Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Trung tâm Đào tạo Bồi dƣỡng Cán bộ Đối ngoại
------o0o------
Foreign Service Training Center
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Khoá Cập nhật kiến thức đối ngoại 2011
HÀ NỘI – 2011
TẬP 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG .............................................................................................. 2
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến naynhững xu thế lớn trên thế giới ..................................................................................................... 2
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 2
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 34
Bài 5: Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay .......................................................................................................................................... 35
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 35
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 36
Bài 6: Những vấn đề an ninh nổi bật của khu vực châu Á- Thái Bình Dương........................ 37
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 52
Bài 7: ASEAN và vai trò đối với các vấn đề khu vực ................................................................. 54
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 87
Bài 10: Quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh ......................................................... 90
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 91
PHẦN II: MỘT SỐ BÀI ĐỌC ....................................................................................................... 92
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến naynhững xu thế lớn trên thế giới ..................................................................................................... 92
Bài đọc: Thế giới sau chiến tranh lạnh- Một số đặc điểm và xu thế ......................................... 92
1
PHẦN I: ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến
nay- những xu thế lớn trên thế giới
Đề cƣơng bài giảng
1. Liên Xô tan rã và hệ quả của nó
1.1. Cải tổ và tan rã
Năm 1985 Tổng bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, và những người
cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ
(perestroika- Перестройка) và công khai hóa (glasnost- Гласность) để giải phóng các tiềm
năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng
và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh
tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống
chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Khi sự
tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc, các tổ chức và
trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô viết, đòi
độc lập.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm
soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng:
+ Các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các nước Cộng hòa và ra
các tuyên bố về chủ quyền của nước Cộng hòa.
+ Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền các nước
Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn
trong lòng Liên Xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát
được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước
Cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên
hỗn loạn. Các Đảng viên Cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và
trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa
trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước Cộng hòa cao hơn Hiến pháp Liên
Xô, quyền lực của nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức.
2
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc
hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ tướng Pavlov) với lý
do khôi phục sự thống nhất của Liên bang Xô viết tiến hành đảo chính, lập Uỷ ban nhà nước về
tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào
thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo
chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo
các khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút
quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng
thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở
chính phủ Nga. Thực ra chính CIA đã thông báo trước cho Boris Yeltsin biết trước về những kế
hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà
nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đãt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích
thân tổng thống Mỹ là Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm
mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc
quân đội.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của
Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận
thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG– Содружество Независимых Государств),
chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Ngày 21 tháng 12 tại
Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký
tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia
độc lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
1.2. Phân chia lãnh thổ
1. Armenia Azerbaidjan Belorussia Estonia Gruzia Kazakhstan Kirghizia Latvia
Litva Moldavia Nga.
2. Tadjikistan Turkmenia Ukraina Uzbekistan.
2. Hệ quả của Liên Xô tan rã
- Chấm dứt chiến tranh lạnh.
- CNXH thoái trào và sự thắng thế của CNTB.
- Những mâu thuẫn chính trong QHQT.
- Những xu thế mới.
- Những vấn đề mới.
3
3. Quan hệ giữa các nƣớc lớn sau Chiến tranh Lạnh
Sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực khiến cho quan hệ giữa các cường quốc đã có những
thay đổi nhanh chóng. Hệ thống quan hệ quốc tế đang bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới
với quá trình hình thành không phải thế giới đơn cực nhưng cũng chưa thể nói là đã định hình
thế giới đa cực. Quan hệ giữa các nước lớn ngày nay thường đan chéo với nhau và hình thành
quan hệ “đa giác” nhiều cạnh, kiềm chế và ảnh hưởng lẫn nhau. Xuất phát từ lợi ích chiến lược
cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại, nhằm giành được vị
trí có lợi hay ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Cơ sở để thực
hiện những lợi ích quốc gia là mong muốn một môi trường an ninh ổn định để phát triển và mở
rộng môi trường hợp tác quốc tế, xây dựng “bạn bè đối tác chiến lược cân bằng, ổn định và lâu
dài”. Có thể khái quát những đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn trong giai đoạn
sau Chiến tranh lạnh như sau:
3.1. Quan hệ vừa hợp tác, vừa kiềm chế
Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn từ sau Chiến tranh lạnh. Các nước
lớn vừa tăng cường hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, trong đó hợp tác ngày càng được chú trọng.
Lĩnh vực hợp tác cũng được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực khác
nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quân sự (các cuộc tập trận chung giữa Nga và
Trung Quốc)..., trong đó chú trọng hợp tác kinh tế, thương mại. Năm 1994, tổng kim ngạch buôn
bán giữa Mỹ và Trung Quốc là 48 tỷ USD; năm 2000 là 116,4 tỷ USD; đến năm 2004 con số này
đã là 169,6 tỷ USD1; Trong năm 1995, quan hệ trao đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên tới 55
tỷ USD so với 46,2 tỷ USD năm 1994; năm 2004 kim ngạch buôn bán hai bên là 167,88 triệu
USD.
Tuy có sự hợp tác ngày càng chặt chẽ như vậy nhưng khác với giai đoạn chiến tranh lạnh,
các nước lớn tránh việc đi tới một liên minh nào với nhau. Điều này xuất phát từ việc các nước
không muốn phải hy sinh một phần chủ quyền của mình khi hình thành nên liên minh. Hơn nữa
các nữa các nước lớn cũng không muốn gắn bó chặt chẽ với nhau dưới cơ chế hợp tác liên minh,
không muốn tự ràng buộc mình trong những hành động chung. Điều này có thể thấy được qua
mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược,
có sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều vấn đề quốc tế nhưng đó vẫn không phải là một liên
minh. Chính những nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước cũng đã khẳng định nhiều lần về điều
này.
1
Số liệu từ www. uschina. org/statistics/tradetable.html
4
Sự tăng cường hợp tác cũng làm cho mâu thuẫn nảy sinh giữa các nước lớn ngày càng
nhiều, tuy nhiên các nước này đều cố gắng tránh đi đến đối đầu, đổ vỡ quan hệ. Khi mâu thuẫn
nảy sinh, các nước lớn thường có những sự phản ứng gay gắt, dùng lời lẽ đao to búa lớn (phản
ứng của Trung Quốc về nội dung cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản, về việc Thủ tướng
Nhật thăm đền thờ lính Nhật thời chiến tranh thế giới II; hay mâu thuẫn giữa các nước lớn trong
chiến tranh Iraq) nhưng các nước này lại chủ trương thông qua đối thoại hay cơ chế đa phương
(WTO) để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Họ không để cho một hành động thái quá nào diễn ra
làm đổ vỡ quan hệ giữa họ. Điều đó xuất phát từ nhận thức của các nước này về sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng nhiều về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại… kể cả các vấn
đề an ninh. Chống lại một nước lớn khác cũng chính là chống lại chính lợi ích của mình.
Bên cạnh việc tăng cường hợp tác, các nước lớn cũng đồng thời tăng cường kiềm chế nhau.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ xác định rõ nước Mỹ phải duy trì vị trí số một thế giới, không cho
nước nào vượt lên đe dọa vị trí này. Để làm việc đó Mỹ tiến hành ngăn chặn sự lớn mạnh của tất
cả các nước khác, đặc biệt là các nước có khả năng đe dọa vai trò lãnh đạo của Mỹ trong giới hạn
cho phép. Các nước lớn khác đều bày tỏ mong muốn hình thành trật tự thế giới đa cực, không để
Mỹ thao túng toàn bộ công việc thế giới, do đó họ tăng cường hợp tác với nhau vừa kiềm chế Mỹ
cũng là vừa để kiềm chế lẫn nhau. Trong mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay thì hợp tác
cũng chính là một biện pháp kiềm chế lẫn nhau hữu hiệu. Nước Mỹ không ít lần khẳng định việc
họ hợp tác buôn bán với Trung Quốc là để làm biến đổi tình hình dân chủ ở nước này, tăng
cường sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế Mỹ. Hai nước Nga và Trung
hợp tác với nhau trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng không năm ngoài mục tiêu này.
Cả hai đều không muốn nước kia đơn phương hành động ở khu vực này, mở rộng ảnh hưởng quá
mức trong khu vực. Họ hợp tác với nhau cũng là để kiềm chế những hành động của nhau cũng
như của nước khác trong khu vực này. Tháng 6/2005, tại một cuộc gặp thượng đỉnh, các thành
viên SCO đã yêu cầu Mỹ phải đưa ra lịch trình rút khỏi các căn cứ ở Uzbekistan và Kyrgyzstan.
3.2. Quan hệ đối tác chiến lược và liên minh chống khủng bố
Trong mối quan hệ vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn đó xuất hiện
những đặc thù quan hệ mới giữa họ từ sau Chiến tranh lạnh- quan hệ đối tác chiến lược và liên
minh chống khủng bố.
Xuất hiện từ khi Tổng thống B.Enxin gửi thư đề nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân vào
năm 1994, kiểu “quan hệ đối tác chiến lược” đã trở thành dạng quan hệ mới giữa các nước lớn kể
từ sau chiến tranh lạnh. Các nước lớn liên tiếp ký với nhau các tuyên bố thành lập “quan hệ đối
tác chiến lược”: Năm 1997 giữa Nga và Trung Quốc; năm 1998 giữa Mỹ và Trung Quốc; năm
2000 giữa Nga và EU… Những quan hệ đó lấy nền tảng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi trên tất
5
cả các lĩnh vực kể cả hợp tác an ninh, tạo sự tin tưởng lẫn nhau và giải quyết các mâu thuẫn nảy
sinh thông qua thương lượng. Quan hệ đối tác chiến lược tạo khung hợp tác ổn định lâu dài trong
quan hệ giữa các nước lớn với nhau, nhưng lại không phải là một dạng liên minh mới giữa các
nước này.
Việc hình thành quan hệ đối tác chiến lược xuất phát từ nhận thức của các nước trong việc
tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế trong nước. Họ nhận thức
được mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Họ tăng cường hợp tác với nhau để
giải quyết những vấn đề an ninh chung đó đồng thời cũng như để kiềm chế đối thủ của mình
luôn.
Tuy cùng gọi là quan hệ đối tác chiến lược nhưng mức độ quan hệ giữa. các nước lớn theo
kiểu này là không đồng đều. Quan hệ giữa Trung Quốc với Nga chủ yếu là về hợp tác quân sự,
còn giữa Nga với EU lại chủ yếu là kinh tế. Các mặt hợp tác khác tuy cũng được chú trọng
nhưng không đáng kể mấy.
Ra đời sau vụ tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, Liên minh chống khủng bố là một
nét mới trong quan hệ giữa các nước lớn. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đều nằm trong một
liên minh do Mỹ cầm đầu. Tuy nhiên đây là một liên minh không thực chất, lỏng lẻo và mỗi
nước lớn tham gia vào đây đều có những động cơ riêng của mình. Nước Mỹ dưới danh nghĩa
chống khủng bố đã đem quân vào Afghanistan (2001), Trung Á (2001), Đông Nam Á ( tháng
1/2002 Mỹ đem 600 quân vào Philippin), và Iraq (2003) và rất nhiều nơi khác để dành riêng cho
mình những lợi thế mà các khu vực này đem lại. Nước Nga nhân cơ hội các nước Phương Tây
tập trung chống khủng bố để dành sự ủng hộ đối với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở
Chesnia hay ít nhất là không gặp phải sự chống đối của các nước này. Nhật Bản cũng nhân việc
chống khủng bố để đem quân ra nước ngoài, chuẩn bị cho bước khôi phục lại quân đội của mình,
v.v... Mặc dù vậy đây cũng là một bước phát triển mới trong quan hệ giữa các nước lớn. Quan hệ
giữa họ đã được cải thiện đáng kể, nhất là giữa Nga với phương Tây. Hợp tác giữa các nước này
cũng được tăng cường hơn như trong việc trao đổi thông tin tình báo, phong tỏa các nguồn thu
của các tổ chức khủng bố, v.v...
3.3. Mối quan hệ chưa thực sự ổn định
Tuy có những thay đổi đáng kể trên trong quan hệ giữa các nước lớn nhưng thực sự mối
quan hệ giữa họ từ sau chiến tranh lạnh tới nay vẫn chưa ổn định. Vẫn còn nhiều sự bất ổn giữa
các cặp quan hệ khác nhau. Giữa Mỹ và Nga đã có một thời kỳ nồng ấm ngay sau sự sụp đổ của
Liên Xô, nhưng sau đó lại quay trở lại bình thường, rồi lại căng thẳng kể từ khi Mỹ và NATO
tấn công Kosovo. Sau sự kiện 11 tháng 9, người ta nói tới tuần trăng mật trong quan hệ giữa Mỹ
và Nga, nhưng không lâu sau đó sự kiện chiến tranh I-rắc lại một lần nữa làm cho quan hệ hai
6
bên trở nên căng thẳng hơn. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có những kịch bản tương tự,
khi lên khi xuống, đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan… Tính không ổn định trong quan hệ
giữa các nước lớn xuất phát từ việc trật tự thế giới mà trước hết là trật tự giữa các nước lớn là
chưa rõ ràng. Mỹ tuy là siêu cường duy nhất nhưng không còn đủ sức để trở thành bá quyền, một
mình thống trị thế giới. Trong khi đó, các cường quốc khác tuy có mạnh lên nhưng vẫn còn một
khoảng cách quá xa so với Mỹ. Do đó trật tự thế giới hiện nay không phải đơn cực cũng không
phải đa cực mà tạm gọi là thế giới đa trung tâm. Các trung tâm này luôn muốn vươn lên và
không dễ dàng chấp nhận thua thiệt các trung tâm khác. Điều này lý giải vì sao quan hệ giữa các
nước lớn bây giờ vẫn chưa ổn định.
3.4. Sức ép đối với các nước nhỏ
Các nước lớn giữ một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự vận động và
phát triển của quan hệ quốc tế. Chính vì thế mà quan hệ giữa họ cũng đưa đến những tác động
tích cực cũng như tiêu cực đối với phần còn lại của thế giới. Bên cạnh những thuận lợi ít ỏi, các
nước nhỏ phải chịu rất nhiều sức ép từ những mối quan hệ này, đặc biệt ở hai khía cạnh an ninh
và kinh tế.
3.3.1. Về an ninh
Thứ nhất, nội chiến, xung đột khu vực, sắc tộc, tôn giáo ngày một gia tăng.
Sự hợp tác, kiềm chế trong quan hệ giữa các nước lớn khiến cho các cuộc chiến tranh nóng
hay chiến tranh thế giới thứ 3 có thể bị đẩy lùi, song tính không chắc chắn trong quan hệ giữa
các nước lớn khiến cho xung đột ngày càng gia tăng. Sự thiếu một cơ chế hợp tác an ninh chặt
chẽ giữa các nước lớn khiến cho Mỹ tự cho phép mình tấn công I-rắc. Sự nghi kỵ lịch sử sâu sắc
giữa Trung Quốc và Nhật Bản khiến cho việc tranh chấp ở đảo Điếu Ngư không được giải quyết
mà còn xảy ra nhiều tranh chấp khác như vụ kiện sách giáo khoa lịch sử gần đây. Sự mâu thuẫn
chiến lược trong quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ-Nga đã tạo điều kiện cho bọn khủng bố trỗi dậy ở
Chechnya, Pakistan... Nội chiến, xung đột hầu hết xảy ra ở những nước nhỏ, nước kém phát triển
nhưng giàu tài nguyên, có vị trí địa-chính trị quan trọng hoặc mâu thuẫn sắc tộc khiến cho những
đất nước này ngày càng chìm đắm trong khó khăn, chết chóc.
