1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý với chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà’

69 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 527 KB

Nội dung

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở như Việt Nam trong những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Đặc biệt, hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trường mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại. Nhưng trong sân chơi này chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt sau khi gia nhập WTO là việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, mậu dịch. Điều đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn lan trên thị trường Việt Nam với những công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong nước trong nhiều năm để đánh gục hàng hoá trong nước. Và đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu chính là việc phải cắt giảm chi phí sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh trong sản xuất hiện nay em đã mạnh dạn chọn đề tài: ": Nâng cao hiệu quả quản lý với chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà’’ làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 1

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

27

Sơ đồ 2.2:Tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần văn phòng phẩm

Hồng Hà 30Bảng 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất vở và sổ các loại 34Bảng 2.2: Tài sản cố định công nghệ cao của công ty cổ phần văn phòng

phẩm Hồng Hà 37Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng

phẩm Hồng Hà 37Bảng 2.4: Doanh thu một số sản phẩm chính của công ty cổ phần văn

phòng phẩm Hồng Hà 38Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu 39Bảng 2.6: Mức lương bình quân đầu người 40Bảng 2.7: Kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp một số loại sản phẩm

của công ty 44Bảng 2.8: Biểu tổng chi phí sản xuất kinh doanh 45Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2009-2010 52

Trang 2

HĐQT : Hội đồng quản trị

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỂ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1- Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4

1.2.1 Theo tính chất các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh 5

1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh 6

1.2.3 Theo nội dung các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh 8

1.2.4 Theo chức năng chi phí trong sản xuất kinh doanh 9

1.2.5 Theo tính chất biển đổi của chi phí 10

1.2.6 Một loại chi phí khác trong hoạt động kinh doanh 10

1.2.7 Các chi phí không thuộc chi phí sản xuất kinh doanh 11

1.3 Đặc điểm về chi phí của các ngành trong nền kinh tế 12

1.3.1 Ngành nông nghiệp 12

1.3.2 Ngành công nghiệp 13

1.3.3 Ngành thương mại - dịch vụ 13

1.3.4 Ngành xây dựng cơ bản 14

1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .14

1.4.1 Trình độ quản lý và công nghệ 14

1.4.2 Ý thức sử dụng tài sản của người lao động 16

1.4.3 Các chính sách kinh tế của Nhà nước và sự biến động kinh tế 16 1.5 Vai trò và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của

Trang 4

1.5.1 Vai trò của chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của

doanh nghiệp 17

1.5.2 Vai trò của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 18

1.5.3 Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 22

2.1- Tổng quan về công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý 26

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 32

2.3- Tình hình công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 40

2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 40

2.3.2 Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 43

2.4 Nhận xét về tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 46

2.4.1 Những kết quả đạt được 46

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 50

3.1 Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà trong giai đoạn 2008 – 2010 50

3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 54

Trang 5

3.2.2 Áp dụng khoa họ trong đào tạo và tổ chức quản lý lao động 563.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý quá trình sản xuất kinh doanh 573.2.4 Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh 59Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần VPP Hồng Hà diễn

ra thường xuyên và liên tục cho nên đây là biện pháp quan trọng cầnphải lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch 603.2.5 Một số giải pháp khác 60

KẾT LUẬN 63

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở như Việt Namtrong những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới -thời đại của cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức Đặc biệt,hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần

tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể pháttriển trong môi trường mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại.Nhưng trong sân chơi này chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mộttrong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặtsau khi gia nhập WTO là việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, mậu dịch Điều

đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn lan trên thị trường Việt Nam vớinhững công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng

lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trongnước trong nhiều năm để đánh gục hàng hoá trong nước Và đối với cácdoanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triểnthì vấn đề cần quan tâm hàng đầu chính là việc phải cắt giảm chi phí sảnxuất nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Nhận thức được tầmquan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh trong sản xuất hiện nay em đã

mạnh dạn chọn đề tài: ": Nâng cao hiệu quả quản lý với chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà’’ làm đề tài

chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vănphòng phẩm Hồng Hà để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty qua đó góp phần tiết kiệmtối đa các loại chi phí cho công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

doanh tại các doanh nghiệp Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế, phạm vinghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại xem xét các khía cạnh chung về chi phísản xuất kinh doanh, một số thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc tiết kiệm chiphí sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng một số phương nghiên cứu chủ yếu như phương pháp

hệ thống hóa, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích thựcchứng bảng biểu và mô hình hóa

5 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương, cụ thể:

Chương I-Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chương II- Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty

ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỂ CHI PHÍ SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1- Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thời đại ngày nay khác với những thời kỳ nguyên thủy ở chỗ con ngườisống nhờ chính những thứ của cải vật chất mà con người sản xuất ra chứkhông còn phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên Có thể nói sảnxuất của cải vật chất là nguồn gốc là cơ sở cho sự phát triển của xã hội.Trong điều kiện thị trường, hoạt động sản xuất không chỉ là của mộtngười mà là sự quan tâm của nhiều người đến việc tổ chức một doanhnghiệp thực hiện sản xuất và kinh Sản xuất kinh doanh (SXKD) củadoanh nghiệp hiện nay thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứngnhu cầu của thị trường và nhằm mục tiêu thu về lợi nhuận Trong quátrình sản xuất và kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải bỏ ranhững khoản phí nhất định gọi là chi phí sản xuất kinh doanh Cụ thể làcác loại chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công lao động, chi phí

về vốn Ở Việt Nam trong thời kì bao cấp, các doanh nghiệp lúc này mớichỉ là các nhà máy, xí nghiệp, phân sưởng sản xuất, họ được nhà nước baocấp toàn bộ từ khâu đầu vào (vốn, nguyên liệu, nhân công v.v…) cho đếnkhâu tiêu thụ phân phối sản phẩm Bước sang thời kì đổi mới các doanhnghiệp Việt Nam mới được mang đúng ý nghĩa kinh doanh, họ được Nhànước coi là các thực thể độc lập tự hạch toán và làm ăn trong khuôn khổpháp luật Chính vì thế các doanh nghiệp hiện nay khi tiến hành sản xuấtkinh doanh phải có các kế hoạch chi tiết về sản xuất, tài chính, nhân sự vàbán hàng Điều này xuất phát từ các khâu trong quá trình sản xuất kinhdoanh, đó là chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm,cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm Ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất lạiphát sinh ra những chi phí nhất định Khâu sản xuất thì có chi phí sản

Trang 9

xuất, chi phí nhân công, phân phối và lưu thông hàng hóa có chi phí bánhàng, những chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm duy trì bộ máy tổ chứcquản lý và các hoạt động chung của doanh nghiệp Có thể nói ở bất kì nềnsản xuất nào thì để sản xuất ra hàng hóa con người đều phải tiêu tốn cácchi phí mua sắm tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và thù lao lao động.

