1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về văn hóa thực trạng và giải pháp

14 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

PHẦN A: MỞ ĐẦU Xác định vai trò rất quan trọng của văn hóa là mục tiêu, đồng thời là nền tảng và động lực của phát triển. Văn hóa góp phần phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người; là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ; nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Văn hóa định hướng con người đến chân thiện mỹ; tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng. Chính vì vậy, nhiều năm qua, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo mọi hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ xác định mục tiêu đó, bức tranh văn hóa xã hội đã có nhiều gam màu tươi sáng, diện mạo văn hóa ngày càng khởi sắc. Đó là nhiều loại hình hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương, góp phần giáo dục truyền thống và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, thông qua các hoạt động lễ hội phong phú như: Kỷ niệm các ngày lễ lớn, Giỗ Tổ Hùng Vương... Các hoạt động văn hóa nghệ thuật không ngừng được đổi mới trong tổ chức và dàn dựng, chất lượng nghệ thuật được nâng lên. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch được đẩy mạnh, xây dựng hoàn chỉnh nhiều công trình văn hóa khang trang. Tuy nhiên, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng còn những khó khăn như: Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân có nâng lên so với những năm trước, nhưng một số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do thiếu điều kiện và phương tiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Kinh phí hoạt động văn hóa thông tin thể thao ở cơ sở còn thấp và còn phân bổ trên tổng số dân. Cán bộ văn hóa thông tin thể thao cấp cơ sở hiện chưa có biên chế nên thường biến động. Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có chuyển biến khá hơn, nhưng nhìn chung vẫn chưa huy động tốt nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực này. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin Internet, nhiều loại sách báo, phim ảnh, băng đĩa, game online,... không lành mạnh đã tác động xấu đến thanh thiếu niên và một bộ phận nhân dân, nhưng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Thực tiễn của những năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vừa qua cho thấy, thông qua việc mở rộng quan hệ với nhiều nước, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa và đời sống tinh thần dân tộc. Nhưng mặt khác, cũng trong quá trình mở cửa, hội nhập, sự xâm nhập của văn hóa và lối sống ngoại lai đã làm cho một số giá trị văn hóa, đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống,... có nguy cơ bị mai một và xuống cấp. Trước tình hình trên, nhằm tìm hiểu rõ hơn về quản lỳ nhà nước về văn hóa, em xin chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về văn hóa thực trạng và giải pháp” làm đề tài tiểu luận cho học phần: Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu.

Trang 1

PHẦN A: MỞ ĐẦU

Xác định vai trò rất quan trọng của văn hóa là mục tiêu, đồng thời là nền tảng và động lực của phát triển Văn hóa góp phần phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người; là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ; nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động Văn hóa định hướng con người đến chân - thiện - mỹ; tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng Chính vì vậy, nhiều năm qua, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo mọi hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Từ xác định mục tiêu đó, bức tranh văn hóa - xã hội đã có nhiều gam màu tươi sáng, diện mạo văn hóa ngày càng khởi sắc Đó là nhiều loại hình hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương, góp phần giáo dục truyền thống và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, thông qua các hoạt động lễ hội phong phú như: Kỷ niệm các ngày lễ lớn, Giỗ Tổ Hùng Vương Các hoạt động văn hóa nghệ thuật không ngừng được đổi mới trong tổ chức và dàn dựng, chất lượng nghệ thuật được nâng lên Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch được đẩy mạnh, xây dựng hoàn chỉnh nhiều công trình văn hóa khang trang

Tuy nhiên, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng còn những khó khăn như: Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân có nâng lên so với những năm trước, nhưng một số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do thiếu điều kiện và phương tiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao

Trang 2

Kinh phí hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao ở cơ sở còn thấp và còn phân bổ trên tổng số dân Cán bộ văn hóa - thông tin - thể thao cấp cơ sở hiện chưa có biên chế nên thường biến động Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có chuyển biến khá hơn, nhưng nhìn chung vẫn chưa huy động tốt nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực này Trong thời kỳ bùng nổ thông tin Internet, nhiều loại sách báo, phim ảnh, băng đĩa, game online, không lành mạnh đã tác động xấu đến thanh thiếu niên và một bộ phận nhân dân, nhưng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn

Thực tiễn của những năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vừa qua cho thấy, thông qua việc mở rộng quan hệ với nhiều nước, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa và đời sống tinh thần dân tộc Nhưng mặt khác, cũng trong quá trình mở cửa, hội nhập, sự xâm nhập của văn hóa và lối sống ngoại lai đã làm cho một số giá trị văn hóa, đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống, có nguy cơ bị mai một và xuống cấp

Trước tình hình trên, nhằm tìm hiểu rõ hơn về quản lỳ nhà nước về văn hóa, em xin chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về văn hóa- thực trạng

và giải pháp” làm đề tài tiểu luận cho học phần: Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu

Trang 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY

1 Hiện trạng quản lý văn hóa hiện nay

Ngày 19-7 năm nay, thông qua báo cáo “Kết quả một năm thực hiện Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường” gửi các cơ quan chức năng, Sở VHTT Hà Nội đã thông báo kết quả công tác thanh - kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn Thủ đô Theo báo cáo này, chỉ tính riêng mảng kinh doanh dịch vụ bar ca nhạc, karaoke, vũ trường, lực lượng thanh tra văn hóa cùng các cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính 128 trường hợp (kinh doanh karaoke : 112 trường hợp, vũ trường: 4, bar ca nhạc: 12) Sự kiên quyết của

cơ quan chức năng có thể nhận ra qua quyết định đình chỉ hoạt động của loạt vũ trường “trá hình” (không có giấy phép tổ chức hoạt động vũ trường) gồm bar House Club, CLB 25J Ngô Văn Sở, bar Hale Club - 64 Nguyễn Du… Cộng thêm vào số này là hơn ba chục phòng hát, cơ sở kinh doanh karaoke - những nơi hoạt động chui, phải đình chỉ hoạt động sau những lần được cơ quan chức năng “viếng thăm”

Số liệu tổng hợp không khu biệt kết quả thanh - kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ bar, nhà hàng karaoke, vũ trường (những loại hình liên quan trực tiếp tới Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ) với các ngành nghề kinh doanh khác - như kinh doanh dịch vụ băng - đĩa hình, xuất bản phẩm, dịch vụ quảng cáo…nên bức tranh trở nên toàn diện hơn Hơn 1 năm qua, Thanh tra VHTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hơn 1300 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, xử lý 215 trường hợp với số tiền phạt hành chính lên đến 609,7 triệu đồng Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 310 trường hợp, kèm theo là quyết định thu giữ hơn 160

Trang 4

nghìn đĩa CD, hơn 2 tấn nhãn quảng cáo chương trình ca nhạc, 1287 cuốn sách lậu và gần 100 nghìn trang ấn phẩm lậu của hai cuốn sách Một cõi Trịnh Công Sơn và Mãi mãi tuổi hai mươi, 2 tấn bán thành phẩm sách Harry Poster và Hoàng tử lai, Bồi dưỡng năng khiếu văn và tiếng Việt - tiểu học…

Những con số thể hiện kết quả công tác thanh - kiểm tra, xử lý vi phạm nhưng cũng phản ánh diễn biến phức tạp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa Dựa vào kết quả, cơ quan chức năng đưa ra nhận định : số

cơ sở vi phạm chiếm tỷ lệ 20,06% trong tổng số cơ sở được kiểm tra - một

tỷ lệ rất cao xét trong bối cảnh Hà Nội đang trong quá trình lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Mối lo không dừng lại ở chỉ báo 20,06% nói trên, nó tăng lên khi người ta quan tâm đến những gì đang diễn ra trên hè phố, cửa hàng,

“chợ” kinh doanh văn hóa phẩm - những nơi mà không phải lúc nào bàn tay thanh tra cũng có thể với tới được Hiện tại, ở Hà Nội vẫn tồn tại những “trung tâm băng - đĩa lậu” “Kiểm kê” không đầy đủ, chỉ tính ở Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng đã thấy những “chợ” băng - đĩa lậu ở chợ Hòa Bình, trên phố Hàng Bài; những cụm cửa hàng cung cấp ấn phẩm lậu ở Tạ Hiện, Hàng Bông Băng đĩa lậu vào cả siêu thị lớn, hiệu sách lớn… những nơi mà không có lý gì để nói rằng chính quyền cơ sở không biết tới sự tồn tại của chúng

Báo cáo không nói về những cơ sở in lậu, cửa hàng kinh doanh sách lậu,

số đơn vị hiện có biển quảng cáo sai quy định cần phải loại bỏ…những vấn

đề mà người ta tin rằng nhất định phải xác định được, để xử lý và cũng để nâng cao hiệu quả quản lý

Trang 5

2 Nguyên nhân

Xác định nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân cơ bản, không phải

là khó lắm Thứ nhất, là ý thức của giới kinh doanh, của những người sử dụng dịch vụ văn hóa chưa cao Thứ hai, lực lượng thanh tra VHTT khá mỏng, lại phải kiêm nhiệm, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng công tác chuyên môn Thứ ba, giải pháp “xây” chưa đạt yêu cầu, thể hiện ở chất lượng điện ảnh nội, khả năng cung cấp văn hóa phẩm, phương tiện giải trí chất lượng cao còn hạn chế, điều đó vô tình đẩy người tiêu dùng tìm đến sản phẩm lậu… Trong các nguyên nhân, đáng lưu ý hơn cả là trách nhiệm của chính quyền cơ sở tại những nơi thường xảy ra hiện tượng vi phạm Không phải ngẫu nhiên mà trong một văn bản gần đây, Sở VHTT đã phải kiến nghị UBND TP chỉ đạo các ngành và chính quyền cơ sở tăng cường phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, và đề nghị “chính quyền cơ sở phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc dựng quảng cáo tấm lớn không phép, kinh doanh dịch vụ văn hóa để xảy ra tệ nạn xã hội trên địa bàn” Người ta sẽ không gay gắt đến thế nếu chính quyền cơ sở làm tròn bổn phận của mình

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa là việc quan trọng trong số việc cần làm ngay Ngành VHTT, Công an… có thể giữ vai trò quan trọng trong việc lập quy hoạch hệ thống, nâng cao hiệu lực quản lý nhưng nếu chính quyền xã - phường không xắn tay, những mục tiêu, giải pháp lớn đề ra trong Nghị quyết thật khó thành hiện thực

Trang 6

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN HÓA

Để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hoạt động văn hóa - thể thao và du lịch trong tình hình mới, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải tiến hành phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhiều ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư thực hiện tốt các mặt sau:

2.1 Lĩnh vực văn hóa, quản lý văn hóa phải gắn với các cuộc vận

động quần chúng.Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác vận động quần chúng Dân thông thì dân mới nghe và mới làm Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Đảng ta cũng đã quán triệt quan điểm:

“Lấy dân làm gốc” và mọi việc đều phải tuân thủ phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Mục đích cuối cùng của công tác quản lý văn hóa là làm sao mọi người dân có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, tri thức cao, kiến thức rộng, nhằm củng cố gia đình và góp phần phát triển xã hội Muốn vậy, quản lý văn hóa phải gắn với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kịp thời phát hiện ngăn chặn và đẩy lùi các hành

vi xấu, phản văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc

Như vậy cần xác định, mọi mục tiêu của văn hóa phải dựa trên con người và tập trung vì con người, qua đó định hướng phát triển bản ngã và cứu cánh của văn hóa

Quản lý văn hóa phải gắn liền với công tác xây dựng, phát triển các hoạt động văn hóa của nhân dân ở xóm, ấp Đây chính là cách thức tạo điều kiện để mọi giới, mọi lứa tuổi đang sinh sống trên địa bàn đều tham

Trang 7

gia sáng tạo, biểu diễn, sinh hoạt, thưởng thức các hoạt động văn hóa thích hợp như: văn nghệ quần chúng, thông tin tuyên truyền, trò chơi dân gian, thể dục- thể thao, các CLB văn hóa gia đình, hát với nhau, hội thi,… Khi các hoạt động văn hóa lành mạnh thu hút đông đảo người xem, thì chắc chắn sẽ hạn chế được các sản phẩm văn hóa độc hại làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội

Quản lý văn hóa phải gắn với việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa Khi các thành phần trong xã hội tham gia ngày càng nhiều vào các khâu sáng tạo, dàn dựng, tổ chức, dịch vụ, lưu hành các loại hình văn hóa, xây dựng các công trình văn hóa , thì vừa làm cho xã hội dồi dào sản phẩm văn hóa, vừa huy động được nguồn vốn, nhân lực của xã hội, cũng

có nghĩa là mở rộng vai trò làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực văn hóa

Quản lý văn hóa phải bám chặt với những định hướng cơ bản của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Về mục tiêu và định hướng chung đã được định rõ trong chiến lược, nhưng trong qúa trình phát triển, Đảng ta còn có những giải pháp cụ thể mang tính sách lược; Nhà nước ban hành bổ sung các quy định mang tính chất vĩ mô hoặc vi mô, đòi hỏi công tác quản lý văn hóa ở từng địa phương phải nắm bắt kịp thời và vận dụng một cách thích hợp, hiệu quả

Quản lý văn hóa cần quản lý chặt công tác xuất nhập khẩu Đó là việc xuất nhập khẩu văn hóa của tư nhân trong nước, khách nước ngoài, Việt kiều… Quản lý chặt việc nhập khẩu văn hóa phẩm, cơ bản sẽ ngăn chặn được văn hóa phẩm độc hại từ nước ngoài lén lút tuồn vào nước ta

Quản lý văn hóa phải gắn với tình hình an ninh thế giới tác động đến đất nước ta, nhất là các luận điệu tuyên truyền phản văn hóa phục vụ các mưu đồ chính trị Bên cạnh đó, phải luôn định hướng văn hóa chính thống

Trang 8

trước những cơn bão táp và suy giảm kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và thách thức của trào lưu hội nhập quốc tế

Vấn đề cuối cùng là quản lý văn hóa cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm Công tác thanh tra văn hóa phải được dự báo và phối hợp, tiến hành đồng bộ, nhằm kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa trong đời sống xã hội

2.2 Về lĩnh vực Thể dục - Thể thao, phát triển thể dục, thể thao là

một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực và tầm vóc con người, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để đạt được những mục tiêu chiến lược đó, công tác quản lý nhà nước về thể dục, thể thao cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Tăng cường công tác quản lý trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh đến năm

2020, kế hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao 5 năm (2011 - 2015)

và kế hoạch hàng năm, thực hiện các chính sách phát triển về thể dục, thể thao, đã được Chính phủ, phê duyệt

Kiện toàn lại các Trung tâm Thể dục- thể thao, các Trung tâm Văn hoá - thể thao, xúc tiến thành lập Trung tâm Văn hoá - thể thao từ trung ương tới cơ sở theo thông tư của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tiến hành kiểm tra lại tính hiệu quả của các liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ thể thao từng môn hiện có và cho thành lập thêm một số liên đoàn như: Quần vợt, bóng bàn, cầu lông,… chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục - thể thao

Trang 9

Tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển thể dục, thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, công tác xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi, công tác tổ chức bộ máy và lực lượng cán bộ, hướng dẫn viên, huấn luyện viên và vận động viên, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao thời gian tới

Tổ chức chỉ đạo công tác xây dựng và triển khai các đề án phát triển thể dục, thể thao từ trung ương tới cơ sở đề án phát triển thể dục, thể thao trong trường học các cấp; đề án phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2020

Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Đồng thời tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến, các tập thể xuất sắc và các cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể dục, thể thao Triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt công tác liên doanh, liên kết giữa thể thao các tỉnh, thành trong cả nước

Xây dựng lộ trình xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao, khuyến khích hình thành các cơ sở thể dục, thể thao dân doanh và các doanh nghiệp chuyên ngành trong lĩnh vực này Đồng thời, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục, thể thao

2.3 Về lĩnh vực Du lịch, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch năm 2010 - 2020, trong năm 2010, ngành Văn hóa - Thể thao và

Du lịch phải tiến hành xây dựng Đề án Phát triển du lịch giai đoạn

2010-2020 với những nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể cho giai đoạn phát triển mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập, phát triển

Trang 10

Để làm tốt công tác quản lý hoạt động du lịch, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm:

Về công tác Quy hoạch đầu tư phát triển, quy hoạch phát triển du lịch của các địa phương, các dự án kêu gọi đầu tư phải bám sát những định hướng chiến lược lớn của Các dự án đầu tư hạ tầng du lịch cần bám sát định hướng của Đề án Phát triển du lịch, nhằm hướng các hoạt động đầu tư, phát triển theo đúng định hướng chung và gắn kết với thế mạnh của: Khai thác vị trí cầu nối, cửa ngõ của các vùng kinh tế, “cái nôi” văn hóa và đặc trưng của đất nước; quá trình đấu tranh, phát triển và hình thành hệ thống các khu di tích lịch sử

Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, công tác quản lý cần được thực hiện căn cứ các quy định của pháp luật, đặc biệt áp dụng rộng rãi hệ thống "tiêu chuẩn nghề", đảm bảo chất lượng dịch vụ Cần rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về tổ chức hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách, tiếp tục hoàn thiện hệ thống "tiêu chuẩn nghiệp vụ" theo quy định

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Củng cố vai trò hoạt động của Hiệp hội Du lịch Hiệp hội cần tập hợp lực lượng và phát huy vai trò đầu mối trong việc điều phối các hoạt động kinh doanh du lịch trong, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, văn minh, lịch sự trong phát triển du lịch

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch.Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho

Ngày đăng: 21/07/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w