Nước giải khát từ thảo mộc

22 1K 2
Nước giải khát từ thảo mộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Tổng quát:4 1.Khái quát nước giải khát trên thị trường hiện nay:4 2.Phân loại nước giải khát:5 3.Nước giải khát từ thảo mộc:6 II.Nguyên liệu thảo mộc trong sản xuất:8 1.Nguồn gốc8 2.Một số loại thảo mộc9 III.Quy trình sản xuất nước giải khát.15 1.Trích ly:16 2.Lọc:17 3.Phối chế:18 4.Tiệt trùng:19 5.Chiết:20 6.Sản xuất chai:21 7.Đóng nhãn, đóng gói:21 IV.Một số sản phẩm và quy trình sản xuất trên thị trường hiện nay22 1.Trà thảo mộc Dr.Thanh22 2.Trà xanh không độ23 3.Trà xanh C224 4.Trà 100 độ25 Tài liệu tham khảo:26

TIỂU LUẬN MÔN: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN ĐỀ TÀI: NƯỚC GIẢI KHÁT TỪ THẢO MỘC 1 I. Tổng quát: 1. Khái quát nước giải khát trên thị trường hiện nay: Theo Ths Nguyễn văn Hùng – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát VN: Trong những năm gần đây có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, TRIBECO, BIDRICO… Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas. Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước uống bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát. Ngành nước giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao cấp như: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapre, Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước giải khát có nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công ty CP thực phẩm Đồng Giao, Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải khát TRIBECO… Nhìn chung, các công ty có công suất lớn trong nước hoặc có vốn đầu nước ngoài đều đầu dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa như tân Hiệp Phát, TRIBECO, Dona Newtower… Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều cơ sở nước giải khát quy mô nhỏ, đầu chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo các chuyên gia trong ngành nước giải khát: Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu với quy mô lớn, thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hợp với việc xây dựng nguồn nguyên liệu từ khâu khai thác đến khâu bảo quản. Tìm ra những phân khúc còn trống và đánh trúng tâm lý của người tiêu 2 dùng sẽ giúp cho ngành nước giải khát Việt Nam trong những năm tiếp theo không những tăng nhanh về sản lượng mà còn xuất khẩu nhiều hơn ra thị trường nước ngoài.( Theo HNMO) Trên thị trường có 7 dòng sản phẩm chính, gồm: nước ngọt có gas, trà xanh, nước tinh khiết, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây và sữa uống liền. Trong đó, ngoại trừ nước ép trái cây và sữa uống liền, 5 dòng sản phẩm còn lại đều có tính năng giải khát, chiếm khoảng 90% thị phần. Thống kê của Nielsen trong năm 2011 cho thấy, doanh thu của ngành hàng nước giải khát cao hơn 5% về doanh số và 17% về doanh thu so với năm 2010. Mức tăng trưởng này không làm hài lòng các nhà sản xuất vì họ đặt kỳ vọng khá cao ở ngành hàng khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm trước đó. Tuy nhiên, đã có sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường từ đầu năm đến nay. Nhiều nhóm hàng trong ngành nước giải khát không gas có doanh số tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, hai ngành hàng nước tăng lực và nước uống đóng chai đã tăng lần lượt là 27% và 23%. 