Đó là quá trình kết hợp của tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức laođộng Cho nên những chi phí sản xuất được hình thành trong quá trình tạo

ra các sản phẩm là tất yếu khách quan

Vậy chi phí sản xuất kinh doanh đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ

hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đó bỏ ra

có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên không phải khoản hao phí nào cũng được gọi là chi phí Nhữnghao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sảnxuất ra trong kì mới được gọi la chi phí Chi phí khác với chi tiêu, chi tiêu

là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp.Chi tiêu là cơ sở để phát sinh ra chi phí, nếu không có chi tiêu thì không

có chi phí Tuy nhiên chi tiêu lại khác chi phí về lượng và thời gian phátsinh Có những khoản chi tiêu kì này nhưng lại không được tính vào chiphí kì này, lại có những khoản tính vào chi phí kì này nhưng thực chất lạichưa được chi tiêu Vì vậy thực chất chi phí sản xuất kinh doanh là sựdịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào các đối tượng được tính giá nhưsản phẩm dịch vụ

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh liên tục trong quá trình sản xuất gắnliền với từng loại hoạt động sản xuất, việc tính toán chi phí cần được thựchiện trong một khoảng thời gian nhất định và cuối cùng nó sẽ được bù đắpbởi doanh thu trong kì đó

1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận

Trang 10

chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo các cách tiếp cận khácnhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng như hạch toán cần phảitiến hành phân loại chi phí SXKD Dưới đây là một số cách phân loạichính

1.2.1 Theo tính chất các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh

Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc các chi phí có cùng tính chất kinh

tế và mức phân bổ trong tính giá thành thì được xếp vào một loại, mỗi loại

là một yếu tố chi phí Phân loại theo cách này cho thấy rõ mức tiêu haocác chi phí trực tiếp để tạo nên sản phẩm Theo đó thì chi phí sản xuất baogồm 3 nhóm yếu tố sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu

cấu thành nên sản phẩm, nó có thế xác định được rõ ràng trong từng sảnphẩm và có giá trị lớn Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phínguyên vật liệu chính để làm ra sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu phụgián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (bao bì, vỏ hộp).Nguyên vật liệu phụ có giá trị nhỏ hơn nguyên vật liệu chính và khó cóthể xác định rõ ràng trong từng sản phẩm nhưng góp phần không nhỏtrong việc hoàn thiện sản phẩm đưa ra thị trường

Chi phí nhân công trực tiếp: là các loại chi phí về tiền lương công nhân,

các khoản phụ cấp và các khoản trích theo tỷ lệ của tiền lương như Bảohiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn(KPCĐ) tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm Ngoài ratrong khoản mục này còn có các loại chi phí như: chi phí phúc lợi laođộng, chi phí thời gian ngừng sản xuất v.v…

Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi của

phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công).Ngoài ra trong sản phẩm khi tính giá thành còn có chi phí bán hàng và chi

Trang 11

phí quản lý doanh nghiệp cũng được xếp vào chi phí sản xuất chung.

Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theođịnh mức, cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính, giúp việcđánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từngkhoản mục chi phí đến giá thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của chi phísản xuất trong quá trình SXKD của doanh nghiệp

1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành:

a, Chi phí sản xuất kinh doanh: gồm những chi phí liên quan đến hoạt

động SXKD như chí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí tiêu thụhàng hóa, chi phí quản trị doanh nghiệp, các loại thuế mà doanh nghiệpphải nộp Ta có thể xem xét cụ thể các loại chi phí thuộc chi phí SXKDtrong kì như sau:

Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh chỉ bao gồm

những chi phí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, không bao gồm những khoản chi phí phục

vụ cho các hoạt động riêng khác của doanh nghiệp Đó là:

Chi phí nguyên vật liệu: gồm giá trị toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng vàosản xuất kinh doanh; Chi phí về nhiên liệu động lực như chi phí về xăngdầu cho xe vận chuyển, chạy máy móc

Chi phí tiền lương nhân công và phụ cấp lương, kèm theo đó là các khoảnphí phải nộp trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ; Các khoảnkhấu hao TSCĐ bao gồm tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp

Chi phí cho các dịch vụ mua ngoài đó là những khoản chi cho các cá nhân

tổ chức kinh doanh thực hiện những yêu cầu của doanh nghiệp như viễnthông, điện nước, bảo hiểm, tư vấn, kiểm toán Bên cạnh đó là các khoản

Trang 12

chi phí như trợ cấp cho người lao động thôi việc, các khoản dự phònggiảm giá, phải thu khó đòi.

b, Chi phí hoạt động khác: Một số loại chi phí không thuộc chi phí sản

xuất kinh doanh nhưng theo luật doanh nghiệp được phép hạch toán vàochi phí sản xuất kinh doanh như chi phí phòng cháy chữa cháy, phòngchống thiên tai bão lụt v.v…

c,Các loại thuế chủ yếu: Thuế là khoản phải nộp bắt buộc thể hiện nghĩa

vụ của doanh nghiệp với nhà nước được quy định bởi pháp luật thuế Đốivới doanh nghiệp thì thuế là một loại phí Các loại thuế thường gặp là:thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh

nghiệp

Thuế VAT: Thuế VAT là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thêm

của hàng hóa dịch vụ qua các giai đoạn từ sản xuất lưu thông đến tiêudùng Thuế suất được tính theo thuế suất cố định, căn cứ vào dịch vụ vàmặt hàng kinh doanh Thuế VAT được áp dụng cho tất cả các tổ chức cơ

sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế, đối tượng chịu thuế là tất cảcác hàng hóa dich vụ dùng trong sản xuất cũng như tiêu dùng Đối tượngkhông chịu thuế là hàng hóa dịch vụ không có giá trị tăng thêm hoặc đãthuộc diện chịu thuế khác hay do ưu đãi của nhà nước Có 2 phương pháp

tính thuế VAT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng cho các doanh nghiệp cánhân nước ngoài kinh doanh

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Về bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt giống thuế VAT.

Ngoài ra thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được tính đối với một số mặt hàng hạnchế sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thumột lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên

Trang 13

lợi nhuận trước thuế (thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp, thuế suấtđược quy định theo tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh.

Các loại thuế khác: Tùy theo các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà

doanh nghiệp có thể phải nộp một số loại thuế khác, ví dụ: khi doanhnghiệp sử dụng đất thì doanh nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất, nếu doanhnghiệp nhập khẩu vật tư hàng hóa thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với loạivật tư, hàng hóa đó, nếu doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên thìphải nộp thuế sử dụng tài nguyên v.v…

Hiểu được kết cấu phạm vi của chi phí SXKD trong kì là rất quan trọng vìchỉ có hiểu được kết cấu chi phí SXKD doanh nghiệp mới có thể hạchtoán cũng như tính toán chi phí một cách chính xác tuân theo các quy địnhcủa chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phục vụ tốt yêu cầu kiểm toán.Bên cạnh đó còn phục vụ cho việc lập các kế hoạch chi tiết về chi phí sảnxuất

b, Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí liên quan đến các hoạt

động đầu tư tài chính của doanh nghiệp

c, Các chi phí bất thường: là những chi phí phát sinh ngoài dự kiến của

doanh nghiệp, doanh nghiệp không tính toán được trước do các yếu tốkhách quan và chủ quan gây nên

Cách phân loại này phù hợp với những doanh nghiệp đa dạng trong hoạtđộng kinh doanh, nó giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh yếu củatừng loại hình kinh doanh để có được chiến lược kinh doanh tối ưu, tối đahóa lợi nhuận

1.2.3 Theo nội dung các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh

Thực chất của việc phân loại này là nhằm tách riêng các khoản chi phíphát sinh trong từng khâu sản xuất Nó bao gồm: Chi phí tiền lương, cáckhoản phụ cấp phải trả cho người lao động; Chi phí về BHXH, BHYT vàKPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng lương và phụ cấp phải trả;

Trang 14

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các nguyên vật liệu chính, nguyên vậtliệu phụ, các công cụ dụng cụ v.v…sử dụng vào sản xuất Chi phí nàykhông tính đến các nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho và cácphế liệu thu hồi; Chi phí nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sảnxuất trong kì có thế kể đến xăng dầu, xe nâng chở hàng phục vụ sản xuất;Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trích cho từng thời kì; Chi phídịch vụ mua ngoài như điện, điện thoại dùng vào sản xuất kinh doanhtrong kì; Các chi phí khác bằng tiền không xếp vào các yếu tố trên nhưngđược dùng vào sản xuất kinh doanh như các khoản dự phòng, khuyến mãi,tài trợ v.v…

Cách phân loại này được dùng khá nhiều vì nó phù hợp với nhiều loạihình doanh nghiệp khác nhau với những khoản mục chi phí khác nhau Nógiúp doanh nghiệp xác định được giá thành một cách cụ thể và chính xác,làm cơ sở cho việc tính giá thành hàng hóa dịch vụ

1.2.4 Theo chức năng chi phí trong sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này thì chi phí SXKD được chia thành:

Chi phí sản xuất gồm những chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm haylàm các nhiệm vụ khác nhau trong phạm vi phân xưởng

Chi phí tiêu thụ hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ, lao vụ

Chi phí phát sinh trong quản lý gồm những chi phí cho hoạt động quản trịkinh doanh, quản lý hành chính, chi phí cho các hoạt động của doanhnghiệp

Cách phân loại này nhằm phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp, giúpcho các ông chủ nắm được nội dung cơ cấu chi phí sản xuất trong tổng chiphí, làm căn cứ để kiểm soát chi phí, giúp doanh nhiệp trong việc lập Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 15

1.2.5 Theo tính chất biển đổi của chi phí

Những thông tin chi phí dạng này chỉ mang tính chất nội bộ, phục vụ choviệc ra các quyết định quản trị trong việc lập kế hoạch và điều tra chi phí.Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

Chi phí cố định (còn gọi là định phí) là những chi phí không thay đổi về

tổng số so với doanh thu của doanh nghiệp Chi phí này được xác lập cốđịnh hàng kì bất kể khối lượng sản phẩm làm ra nhiều hay ít, có thể kểđến một số loại chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phíthuê nhà cửa kho bãi

Chi phí biến đổi (còn gọi là biến phí) là những chi phí thay đổi về tổng số,

tỷ lệ so với doanh thu của doanh nghiệp Đối với loại chi phí này thì khikhối lượng sản phẩm hoàn thành tăng lên thì chi phí cho sản xuất cũngtăng lên nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm lại không thay đổi Đó làchi phí nhân công trả theo sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếpv.v…

1.2.6 Một số loại chi phí khác trong hoạt động kinh doanh

Ngoài những cách phân loại chi phí ở trên chúng ta còn có một số loại chiphí khác Những loại chi phí này sẽ được doanh nghiệp xem xét trong quátrình kinh doanh và có thể không được xếp vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kì nhưng cũng có vai trò khá quan trọng Một số loại chi phí đó là:

Theo khả năng kiểm soát ta có chi phí kiểm soát được và chi phí không

kiểm soát được Ngoài ra trong hoạt động quản trị còn có chi phí thích đáng và chi phí không thích đáng, chi phí chìm v.v… Những chi phí này

chủ yếu được dùng để ra các quyết định quản trị, được hội đồng quản trịhay ban lãnh đạo công ty xem xét nhằm đưa ra các phương án kinh doanh

cụ thể Bên cạnh đó doanh nghiệp còn xem xét Chi phí cơ hội, chi phí cơ

hội là khoản lợi ích bị mất đi khi ta lựa chọn phương án kinh doanh này

để thay thế cho một phương án kinh doanh khác

Trang 16

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan

hệ giữa đối tượng chịu chi phí ta có chi phí trực tiếp là những chi phí có

quan hệ trực tiếp với sản phẩm hoặc đối tượng chịu chi phí, những chi phí

này biến đổi trực tiếp vào trong sản phẩm Chi phí gián tiếp là những chi

phí có liên quan đến nhiều sản phẩm làm ra, không phân định rõ rà ng chotừng đối tượng nào nên chúng ta phải tiến hành phẩn bổ chúng theo từngđối tượng nhất định

Nền sản xuất hàng hóa là vô cùng đa dạng và phong phú với rất nhiềungành nghề khác nhau gắn liền với những đặc thù riêng về chi phí Trongquản trị tài chính, việc phân loại chi phí một cách phù hợp là rất quantrọng Nó giúp cho các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về thựctrạng cũng như kết cấu chi phí, làm cơ sở cho việc lập giá thành sảnphẩm Đồng thời chi phí cũng là thông tin quan trọng trong việc hạ giáthành sản phẩm Các cách phân loại chi phí còn giúp doanh nghiệp quản

lý một cách dễ dàng chặt chẽ chi phí chống hiện tượng lãng phí, tiết kiệmnguồn nguyên, nhiên liệu góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp

1.2.7 Các chi phí không thuộc chi phí sản xuất kinh doanh

Cùng với việc hội nhập ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế trên thếgiới cũng như việc nước ta đang ngày càng mở rộng môi trường kinhdoanh cho các doanh nghiệp thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngàycàng trở nên gay gắt Thương trường cũng như chiến trường là một cuộcchiến không khoan nhượng Các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt vớinhau mà còn phải đối mặt với với muôn vàn những luật lệ và những quyđịnh luôn thay đổi của nhà nước Suy cho cùng thì cũng vì một mục tiêuduy nhất là lợi nhuận Nhưng doanh thu cao đồng nghĩa với việc cácdoanh nghiệp phải nộp thuế cao, mà không ai lại muốn tiền chảy ra khỏitúi của mình Có một thực tế hiện nay đó là các doanh nghiệp luồn tìmcách đội chi phí hợp lý hợp lệ của mình lên thật cao nhằm tránh phải nộp

Trang 17

thuế cho nhà nước Chính vì vậy nhà nước không thể không có những quyđịnh về các chi phí hợp lý phát sinh trong kì cũng như các loại chi phíkhông được tính và hạch toán

Một số loại chi phí thuộc chi phí sản SXKD nhưng phát sinh do lỗi chủquan của doanh nghiệp thì không được hạch toán vào chi phí sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp như: các loại tiền phạt do vi phạm hợpđồng, vi phạm luật lệ v.v…

Các khoản chi phí có nguồn để bù đắp riêng như các khoản đầu tư tàichính, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, liên doanh liên kết, chi phítiếp đãi khách, chi phí hoạt động đoàn thể thì cũng không được tính vàochi phí sản xuất kinh doanh

Như vậy khi nghiên cứu về chi phí sản xuất kinh doanh chúng ta phải tiếnhành phân loại chi phí cũng như hiểu được kết cấu phạm vi của nó để cóthể xác định được tỷ trọng cũng như sự thay đổi của mỗi loại, qua đó quản

Trang 18

1.3.2 Ngành công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳnền kinh tế nào Đặc điểm của ngành là sản xuất hàng hóa không phụthuộc vào điều kiện tự nhiên mà chủ yếu dựa vào trình độ công nghệ, trình

độ tổ chức quản lý và của bản thân doanh nghiệp Đây là một ngành luônđược ứng dụng những loại máy móc hiện đại tự động hóa cao, thời gianlàm việc là thời gian sản xuất và sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiềugiai đoạn Ngành công ngiệp bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vựcsản xuất, xây lắp, chế biến Cơ cấu chi phí của ngành công nghiệp là khá

ổn định, trong đó chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ và chi phíquản lý là cao nhất Đối với ngành này thì vấn đề tiết kiệm chi phí sảnxuất là rất cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các doanhnghiệp Tuy nhiên việc tiết kiệm chi phí khấu hao TSCĐ cũng như quản

lý lại bị phản đối từ phía các tổ chức công đoàn do phải sử dụng hết côngsuất của máy móc và nâng cao hiệu suất lao động Việc giảm tỷ lệ tiềnlương cũng như nguyên vật liệu khó có thể thực hiện trong một thời gianngắn

1.3.3 Ngành thương mại - dịch vụ

Là một ngành có tuổi đời trẻ hơn so với những ngành trên nhưng cơ cấuchi phí cũng rất phức tạp, bao gồm các chi phí trực tiếp gián tiếp liên quanđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi thể hiệnnghĩa vụ với nhà nước như thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanhthương mại nhằm tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp Ngành này có đặcđiểm nổi bật là chi phí cho khấu hao TSCĐ không lớn như ngành côngnghiệp và xây dựng cơ bản và chi phí khá phân tán không tập trung nênkhó tập hợp chi phí phát sinh Các doanh nghiệp trong ngành thương mại

và dịch vụ có chi phi về nhân công và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷtrọng lớn

Trang 19

1.3.4 Ngành xây dựng cơ bản

Đây là ngành cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế xã hội Ngành nàykhá giống với ngành công nghiệp, tuy nhiên đây là ngành mà nhà nướcnắm quyền chủ đạo trong quản lý cũng như cung cấp vốn Cơ cấu chi phícủa ngành này cũng rất phức tạp do sản phẩm là những công trình đã hoànthành nên toàn bộ chi phí nằm ở công trình chưa hoàn thành Để tiết kiệmchi phí thì phải biết rút ngắn thời gian thi công, tập trung vốn kỹ thuật.Ngoài ra do đặc tính của ngành là các công trình cố định nên điều kiệnthời tiết cũng ảnh hưởng đến thời gian thi công, các khoản chi phí dichuyển máy móc công nhân cũng như chi phí lo cho đời sống người laođộng lớn

Một nền kinh tế phát triển phải bao gồm nhiều ngành kinh tế khác nhau,mỗi ngành kinh tế lại có những đặc điểm về sản phẩm hàng hóa tổ chứckinh doanh cũng như chi phí khác nhau Trong mỗi ngành kinh tế thìnhững doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc thù riêng Khi nghiêncứu về chi phí chúng ta phải nắm được đặc điểm chi phí của từng nghànhqua đó hiểu rõ hơn về chi phí

1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.1 Trình độ quản lý và công nghệ

Trình độ quản lý doanh nghiệp và trình độ công nghệ là hai nhân tố tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Bất kì doanh nghiệp nào cũng xem công nghệ kỹ thuật mang tínhquyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì tận dụng được côngnghệ tiên tiến hiện đại giúp doanh nghiệp sản xuất ra được những sảnphẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường Trình độ công nghệ quyếtđịnh đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, có một công nghệ sản xuất hiệnđại giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên vật liệu, chiphí về quản lý vì có thể tận dụng được hàm lượng chất xám cao trong đó

Trang 20

Công nghệ cao một mặt làm cho chất lượng sản phẩm tăng, một mặt giúpcho doanh nghiệp tận dụng được những nguồn nguyên liệu rẻ, sản xuất ranhững sản phẩm tốt mà không cần nhiều đến những nguyên liệu quý hiếm

mà giá thành lại cao Yếu tố công nghệ góp phần cắt giảm một lượng đáng

kể những lao động chân tay, thủ công vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong cácdoanh nghiệp sản xuất của Việt Nam Bên cạnh việc tận dụng công nghệhiện đại thì trình độ quản lý cũng tác động lớn đến chi phí sản xuất kinhdoanh Trong bối cảnh cạnh tranh và sự bùng nổ thông tinh trên thị trườngthì bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được với công nghệ cao,nhưng một trình độ quản lý cao, hiệu quả thì không phải doanh nghiệpnào cũng có được Quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất tốt giúp doanhnghiệp tiết kiệm được rất nhiều những chi phí không hợp lý, tiết kiệm tối

đa những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có như công nghệ nguồn vốn

và sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn lực đó Trình độ quản lýdoanh nghiệp còn thể hiện ở việc phân công lao động, tổ chức bộ máy sảnxuất hợp lý từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, cắt giảm những bộ phậnkhông hợp lý trong quá trình sản xuất, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc

sử dụng máy móc thiết bị cũng như nguồn nguyên liệu Đây có thể nói lànhân tố tác động chính đến các chính sách tiết kiệm chi phí SXKD củadoanh nghiệp, nó được các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nhưng khôngphải doanh nghiệp nào cũng có thể có được nhằm tiết kiệm chi phí sảnxuất tối đa

Ngoài nhóm các nhân tố trên thì còn rất nhiều các nhân tố khác cả chủquan lẫn khách quan cũng tác động đến chi phí SXKD của doanh nghiệp.Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này chính là cơ sở để doanh nghiệp

đê ra phương hướng và biện pháp nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí SXKDcủa mình, tăng hiệu quả SXKD

Trang 21

1.4.2 Ý thức sử dụng tài sản của người lao động

Vấn đề hình thức sở hữu doanh nghiệp cũng tác động lớn đến việc nângcao năng lực quản lý cũng như làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh cảucác doanh nghiệp Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước với tâm lý

“của chung” luôn tồn tại vấn đề quản lý lỏng lẻo gây thất thoát tiền của tàinguyên và là một sự lãng phí rất lớn Vấn đề ở đây chính là tâm lý, ý thứccủa cán bộ công nhân viên Một bộ máy sản xuất với sự phân công laođộng chuyên môn hóa cao sẽ không đem lại hiệu quả tiết kiệm chi phí nếunhư ý thức sử dụng tài sản của người lao động không cao

1.4.3 Các chính sách kinh tế của Nhà nước và sự biến động kinh tế

Các chính sách kinh tế của nhà nước không tác động trực tiếp đến chi phísản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp nhưng một cách gián tiếp nó cũngtác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Các chính sách kinh tếnhư hệ thống pháp luật kinh tế, luật tài chính và các văn bản có tính phápquy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức SXKD của doanhnghiệp Một vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy đó là phần lớn các doanhnghiệp sản xuất của nước ta không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu,các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các loại nguyên vật liệu chủ yếutrong sản xuất mà không thể tận dụng được các nguồn nguyên liệu giá rẻ

ở trong nước Các chính sách về xuất nhập khẩu, thuế và lãi suất tác độngđến nguồn cung cấp vốn, nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp Việc phụthuộc vào các nguồn nguyên liêu ngoại nhập làm cho chi phí sản xuất củadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động kinh tế thế giớinhư sự gia tăng của giá dầu, sự biến động tỷ giá, lãi suất Bên cạnh đó, cơ

sở hạ tầng của nền kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí của doanhnghiệp Cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông vận tải, bến cảng, khotàng cũng như sự phân bố dân cư tác động mạnh mẽ đến chi phí đặc biệt

là chi phí vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu Ngoài ra, nền kinh tế phát

Trang 22

triển, mức sống của con người tăng lên cũng là một nhân tố tác động đếnchi phí của doanh nghiệp, yếu tố này làm cho giá cả của lao động tăng lêndẫn đến tăng chi phí nhân công Như vậy có thể thấy các vấn đề kinh tế vĩ

mô cũng là một nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

1.5 Vai trò và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.1 Vai trò của chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp

Thứ nhất, việc quản lý tốt chi phí có thể giúp cho doanh nghiệp hoàn

thành được những kế hoạch đã đề ra Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất có vai trò vô cùng quantrọng, trong đó thì quản lý chi phí giữ vai trò chủ chốt trong việc tiết kiệmchi phí sản xuất Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thìcác doanh nghiệp có rất nhiều hình thức để cạnh tranh nhau, đặc biệt làvới các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng loại sản phẩm.Bên cạnh những hình thức như cạnh tranh về địa thế, thương hiệu, cácdịch vụ khuyễn mãi, dịch vụ sau bán hàng v.v… thì cơ sở cơ bản cho sựcạnh tranh đó chính là doanh nghiệp phải đưa ra được thị trường nhữngsản phẩm tốt nhất và có giả thành rẻ phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.Doanh nghiệp có thể đưa ra những mức giá đem lại lợi nhuận cao nhất.Khi gặp những biến động trong tiêu thụ doanh nghiệp vẫn có thể giảm giá

để thu hút khách hàng, hoặc khi thị trường không ổn định vẫn có thể đưa

ra những mức giá thích hợp mà vẫn đảm bảo có lãi

Thứ hai, việc tiết kiệm được những chi phí không cần thiết, tiết kiệm được

nguồn vốn giúp doanh nghiệp có thể mở rộng được SXKD, cùng mộtlượng vốn bỏ ra mà có thể tăng quy mô sản xuất thì cũng góp phần làmgiá thành sản phẩm

Trang 23

Thứ ba, Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước chiếm đa

số, việc tiết kiệm chi phí là vấn đề bực thiết nhất, tâm lý “cha chungkhông ai khóc” luôn tồn tại trong đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nướchiện nay Tiết kiệm được chi phí trong trường họp này chính là tiết kiệmcác nguồn lực quốc gia, tài nguyên quốc gia trong điều kiện nước ta cònnghèo Bên cạnh đó, sức ép từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO đang đặt ra cho mọi doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức Nếucác doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì doanhnghiệp sẽ có cơ hội huy động được nhiều nguồn lực, tranh thủ được cơ hội

đề phát triển Do đó các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nâng cao sứccạnh tranh của hàng hóa nhằm bắt kịp với nhu cầu của thị trường, và conđường ngắn nhất, phù hợp nhất chính là cắt giảm chi phí SXKD

Như vậy có thể nói việc quản lý tốt chi phí sản xuất có một vị trí trungtâm trong kế hoạch phát triển của mọi doanh nghiệp, và luôn được cácdoanh nghiệp đặc biệt chú trọng

1.5.2 Vai trò của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

Quản lý chi phí có vai trò chính trong việc tiết kiệm chi phí SXKD củadoanh nghiệp Doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũngđặt vấn đề tiết kiệm chi phí lên hàng đầu nhưng không phải doanh nghiệpnào cũng coi trọng vai trò của quản lý chi phí Để tiết kiệm chi phí sảnxuất không chỉ cần hô hào mọi người cùng “thực hành tiết kiệm” mà đikèm với hô khẩu hiệu phải là một bộ máy quản lý làm việc hiệu quả nhằmthúc đẩy cũng như quản lý quá trình hoạt động kinh doanh để tiết kiệm tối

đa chi phí

Quản lý chi phí SXKD trước hết phải quản lý tài chính tốt nhằm giúpdoanh nghiệp luôn có đủ nguồn vốn cần thiết cho kinh doanh, tổ chức sửdụng nguồn vốn hợp lý tiêt kiệm, giám sát kiểm tra chặt chẽ mọi mặt hoặtđộng sản xuất của doanh nghiệp

Trang 24

Quản lý chi phí của doanh doanh nghiệp luôn phải bám sát mọi mặt hoạtđộng của doanh nghiệp từ việc lập kế hoạch cho đến việc tổ chức sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm Việc cung cấp đầy đủ vốn cho sản xuất rất quantrọng, tránh được những tình trạng như thiếu nguyên vật liệu, công cụdụng cụ dùng cho sản xuất, nợ lương cán bộ công nhân viên, ảnh hưởngđến tư tưởng làm việc của công nhân viên Bên cạnh đó sử dụng nguồnvốn vào các dự án đầu tư tài chính hợp lý có thể giúp doanh nghiệp giảmgánh nặng cho lãi vay và các khoản phải nộp ngân sách Quản lý tốt chiphí còn giúp làm trong sạch bộ máy hành chính doanh nghiệp, tránh tìnhtrạng lạm dụng nguồn vốn dùng vào việc riêng, tham ô công quỹ, nhânhối lộ v.v… Và chức năng cuối cùng và cũng là đầu tiên của quản chi phísản xuất chính là tổ chức tập hợp chi phí hạch toán chi phí

1.5.3 Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

Xã hội ngày càng phát triển cùng với nhu cầu ngày càng tăng của conngười về hàng hóa dịch vụ Vì vậy mà sản xuất hàng hóa dịch vụ cũngngày càng trở nên chuyên môn hóa cao, tinh vi hơn và phức tạp hơn Điều

đó đặt ra cho các nhà quản trị tài chính là làm sao để có thể quản lý tốtđược chi phí sản xuất sao cho sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm giốngnhau, khả năng về vốn cũng như công nghệ là như nhau thì doanh nghiệpnào có trình độ quản lý cao hơn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn Dưới đây làmột số biện pháp chính mà các nhà quản trị hay sử dụng

1.5.3.1 Lập kế hoạch chi phí thực hiện theo quy trình sản xuất kinh doanh

Để lập kế hoạch chi phí, doanh nghiệp thường quy tất cả các chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo ra tiền tệ Có ba cách để các nhà quản

lý lập kế hoạch dự toán chi phí:

Cách 1: Lập dự toán chi phí căn cứ vào dự toán chi phí của các phân

Trang 25

xưởng các phòng ban đơn vị nội bộ Các doanh nghiệp sản xuât thường cóphân xưởn chính và phân xưởng phụ, vì vậy trước hết nên lập dự toán chiphí cho các phân xưởng, bộ phận phụ trước để theo dõi kiểm tra chi phícủa phân xưởng Sau đó theo quy trình công nghệ của công ty lập dự toánchi phí cho các phân xưởng bộ phận sản xuất chính bao gồm tất cả các chiphí phát sinh trực tiếp trong phân xưởng, chi phí nhân công và chi phíquản lý phân bổ cho các phân xưởng này Và cuối cùng là lập dự toán chiphí cho toàn doanh nghiệp.

Cách 2: Căn cứ vào kế hoạch giá thành sản phẩm theo từng khoản mụcxem xét lại các yếu tố chi phí của chúng Một mặt xem xét các khoản mụcđộc lập, một mặt phải phân tích các khoản mục tổng hợp phải phân bổ chiphí như chi chí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng v.v…thành cácyếu tố

Cách 3: lập kế hoạch dự toán chi phí căn cứ vào bộ phận kế hoạch hóa đểtập hợp các bộ phận chi phí rồi sau đó lập kế hoạch chi phí chung cho kìsản xuất

Bên cạnh việc lập kế hoạch chi phí sản xuất theo các yếu tố cũng cần phảitính các chi phí lưu thông phát sinh trong kì

1.5.3.2 Kiểm tra tài chính đối với những chi phí sản xuất kinh doanh

Đối với những khoản chi phí nguyên vật liệu, đây là khoản chi phí chiếm

tỷ trọng khá lớn trong các doanh nghiệp sản xuất, nó bao gồm hai yếu tố

là lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá nguyên vật liệu Cần phải kiểmtra cả khâu thu mua, vận chuyển, dự trữ bởi vì những chi phí này phátsinh từ tất cả các khâu trên Cần xây dựng định mức tiêu hao vật tư chomột đơn vị sản phẩm, căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của thiết bị Bên cạnh

đó, tình hình biến động cung cầu, giá cả vật tư trên thị trường cũng tácđộng lớn đến chi phí nguyên vật liệu nên phải được theo dõi thườngxuyên để tránh thua lỗ trong việc mua nguyên vật liệu và cũng có thể đầu

Trang 26

cơ thu lợi Mặt khác, phải phối hợp với bộ phận khác để xem xét tình hìnhcung ứng vật tư, tìm ra nguyên nhân gây làm tăng, giảm chi phí vật tư chomột đơn vị sản phẩm để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Kiểm tra tài chính đối với chi phí tiền lương nhân công để hạ chi phí tiềnlương trong một đơn vị sản phẩm góp phần sử dụng nguồn nhân lực hợp

lý, tăng năng suất lao động Việc kiểm tra này được thực hiên thông qua

kế hoạch tiền lương, định mức lao động và phương pháp trả lương Loại

bỏ những chỗ bất hợp lý trong việc trả lương để điều chỉnh kịp thời, nhằmtránh việc trả lương nhầm, người làm nhiều phải được hưởng lương nhiều,tránh lãng phí đồng thời khuyến khích người lao động nâng cao năng suấtlao động, hạn tai nạn lao động cũng là biện pháp tiết kiệm chi phí…

Kiểm tra tài chính đối với những khoản chi phí cần phải phân bổ xem phân bổ

có hợp lý không, dựa trên tiêu thức nào để phân bổ, có phù hợp với quy địnhcủa doanh nghiệp và luật định không, phân bổ có đúng và đủ không, có thựchiện đúng định mức không v.v…

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN

 Ngày 01 tháng 10 năm 1959 Nhà máy VPP Hồng Hà chính thức đượcthành lập

 Năm 1960 nhà máy đi vào hoạt động với hai phân xưởng sản xuấtchính:

- Phân xưởng sản xuất văn phòng phẩm tại 25 Lý Thường Kiệt

- Phân xưởng sản xuất mực tại 468 Minh Khai

 Năm 1972 nhà máy chuyển bộ phận sản xuất thiết bị cho Nhà máy GỗCầu Đuống sản xuất, Nhà máy chỉ sản xuất những sản phẩm chủ yếu

 Năm 1981 Nhà máy VPP Hồng Hà nhập với Nhà máy bút bi Kim Anh

ở Vĩnh Phúc, gọi là Nhà máy VPP Hồng Hà

 Năm 1991, nhà máy tách phân xưởng tạp phẩm ở 468 Minh Khaithành nhà máy VPP Cửu Long Đây cũng chính là thời điểm chuyểnsang nền kinh tế thị trường, nhà máy thiếu vốn trầm trọng, vay vốn tíndụng lãi suất hàng kỳ khá lớn (bình quân 10 -:- 12 triệu đồng/ tháng).Việc sản xuất kinh doanh độc lập phải đối chọi với điều kiện cạnh

Trang 28

tranh gay gắt của nhiều sản phẩm với chủng loại phong phú, đa dạngtrên thị trường.

 Ngày 28 tháng 07 năm 1995 Nhà máy VPP Hồng Hà đổi tên thànhCông ty VPP Hồng Hà

 Năm 1996, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổng công tyGiấy Việt Nam, tổng công ty đã có một số biện pháp tích cực nhằmgiúp công ty tháo gỡ khó khăn, tạo vốn điều động cho công ty, chocông ty mua vật tư trả chậm v.v … điều đó đã làm cho tình hình tàichính của công ty từng bước đi lên Từ đó đến nay công ty vẫn khôngngừng hoàn thiện, củng cố lại bộ máy tổ chức, quản lý, nâng cao trình

độ khoa học kỹ thuật cho đội ngũ công nhân với phương châm khôngngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm truyền thống được cải tiếnmẫu mã, chất lượng đồng thời công ty cũng đổi mới đầu tư thiết bịcông nghệ, dần dần công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và bắt đầuchiếm được cảm tình của người tiêu dùng tạo tiền đề cho sự phát triểntrong những năm tiếp theo

 Ngày 01 tháng 01 năm 2006 công ty VPP Hồng Hà chính thức chuyểnthành công ty cổ phần VPP Hồng Hà và chuyển mô hình hoạt động từdoanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần với tổng số vốn điều lệ là 28,6 tỷVNĐ Trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối là 51,92 %

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ

Tên tiếng anh: HONG HA STATIONERY JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: HONG HA JSC

Trụ sở chính: 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được nước CộngHoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 vàchính thực có hiệu lực ngày 01/07/2006 Toàn bộ hoạt động quản trị và điều

Trang 29

hành công ty được thực hiện trên cơ sở Điều lệ bổ sung sửa đổi của Công ty

cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà năm 2007 đã được Đại hội đồng cổ đôngthông qua ngày 25 tháng 4 năm 2007

Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, công ty đã nỗ lực thực hiện và đã gặt háiđược những thành công nhất định, đó là:

- Sản phẩm của công ty được xếp vào “Top 100” sản phẩm được ngườitiêu dùng ưa thích năm 2001

- Sản phẩm của công ty liên tục được người tiêu dùng bình chọn làhàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến nay

- Sản phẩm giấy vở được bình chọn trong Top 5 sản phẩm ngành giấy

vở liên tục từ năm 2002 đến nay

- Năm 2002, Công ty đã được Tập đoàn chứng nhận phù hợp tiêuchuẩn quốc tế QMS, cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001 – 2000

- Năm 2003, Công ty nhận giả thưởng Sao Vàng đất Việt cho thươnghiệu Hồng Hà

- Năm 2004, Thương hiệu Hồng Hà đã được người tiêu dùng bình chọn

là một trong 100 thương hiệu mạnh

Từ ngày thành lập tới nay, với những thành tích đã đạt được trong laođộng, sản xuất và chiến đấu, Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà trướcđây – Công ty VPP Hồng Hà ngày nay đã vinh dự được Nhà nước traotặng huân chương lao động hạng Ba (1960, 1962), huân chương lao độngQuân công hạng Ba (1995) và nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen củaThành Phố, Quận, Bộ Công Nghiệp, Tổng Công Ty Giấy Việt Nam…

Lĩnh vực hoạt động của công ty: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh lần đầu số 0103010462 ngày 28 tháng 12 năm 2005 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và đã thay đổi 04 lần các lĩnh vựchoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm; các sản phẩm từ chất dẻo

Trang 30

- Cho thuê văn phòng và cửa hàng.

