1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình

129 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 208,04 KB
File đính kèm 7 ok.rar (204 KB)

Nội dung

Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết

quả kinh doanh tại các công ty maytrên địa bàn Tỉnh Thái Bình.” Là công trình

nghiên cứu độc lập, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đíchnghiên cứu trong công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quychế bảo mật của Nhà nước Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sựthật Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tác giả luận văn

Phí Thị Hồng Thúy

1

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân

thành đến TS NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG – Trường Đại Học Thương

Mại, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em có thể hoàn thành luận văn này

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị em phòng kế toán cáccông ty:

Công ty TNHH Bình Minh Enter.B

Công ty TNHH May Xuất Khẩu Đông Thọ

Công ty cổ phần may xuất khẩu Tân Phong Shinwoo

Công ty TNHH May Khánh Hưng

Đã tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập chứng từ và cung cấp số liệu tài liệu giúp

em hoàn thành công trình nghiên cứu của mình

Cuối cùng em xin cảm ơn đến các thầy các cô trong bộ môn Kế toán doanhnghiệp, Khoa kế toán – Kiểm toán, Khoa sau đại học Trường Đại Học Thương Mại

đã hướng dẫn tôi để hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

2

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: 2

3 Mục tiêu nghiên cứu: 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

5 Phương pháp nghiên cứu: 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8

7 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 10

1.1 Lý luận chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 10

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu 10

1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí 14

1.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh 17

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt nam hiện hành 19

1.2.1 Kế toán doanh thu 19

1.2.2 Kế toán chi phí 30

1.2.3 Kế toán kết quả kinh doanh 41

1.3 Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh theo thông lệ quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 45

3

Trang 6

1.3.1 Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh theo thông lệ quốc tế 45 1.3.2 Bài học kinh nghiệm 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 50 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 51 2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 51

2.1.1 Khái quát về các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 51 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý hoạt động, quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp được khảo sát 54 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 58

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình 64

2.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 64 2.2.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 66

2.3 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp được khảo sát 68

2.3.1 Nội dung doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 68 2.3.2 Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành về doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khảo sát 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 98 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 99 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 99

3.1.1 Những ưu điểm 99

4

Trang 7

3.1.2 Những hạn chế 103 3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 106

3.2 Định hướng phát triển và các yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí

và kết quả kinh doanh đến năm 2030 107

3.2.1 Định hướng phát triển của các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 107 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 108

3.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 109 3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp kiến nghị để hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí xác định kết quả kinh doanh tại các công ty may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 111

3.4.1 Điều kiện Vĩ mô 111 3.4.2 Về phía doanh nghiệp 111

3.5 Những hạn chế trong nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiêp tục nghiên cứu về kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của các công ty may trên địa bàn tỉnh Thái Bình 112 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng số lượng doanh nghiệp may theo quy mô vốn ngày 31/12/2016 52Bảng 1.2 Bảng tổng hợp phân loại theo loại hình các công ty may đã khảo sát trênđịa bàn Tỉnh Thái Bình 52

Sơ đồ 2.5: Mô hình kế toán các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình: 59

6

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanhBHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

7

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may không chỉ đượccoi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Việt Nam, mà còn làmột ngành giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho cư dân lao động TỉnhThái Bình Theo tác giả Hoàng Cảnh với bài viết: “ Năm 2016, kim ngạch xuất khẩutoàn ngành Dệt may Việt Nam ước đạt 28,3 tỷ USD” đăng trên tạp chí điện tử báoLao động và xã hội ngày 23/11/2017 cho biết: “ Kim ngạch xuất khẩu toàn ngànhDệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷUSD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷUSD, tăng 5,1%” Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởngmột con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biếnđộng kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi

nhận Theo nguồn niên giám tỉnh Thái Bình thì toàn tỉnh hiện có 304 doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực may mặc chủ yếu làm hàng gia công cho các doanh nghiệpnước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp chưa ký được hợp đồng xuất khẩu trựctiếp, phải ký hợp đồng thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối, hoặc là giacông xuất khẩu gián tiếp qua một công ty khác Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuychiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, song chủ yếu là hànggia công, giá trị gia tăng thấp (kể cả doanh nghiệp vốn FDI) Chất lượng sản phẩmchưa cao, chưa đồng đều, chủ yếu là gia công cho nước ngoài, chưa chủ động đượcnguyên liệu, năng suất lao động còn thấp ảnh hưởng nhiều đến kết quả doanh thu

và chi phí của doanh nghiệp Do vậy, mà khả năng cạnh tranh của ngành dệt maycủa Việt Nam nói chung và các công ty may trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng làvẫn còn thấp Doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ vàvừa chiếm tỷ trọng lớn và hình thức sản xuất chủ yếu là gia công cho nước ngoài.Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thấy hình thức may gia công của các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn được phía đối tác cung cấp toàn bộ nguyên vật

Trang 11

liệu đầu vào cũng như mẫu mã hay các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật Phía doanhnghiệp gia công chỉ tập trung để sản xuất ra thành phẩm đáp ứng theo đúng yêu cầucủa phía đối tác, nên doanh thu chủ yếu là tiền gia công hàng hóa Tuy nhiên, vớiđặc trưng ngành may mặc là sử dụng nhiều lao động, nên các chi phí về nhân côngcòn nhiều đặc biệt là chi phí tiền lương của người lao động đây là điều trăn trở củatất cả các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh nhất là vấn đề nhà nước tăng lươngtối thiểu theo vùng, ngoài ra trong quá trình xuất trả hàng gia công cho các đối tácnước ngoài cũng phát sinh nhiều chi phí không chỉ về hàng hóa mà còn cả về thủtục hành chính dẫn đến giảm doanh thu và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Mặtkhác, công tác kế toán DT, CP và xác định KQKD trong các DN vẫn còn một sốkhó khăn, vướng mắc như sự chưa thống nhất trong quy định về hạch toán DT, CP,KQKD và cách lập báo cáo kết quả HĐKD, chưa theo kịp thông tư mới, nhất là tạithời điểm bước sang năm 2017 có rất nhiều luật quản lý mới được ban hành.Vì vậy,

