Nhưng vấn đề thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào khu kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, bất cập nên tôi đã chọn đềtài: “Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tế VânP
Trang 1Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Khoa Kinh Tế & Phát Triển Trường Đại Học Kinh Tế Huế và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập và hoàn thành bài khóa luận này, đây là một cơ hội tốt để cho chúng
em có thể thực hành các kỹ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rất nhiều để chúng em ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – TS Lê Nữ Minh Phương đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình đi thực tập và hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại phòng Quản lý đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp số liệu, tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành
đề tài này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực tập
Lê Thị Tú Anh
i
Trang 2MỤC LỤC
i
Mục lục ii
v vi ii Danh mục phụ lục viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu của luận văn 3
7 Hạn chế của luận văn 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ 4
1.1 Tổng quan về khu kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế .4
1.1.1 Khu kinh tế 4
1.1.2 Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ VÂN PHONG GIAI ĐOẠN 2010- 2014 31
2.1 Khái quát về khu kinh tế Vân Phong 31
2.1.1 Điều kiện hình thành của khu kinh tế Vân Phong 31
Trang 32.1.2 Đặc điểm tự nhiên 32
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 35
2.1.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu kinh tế 38
2.1.5 Hệ thống pháp luật đầu tư 40
2.1.6 Quy hoạch của khu kinh tế vịnh Vân Phong đến năm 2030 41
2.1.7 Tổ chức bộ máy quản lý của khu kinh tế Vân Phong 43
2.1.8 Vai trò của khu kinh tế Vân Phong đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa 44
2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 47
2.2.1 Tổng quan về tình hình thu hút vốn đầu tư vào KKT Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 47
2.2.2 Số lượng và quy mô dự án cấp mới giai đoạn 2010- 2014 49
2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư 51
2.2.4 Bình quân VĐK/DA 54
2.2.5 Tình hình triển khai dự án tại khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 55
2.2.6 Tỉ lệ lấp đầy tại khu kinh tế vịnh Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 56
2.4 Đánh giá tình hình thu hút FDI của khu kinh tế Vân Phong 57
2.4.1 Những thành công trong thu hút vốn FDI vào khu kinh tế Vân Phong 57
2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 58
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 60
2.5 Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của các doanh nghiệp vào KKT Vân Phong thông qua điều tra phỏng vấn 60
2.5.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 61
2.5.2 Môi trường chính trị kinh tế xã hội ổn định 62
2.5.3 Luật pháp và cơ chế chính sách 63
2.5.4 Thủ tục hành chính 65
2.5.5 Cơ sở hạ tầng 67
2.5.6 Nguồn lao động 69
iii
Trang 42.5.7 Chính sách ưu đãi về thuế 70
2.5.8 Chính sách ưu đãi thuê đất, mặt nước 71
2.6 Kết luận 72
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ VÂN PHONG 74
3.1 Mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào khu kinh tế vịnh Vân Phong 74
3.1.1 Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu kinh tế Vân Phong 74
3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào khu kinh tế Vân Phong trong thời gian tới .74
3.2 Ma trận SWOT 76
3.2.1 Điểm mạnh 76
3.2.2 Điểm yếu 76
3.2.3 Cơ hội 77
3.2.4 Thách thức 77
3.3 Các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế vịnh Vân Phong 77
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế “một cửa” 77
3.3.2 Giải pháp về cơ chế pháp lý 81
3.3.3 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 82
3.3.4 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng 82
3.3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83
3.3.6 Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn 85
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
2 Kiến nghi 88
2.1 Đối với bộ, ngành, trung ương 88
2.2 Đối với BQL khu kinh tế vịnh Vân Phong 88
2.3 Đối với các nhà đầu tư 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 5PHỤ LỤC
v
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
OECD Hợp tác và Phát triển kinh tế
TP Thành phố
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất kinh doanh của KKT giai đoạn 2010- 2014 47Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2010- 2014 51
vii
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển kinh tế của huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa 36
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của KKT Vân Phong giai đoạn 2010-2014 .45
Bảng 2.3: Tổng quan về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế vịnh Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 47
Bảng 2.4: Số lượng và quy mô dự án cấp mới giai đoạn 2010- 2014 49
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2010- 2014 51
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia đầu tư giai đoạn 2010- 2014 52
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010- 2014 53
Bảng 2.8: Quy mô vốn đăng kí bình quân/ Dự án giai đoạn 2010- 2014 54
Bảng 2.9: Tiến độ thực hiện dự án tại KKT Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 55
Bảng 2.10: Tỉ lệ lấp đầy của các dự án tại KKT Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 .56
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên” 61
Bảng 2.12: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “môi trường chính trị kinh tế xã hội ổn định” 62
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “Luật pháp và cơ chế chính sách” 63
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “Thủ tục hành chính” 65
Bảng 2.15: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “Cơ sở hạ tầng khu kinh tế” 67
Bảng 2.16: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “Nguồn lao động” 69
Bảng 2.17: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố “Chính sách ưu đãi về thuế” 70 Bảng 2.18: Mức độ hài lòng và ý nghĩa của doanh nghiệp đối với yếu tố
Trang 9“Chính sách ưu đãi về thuê đất, thuê mặt nước” 71Bảng 2.19: Tổng hợp điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
72
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Phụ lục 2: Môi trường chính trị kinh tế xã hội ổn định
Phụ lục 3: Luật pháp và cơ chế chính sách
Phụ lục 4: Thủ tục hành chính
Phụ lục 5: Cơ sở hạ tầng
Phụ lục 6: Nguồn lao động
Phụ lục 7: Chính sách ưu đãi về thuế
Phụ lục 8: Chính sách ưu đãi thuê đất, mặt nước
ix
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sự thành lập các khu kinh tế là một trong những vấn đề tất yếu trong giai đoạnhiện nay nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như tạo ra sự phát triển đồng đềugiữa các vùng Tuy nhiên để khu kinh tế phát triển thì cần có nguồn vốn đầu tư,một trong những nguồn vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong việc phát triển củakhu kinh tế là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhưng vấn đề thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào khu kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, bất cập nên tôi đã chọn đềtài: “Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tế VânPhong giai đoạn 2010- 2014”
Mục đích nghiên cứu:
Để hiểu rõ những vấn đề liên quan lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, vai trò của nó đối với sự phát triển của khu kinh tế, thực trạng thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tế Vân Phong Đồng thời nhận thấy đượcnhững khó khăn trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài để từ đó đưa
ra những giải pháp khắc phục những khó khăn của các nhà đầu tư cũng như nhữnghạn chế mà Ban quản lý khu kinh tế đang gặp phải nhằm nâng cao khả năng thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tế Vân Phong
Dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu:
Sử dụng số liệu thu thập được ở các báo cáo từ BQL Khu kinh tế Vân Phong, các
cơ quan chức năng liên quan và sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra,phỏng vấn các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Vân Phong
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như thuthập nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn, phương pháp xử lý thôngtin, phân tích thống kê, phân tích SWOT
Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện đề tài này, ta thấy được thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 Thông qua việc phântích, đánh giá đã kết luận được những đóng góp tích cực của nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài mang lại cũng như chỉ ra được những hạn chế trong việc thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguyên nhân của chúng Đề xuất kiến nghị vàgiải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tếVân Phong trong thời gian tới
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay để tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế
xã hội, nâng cao đời sống dân cư thì Chính phủ đã tiến hành đẩy mạnh phát triểncác khu kinh tế Khu kinh tế Vân Phong đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sựphát triển kinh tế xã hội của vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng như đối với sựphát triển của cả nước tuy nhiên sự phát triển của vùng này vẫn còn khoảng cáchkhá xa so với các khu kinh tế phía Nam và phía Bắc, bên cạnh đó một vấn đề rấtđáng quan tâm là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) FDI có ảnhhưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước FDI là yếu tốquan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng Nó không chỉ giúp chúng ta sử dụng mộtcách hiệu quả các lợi thế của đất nước, bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế màtrong quá trình tiếp nhận đầu tư chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm quảnlý,tiếp cận được với công nghệ hiện đại… từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và mởrộng thị trường, hội nhập với thị trường thế giới Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của vùng thì chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu
tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư Nhưng kết quả thu hút đầu tư vào khu kinh
tế vịnh Vân Phong trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềmnăng, lợi thế của khu kinh tế cũng như chưa đạt được mục tiêu kì vọng về thu hútFDI vào khu kinh tế cả về số lượng lẫn chất lượng dự án FDI Qua đó ta thấy đượctầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển của khu kinh tế thì cần phải có nhữngchính sách và giải pháp để thu hút và sử dụng vốn FDI một cách hiệu quả, hợp lý
Từ những lí do trên nhận thấy được tầm quan trọng của vốn FDI nên tôi quyết định
nghiên cứu đề tài “ Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu
kinh tế Vân Phong giai đoạn 2010- 2014 ”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục đích chung
xi
Trang 12Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thuhút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Vân Phong trên cơ sở đóđưa ra các giải pháp, kiến nghị và các chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất các giải pháp và các chính sách cơ bản để nâng cao khả năng thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Vân Phong trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận về khu kinh tế, vốn đầu tư và thựctrạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Vân Phong qua đóđưa ra một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài
Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn Khu kinh tế vịnh Vân Phong, huyệnVạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Về thời gian: giai đoạn 2010-2014
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
5.1.1 Nguồn số liệu sơ cấp
- Thông qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp FDI hoạt
Trang 13động trên địa bàn khu kinh tế Vân Phong bằng việc điều tra 30 bảng hỏi có nộidung liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào khu kinh tế này như tình hình chính trị xã hội, cơ sở hạ tầng, cácchính sách ưu đãi, thủ tục hành chính,…….
5.1.2 Nguồn số liệu thứ cấp
- Các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án FDIvào Khu kinh tế Vân Phong
- Số liệu thu thập được ở các báo cáo từ BQL Khu kinh tế Vân Phong
- Sử dụng nguồn dữ liệu thống kê từ Wesite của tỉnh Khánh Hòa, trang thôngtin điện tử của Khu kinh tế Vân Phong, thống kê từ các cơ quan chức năng liênquan
- Thu thập từ sách, báo, tạp chí kinh tế……
5.2 Phương pháp xử lý thông tin
Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành tính toán, phân tích bằng phần mềmExel và sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá các yếu tố về môi trường đầu tư vàcác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
5.3 Phương pháp phân tích thống kê
Thông qua các số liệu thu thập được tiến hành sử dụng phương pháp thống kê,phân tích, tổng hợp, đánh giá để đưa ra các giải pháp phù hợp
5.4 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong của khu kinh tế và cơ hội, tháchthức từ bên ngoài vào khu kinh tế Vân Phong để từ đó đưa ra các chiến lược phốihợp thích hợp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI vào khu kinh tế Vân Phong
6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về khu kinh tế vfa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh
tế Vân Phong giai đoạn 2010- 2014
xiii
Trang 14Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu kinh tế Vân Phong
7 Hạn chế của luận văn
Do hạn hẹp về mặt thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ VÀ THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ
1.1 Tổng quan về khu kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế
1.1.1 Khu kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm khu kinh tế
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP định nghĩa: “Khu kinh tế
là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanhđặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lậptheo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan,khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị,khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm củatừng khu kinh tế
1.1.1.2 Đặc trưng của khu kinh tế
Khu kinh tế có những đặc điểm sau:
- Về không gian thành lập khu kinh tế: khu kinh tế được thành lập dựa trên cơ
sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có điều kiện về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lýkinh tế thuận lợi Các yếu tố thuận lợi này được khai thác trong quá trình quyhoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật, tạo thànhmột không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tố này
- Về lĩnh vực đầu tư: khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng
có mục tiêu trọng tâm, phù hợp với từng khu kinh tế, được thành lập ở mỗi địa bànkhác nhau
- Về quy hoạch tổng thể: khu kinh tế đươc chia thành hai khu vực là khu thuếquan và khu phi thuế quan
xv
Trang 16Khu phi thuế quan: có ranh giới địa lý xác định, được ngăn cách bằng hàngrào cứng với khu vực xung quanh; không có dân cư sinh sống Các hoạt động trongkhu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ,thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt độngthương mại khác Nó có đặc điểm giống như khu chế xuất nhưng phạm vi hoạtđộng lớn hơn.
Khu thuế quan: là khu vực còn lại của khu kinh tế, nó bao gồm các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hànhchính Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc khu kinh tế phải tuân theo pháp luật vềmặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng thủ tục hải quan thuận lợi.Hàng hóa được tự do lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa Khu kinh tế có tính
“ mở” về không quan và tính “ tổng hợp” về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư
1.1.1.3 Vai trò của khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Khu kinh tế là hạt nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là đốivới các vùng nghèo ở Việt Nam.; đồng thời tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồnvốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế
- Sứ mệnh của khu kinh tế là cùng với các thành phố có khu kinh tế hiện naytạo thành những trung tâm kinh tế lớn mạnh, vươn tới những tầm cao mới
- Các khu kinh tế có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ,
du lịch… , góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Là một trong những nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của địa phương và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực,nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động
- Các khu kinh tế đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách nhà nước
- Sự phát triển của các khu kinh tế đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo sự pháttriển đồng đều giữa các vùng trong cả nước
Trang 171.1.2 Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm FDI
- Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), Đầu tưtrực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment), FDI là một công cuộc đầu tư rakhỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt đượcmột phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp(direct investment enterprise) trong một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểuphải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI
Như vậy, FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủquản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp đầu tư trựctiếp) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản Công ty chủquản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc(trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụthuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối vớicông ty phụ thuộc
- Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO):
FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có được mộttài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó.Phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trongphần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài làcác cơ sở sản xuất kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hayđược gọi là” công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “ công ty mẹ” và các tài sảnkhác được gọi là “ công ty con” hay “ chi nhánh công ty”
- Theo Hiệp hội Luật quốc tế Henxikity ( 1996) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằmxây dựng đô thị ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ
- Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Namvốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp
xvii
Trang 18thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liêndoanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này.
- Theo Luật đầu tư năm 2005 không có định nghĩa về đầu tư trực tiếp nướcngoài nhưng theo khoản 2 và khoản 12 điều 3 định nghĩa:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn ra vàtham gia quản lý hoạt động đầu tư
+ Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền và các tài sản khác để tiến hành hoạt động đầu tư
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra định nghĩa khái quát về đầu tư trực tiếpnước ngoài như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế màchủ đầu tư nước ngoài đã góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
để có thể trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn
bỏ ra”
1.1.2.2 Đặc điểm của FDI
Thứ nhất, chủ đầu tư vốn FDI là chủ sở hữu vốn, là một bộ phân của hìnhthức chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài , tiếnhành đầu tư tại một nước khác vì vậy nhà đầu tư phải chấp hành luật pháp của nướcnhận đầu tư Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình
sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứngvới phần vốn góp đó Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hìnhthức 100% vốn thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộcmức độ góp vốn, thu nhập từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quảsản xuất kinh doanh, mức độ lại được chia theo tỷ lệ vốn góp của các bên, nếu bị lỗthì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần vốn góp đó
Thứ hai, vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nướcngoài dưới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó bao gồm cả vốn vaycủa các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn vay của các nhàđầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư được trích lại tư lợinhuận sau thuế từ kết quả sản xuất kinh doanh Vì vậy , nước sở tại phải có chínhsách về tài chính phù hợp trong trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng
Trang 19chỉ đưa ra một lượng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước sở tại đểthực hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu tưnước ngoài của nước sở tại.
Thứ ba, vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp bên nước ngoài vìvậy đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hếtsức cần thiết trong nền kinh tế Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn liền với việc xâydựng các công trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất chính vì thế thời gian đầu tư dài,lượng vốn đầu tư lớn, có tính ổn định cao tại nước nhận đầu tư Khác với đầu tưgián tiếp nước ngoài, là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư đến các nướckhác nhưng không nắm quyền quản lí, điều hành, thông qua các công cụ tài chínhnhư cổ phiếu, trái phiếu…… đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp là có thờigian hoạt động ngắn, biến động thất thường hơn vì đây là hình thức mà các nhà đầu
tư nước ngoài thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, mànhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư Do tính chất trực tiếpcủa hình thức đầu tư này nên vốn FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của chính phủ
so với các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác, lĩnh vực mà vốn FDI thườnghướng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nước ngoài.Thứ tư, vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài,
họ mang vốn đến nước khác để đầu tư Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốnFDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốcgia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác Việc mang vốn
từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạogánh nặng nợ quốc gia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoàikhác Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốncho đầu tư, nhất là những nước đang phát triển và vốn này không phải là khoản nợcủa quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn nhiều
so với các khoản vốn vay quốc gia khác, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc giatiếp nhận vốn tốt hơn nhiều so với các khoản vốn vay quốc gia khác Để được gọi làvốn FDI thì phí nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, lượng vốnnày tùy theo quy định của từng nước và được thay đổi theo thời gian
xix
Trang 20Thứ năm, vốn FDI là hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu lợi nhuận cao và cácnhà đầu tư nước ngoài quyết định về quy mô và sử dụng vốn FDI Do các nhà đầu tưnước ngoài luôn muốn tìm kiếm lợi nhuận cao nên có thể gây ra thiệt thòi, tổn thấtảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nước nhận đầu tư.
1.1.2.3 Các hình thức và phương thức của FDI.
a Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức liên doanh liên kết giữa một bên là đối tác trong nước vớicác nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quảkinh doanh giữa các bên trong các văn bản kí kết mà không thành lập pháp nhânmới Hình thức này có đặc điểm là hợp tác kinh doanh giữa các bên trong các vănbản kí kết hợp lại trên cơ sở cùng nhau góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợinhuận, cùng nhau chia sẻ rủi ro để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ lệvốn góp do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở luật định của nước nhận đầu tư Đây
là loại hình doanh nghiệp mà nước nhận đầu tư có những lợi ích là ngoài phần tiếpnhận được phần vốn góp còn học tập được kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũlao động có tay nghề cao, tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến nhưng hình thức nàyđem lại lợi ích đó đòi hỏi nước sở tại có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham giaquản lý cùng với người nước ngoài Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hình thứcnày chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi mà họ chưa am hiểu về nước sở tại, vềpháp luật và môi trường đầu tư, liên doanh để tranh thủ sự hiểu biết và hỗ trợ củađối tác nước sở tại nhằm hạn chế bớt rủi ro trong quá trình đầu tư Tuy nhiên, khicác nhà đầu tư nước ngoài am hiểu về nước sở tại rồi thì hình thức này không được
ưa chuộng lắm, bởi khi họ đã am hiểu và nắm rõ luật pháp, thủ tục và các chínhsách liên quan đến vấn đề đầu tư thì họ muốn tự mình ra các quyết định mà khôngthông qua sự đồng ý của các bên như trong liên doanh Hơn nữa, trong quá trìnhhoạt động xu hướng của nước nhận đầu tư là tăng dần vốn góp trong doanh nghiệpliên doanh từ đó tăng mức ảnh hưởng, tiến tới kiểm soát toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp liên quan gây rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 21b Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốnthành lập, tổ chức quản lý và điều hành Loại hình này có đặc điểm là dạng công tytrách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật của nước chủ nhà, sở hữuhoàn toàn của nước ngoài, chủ đầu tư nước ngoài tự quản và chịu trách nhiệm vềkết quả sản xuất kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanhthuộc hoàn toàn về nhà đầu tư nước ngoài nhưng thành lập pháp nhân tại nước sởtại nên chịu sự kiểm soát bởi pháp luật của nước sở tại
Ngược lại với loại hình doanh nghiệp liên doanh, đầu tiên các nhà đầu tưnước ngoài không thích hình thức đầu tư này thành lập do họ chưa am hiểu về luậtpháp, môi trường và thủ tục của nước nhận đầu tư Tuy nhiên, khi các vấn đề trênđược tháo gỡ thì đây là hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích và mởrộng quan hệ trong quan hệ kinh tế quốc tế vì họ muốn tự mình quyết định, quản lý
và hưởng các lợi ích do các hoạt động đầu tư mang lại
c Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nướcngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng vốn góp, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi vàchia se rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hìnhthức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhậnđầu tư Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiềunhất trong thời gian qua
d Một số hình thức khác
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinhdoanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp
lý Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủnhà mà không được bồi hoàn một khoản tiền nào
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)
Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao côngtrình cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh
xxi
Trang 22doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định đề thu hồi đủ vốn đầu tư và cómột số tiền lợi nhuận hợp lý.
- Hợp đồng xây dựng - chuyền giao (BT)
Đây là các dạng đầu tư được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạtầng kỹ thuật Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giaocông trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nướcngoài thực hiện dự án khác nhau để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.Theo nhu cầu nâng cao năng lực canh tranh quốc tế có hình thức đầu tư mới,mua lại và sát nhập nhưng còn ít phổ biến
1.1.2.4 Vai trò của FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
- FDI bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố luôn được đề cập khi mộtnền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trongnước trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong
đó có vốn FDI
Đối với bất kì một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì
để phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mớicho nền kinh tế Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trongnước hoặc nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đốivới những nước đang phát triển như Việt Nam ( có tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu
tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế) Vì vậy, nguồn vốn đầu tưnước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho sự phát triển kinh tế,trên cả giác độ vĩ mô và vi mô Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là bakhía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia Trên giác độ vi mô,FDI tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước,vấn đề lưu chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trongnước… đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và khẳng định rõ vai trò của mìnhtrong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam FDI có vai trò thúc đẩy
Trang 23trực tiếp sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ quản lý, tham giamạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân, tăngnguồn thu ngân sách.
Thực tế trong những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã khẳngđịnh tầm quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay Đánh giáđúng vị trí, vai trò của đầu tư nước ngoài, Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã coikinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấuthành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển,hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, gắn với thu hútcông nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môitrường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếuđối với FDI) đối với chiển lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
- FDI cũng cấp công nghệ mới cho sự phát triển
Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và phát triển củamọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này ngày càng đượckhẳng định rõ Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong nhữngmục tiêu ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu nàyđòi hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất địnhcủa khoa học- kĩ thuật
Lê - nin cũng đã từng khẳng định: “ Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩađược xây dựng trên những phát minh mới của khoa học hiện đại, không có một tổchức nhà nước có khoa học khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sứcnghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sảnphẩm thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nguồn quan trọng để phát triển khảnăng công nghệ của nước chủ nhà Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnhchính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năngcông nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà Đây là mục tiêuquan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài
xxiii
Trang 24Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI, thường được thực hiện chủyếu bởi các TNC, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánhcủa một TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC Phần lớn công nghệthông qua con đường FDI thường được thực hiện thông qua các doanh nghiệp100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm phầnlớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ,áp dụng công nghệ,công nghệ thiết kế xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, côngnghệ marketing
Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có thông qua FDI, các TNC còngóp phần tăng năng lực nghiên cứu và phát triển (R & D) công nghệ của nước chủnhà Mặt khác trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài (nhât là các doanhnghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước đã học được cách thiết kế, chế tạocông nghệ từ công nghệ nguồn, sau đó cải biển công nghệ phù hợp với điều kiện sửdụng của mình góp phần tích cực đối với việc phát triển công nghệ ở các nước đangphát triển
- FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đahóa, củng cố chỗ đứng và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới Do đó,
họ đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu
tư Số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăngnhanh ở các nước đang phát triển Ngoài ra, các hoạt động cũng ứng dịch vụ và giacông cho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm Trên thực tế, ởcác nước đang phát triển, các dự án FDI sử dụng nhiều lao động đã tạo nhiều việclàm cho người lao động
FDI cũng có vai trò tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực của nướcchỉ nhà thông qua các dự án đầu tư và lĩnh vực giáo dục đào tạo Các cá nhân làmviệc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi nâng caotrình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến Cácdoanh nghiệp FDI cũng có ảnh hưởng đến việc cải thiện nguồn nhân lực ở các công
Trang 25ty khác mà họ có quan hệ, đặc biệt là những công ty bạn hàng Những cải thiện vềnguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt được hiệu quả lớn hơnkhi những người làm việc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc chocác doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò đáng kể với tăng cường sức khỏe
và dinh dưỡng cho người dân nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào ngành
y tế, dược phẩm , công nghệ sinh nghệ sinh học và chế biến thực phẩm
- FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu,những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệuquả hơn trong việc phân công lao động quốc tế Các nước đang phát triển tuy cókhả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăntrong việc thâm nhập thị trường quốc tế Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoàihướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của cácnước này Thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận được với thịtrường thế giới, vì hầu hết hoạt động FDI đầu do các TNC thực hiện Ở các nướcđang phát triển, các TNC đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu
do vị thế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế Đốivới các TNC, xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua sử dụng cácyếu tố đầu vào rẻ, khai thác hiệu quả theo quy mô sản xuất ( không bị hạn chế bởiquy mô thị trường của nước chủ nhà) và thực hiện chuyên môn hóa sâu từng chi tiếtsản phẩm ở những nơi có lợi thế, sau đó lắp ráp thành phẩm
- FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại nền kinh tế mà còn đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tếdiễn ra mạnh mẽ hiện nay FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tếđối ngoài, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trìnhliên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơcấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế
xxv
Trang 26giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại, chính FDI lại gópphần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ỏ nước chủ nhà, vì nólàm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới góp phần nâng cao nhanh chóngtrình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao độngcủa các ngành này Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề được kíchthích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xóa bỏ
1.1.2.5 Tác động của FDI
a Tác động tích cực
- Là nguồn hỗ trợ cho phát triển
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại
tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triên Vốn đầu
tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăngnăng suất lao động…… Từ đó tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xãhội Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trong chờ vào vốn nội bộ thì hậuquả khó tránh khỏi là sẽ tụt trong sự phát triển chung của thế giới Do đó FDInguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nướcnhận đầu tư Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thíchđáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả Hơn nữa, lượng vốn này còn cólợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ thời hạn trả nợ thường cố định và đôi khi quá ngắn
so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn đối với vốn FDI thì linh hoạt hơn Vì vậyFDI góp phần làm tăng thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thungoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI
- Chuyển giao công nghệ
Là lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đólà công nghệ khoa học hiện đại, kĩxảo chuyên môn, trình độ quản lí tiên tiến, khi đầu tư vào một nước nào đó chủ đầu
tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máymóc thiết bị, nguyên vật liệu… (hay gọi là phần cứng- tri thức khoa học, bí quyếtquản lí, năng lực tiếp cận thị trường… (hay gọi là phần mềm) Do vậy đứng về lâudài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư FDI có thể thúc đẩyphát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao
Trang 27Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấukinh tế nhanh của các nước nhận đầu tư FDI đem lại kinh nghiệm quản lý , kĩ năngkinh doanh và trình độ kĩ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông quanhững chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm FDI còn mang cho họnhững kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nướcnhận đầu tư FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ
sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liêndoanh với nước ngoài
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tếđối ngoại, thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phânchia lao động quốc tế, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại gópphần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bởi vì:
Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiệnnhiều lĩnh vực và ngành nghề mới ở các nước nhận đầu tư
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹthuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động
ở một số ngành này và tăng tỷ lệ của nó trong nền kinh tế
Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nướcngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ
- Một số tác động khác
Ngoài những tác động trên đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tácđộng sau: Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông quaviệc nộp thuế của các đơn vị đầu tư thu từ việc cho thuê đất… đầu tư trực tiếp nướcngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cho nước tiếp nhận đầu
tư Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất các sản phẩmhướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuấtkhẩu là khá lớn trong nhiều nước Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa,đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong và ngoái nước Đa số
xxvii
Trang 28các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm Đây gọi
là hiện tương “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nước đang phát triển Về mặt
xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thu hút mộtkhối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vịcủa đầu tư nước ngoài Đặc biệt đối với các nước đang phát triển , nơi có lực lượnglao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được
b Tác động tiêu cực
- Chuyển giao công nghệ nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ
kỹ thuật lạc hậu và máy móc cũ Do vậy, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đãgây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:
Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó Do đónước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanhnghiệp liên doanh và hậu quả bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận
Gây tổn hại môi trường sinh thái Do các công tu nước ngoài bị cưỡng chếphải bảo vệ môi trường theo các quy định rấy chặt chẽ ở các nước công nghiệpphát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trườngsang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu
Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nướcnhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới
- Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia,
đã làm nãy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tếcủa nước nhận đầu tư vào vốn, kĩ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của công tyxuyên quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp phần vốn bổ sung quan trọngcho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nướcnhận đầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bênđối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầuhết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác
Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phụ thuộc củanền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển ngày càng lớn Nhưng vấn đề này
Trang 29có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuậtcủa từng nước Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tíchcực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệnội địa, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng háo thị trường tiêu thụ và tiếp nhận
kĩ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rấtnhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia
- Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp
Chi phí của việc thu hút FDI
Để thu hút FDI các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu
tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế tong một thời gian khác dài cho phần lớn các
dự án đầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng
và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Haymột trong số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan… Và như vậy đôi khilợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà cácnhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào Các nhàđầu tư thường tính giá cao cho các nguyên liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị
mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tưkhác xâm nhập vào thị trường Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ởnước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoàisản xuất với giá cao hơn Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhàthiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặccác chính sách của nước đó còn có nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợidụng được
Sản xuất hàng hóa không thích hợp
Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng không thích hợp chocác nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại chosức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường Ví dụ như khuyến khích dùngthuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế cho nước hoa quả tươi, chất tẩythay thế xà phòng…
xxix
Trang 301.1.2.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế
a Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Khi quyết định đầu tư vào khu kinh tế nào đó thì vị trí địa lý là một trongnhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Mộtnước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển, lợi thế về vị trí địa lýgiúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xungquanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy doanh nghiệp tập trunghóa Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài
Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng trở thành một lợi thế so sánhnhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Điều kiện tự nhiên như điều kiện khoángsản, đất đai, khí hậu … nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến các yểu tố đầu vào
mà còn có tính chất quyết định đầu ra
b Môi trường chính trị xã hội
Các nhà đầu tư coi yếu tố ổn định chính trị xã hội là một yếu tố hàng đầu đểxem xét có nên đầu tư vào nước nào đó hay không Nền chính có ổn định thì mớikhuyến khích thu hút FDI còn nếu có sự bất ổn nào đó trong đời sống kinh tế, chínhtrị xã hội cũng đều gây ra tác động không nhỏ đến nhà đầu tư Sự ổn định chính trị
xã hội có ý nghĩa quyết định đối với việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu
tư Do đó môi trường chính trị xã hội càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi củađồng vốn đầu tư ngày càng cao
c Luật pháp và cơ chế chính sách
Dòng vốn FDI chảy vào các khu kinh tế không chỉ được quyết định bởi cácyếu tố về kinh tế hay sự ổn định chính trị xã hội… mà luật pháp và cơ chế chínhsách cởi mở cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng Môi trường pháp luật là bộphận không thể thiếu đối với FDI Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện vàvận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuậnlợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài Vấn đề mà các nhà đầu tưquan tâm là:
Trang 31- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được phápluật đảm bảo.
- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận đối với các hình thức vậnđộng cụ thể của vốn nước ngoài
- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất… Bởi các yếu tố này tác động trựctiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận, Nếu các quy định pháp luật đảmbảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc cữu hóa khi hoạt động đầu tưkhông gây hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và viêc di chuyểnlợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc:tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế, Đồng thời phảithiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niểm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
d Cơ sở hạ tầng KKT
Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuậthoàn chỉnh (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lướicũng cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điềumong muốn của mọi nhà đầu tư nước ngoài
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng,bến bãi,… Mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, cáccông trình công ty kiểm toán, tư vấn… Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt độngnày, môi trường đầu tư cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu quả hoạtđộng của các cơ sở công nghiệp địa phương có sự có mặt của các ngành công nghiệp
hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liênkết cũng như là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài cũng chịu ảnh hưởngkhá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế vàchăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí vàcác dịch vụ khác Ngoài ra các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo,văn hóa… cũng góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng xã hội
xxxi
Trang 32e Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư vào một cơ sở hay một khu kinh tế nào đó, các nhà đầu
tư luôn hướng đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và dồi dào ở các địa phươngnày Thông thường nguồn lao động phổ thông sẽ luôn được đáp ứng và có thể thoảmãn yêu cầu của các công ty Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp hoạt động cóhiệu quả cao thì chỉ có các nhà quản lý giỏi cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ vàkinh nghiệm mới có khả năng đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển Sai lầm củacán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian và tài chính cho nhà đầu
tư nước ngoài và địa phương đó Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ giảm một phầncho phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của dự án sẽđạt đúng mục tiêu đề ra Đồng thời thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu
tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư Chính vì vậy, địaphương cần phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động không chỉnâng cao khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuậtquản lý kinh tế
Nguồn nhân lực là một nhân tố để thu hút vốn vừa là nhân tố sử dụng cóhiệu quả của dòng vốn FDI Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao,trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năngsuất lao động cao
f Chính sách ưu đãi
Bất kể nhà đầu tư nào cũng luôn hướng đến mục tiêu lợi nhuận cao cho các
dự án của mình Chính sách ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm thuế… lànhững khoản giúp nhà đầu tư tăng thêm khoản lợi nhuận về phía mình Chính vìthế, các chính sách ưu đãi vẫn luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớntrong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư
1.1.2.7 Chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế
a Số dự án và cơ cấu dự án
Đầu tư thường được thực hiện thông qua các dự án trong lĩnh vực, ngành nghềkhác nhau với mục đích khác nhau Số lượng dựa án là con số biểu thị 1 phần cho
Trang 33tổng vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư của các dự án là tổng vốn đầu tư vào các KKT
Cơ cấu dự án: biểu thị số dự án( của từng nước, từng thời kì, từng ngành nghềđầu tư… ) trong tổng số dự án
Cơ cấu dự án được tính theo công thức:
nt= Nt
∑ N ×100 (%)
Trong đó nt : cơ cấu số dự án
Nt: Số dự án năm ( trên địa bàn, ngành nghề….) thứ t
∑N: Tổng số dự án
b Vốn đăng kí , cơ cấu vốn đăng kí
Vốn đầu tư đăng kí: Là số vốn mà nhà đầu tư đồng ý bỏ ra để tiến hành cáchoạt động đầu tư và được cơ quan chính quyền cấp phép qua các thời kì, có thể là 1tháng, 1 quý nhưng thông thường là một năm Đây là con số cho thấy được tổngquan khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế
Tổng vốn đầu tư được tính bằng công thức
Cơ cấu vốn đăng kí:……
Cơ cấu vốn đăng kí được tính theo công thức:
it= It
∑ I ×100(%)
Trong đó:
it: cơ cấu vốn đăng kí
It: vốn đầu tư đăng kí năm( trên địa bàn, ngành nghề…) thứ t
c Vốn thực hiện và cơ cấu vốn thực hiện
Vốn thực hiện là số vốn thực tế mà nhà đầu tư chỉ ra và giải ngân để thực hiệnmục đích đầu tư trong thời kì Mức độ giải ngân của vốn đầu tư phụ thuộc tiến độtriển khai dự án và năng lực tài chính, thái độ của các nhà đầu tư
xxxiii
Trang 34Cơ cấu vốn thực hiện: Biểu thị tỉ trọng nguồn vốn thực hiện (của từng nước,từng thời kì, từng ngành nghề đầu tư……) trong tổng nguồn vốn thực hiện.
Cơ cấu vốn thực hiện được tính theo công thức:
kt= Kt
∑ K × 100(%)
Trong đó:
kt: cơ cấu vốn thực hiện
Kt: vốn đầu tư thực hiện năm ( trên địa bàn, ngành nghề…) thứ t
∑ K: tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện
d Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn đăng kí
f Tỉ lệ lấp đầy của khu kinh tế
Tỉ lệ lấp đầy KCN= t ổ ng diệ n tích đ ấ t KKT có thể cho thuê t ổ ng diệ n tích đ ấ t KKT đã cho thuê ×100 (%)
g Tốc độ tăng trưởng bình quân
Tốc độ tăng trưởng bình quân của FDI cho biết giai đoạn đó FDI tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm (%)
Công thức:
g= ( n-1√ Yn
Y 1 -1) x 100 (%)Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng bình quân của FDI
Y1: giá trị năm đầu
Yn: giá trị năm cuối
n : số năm nghiên cứu
Trang 351.1.2.8 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước và một số địa phương
a Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trong khu vực
Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Và là quốc gia được đánh giá có phương thức “ lợidụng vốn ngoại” một cách có hiệu quả Quá trình thu hút FDI của quốc gia nàydiễn biến từ “ điểm” tới “ tuyến”, từ “ tuyến” tới “diện”, từ Nam lên Bắc, từ Đôngsang Tây, từng bước được mở rộng trong các lĩnh vực khác nhau
Trong hơn 10 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là nước thu hút vốn đầu tưutrực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đạt khoảng 87 tỷ USD/ năm, chiếmkhoảng 6% tổng FDI toàn cầu
Để đạt được những thành công trên, Trung Quốc đã chuyển hướng thu hútFDI từ lượng sang chất, với quan điểm:
- Thu hút FDI thông qua chỉ tiêu tổng hợp như thu hút hàm lượng kỹ thuật,tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm mới
- Mở rộng địa bàn thu hút FDI từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng: Các nhàlãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng ven biển là nơi có vị trí thuận lợitrong giao lưu buôn bán quốc tế Từ mở cửa ven biển rẽ dần dần mở sâu vào nộiđịa Những bước đi như vậy đã dần hình thành kinh tế mở cửa với nhiều tầng nấc,
ra mọi hướng theo phương châm cửa từ điểm, đến tuyến, đến diện Với những bước
đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực,bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khu kinh tế, sau đó là mở cửa 14 thành phố venbiển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biển
- Cải thiện hệ thống pháp luật:
Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản bao gồm các luật và pháp quy liênquan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòihỏi của những quan hệ mở trong nền kinh tế thực trường Chúng được xây dựngtrên những nguyên tắc cơ bản là: Bình đẳng cùng có lợi cho việc xây dựng hiện đạihóa của Trung Quốc, đồng thời các nhà đầu tư cũng thấy được lợi ích của mình.Nhà nước Trung Quốc bảo vệ vốn đầu tư, các lợi nhuận thu được và các quyền lợi
xxxv
Trang 36hợp pháp khác của nhà đầu tư Tôn trọng tập quán quốc tế : các nhà đầu tư cóquyền tự chủ tương đối lớn trong sản xuất kinh doanh Họ có thể áp dụng cácphương thức quản lý phổ biến trên thế giới, không bị bó buộc bởi thế chế quản lýhiện hành của Trung Quốc
- Giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất của ngành Hải quan, tăngcường xây dựng hệ thống cơ sở tín dụng xã hội, tạo môi trường ưu đãi cho các nhàđầu tư nước ngoài vào đây bỏ vốn
- Từng bước hình thành hệ thống chính sách đầu tư thống nhất cho cả doanhnghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, ưuviệt hóa hơn nữa môi trường đầu tư mềm, xóa bỏ chính sách “siêu đãi ngộ” đối vớidoanh nghiệp nước ngoài
- Tăng cường kiểm tra và giám sát đối với việc công ty nước ngoài mua lạinhững DN trọng điểm thuộc các ngành nhạy cảm của Trung Quốc, giám sát chặtchẽ những vấn đề khác liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia;
- Tăng cường quản lý, giám sát thuế, phòng ngừa DN đầu tư nước ngoàithông qua định giá chuyển dịch tài sản, chuyển lợi nhuận phi pháp ra ngoài
- Khuyến khích công ty xuyên quốc gia triển khai đầu tư vào lĩnh vực xâydựng trung tâm nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư từ giacông đơn giản, ngành chế tạo lắp ráp trình độ thấp, sang nghiên cứu phát triển, thiết
kế công nghệ mũi nhọn và phát triển ngành lưu thông hiện đại;
Thái Lan:
Tại Thái Lan, thu hút FDI được coi là một trong những nhân tố kích thíchquan trọng đối với nền kinh tế Đây được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn, có thịtrường cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu Á
- Gần đây trong chiến lược mới được Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014,
để thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoàivào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, côngnghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sảnxuất nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng
- Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài
Trang 37Ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu bao gồm các khuyến khích bằng thuế
và các khuyến khích không bằng thuế như sau:
Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc,thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện vànước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanhnghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng
để sản xuất hàng xuất khẩu
Các khuyến khích không bằng thuế, bao gồm: cho phép công dân nước ngoàivào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những laođộng kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữuđất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ
Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người),Thái Lan chia thành 03 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau
Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ TháiLan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tưcủa nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan Quá trình thành lập doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng ký Giấy phép kinh doanhnước ngoài và đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp
Về cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, trước đây, BOI được giao làm đầumối thực hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư Tuy nhiên, hiện nay, BOI chỉ đóng vai trò
là đầu mối cung cấp các thông tin liên quan và chỉ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi chonhà đầu tư Việc xin cấp các loại giấy phép khác do nhà đầu tư tự thực hiện tại các
Bộ chuyên ngành Cụ thể là: Bộ Thương mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh đểthành lập doanh nghiệp; Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh
Điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Theo BOI (ủy ban đầu tư Thái Lan), hiện nay, Thái Lan đang thực hiện 03thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể là:
(1) Trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được dựa trên chiến lượcphát triển sản xuất thay thế nhập khẩu Do đó, Thái Lan phải nhập khẩu nhiều máy
xxxvii
Trang 38móc, nguyên vật liệu dẫn đến thâm hụt thương mại Đến nay, chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài của Thái Lan là hướng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu;(2) Thu hẹp diện hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 ngành, lĩnh vực như trước đâyxuống còn 100 ngành, lĩnh vực Đồng thời, ưu đãi đầu tư tập trung hơn vào 03 lĩnhvực, bao gồm: phát triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạtđộng đào tạo công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME);
(3) Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng xa Bangkok và vùng nôngthôn để thu hẹp khoảng cách phát triển Ngoài ra, do chi phí cuộc sống tăng, thiếunguyên liệu, Chính phủ Thái Lan cũng khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư
ra nước ngoài, nhất là các quốc gia ASEAN
b Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương
Bình Dương
Lũy kế đến cuối năm 2014, tỉnh Bình Dương có 2.375 dự án đầu tư nướcngoài còn hiệu lực với 20,380 tỷ USD, vượt mốc 20 tỷ USD( cả nước có 5 địaphương đạt số vốn đầu tư nước ngoài vượt mốc 20 tỷ USD, đó là thành phố HồChí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương)
Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương để đạt được những thành tựu trên đó là: Bình Dương được các nhà DTNN đánh giá là tỉnh có cơ chế chính sách và thủtục cấp phép đầu tư thông thoáng Trước đây mỗi dự án cấp phép phải mất 30 ngàythẩm định, sau đó rút ngắn xuống còn 15 ngày , rồi còn 7 ngày và hiện tại chỉ còn 3ngày Thậm chí có những dự án được cấp phép trong ngày, sau khi có ý kiến thảothuận của Bộ, ngành Trung ương và phù hợp với quy định của Chính phủ phân cấpcho tỉnh cấp phép với những dự án dưới 5 triệu USD, riêng Ban quản lý KCN ViệtNam- Singapore được ủy quyền cấp phép đến 40 triệu USD/ dự án
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quy chế về trình tự và thủ tục cấp phép đầu
tư và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép Các khâu thủ tục hành chính
“ hậu” cấp phép thuộc thẩm quyền của các sở ngành trên địa bàn và mức thời gianđược quy định củ thể là: cấp mã số thuế không quá 7 ngày, thủ tục thiết kế, xâydựng 10 ngày; các quy trình đo đạc lập bản đồ địa chỉ, cấp sổ đỏ trong 20 ngày, thủtục khắc con dấu tối đa 4 ngày…
Trang 39Định kỳ lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp chương trình làm việc với doanhnghiệp, kịp thời tháo dỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp yên tâmtrong quá trình sản xuất kinh doanh Để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, UBNDtỉnh đã quan tâm chỉ đạo, cố gắng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt thực hiện cơ chế “ một cửa” Do đó, công tác xúctiến thẩm định và quản lý dự án sau cấp phép trong các năm qua đã có những cảicách đáng kế về thời gian cũng như trình tự, thủ tục Các sở, ngành (trong đó cócục Hải quan Bình Dương) luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự ánsớm nhất và giảm thiểu mọi phiền hà thủ tục hành chính.
Ngoài việc không ngừng cải tiến môi trường đầu tư, lợi thế về vị trí địa lý(nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu… ) đã tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu với nhau về kinh tế, văn hóa,khoa học, kĩ thuật Đặc biệt trong những năm qua, khi tái lập tỉnh, Bình Dương đãtập trung mọi nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp để đầu
tư phát triển hệ thống giao thông( dưới các hình thức BOT, BT…)
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Dành một phần ngânsách nhà nước cho việc xây dựng hạ tầng Cho phép vay ưu đãi các công trìnhtrọng điểm Ngoài ra khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển cơ sở hạ tầngtrong KKT Áp dụng BOT, BT, BTO vào các dự án địa bàn trọng điểm
xxxix
Trang 40- Mở rộng tự do hóa đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Khuyếnkhích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lậpcông ty cổ phần trong nước có vốn FDI; Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuêđất để xây dựng nhà ở hoặc bán cho người nước ngoài, kinh doanh rộng rãi hơntrong lĩnh vực dịch vụ tài chính….; Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư vớichương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể Bộ, ngành, UBND phải có trách nhiệmhướng dẫn các nhà đầu tư trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấyphép và triển khai; Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi FDI với chất lượngcao, từng dự án được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm, địa điểm, khả năngthị trường, vốn dự kiến… để các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tinnày có thể đưa ra quyết định đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện, mở chinhanh của các công ty nước ngoài hoạt động tại Hà Nội Thường xuyên tổ chức cáchội nghị văn phòng đại diện nước ngoài để nắm bắt những thuận lợi và khó khăncủa các doanh nghiệp FDI, từ đó tìm ra hướng giải quyết
c Bài học kinh nghiệm cho khu kinh tế Vân Phong
- Sự quan tâm thống nhất chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như sự hỗ trợ,phối hợp, ủng hộ tích cực của các sở, ngành liên quan trong triển khai thực hiện cácchính sách thu hút kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài tại KKT Vân Phong
- Phát huy sự năng động, sáng tạo, linh hoạt của đội ngũ cán bộ quản lý nhất
là đội ngũ tham mưu ban hành và thực hiện các chính sách của địa phương trongviệc phát triển KKT như việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch từ thực tế phát triển;xây dựng và đề ra các giải pháp tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng pháttriển KKT như phát hành trái phiếu địa phương, nguồn hỗ trợ từ các nhà đầu tư;điều chỉnh việc triển khai chiến lược xúc tiến đầu tư phù hợp với đặc điểm, tìnhhình phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của KKT…
- Kiên trì, tranh thủ tìm kiếm tối đa các cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư thôngqua các kênh xúc tiến đầu tư từ các cơ quan xúc tiến đầu tư, cơ quan ngoại giao,các nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư thành công tại địa phương trong bối cảnhKKT rơi vào giai đoạn gặp nhiều khó khăn, thách thức