2. Phân loại nước giải khát: - Nước chứa khí cacbonic. - Nước giải khát pha chế. - Nước giải khát lên men. - Nước giải khát chữa bệnh. - Các dạng nước quả: nước quả cô đặc, nước quả ngâm đường, nước quả ngâm cồn. 3. Nước giải khát từ thảo mộc: Những năm gần đây, nước uống được chế biến từ thảo mộc bắt đầu thay thế dần nước uống có gas, và dường như đó là xu thế chung trên thế giới. Theo một nghiên cứu của cơ quan Nguyên liệu thực phẩm quốc tế (International Food Ingredients), người tiêu dùng (NTD) ngày càng chú trọng hơn các loại thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, lợi cho sức khỏe. Theo số liệu khảo sát tháng 5.2011 của Công ty Nielsen, doanh số của ngành hàng trà uống liền chiếm 30,5%, cao nhất trên tổng thị trường nước giải khát tại Việt Nam. Gu “tôn thờ” nước uống có gas từ trước đến nay của họ cũng bắt đầu thay đổi để quen dần với thức uống chế biến từ thảo mộc. Trà thảo mộc nay không còn xa lạ với NTD các nước như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, AnCó thể nói, NTD đã biết sử dụng thảo mộc trong cuộc sống để làm thuốc, làm thực phẩm từ rất lâu. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết dùng nước uống thảo mộc chế biến thủ công, và nay, thì điều đó đã chứng minh bằng sự bùng nổ nhanh chóng nước uống từ thảo mộc công nghiệp trên thị trường. 3 Các nghiên cứu cho thấy, thị trường nước giải khát không gas đang lên ngôi, trong đó có nước uống thảo mộc (NUTM). Khảo sát thị trường hằng năm tại nước ta cho thấy, nước uống không gas tăng khoảng trên 10%, trong khi đó nước có gas giảm khoảng 5%. Nhiều người còn cho rằng nay là thời của NUTM. Dạo quanh thị trường dễ nhận thấy, NUTM đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi sự tham gia của nhiều nhà sản xuất với hàng loạt các sản phẩm khác nhau.  Một số vai trò của nước uống từ thảo mộc đối với sức khỏe con người:  La hán quả: Vị ngọt, tính mát, không độc, là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người bị nội nhiệt, có công dụng thanh phế, nhuận trường, giảm ho, sốt nhiệt.  Sương sáo: Có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm mạo do nắng nóng.  Hạ khô thảo: Lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, trị đau mắt hay chảy nước mắt, gan mật nhiệt, huyết áp cao, viêm thần kinh da, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, phù thũng.  Hoa cúc: Giúp giải nhiệt, làm cho khí huyết lưu thông, làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon, điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, giúp đào thải độc tố, làm giảm đau, chống viêm sưng, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm…  Hoa sứ đỏ: Theo Đông y, hoa sứ đỏ đi vào kinh phế có tác dụng thông khí, dưỡng phế. Khi uống, có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp.  Cam thảo: Cam thảo giúp ngừa các dạng viêm loét, điều trị các rối loạn về đường hô hấp, ngăn ngừa các bệnh sốt, trị các bệnh như: viêm gan mãn tính, xơ gan, thấp khớp, các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh, làm giảm đường huyết, giúp nhuận tràng và lợi tiểu, chống các cơn co thắt .  Kim ngân: Hoa được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Uống nước giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra lá kim ngân chứa Loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hóa chất béo.  Bung lai: Lá có tác dụng thanh thử, tiêu thực, hóa đàm thường được dùng chữa tiêu hóa kém, viêm gan. Để tốt cho gan và đường tiêu hóa, bạn có thể dùng 15-30 g bung lai khô đun sôi và dùng để uống hằng ngày.  Hoa mộc miên: Thường được dùng để chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ vi khuẩn, viêm dạ dày và viêm ruột, chảy máu dạ dày, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chữa bỏng, chữa ứ huyết sưng đau, chữa mụn nhọt sưng tấy đau nhức, chữa thiếu máu nhược sắc do rong kinh, mất máu, phù 4 thũng sau khi sinh, chữa sốt nóng ở trẻ em, chữa viêm khớp, tê đau do phong thấp, đau thắt lưng và đùi, chữa ít sữa, chữa suy nhược cơ thể, thần kinh yếu choáng do thiếu máu . Trà thảo mộc Dr.Thanh đang gây "cơn sốt" mới trên thị trường nước giải khát VN Xu hướng trên bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào, phong phú quanh năm của Việt Nam và thị hiếu của người tiêu dùng. II. Nguyên liệu thảo mộc trong sản xuất: Công ty THP cho biết: Dr.Thanh là một loại nước giải khát đặc biệt, được làm từ 9 loại thảo mộc: kim ngân hoa, hoa cúc, la hán quả, hạ khô thảo, đản hoa, hoa mộc mien, bung lai, tiên thảo. Những thảo duộc quý này có tác dụng giải nhiệt, có tác dụng tích cực với gan, thận, khiến người uống xua tan mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon. GS.TS Lê Bách Quang ( Phó Viện Trưởng Viện Thực Phẩm chức năng, Nguyên Phó giám đốc Học Viện Quân Y) cũng cho biết, trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ điểu trị 5 loại bệnh có tì lệ tử vong cao: mạch vành, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Đặc biệt, trong thảo mộc (giảo cổ lam, đỏ ngọn, hoa hẻ, cúc hoa vàng, … ) có chứa nhiều flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được từng loại thảo mộc có những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, chúng đều có chung đặc điểm: giải nhiệt, giải độc, trị ho, lợi tiểu, mát gan. Do đó, nếu kết hợp lại để chế biến trà thảo mộc thì vửa tốt cho sức khỏe, vừa gợi lại hương vị nhẹ nhàng đậm nét truyền thống của người Việt. 1. Nguồn gốc Uống trà thảo mộc từ lâu đã là một phần của văn hóa Á Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Từ chỗ chỉ là một loại thức uống dành cho các bậc đế vương, dần dần, trà thảo mộc đã có mặt trên mọi bàn ăn của từng nhà, từng người tại Trung Hoa Đại Lục và cộng đồng các dân tộc Hoa trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, người tiêu dùng cũng đang có xu hướng chuyển sang dùng các loại trà thảo mộc Trước đây, trà thảo mộc không được sử dụng phổ biến bởi việc chế biến khá cầu kì và phứa tạp, nhiều loại trà thào mộc lại vừa là vị thuốc. Tuy nhiên, công nghệ as3n xuất đồ uống hiện đại đã giúp cho người tiêu dung dễ dàng hơn trong việc tiếp cận trà thảo mộc. 5 Ngày nay, trà thảo mộc làm bằng phương pháp thủ công, tốn nhiều thời gian đã được dần thay thế bằng các loại trà thảo mộc đóng chai chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng đảm bảo, được chiết xuất từ nhiều loại thảo mộc thiên nhiên mà vẫn mang đặc trưng riêng của nó. Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhà sản xuất trà thảo mộc Dr.Thanh cho biết, để người tiêu dùng chấp nhận, trà thảo mộc Dr. Thanh có tác dụng tốt cho sức khỏe, tham gia vào quá trình giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu mát gan, đưa các chất cặn bã cũng như độc chất dư thừa khỏi cơ thể. Trà thảo mộc Dr.Thanh có những yếu tố tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại như sau: Lựa chọn nguyên liệu tốt, đạt tiêu chuẩn, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng; Dây chuyền công nghệ chiết vô trùng ASEPTIC khép kín, hiện đại từ châu Âu; hệ thống kiểm soát chất lượng tích hợp theo tiêu chuẩn: Quản lý Chất lượng ISO 9001-2008; Quản lý Môi trường ISO 14001- 2004 & Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, và đặc biệt là công năng của 9 loại thảo mộc quý: Hạ khô thảo giúp thanh can hóa, mát gan, tiêu độc, hoa mộc miên tiết nhiệt, thanh mát, sứ đỏ có vị ngọt tính bình, tiên thảo trong mát, ngọt lành, cúc vàng thanh nhiệt giải độc, bung lai giải trừ các tác nhân gây nhiệt, kim ngân kháng khuẩn, giải độc, thanh sạch, cam thảo ôn trung, hạ nhiệt, la hán quả giải khát sảng khoái. Công nghệ chế biến hiện đại đã giúp con người có thể sử dụng trà thảo mộc với các công dụng tốt cho sức khỏe một cách dễ dàng nhất. Trà thảo mộc Dr.Thanh được kết hợp từ 9 loại thảo mộc quý: Kim Ngân hoa, La Hán quả, Hạ khô thảo, Đản hoa, Cúc hoa, Bung lai, Tiên thảo, Cam thảo, Hoa mộc miên là một lựa chọn cần thiết cho cuộc sống hiện đại, mang đến giải pháp “không lo bị nóng” cho mọi người. 2. Một số loại thảo mộc 2.1 La hán quả a. Phân loại khoa học La hán là quả của cây có tên khoa học Momordica grosvenori Swingle thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn tên gọi khác như la hán quả, giả khổ qua, quang quả mộc miết . b. Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái. La hán tên dược liệu là Fructus Siraitiae Grosvenorii, quả được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần. Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ, bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt.Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt. c. Thành phần hóa học 6 + Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17%-38,31%, trong đó bao gồm 10,20%-17,55% đường fructose; 5,71%-15,19% đường glucose; + Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; + Còn có một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55%-0,65% đường mía; + Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi 100g quả có 313mg-510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác. + Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%. d. Tác dụng Tây y: vị ngọt cao của La hán quả có tính ổn định tốt, không bị phân hủy ở nhiệt độ 160 0 C trong thời gian dài, không lên men, có thể được sử dụng rộng rãi, thay thế đường lý tưởng cho mọi loại thực phẩm chứa đường, đồ uống và các laoị sản phẩm chăm sóc sức khỏe: - Chất làm dịu thực phẩm và đồ uống. - Các sản phẩm thiên nhiên chăm sóc sức khỏe, thuốc, phụ gia cho mỹ phẩm. - Glucozit ngọt từ quả la hán V có hiệu quả chữa bệnh, nâng cao chức năng hoạt dộng của dạ dày, giảm nóng ấm phổi, làm mất cảm giác khát, giảm đờm và chống virut, bệnh tiểu đường , béo phì, huyết áp cao, đau tim,… Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ).Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo) . Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan . thuộc thể nhiệt độc uẩn kết, trị viêm phế quản cấp hay mạn, thuộc thể nhiệt đàm úng phế hay chứng táo bón kinh niên thuộc thể tân khuy tràng táo tức thể dịch thiếu, ruột khô . Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”. Đặc biệt hơn là quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường nên còn là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân béo phì hay tiểu đường. 2.2 Nước 7 Trong công nghệ sản xuất nước giải khát, nước được xem là nguyên liệu và cũng là thành phần chủ yếu của sản phẩm. Trong thực tế, nước dùng cho sản xuất là nước phải đạt tiêu chuẩn cho phép dùng trong sinh hoạt và các ngành thực phẩm và phải đảm bảo các chi tiêu do bộ y tế quy định. Các chỉ tiêu chất lượng nước (TCVN 2653-78) Tên chỉ tiêu Mức chất lượng Chỉ tiêu hóa học Độ trong Độ đục Độ màu (độ Coban) Mùi vị xác định bằng cảm quan ở 200 0 C và 600 0 C Hàm lượng cặn không tan Hàm lượng cặn hòa tan Độ pH Độ cứng toàn phần Hàm lượng Clorua Hmà lượng Nitrit Hàm lượng sắt tổng số Hàm lượng thủy ngân Chỉ tiêu sinh học Tổng số vi khuẩn hiếu khí Tổng số Coliforms, khuẩn lạc/100ml Coliforms phân, khuẩn lạc/100ml > 100 cm < 1,5 g/l < 5 Không thấy phát hiện < 10 mg/l < 500 mg/l 6 - 8,5 < 300 mg CaCO 3 /l < 0,1 mg/l < 0,3 mg/l < 0,01 mg/l Không được có < 200 khuẩn lạc/ 1ml Không được có Không được có 2.3 Trà xanh a. Phân loại khoa học Trà xanh (hay còn gọi là chè xanh), từ Hán- Việt gọi là Lục trà, là loại trà được chế biến từ lá của cây chè (Camellia sinensis).Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh.Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis. b. Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.Gốc ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc, được truyền sang Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Chè được trồng khắp 8 nơi ở nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà Nẵng cho tới Đắc Lắc, Lâm Đồng. Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất độ nhất định để đảm bảo hương thơm. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.Lá của chè dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Tùy lứa tuổi mà lá chè có thể dùng làm thành phẩm chè khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần c. Thành phần hóa học. Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin.Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men. Trà xanh có chứa hàm lượng chất kháng oxi hóa EGCG (epigallocatechin – 3 – gallate) cao, chất này giúp ngăn chặn các tế bào sống bị tổn thương và lão hóa sớm. d. Tác dụng Tác dụng dược lý: Chè đã được sử dụng hơn 2000 năm trước Công nguyên. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Nó cũng lợi tiểu, làm dễ tiêu hoá.Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P. Tuy vậy, nếu sử dụng kéo dài với liều cao, chè có thể gây nhiễm độc mạn tính, biểu hiện bởi sự mất ngủ, sự gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, có rối loạn thần kinh. Thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ Thành phần catechin có trong trà xanh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng. Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu. Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon 9 hydrat.Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng, vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và hạn chế lão hóa. Chất theamin tạo cho trà xanh có hương vị đặc biệt. Một nghiên cứu gần đây cho biết khả năng chống virut của catechin có trong trà xanh có hiệu quả đối với bệnh AIDS. Chống xơ vữa động mạch: Trà xanh có tác dụng chống xơ vữa động mạch, nhất là động mạch vành. Khi sử dụng trà xanh, nồng độ mỡ máu giảm, gốc tự do gây hại cho thành mạch được điều hoà. Chống tăng cholesterol: Trà xanh làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột, giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể, tăng tiêu thụ cholesterol. Chống ung thư: Người ta thấy rằng các hoạt chất trong trà xanh có thể hoạt động như một chất ức chế chu trình phát triển của tế bào ung thư, làm tái kích hoạt chu trình “chết theo chương trình” của tế bào, do vậy làm tăng tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào ung thư mất khả năng phát triển vô độ, mất khả năng di căn nên hạn chế sự phát triển của căn bệnh vẫn được coi là nan y này. Chống viêm: Trà xanh có tác dụng chống viêm mạn, nhất là viêm nhiễm đường miệng, đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, trà xanh còn có tác dụng tốt chống viêm khớp. Giảm cân: Do làm tăng chuyển hoá, tăng tạo nhiệt, tăng đốt chất béo nên trà xanh có tác dụng giảm cân, giảm tích luỹ mỡ thừa. Giảm stress: Tác dụng này là do thành phần theanin. Không những thế, trà xanh còn làm tăng khả năng nhớ và tăng khả năng học thuộc, có lẽ là do làm tỉnh táo nên dễ tập trung hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng trà xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước trà đã để qua đêm.Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong trà xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ. 2.4 Hạ khô thảo (Spira Prunellea Vulgario) a. Phân loại khoa học Tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ Bạc hà (Lamiaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trên mặt đất (bỏ rễ) hoặc cành mang hoa và quả phơi khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.) thuộc họ Hoa Môi (Labiatae). 10 . lên men. - Nước giải khát chữa bệnh. - Các dạng nước quả: nước quả cô đặc, nước quả ngâm đường, nước quả ngâm cồn. 3. Nước giải khát từ thảo mộc: Những. và nước uống đóng chai đã tăng lần lượt là 27% và 23%. 2. Phân loại nước giải khát: - Nước chứa khí cacbonic. - Nước giải khát pha chế. - Nước giải khát

Ngày đăng: 08/08/2013, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan