngân hàng, tạo niềm tin chonhững người đầu tư cổ phiếu
Sự phát triển của thị trường chứng khoán Có thể nói thị
trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình CPH cácDNNN nói chung và CPH các NHTM NN nói riêng vì thị trườngchứng khoán là nơi tập trung cung cầu về vốn, là nơi tập trung cácnhà đầu tư Thị trường chứng khoán và CPH có mối quan hệ liênquan chặt chẽ với nhau.Quá trình CPH và phát triển TTCK là haiquá trình có tác động qua lại lẫn nhau CPH và niêm yết tạo hàng
hoá cho TTCK sôi động TTCK phát triển nhanh chóng, đến lượt nó
tác động trở lại, kích thích tiến trình CPH
CPH các NHTM NN sẽ đem lại cho TTCK một lượng hànghoá rất lớn và có giá trị Việc đẩy nhanh tiến trình CPH các NHTMnhằm đưa cổ phiếu ngân hàng lên niêm yết trên TTCK là một trongnhững chủ trường nhằm phát triển TTCK Ngược lại, hoạt động củaTTCK sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CPH các NHTM NN
Trang 32Trước hết, sự hoạt động có hiệu quả của TTCK sẽ tạo động lực choquá trình CPH các NHTM NN Khi TTCK phát triển, các ngân hàngthấy được lợi ích rất rõ trong việc tăng vốn điều lệ cũng như trongviệc quảng bá hình ảnh, thương hiệu khi niêm yết trên thị trường vàngược lại Sự hoạt động có hiệu quả của TTCK sẽ khuyến khích sựtham gia của công chúng vào việc mua cổ phiếu của các doanhnghiệp niêm yết nói chung và cổ phiếu của các Ngân hàng đượcniêm yết trên thị trường nói riêng Hiện nay, nhu cầu đầu tư củacông chúng vào cổ phiếu các NHTM nói riêng và cổ phiếu nóichung là rất lớn, tạo cơ hội tốt để các NHTM tăng vốn điều lệ, mởrộng hoạt động, tăng tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng khả năng cạnhtranh khi hội nhập quốc tế, nhất là Việt Nam đã gia nhập WTO Tuynhiên bất kỳ sự sụt giảm nào của TTCK cũng ảnh hưởng tiêu cựcđến quá trình CPH Vietcombank đã hoàn thành xong các thủ tụccho quá trình CPH nhưng chưa tiến hành IPO do đúng dự kiến vàotháng 8/2007 do tại thời điểm đó TTCK Việt Nam đang có sự sụtgiảm liên tục Sự “lên sàn” của Vietcombank sẽ làm ảnh hưởngkhông chỉ đến tính hiệu quả của Vietcombank mà còn ảnh hưởng rấtlớn đến TTCK Việt Nam Như vậy, TTCK là nhân tố quan trọngảnh hưởng đến quá trình CPH NHTM NN, TTCK phát triển sẽ thúcđẩy quá trình CPH và ngược lại, tác động tiêu cực của sự sụt giảmcũng có thể nhìn nhận rất rõ
Nhân tố chủ quan
Trang 33Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM NN được CPH.
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là yếu tố quan trọnghàng đầu ảnh hưởng đến quá trình CPH Một ngân hàng có kết quảhoạt động kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao sẽ tiến hành CPH dễdàng hơn rất nhiều so với các ngân hàng làm ăn thua lỗ Tình hìnhhoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tàichính cần xem xét khi CPH như tỷ lệ nợ xấu và cách xử lý nợ xấu,lành mạnh tài chính trước CPH và ảnh hưởng giá đấu giá của cổphiếu ngân hàng khi tiến hành IPO cũng như đến giá cổ phiếu khilên sàn…Với các ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt việc xử lý tàichính trước CPH sẽ không gặp nhiều khó khăn, do đó quá trình lànhmạnh hoá tài chính doanh nghiệp diễn ra cũng thuận lợi hơn Tất cảcác doanh nghiệp trước khi tiến hành CPH phải công khai tình hìnhtài chính cũng như các hoạt động kinh doanh của mình tới các nhàđầu tư thông qua bản cáo bạch Các nhà đầu tư cổ phiếu bao giờcũng phải nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính và tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mà mình có dự định mua cổ phiếu củadoanh nghiệp đó Tất yếu là một bản cáo bạch với các thông tin tốt
về tình hình hoạt động kinh doanh bao giờ cũng có sức hấp dẫn vớicác nhà đầu tư hơn, điều này góp phần làm tăng đến giá trị cổ phiếuhay chính là giá trị doanh nghiệp khi tiến hành đấu giá cổ phần cũngkhi cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, nghĩa là
đã góp phần vào sự thành công của quá trình CPH Kinh nghiệm từthực tế của Trung Quốc, Ba Lan và Việt Nam cho thấy, để đảm bảo
Trang 34thành công cho tiến trình CPH các NHTM NN, Chính phủ các nướcbắt đầu từ những ngân hàng tốt nhất, những ngân hàng có hình hìnhtài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất được chọnlàm thí điểm Điều này cho thấy, những yếu tố nội tại của mộtNHTM NN là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình CPH, đểCPH thành công, trước hết phải có tiềm lực tốt.
Tâm lý và quyền lợi của những người liên quan Những người
liên quan được nhắc đến ở đây là những người quản lý và người laođộng trong ngân hàng được CPH Tâm lý của nhà lãnh đạo ngầnngại vì sợ chuyển sang hình thức cổ phần sẽ chịu sự đánh giá vàkiểm soát của HĐQT và các cổ đông về trình độ, năng lực chuyênmôn của mình Còn người lao động thì sợ sau khi CPH sẽ mất việclàm, mất ổn định, sẽ phải chịu áp lực của công việc nhiều hơn Tất
cả những yếu tố tâm lý này sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trìnhCPH Các nhà lãnh đạo sẽ chần chừ không muốn đẩy nhanh tiến độCPH còn người lao động thì không hết lòng cho quá trình chuyểnđổi hình thức từ NHTM NN sang NHTM CP và vì thế có sự chậmtrễ là tất yếu Một khi quyền lợi của người lãnh đạo cũng như ngườilao động được quan tâm xứng đáng, họ sẽ nhận thức được tầm quantrọng của việc CPH đối với sự phát triển của ngân hàng, nhận thứcđược lợi ích mà CPH đem lại cho họ, họ sẽ không ngần ngại chuẩn
bị những điều kiện tốt nhất cho quá trình CPH Trong bài trả lờiphỏng vấn trên báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày12/04/2007, khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn trong quá
Trang 35trình CPH Vietcombank, Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốcNHNT VN khẳng định: “thuận lợi lớn nhất đối với Vietcombank đó
là sự chung sức chung lòng của tập thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộtrong toàn hệ thống, chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cơ cấu lạingân hàng cũng như CPH sẽ mang lại sức mạnh mới cho hệ thốngngân hàng tài chính và nền kinh tế của đất nước”
1.3 Kinh nghiệm CPH NHTM NN ở một số nước và bài học cho Việt Nam
Do kết quả của quá trình CPH, sở hữu của Chính phủ Ba Lan đốivới khu vực ngân hàng giảm xuống còn 35% và các nhà đầu tư nướcngoài sở hữu 40% giá trị của các ngân hàng trong nước
Một số quan điểm của Chính phủ Ba Lan về CPH NHTM NN
- Mục tiêu của CPH NHTM NN là nhằm nhanh chóng tạo ramột hệ thống ngân hàng hiện đại, tạo ra một môi trường ngân hàngmang tính cạnh tranh cao, duy trì sở hữu của các nhà đầu tư trongnước, tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, phát triển hệ thốngngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế ngày càng cạnh tranh
Trang 36khốc liệt hơn, vốn hoá các khoản tiền nhàn rỗi trong công chúngnhằm đưa vào đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước.
- Chủ trương của Chính phủ Ba Lan là chọn 2 NHTM NN tốtnhất để cổ phần hoá Ban đầu tỷ lệ Nhà nước nắm giữ 30% cổphiếu, nhân viên ngân hàng nắm giữ 20% cổ phiếu, số còn lại sẽ báncho các nhà đầu tư và đối tác Tỷ lệ này sẽ được điều chính theothực gian thực hiện Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tối đakhông quá 26% Chỉnh phủ Ba Lan yêu cầu các NHTM NN CPHlựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài là các đối tác có trình độ côngnghệ cao và phải ký cam kết sẽ chuyển giao công nghệ cho Ba Lan
Thực tế quá trình tại Ngân hàng Slaskia- ngân hàng được chọn thí điểm CPH
Toàn bộ thời gian CPH mất 14 tháng Ngân hàng Slaskia đã mời 13đối tác chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phầndưới hình thức đấu giá cạnh tranh Cuối cùng INGBank (Hà Lan)thắng đấu giá và trở thành cổ đông chiến lược sở hữu 26% cổ phầnvào thời điểm ngay sau CPH Tính đến cuối năm 2003, INGBank(Hà Lan) đã sở hữu 88% cổ phần của ngân hàng Slaskia, việc nâng
sở hữu từ 26% cổ phần từ năm 1994 lên 88% vào năm 2003 đượcthực hiện bằng cách INGBank (Hà Lan) mua lại cổ phần từ nhànước Ba Lan
Sau khi CPH, ngân hàng Slaskia đổi thương hiệu thành INGSlaskia Mô hình tổ chức, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực…
Trang 37được đáp ứng theo tiêu chuẩn của INGBank (Hà Lan), tình hình tàichính và hoạt động kinh doanh của ING Slaskia ngày một tốt hơn.
Công cuộc CPH các NHTM NN tại Ba Lan diễn ra khá suôn
sẻ Tuy nhiên trong quá trình CPH các NHTM NN đã gặp một sốkhó khăn ngoài dự tính như tình hình chính trị thay đổi, chính sáchcủa Chính phủ không nhất quán cộng với việc thường xuyên thayđổi mục tiêu ưu tiên, can thiệp quá nhiều vào quá trình định giáCPH, đánh giá quá thấp giá trị tài sản ngân hàng, cũng như canthiệp quá sâu vào giao dịch IPO đã phần nào làm cho kết quả CPHNHTM NN ở Ba Lan còn hạn chế Ngoài ra, Chính phủ Ba Lanngay từ đầu đã không khuyến khích các tập đoàn ngân hàng, tàichính nước ngoài tham gia với tư cách là cổ đông chiến lược tại cácNHTM được CPH nên đã phần nào làm chậm sự phát triển của hệthống ngân hàng tại Ba Lan
1.3.2.Tại Trung Quốc
Lựa chọn ngân hàng CPH đầu tiên
Chính phủ Trung quốc lựa chọn ngân hàng đầu tiên để CPH làNgân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Ngoạithương Trung Quốc (BOC) Hai ngân hàng này có đặc điểm này là
có nợ tồn đọng thấp, hiệu quả hoạt động cao và quy mô hoạt độngnhỏ hơn so với các NHTM NN khác
Một số chủ trương và quan điểm CPH NHTM NN
Trang 38Chủ trương CPH của Trung Quốc là bắt đầu CPH từ ngân hàngtốt nhất
- Về tỷ lệ vốn Nhà nước trong các NHTM CPH: trước mắt Chínhphủ sẽ sở hữu trên 50% vốn của các ngân hàng, về sau, tỷ lệ này cóthể giảm xuống
- Về việc lựa chọn cổ đông chiến lược và đối tượng mua cổ phần
Cổ đông chiến lược gồm: các bạn hàng chiến lược trong ngành thép
và điện lực tham gia mua cổ phần và các tập đoàn tài chính có uy tíntrên thế giới
- Cho phép các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài mua cổ phầnhạn chế trong một số NHTM NN Thực hiện mở cửa hoạt động ngânhàng và thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết của WTO Theoluật hiện hành của Trung Quốc, tất cả các cổ đông nước ngoài đượcphép sở hữu không quá 25% và một nhà đầu tư được nắm giữ khôngquá 20% tổng số vốn của một ngân hàng