để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp may cần chútrọng hơn nữa đến công tác hạch toán kế toán các khoản DT,CP và KQKD Trongquá trình nghiên cứu và lựa chọn đề tài tác giả nhận thấy chưa có công trình nàonghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trên địa

bàn Tỉnh Thái Bình Do đó, tác giả lựa chọn đề tài chọn đề tài: “Kế toán doanh

thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình.” Làm đề tài nghiên cứu bảo vệ luận văn của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về doanh thu chi phí và xác định kết quả kinhdoanh đã được rất nhiều tác giả trong nước và ngoài nước viết và nghiên cứu dướinhiều loại hình doanh nghiệp, tập đoàn khác nhau thông qua các trang truyền thôngnhư báo mạng, báo giấy, còn ở các góc độ nghiên cứu sâu hơn nữa là các công trìnhnghiên cứu luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, và các công trình khoa học khác Sau đây, làmột số công trình tiêu biểu:

Bài viết “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí & kết quả kinh doanh

tại các doanh nghiệp thương mại Việt nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị

Trang 12

Thanh Giang, Trường Đại Học Thương Mại đăng trên tạp chí nghiên cứu tài chính

kế toán số 07(108), 2012, trang 55-57 Bài viết nêu ra những yêu cầu của công tác

kế toán của DNTM trong tình hình hiện nay, đồng thời tác giả cũng đưa ra hướnghoàn thiện và giải pháp đối với công tác kế toán DT,CP& KQKD Riêng về kế toánDoanh thu tác giả đã đưa ra được vấn đề về trích lập dự phòng, và đối chiếu giữacác hóa đơn của các bộ phận Đối với kế toán chi phí tác giả cũng đề xuất vấn đềthu mua hàng nên tham khảo giá thị trường, giá tại nơi sản xuất của nhiều công tykhác nhau đề từ đó có sự lựa chọn phù hợp giúp giảm thiểu được chi phí phát sinhtrong kỳ Về kế toán kết quả kinh doanh tác giả chỉ ra rằng các giải pháp hoàn thiện

kế toán chi phí, doanh thu dẫn đến xác định kết quả kinh doanh được chính xác và

có sự thống nhất giữa các bộ phận giúp cho việc nộp các báo cáo quyết toán đúnghạn

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang năm (2016) tại Trường

Đại Học Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh

doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công Ty May Hưng Yên” Về cơ sở lý

luận, tác giả đã đáp ứng được khá đầy đủ theo yêu cầu của Luận Văn, ở phần thựctrạng tác giả sử dụng số liệu của 2016 qua đó đưa ra được các đánh giá rất sát vềthực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh để từ đó làm căn cứ đưa

ra cac nhóm giải pháp hoàn thiện

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Như Ngọc năm (2016) tại Trường Đại

Học Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

tại công ty TNHH Điện Tử ASTI Hà Nội” Thành công của luận văn tác giả

Nguyễn Như Ngọc đó là tác giả đã nêu được đầy đủ những chuẩn mực của kế toánViệt Nam về doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh Tuy nhiên, tác giả chưa trìnhbày được những chi phối chuẩn mực đến công tác kế toán doanh thu chi phí tạidoanh nghiệp

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lại Văn Đức năm (2015) tại Trường Đại Học

Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh tại

công ty thương mại VINAKEJUNGSEUNG” Với luận văn này, ngoài phần lý

Trang 13

thuyết cơ sở tác giả đã mô tả tổng quan tình hình tổ chức hoạt động, quản lý và tổchức công tác kế toán tại doanh nghiệp khảo sát đã thu thập ở quý 4/2014 Luận văn

đã trình bày được thực trạng kế toán CP, DT& KQKD tại công ty theo QĐ15, cụ thếhóa được các mục về kế toán doanh thu chi phí bán hàng, kế toán doanh thu chi phítài chính,kế toán thu nhập chi phí khác, kế toán kết quả kinh doanh và trình bày trênBCKQKD Phần kế toán thu chi ngoại tệ tác giả chưa đề cập rõ về cách xử lý Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thọ bảo vệ năm 2015 tại Trường

Đại Học Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí doanh thu và kết quả kinh

doanh tại công ty may vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định” Luận văn tác

giả đã nêu lên được cơ sở lý luận về kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinhdoanh Luận văn của tác giả được nghiên cứu trên cả 2 góc độ là kế toán tài chính

và kế toán quản trị, ngoài ra tác giả cũng nêu lên được kinh nghiệm của kế toándoanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh của kế toán Pháp và kế toán Mỹ

để từ đó rút ra bài học cho doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, ở góc độ kế toán tàichính tác giả nghiên cứu vẫn còn chưa sâu cụ thể là các hóa đơn chứng từ đưa racòn sơ sài, chưa có sự so sánh giữa các công ty vừa và nhỏ với nhau về doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh

Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giảtrên, học viên rút ra được kinh nghiệm cho bản thân về cách trình bày bố trí kết cấuluận văn đồng thời tìm ra được khoảng trống nghiên cứu, đó là làm rõ hơn phần kếtoán thu chi ngoại tệ và cách xử lý, đồng thời kết thúc phần thực trạng kế toán tácgiả sẽ nêu đầy đủ hơn cung cấp cụ thể hơn về các hóa đơn chứng từ đưa ra, để sosánh sự khác nhau về kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình giữa công ty tư nhân và công ty cóvốn đầu tư nước ngoài

3 Mục tiêu nghiên cứu:

- Về lý luận: Tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán

doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chínhtrong doanh nghiệp sản xuất, theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Trang 14

- Về thực tiễn: Tác giả nghiên cứu về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và

kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình Sau đó,tổng hợp lại các thông tin quan trọng và cần thiết để tìm ra được ưu điểm và bất cậptrong kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại những đơn vị khảo sát.Trên cơ sở đó, đưa ra hướng đề xuất cũng như các giải pháp hoàn thiện phù hợp vớithực tế hoạt động kinh doanh sản xuất may mặc trên địa bàn Tỉnh Thái Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Về đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh, tại các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình

Về phạm vi nội dung nghiên cứu doanh thu, chi phí kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính

Phạm vi của đề tài nghiên cứu đó là tác giả nghiên cứu về doanh thu, chi phí

và kết quả kinh doanh của các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình Hiện nay,Thái Bình có 304 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực maymặc, hình thức sơ hữu của các công ty may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình chủ yếu làcông ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, căn cứ vào hình thức sở hữuquy mô và loại hình của doanh nghiệp Tác giả chọn ngẫu nhiên 4 công ty đại diệncho các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình, để khảo sát trực tiếp lấy sốliệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

Công ty TNHH May Khánh Hưng

- Tên công ty: Công ty TNHH may Khánh Hưng

- Mã số thuế: 1001066492

- Địa chỉ: Nhà ông Nguyễn Văn Anh, thôn Đồng Thanh, Xã Tân Bình, Thànhphố Thái Bình

Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Tân Phong - Shin Woo

- Tên công ty:Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Tân Phong - Shin Woo

- Mã số thuế 1000905755

Trang 15

- Địa chỉ: Nhà ông Bùi Văn Phượng, Thôn Vạn Đồn - Xã Thụy Hồng- TháiThụy –Thái Bình.

Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Đông Thọ

- Tên công ty: Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Đông Thọ

- Mã số thuế: 1001012320

- Địa chỉ: Lô đất diện tích 4.327,6 m2, thôn Tăng, Xã Phú Châu, Huyện ĐôngHưng, Thái Bình

Công ty TNHH Bình Minh - Enter.B.

Tên công ty: Công ty TNHH Bình Minh - Enter.B

Giới hạn nghiên cứu:

Luận văn tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phỉ vàkết quả kinh doanh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình trên góc

- Với dữ liệu sơ cấp: Tác giả đã lập phiếu khảo sát ( Phụ Lục số 1.1) đặt ra

các câu hỏi liên quan đến tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp và các vấn đề liênquan đến kế toán doanh thu, chi phí, và xác định KQKD, câu hỏi trong phiêu khảosát là câu hỏi đóng, đơn vị được điều tra chỉ việc tích vào các ô có đáp án có sẵn.Sau đó, đến trực tiếp doanh nghiệp may trên địa bàn để thu thập thông tin Doanhnghiệp nào không đến được tác giả tiến hành gửi email, đến kế toán trưởng, kế toán

Trang 16

viên, hoặc gọi điện thoại trực tiếp để đọc và nghe phương án trả lời sau đó tác giả tựtích vào ô trả lời để làm dữ liệu khảo sát Mục đích của hình thức điều tra này, đó làtác giả muốn tìm hiểu về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và KQKD của cácdoanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Với dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập qua phương pháp nghiên cứu tài liệu,

sử dụng phương pháp đọc tài liệu thông qua các bài báo kinh tế, tạp chí như tạp chí

kế toán, các chuẩn mực kế toán, các thông tư, các quyết định của Bộ Tài Chính, cáccông trình nghiên cứu trước đây, để tìm ra khoảng trống nghiên cứu để từ đó lựachọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp

Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp tác giả còn thu thập được thông qua 4 phòng kếtoán do 4 công ty cung cấp như: Cơ cấu bộ máy hoạt động của công ty, cơ cấu tổchức bộ máy kế toán của công ty, các chứng từ sổ sách kế toán như sổ cái sổ chitiết, và các BCTC, BCKQKD

b/ Phương pháp xử lý dữ liệu

Từ các dữ liệu thông tin tác giả thu thập được thông qua phiếu khảo sát, quaemail tác giả đã có cái nhìn sâu hơn về doanh thu, chi phí và KQKD của các doanhnghiệp may trên địa bàn Tỉnh Thái Bình, bằng các con số kế toán cụ thể tại 4 công

ty may đó là: Công ty TNHH Bình Minh Enter.B, Công ty TNHH May KhánhHưng, Công ty TNHH May Xuất Khẩu Đông Thọ, Công ty Cổ Phần May XuấtKhẩu Tân Phong Shinwoo Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp các

số liệu đã có sẵn tại 4 doanh nghiệp và từ các thông tin trên phiếu khảo sát tại cácdoanh nghiệp trên địa bàn sau đó tác giả tổng hợp lại, đưa ra được các thông tinmang tính tổng quát Sau đó, căn cứ vào thực tiễn và chế độ kế toán hiện hành tácgiả tiến hành đánh giá phân tích thực trạng kế toán doanh thu chi phí tại 4 công tymay trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp so sánh để

so sánh 4 công ty về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tác giả đãkhảo sát để từ đó đưa ra được các giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện kếtoán doanh thu chi phí và KQKD trên địa bàn Tỉnh Thái Bình Phần mềm để tác giả

sử dụng phân tích chủ yếu bằng phần mềm EXCELL

Trang 17

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Đối với người làm công tác nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán: Luậnvăn tạo nên bức tranh toàn cảnh về kế toán DT, CP và KQKD trong các DN SX nóichung và các DN may trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng Từ đó, giúp cho ngườilàm công tác nghiên cứu có điều kiện thuận lợi trong việc ban hành các chuẩn mực,chế độ và các thông tư hướng dẫn phù hợp với kế toán quốc tế và phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh của Việt Nam

- Đối với người làm công tác kế toán tại các DN may: Giúp họ được thamkhảo thêm về kế toán DT, CP và KQKD của các doanh nghiệp cùng nghành

- Đối với bản thân: Có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực may mặc, giúp bổ sung các kiến thức từ thực tế còn thiếu chưađược học tập tại trường

- Đối với các đối tượng khác: Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa họcnên nó sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm tới công tác kếtoán DT, CP và KQKD

Trang 18

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chiathành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trongcác doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Trang 19

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Lý luận chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu

1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS) – Doanh thu và thu nhập khác

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01( VAS) - Chuẩn mực chung, ban hành

và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của

Bộ trưởng BTC thì:

“Doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạtđộng khác của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản gópvốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị hợp lý của các khoản

đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanhthu như bán thành phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư cung cấp dịch vụ cho kháchhàng bao gồm các khoản phụ thu, và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có)”

“Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần giá trị còn lại củacủa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ nhưchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nộp theo phương pháp trực tiếp, trong kỳ

Trang 20

thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác địnhtheo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay

sẽ thu được tiền) Nói vậy, có nghĩa DT được hiểu là lợi ích kinh tế thu được làmtăng vốn chủ sở hữu của DN ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanhthu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba”

Theo IFRS 15 “ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế” - Doanh thu hợp đồng với khách hàng thì:

“Doanh thu là một thông tin quan trọng đối với người đọc báo cáo tài chính,

nó được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và vị trí tài chính của doanhnghiệp”

Tóm lại, sau khi điểm qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy rằng doanh thu hiểu theo nghĩa chung là: Doanh thu của doanh nghiệp chính là tổng lợi ích thu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một kỳ nhất định Tuy nhiên, doanh thu tăng không phải là yếu tố duy nhất làm tăng vốn chủ sở hữu và không phải tất cả các nghiệp vụ làm tăng tiền và các khoản phải thu hoặc sự tăng lên của các tài sản khác đều liên quan đến doanh thu Bản chất của doanh thu được hiểu rằng: Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích về kinh tế mà DN đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không coi là DT Ngoài ra các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN sẽ không được coi là doanh thu và doanh thu là cơ sở để đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một thồng tin hữu ích đối với các nhà đầu tư cần quan tầm trước khi đặt ý định đầu tư vào một doanh nghiệp bất kỳ.

1.1.1.2 Phân loại doanh thu

Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất được phân loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau, tuy nhiên tùy từng mô hình và cách quản lý của doanh nghiệp mà doanhnghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại doanh thu phù hợp Có các tiêu thức phân loạidoanh thu phổ biến là:

Trang 21

Thứ nhất là phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng

Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng có 2 loại doanh thu

đó là doanh thu bán hàng trả tiền ngay hoặc doanh thu bán hàng chưa thanh toánngay được treo vào công nợ trên sổ theo dõi công nợ của khách hàng

Doanh thu thu được từ việc bán hàng và thanh toán luôn tại thời điểm cá nhânhoặc doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác, sau đó tiến hành bàn giao hàng hóa,thành phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sau khi hoàn thành giao dịch hai bên

sẽ thanh lý hợp đồng và khách hàng trả tiền ngay cho cá nhân hoặc doanh nghiệpbằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Ví dụ: Với các công ty sản xuất và xuất khẩu trong ngành may mặc với các đối tác mới chưa thật sự tin tưởng khi xuất hàng ra nước ngoài doanh nghiệp thường chọn phương pháp thanh toán L/C đây là phương pháp an toàn chi phí cao hơn so với các phương pháp khác nhưng đảm bảo hàng không bị mất thông qua ngân hàng trung gian thứ 3 nghĩa là tiền nổi thì hàng sẽ nhận được.

Với doanh thu bán hàng thu tiền sau doanh nghiệp thường áp dụng với các đốitác làm ăn lâu năm đã có sự tin tưởng và hiểu nhau về mặt tài chính cũng như cáchthức thanh toán, sau khi bàn giao hàng hóa cho đối tác, đối tác sẽ căn cứ vào hợpđồng hẹn ngày trả để thanh toán với doanh nghiệp

Với cách phân loại này, giúp doanh nghiệp dự toán được số tiền thu đượctrong kỳ là căn cứ quan trọng để trich lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

Thứ hai là phân loại doanh thu theo lĩnh vực tạo ra doanh thu và theo vị trí địa lý.

- Đối với việc phân loại doanh thu theo lĩnh vực tạo ra doanh thu

Tùy theo từng mức độ hoạt động loại hình kinh doanh, mặt hàng sản xuất màmỗi một doanh nghiệp có một lĩnh vực tạo ra doanh thu khác nhau Doanh thu có thể

là thu được từ động tài chính, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu

từ các hoạt động khác

-Doanh thu hoạt động tài chính được hiểu là doanh thu thu được từ các khoảntiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tàichính khác của doanh nghiệp

Trang 22

Ví dụ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp may bao giờ cũng có một khoản tiền mặt để giao dịch mua bán phát sinh trong ngày vì vậy khoản tiền này doanh nghiệp sẽ gửi tại ngân hàng là khoản tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp, khoản lãi suất này kế toán sẽ hạch toán vào doanh thu HĐTC.

-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là số tiền thu được từ các hoạtđộng giao dịch mua bán hàng hóa sản phẩm Ngoài ra, DTBH & CCDV còn là cáckhoản trợ giá phụ thu theo quy định của nhà nước đối với một số hàng hóa dịch vụ

đã tiêu thụ trong kỳ Doanh thu bán hàng nội bộ không phải công ty nào cũng có, có thể

là công ty mẹ bán cho công ty con và ngược lại, hoặc là chi nhánh nọ bán cho chi nhánhkia và cả hai chi nhánh đều trực thuộc một tổng công ty hoặc một tập đoàn Với doanhthu bán lẻ, doanh thu bán buôn và doanh thu gửi bán đại lý tùy theo không phảidoanh nghiệp sản xuất nào cũng có

Đối với việc phân loại doanh thu theo vị trí địa lý

Doanh thu theo vị trí địa lý được chia làm 2 loại: (Doanh thu tiêu thụ hàng hóatrong nước và doanh thu bán hàng xuất khẩu)

-Doanh thu bán hàng xuất khẩu là toàn bộ doanh thu thu được từ hoạt độngxuất khẩu hàng hóa bán ra nước ngoài để thu ngoại tệ về

Ví dụ: Với các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa sang nước bạn thông qua hợp đồng ký kết giữa hai bên về thời gian thanh toán cũng như đồng tiền trong thanh toán thường là đồng Đô la đến hạn đối tác sẽ thanh toán và doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ về.

-Doanh thu bán hàng trong nước là doanh thu thu được từ việc mua bán hàngnằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Cách phân loại này giúp các nhà quản trịđánh giá được mức độ hoạt động của việc bán hàng hóa theo khu vực địa lý, lànhiều hay ít, là cơ sở để đánh giá mức sinh lời và rủi ro mang lại theo khu vực, làcăn cứ để phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanhcủa doanh nghiệp

Thứ ba là phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đềuphải quan tâm đến hai loại doanh thu đó là doanh thu an toàn và doanh thu hòa vốn

Trang 23

Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được vớidoanh thu tại điểm hòa vốn còn doanh thu bán tại điểm hòa vốn được gọi là doanhthu hòa vốn

Cách phân loại hai loại doanh thu này giúp cho nhà quản trị có cái nhìn trựcdiện hơn về kết quả kinh doanh, xác định được lời lỗ và đo lường được mức độ antoàn hay rủi ro của của bộ phận bán hàng hay từng nhóm mặt hàng

1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí

1.1.2.1 Khái niệm về chi phí

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp chi phí là mộtkhoản tiền bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ ra để chu trình sản xuất được diễn ra liênhoàn và kịp thời đáp ứng được các yêu cầu về hợp đồng sản xuất không chỉ về chỉtiêu số lượng và thời hạn giao hàng Chi phí là cơ sở để xác định được lợi nhuận thu

về của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu, có rất nhiều khái niệm về chi phí khácnhau sau đây là một số khái niệm tiêu biểu và cụ thể:

Theo CMKT Việt Nam số 01( VAS) - Chuẩn mực chung ban hành và công

bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộtrưởng BTC định nghĩa về chi phí như sau:

“Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toándưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ TS hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho

cổ đông hoặc chủ sở hữu”

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC vềhướng dẫn chế độ kế toán DN thì:

“Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểmgiao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trongtương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”

Như vậy có thể hiểu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như: Bán hàng, quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp Nhưng chỉ những chi phí để tiến

Trang 24

hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất kinh doanh, nó khác với chỉ tiêu Đó là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì Chỉ tiêu là cơ

sở để phát sinh chi phí, không có chỉ tiêu thì không có chi phí song giữa chúng lại

có sự khác nhau về lượng và thời gian phát sinh Biểu biện có những khoản chi tiêu

kỳ này chưa được tính vào chi phí, có những khoản được tính vào chi phí kỳ này, từ

đó giúp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán sản xuất của doanh nghiệp Có chi phí nhưng chưa chắc đã có doanh thu, nhưng có doanh thu buộc phải có chi phí phát sinh đi kèm và tương ứng với nó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, thực chất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

1.1.2.2 Phân loại chi phí

Để thuận tiện cho việc quản lý cũng như ghi chép các khoản chi phí trong cácdoanh nghiệp sản xuất thì việc phân loại chi phí là rất quan trọng Có nhiều tiêuthức phân loại chi phí sau đây là một vài tiêu thức phân loại chủ yếu:

Thứ nhất là phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí hay nói cách khác phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.

Dựa vào tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí

phát sinh có cùng nội dung tính chất kinh tế ban đầu và một yếu tố chi phí màkhông phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh Có những yếu tố chi phísau:

– Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Là toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùngcho sản xuất kinh doanh trong kỳ

– Chi phí nhân công: Là khoản chi phí phải trả cho người lao động như tiềnlương và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và cáckhoản trích theo lương, kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH

Trang 25

– Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi phí khấu hao của toàn bộ tàisản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.

– Ngoài ra còn có khoản chi phí khác bằng tiền đã chi bằng tiền trong kỳ báocáo như: tiếp khách, hội họp, thuế quảng cáo…

Thứ hai là phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế hay còn gọi là theo các khoản mục của chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau:

– Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên vật liệuchính và nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.– Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản phải trả cho người laođộng như: lương các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theolương (BHYT, BHXH, KPCĐ)

– Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí phát sinh tại bộphận sản xuất (phân xưởng, đội, tổ sản xuất…)

Thứ ba là phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng.

– Chi phí sản xuất cố định: Là những chi phí sản xuất cố định thường khôngthay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theo phương phápbình quân, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí hành chính

ở các phân xưởng sản xuất

– Chi phí sản xuất biến đổi: Bao gồm những chi phí sản xuất thường thay đổitrực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phínguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Thứ tư là phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí theo phương pháp tập hợp (với khối sản xuất lao vụ sản xuất trong kỳ)

Theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất vớiđối tượng chịu chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chia làm hai loại:

Trang 26

– Chi phí trực tiếp: Là khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sảnxuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định Trong quá trình ghi nhận kế toán dựavào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chi phí.– Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiềuloại sản phẩm, dịch vụ Căn cứ vào chứng từ cụ thể kế toán phải tập hợp chung sau

đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một hệ thống chỉ tiêu nhấtđịnh

1.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm kết quả kinh doanh

Theo TT200/2014/TT-BTC thì: “ Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là sốchênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hànghóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chiphí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: Chi phí khấu hao,chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bánbất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp”

Theo Giáo Trình Nguyên lý kế toán (2012) của Trường Đại Học Thươngmại cho rằng: “ Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập vàchi phí của doanh nghiệp sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định Kết quảkinh doanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại kết quả kinh doanh là

lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí ”

Như vậy, kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành maymặc nói riêng phản ánh thành quả lao động do doanh nghiệp tạo ra mang lại lợi íchkinh tế cho doanh nghiệp trong 1 kỳ kế toán Kết quả kinh doanh bao gồm: Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt độngkhác:

- Kết quả hoạt động SXKD: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá trịgiá vốn hàng bán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 27

- Kết quả hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và doanhthu hoạt động tài chính với chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.

- Kết quả khác: Là kết quả từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không thườngxuyên hoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như: Thanh lý, nhượng bánTSCĐ

- Kết quả kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp: Là toàn bộ kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trước khi tính thuế TNDN được xác định từ kết quảhoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác

Như vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp cũng như các nhà đẩu tư muốn hướng đến Bởi các thông tin của kết quả kinh doanh trên BCTC có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với việc ra quyết định của các nhà quản trị Và kết quả kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quả trình sản xuất kinh doanh nó phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.

1.1.3.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác kết quả kinh doanh là kết quảthu được từ việc sản suất kinh doanh mua bán hàng hóa diễn ra trong kỳ Có nhiềucách xác định kết quả kinh doanh Mỗi một công ty áp dụng chế độ kế toán khácnhau sẽ cho kết quả xác định kinh doanh khác nhau, và kết quả kinh doanh phảiđược lập trên cơ sở số liệu của doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ kế toán Biểuhiện của kết quả kinh doanh là số lãi (hoặc số lỗ) và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp được xác định theo công thức sau:

Kết quả hoạt động SXKD = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trong đó:

+ Lợi nhuận gộp về BH& CCDV = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + Kế quả kinh doanh trước thuế = Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động khác

Trang 28

+ Kết quả kinh doanh sau thuế = Kết quả kinh doanh trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

+ Chi phí thuế TNDNHH = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế * Thuế suất quy định hiện hành (thuế suất hiện hành trong năm 2016 là 20%).

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt nam hiện hành

1.2.1 Kế toán doanh thu

1.2.1.1 Kế toán doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”

- Doanh thu và thu nhập khác:“ Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh

nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủkhông bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”

- Cách ghi nhận doanh thu và thu nhập khác:

Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh khi thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự giatăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định đượcmột cách đáng tin cậy

Trong chuẩn mực chung “ Chuẩn mực kế toán số 01” cũng đề cập tới các nguyêntăc kế toán chi phối đến kế toán doanh thu mà người làm kế toán phải tuân thủ:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tàisản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toánvào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chitiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Ví dụ: Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng với tổng giá thanh toán là 200.000.000 đồng, khách hàng chuyển khoản trả cho doanh nghiệp 50.000.000

Trang 29

đồng, số còn lại nợ Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích doanh thu ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh nghĩa là khi khách hàng chấp nhận mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa, giá trị phản ánh trên tài khoản doanh thu là 200.000.000 đồng (thu tiền 50.000.000 đồng và khoản khách hàng nợ 150.000.000 đồng).

Dựa trên nguyên tắc cơ sở dồn tích giúp cho việc ghi nhận và phản ánh các tàisản không nằm trong doanh nghiệp nhưng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpnhư các khoản nợ chưa thanh toán là các khoản phải thu khách hàng, hay các khoảnvốn chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị là khoản nợ phải trả.Cách hạch toán kế toán trên cơ sở kế toán dồn tích cho phép theo dõi các giao dịchkéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng

Nguyên tắc giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tàisản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thayđổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

Ví dụ: Ngày 1/1/2016 doanh nghiệp mua 1 chiếc ô tô chở hàng trị giá là 850 triệu đồng giá chưa thuế, thuế là 10% Như vậy, chi phí đăng ký là 25 triệu đồng Doanh nghiệp tính giá theo PPKT Vậy giá gốc của tài sản là 850 + 25 = 875 triệu đồng Đến 01/03/2016 trên thị trường giá chiếc xe trên lên giá là 950 triệu đồng Vậy giá ghi nhận vẫn là giá tại thời điểm mua là 875 triệu đồng, không phụ thuộc vào giá thị trường.

Nguyên tắc phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Có nghĩa là khi ghinhận một khoản doanh thu phát sinh trong kỳ thì kế toán cũng phải ghi nhận mộtkhoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu khoản chi phí nàyphải được ghi nhận trên cơ sở đáng tin cậy Chi phí tương ứng với doanh thu gồmchi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trảnhưng phải liên quan đến doanh thu của kỳ đó mới được phép ghi nhận

Trang 30

Ví dụ: Trong doanh nghiệp may mặc có kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng trong tháng vậy chi phí để thu được doanh thu bán hàng trong tháng đó chính là chi phí bán hàng như tiền lương của bộ phận bán hàng, phí cước vận chuyển

Ví dụ: Khi kế toán ghi nhận doanh thu HĐTC từ các khoản tiền lãi không kỳ hạn bằng chứng để ghi nhận doanh thu là phiếu tính lãi và sổ phụ tại ngân hàng Khi ghi nhận chi phí như tiền điện nước, bằng chứng để ghi nhận chi phí là giấy thông báo đóng tiền điện nước hàng tháng của Sở Điện Lực.

Ngoài ra, doanh thu, chi phí và KQKD trong doanh nghiệp sản xuất nói chung

và ngành may mặc nói riêng cần phải tuân thủ các nguyên tắc khác nữa như:Nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc trong yếu

Theo Chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” là quy định và hướngdẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác gồm: Cácloại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu vàthu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Về cách xác định doanh thu

- Doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản

đã thu hoặc sẽ thu được

Trang 31

- Nếu doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữadoanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản, sẽ được xác định bằng giá trịhợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được trừ đi các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại.

- Với các khoản tiền hoặc tương đương tiền nếu không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành

- Một giao dịch không tạo ra doanh thu khi diễn ra hàng hóa đổi lấy hàng hóahoặc dịch vụ đổi lấy dịch vụ ngang nhau về mặt giá trị Doanh thu chỉ được ghinhận khi việc trao đổi đó không tương tự nhau hoặc khác nhau, lúc đó doanh thuđược xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điềuchỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Nếu không xácđịnh được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xácđịnh bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnhcác khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

Cách nhận biết giao dịch doanh thu và ghi nhận doanh thu.

Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch của doanh thu trong chuẩn mực số 14 này được

áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhậnbiết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ đểphản ánh bản chất của giao dịch đó Đối với doanh thu bán hàng được ghi nhận khiđồng thời thỏa mãn cả bốn điều kiện sau:

- Thứ nhất là doanh nghiệp đã chuyển giao và xác định chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua và doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

Hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thờiđiểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát

Trang 32

hàng hóa cho người mua.Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi rogắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bánhàng và doanh thu không được ghi nhận

Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận

Ví dụ: Doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán, và hàng hóa lúc này đang được chuyển đi hoặc đã được nằm trong kho của người mua và chờ thanh toán doanh nghiệp không còn nắm giữ cũng như mất quyền kiểm soát hàng hóa.

- Thứ hai là doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhậnđược lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàngcòn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn vậy doanh thu chỉ được ghi nhận khi yếu tốkhông chắc chắn này đã xử lý xong Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trườnghợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thuđược thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không đượcghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được kếtoán xếp vào là khoản Nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng cho khoản này vàkhông được phép ghi giảm doanh thu

- Thứ ba là doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

Nghĩa là khoản lợi ích kinh tế thu được là tương đối chắc chắn không phânbiệt là đã thu được tiền hay chưa

- Thứ tư là doanh nghiệp phải xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh saungày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắcchắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận

Trang 33

trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là mộtkhoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả

về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thờithỏa mãn năm điều kiện trên

Cách ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền cổ tức, bản quyền và lợi nhuận được chia

Đối với doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuậnđược chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện đólà: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn và có khả năng thu được lợi íchkinh tế từ giao dịch đó Nếu không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vàodoanh thu thì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồiđược đó phải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không được phép ghi giảmdoanh thu

Cách xác định và ghi nhận doanh thu thu nhập khác.

Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên,ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: Các khoản về thanh lý TSCĐ, nhượngbán TSCĐ chính là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt độngthanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi phí của khoản này được ghi nhận là chi phí để xácđịnh KQKD trong kỳ Các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước,xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xácđịnh kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được Các khoản nợ phảitrả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập và các khoản thu khác

Cách trình bày trên báo cáo tài chính

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày như sau:

- Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồmphương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấpdịch vụ

- Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện: Doanh thu bán hàng, doanhthu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

- Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên

Trang 34

từ đều mang tính hướng dẫn, doanh nghiệp hoàn toán có quyền chủ động xây dựngthiết kế mẫu đáp ưng nhu cầu của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với yêu cầucủa Luật kế toán Kế toán chỉ hạch toán doanh thu khi nhận được chứng từ kế toán:+ Đối với kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng trongdoanh nghiệp sản xuất bao gồm: Hóa đơn GTGT( đối với doanh nghiệp sử dụngnộp thuế theo phương pháp khấu trừ), hóa đơn bán hàng( đối với doanh nghiệp nộpthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻquầy hàng, hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa,vận đơn, bộ tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận bảo hiểm,tín dụng thư

- Các chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: Phiếu thu, séc chuyển khoản,séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng,…

- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, hợp đồngkinh tế, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng…

+ Đối với kế toán doanh thu hoạt động tài chính:

Sử dụng các chừng từ như: phiếu thu, báo có, giấy thông báo về cổ tức hoặclợi nhuận được chia, hợp đồng kinh tế, phiếu thu, chứng từ mua bán ngoại tệ hoặcmua bán chứng khoán, và chứng từ liên quan khác

+ Đối với kế toán các khoản thu nhập khác:

Trang 35

Chứng từ sử dụng là: Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu thu,giấy bảo nợ ngân hàng, và các chứng từ liên quan khác.

b/ Tài khoản sử dụng

Về tài khoản

Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừdoanh thu cho doanh nghiệp sản xuất kế toán sử dụng một số tài khoản theo chế độ

kế toán hiện hành như:

Theo TT 200/2014/TT-BTC tài khoản để hạch toán doanh thu bao gồm nhữngtài khoản sau:

- Với khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng TK 511

để hạch toán trong đó được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 đó là:

“Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá, tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm, tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ, tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá, tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư, tài khoản 5118 - Doanh thu khác”.

- Với doanh thu hoạt động tài chính kế toán hạch toán trên TK 515- Doanh thu

Theo TT 133/2016/TT- BTC kế toán không sử dụng tài khoản 5114 và tàikhoản 5117 Ngoài ra, để hạch toán doanh thu kế toán còn sử dụng thêm một số tài

khoản khác như: “ TK 131- Phải thu của khách hàng, TK 3331 – Thuế giá trị gia

tăng phải nộp,TK 111 - Tiền mặt,TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện… ”.

Về nguyên tắc ghi nhận tài khoản

+ Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 36

Các sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ thuộc đối tượng chịuthuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu thuế bảo vệ môi trường Kế toánphản ánh doanh thu theo giá chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được

tách riêng khi ghi nhận doanh thu, (kể cả thuế GTGT tính theo phương pháp trực

tiếp) lúc đó sẽ ghi tăng nợ tiền hoặc nợ phải thu cho khách hàng và doanh nghiệp

nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi tăng cho TK 111, TK 112,

TK131( Đối với nợ phải thu khách hàng), đồng thời ghi tăng cho các TK 511 và

tăng thuế cho các khoản nộp cho nhà nước (TK 333)

- Trường hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại

tệ, thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toánphải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ

chính thức sử dụng trong kế toán để hạch toán vào TK 511 “Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ” Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương

pháp khấu trừ khi xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sửdụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh DTBH để đổi lấy vật tư, hàng hoá,

TSCĐ khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi nợ TK 131 - Phải thu của khách

hàng (Tổng giá thanh toán), đồng thời ghi có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT) (5111, 5112), và Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

- Đối với kế toán tại đơn vị nhận gia công

Nếu hoạt động gia công hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nhận gia công nộp thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ ghi nợ cho các TK 111,112,331 đồng thời ghi có cho các TK

511 và TK 3331

Trang 37

Nếu hàng gia công không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đốitượng chịu thuế GTGT nhưng đơn vị nhận gia công nộp thuế GTGT tính theo

phương pháp trực tiếp, ghi nợ các TK 111, 112, 131,.và ghi có TK 511 - Doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng số tiền gia công được hưởng).