- Sản xuất kinh doanh xén kẻ giấy vở

- Sản xuất, lắp đặt thiết bị phụ trợ bằng kết cấu kim loại ngành côngnghiệp (cơ và điện)

- Sản xuất kinh doanh in bìa, vở, sổ và bao bì các loại

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm, lịchtreo tường, lịch tường, lịch bàn, sổ lịch, bưu thiếp, truyện tranh, tài liệuthao khảo, hướng dẫn

- Sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành da giầy (giầy dép, túi, cặp họcsinh các loại)

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc (đồng phục học sinh cácloại)

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm bàn ghế, tủ, bảng học đường, vănphòng

- Sản xuất kinh doanh thiết bị máy móc văn phòng: Máy phôtô, máy fax,máy đếm tiền, máy đóng sổ, máy huỷ tài liệu, máy chiếu

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ khách hàng

và du lịch

- Kinh doanh các ngành, hàng hoá nhà nước không cấm

Công ty có thể bổ sung ngành nghề, loại hình hoạt động kinh doanh theoquyết định của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với quy định của phápluật mà Hội đồng quản trị (HĐQT) xét thấy có lợi nhất cho Công ty

 Chức năng chính của công ty:

Công ty có chức năng nhiệm cơ bản là sản xuất và kinh doanh các mặthàng văn phòng phẩm; các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm;các ;loại vở bìa, bìa, sổ, bao bì Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất kinhdoanh sản phẩm bàn, ghế, tủ bảng học đường, văn phòng; đồng phục họcsinh, các loại máy móc văn phòng v.v…

Trang 31

 Nhiệm vụ của công ty:

Nghiên cứu thị trường nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản phẩmphù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho mình

kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý

Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng hoácác chủng loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của kháchhàng

Sử dụng hiệu quả và bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanhtrên cơ sở có lãi để tái mở rộng sản xuất

Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và khôngngừng nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý

2.1.2.1 Mô hình tổ chức

Bộ máy tổ chức của công ty được đánh giá khá gọn nhẹ, không chồngchéo, đảm bảo thống nhất từ trên xuống dưới, giúp cho việc điều hànhquản lý công ty một cách dễ dàng hơn Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chứccông ty cổ phần VPP Hồng Hà:

Trang 32

Sơ đồ2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng HàTheo đó:

Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danhCông ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty(trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông),nhiệm kỳ là 5 năm

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông,

do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soátmọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.Gồm có 3 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm Ban kiểm soát hoạt động độc

Kế toán trưởng

Trợ

lý sx

Trợ

lý KD

Phó tổng giám đốc

Khối tài chinh

Nhà máy lắp ráp

Nhà máy phụ tùng kim loại

Nhà máy Giấy vở I

Nhà máy Giấy vở II

Xưởng gia công tấm lớn

Trang 33

lập với HĐQT và Ban tổng giám đốc.

Bộ máy quản lý cao cấp Công ty : Bộ máy quản lý cao cấp của công ty

gồm: Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng do hội đồngquản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Bộ máy quản lý cao cấp củaCông ty gồm 03 người với cơ cấu như sau:

Ông Bùi Kỳ Phát : Tổng giám đốc

Bà Đào Mai Hạnh : Phó Tổng giám đốc

Bà Phạm Thị Tuyết Lan : Kế toán trưởng

Tổng giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành hoạt

động Sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp chỉ đạo khối : Nội vụ,

Kỹ thuật, Thị trường của công ty Tổng giám đốc chịu sự giám sát của hộiđồng quản trị, ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị

và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Phó Tổng giám đốc Công ty : Phụ trách công tác nghiên cứu xây dựng và

triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty Điều hành hoạtđộng sản xuất của các nhà máy, phân xưởng và trực tiếp chỉ đạo khối Kếhoạch

Phó tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty khi được tổng giám đốc uỷ quyền

Kế toán trưởng : Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện các hoạt động tài chính

của công ty theo đúng quy định của pháp luật Đảm bảo sử dụng nguồnvốn của công ty có hiệu quả Kế toán trưởng trực tiếp điều hành khối Tàichính

Trợ lý Tổng giám đốc

Trợ lý sản xuất: Tham mưu với Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan

đến hoạt động sản xuất của công ty; đề xuất biện pháp nhằm huy động tối

đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất của công ty

Trợ lý kinh doanh: Tham mưu với Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan

Trang 34

hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm quảng bá, khuyếch trươngthương hiệu và sản phẩm; giữ vững và phát triển thị trường trong nước,

mở rộng thị trường ngoài nước v.v

Khối tài chính: Tổ chức, quản lý hoạt động tài chính của công ty; giám

sát, kiểm tra công tác kế toán thống kê của các đơn vị trực thuộc; thựchiện hạch toán kế toán, đảm bảo sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệuquả và theo đúng các quy định của pháp luật

Khối nội vụ: Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý Thực hiện công tác quản

lý, đào tạo nhân sự, lao động tiền lương và các chính sách, chế độ chongười lao động theo đúng quy định của nhà nước Xây dựng hệ thống vănbản và thực hiện quy chế hoá các hoạt động trong công ty Thực hiện cáccông tác hành chính, bảo vệ anh ninh trật tự, quân sự, phòng cháy chữacháy v.v… của công ty

Khối kế hoạch: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn Xây

dựng giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm Cung ứng nguyên vậtliệu và hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty Theo dõi, điều

độ việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty Thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, khai thác sản phẩm mới v.v…

Khối kỹ thuật: Theo dõi, giám sát và thực hiện công tác quản lý kỹ thuật,

định mức vật tư, chất lượng sản phẩm và xây dựng cơ bản; Nghiên cứu,thực hiện đầu tư, đổi mới và áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệuquả sản xuất, phát triển sản phẩm mới của công ty

Khối thị trường: Nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh

doanh, khuyếch trương quảng bá thương hiệu và sản phẩm; nghiên cứu

mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thực hiện kế hoạch tiêu thụ củacông ty

Trung tâm thương mại: Nghiên cứu xây dựng và phát triển Hệ thống cửa

hàng Bán lẻ và giới thiệu sản phẩm của công ty trong toàn quốc Tổ chức

Ngày đăng: 20/07/2018, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w