- Thuê tổ chức nước ngoài tư vấn trọn gói
Cơ cấu lại tài sản và nâng cao năng lực tài chính
Nội dung đầu tiên trong quá trình CPH các NHTM NN ởTrung Quốc là cải thiện tình hình tài chính của các NHTM NNtrước khi tiến hành CPH thông qua việc bổ sung vốn cho các ngânhàng và tiến hành xử lý nợ khó đòi Năm 2003, các Ngân hàngTrung Quốc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theothông lệ quốc tế, nợ xấu được chia thành 5 nhóm: nợ bình thường,
nợ cần chú ý, nợ khó đòi và nợ mất vốn Các khoản nợ xấu được xử
Trang 39lý như sau: Chính phủ hỗ trợ vốn để các Ngân hàng có điều kiệntrích lập dự phòng rủi ro hoặc bán nợ xấu của ngân hàng cho cáccông ty quản lý tài sản Trong cố gắng xử lý nợ xấu, Trung Quốc đãchuyển 1.400 tỷ nhân dân tệ sang các công ty quản lý tài sản TrungQuốc cũng đã thành lập công ty tài chính Nhà nước để thông qua
đó, thực hiện cấp vốn và làm đại diện vốn của nhà nước tại cácNHTM NN được CPH Chính phủ Trung Quốc đã tiếp vốn và xoá
nợ cho các NHTM NN Trung Quốc nhiều lần, nhiều đợt khác nhau
để cải thiện tình hình tài chính của các NHTM NN Cuối tháng12/2003, Trung Quốc quyết định sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia
để tiếp vốn cho các NHTM NN Mục tiêu của các kế hoạch tiếp vốn
là giúp NHTM củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư trước khiniêm yết trên thị trường chứng khoán
Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Cả hai Ngân hàng được lựa chọn CPH đều có kế hoạch niêmyết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 1 năm sau khi pháthành Trên thực tế, cả CCB và BOC đều đã thực hiện thành côngIPO tại Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong với tổng giá trị cổphiếu IPO của CCB tăng lên tới mức 9,23 tỷ USD (74,62 tỷ NDT)sau khi phát hành thêm 3,97 triệu cổ phiếu; BOC thực hiện IPO racông chúng tại thị trường chứng khoán Hong Kong ngày01/06/2006 và tổng giá trị IPO của BOC là 9,73 tỷ USD, là IPOngân hàng lớn nhất thế giới
Trang 401.3.3 Bài học cho Việt Nam
Lựa chọn ngân hàng CPH đầu tiên
Theo kinh nghiệm của một số nước thành công trong tiến trìnhCPH các NHTM NN như Trung Quốc và các nước Đông Âu, cácngân hàng được lựa chọn để CPH đầu tiên thường là những ngânhàng tốt nhất trong hệ thống Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trìnhCPH Các NHTM NN làm ăn có hiệu quả sẽ thuận lợi hơn rất nhiềutrong việc CPH so với những ngân hàng làm ăn thua lỗ
Việt Nam hiện nay cũng đi theo con đường này, chọn những ngânhàng có hoạt động tốt nhất, nợ xấu ít, có bộ máy gọn nhẹ hơn cả đểCPH, đó chính là lý do để Chính phủ chọn Vietcombank và Ngânhàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cho chươngtrình thí điểm CPH các ngân hàng thương mại Vietcombank đượcđánh giá là NHTM NN hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay với cácchỉ tiêu tài chính hiệu quả hơn cũng như có bộ máy gọn nhẹ hơn sovới các 4 NHTM NN lớn khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam(Incombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vàNgân hàng Nông nghiệp Việt Nam Còn MHB là ngân hàng nhànước mới được thành lập năm 1997, quy mô hoạt động còn nhỏ, nợtồn đọng ít
Củng cố trước CPH
Trước khi tiến hành CPH, tất cả các NHTM NN đều phải có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm củng cố năng lực hoạt động kinh doanh