1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

110 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 774,04 KB

Nội dung

+ Hoàn thiện tổ chức phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành đểtổ chức tài khoản tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành hiện nay;+ Hoàn thiện hệ thống phân bổ ch

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng

Cao học viên

Vương Thị Huê

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại Khoa sau Đại học – Trường Đạihọc Thương Mại cũng như quá trình nghiên cứu đề tài tại công ty cổ phần vănphòng phẩm Hồng Hà; tôi đã nhận được được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quýbáu của các tập thể, cá nhân giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và luận văntốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn, Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Khoa sauđại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu học tập tại nhàtrường, các thầy cô giáo trong nhà trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cầnthiết để hoàn thành khóa học, luận văn tốt nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môntrong công việc thực tiễn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Nguyễn Phú Giang,người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu vàlàm luận văn tốt nghiệp

Trong thời gian nghiên cứu làm luận văn, tôi cũng chân thành cảm ơn Banlãnh đạo Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà đã tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nhữngngười đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như nghiêncứu đề tài tốt nghiệp này

Cao học viên

Vương Thị Huê

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

SƠ ĐỒ

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

International Accounting Standard

Việt Nam Accounting Standard

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý vàxuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người Trong cơ chếmới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tính độc lập, tự chủ trong cácdoanh nghiệp ngày càng cao hơn Mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trongkinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toànđược vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi Trong cơ chế đó, côngtác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng đóng vaitrò quan trọng, cho biết sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ như thế nào, chiphí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra sao và kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ doanh nghiệp đạt được Những thông tin này giúp các nhà quản trịdoanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa racác giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn vàphù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo Vì vậy để công tác kế toán doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh phát huy hết vai trò và chức năng của nó, doanh nghiệp cần phảibiết tổ chức công tác này một cách khoa học, hợp lý và thường xuyên

Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm, Công ty cổ phầnvăn phòng phẩm Hồng Hà ban lãnh đạo của công ty rất chú trọng đến công tác kếtoán của công ty Tuy nhiên hiện nay qua khảo sát thực tế, em thấy rằng kế toándoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty còn có nhiều tồn tại làm ảnhhưởng không tốt đến việc cung cấp thông tin, ra quyết định kinh doanh của nhàquản trị, nhà đầu tư, nhà cung cấp Vì vậy, nhằm mục đích giúp công ty cổ phầnvăn phòng phẩm Hồng Hà hoàn thiện hơn về công tác kế toán doanh thu, chi phí và

kết quả kinh doanh, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí

và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Em hy vọng có thể đưa ra những giải pháphợp lý hơn cho doanh nghiệp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong nhu cầu sử dụng thôngtin, quản lý và ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán và đónggóp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước

Trang 7

2 Các mục tiêu nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và

kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Từ đó làm sáng tỏ bản chất, nội dung,phương pháp kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí

và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, để thấynhữn ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó Từ

đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà và nhân rộng các công ty sảnxuất văn phòng phẩm nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Về mặt lý luận: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán doanh thu, chiphí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Về thực trạng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán doanhthu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà,

Về không gian: Công ty Cổ phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà

Về thời gian: Năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu làphương pháp thu thập thông tin dữ liệu, phân tích và tổng hợp logic, khảo sát thực

tế dể đánh giá từng vấn đề Trên cơ sở đó đưa ra kết luận một cách chính xác cùngvới các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 8

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu là khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình nghiên cứu, thựchiện đề tài Để có được các dữ liệu cần thiết tác giả đã vận dụng các phương phápnhư nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát

Thứ nhất, phương pháp phỏng vấn.

Quá trình khảo sát thực tế được tác giả tiến hành phỏng vấn các nhân viên kếtoán và nhà quản trị của Công ty Mục đích của phỏng vấn là có được thông tinchung về công tác kế toán và thông tin về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kếtquả kinh doanh của công ty Nội dung phỏng vấn chủ yếu là về đặc điểm công tác

kế toán nói chung và các đặc điểm kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanhcủa công ty

Thứ hai, phương pháp quan sát.

Phương pháp quan sát đã được tác giả thực hiện trực tiếp tại công ty Làphương pháp thu thập dữ liệu dựa trên quan sát trực tiếp những hoạt động diễn ra tạicông ty và cụ thể là phòng kế toán; đây là phương pháp sử dụng thường xuyên trongthời gian nghiên cứu tại doanh nghiệp Người nghiên cứu được tiếp cận trực tiếp cáchoạt động, thao tác và quá trình làm việc của hệ thống kế toán nói chung và hoạtđộng ghi nhận doanh thu, chi phí nói riêng Với phương pháp này người nghiên cứu

có thể thu thập được những thông tin về toàn bộ quy trình xử lý cũng như ghi nhậndoanh thu chi phí trong doanh nghiệp

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp nghiên cứu tài liệu tribg và ngoài công ty nhằm thu thậpnhững thông tin về công ty

- Nguồn dữ liệu bên trong công ty:

Tác giả đã tiến hành thu thập và tổng hợp các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán vàcác báo cáo kế toán có liên quan đến doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công

ty như hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, sổ cái, sổ chi tiết các tàikhoản liên quan như 511, 521, 515, 711, 632, 641, 642, 635, 811, 911…, các thôngtin trên website của công ty

- Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty:

Trang 9

Bên cạnh việc nghiên cứu tài liệu tại Công ty, tác giả còn nghiên cứu nhiều tàiliệu liên quan khác như: Luật kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, giáo trình

kế toán tài chính của nhiều tác giả, luận văn của các khoá trước, website của Bộ tàichính,…các tài liệu nghiên cứu về kế toán tài chính được công bố và các tài liệuliên quan khác

* Phương pháp xử lý dữ liệu:

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích các tàiliệu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty để đưa ra các nhậnđịnh, kết luận và phát hiện về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinhdoanh tại Công ty

5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán doanh

thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo Luật kế toán, các chuẩnmực kế toán, chế độ kế toán, các Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật kế toán ViệtNam

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí

và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà; phân tích ưuđiểm, hạn chế của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại đơn vị Từ

đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nội dung này, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh của Công ty

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết

quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại

công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

Trang 10

7 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là đề tại đã được nhiềungười nghiên cứu Các nội dung liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh trong các doanh nghiệp được đề cập đến ở nhiều luận án tiến sĩ, luậnvăn thạc sĩ, các bài báo, tạp chí Mỗi tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau,trong các đơn vị khác nhau, đưa ra các quan điểm, giải pháp khác nhau

Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạtđộng kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay" của tác giả ĐỗMinh Thoa, Học viện Tài Chính, năm 2015

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kếtoán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ởViệt Nam hiện nay, luận án đã đề xuất một số giải pháp mới có tính thuyết phục vàtính khả thi cao nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam hiện nay

Một là, hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tổ chức

kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở góc độ tổchức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán về hoạt động kinh doanhdịch vụ du lịch lữ hành

Hai là, luận án đã khái quát hóa Tổ chức vận dụng Hệ thống ERP (EnterpriseResource Planning) trong mối quan hệ với tổ chức công tác kế toán chi phí, doanhthu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Ba là, từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới tác giả rút ra 3định hướng để vận dụng trong tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạtđộng kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam

Bốn là, phân tích rõ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lýảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam hiện nay

Năm là, tác giả đã đi sâu phân tích đưa ra các giải pháp để:

+ Hoàn thiện hệ thống chứng từ ghi nhận chi phí, doanh thu cung cấp dịch vụ

du lịch lữ hành;

Trang 11

+ Hoàn thiện tổ chức phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành để

tổ chức tài khoản tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành hiện nay;+ Hoàn thiện hệ thống phân bổ chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành;+ Hoàn thiện thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành;+ Hoàn thiện phương pháp định giá bán sản phẩm du lịch lữ hành

+ Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh củahoạt động liên kết cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành;

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu quản trị chi phí, doanh thu và kết quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành;

+ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trong điều kiện áp dụng hệ thống quản lý ERP.Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh dulịch tourtại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Hà ThịThuý Vân

Luận án đã tập trung đề cập tới những vấn đề lý luận về kế toán chi phí, doanhthu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch Hệ thống hoá, phân tích làmsáng tỏ những lý luận cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhdịch vụ tour trên cả hai góc độ là KTTC và KTQT Đặc biệt làm rõ được đặc điểmhoạt động kinh doanh du lịch tour tác động đến kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh dịch vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Hệ thống các nội dung cơ bảncủa kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ tour Luận ántìm hiểu kết toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của một số nước trên thếgiới, cụ thể là Mỹ và Pháp qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt nam.Luận án phân tích rõ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch tour, đặc điểm

tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp du lịch trên địabàn Hà Nội Phân tích việc vận dụng chế độ kế toán thống nhất đối với hoạt độngkinh doanh du lịch nói chung và du lịch tour nói riêng Nêu một số nhận xét khi vậndụng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành liên quan công tác kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Khái quát,phân tích, làm rõ thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh du

Trang 12

lịch tour trên cả góc độ KTTC và KTQT tại một số doanh nghiệp du lịch trên địabàn Hà Nội với dẫn chứng số liệu kế toán tiêu biểu của công ty TNHH MTV đầu

tư TM và du lịch Thắng Lợi Luận án đã phân tích những yêu cầu có tính nguyêntắc để hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ tour

Từ đó luận án đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn HàNội như:

+ Trên góc độ KTTC, luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán cáckhoản như thu tiền, các khoản giảm trừ doanh thu cung cấp dịch vụ, sổ kế toándoanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh

+ Trên góc độ KTQT, luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức nhậndiện, phân loại chi phí, hình thức tổ chức kế toán chi phí, lập dự toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh

Luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ởViệt Nam”, của tác giả Văn Thị Thái Thu, 2008

Luận án đã khái quát, hệ thống hoá, những vấn đề lý luận cơ bản về kế toánquản trị, mối quan hệ giữa KTQT và KTTC Làm sáng tỏ bản chất, nội dung vàphương pháp của tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả trong cácdoanh nghiệp khách sạn Luận án đã nghiên cứu và phân tích thực trạng về tổ chức

kế toán quản trị chi phí, doanh thu kết quả tại các doanh nghiệp khách sạn ViệtNam Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn, luận án đã nêu rõ ưu điểm, tồn tại cùngcác nguyên nhân của những tồn tại trong việc tổ chức kế toán quản trị chi phí,doanh thu, kết quả trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hiện nay Đi sâunghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả của cáchoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp khách sạn mà không đề cập đến vấn

đề tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả của các hoạt động khác (hoạtđộng tài chính, hoạt động bất thường) Luận án đã xác định nguyên tắc và các giảipháp hoàn thiện tổ chưcccs kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanhdịch vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam

Trang 13

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng” của tác giảNghiêm Thị Thà, 2007

Với nghiên cứu này, luận án đã trình bày rõ lý luận về tổ chức kế toán chi phí,doanh thu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất Nghiên cứu đã trìnhbày rõ các nguyên tắc, cơ sở, phương pháp ghi nhận và trình bày các thông tin vềchi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên báo cáo tài chính,Luận án đã đề xuất các giải pháp về hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu,kết quả kinh doanh khá toàn diện theo 2 phương diện KTTC và KTQT như: hoànthiện về môi trường pháp lý liên quan đến tổ chức kế toán doanh thu, chi phí (cácchuẩn mực kế toán, chế độ kế toán…), hoàn thiện về tổ chức KTTC chi phí, doanhthu, kết quả kinh doanh trên các mặt: chứng từ, tài khoản, hình thức kế toán vàBCTC, hoàn thiện về tổ chức KTQT chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinhdoanh như xác định mô hình KTQT, xây dựng dự toán, phân tích mối quan hệ C-V-

P trong doanh nghiệp sản xuất

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt” của tác giả NguyễnThịÁnh Tuyết, 2012

Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận về hạch toán doanh thu, chiphí và xác định kết quả kinh doanh trong công ty cổ phần đầu tư thương mại côngnghiệp Việt ở cả hai góc độ tài chính và quản trị Tuy nhiênphần thực trạng kế toándoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty thì mới đề cập ở góc độ kếtoán tài chính Các giải pháp hoàn thiện vẫn chưa cụ thể

Luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtại các doanh nghiệp kinh doanh thép trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả VũThị Thu, Trường Đại học Thương Mại, năm 2014

Luận văn đã lý luận và nghiên cứu thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dưới cả hai góc độ: kếtoán tài chính và kế toán quản trị Luận văn đã đánh giá được ảnh hưởng của các

Trang 14

nhân tố đến kế toán doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh thép trên địabàn Hà Nội Đó là, nhân tố thứ nhất: Hệ thống pháp lý về kế toán doanh nghiệp ViệtNam, đặc biệt là chính sách thuế đã giảm thuế cho các doanh nghiệp, điều chỉnhgiảm mức thuế suất thuế TNDN về còn 22%, điều chỉnh nâng tỷ lệ khống chế chiphí quảng cáo khuyến mại từ 10% lên 15% tổng chi phí,…đã thực sự mang lại lợiích cho doanh nghiệp Nhân tố thứ hai là hệ thống pháp luật về kinh doanh thép củaViệt Nam Nhân tố thứ ba là các yếu tố thị trường kinh doanh thép: chênh lệch cungcầu, sự thay đổi về giá cả các mặt hàng trên thị trường, lãi suất,…Tuy nhiên luậnvân chưa đưa ra được các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quá trình kiểm tra,kiểm soát nhằm phản ánh đúng doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội” của tác giả ĐàoThị Trang, học việc Tài chính, năm 2011.

Luận văn đã cơ bản trình bày được các quy trình xử lý các nghiệp vụ kinh tếliên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các đơn vị kinh doanhthiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên, luận văn chưa làm rõ được tổ chức hệthống chứng từ kế toán trong từng phần hành doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh, chưa đánh giá được sự phù hợp của tổ chức kế toán của đơn vị với thực tếhoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra giải pháp phù hợp

Trong các công trình nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh đã được công bố và theo sự tìm hiểu của tác giả, thì các công trinh đa phầntập trung nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Các đề tài về kế toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất còn ít, đặc biệttrong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm Và cũng chưa có đề tài nàonghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phầnvăn phòng phẩm Hồng Hà

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu- chi phí – kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho đối tượng sử dụngthông tin bên trong và bên ngoài những căn cứ đánh giá một cách khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định để đưa ra cácquyết định kinh tế đúng đắn Hiện nay có nhiều quan điểm và định nghĩa về doanh thu:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 – Doanh thu thì “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”[4, Tr 144]

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” [1, Tr 46] “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ

ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ

sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu”[1, Tr 46]

Như vậy doanh thu đóng vai trò quan trọng, là nguồn bù đắp các khoản chi phí

mà DN đã chi ra đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu Việc hạch toán đúng doanh thu

sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn KQKD

Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt

động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như : thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản

cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,

Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán doanh thu, doanh thu từ hoạtđộng kinh doanh có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theomục đích, yêu cầu của quản lý và kế toán Một vài cách phân loại:

Trang 16

(1) Phân loại theo hoạt động kinh doanh, DT được chia thành hai loại:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm: DT bán buôn, DT bán lẻ, DTgửi bán đại lý

- DT hoạt động tài chính: Là toàn bộ DT phát sinh từ hoạt động đầu tư tàichính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tỷ trọng củatừng loại doanh thu, xác định tổng mức lưu chuyển hàng hoá theo từng loại, từ đóhoạch định được mức luân chuyển hàng hoá, xây dựng mức dự trữ hàng hoá cầnthiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt choquá trình hoạt động KD của DN

(2) Phân theo phương thức thanh toán tiền hàng DT được chia thành DT thutiền ngay, doanh thu trả chậm, doanh thu nhận trước

(3) Phân loại theo mối quan hệ với điểm hoà vốn, DT được chia thành

- DT hoà vốn: DT của khối lượng bán ở điểm hoà vốn

- DT an toàn: Phần chênh lệch của DT thực hiện được với DT hoà vốn

(4) Phân loại theo mối quan hệ với khu vực địa lý có DT trong nước và DT ngoài nước(5) Phân loại theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của DN, DTđược chia thành

- DT từ bên ngoài: toàn bộ DT của khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra thực tếcủa DN cho khách hàng, hay DT từ các hoạt động đầu tư tài chính thu được từ bênngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của DN

- DT nội bộ: DT của khối lượng hàng bán trong nội bộ hay DT từ các hoạtđộng tài chính thu được từ hệ thống tổ chức kinh doanh của DN như các giao dịchgiữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,

Ngoài các cách phân loại trên DT còn được phân loại theo nhiều tiêu thứckhác Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định với nhà quản trị DN

Do đó tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản trị DN mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập,

xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu theo những cách thức nhất định

Một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu theo chuẩn mực kế toánViệt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác:

Trang 17

- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách

hàng mua hàng với khối lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm

chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do

người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

1.1.2 Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán chi phí

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS

01- Chuẩn mực chung “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” [4, tr.64]

Qua khái niệm trên ta thấy chi phí có đặc trưng là sự giảm đi của các lợi íchkinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các hình thức khác nhau Sự giảm lợi ích nàythực chất là làm giảm tạm thời nguồn vốn chủ sở hữu với mong muốn sẽ thu đượccác lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai Chi phí cũng được xem xét theo từng kỳ

kế toán và là các khoản mục trong báo cáo tài chính Theo cách đó thì chi phí đượcghi nhận, phản ánh theo những nguyên tắc nhất định Định nghĩa chi phí như vậyphù hợp khi đứng trên góc độ của đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính, chủyếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác

* Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, Những chi phí này phát sinhdưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc,thiết bị

* Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanhphát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,

Trang 18

như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàngphạt do vi phạm hợp đồng,

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp

và được phân loại theo nhiều cách khác nhau theo các tiêu thức khác nhau, tuynhiên kế toán tài chính thường sử dụng tiêu thức chức năng hoạt động kinh doanh.Theo đó, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất và chi phíngoài sản xuất

(1) Chi phí sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế

tạo sản phẩm và cung ứng dịch vụ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếptrong quá trình sản xuất sản phẩm Ngoài chi phí nguyên vật liệu chính, chi phínguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ (kể cả nhiên liệu)dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền lương, tiền công và cáckhoản trích theo lương (kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) củacông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cung cấp dịch vụ

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phísản xuất không thuộc hai khoản mục trên, bao gồm:

+ Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ quản lý sản xuất;

+ Chi phí nguyên, nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,cung cấp dịch vụ;

+ Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất;

+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạtđộng sản xuất;

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảohiểm tài sản tại bộ phận sản xuất, cung cấp dịch vụ

+ Chi phí bằng tiền khác

(2) Chi phí ngoài sản xuất

Trang 19

Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi quá trình sảnxuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính

- Chi phí bán hàng là những hao phí cần thiết nhằm thực hiện quá trình tiêuthụ sản phẩm hàng hoá Chi phí bán hàng gồm: Chi phí ề lương và các khoản tríchtheo lương, chi phí vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, chi phí về nguyên vật liệu, nhiênliệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, quảng cáo, hội chợ,bảo trì, bảo hành, khuyến mại ở bộ phận bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là những hao phí cần thiết để tổ chức, điềuhành, thực hiện quá trình quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các hoạt độngchung khác Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí tiền lương và cáckhoản trích theo lương của người lao động, quản lý ở các bộ phận phòng ban củadoanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong hành chính quản trị vănphòng, chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn doanhnghiệp, các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản, các khoản dự phòng như

dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng nợ phải trả

- Chi phí tài chính: Là những chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt độngđầu tư tài chính chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ dochuyển nhượng các khoản đầu tư

Cách phân loại này nhằm quản lý chi phí theo từng loại hoạt động của doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp có thể xác định được lợi nhuận gộp của từng loại hoạtđộng

1.1.3 Kết quả kinh doanh

Theo giáo trình kế toán tài chính của Đại học Thương Mại:

Kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập vàchi phí của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định Kết quả kinhdoanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại kết quả kinh doanh là lỗ nếudoanh thu nhỏ hơn chi phí

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế

cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy cáchoạt động của doanh nghiệp

Trang 20

Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưsau:

* Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của DN Tuỳ theo chức năng, nhiệm

vụ cụ thể của DN mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt động kinh doanh có thể khácnhau Trong DN thương mại là kết quả từ hoạt động bán hàng, trong DN sản xuất làkết quả từ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra trong DN còn có cácnghiệp vụ khác như cho vay, góp vốn, liên doanh cũng góp phần tạo ra kết quảnày Mặc dù vậy thì phương pháp chung xác định kết quả hoạt động kinh doanh củacác DN là giống nhau cụ thể như sau:

+ DT hoạt động tài

-CP tàichính -

- Chiết khấuthương mại -

DT hàng bán bị trả lại

- Giảm giáhàng bán -

Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất khẩu

* Kết quả khác: Là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyênhoặc DN không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Tài sảntổn thất

Phương pháp xác định kết quả khác như sau:

Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khácTrong đó:

- Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản DT ngoài hoạt động SXKD của

DN, gồm:

+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn KD,đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản

+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

Trang 21

+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

+ Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong DT (nếu có)

+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, tiền của các tổ chức cá nhân tặngcho DN

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu xác định KQKD trước thuế TNDN:

KQ kinh doanh trước thuế TNDN = KQ hoạt động kinh doanh + Kết quả khác

Kết quả kinh doanh được xác định theo công thức sau:

KQ kinh doanh

sau thuế TNDN =

KQ các hoạt động trước thuế TNDN -

Chi phí TNDN hiện hành -(+)

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Để tính KQKD, DN còn phải xét ảnh hưởng của CP thuế TNDN đến KQ cáchoạt động trước thuế TNDN

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của DN sau khitrừ tất cả các CP liên quan đến thu nhập của đơn vị Đây là công cụ để điều tiết,kích thích tiết kiệm, tăng đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả xã hội Theo

VAS 17 thì: Chi phí thuế TNDN là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ.

Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuếtrong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành Thuế TNDN hoãn lại là loạithuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ ThuếTNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế Trong đó:

Trang 22

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ phải nộp trong tươnglại phát sinh từ:

+ Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước+ Thuế TN hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệchtạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

- Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãnlại phát sinh từ:

+ Ghi nhận TS thuế TN hoãn lại trong năm

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả theo qui định của chuẩn mựckế toán Việt Nam

1.2.1.1 Kế toán doanh thu theo qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toán doanh thu được tuân thủ theo quy định của chuẩn mực ké toán ViệtNam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác Một trong những nội dung quan trọng củachuẩn mực này là đưa ra quy định về xác định doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu

a Xác định doanh thu

Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu đượchoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại Tuy nhiên, tuỳ thuộcvào từng phương thức và hình thức thanh toán tiền hàng mà doanh thu bán hàngđược xác định cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp bán hàng trả góp, doanh thu được xác định bằng cáchquy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực

tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tạithời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trongtương lai

- Đối với trường hợp hàng đổi hàng:

Trang 23

+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu.

+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi

b.Thời điểm ghi nhận doanh thu

* Doanh thu bán hàng

Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng tương đối chắc chắn

sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và các lợi ích kinh tế đó được tính toánmột cách đáng tin cậy Điều đó được cụ thể hoá thành 5 điều kiện và chỉ ghi nhậnkhi tất cả các điều kiện đó được thoả mãn, đó là:

(1) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi íchgắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thờiđiểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soáthàng hóa cho người mua

Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thukhông được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữuhàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bìnhthường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;

+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vàongười mua hàng hóa đó;

Trang 24

+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quantrọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó đượcnêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán

có bị trả lại hay không

Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụdoanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽnhận được đủ các khoản thanh toán

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhậnđược lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàngcòn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố khôngchắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chínhphủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không).Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xácđịnh khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác địnhkhoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dựphòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thukhó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dựphòng nợ phải thu khó đòi

(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh saungày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắcchắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhậntrước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một

Trang 25

khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả

về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thờithỏa mãn năm (5) điều kiện ghi nhận DT bán hàng

- Doanh thu phải được theo dõi chi tiết theo từng loại doanh thu như doanh thubán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, DT tiền lãi, tiền bản quyền và lợi nhuậnđược chia Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết thành từng khoản doanh thunhư doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành DT bán hàng hoá, DT bán thànhphẩm…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theoyêu cầu quản lý và lập báo cáo KQKD của DN

- Nếu trong kỳ phát sinh các khoản giảm trừ DT bán hàng và cung cấp DVnhư chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải hạch toánriêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào ghi nhận DT ban đầu đểxác định DTT làm căn cứ xác định KQKD của kỳ kế toán

Việc xác định đúng DT và thời điểm ghi nhận DT có ý nghĩa quan trọng trongviệc xác định yếu tố đúng kỳ của DT và là cơ sở xác định chính xác lợi nhuận thựchiện trong kỳ của DN

* Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cungcấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kếtquả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)điều kiện sau:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối

Trang 26

phương pháp tỷ lệ hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong

kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành

- Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệpnhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu

đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu Khikhông chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợphải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảmdoanh thu Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thìđược bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi

Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận đượcvới bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:

(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;(b) Giá thanh toán;

(c) Thời hạn và phương thức thanh toán

Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kếhoạch tài chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét

và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ

Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương phápsau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:

(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;

(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khốilượng công việc phải hoàn thành;

(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thànhtoàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ

Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định

kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng

- Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau màkhông tách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanhthu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân Khi có một hoạt động cơbản so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạtđộng cơ bản đó

Trang 27

Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định đượcchắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thểthu hồi.

Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác địnhđược kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghinhận và có thể thu hồi được Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thuhồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chiphí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí

đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhận theo quy định tại đoạn 16

* Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia củadoanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:

(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghinhận trên cơ sở:

(a) Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;(b) Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;(c) Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận

cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trongtương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận banđầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng Doanh thu tiền lãi bao gồm

số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoảnchênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanhnghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanhnghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua Chỉ có phần tiền lãi củacác kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanhnghiệp Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toángiảm giá trị của chính khoản đầu tư đó

Trang 28

Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví

dụ như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượngsách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồngtừng lần

Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh

tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thuthì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đóphải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;

- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;

- Các khoản thu khác

Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽthu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Các chi phí vềthanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinhdoanh trong kỳ

Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước làkhoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ vàtính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồiđược

Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ

nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại

1.2.1.2 Kế toán chi phí theo qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Việc ghi nhận chi phí hoạt động kinh doanh bị chi phối bởi chuẩn mực kế toán sau:

Trang 29

Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phíkhác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chiphí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớttài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi lợi ích kinh tế dự kiếnthu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đượcxác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ Mộtkhoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong

kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau

Theo VAS 02- Hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận

là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng.Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong 4 phương pháp: Phương pháp tínhtheo giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuấttrước Ngoài ra trong giá vốn hàng bán còn bao gồm phần định phí sản xuất chungdưới công suất bình thường của máy móc thiết bị

Theo VAS 03-TSCĐ hữu hình, VAS 04-TSCĐ vô hình, khấu hao TSCĐ đượchạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giátrị của các tài sản khác, như: chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xâydựng hoặc tự chế các tài sản Các khoản chi phí phát sinh để tạo ra các loại TSCĐ vôhình nhưng không thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì phải ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước

Theo VAS 16- Chi phí đi vay, chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định

1.2.1.3 Kế toán kết quả kinh doanh theo qui định của chuẩn mực kếtoán Việt Nam

Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung: Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợinhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí

Trang 30

Theo VAS 17 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận kế toán là lợi nhuậnhoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theoquy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thunhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từhoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Namchưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần Thuế thu nhập doanh nghiệp baogồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức,

cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại ViệtNam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trênkhoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp chođối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành

1.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả theo qui định của chế độ kế toán hiện hành

Hiện nay, Kế toán Việt Nam đang thực hiện theo thông tư 200/2014/TT-BTCngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ápdụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế Thông

tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tàichính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015

1.2.2.1 Kế toán doanh thu, thu nhập

Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu:

1 Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tạithời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác địnhtheo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay

sẽ thu được tiền

2 Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồngthời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phùhợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ

Trang 31

vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trungthực, hợp lý.

- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch Kế toán phải nhậnbiết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quyđịnh của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”

- Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặctên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ

- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiệntại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từngnghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện

3 Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn

có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thôngthường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ

là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiềnhay chưa

4 Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba

5 Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế cóthể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng

để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán đểlập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trườnghợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng

6 Khi luân sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộctrong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từngđơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu

có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộcvào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ) Khi lập Báo cáo tàichính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanhnghiệp đều phải được loại trừ

7 Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo Các tàikhoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanhthu để xác định kết quả kinh doanh

Trang 32

a Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kế toán sử dụngTài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Phụ lục 01: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toáncác khoản giảm trừ doanh thu

b Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Kế toán sử dụng Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính để phản ánhcác nội dung doanh thu hoạt động tài chính

* Nguyên tắc kế toán

(a) Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá,dịch vụ;

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư;

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãichuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công tyliên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

+ Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

(b) Đối với việc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liêndoanh, công ty liên kết, hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh, doanh thuđược ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, trong đó giá vốn là giátrị ghi sổ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá bán được tínhtheo giá trị hợp lý của khoản nhận được Trường hợp mua, bán chứng khoán dướihình thức hoán đổi cổ phiếu (nhà đầu tư hoán đổi cổ phiếu A để lấy cổ phiếu B), kếtoán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi như sau:

- Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu làgiá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi Trường hợp tạingày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu

là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi

Trang 33

- Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sànUPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa công bố trên sàn UPCOM tạingày trao đổi Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trịhợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

- Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của

cổ phiếu là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổihoặc giá trị sổ sách tại thời điểm cuối quý trước liền kề với ngày trao đổi Việc xácđịnh giá trị sổ sách của cổ phiếu được thực hiện theo công thức:

(d) Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi phát sinh

do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích xây dựng tài sản

dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay

(đ) Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp:Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốcphải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng

(e) Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, tráiphiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư nàymới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được

từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thìghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó

(g) Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giátrị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá: Khi xác định giátrị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính được đánh giá tăngtương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuếchưa phân phối của bên được đầu tư, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốnNhà nước theo quy định của pháp luật Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận

đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghinhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính

Trang 34

(h) Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng

cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu đượcnhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, không ghi nhận tăng giá trịkhoản đầu tư vào công ty

Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì việc kế toánkhoản cổ tức nhận được bằng cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật dànhriêng cho loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có)

Phụ lục 02: Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu

tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi gópvốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đóđược giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, Tiêu thụ đặc biệt,bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm);

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụthu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và cáckhoản có tính chất tương tự);

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

Trang 35

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặngcho doanh nghiệp;

- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

(b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợpđồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từngtrường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

- Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từbên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác

- Đối với bên mua:

+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảmkhoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoảnthanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã đượcthanh lý, nhượng bán

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh,

ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giaohàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thuđược ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được Trường hợp người mua vẫnnhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàngmua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiềnphạt vào thu nhập khác

Phụ lục 03: Sơ đồ kế toán thu nhập khác

d Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Kế toán sử dụng Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

* Nguyên tắc kế toán

(a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vàodoanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Tài khoản này không phản ánh cáckhoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theophương pháp trực tiếp

Trang 36

(b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:

- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phátsinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thucủa kỳ phát sinh;

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳsau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lạithì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sauphải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thờiđiểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điềuchỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báocáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước)

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấuthương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệpghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau)

(c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêmyết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Bên bán hàng thực hiện kế toánchiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:

- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoảnchiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thìdoanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàngphản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần)

- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệpchi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phảithanh toán trên hóa đơn Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theogiá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp) Khoản chiết khấu thương mạicần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợpnhư:

+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàngđược ghi trên hoá đơn lần cuối cùng Trường hợp này có thể phát sinh do người mua

Trang 37

hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiếtkhấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phânphối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiếtkhấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.(d) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hànghoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồngkinh tế Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:

- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoảngiảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bánhàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm(doanh thu thuần)

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảmgiá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giángoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất

(đ) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của sốsản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, viphạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quycách

(e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sảnphẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511

- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khốilượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:

- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán:

Trang 38

Phụ lục 01: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toáncác khoản giảm trừ doanh thu

1.2.2.2 Kế toán chi phí kinh doanh

a Kế toán giá vốn hàng bán

Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh giá vốn hàng bán là Tài khoản 632 –Giá vốn hàng bán

* Nguyên tắc kế toán

(a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanhnghiệp xây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chiphí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao;chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuêhoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầutư…

(b) Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, khi chưatập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tớiviệc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán bấtđộng sản, doanh nghiệp được trích trước một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàngbán Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ,doanh nghiệp phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào giá vốn hàng bán Phầnchênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh đượcđiểu chỉnh giảm giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện quyết toán Việc trích trước chiphí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp chỉ được trích trước vào giá vốn hàng bán đối với các khoảnchi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu đểnghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí tríchtrước cho từng hạng mục công trình trong kỳ

- Doanh nghiệp chỉ được trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán chophần bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩnghi nhận doanh thu

Trang 39

- Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghinhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theotổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (đượcxác định theo diện tích).

(c) Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bántrên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thựchiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bịgiảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã kýđược hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghisổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc kháchhàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng

(d) Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết

bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

(đ) Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngayvào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)

(e) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường,chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sảnphẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi cáckhoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêuthụ

(g) Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường

đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đượchoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán

(h) Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quyđịnh của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theoChế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trongquyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp

Nội dung của giá vốn hàng bán:

- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ

Trang 40

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường vàchi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường

do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tínhvào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phònggiảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa

sử dụng hết)

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vàonguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.Phụ lục 04: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thườngxuyên

(b) Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDNtheo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toánđúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp

(c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí

Ngày đăng: 23/04/2020, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2011), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bảnLao động
Năm: 2011
2. Bộ tài chính (2003), Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 1706/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kế toán Việt Nam" số 03/2003"/QH11
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2003
3. Bộ tài chính (2006), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2006
4. GS.TS. NGND Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ (2010), Giáo trình chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhchuẩn mực kế toán quốc tế
Tác giả: GS.TS. NGND Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2010
6. TS. Nguyễn Tuấn Duy & TS. Đặng Thị Hoà (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tàichính," Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: TS. Nguyễn Tuấn Duy & TS. Đặng Thị Hoà
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê. "Trang web
Năm: 2010
5. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (2015), Báo cáo tài chính, Sổ chi tiết tài khoản, Sổ nhật ký chung tài khoản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w