7
Thứ hai, quốc tế hoá các vấn đề xung đột cục bộ, nội chiến.
Sự đan xen lợi ích giữa các nước lớn trong các khu vực, cũng như việc các nước này tăng
cường lôi kéo, có thể thiệp vào công việc nội bộ của nước nhỏ khiến cho các xung đột cục bộ,
nội chiến ở các nước nhỏ dễ bị quốc tế hoá. Khi vấn đề nội bộ bị quốc tế hoá sẽ ảnh hưởng đến
chủ quyền quốc gia của các nước nhỏ, khiến họ phải nhượng bộ hoặc tuân theo các giải pháp
quốc tế. Hơn nữa, sự kiềm chế giữa các nước trong diễn đàn đa phương khiến cho các xung đột
không được giải quyết dứt điểm. Ví dụ như vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông. Sự kiềm
chế trong quan hệ Mỹ-Trung, khiến cho vấn đề Đài Loan khó có thể giải quyết dứt điểm bởi vì
nếu như Mỹ thực sự coi Trung Quốc là một đối thủ toàn cầu mà sự hợp tác của Trung Quốc là
thiết yếu đối với lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ thì liệu Đài Loan sẽ còn có được Mỹ đứng
đằng sau trong quan hệ với Mỹ hay không? Thực tế đã rõ, Mỹ vẫn ủng hộ Đài Loan và còn muốn
giữ nguyên tình trạng này.
Hoặc vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Những cuộc đàm phán 6 bên
về vấn đề Triều Tiên vẫn chưa đạt được sự đồng thuận bởi vì tính toán giữa các nước lớn trong
vấn đề này là khác nhau. Mục tiêu cao nhất của Mỹ là, nếu có thể, muốn thay chế độ CHĐCN
Triều Tiên, nhưng Trung Quốc vẫn muốn duy trì CHĐCN Triều Tiên vì là nước thân cận và khu
đệm của Trung Quốc. Nhật Bản muốn giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho mục tiêu lấy lại sức
mạnh kinh tế và ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực. Điều này khiến cho vấn đề Bắc Triều Tiên
khó giải quyết trong thời gian tới.
Thứ ba, là tâm trạng bất ổn, e ngại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh
của các nước nhỏ.
Khác hẳn với thời kì Chiến tranh lạnh, với hai cực Xô-Mỹ rõ ràng, theo đó là các phạm vi
ảnh hưởng cũng rõ ràng. Với trật tự thế giới còn đang nhiều tranh cãi như hiện nay thì phạm vi
ảnh hưởng của các các nước lớn chồng chéo lên nhau. Từ đó ngáng trở nhau trong việc xử lý các
xung đột. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề tranh chấp của các nước lớn xung quanh nó
như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc nữa, mà nó đã có sự can thiệp của các nước lớn. Không
chỉ Mỹ, Nhật sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm biển Đông, đặt con đường
thông thương Đông- Tây huyết mạch này dưới sự kiểm soát của Trung Quốc mà ngay cả Ấn Độ
cũng không thể chấp nhận tình trạng này. Việc hải quân Ấn Độ mở rộng cuộc tập trận ở Ấn Độ
Dương đến tận cùng biển phía Nam, eo biển Malacca là một hành động có tính chất cảnh báo
trước cho Trung Quốc. Do đó hành động của một nước nhỏ như Việt Nam phải dè chừng đến tất
cả các nước lớn trên thế giới.
8
Thứ tư, các nước nhỏ bị động trong việc tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Các nước vừa và nhỏ thường phải ngả theo các luật chơi mà quan hệ giữa các nước lớn đề
ra đồng thời họ bị lôi kéo, vuốt ve trong chiến lược tập hợp lực lượng của các nước lớn. Đặc
điểm quan hệ này giúp các nước nhỏ có điều kiện phát triển quan hệ rộng khắp cới các nước lớn
nhưng rất khó để xây dựng một mối quan hệ gắn kết với một nước lớn nào giống như trong
Chiến tranh lạnh. Các nước vừa và nhỏ có thể phát triển mô hình chính trị riêng của mình nhưng
khó chông lại xu hướng toàn cầu hoá, nhất thể hoá kinh tế. Việt Nam phát triển theo mô hình xã
hội chủh nghĩa nhưng nền kinh tế vẫn phải phát triển theo mô hình kinh tế thị trường mắc dù biết
những tác động tiêu cực của nó đối với mô hình xã hội chủ nghĩa. Dưới sức ép trong quan hệ
giữa các nước lớn, các nước nhỏ muốn bảo hộ nền kinh tế của mình cũng không được. Đồng
thời, quan hệ giữa các nước lớn chưa ổn định, liên tục thay đổi tuỳ từng sự kiện, vấn đề như hiện
nay khiến cho nước nhỏ phải luôn luôn chú ý điều chỉnh theo cho phù hợp. Điều này làm mất
khả năng chủ động trong quan hệ quốc tế. Nói tóm lại là các nước nhỏ phải hành động trong
khuôn khổ những luật chơi mà quan hệ giữa các nước lớn tạo ra.
3.3.2. Về kinh tế
Trong bối cảnh hiện nay, các nước nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô
hình phát triển kinh tế.
Hình thức quan hệ giữa các nước lớn có sự ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến mô
hình phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy không có một quy ước trên văn bản giấy tờ nào
nhưng các nước này đều tìm mọi cách nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới đi theo hướng tư bản
chủ nghĩa, theo hướng có lợi cho họ. Sau Chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã có những bước phát
triển mới, quá trình nhất thể hoá kinh tế diễn ra một cách mạnh mẽ. Điều này đã làm cho việc hội
nhập kinh tế dường như trở thành một cái chung mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải
tham gia vào. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn cho mình một con đường phát triển riêng là rất
khó khăn với các nước nhỏ. Thực tế cho thấy hầu hết các nước trước đây theo nền kinh tế tập
trung bao cấp nay đều chuyển sang nền kinh tế thị trường và trở thành những thành viên của các
tổ chức tài chính, thương mại thế giới. Theo đó, các nước này đều phải mở cửa thị trường đồng
thời xây dựng một mô hình kinh tế theo những luật chơi nhất định dựa trên mô hình phát triển
chung của nền kinh tế thế giới, hay nói cho cùng là theo những gì mà các nước lớn đang gắng
sức áp đặt cho họ.
Vốn và công nghệ là yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu của mỗi nền kinh tế, đặc biệt
là các nền kinh tế nhỏ, yếu kém. Vậy nhưng các nước nhỏ lại chỉ nhận được một phần rất
nhỏ lượng công nghệ cao cũng như lượng vốn chu chuyển hàng năm trên thế giới.
9
Trong khi hàng năm các nước đang phát triển bị mất một phần lớn lượng lao động chất
xám thì họ vẫn phải tiếp tục sản xuất với những công nghệ lạc hậu. Dường như đã hình thành
một luật chơi chung bất thành văn, cuộc cách mạng khoa học công nghệ chỉ được khoanh vùng
tại phương Bắc và các nước này cũng không hề có ý định "chia sẻ" những thành quả công nghệ
cao với các nước nhỏ hơn mà sự hợp tác, chia sẻ, trao đổi chỉ diễn ra một cách sôi động giữa họ
với nhau.
Về yếu tố vốn, các nước nhỏ hơn cũng chịu thiệt thòi không kém. Theo tính toán của ngân
hàng thế giới năm 2001, các nước đang phát triển chiếm tới 85% dân số thế giới nhưng chỉ 22%
GDP và 7,6% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Như vậy là gần 80% lượng vốn
này được đầu tư vào các nước đang phát triển và một số nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil.
Các nước lớn có tiềm năng nhiều, khi họ ký với nhau các Hiệp định thương mại đầu tư
cũng có nghĩa là các luồng vốn đầu tư trên thế giới sẽ đổ dồn vào các nước này nhằm hưởng lợi
ích trong việc xuất khẩu hàng hoá. Ví dụ như khi Mỹ kí hiệp định thương mại song phương với
Trung Quốc thì luồng vốn đầu tư sẽ đổ vào Trung Quốc rất nhiều nhằm hưởng những điều kiện
ưu đãi khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và ngược lại. Tựu chung lại, ta có thể thấy rằng việc các
nước lớn hợp tác với nhau là một trong những nguyên nhân làm cho lượng FDI vào các nước
nhỏ giảm đi.
Qúa trình hợp tác trong các tổ chức lớn làm cho số vốn của họ phình ra khổng lồ và dựa
vào số vốn này họ có thể thao túng toàn bộ thị trường thế giới mà không bao giờ chịu phán xét từ
bất cứ thế lực nào. Phần lớn số tiền này tới từ các hoạt động kinh tế phi thực chất như từ các
sòng bạc hay từ những vụ đầu cơ. Một ví dụ điển hình của nhà tỷ phú Soros đã lũng đoạn thị
trường Đông Nam Á 1997 bằng việc đầu cơ rồi tung ra một số lượng lớn đồng Baht làm giá
đồng tiền này giảm xuống nhanh chóng kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực
này. Số vốn này, được đem ra đầu tư để phát triển ở các nước nhỏ thì ít mà phần nhiều được di
chuyển nội trong các tập đoàn lớn qua các hoạt động chuyển tiền, đầu cơ tích trữ. Điều đó vừa
gây sự thiếu vốn ở các nước nhỏ nhưng đồng thời cũng khiến các nước nhỏ luôn phải chịu sức ép
về nguy cơ bị thao túng bởi các tập đoàn lớn.
Bên cạnh đó, các nước nhỏ còn phải chịu sự cải cách thể chế pháp lý, môi trường đầu
tư trong nước, tuân theo những luật chơi chung để có thể tham gia đầy đủ vào quá trình hội
nhập. Chính điều này trong một số ttường hợp sẽ làm giảm tính cạnh tranh hàng hóa của
nước nhỏ.
Các nước lớn luôn muốn tìm kiếm lợi ích từ việc ép các nước nhỏ tự do hóa nền kinh tế
của mình theo đường hướng mà họ đặt ra. Các nước lớn làm được điều này dễ dàng bởi họ chính
là những nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới. Vì đi theo nguyên tắc lợi ích
10
là trên hết nên sự lựa chọn của các nước lớn là: Mặt hàng nào là lợi thế của họ thì tự do mặt hàng
đó khiến mặt hàng của họ xâm nhập khắp thị trường trên thế giới; còn những mặt hàng nào là
yếu thế của họ, ví dụ như hàng nông sản lại bị coi là những mặt hàng “nhạy cảm” và cần được
bảo hộ. Nghịch lý là ở chỗ những mặt hàng này lại chính là chìa khóa để các nước nghèo hòa
nhập vào thị trường thế giới. Hàng nông sản của họ dù chất lượng cao hơn của các nước phát
triển nhưng do phải chịu sức ép cả về thuế và hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt nên giảm hẳn
tính cạnh tranh. Nếu không có đủ khả năng chiến đấu thì hàng hóa của các nước nhỏ sẽ nhanh
chóng bị đánh bật khỏi thị trường các nước lớn. Sự cạnh tranh bất bình đẳng này làm cho ước
muốn thoát nghèo của các nước nhỏ trở nên xa vời.
3.3.3. Giải pháp của các nước nhỏ
Từ trước đến nay, nước lớn luôn có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự vận
động của quan hệ quốc tế. Đối với các nước nhỏ thì các nước lớn cũng như mối quan hệ giữa
chúng với nhau toạ ra cho họ những cơ hội và không ít thách thức trên con đường phát triển của
mình. Do đó có được những giải pháp hiệu quả, linh hoạt trong xử lý quan hệ quốc tế sẽ giúp
nước nhỏ phần nào giảm bớt được sức ép từ phía các nước lớn, giảm thiểu tác động tiêu cực, tận
dụng mặt tích cực để phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình. Trong trạng thái quan hệ giữa
các nước lớn hiện nay, các nước nhỏ đã và đang thực hiện những biện pháp như thế. Những biện
pháp này mang tính tổng thể, không tách rời.
Thứ nhất, xác lập và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,
đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trước hết là cải thiện và thiết lập quan hệ bình
thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị- kinh tế hàng đầu của thế giới. Việc tăng
cường quan hệ với nhiều quốc gia, đa dạng hoá quan hệ giúp cho những nước nhỏ có khả năng
nhận được sự ủng hộ của các quốc gia đó khi phải chịu sức ép từ các nước lớn hay từ mối quan
hệ giữa những nước lớn tạo ra. Đồng thời, các nước nhỏ phải cải thiện và thiết lập quan hệ bình
thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm quyền lực trên thế giới, xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược với các nước lớn nhằm tạo khung hợp tác ổn định lâu dài có lợi cho mình. Chỉ khi có
quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, tạo ra khung hợp tác lâu dài với họ thì mới có thể
tiến hành cân bằng trong quan hệ với các nước này. Hầu hết các quốc gia lớn nhỏ trên thể giới
hiện nay đều thực hiện theo chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Trong đó
Việt Nam có thể được xem là một ví dụ tiêu biểu về giải pháp này. Hiện nay chúng ta có quan hệ
ngoại giao với 169 quốc gia, có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn.
Thứ hai, xử lý linh hoạt trong quan hệ với các nước lớn. Việc các nước lớn vừa hợp tác
vừa kiềm chế lẫn nhau, tranh thủ lôi kéo các nước vừa và nhỏ về phía mình đưa đến cho những
nước nhỏ những cơ hội để tranh thủ được sự giúp đỡ từ nhiều phía, nhưng đồng thời cũng tạo ra
11
cho những nước này không ít khó khăn, sức ép vì không dễ gì đứng hẳn ở giữa để hưởng lợi. Do
đó trong tình thế hiện nay thì các nước nhỏ có thể chọn lựa giải pháp: Một là, dựa nhiều vào một
nước lớn nào đó trong một số vấn đề nhất định nhưng tránh liên minh chặt chẽ với nước lớn đó
để chống lại một nước lớn khác, hay coi nhẹ quan hệ với các nước lớn khác. Có thể lấy trường
hợp của các nước Phi-líp-pin, Indonesia hay Thái Lan làm ví dụ. Những nước này có sự hợp tác
về quân sự rất chặt chẽ với Mỹ, thường xuyên có những cuộc tập trận chung với Mỹ, trên lãnh
thổ của những nước này hiện diện các căn cứ quân sự của Mỹ không dẫn đến sự đối đầu giữa họ
với những nước lớn khác. Giải pháp thứ hai là, cố gắng đứng giữa, không hợp tác quá chặt chẽ
với một nước lớn nào mà luôn tìm cách đảm bảo cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các
trung tâm quyền lực. Đây là một việc khó, đòi hỏi các nước nhỏ phải xử lý linh hoạt và thận
trọng trong các quyết định đối ngoại của mình nhằm tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi từ
các mối quan hệ này, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị và độc lập
chủ quyền, an ninh quốc gia. Giải pháp này xuất phát từ nhận định các nước lớn như Mỹ, Nga,
Nhật Bản, Trung Quốc hay EU đều giảm manh các cam kết quốc tế, tập trung tháo gỡ các vấn đề
trong nước, trước hết là vấn đề phát triển kinh tế, cho nên đối với quan hệ với bên ngoài họ có
thể dành cho nhau những nhượng bộ nhất định nhằm đạt được lợi ích trong nước của họ. Và
trong trường hợp nếu có nước nhỏ có mối quan hệ quá chặt chẽ với một nước, hay quá ủng hộ
một nước lớn chống lại một nước lớn kia thì có thể bị hy sinh lợi ích hoặc rơi vào thế bị cô lập từ
những nước lớn khác. Cuộc chiến tranh Iraq là một ví dụ thực tế. Các nước lớn như Nga, Pháp,
Đức lúc đầu lên án Mỹ rất mạnh mẽ và ngăn cản Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Iraq, nhưng ngay
sau khi Mỹ tuyên bố giành thắng lợi tại cuộc chiến này, thì cũng chính nhữn nước trên lại tìm
cách cải thiện quan hệ với Mỹ với hy vọng công ty của họ sẽ có phần trong cuộc tái thiết Iraq.
Nếu có một nước nhỏ nào cũng lớn tiếng cùng với ba nước trên phản đối Mỹ thì chắc chắn nước
đó sẽ phải gánh chịu những đòn trừng phạt nặng nề từ phía Mỹ và những nước như Nga, Pháp
hay Đức cũng không giúp được nhiều cho nước này. Đối với nước ta, tư tưởng chỉ đạo trong
quan hệ với các nước lớn là hướng tạo lập cân bằng lợi ích, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện.
mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập, thống
nhất và định hướng XHCN, không để các nước lớn thao túng, áp đặt hoặc lôi kéo. Hội nghị
Trung ương 8 khoá IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (7/2003) đã xác định
thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước lớn với nước ta;
tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc2. Đây là một nhận định quan trọng, thể hiện tư
tưởng đối ngoại cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của chúng ta. Cho đến nay, có thể coi
2
Nguyễn Hoàng Giáp, “Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 6/2005.
12
đây là bài học đối ngoại lớn nhất của chúng ta trong quan hệ với các nước lớn. Chúng ta có quan
hệ tốt với tất cả các nước lớn, tạo được môi trường hoà bình ổn định để phát triển.
Thứ ba, bên cạnh những giải pháp trên các nước nhỏ cũng cần liên kết lại trong khối
thống nhất nhằm đấu tranh vì lợi ích chung, giảm thiểu sức ép từ phía các nước lớn và từ
mối quan hệ giữa họ, đồng thời nâng cao được vai trò của mình. Các hoạt động của Phong
trào không liên kết (NAM) trong Chiến tranh lạnh và bây giờ, việc thành lập và hoạt động của
ASEAN, AFTA, MECOSUR, Liên minh thương mại và tiền tệ các quốc gia Tây Phi, nhóm G77,
G100 hay G20... cũng không nằm ngoài mục tiêu liên kết nhau lại trong một tổ chức chung nhằm
đấu tranh với các nước lớn, các nước phát triển, giành cho mình lợi ích xứng đáng trong nhiều
vấn đề. Việc đứng trong một tổ chức, bày tỏ lập trường chung, cùng đưa ra một sáng kiến giúp
cho các nước nhỏ giảm được sức ép từ các nước lớn, nâng cao được tiếng nói của mình trên
trường quốc tế. Sự hợp tác đấu tranh của các nước nhóm G20 trong WTO đã phần nào giúp các
nước này giữ vững được lập trường của mình, giảm được sức ép đòi mở cửa thị trường từ phía
các nước phát triển, đồng thời yêu cầu xoá bỏ trợ cấp nông nghiệp của nước lớn dành cho nông
ân của mình cũng được khẳng định mạnh mẽ hơn. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ra
đời đã giúp các nước trong khu vực có được những điều kiện tốt hơn để phát triển thương mại
nội khối, đồng thời cũng tạo ra được sức mạnh tương đối trong đàm phán thương mại với các
nước lớn như Nhật Bản hay Trung Quốc để thành lập khu mậu dịch tự do chung với những nước
này. Nếu tách riêng ra từng quốc gia đàm phán với các nước trên thì chắc chắn họ sẽ gặp nhiều
sức ép và bất lợi. Hay sáng kiến thành lập ARF của ASEAN đã tập hợp được tất cả các nước lớn
trong đó, lập ra được một diễn đàn về an ninh khu vực, tránh được sự hiểu nhầm giữa những
nước lớn, từ đó mà đảm bảo phần nào sự ổn định trong khu vực mà hưởng lợi từ điều này là tất
cả các nước lớn trong đó có nước nhỏ.
Nói tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay, các nước nhỏ cần phải kiên trì thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, thực hiện cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, tăng cường các
hoạt động ngoại giao đa phương, tăng cường liên kết lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng
hợp giúp họ giảm bớt được sức ép từ phía các nước lớn và quan hệ giữa chúng với nhau, đồng
thời tranh thủ được những yếu tố thuận lợi từ mối quan hệ này phục vụ cho sự phát triển của đất
nước. Trong bức tranh chung của thể giới này, có thể nói các nước Đông Nam Á nổi lên như là
một sự phối hợp thành công giữa các nước nhỏ trong xử lý quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ
với các nước lớn nói riêng.
13
4. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng sau Chiến tranh lạnh
4.1. Những đặc điểm cơ bản
4.2.1. Khái niệm
Châu Á-Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai để
chỉ một khu vực địa lý bao gồm một phần châu Á và các nước trong vành đai Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, không có một khái niệm thống nhất về phạm vi địa lý của khu vực này. Một số học
giả cho rằng châu Á- Thái Bình Dương bao gồm một khu vực rộng lớn với khoảng gần 40 nước
và lãnh thổ2 với 2,4 tỉ dân đang sinh sống (chiếm 44% dân số thế giới). Một số khác cho rằng
châu Á Thái Bình Dương chỉ bao gồm Đông Á và Bắc Mỹ. Trong khuôn khổ cuốn sách này, khu
vực châu Á-Thái Bình Dương được coi là khu vực bao gồm các nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam
Á, Nam Á, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. Đây là một khái niệm rộng và có tính chất bao trùm. Do
Ấn Độ là một nước lớn, có vị trí chiến lược, vai trò an ninh quan trọng và là thành viên của Diễn
đàn khu vực ASEAN (ARF), không thể loại trừ ấn độ ra khỏi bất cứ cuộc tranh luận nào về châu
Á- Thái Bình Dương nói chung và an ninh ở khu vực nói riêng3.
4.2.2. Những đặc điểm chủ yếu
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương là chiếc nôi của những nền văn minh lâu đời nhất thế
giới như Trung Quốc, Ấn Độ, và một số tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo. Cho
đến tận thế kỷ XIV, văn minh châu Á là một trong những nền văn minh phát triển nhất trên thế
giới. Tuy nhiên, đến thời kỳ cuối thế kỷ XIX, tức là khoảng 100 năm trước, đại bộ phận các nước
châu Á, và gần như toàn bộ Đông Nam Á (trừ Thái Lan) nằm dưới sự thống trị của các cường
quốc thực dân châu Âu. Đến thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, trở
thành cao trào từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống
thực dân cũ và sự ra đời của một lục địa châu Á mới: lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, vận mạng
châu Á lại nằm trong tay người châu Á. Hơn thế, từ thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, châu ÁThái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, trở thành "câu chuyện" thành công, thu hút sự
2
40 nước và lãnh thổ ở châu Á- Thái Bình Dương bao gồm:
- 7 nước và lãnh thổ ở phía Bắc TBD là Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Hồng Kông.
- 10 nước Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore ,
Thái Lan, và Việt Nam,
- 10 nước và lãnh thổ ở Nam TBD: Úc, Newzealand, Papua New Guinea, Đảo Cook, Fiji, Kirihati, Hipne,
Salomon, Tonga, Micronesia.
- 10 nước ở Trung và Nam Mỹ: Mexico, Nicaragua, Guatemala, Honduras, El Salvadore, Panama,
Colombia, Ecuadore và Chilê.
- 2 nước ở phía Bắc bờ Đông Thái Bình Dương là Mỹ và Canada.
3
Hơn nữa, khái niệm này cũng phù hợp với phạm vi hoạt động của Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ là Thái Bình
Dương; Đông Bắc Á; Đông Nam Á; Nam Á và Ấn Độ Dương (gồm 43 nước). Theo Báo cáo Chiến lược châu Á
Thái Bình Dương 1998 của Bộ Quốc phòng Mỹ.
14
chú ý của toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật Bản trong thập kỷ 60, của các
nền công nghiệp mới (NICs) như Hàn quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng kông trong thập kỷ
70, các nước ASEAN trong thập kỷ 80 và của Trung Quốc, Việt Nam từ giữa thập kỷ 80, đã làm
cho khu vực này trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Không ít người đã dự
đoán thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ châu Á- Thái Bình Dương.
Tính đa dạng là một đặc điểm nổi bật của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nó thể hiện ở
sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về diện tích, dân số, chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh
tế và tôn giáo. Khu vực bao gồm trên dưới 50 quốc gia lớn nhỏ khác nhau gấp chục lần, thậm chí
gấp 100 lần, từ những quốc gia rộng lớn như Nga, Canada, Mỹ, Trung Quốc đến những nước có
diện tích chỉ vài trăm km2 như Singapore hoặc một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Về
dân số, khu vực có những quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới như Trung Quốc với hơn 1,3
tỷ và ấn độ hơn 1 tỷ hoặc vài trăm triệu như Mỹ, Nga, Indonesia... đến những nước chỉ có vài
trăm ngàn hoặc vài triệu dân như Bru-nây, Micronesia... Sự đa dạng cũng thể hiện ở các chế độ
chính trị khác nhau. Khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay có sự tồn tại của các nước tư
bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và thậm chí một số nước còn tàn dư của chế độ phong kiến.
Trình độ phát triển kinh tế cũng có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực có những nước công nghiệp
phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật, Úc; những nước và lãnh thổ mới công nghiệp hoá như Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông; đến những nước có trình độ phát triển thấp hơn như
một số nước ASEAN, Trung Quốc và cả những nước nằm trong số được coi là những quốc gia
nghèo nhất thế giới4. Ngoài ra, tính đa dạng còn thể hiện trong những khác biệt về văn hoá, tôn
giáo. Ở khu vực này có những nước đông dân theo đạo Hồi như Inđonesia, Pakistan, Bru-nây
đến những nước đa số dân theo đạo Thiên chúa như Phi-líp-pin, hoặc đạo Phật như Thái Lan,
Trung Quốc v.v...
Một đặc điểm khác của khu vực Á Thái Bình Dương là cả 5 nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ đều nằm ở khu vực và lợi ích của họ đan xen nhau, rất phức tạp. Mối quan
hệ giữa các nước lớn này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị và kinh tế ở châu
Á- Thái Bình Dương. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến trước năm 1990, cả 5 nước này hoặc đã
từng trực tiếp gây chiến tranh nóng với nhau, hoặc đối đầu với nhau trong chiến tranh lạnh:
Chiến tranh Nga- Nhật (1905) Mỹ và Liên Xô tuyên chiến với Nhật trong chiến tranh Thế giới II,
đối đầu Xô- Mỹ suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đụng đầu Mỹ- Trung trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên (1950 - 1953), cuộc chiến tranh biên giới Trung-ấn 1962, chiến tranh biên giới Xô- Trung
(1969)... Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn được cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên, cả 5 nước vẫn đang củng cố thực lực, tập hợp lực lượng để giành chỗ đứng thuận lợi nhất
4
Có tám nước châu Á nằm trong danh sách những nước kém phát triển nhất của UNDP.
15
chi phối tình hình khu vực ở thế kỷ XXI. Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình chung
của khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Trong khi các nước lớn vẫn giữ vai trò chủ chốt, một trong những đặc điểm quan trọng của
khu vực châu Á- Thái Bình Dương là vai trò tích cực của các nước tầm trung trong các vấn đề
chính trị, an ninh cũng như kinh tế của khu vực. Các nước tầm trung như Úc, Canada và đặc biệt
là ASEAN- một tổ chức khu vực bao gồm các nước vừa và nhỏ- đóng một vai trò đáng kể trong
việc xây dựng một trật tự mới ở khu vực châu Á- Thái Bình dương thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Tổ chức ASEAN thành lập từ năm 1967 đã được mở rộng bao gồm toàn bộ các nước Đông Nam
Á và trở thành một thực thể chính trị quan trọng, thậm chí có một số học giả cho rằng một cực,
hay một trung tâm chính trị không thể bỏ qua ở châu Á- Thái Bình Dương. ASEAN giữ vai trò
quyết định trong việc hình thành Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 và góp phần không
nhỏ cho sự ra đời của APEC năm 1989.
4.2. Những xu thế quốc tế chủ yếu tác động đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
sau Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế. Đối đầu căng
thẳng giữa hai phe đã nhường chỗ cho xu thế hoà bình và hợp tác, trật tự thế giới hai cực đang
dần được thay thế bởi trật tự đa cực. Toàn cầu hoá và khu vực hoá, tiến trình đã bắt đầu từ trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng bị kiềm chế bởi Chiến tranh lạnh, giờ đây trở nên mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Những xu thế này là những xu thế chủ đạo và lâu dài, sẽ tiếp tục chi phối quan hệ
quốc tế nói chung và tình hình khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ 21.
4.2.1. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Các nước trên thế giới, lớn cũng như nhỏ, đều mong muốn duy trì
một môi trường quốc tế hoà bình và tăng cường hợp tác quốc tế để phục vụ cho mục tiêu hàng
đầu là phát triển kinh tế. Mặt khác, ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và nhất là
xung đột sắc tộc, tôn giáo và tình trạng bất ổn định vẫn tiếp tục xảy ra. Tuy vậy, tranh chấp lãnh
thổ, xung đột cục bộ khó có khả năng lan rộng, kéo theo sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn và
làm bùng nổ một cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3. Khả năng chiến tranh thế giới khó có thể xảy
ra vì các nước lớn hiện nay đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hoà bình để phát
triển kinh tế. Chiến tranh với tư cách là một biện pháp chính sách trong quan hệ quốc tế không
phục vụ lợi ích cho các nước bởi cái giá của chiến tranh trở nên quá lớn và lợi ích của việc tiến
hành chiến tranh ngày nay đã giảm đi đáng kể. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cao, kết quả của
quá trình toàn cầu hoá giữa các nền kinh tế, tuy không loại trừ khả năng chiến tranh nhưng có tác
16
dụng giảm khả năng xung đột vì lợi ích đan xen, chồng chéo. Đồng thời với sự phát triển của
khoa học và công nghệ, chiến tranh sẽ khó có kẻ thắng, người thua, vũ khí hạt nhân sẽ huỷ diệt
tất cả. Mặt khác, phong trào chống chiến tranh ngày càng phát triển, góp phần ngăn chặn chiến
tranh thế giới mới.
4.2.2. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
Sự chuyển đổi công nghệ từ những năm 70 và cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy mạnh
mẽ tiến trình toàn cầu hoá. Một mạng lưới toàn cầu về mậu dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ và kỹ
thuật dần dần được hình thành. Tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch thế giới đã vượt quá tỷ lệ tăng trưởng
sản xuất của thế giới. Mặt khác, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm, thúc
đẩy nhanh hơn tiến trình toàn cầu hoá. Xu thế toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, không thể
đảo ngược. Và nó mang lại cơ hội cũng như hàm chứa những thách thức to lớn đối với các quốc
gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á là minh
chứng sống động về sức tàn phá của các lực lượng tài chính xuyên quốc gia đối với các nền kinh
tế đang phát triển, chưa được chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với nhũng thách thức của toàn cầu
hoá.
Song hành với xu thế toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Ở châu Âu, viễn cảnh toàn bộ
châu Âu nằm trong một thực thể khu vực EU không còn là viễn cảnh xa vời. Quá trình mở rộng
được tiến hành đồng thời với quá trình tăng cường hoà nhập đặc biệt là hoà nhập kinh tế. Đồng
tiền chung châu Âu Euro ra đời tháng 1/1999 và sẽ chính thức đi vào sử dụng từ 1/2002 đã đẩy
tiến trình khu vực hoá ở châu âu lên một tầm cao mới. Ở châu Á- Thái Bình Dương, tiến trình tự
do hoá thương mại của APEC đang tiếp tục tiến triển. Liên kết tiểu khu vực cũng được thúc đẩy.
Tiến trình AFTA của ASEAN, NAFTA của Bắc Mỹ, CER giữa Úc và New Zealand là những ví
dụ điển hình về xu thế liên kết khu vực. Toàn cầu hoá và khu vực hoá không phải là hai xu thế
đối nghịch nhau. Ngược lại, khu vực hoá có thể được coi là một bước đệm, ở mức độ nào đó là
sự tập hợp lực lượng giữa các nền kinh tế khu vực để đối phó với những thách thức, cạnh tranh ở
tầm toàn cầu.
4.2.3. Xu thế đa cực hoá
Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với ưu thế vượt trội cả
về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hoá. Hơn nữa, thập kỷ đầu của thời kỳ sau chiến tranh lạnh
lại chứng kiến một thời kỳ phát triển dài lâu nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Khoảng cách giữa
Mỹ và các đối thủ đặc biệt là Nhật bản và EU càng được mở rộng vì sự chênh lệch lớn trong tốc
độ phát triển kinh tế. Từ năm 1990 đến 1998, kinh tế Mỹ tăng tới 27%, gần như gấp đôi so với
17
EU 15% và Nhật bản 9%5. Mỹ có khả năng duy trì được vị trí siêu cường của mình trong nhiều
thập kỷ tới. Nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới, sức
sáng tạo khoa học công nghệ của Mỹ vẫn giữ vị trí hàng đầu. Đặc biệt công nghệ tin học của Mỹ
và ứng dụng của nó đã góp phần tăng năng suất lao động đáng kể và làm cho "nền kinh tế mới"
của Mỹ duy trì được tăng trưởng ngay cả trong khi một loạt các nền kinh tế ở châu Á- Thái Bình
Dương lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Về quân sự, Mỹ vượt xa các nước lớn khác như Nga,
Trung quốc. Mỹ là nước duy nhất có khả năng triển khai lực lượng ra toàn cầu. Do mức giảm chi
ngân sách quân sự của Mỹ thấp hơn so với các nước khác, với khoảng 80 % toàn bộ chi phí trên
thế giới dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự, Mỹ đã gần như trở thành độc quyền trong
lĩnh vực này6. Mỹ nắm giữa vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như
IMF, WTO, WB... Mỹ cũng là nước lãnh đạo khối liên minh an ninh quân sự xuyên Đại Tây
Dương, NATO và qua đó duy trì sự phụ thuộc của các nước Tây âu vào Mỹ về mặt chính trị và
quân sự. Ở châu Á, hệ thống San Fransisco do Mỹ thành lập từ sau chiến tranh lạnh đến nay vẫn
đươc duy trì và củng cố. So sánh lực lượng có lợi cho Mỹ cùng với môi trường quốc tế sau chiến
tranh lạnh thuận lợi hơn đối với việc thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, dù
là siêu cường duy nhất với sức mạnh tổng hợp vượt trội, Mỹ không có thể chi phối toàn bộ công
việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình. Quyền lực trong kỷ nguyên toàn cầu hoá trở nên phân
tán hơn bao giờ hết. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh còn lại và khả năng hồi phục của
Nga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật bản và EU cũng như sự lớn mạnh của Ấn Độ, và đặc
biệt là sự hình thành những tập hợp lực lượng chống lại xu thế đơn cực của Mỹ, làm cho Mỹ khó
có thể thực hiện được tham vọng của mình. Điều này càng rõ hơn ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương, nơi mà theo nhiều học giả, một trật tự khu vực đa cực đang hình thành rõ nét. Tuy nhiên,
trật tự thế giới đang hình thành là một trật tự đa cực không đồng đều trong đó cực Mỹ là cực áp
đảo. Cực Mỹ không chỉ áp đảo ở khía cạnh so sánh lực lượng mà còn về phạm vi địa lý. Trong
khi vai trò an ninh chính trị của Trung Quốc và Nhật chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, của
Nga và Tây Âu ở châu Âu, thì Mỹ có mặt và là diễn viên chủ yếu trên cả hai sân khấu chính trị
quan trọng nhất của thế giới là châu Âu và châu Á.
Là một bộ phận quan trọng của thế giới, châu Á- Thái Bình Dương cũng nằm trong dòng
chảy chung và không thể không chịu ảnh hưởng của những xu thế quốc tế chủ đạo. Thực chất,
những xu thế này có tác động sâu sắc đến cục diện quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương và đặc biệt là quan hệ giữa các diễn viên chủ yếu ở khu vực này là Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Tuy còn nhiều điều chưa chắc chắn trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng
có thể thấy rằng hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là dòng chảy chính ở khu vực châu Á5
6
John Ikenberry, "Getting hegemony right", The National Interest, Washington, Spring 2001.
International Institute for Strategic Studies, The Military balance 1999/2000, Oxford University Press, 1999.
18
Thái Binh Dương trong thời kỳ mới. Xu thế hoà bình và đối thoại cũng như xu thế toàn cầu hoá
có tác dụng thúc đẩy hoà dịu và tăng cường hợp tác giữa các nước lớn. Mặt khác, xu thế đa cực
hoá vừa là kết quả, vừa là tác nhân của sự cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự
đấu tranh giữa chủ trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế
giới đa cực trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng của mình là
một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và còn ẩn chứa nhiều bất trắc. Vì vậy, hai mặt hợp tác và
đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và sẽ thể hiện trên những thăng trầm trong quan hệ giữa các
diễn viên chính ở khu vực trong nhiều thập kỷ tới.
4.3. Bối cảnh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh
4.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 khi chiến tranh lạnh kết thúc, châu Á- Thái Bình Dương
nổi lên là một khu vực phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới. Điều đáng nói không chỉ là một số lớn các nước ở khu vực tham gia vào sự phát triển
kinh tế năng động mà tốc độ phát triển kinh tế cao còn được duy trì liên tục trong nhiều thập kỷ.
Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90, các nước NICs và ASEAN đã luôn giữ được tỷ lệ
tăng trưởng 6-8%. Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,
với tỷ lệ tăng trưởng lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 19967. Ngay cả khi các nền kinh
tế trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm
1997-1998, kinh tế Trung Quốc tuy có giảm tốc độ tăng trưởng chút ít nhưng vẫn giữ được mức
tăng trưởng ngoạn mục: 7,1% năm 1999; 8% năm 2000.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ở châu Á đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát triển
của các nền kinh tế trong khu vực. Ở mức độ nào đó, câu chuyện huyền thoại về phát triển kinh
tế và những dự báo đầy lạc quan thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á- Thái Bình Dương đã bị ảnh
hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực vẫn
còn rất lớn và khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn là một trong những trung tâm kinh tế thế
giới bởi những nhân tố cơ bản quyết định sự năng động kinh tế vẫn tồn tại. Nhiều nhà kinh tế
hàng đầu trên thế giới đã dự đoán các nền kinh tế bị khủng hoảng ở khu vực sẽ tiếp tục phát triển
với tốc độ tương đối thấp hơn trước, song vẫn cao so với các khu vực khác, sau khi thực hiện
những cải cách và điều chỉnh chính sách kinh tế, tài chính cần thiết8. Tiền đề lâu dài và vững
chắc cho sự phát triển kinh tế năng động của các nền kinh tế ở khu vực bao gồm:
- Đại đa số các nước trong khu vực đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và thực hiện
những chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu bao trùm này. Sự cam kết
7
8
"Một vài số liệu về kinh tế Trung quốc", theo OECD, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, 12/11/2001, tr. 13-14
Alan Greenspan, "Prosperity can return", Sydney Morning Herald, 4/12/1997.
19
mạnh mẽ của chính phủ các nước trong khu vực đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chính
sách mở cửa, hội nhập và hợp tác khu vực là nét nổi bật của các nền kinh tế ở khu vực, từ những
nền kinh tế phát triển đến những nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, các nước ASEAN
trong đó có Việt Nam.
- Lực lượng lao động có học vấn cao và giá thành tương đối thấp so với các khu vực khác,
tỷ lệ tiết kiệm cao, đức tính cần cù, tài nguyên thiên nhiên phong phú ở nhiều nước trong khu
vực cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế năng động của những nước trong khu vực.
- Tuy còn ở mức khiêm tốn, nhưng những cơ chế hợp tác khu vực trong lĩnh vực kinh tế,
tài chính ngày càng có vai trò tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước và góp phần cho
sự phát triển kinh tế năng động trong khu vực. Sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu của các
chương trình hợp tác trong khối ASEAN như kế hoạch thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của các nước ASEAN. Tiến trình ASEAN +3 là một ví dụ điển hình về xu hướng tăng cường
hợp tác tài chính, kinh tế trong khu vực nhằm ngăn chặn và đối phó với mặt trái của toàn cầu
hoá. Sáng kiến về Quỹ Tiền tệ châu Á gần đây lại được các nước trong khu vực đưa ra, thể hiện
nỗ lực của các quốc gia châu Á xây dựng những cơ chế hợp tác mới nhằm duy trì ổn định tài
chính và tiền tệ, một trong những điều kiện thiết yếu cho phát triển kinh tế.
Sự phục hồi tương đối nhanh chóng và vững chắc kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu
Á năm 1997, tuy mức độ có khác nhau giữa khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, cho thấy rõ
cơ sở vững chắc và tiềm năng phát triển của khu vực vẫn lớn . Cho dù tốc độ trung bình đã chậm
lại so với trước, khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất thế
giới. Tiềm năng kinh tế của khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là một trong những nhân
tố quan trọng làm cho vị trí của khu vực này tăng lên đáng kể trong tính toán chiến lược của các
nước lớn.
Mặt khác, các nước trong khu vực phải đương đầu với những thách thức to lớn. Sự trì trệ
kéo dài của kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế đầu tàu trong khu vực sẽ tiếp tục có ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển kinh tế khu vực. Từ năm 1992 đến nay, tăng trưởng kinh tế Nhật chỉ đạt 1%,
thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ và EU trong thập kỷ 90. Năm 1997 và
nửa cuối năm 1999, kinh tế Nhật thậm chí đã bị suy thoái9. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng năm
2001 chỉ đạt khoảng hơn 1%, bất chấp những biện pháp chi tiêu của chính phủ nhằm kích thích
nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, nợ chính phủ của Nhật Bản lên tới 125% của GDP, mức cao
9
Catharine Dalpino & Bates Gill, (eds), Brookings Northeast Asia Survey, 2000-2001, The Brookings Institution,
2001, tr. 64
20
nhất trong các nước phát triển10. Ảnh hưởng tiêu cực thậm chí sẽ nghiêm trọng hơn dưới tác
động cộng hưởng của nền kinh tế Mỹ đang suy giảm mạnh và có nguy cơ đi vào suy thoái. Do sự
phụ thuộc lẫn nhau rất cao giữa các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là sự phụ thuộc của các
nền kinh tế khu vực hướng vào xuất khẩu vào thị trường to lớn của Mỹ và nguồn đầu tư từ phía
Nhật bản, sự suy thoái kinh tế cùng một lúc của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có tác động
sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Bên cạnh nguyên nhân khách quan,
bản thân những nền kinh tế khu vực cũng có những yếu kém nội tại mà nếu không được kiềm
chế và kiểm soát, sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát triển kinh tế. Sự bất ổn định về chính trị và
xã hội của một số nước, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippinnes, cũng có
khả năng đe doạ tiềm năng phát triển kinh tế khu vực. Một thách thức to lớn khác, có khả năng
đe doạ tiềm năng phát triển của khu vực về lâu về dài, bắt nguồn từ tình trạng phát triển không
đồng đều của châu lục. Sự phân hoá giàu nghèo ở đây quá lớn. Nếu châu Âu về cơ bản là lục địa
giàu chia đều, châu Phi là nghèo chia đều thì châu Á và Mỹ La Tinh là hai lục địa có sự chênh
lệch giàu nghèo lớn nhất. 800 triệu, hay hai phần ba số người coi là nghèo đói, tức là mức sống
dưới 1 đô la Mỹ một ngày, là người dân của lục địa châu Á.
4.3.2. Cục diện an ninh chính trị
Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và cùng với nó là sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã dẫn đến những
thay đổi căn bản trong cục diện an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Thế đối đầu hai cực
giữa hai siêu cường thời kỳ Chiến tranh lạnh và mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung
từ những năm 70 ở châu Á- Thái Bình Dương không còn. Thay vào đó là một môi trường chiến
lược mới hoà bình và tương đối ổn định. Các nước lớn trong khu vực đều điều chỉnh chiến lược
theo hướng hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, môi trường an ninh khu
vực tiềm ẩn những thách thức an ninh to lớn. Quan hệ giữa các nước lớn chưa ổn định. Bên cạnh
những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ, những di sản của Chiến tranh lạnh
vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan, các nước trong khu vực lại đứng trước
một loạt những vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề môi trường, nạn cướp biển, buôn bán
vũ khí và tội phạm xuyên quốc gia. Trong khi đó, ở khu vực vẫn chưa có một cơ chế hợp tác an
ninh toàn khu vực, có khả năng giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề an ninh đa dạng của khu
vực.
Điều chỉnh chiến lƣợc của các nƣớc lớn
Là siêu cường duy nhất còn lại và là một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích to
lớn về chính trị, an ninh ở khu vực này. Những mục tiêu chính sách cơ bản nhất của Mỹ ở khu
10
Catharine Dalpino & Bates Gill, (eds), Brookings Northeast Asia Survey, 2000-2001, The Brookings Institution,
2001, tr. 64
21
vực trong thời kỳ mới vẫn không đổi: ngăn chặn sự xuất hiện của một nước bá quyền khu vực;
đảm bảo tự do hàng hải; duy trì tiếp cận thương mại đối với các nền kinh tế khu vực; đảm bảo
hoà bình và ổn định nhằm và duy trì và củng cố quan hệ an ninh với các đồng minh ở khu vực11.
Để đảm bảo những lợi ích này, Mỹ duy trì các lực lượng triển khai phía trước và các liên minh
an ninh song phương ở khu vực. Do đó, Mỹ đóng một vai trò quan trọng thông qua sự hiện diện
quân sự, các mối quan hệ liên minh an ninh mật thiết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các thoả
thuận hợp tác quân sự với một số nước ASEAN. Mặc dù chiến tranh lạnh kết thúc và mục tiêu
chủ yếu của các liên minh an ninh của Mỹ ở châu Á không còn, thời kỳ năm 1996 và 1997, Mỹ
và một số nước ở châu Á đã có những thoả thuận duy trì và nâng cấp các liên minh song phương
này. Trong bối cảnh nhưng xu thế chủ đạo ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã nêu trên, xu
hướng tăng cường các liên minh an ninh quân sự đặt ra một số vấn đề. Thứ nhất, những liên
minh an ninh này là di sản của chiến tranh lạnh. Sự tiếp tục tồn tại của nó sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc chứng tỏ tư duy chiến tranh lạnh còn tồn tại. Thứ hai, việc Mỹ tăng cường các liên
minh an ninh song phương gây lo ngại đối với một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Phương
châm hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật 1997 cùng với việc Nhật quyết định tham gia chương trình
TMD có tác động không thuận đối với quan hệ Mỹ- Trung, mối quan hệ song phương quan trọng
nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Những căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung, MỹNga không loại trừ khả năng dẫn đến phân cực giữa Mỹ, Nhật một bên, Nga và Trung quốc một
bên. Thứ ba, việc Mỹ chú trọng tăng cường các liên minh an ninh quân sự đặt ra câu hỏi đối với
sự cam kết thực sự của Mỹ đối với hợp tác an ninh đa phương ỏ khu vực, đặc biệt là tiến trình
ARF. Thứ tư, cho rằng mình là mục tiêu ngầm của việc tăng cường các liên minh an ninh song
phương của Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng hiện đại hoá quân sự.
Đây sẽ là một trong những nhân tố dẫn đến việc tăng cường chạy đua vũ trang giữa các nước
trong khu vực.
Do tầm vóc, vị trí chiến lược, tiềm năng chính trị, quân sự và kinh tế, Trung Quốc ngày
càng tỏ rõ là một cường quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Chính sách mở cửa về kinh tế của Trung Quốc thực hiện từ 1979 đã tạo nên sự chuyển biến lớn
lao. Nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ 8-9% đã tăng GDP của Trung Quốc
lên gấp 3 lần chỉ trong vòng chưa đến hai thập kỷ và cuối năm 2001 đạt gần 1200 tỷ USD 12.
Theo nhiều dự đoán, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp
tục tăng trưởng ở mức trên 5% mỗi năm trong vòng hàng chục năm tới.13 Là một cường quốc với
11
Marvin Ott, "East Asia: Security and Complexity", Current history, 4/2001, tr. 152
Joseph S. Nye, "The 'Nye report': six years later", International Relations of the Asia Pacific, Vol. 1, No 1, 2001,
Oxford University Press, tr. 100
13
Ezra F. Vogel, “Living with China-U.S.-China Relations in the Twenty-Fist Century”, Norton and Company,
1997, p.19.
12
22
dân số lên tới 1,3 tỷ người, Trung Quốc đang trên đường phát triển thành một siêu cường về kinh
tế và quân sự. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực làm cho các nước lớn khác
như Mỹ, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ lo ngại. Hơn nữa, do Trung Quốc liên quan mật thiết đến hầu
hết các thách thức an ninh ở khu vực như Đài Loan, tranh chấp ở biển Đông, vấn đề Triều Tiên,
cách thức mà Trung Quốc giải quyết những vấn đề này như thế nào, có tác động vô cùng to lớn
đến cục diện an ninh ở khu vực. Trong những thập kỷ tới, mục tiêu bao trùm và trước hết trong
chiến lược của Trung Quốc là tạo dựng một môi trường an ninh thuận lợi để tăng tốc phát triển
kinh tế, xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc phát triển. Trung Quốc chủ trương chính
sách ngoại giao toàn phương vị, một mặt tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế, mặt khác tăng cường quan hệ với Nga, nhằm đấu tranh với xu thế
đơn cực của Mỹ. Trung Quốc cũng chú trọng quan hệ với các nước ASEAN và ngày càng trở
nên tích cực tham gia các diễn đàn ở khu vực do ASEAN khởi xướng.
Mặc dù vẫn ở trong tình trạng bất ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, Nga vẫn là một trong
những cường quốc chủ chốt ở châu Á- Thái Bình Dương. Thứ nhất, thừa hưởng từ Liên Xô cũ
phần lớn sức mạnh quân sự và hạt nhân, Nga vẫn là cường quốc quân sự số 2 trên thế giới với
kho vũ khí chiến lược đã cắt giảm đáng kể nhưng vẫn còn đủ sức tiêu diệt 10 lần nước Mỹ. Nước
Nga còn có những tiềm năng to lớn về khoa học, công nghệ cũng như tài nguyên thiên nhiên, kể
cả những tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược như dầu lửa, khí đốt. Thứ hai, Nga là một
cường quốc Âu-Á và từ giữa thập kỷ 90 và đặc biệt gần đây dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã
điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu-Á, có những bước đi chủ động, tích
cực tham dự vào các vấn đề ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và ở mức độ nào đó đã phần
nào khôi phục ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Thứ ba, các nước trong khu vực cũng có lợi
ích trong việc lôi kéo Nga tham gia và có vai trò trong các vấn đề khu vực. Trung Quốc có lợi
ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Nga nhằm đối trọng quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Nga cũng
có vai trò quan trọng ở bán đảo Triều Tiên. Sự nồng ấm trong quan hệ Nga- Bắc Triều Tiên gần
đây với chuyến thăm Bắc Triều Tiên của Putin 2/2001 và chuyến thăm Nga của lãnh tụ Bắc
Triều Tiên tháng 8/2001 cũng cho thấy ảnh hưởng đáng kể của Nga ở khu vực này.
Là một trong những cường quốc chủ chốt của khu vực, Nhật Bản đang nỗ lực phát huy vai
trò an ninh chính trị của mình cho tương xứng với sức mạnh về kinh tế. Trụ cột của chính sách
châu Á- Thái Bình Dương của Nhật vẫn là liên minh an ninh Mỹ- Nhật tuy rằng mục tiêu ban
đầu của Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật đã không còn. Việc duy trì liên minh an ninh Mỹ- Nhật tiếp
tục phục vụ lợi ích của cả hai nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với Nhật, do những ràng buộc
của Hiến pháp hoà bình 1947 (Điều 9), Nhật Bản hiện vẫn không có đủ khả năng tự bảo vệ và
đối phó với các thách thức an ninh khu vực. Mặc dù ở Nhật có không ít tiếng nói ủng hộ việc
23
Nhật sửa đổi hiến pháp và trở thành một nước "bình thường", việc sửa đổi hiến pháp của Nhật
vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và ngay nội bộ Nhật cũng chưa đạt được sự nhất trí về vấn đề
này. Vì vậy, ít nhất trong tương lai ngắn hạn, Nhật vẫn tiếp tục phải dựa vào Mỹ để đảm bảo an
ninh cho mình. Tuy rằng hiện thời không có mối đe doạ trực tiếp như trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh nhưng theo đánh giá của Nhật, ngoài thực tế chiến lược chưa rõ ràng ở khu vực, ít nhất có 3
vấn đề có khả năng đe doạ an ninh của Nhật là vấn đề bán đảo Triều Tiên, tiềm năng quân sự và
đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của Nga và sự nổi lên của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc tăng
cường hợp tác với Mỹ vẫn trong khuôn khổ liên minh an ninh Mỹ- Nhật giúp cho Nhật mở rộng
vai trò chính trị và an ninh của mình trong khu vực, một vai trò tương xứng hơn với địa vị siêu
cường thứ 2 về kinh tế mà không gây ra sự phản đối của các nước khác trong khu vực. Kể từ khi
Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật đã điều chỉnh chính sách nhằm đóng một vai trò chính trị lớn
hơn ở khu vực. Những nỗ lực của Nhật theo hướng này đã được thể hiện từ 1992 khi Quốc hội
Nhật thông qua quyết định cử lực lượng phòng vệ của Nhật tham gia vào chiến dịch gìn giữ hoà
bình của Liên Hợp Quốc ở Cam-pu-chia. Năm 1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto trong chuyến
thăm một số nước Đông Nam Á đã đề nghị tiến hành gặp gỡ cấp cao với ASEAN và nhấn mạnh
khía cạnh chính trị trong quan hệ với ASEAN thay vì khía cạnh kinh tế truyền thống trong quan
hệ Nhật- ASEAN. Và gần đây, tháng 11/2001, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho
phép các lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) tham gia, hỗ trợ hậu cần cho chiến dịch chống khủng
bố của Mỹ. Đây là những biểu hiện rõ nét trong chiến lược "quay trở về châu Á" và quyết tâm
nâng cao vai trò an ninh-chính trị của Nhật thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Sự nổi lên của Ấn Độ, một cường quốc lớn ở châu Á, tuy không ở mức độ mạnh mẽ và thu
hút sự chú ý như Trung Quốc, nhưng cũng là một nhân tố quan trọng trong cục diện an ninh ở
khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Là nước đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc với
dân số hơn 1 tỷ người, tốc độ phát triển kinh tế đạt hơn 5% vào những năm 90, Ấn Độ đang ngày
càng trở nên quan trọng hơn trên bàn cờ chiến lược ở khu vực này. Sự kiện Ấn Độ gia nhập câu
lạc bộ các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1998, sức mạnh quân sự đặc biệt là hải
quân và vị trí chiến lược quan trọng của Ấn Độ càng làm cho nước này trở thành một trong
những cường quốc có vai trò đáng kể ở khu vực. Hơn nữa, ấn Độ cũng đang có những điều chỉnh
chính sách mạnh mẽ nhằm tăng cường vị trí và ảnh hưởng ở khu vực. Ấn Độ chủ trương tăng
cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản để tranh thủ sự ủng hộ về kinh tế, tài chính, công nghệ của
những nước này. Đối với Trung Quốc, chính sách của Ấn Độ là chủ trương chung sống hoà bình,
tăng cường hợp tác kinh tế. Một hướng ưu tiên chính sách quan trọng khác của Ấn Độ là chính
sách "hướng đông", tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước ở Đông Á, cả về kinh tế và
chính trị. Năm 1995, Ấn Độ trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN và năm 1998, Ấn
Độ đã trở thành thành viên chính thức của ARF. Những bước điều chỉnh chính sách mạnh mẽ
24
theo hướng vươn lên, khẳng định vai trò cường quốc, cùng với tiềm năng to lớn của Ấn Độ đã
nâng cao đáng kể vai trò và vị thế của ấn Độ trong tính toán chiến lược của các nước lớn đặc biệt
là Mỹ. Ấn Độ cũng ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng của mình trong cục diện an ninh- chính
trị ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Quan hệ giữa các nƣớc lớn
Những thay đổi trong môi trường quốc tế và khu vực cùng với những điều chỉnh chiến
lược tương ứng của các nước lớn trước tình hình mới đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước
lớn ở khu vực. Mối quan hệ giữa các nước lớn vẫn trong quá trình vận động, điều chỉnh và còn
chưa ổn định. Vào thời điểm này có thể khái quát bốn đặc điểm chủ yếu.
Đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ giữa các nước lớn ở châu Á- Thái Bình Dương đầu
thế kỷ 21 là tính chất chủ đạo trong quan hệ đã chuyển từ đối kháng sang quan hệ đối tác. Điều
này thể hiện trên sự cải thiện đáng kể trong quan hệ giữa các nước lớn. Trong những năm cuối
của thế kỷ 20, các nước lớn đều tăng cường quan hệ: củng cố các quan hệ chiến lược cũ (MỹNhật) thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược Nga- Trung, Nga- Ấn, Mỹ- Nga, Mỹ- Trung. Quan
hệ Mỹ- Ấn Độ cũng có những tiến triển mạnh mẽ theo hướng tăng cường hợp tác chiến lược.
Quan hệ Trung- Ấn mặc dù vẫn có tiềm ẩn yếu tố cạnh tranh, nhưng mặt hợp tác cũng trở thành
chủ đạo. Nhìn chung, các nước lớn ở khu vực đã tạo dựng được một khuôn khổ hợp tác cơ bản.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không tồn tại mâu thuẫn. Bên cạnh mặt hợp tác, quan hệ
giữa các nước lớn vẫn ẩn chứa cả mặt cạnh tranh và kiềm chế.
Đặc điểm thứ hai là tính không chắc chắn (không ổn định) trong quan hệ giữa các cường
quốc chủ yếu ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tính chất không ổn định xuất phát từ 6
nguyên nhân chủ yếu. Một là sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa các nước, thể hiện
trong ưu thế vượt trội và xu hướng bá quyền của Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất còn lại,
sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung quốc, phần nào là ấn độ và sự suy yếu của Nga và ở mức độ thấp
hơn là sự trì trệ kéo dài của kinh tế Nhật Bản. Hai là do bề dày và những nghi kỵ lịch sử sâu sắc
còn tồn tại đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Ba là sự tồn tại nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết như tranh chấp quần đảo Kuril
giữa Nga và Nhật Bản, đảo Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc, vấn đề biên giới giữa Trung
Quốc và Ấn Độ. Bốn là sự thiếu vắng một cơ chế hợp tác đa phương toàn khu vực, tương tự như
Tổ chức An ninh và Hợp tác (OSCE) ở châu Âu. Năm là do lợi ích của các nước lớn đan xen,
song trùng trên một số lĩnh vực và mâu thuẫn trên một số lĩnh vực khác nên các nước có xu
hướng tập hợp lực lượng trên từng vấn đề. Điều này càng làm cho tính chất quan hệ giữa các
nước lớn trở nên phức tạp và không ổn định. Sáu là, trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ
và Nga và mức độ nào đó, giữa Mỹ và Ấn Độ, Nhật Bản, tồn tại mâu thuẫn chiến lược giữa chủ
25
trương thế giới một cực dưới sự lãnh đạo của Mỹ và chủ trương thúc đẩy xu thế đa cực của các
nước lớn khác.
Đặc điểm thứ ba là quan hệ giữa các nước lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương hiện
nay ẩn chứa cả yếu tố cân bằng quyền lực lẫn yếu tố hoà hợp quyền lực14. Yếu tố cân bằng quyền
lực thể hiện qua nỗ lực của các nước sử dụng mối quan hệ với các nước khác nhằm tăng thế mà
cả trong quan hệ và đặc biệt là nhằm cân bằng với ưu thế sức mạnh vượt trội của Mỹ. Trung
Quốc và Nga xích lại gần nhau nhằm đối trọng với xu thế bá quyền của Mỹ. Ấn Độ cũng có
những nỗ lực tăng cường khả năng hải quân, thử vũ khí hạt nhân và thúc đẩy quan hệ với Mỹ, Úc
và Nhật Bản nhằm cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc15. Về phía Mỹ, chính quyền Clinton
và chính quyền Bush II đều lôi kéo ấn độ, ngăn không cho trục Nga-Trung-ấn hình thành và lôi
kéo ấn độ nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mặt khác, yếu tố hoà hợp quyền lực, hay hợp tác giữa
các nước lớn cũng thể hiện rõ nét trong xu hướng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề
không phổ biến vũ khí hạt nhân và bán đảo Triều Tiên.
Đặc điểm thứ tư là trục đấu tranh chính (principal axis of contention) trong quan hệ giữa
các nước lớn đã chuyển từ quan hệ Mỹ- Liên Xô sang quan hệ Mỹ- Trung. Sự sụp đổ của Liên
Xô đã làm cho cấu kết chiến lược Mỹ- Trung, bắt đầu từ thập kỷ 70, trở nên không còn ý nghĩa.
Trong khi đó, sự lớn mạnh của Trung Quốc theo đánh giá của nhiều học giả, lại trở thành thách
thức an ninh dài hạn đối với Mỹ. Những thay đổi cơ bản này một mặt đã nâng tầm quan trọng
của quan hệ Mỹ- Trung lên một tầm cao mới, biến mối quan hệ này thành trục chính trong quan
hệ các nước lớn và là mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Quan hệ giữa hai nước chi phối sự hình thành trật tự khu
vực châu Á- Thái Bình Dương thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nếu Mỹ- Trung đối đầu, khả năng
phân cực sẽ diễn ra giữa Mỹ -Nhật một bên, Nga- Trung Quốc và có thể là Ấn Độ một bên. Nếu
quan hệ Mỹ- Trung ổn định, sự phân cực trong quan hệ các nước lớn sẽ không xảy ra. Trạng thái
quan hệ Mỹ-Trung cũng có tác động trực tiếp đến những vấn đề an ninh lớn nhất ở khu vực như
vấn đề bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan và tranh chấp biển Đông. Mặt khác, sự kết thúc
Chiến tranh lạnh làm cho tính chất quan hệ Mỹ- Trung cũng thay đổi cơ bản: từ hợp tác chiến
lược để đối phó với kẻ thù chung là Liên Xô cũ, sang một mối quan hệ mới, mà mặt cạnh tranh
nổi trội hơn mặt hợp tác. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa quan hệ Mỹ- Trung so với quan hệ
Mỹ- Xô chỉ nằm ở chỗ đây là quan hệ giữa hai lực lượng chủ yếu, cạnh tranh mạnh mẽ để giành
ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo ở khu vực. Tính chất đấu tranh trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay
có nhiều điểm khác so với quan hệ Mỹ- Xô. Điều quan trọng nhất là đây không phải là sự tái
14
Harry Harding, "The United States and China in the Asian Quadrangle", Paper presented at the Vietnam-US
Workshop, Hanoi, 3/1998.
