Giáo án tích hợp đại số 7 tiết 28 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch 2017

17 234 0
Giáo án tích hợp đại số 7 tiết 28 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch 2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án tích hợp Đại số 7 tiết 28 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch; GIÁO ÁN ĐẠI SỐ LỚP 7 Ngày soạn : 12112017 Tiết 28 §4. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: Môn Toán Học sinh nhớ được định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Học sinh nhận biết được 2 dạng toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch và cách giải. Môn Lí: Học sinh nhớ được mối liên quan giữa vận tốc, quãng đường và thời gian trong bài toán chuyển động; liên quan giữa năng suất và thời gian hoàn thành công việc. Môn GDCD: An toàn giao thông. 2. Kĩ năng: Vận dụng được tính chất đại lượng tỷ lệ nghịch vào giải bài tập có nội dung Toán học, Vật lý. Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và rèn luyện khả năng tư duy toán học, tư duy vật lý, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng liên quan đến bài toán thực tế. 3.Thái độ: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. Nghiêm túc, cẩn thận trong tính toán. Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác. Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tế. Thấy được ứng dụng của Toán học trong cuộc sống và trong các môn học khác thông qua việc giải các bài tập có tính thực tế. Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết vấn đề. Có ý thức tham gia giao thông an toàn, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi quá tốc độ cho phép. 4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác tho nhóm. Năng lực tự học, tư duy sáng tạo Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, bảng nhóm (Phần phụ lục) Học liệu: SGK, SBT, SGV. 2. Chuẩn bị của học sinh Vở ghi, vở bài tập, SGK. Bảng nhóm, bút dạ. Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Phương pháp vấn đáp Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5 ph) Kiểm tra 1 học sinh: Em hãy nêu tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch? Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét cho điểm. GV giới thiệu bài mới: Tiết 28 §4. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỶ LỆ NGHỊCH 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG 1. BÀI TOÁN 1 (10 ph) 1) Mục tiêu: Nhận biết được trên một đoạn đường AB thì vận tốc và thời gian đi hết đoạn đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Ba đại lượng vận tốc (v), quãng đường (s) và thời gian (t), liên hệ với nhau theo công thức s = vt Biết vận dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch để giải bài toán. 2) Phương phápKĩ thuật: Vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề. 3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động chung, hoạt động nhóm đôi. 4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Bảng phụ, phiếu học tập 1. + Slide 1: Bài toán 1 (SGK Trang 59) + Slide 8: Bài toán áp dụng. + Phiếu học tập 1: (nhóm cặp đôi) . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chiếu Slide 1: Bài toán 1 (SGK Trang 59): Một ô tô đi từ A đến B hết 6 giờ. Hỏi ô tô đó đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ nếu nó đi với vận tốc mới bằng 1,2 lần vận tốc cũ? GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải bài toán. HS trả lời câu hỏi: “Ô tô đó đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ”. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS: Đọc bài toán và suy nghĩ tìm lời giải GV: Quan sát, giúp đỡ khi cần. ? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu làm gì. ? Bài toán chuyển động có mấy đại lượng, mối quan hệ giữa các đại lượng như thế nào. Tích hợp nội dung kiến thức môn Vật lý: Chiếu Slide 2: Hình ảnh ô tô tham gia giao thông Giáo viên phân tích các đại lượng tham gia bài toán: Do quãng đường không đổi nên thời gian đi hết đoạn đường và vận tốc là hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Vận tốc Thời gian v1 t1 = 6 (giờ) v2 = 1,2 v1 t2 = ? Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo. HS thảo luận, trao đổi, báo cáo kết quả, các HS khác trong lớp nhận xét. GV gọi 1 học sinh trình bày bài làm. GV gọi 2 học sinh nhận xét bài làm. GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và chốt kiến thức. Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông Trên một số tuyến đường có đặt biển quy định tốc độ vì vậy khi tham gia giao thông cần chú ý và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông. + GV: Ý nghĩa thực tế của bài toán chuyển động đã giải ở trên là gì? Trong thực tế ai cũng phải tham gia giao thông và trên cùng một đoạn đường nếu tăng vận tốc bao nhiêu lần thì giảm thời gian đi bấy nhiêu lần song không thể vì giảm thời gian mà tăng tốc bừa bãi, phóng nhanh, vượt ẩu...vi phạm trật tự, an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho chính mình và cho những người tham gia giao thông. GV chiếu Slide 3, 4; 5; 6: Giới thiệu 1 số hình ảnh về tai nạn giao thông khi không chấp hành quy định tốc độ trên đường cao tốc và khu dân cư đông đúc. GV tai nạn giao thông vô cùng nguy hiểm, hậu quả của những vụ tai nạ giao thông rất nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông. Bởi vậy mỗi người hãy nêu cao ý thức tự giác và trách nhiệm khi tham gia giao thông, “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá. GV chiếu Slide 8: Bài toán áp dụng. Một ô tô đi từ A đến B hết 6 giờ. Hỏi ô tô đó đi từ B đến A hết bao nhiêu giờ biết rằng khi đi từ B đến A do trời mưa nên vận tốc chỉ bằng vận tốc cũ? Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, để hoàn thành bài tập vận dụng trên Phiếu học tập 1. Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét kết quả của nhóm bạn. GV: Đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. Bằng kiến thức vừa học HS nắm và vận dụng được: Khi quãng đường không đổi thì thời gian đi hết đoạn đường và vận tốc là hai đại lượng tỷ lệ nghịch và trình bày được lời giải bài toán vận dụng. 1. Bài toán 1 (SGK – Trang 59): Một ô tô đi từ A đến B hết 6 giờ. Hỏi ô tô đó đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ nếu nó đi với vận tốc mới bằng 1,2 lần vận tốc cũ? Giải: Gọi vận tốc cũ và vận tốc mới của ô tô lần lượt là v1 (kmh) và v2 (kmh) thời gian tương ứng của ô tô đi là t1 (h) và t2 (h) Do vận tốc và thời gian của một vật chuyển động đều trên cùng một quảng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: mà ; t1 = 6 Nên Suy ra Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đó đi từ A đến B hết 5 giờ. Bài tập vận dụng Giải: Gọi vận tốc cũ và vận tốc mới của ô tô lần lượt là v1 (kmh) và v2 (kmh) thời gian tương ứng của ô tô đi là t1 (h) và t2 (h) Do vận tốc và thời gian của một vật chuyển động đều trên cùng một quảng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: mà ; t1 = 6 Nên Suy ra Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đó đi từ A đến B hết 8 giờ. Giáo án tích hợp đại số 7 tiết 28 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch 2017

... đáp án - Nếu x y tỉ lệ nghịch, y z cũng tỉ lệ nghịch x z tỉ lệ thuận - Nếu x y tỉ lệ nghịch, y z tỉ lệ thuận x z tỉ lệ nghịch Giải: a) Vì x y tỉ lệ nghịch nên ta có: x a y (1) (a hằng số khác... đại lượng tỷ lệ nghịch trình bày lời giải toán vận dụng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (15 ph) 1) Mục tiêu: - Củng cố khắc sâu số toán đại lượng tỉ lệ nghịch - Vận dụng tính chất đại lượng tỉ lệ. .. nêu tính chất đại lượng tỉ lệ nghịch? Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét cho điểm GV giới thiệu mới: Tiết 28 §4 MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỶ LỆ NGHỊCH Tiến trình học HOẠT ĐỘNG BÀI TỐN (10

Ngày đăng: 20/07/2018, 17:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan