1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN CAO học quan hệ quốc tế

32 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 214 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã gặt hái được những thành công vang dội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xoá đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là những tiền đề cơ bản để Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống của hình thái kinh tế này là huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng cơ chế kinh tế thị trường của chúng ta phải được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng mối quan hệ sản xuất mới, phải vừa khắc phục được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, vừa hình thành được cơ cấu kinh tế đặc trưng cho xã hội mới…Mặt khác đất nước muốn phát triển bền vững thì chúng ta phải chú trọng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN. Đặc biệt trong 20 năm đổi mới, vấn đề dân chủ được Đảng, Nhà nước ta khẳng định và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện, phát huy tốt quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: Dân chủ về chính trị, được thể hiện một cách sinh động trong sinh hoạt Đảng, cởi mở hơn trong hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội; người dân trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; chất vấn và được trả lời chất vấn công khai, dân chủ; những quyết sách của Quốc hội, HĐND ngày càng tiến bộ, thực chất và thực quyền hơn; nhân dân tự giác, tích cực tham gia hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước...thể hiện rõ qua việc tham gia đóng góp ý kiến vào Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng các cấp. Dân chủ về kinh tế, các thành phần kinh tế bình đẳng cùng phát triển, mọi người đều được tự do kinh doanh, làm tất cả những gì pháp luật không cấm...Dân chủ trên lĩnh vực văn hoá xã hội, quyền tự do báo chí, các hoạt động truyền thông, lễ hội diễn ra sôi động; hội họp tranh luận cởi mở; sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển... Trên thực tế ở nhiều lĩnh vực đời sống xã hội đã khẳng định rằng ở đâu có dân chủ, ở đó có đoàn kết, đồng thuận và phát triển. Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”1. Dân chủ XHCN gắn liền với Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện trên thực tế để người dân phát huy quyền làm chủ trong bàn bạc xây dựng các quyết sách và thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nước. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, song song với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hơn bao giờ hết phát huy dân chủ XHCN phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, là tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện đất nước, vì mục tiêu cao nhất là xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ngày đăng: 20/07/2018, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w