+ Đối với doanh thu hoạt động tài chính:

Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến khoản thu tiền lãi từ tiền gửi ngânhàng, lãi cho vay, tiền chia từ lợi nhuận cổ tức, căn cứ vào các chứng từ thanh toán

kế toán sẽ phản ánh vào bên có của TK 515 và các tài khoản liên quan như tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, hoặc khoản phải thu khác

Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK

111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, kế toán có TK 515 –

“Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)”, và có cho các tài khoản tiền

mặt hoặc tiền gửi ngân hàng theo tỷ giá ghi sổ đồng thời ghi nợ cho tài khoản phảithu khách hàng Trường hợp thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giágiao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của các TK phảithu, kế toán ghi có cho TK515 chính là phần lãi tỷ giá hối đoái và các TK liên quannhư phải thu khách hàng, phải thu nội bộ đồng thời ghi nợ cho TK111 và TK 112phần tỷ giá giao dịch thực tế

+ Đối với các khoản giảm trừ doanh thu

Khi phát sinh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế trong kỳsản phẩm, hàng hoá đã bán cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ, ghi phát sinh tăng cho các TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

(5211, 5213) và TK 3331 Đồng thời ghi phát sinh giảm cho các tài khoản tiền.

Nếu sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại chongười mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua,ghi giảm cho TK 521 và giảm cho các tài khoản tiền

Trang 38

Trong kỳ nếu phát sinh hàng bán bị trả lại doanh nghiệp sẽ nhận lại sản phẩmhay hàng hóa bị trả lại, sau đó phản ánh giá vốn hàng bị trả lại Nếu là doanh nghiệpthực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KTTX Kế toán sẽ ghi tăng thànhphẩm hoặc hàng hóa hoặc chi phí sản phẩm dở dang và ghi giảm cho giá vốn.Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, đối vớihàng hóa ghi tăng tài khoản mua hàng ( TK 611), đối với sản phẩm ghi tăng giá giá thành sản xuất và ghi giảm giá vốn.

Việc thanh toán tiền với người mua hàng về hàng bán bị trả lại nếu sản phẩm,hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ vàdoanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi giảm hàng bán

bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)(TK 5212), thuế GTGT hàng bị trả lại (TK3331) và giảm các tài khoản tiền

Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặcthuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo PPTT, số tiền thanh toán với người mua

về hàng bán bị trả lại, ghi giảm hàng bán bị trả lại Cuối kỳ kế toán, thực hiện búttoán kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 -

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi giảm tài khoản doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ (TK 511) đồng thời ghi tăng các khoản giảm trừ doanh thu (TK521)

Trang 39

- Đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký - sổ cái, sổ kếtoán gồm có: Sổ nhật ký - sổ cái, sổ chi tiết TK 511, TK 515, TK 711, TK 521

- Với hình thức kế toán máy: Doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán nào thìphần mềm sẽ thiết kế tương ứng với loại sổ sách kế toán đó

Trình tự kế toán doanh thu được thể hiện khái quát theo sơ đồ ở (Phụ lục 1.3, Phụ lục 1.4)

d/ Cách trình bày doanh thu trên BCTC.

Theo TT 200 và TT 133 của Bộ tài chính các chỉ tiêu về được trình bày trongBCKQKD ( Mẫu số B02-DN) và (Mẫu số B02 – DNN) như sau:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mã số 01, thuyết minh VI.25+ Các khoản giảm trừ doanh thu: Mã số 02

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mã số 10 = Mã số 01 –

1.2.2 Kế toán chi phí

1.2.2.1 Kế toán chi phí theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “ Chuẩn mực chung”.

Chi phí “ Là các khoản chi phát sinh làm giảm các lợi ích kinh tế, trong kỳ kế

toán dưới các hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phátsinh các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu Chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: Giávốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay,

và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ralợi tức, tiền bản quyền, ”

Trang 40

“Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chiphí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do viphạm hợp đồng, ”

lệ Với khoản chi phí được ghi nhận ngay vào BCKQKD trong kỳ khi chi phí đókhông đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau

Trong chuẩn mực chung số 01 cũng nêu lên kế toán chi phí cũng chịu sự chiphối bởi 6 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc phù hợp, cơ sở dồn tích, giá gốc, hoạt độngliên tục, nhất quán, và trọng yếu

Theo Chuẩn mực số 02 “ Kế toán Hàng tồn kho”

Trong chuẩn mực kế toán này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc

và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồnkho vào chi phí, việc ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần cóthể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính cụ thể:

Hàng tồn kho: Bao gồm những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để chờ

sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Trong quátrình SXKD bình thường hay quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang thì HTK là lànhững tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất

- Hàng tồn kho được tính theo phương pháp giá gốc HTK được tính theo giátrị thuần khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc

Ngày đăng: 29/04/2019, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tác giả Thu Thủy (29/11/2017),“ Ngành dệt may giữ vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất khẩu” – Báo Thái Bình Điện Tử, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành dệt may giữ vai trò chủ đạo trongkim ngạch xuất khẩu
4. Nguyễn Phương Chi (2014) Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại các công ty thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội
5. Phạm Văn Dược & Đặng Kim Cương , Giáo trình Kế toán quản trị , Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán quản trị
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê
6. Nguyễn Tuấn Duy- Đặng Thị Hòa (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Trường ĐH Thương Mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: Nguyễn Tuấn Duy- Đặng Thị Hòa
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Thanh Giang, Trường Đại Học Thương Mại đăng trên tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 07(108), 2012, trang 55-57. Bài viết: “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí & kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại Việt nam hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Hoàn thiện kếtoán doanh thu, chi phí & kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại Việtnam hiện nay
8. Nguyễn Thị Huyền Trang năm (2016) tại Trường Đại Học Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty may Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệpthuộc Tổng công ty may Hưng Yên
9. Nguyễn Thị Thọ năm (2015) tại Trường Đại Học Thương Mại với đề tài: “ Kế toán chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh tại công ty may vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế toán chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh tại công ty may vừa và nhỏ trênđịa bàn tỉnh Nam Định
10. PGS.TS Đỗ Minh Thành (2012), Giáo trình nguyên lý kế toán, Trường ĐH Thương Mại, Hà Nội, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý kế toán
Tác giả: PGS.TS Đỗ Minh Thành
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2012
2. Bộ tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, về chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
12. Tài liệu, sổ sách kế toán tham khảo tại phòng kế toán của Công ty cổ phần may xuất khẩu Tân Phong – Shinwoo, Công ty TNHH May Bình Minh Enter.B, Công ty TNHH May Khánh Hưng, Công ty TNHH May Đông Thọ.13. Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w