15
Aaron L. Friedberg, "Will Europe's Past be Asia's future", Survival, Vol.42, No.3, Autumn 2000, tr.147-59
26
diễn chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc chủ yếu vì 4 lý do. Thứ nhất, Trung Quốc chưa phải là
một cường quốc toàn cầu. Thực chất, Trung Quốc chỉ mới là cường quốc khu vực. Thứ hai, tính
chất thời đại đã thay đổi cơ bản. Toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc
và sự chuyển đổi sang thời đại kinh tế tri thức có ảnh hưởng cơ bản đến quan hệ giữa các nước
lớn. Thứ ba, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh khi hệ tư tưởng là nhân tố cơ bản quyết định tính
chất quan hệ giữa các nước, lợi ích quốc gia, dân tộc ngày nay là nhân tố quyết định. Các nước
vừa và nhỏ trở nên độc lập hơn, ít phụ thuộc hơn vào các nước lớn. Điều này làm cho khả năng
duy trì và mở rộng vùng ảnh hưởng (sphere of influence) của các cường quốc đã giảm đáng kể.
Thứ tư, mặc dù mâu thuẫn trên nhiều vấn đề, hai nước vẫn có lợi ích song trùng quan trọng cả về
kinh tế, chính trị và chiến lược. Và thực tế cho thấy hai nước vẫn hợp tác trên một loạt các vấn
đề như bán đảo Triều Tiên, vấn đề không phổ biến vũ khí và các vấn đề an ninh phi truyền
thống.
Bên cạnh đó, trong tổng thể quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ Mỹ-Trung-Nhật cũng có
tác động rất lớn đối với tình hình khu vực. Từ năm 1994, Nga có nỗ lực đẩy mạnh quan hệ với
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đặc biệt, dưới thời tổng thống Putin, nước Nga đang có
chiều hướng tăng cường vai trò của mình ở khu vực này. Tuy nhiên, nhìn chung ảnh hưởng của
Nga ở khu vực còn hạn chế do nước này vẫn phải đối phó với những vấn đề nội bộ và tập trung
củng cố nền kinh tế đã bị suy yếu trầm trọng kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Ấn Độ mặc dù đang vươn
lên nhưng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự còn có hạn và ấn Độ cũng có những vấn đề tranh
chấp lãnh thổ kéo dài nhiều năm với Pakistan. Những nhân tố này sẽ tiếp tuc hạn chế phần nào
vai trò của Ấn Độ. Vì vậy, quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Nhật là mối quan hệ quan trọng trong quan
hệ giữa các nước lớn.
Vai trò của các nƣớc vừa và nhỏ
Thành công trong phát triển kinh tế, xã hội, sự suy giảm sức nặng của yếu tố ý thức hệ
trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh, sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, việc tăng
cường phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước vừa và nhỏ với nhau, xu thế dân chủ hoá quan hệ
quốc tế, việc các nước lớn chưa dàn xếp xong khuôn khổ quan hệ với nhau đã tạo cho các nước
vừa và nhỏ một cơ hội to lớn để tăng cường vai trò của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, các
nước ASEAN đã đi đầu trong việc kiến tạo ra một cơ chế hợp tác khảo đa phương về an ninh
khu vực (ARF). Đây là một trường hợp chưa hề có tiền lệ lịch sử ở châu Á- Thái Bình Dương.
Một tổ chức bao gồm các nước vừa và nhỏ đã đi đầu và nắm vai trò lãnh đạo về mặt tổ chức đối
với việc tạo dựng một dàn xếp an ninh đa phương với sự tham gia của tất cả các nước lớn và các
trung tâm lớn trên thế giới. Hơn thế nữa, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, mà bản thân tên gọi
của nó đã thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN, là sự mở rộng mô hình của ASEAN. Tính chất
27
không chính thức, nhấn mạnh vào quá trình đối thoại để xây dựng lòng tin hơn là nhằm vào kết
quả cụ thể và nguyên tắc nhất trí của ARF cũng chính là cách thức ASEAN. Mô hình hợp tác
của ASEAN đặc biệt thích hợp với một môi trường an ninh khu vực thời kỳ sau chiến tranh lạnh
khi không còn một mối đe doạ về an ninh cụ thể, rõ ràng đòi hỏi phải có một hình thức liên minh
quân sự tập thể16. Những nguyên tắc chủ yếu của ASEAN đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, nguyên tắc giải quyết tranh
chấp bằng các biện pháp hoà bình và nguyên tắc đồng thuận là những nguyên tắc được đa số các
nước ở khu vực chấp thuận. Và những nguyên tắc này của ASEAN đã trở thành những nguyên
tắc chủ yếu chi phối chủ nghĩa khu vực đang hình thành ở châu Á. Và chính ở đây, các nước vừa
và nhỏ đã thể hiện vai trò của mình rõ nét nhất.
Những thách thức an ninh tiềm tàng ở khu vực
Trong khi tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều thập kỷ nằm ở châu Âu thì
chính ở châu Á, đã xảy ra hai cuộc chiến tranh nóng, cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và
cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam 1964-1973, mà tàn dư của một trong hai cuộc chiến đó giờ
đây vẫn tồn tại. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 50 và sự can thiệp của Mỹ đánh dấu
sự mở đầu của cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á. Tuy nhiên, đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi
chiến tranh lạnh kết thúc, tương phản với sự thống nhất nước Đức sau khi bức tường Béclin sụp
đổ năm 1989, bán đảo Triều tiên, vẫn ở trong tình trạng chia cắt. Mặc dù có một số dấu hiệu hoà
giải giữa hai miền đặc biệt kể từ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tháng 6 năm 2000, vấn đề
thống nhất Triều Tiên vẫn chưa phải là một hiện thực trước mắt. Và bán đảo Triều Tiên vẫn là
một trong những điểm nóng, hay một thách thức tiềm tàng đối với hoà bình và ổn định ở châu Á.
Tình hình trên bán đảo Triều tiên và đặc biệt những lo ngại về việc CHDCND Triều tiên
phát triển vũ khí hạt nhân như nhiều học giả đánh giá là một nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường
an ninh ở Đông Á. Tháng 5/1993, CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa ở vùng biển
Nhật Bản, đặt một nửa miền Tây Nhật Bản vào tầm bắn. Những sự kiện này là khởi đầu của cuộc
khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên 1994. Mỹ thậm chí đe doạ thông qua Liên Hợp Quốc tiến
hành cấm vận kinh tế nếu Bắc Triều Tiên không cho phép thanh tra quốc tế đến thanh sát một số
cơ sở hạt nhân ở nước này. Sau một loạt các cuộc đàm phán, tháng 10/1994 Mỹ và CHDCND
Triều Tiên đã ký Hiệp Định khung theo đó CHDCND Triều Tiên đồng ý ngừng sản xuất
plutonium ở Yongbyon, và để đổi lại, giữa năm 1995 hiệp định bốn bên, hai miền Triều Tiên,
Mỹ và Nhật Bản, được ký kết trong đó ba nước kia cam kết cung cấp lò phản ứng nước nhẹ cho
CHDCND Triều Tiên. Với hiệp định này vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên đã tạm thời lắng xuống
nhưng không phải là đã hoàn toàn được giải quyết. Những nghi kỵ đối với các kế hoạch ngầm
16
Micheal Leifer, The ASEAN Regional Forum, Adelphi paper 302, 1996, tr. 26
28
của CHDCND Triều Tiên xung quanh việc phát triển tên lửa hạt nhân vẫn tiếp tục tồn tại. Sự
kiện CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Taepo-dong hồi tháng 8/1998 lại làm dấy lên những
mối lo ngại về an ninh khu vực. Và Mỹ đã sử dụng khả năng CHDCND Triều Tiên có thể chế
tạo thành công tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đe doạ an ninh lãnh thổ nước Mỹ trong
khoảng 5-10 năm nữa làm cơ sở biện minh cho kế hoạch triển khai phòng thủ tên lửa. Cho đến
nay, đàm phán giữa Mỹ và CHDCNDTriều Tiên về vấn đề tên lửa vẫn chưa đưa đến một bước
đột phá nào. Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tháng 6/2000 đã mở ra những hy vọng to lớn về
triển vọng hoà giải và thống nhất trên bán đảo Triều tiên. Tuy nhiên, sự phức tạp của những vấn
đề còn chưa giải quyết làm cho bất kỳ dự đoán nào về một kịch bản Triều tiên thống nhất trong
tương lai ngắn hạn cũng trở nên không có cơ sở. Và cho đến khi bán đảo Triều Tiên thống nhất,
điều mà người ta có lẽ phải chờ đợi ít nhất một vài thập kỷ nữa, bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục
là một điểm nóng tiềm tàng, có khả năng đe doạ an ninh khu vực. Đối đầu quân sự vẫn tiếp tục ở
hai miền. 37.000 quân Mỹ vẫn còn đóng ở Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên tiếp tục tập trung
cao độ vào việc xây dựng lực lượng quân sự, ngân sách quân sự của Bắc Triều tiên lên tới 25%
GDP, tỷ lệ lớn nhất trên thế giới17. Như vậy, sự có mặt quân đội Mỹ trên bán đảo Triều tiên là
một trong những nguồn gốc gây căng thẳng và làm cho bán đảo Triều Tiên tiếp tục là một điểm
nóng ở khu vực.
Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1996 một lần nữa cho thấy tính chất bất ổn
định và tiềm ẩn xung đột ở khu vực vốn được coi là một trong điểm nóng tiềm tàng ở khu vực.
Cuộc tập trận và bắn tên lửa ở eo biển Đài Loan hồi tháng 3/1996 đã đẩy Mỹ và Trung Quốc tới
gần một cuộc đụng độ hơn bao giờ hết. Và ít ai tranh cãi thực tế Đài Loan là vấn đề phức tạp
nhất, có tiềm năng gây xung đột nhất trong quan hệ Mỹ- Trung. Nhân tố chính trị nội bộ Mỹ,
điển hình là cuộc tranh cãi giữa phái bảo thủ Cộng hoà thân Đài Loan và phái trung dung tôn
trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc, làm cho quan hệ Mỹ-Trung vốn đã không ổn định, càng
trở nên khó dự đoán. Xu hướng độc lập và tìm kiếm một vị thế quốc tế của Đài Loan, chủ nghĩa
dân tộc và quyết tâm thu hồi lãnh thổ của Trung quốc cùng với "sự mập mờ chiến lược" của Mỹ
làm cho eo biển Đài Loan trở thành một trong những khu vực tiềm tàng xung đột nhất ở khu vực
châu Á- Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh xảy ra ở eo biển Đài Loan, an ninh khu vực sẽ bị đe
doạ nghiêm trọng bởi sự đụng độ khó tránh khỏi giữa Mỹ, siêu cường duy nhất còn lại, và Trung
Quốc, siêu cường trong tương lai của thế kỷ XXI. Đài Loan, vấn đề gai góc nhất trong quan hệ
Mỹ Trung, trong thời gian tới có khả năng tiếp tục làm cho quan hệ hai nước thêm căng thẳng.
Sau khi thu hồi Hồng Kông và Macau, việc thống nhất Đài Loan trở thành ưu tiên hàng đầu của
Trung Quốc trong thế kỷ 21. Trong khi đó, chính quyền Bush có xu hướng tăng cường bán vũ
khí cho Đài Loan và thậm chí, Bush dường như đã từ bỏ “sự mơ hồ chiến lược”, đường hướng
17
IISS, The Military balance 1996/1997, Oxford University Press, 1996, tr. 186-187.
29
cơ bản trong chính sách của các chính quyền tiền nhiệm trong nhiều thập kỷ. Chịu ảnh hưởng
của những người bảo thủ theo thuyết răn đe (deterrence theory) thuộc trường phái hiện thực cho
rằng hiệu quả của răn đe chỉ đạt đến mức tối đa khi chính sách đối với Trung quốc trong vấn đề
Đài loan rõ ràng nhất, Bush đã tuyên bố Mỹ sẽ làm tất cả những gì cần thiết để giúp Đài Loan tự
vệ. Cho dù sau đó, các quan chức của chính quyền Bush đã cải chính, khẳng định rằng không có
thay đổi cơ bản trong chính sách Đài Loan, chính quyền Bush cũng đã thể hiện xu hướng thân
Đài Loan hơn, tăng liều lượng kiềm chế trong quan hệ với Trung Quốc. Và điều này có khả năng
làm cho tình hình eo biển Đài Loan phức tạp hơn.
Một điểm nóng tiềm tàng khác ở khu vực là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông
giữa Trung Quốc, Việt Nam, Bru-nây, Malaysia, Phi-líp-pin và Đài Loan. Vị trí chiến lược của
biển Đông làm cho tranh chấp lãnh thổ ở đây trở thành mối lo ngại không chỉ đối với các nước ở
khu vực Đông Nam Á mà còn đối với các cường quốc ngoài khu vực. Biển Đông là khu vực có
những tuyến đường biển mà 25% số tàu biển của thế giới đi qua, bao gồm cả tuyến đường huyết
mạch cung cấp dầu lửa cho các nền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan 18. Khoảng
90% dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản đi qua khu vực này19. Những tuyến đường hàng hải này vô
cùng quan trọng đối với sự di chuyển lực lượng của Mỹ từ Tây Thái Bình Dương sang ấn độ
Dương và Vịnh Pecxic. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế của các đảo tranh chấp ở khu vực biển Đông
ngày càng thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực. Mặc dù chưa hẳn có cơ sở vững chắc,
một số những dự tính về trữ lượng dầu lửa và khí đốt thiên nhiên ở khu vực này càng làm cho
tranh chấp chủ quyền ở đây nghiêm trọng hơn. Theo một báo cáo của Trung Quốc năm 1989, dự
trữ dầu có thể từ lên đến hàng tỷ thùng20. Tuy nhiên, những con số dự đoán về lượng dự trữ dầu
lửa ở biển Đông rất khác nhau, từ dự đoán lạc quan cho rằng lượng dự trữ dầu lửa ở biển Đông
lên tới 17,7 triệu tấn đến dự đoán thấp nhất với con số 1 triệu tấn. Nhân tố dầu lửa sẽ tiếp tục là
một nhân tố quan trọng, dù không phải là quan trọng nhất, trong tranh chấp chủ quyền ở biển
Đông. Xét trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực châu Á đang trên con
đường công nghiệp hoá, nhân tố này càng có ý nghĩa. Theo dự báo của Hội đồng Tình báo Quốc
gia (NIC) Mỹ trong báo cáo "Những xu thế toàn cầu 2015", sự phát triển kinh tế toàn cầu và gia
tăng dân số lên tới 7,2 tỷ người năm 2015 so với 6,1 tỷ năm 2000, sẽ tăng nhu cầu năng lượng
lên 50% trong 15 năm tới21. Tổng nhu cầu về dầu lửa sẽ tăng từ mức 75 triệu thùng/ ngày năm
2000 lên hơn 100 triệu thùng/ ngày vào năm 2015. Nhu cầu sử dụng khí đốt sẽ tăng nhanh hơn
18
Vận chuyển hàng hải phải đi qua một trong 3 hoặc 4 điểm: eo biển Malacca, Sunda hay Lombok, hoặc eo biển
phía nam Đông Timor.
19
Audrrey Kurth & Patrick M. Cronin, "Realistic engagement with China", Washinggton Quarterly, Winter 1996,
Vol. 19, No.1.
20
Audrrey Kurth & Patrick M. Crronin, "Realistic engagement with China", Washinggton Quarterly, Winter 1996,
Vol. 19, No.1.
21
"Dự báo xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỷ 21", Tài liệu tham khảo số 4/2001, Thông tấn xã Việt nam , tr. 2
30
mọi nguồn năng lượng khác, khoảng 100%, chủ yếu do mức sử dụng khí đốt tăng gấp 3 lần ở
châu Á. Châu Á sẽ thay thế Bắc Mỹ trở thành khu vực sử dụng năng lượng nhiều nhất, chiếm
hơn một nửa mức tăng về nhu cầu dầu toàn thế giới. Đặc biệt, nhu cầu về năng lượng của Trung
Quốc tăng rất mạnh. Trung Quốc từ năm 1993 đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa. Những yếu
tố này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông trong các tính toán chiến lược và
kinh tế của các bên tranh chấp chủ quyền.
Cuộc xung đột kéo dài ở Nam Á giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir cũng làm cho
khu vực này trở thành một nguồn gốc căng thẳng và xung đột ở châu Á- Thái Bình Dương. Xung
đột tiềm tàng giữa hai cường quốc Nam Á càng trở nên nghiêm trọng sau khi hai quốc gia này
gia nhập câu lạc bộ các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1998.
Bên cạnh đó, ở khu vực còn có một số nhân tố bất ổn tiềm tàng khác như một loạt những
tranh chấp giữa các nước về lãnh thổ trên biển và đất liền, vấn đề phổ biến vũ khí giết người
hàng loạt, vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo trong nội bộ một số quốc gia và vấn đề tăng chi phí
quốc phòng. Một nét đặc trưng nổi bật của môi trường an ninh thế giới nói chung và khu vực
châu Á- Thái Bình Dương nói riêng là các thách thức an ninh phi truyền thống, các vấn đề an
ninh xuyên quốc gia ngày càng trở nên cấp bách. Tội phạm quốc tế, xung đột sắc tộc, nạn di cư ồ
ạt, vấn đề môi trường và chiến tranh tin học là những thách thức an ninh phi truyền thống đang
chiếm vị trí ưu tiên ngày càng cao trong chương trình nghị sự an ninh các quốc gia và khu vực.
Những thách thức này càng trở nên cấp bách hơn sau vụ tấn công khủng bố vào Toà nhà Thương
mại Thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11/9/2001. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành một
thách thức lớn, đe doạ an ninh của nhiều nước ở khu vực.
4.3.3. Các cơ chế hợp tác an ninh ở khu vực
Những cơ chế hợp tác an ninh chủ yếu ở châu Á- Thái Bình Dƣơng bao gồm các dàn
xếp an ninh song phƣơng và các diễn đàn hợp tác an ninh khu vực.
Hợp tác an ninh song phương là một loại dàn xếp an ninh đặc trưng cho khu vực châu ÁThái Bình Dương trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh. Các hiệp định hợp tác an ninh giữa Mỹ
với các đồng minh khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, hay còn gọi là hệ thống Sanfransico,
bao gồm một loạt các hiệp ước an ninh tay đôi Mỹ ký với các nước ở khu vực thời kỳ sau chiến
tranh thế giới thứ II là nền tảng của chính sách châu Á của Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh
lạnh nhằm chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Liên xô. Tuy nhiên, sự kết thúc của chiến
tranh lạnh đã không chấm dứt những mối quan hệ an ninh này mà trên thực tế, các liên minh an
ninh song phương đã được duy trì và củng cố.
31
Cùng với xu thế tăng cuờng hợp tác an ninh song phương giữa các nước ở khu vực, hợp tác
an ninh đa phương khu vực dưới hình thức Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) cũng đã có
những bước tiến đáng kể. Ra đời năm 1994, ARF là một trong những nỗ lực của ASEAN trong
việc tăng cường vai trò của mình cũng như lôi kéo Trung quốc tham gia vào các vấn đề của khu
vực. ARF, một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và các cường quốc ngoài khu vực Đông Nam Á, ra
đời trong hoàn cảnh đó và tổ chức này đã nhanh chóng có được sự ủng hộ và tham gia đông đảo
của các nước.
Bất chấp những phê phán về tiến trình ARF và triển vọng của nó trong việc giải quyết các
vấn đề an ninh khu vực, cần phải thấy đây là một mô hình hợp tác thích hợp với thực tế an ninh
hiện tại của khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hơn nữa, cũng như bản thân ASEAN, tổ chức
đã sáng lập và hiện là nhóm nước giữ vai trò trung tâm của ARF, ARF không phải được tạo lập
ra với mục đích giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. ARF được thành lập với mục tiêu chủ
yếu và trước hết là để cải thiện bầu không khí mà trong đó các nước sẽ bàn bạc và tiến tới giải
quyết tranh chấp22. Nếu nhìn nhận như vậy thì phải thừa nhận rằng ARF đã thành công đáng kể
đặc biệt là trong việc lôi kéo Trung Quốc23, vốn không mặn mà với chủ nghĩa đa phương, tham
gia ngày càng tích cực vào Diễn đàn.
Bên cạnh tiến trình hợp tác an ninh chính thức ở khu vực ARF, khu vực châu Á- Thái Bình
Dương còn chứng kiến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của tiến trình hợp tác an ninh không
chính thức (kênh 2) giữa các học giả, quan chức chính phủ với tư cách cá nhân, đại diện của giới
doanh nghiệp báo chí, truyền hình, v.v… Trong số khoảng hơn 30 đối thoại kênh 2 về các vấn đề
khu vực, Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á- Thái Bình Dương (CSCAP) với 20 nước thành viên
là tổ chức ngày càng có ảnh hưởng lớn ở khu vực24. Là Diễn đàn kênh 2 thảo luận các vấn đề an
ninh bao gồm cả các vấn đề an ninh truyền thống đến những vấn đề an ninh phi quân sự như ma
tuý, tội ác, an ninh hàng hải… CSCAP đã tương đối thành công trong việc đề ra những khuyến
nghị chính sách đối với chính phủ của các nước thành viên và ở mức độ nào đó đã góp phần cho
hoạt động của ARF tương tự như vai trò của PECC đối với APEC. Hợp tác an ninh khu vực kênh
2 có một vai trò tích cực đối với an ninh khu vực đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực
22
Michael Leifer, "The ASEAN Regional Forum", ADELPHI Paper 302, 1996.
ARF đã đạt được một số tiến bộ nhất định trong việc lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc thảo luận đa phương về các
vấn đề an ninh khu vực. Trung Quốc đã tỏ ra ôn hoà hơn trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông: Trung Quốc đã từ bỏ
lập trường ban đầu của mình coi vấn đề tranh chấp Biển đông là một vấn đề nội bộ của Trung quốc và vì vậy không
thuộc chương trình nghị sự của ARF. Năm 1995, Trung Quốc đã thừa nhận vấn đề này là một vấn đề an ninh khu
vực có thể được thảo luận ở ARF và Trung quốc sẽ tuân thủ Luật biển 1982 trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc
tranh chấp này. Ngoài ra, dưói sức ép từ ARF, năm 1995 Trung Quốc đã lần đầu tiên xuất bản Sách trắng. Đây có
thể coi là một bước tiến trong những nỗ lực xây dựng lòng tin của ARF.
24
Tháng 12, 1996, Việt nam và Trung quốc đã đươch chấp thuận là thành viên chính thức của Tổ chức này tại Cuộc
họp chung của Ban Lãnh đạo CSCAP tại Canberra, Uc.
23
32
không có một truyền thống ngoại giao đa phương lâu đời và vẫn tồn tại một sự nhạy cảm đáng kể
đối với các thể chế hợp tác đa phương chính thức25.
Như vậy, hiện nay những dàn xếp hợp tác an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương sau
chiến tranh lạnh đang trong giai đoạn quá độ: sự tiếp tục tồn tại của những dàn xếp an ninh song
phương, di sản của chiến tranh lạnh và bên cạnh đó là sự xuất hiện cơ chế hợp tác an ninh chính
thức và không chính thức. Và kiến trúc an ninh khu vực hiện nay khó có thể nói là đã ổn định và
có khả năng đối phó được với những vấn đề an ninh khu vực bởi vì nó tiềm ẩn một số thách
thức. Thách thức thứ nhất là xu hướng tăng cường hợp tác an ninh song phương có thể có những
tác động bất lợi đối với an ninh ở khu vực đặc biệt là khi môi trường an ninh chưa rõ ràng như
hiện nay. Mối quan hệ giữa các nước lớn còn chưa định hình vì vậy những sự liên kết hay tái liên
kết chiến lược rất dễ dẫn đến những phản ứng và tính toán trả đũa. Thách thức thứ hai là các
nghi kỵ do lịch sử để lại vẫn còn tương đối nặng nề và các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải
quyết giữa các nước lớn ở khu vực như giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Nga và Nhật làm
cản trở hợp tác đa phương trong các vấn đề chính trị an ninh. Thứ ba, vì vai trò của ARF như đã
phân tích ở trên còn hạn chế và ARF ít khả năng trở thành một cơ chế hợp tác để giải quyết các
vấn đề an ninh cụ thể ở khu vực, hầu như tất cả các nước trong khu vực đều coi Diễn đàn này chỉ
là một công cụ bổ trợ, không chính yếu, có ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là thiết thực. Điều này
dẫn đến xu thế các nước tích cực tăng cường khả năng quân sự, tăng cường sự tự chủ về quân sự
để đối phó với những bất trắc trong một môt trường an ninh chưa rõ ràng.
Triển vọng về một cơ chế an ninh khu vực theo mô hình của châu Âu có khả năng giải
quyết một cách có hiệu quả các vấn đề an ninh khu vực ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn
còn xa vời. Sự khác biệt quá lớn về mức độ phát triển kinh tế, sự đa dạng của các hệ thống chính
trị giữa các nước và các nền văn hoá khác nhau ở khu vực này khiến cho mô hình hợp tác của
châu Ấu (CSCE) không thích hợp. Hơn nữa, mặc dù có những ý kiến cho rằng đã bắt đầu xuất
hiện một "Cộng đồng Thái Bình Dương", ý thức về một cộng đồng với những lợi ích chung ở
khu vực này còn ở trong tình trạng phôi thai. Chủ nghĩa đa phương vẫn còn là một khái niệm
tương đối mới26 đối với khu vực. Bên cạnh đó, nhiều nước châu Á vẫn có truyền thống coi trọng
chủ nghĩa song phương hơn chủ nghĩa đa phương trong cách tiếp cận đối với các vấn đề an ninh
khu vực27.
25
Paul M. Evans "The New Multilaterlism and the Condidtional Engagement of China" in "Weaving the Net" edited
by James Shinn,1996
26
Kinh ngiệm về những dàn xếp an ninh đa phương ở khu vực không mấy lạc quan. Manila Pact ra đời năm 1954 và
SEATO ra đời năm 1955 hầu như không có tác dụng gì đáng kể và đã nhanh chóng sụp đổ.
27
Mohamed Jawhar Hassan, "The ASEAN Approach to Security: Cooperative or Comprehensive?" paper prepared
for The International Conference on Preventive Diplomacy for Peace and Security in the Western Pacific, August
1996.
33
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn Văn Thắng (2006), “Cân bằng quyền lực trong bối cảnh quốc tế hiện nay”,
Tạp chí nghiên cứu quốc tế (3).
2. Ignacio Ramonet (2006), “Trật tự thế giới mới”, Thông tin tham khảo quan hệ
quốc tế (6).
3. Nguyễn An Ninh (2006), “Thế giới thứ ba trong trật tự thế giới mới”, Tạp chí
Cộng sản (18).
4. Nguyễn Đình Luân (2010), “Năm đặc điểm của tư duy về quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số (3).
5. Nguyễn Quốc Hùng, Thế giới sau chiến tranh lạnh - Một số đặc điểm và xu thế,
Nguồn:
http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095659/nr040730100743/nr05051
7180813/ns050601161736
6. Nguyễn Tiến Nghĩa (2006), “Trật tự thế giới sau “chiến tranh lạnh” những quan
niệm khác nhau”, Tạp chí cộng sản (766).
7. Nguyễn Xuân Phách (1999), Chính sách đối ngoại của một số nước sau Chiến
tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia.
8. Thông tấn xã Việt Nam (1996), Thế giới sau chiến tranh lạnh, Tài liệu tham khảo
số 8- 1996.
34
Bài 5: Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
Đề cƣơng bài giảng
Mục tiêu: Những đặc điểm và xu thế chính trong quan hệ quốc tế ở Châu Á – Thái Bình
Dương sau Chiến tranh lạnh
Bố cục bài giảng:
I. TRẬT TỰ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG
1. Điều kiện tự nhiên- xã hội của khu vực và tác động tới quan hệ quốc tế
2. Tình hình kinh tế và liên kết kinh tế khu vực
3. Tình hình phân bổ quyền lực ở Châu Á- Thái Bình Dƣơng
II. CÁC XU THẾ LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á- THÁI BÌNH
DƢƠNG
1. Trung Quốc trỗi dậy và các hệ lụy khu vực
2. Chủ nghĩa dân tộc và các hệ lụy khu vực
3. Chủ nghĩa khu vực
III. CÁC XUNG ĐỘT KHU VỰC
1. Eo biển Đài Loan
2. Bán đảo Triều Tiên
3. Biển Đông
4. Châu Á- Thái Bình Dƣơng trong cuộc chiến chống khủng bố hậu 11/9
35
Tài liệu tham khảo
1. David Shambaugh (2006), “Châu Á trong chuyển đổi trật tự khu vực đang hình
thành”, Thông tin tham khảo quan hệ quốc tế (7).
2. Hoàng Anh Tuấn, Phải chăng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050517172714/ns
050523153625/view
3. Hoàng Anh, Chiến lược của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương từ nay đến
năm 2000 và đầu thế kỷ 21.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050517172204/ns
050518171305/view
4. Nguyễn Thái Yên Hương (2006), “Triển vọng quan hệ Mỹ- Nhật Bản và tác động
đối với khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (3).
5. Nguyễn Thu Hằng, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc - Quan hệ tam giác đang nổi
lên ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050517172714/ns
050523153108/view
6. Trần Anh Phương, Quan hệ ASEAN - Nhật Bản - Trung Quốc trong bối cảnh mới
những năm gần đây.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr080610101236/ns
050516154948/view
TS. Vũ Dương Huân (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36
Bài 6: Những vấn đề an ninh nổi bật của khu vực châu Á- Thái Bình Dương
Đề cƣơng bài giảng
“CÁC VẤN ĐỀ AN NINH CHỦ CHỐT
Ở CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG HIỆN NAY”
Mục tiêu bài giảng:
- Xác định các vấn đề an ninh chủ chốt ở Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay
- Xây dựng cấu trúc an ninh khu vực vì hòa bình, ổn định để phát triển
Bố cục bài giảng:
- Một số khái niệm an ninh cơ bản
- Các vấn đề an ninh truyền thống ở Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay
- Cấu trúc an ninh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang định hình
I. CÁC VẤN ĐỀ AN NINH TRUYỀN THỐNG
1. Chạy đua vũ trang
Năm 2010, có những bước tiến lớn liên quan đến việc cắt giảm vũ khí hạt nhân và vũ khí
tấn công chiến lược. Mỹ và Nga đã ký kết START 2, hiện đang trong quá trình phê chuẩn và bắt
đầu triển khai kiểm kê và phá hủy các vũ khí chiến lược theo Hiệp ước này. Hội nghị Thượng
đỉnh về an ninh hạt nhân tháng 4/2010 đã nhất trí vấn đề bảo đảm an ninh hạt nhân cần được giải
quyết trong tổng thể việc giải trừ, không phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng hoà bình năng
lượng hạt nhân, tăng cường thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy để
Công ước cấm thử hạt nhân toàn diện sớm có hiệu lực. Tuy nhiên, vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên tiếp tục là những điểm nóng.
Chạy đua vũ trang về vũ khí thông thường đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực,
nhất là những khu vực có các điểm nóng về khủng bố, xung đột sắc tộc, bạo loạn, tranh chấp
lãnh thổ… Tại Đông Á, nhiều nước tăng cường mua sắm, hiện đại hóa quân đội, nhất là hải quân
và không quân.
37
Mỹ và Nga có thể sẽ hoàn tất việc phê chuẩn START 2. Việc triển khai cắt giảm kho vũ
khí hiện tại sẽ được Mỹ và Nga tiến hành song song với việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí
chiến lược. Trong khi đó, vấn đề hạt nhân I-ran, Bắc Triều Tiên tiếp tục phức tạp.
Chạy đua vũ trang về vũ khí thông thƣờng tiếp tục chiều hƣớng gia tăng do: (i) nhiều
điểm nóng vẫn chưa có giải pháp, đe dọa hòa bình và an ninh của các khu vực; (ii) tranh chấp
lãnh thổ, tài nghuyên ở một số khu vực đang có xu hướng tăng lên; (iii) một số nước lấy cớ
chống khủng bố, cướp biển v.v. để đẩy mạnh mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, tăng
cường tập trận để gia tăng ảnh hưởng chiến lược ở khu vực.
Ba khu vực trọng điểm về chạy đua vũ trang là Trung Đông, Nam Á và Đông Á.
Trung Đông và Nam Á chạy đua về đủ loại vũ khí. Đông Á thiên về tăng cường hải quân, phòng
không- không quân; an ninh trên biển được ưu tiên, do đó chạy đua vũ trang trên biển sẽ nóng
hơn. Châu Âu có xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng do kinh tế khó khăn và gần đây quan hệ
NATO- Nga đã được cải thiện.
Trung Quốc có khả năng sẽ nổi lên thành nhà cung cấp lớn trên thị trƣờng mua bán
vũ khí thông thƣờng, bên cạnh Mỹ và Nga.
2. Tình hình Biển Đông
Từ đầu năm 2009 đến nay, đặc biệt trong năm 2010, tình hình liên quan đến Biển Đông có
nhiều động thái mới tác động nhiều chiều tới việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trung
Quốc triển khai nhiều hoạt động nhằm khẳng định “chủ quyền” của mình tại Biển Đông. Việc
Trung Quốc có những bước đi mạnh mẽ, tăng cường sức mạnh quân sự, đẩy mạnh các hoạt động
ở Biển Đông, coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” đã thực sự thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ ở
khu vực, gây mối lo ngại đối với các nước ven Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã có những điều chỉnh khá mạnh chính sách đối với Biển Đông.
Lần đầu tiên Mỹ khẳng định có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông; phản đối sự cản trở quyền tự do
hàng hải; nêu rõ Biển Đông không chỉ liên quan đến các nước ven biển mà cả cộng đồng quốc tế;
phản đối hành động mang tính ép buộc trong giải quyết tranh chấp Biển Đông ; ủng hộ giải pháp
Biển Đông trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và DOC 2002. Trên thực địa,
Mỹ tăng cường sự hiện diện của hải quân ở Biển Đông. Tàu chiến và máy bay Mỹ hoạt động với
tần suất dày hơn, phạm vi rộng hơn ở Biển Đông. Mỹ chủ động tăng cường quan hệ quân sự với
các nước trong khu vực, bao gồm cả diễn tập quân sự.
Các hoạt động mạnh mẽ của Trung Quốc và sự chuyển biến trong chính sách của Mỹ gần
đây đã có tác động đến quan điểm của các nước ASEAN và các nước khác trong vấn đề Biển
Đông, thể hiện rõ tại các hội nghị ASEAN năm 2010. Trước phản ứng của Mỹ , các nước ASEAN
38
và các nước liên quan , mấ y tháng cuố i năm Trung Quốc phầ n nào điề u chin̉ h
chính sách theo
hướng „mề m hơn”, tăng cường ngoa ̣i giao kinh tế , nhằ m tránh bi ̣cô lâ ̣p và vañ hồ i hình ảnh quố c
gia phầ n nào đã bi ̣ảnh hưởng.
Trung Quố c không tƣ̀ bỏ chính sách tăng cƣờng kiểm soát Biể n Đông, nhƣng trong
năm 2011, ít nhất là nửa đầu năm, Trung Quốc có thể có một số điều chỉnh nhằm giảm bớt
căng thẳng do những phản ứng quốc tế bất lợi gần đây. Mă ̣t khác , các áp lực nội bộ và quan
niê ̣m về “chủ quyề n ta ̣i nga”̃ khiến Trung Quố c nhiề u khả năng s
ẽ vẫn thực hiện một số hành
đô ̣ng “thực thi chủ quyề n” trên thực điạ . Trong thời gian tới, một mặt, Trung Quốc sẽ tiếp tục
các hoạt động trên thực địa như tuần tra, diễn tập quân sự, bắt giữ tàu cá, thăm dò dầu khí tại các
khu vực Trung Quố c kiể m soát . Mặt khác, cũng sẽ tăng cường tìm cách phân hóa ASEAN trong
vấn đề Biển Đông , thông qua việc tranh thủ , lôi kéo một số nước ASEAN , nhất là những nước
không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông , biê ̣n pháp chính là dù ng các đòn bẩ y về kinh tế . Tuy
nhiên, trước phản ứng mạnh và quyết tâm can dự của Mỹ, cũng như sự lo ngại gia tăng của các
nước liên quan và cộng đồng quốc tế trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung
Quốc cũng buộc phải tính toán bước đi và hoạt động thích hợp nhằm tránh đối đầu căng thẳng
với Mỹ, không đẩy các nước trong khu vực ngả theo Mỹ và tránh bi ̣cô
lâ ̣p trên trường ngoa ̣i
giao.
Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy xu thế quốc tế hóa vấn vấn đề Biển Đông và
qua đó tập hợp lực lƣợng ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đã công khai lộ trình tăng
cường, củng cố vai trò, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Sự cọ sát
Trung- Mỹ sẽ gia tăng và chi phối diễn biến tình hình ở Biển Đông. Xét tới chủ trương và lợi ích
chiến lược của mỗi nước ở khu vực Biển Đông cũng như bản chất “vừa hợp tác vừa đấu tranh”
của quan hệ Trung- Mỹ, có nhiều khả năng cạnh tranh Trung- Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài.
Năm 2011, vấn đề Biển Đông, đặc biệt là việc triển khai DOC và thúc đẩy COC, có
thể có thêm bƣớc tiến tích cực, với việc In-đô-nê-xia làm Chủ tịch ASEAN. In-đô-nê-xia là bên
trung lâ ̣p, có vị thế khu vực quan trọng và cũng có lợi ích trong vấ n đề Biể n Đông . Tuy vâ ̣y, Inđô-ne-xia quan tâm đế n vấ n đề Biể n Đông sẽ không phải là tro ̣ng tâm như năm Viê ̣t Nam là chủ
tịch ASEAN. Viê ̣c đưa vẫn đề Biể n Đông ra bàn ta ̣i các khuôn khổ ASEAN nhiề u khả năng sẽ
vẫn tiế p tu ̣c, tuy nhiên mức đô ̣ có thể không cao như năm 2010. ASEANcó thể sẽ tiếp tục quan
tâm hơn đế n Biể n Đông nhưng khó có thể có được một lập trường chung trong vấn đề này .
3. Tình hình Bán đảo Triều Tiên
Những năm gần đây, Bán đảo Triều Tiên đã trải qua nhiều biến động. Mặc dầu đầu năm
2010 quan hệ liên Triều có một số dấu hiệu khôi phục, vụ chìm tàu Cheon-an như một gáo nước
lạnh, đẩy quan hệ liên Triều vào tình trạng căng thẳng nhất trong 15 năm qua, làm ngưng trệ tiến
39
trình nối lại đàm phán 6 bên, đồng thời gây thêm mâu thuẫn giữa các nước Trung, Nga, Hàn,
Mỹ, Nhật... Bất chấp các nỗ lực tham vấn lẫn nhau giữa các nước liên quan, tích cực nhất là
Trung Quốc nhằm thúc đẩy mở lại đàm phán 6 bên, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau
khi tiếp tục xảy ra vụ đụng độ bằng đạn pháp giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên đảo
Yeonpyeong- nằm cách đường hải giới chia tách hai nước chỉ 3km. Về nội bộ, Triều Tiên đã bắt
đầu công khai hóa và đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực.
Diễn biến tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ rất phức tạp và khó đoán định, quan hệ
liên Triều sẽ xen lẫn giữa căng thẳng và đối thoại, hoặc thay thế nhau nổi lên từng thời
điểm. Sự kiện hai bên nã pháo vào nhau một lần nữa làm nóng trở lại quan hệ vốn chưa trở lại
bình thường giữa hai miền sau vụ chìm tàu và gây thêm rủi ro leo thang xung đột. Đàm phán giải
quyết vấn đề hạt nhân phụ thuộc nhiều vào tình hình cụ thể của mối quan hệ liên Triều. Chính
sách của Triều Tiên sẽ không có thay đổi lớn do Chủ tịch Kim Châng In vẫn nắm quyền lực tối
cao, ban lãnh đạo cấp cao đều là những nhân vật kỳ cựu, nhưng việc chuyển giao quyền lực ở
Triều Tiên cũng như vấn đề sức khỏe của Chủ tịch Kim Châng In sẽ là những yếu tố chứa ẩn số
có thể gây ra những thay đổi bất ngờ.
Mỹ, Trung Quốc và các nƣớc liên quan có thể sẽ tìm cách khuyên can và gây áp lực
cần thiết để làm dịu tình hình, không để xung đột leo thang dẫn đến chiến tranh. Trong bối
cảnh hiện nay, leo thang xung đột và trở thành chiến tranh sẽ không phù hợp với lợi ích của cả
Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như các nước có liên quan khác. Mỹ cũng có thể sẽ lợi dụng
chuyện này để tăng cường cam kết quân sự tại khu vực Đông Bắc Á hơn. Trung Quốc có thể có
những điều chỉnh chính sách cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên.
Không loại trừ khả năng Hàn Quốc đẩy mạnh vũ trang, thậm chí tính đến việc phát
triển vũ khí hạt nhân. Gần đây khi có thông tin Triều Tiên đã xây dựng một nhà máy làm giàu
urani mới với công nghệ hiện đại, Lãnh đạo Hàn Quốc đã nói tới khả năng Hàn Quốc phát triển
vũ khí hạt nhân để đối phó với Triều Tiên.
II. CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1. Khủng bố
Chủ nghĩa khủng bố sẽ tiếp tục tồn tại và có xu hướng ngày càng tinh vi hơn, tuy nhiên
khó có thể lan rộng ra một phạm vi lớn hơn hiện nay do cộng đồng quốc tế ngày càng triển khai
mạnh các biện pháp kiểm soát ở cấp độ quốc gia cũng như phối hợp chặt chẽ ở mọi cấp độ song
phương, khu vực và toàn cầu.
Ở Nam Á, tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiếp tục là một trong những cái nôi
chính và là khu vực bị ảnh hƣởng mạnh nhất của chủ nghĩa khủng bố. Bạo lực, các vụ đánh
40
bom liều chết nhằm vào những khu vực đông người, nơi có lực lượng của Mỹ… sẽ tiếp tục bùng
phát, buộc các lực lượng an ninh phải vất vả đối phó.
Ở Trung Đông, tình hình 2011 phụ thuộc vào kết quả đối thoại hòa bình giữa Palestin
và Israel. Nếu đối thoại hòa bình có tiến triển, nhiều khả năng các hoạt động khủng bố, bạo loạn
sẽ giảm và ngược lại. Tình hình I-rắc tiếp tục phức tạp sau khi Mỹ rút hết quân chiến đấu; mức
độ các hoạt động khủng bố khó dự đoán.
Ở khu vực Cáp-ca-dơ thuộc Nga và một vài khu vực trong SNG, năm 2011 khả năng
khủng bố diễn ra ở các thành phố lớn sẽ ít hơn do chính quyền Nga thắt chặt các biện pháp an
ninh. Tuy nhiên, có thể vẫn lác đác diễn ra các vụ nổ bom liều chết hoặc tấn công các trụ sở cơ
quan công quyền.
Ở Đông Nam Á, số vụ khủng bố, quy mô, tính chất nghiêm trọng có thể sẽ giảm đi do:
(i) Tình hình kinh tế được cải thiện tốt hơn; (ii) Các chính phủ (Thái Lan, Philippin) kiểm soát
tình hình tốt hơn, In-đô-nê-xi-a tăng cường an ninh trong năm làm Chủ tịch ASEAN; quan hệ
Thái Lan- Campuchia nhiều khả năng đi vào ổn định. Ở khu vực, tình hình Nam Thái Lan vẫn
còn phức tạp.
Ở Mỹ và Châu Âu, do các nƣớc rất cảnh giác, cơ chế thông tin tốt, hệ thống an ninh,
chính quyền… hoạt động tốt nên khủng bố khó có thể gây hậu quả lớn (có thể chỉ là những
báo động giả hoặc bị ngăn chặn từ sớm)… Tuy nhiên, các phần tử và nguy cơ khủng bố trở nên
tinh vi hơn (chủ nghĩa khủng bố tìm hình thức hoạt động mới như tuyển mộ người địa phương,
khủng bố bằng công nghệ cao…). Chủ nghĩa khủng bố khó có khả năng tấn công vào trung tâm
châu Âu hoặc nước Mỹ, nhưng có thể sẽ tập trung vào: (i) khuấy động tình hình, gây tâm lý mất
ổn định, lo sợ về khủng bố ở Mỹ và châu Âu; (ii) nhắm vào các lợi ích của Mỹ và phương Tây ở
khu vực ngoại vi (các đại sứ quán, công dân Mỹ, phương Tây ở nước ngoài…).
2. Dân chủ, nhân quyền
Các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo tiếp tục đƣợc quan tâm tại các diễn đàn
quốc tế, khu vực, được lồng ghép trên mọi lĩnh vực phát triển xã hội và an ninh quốc tế bằng
việc áp dụng các khái niệm “tiếp cận dựa trên quyền” trong phát triển, “nghĩa vụ bảo vệ”, “an
ninh con người”, “quản trị tốt‟ trong hoà bình an ninh. Dân chủ, nhân quyền tiếp tục là con bài
để các nước phương Tây áp đặt điều kiện cho hợp tác, phát triển quan hệ, trở thành các điều
khoản trong nội dung của các Hiệp định hợp tác đa phương, song phương, được thể chế hoá
trong các nghị quyết về tình hình nhân quyền của Quốc hội Mỹ và châu Âu. Xu hướng khuyến
khích thành lập cơ chế nhân quyền khu vực và cơ chế nhân quyền quốc gia ngày càng rõ nét, cụ
41
thể là việc thành lập Cơ quan liên chính phủ về nhân quyền ASEAN và kêu gọi việc xây dựng cơ
quan nhân quyền quốc gia độc lập.
Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục ý đồ “diễn biến hoà bình”, trong đó có việc lợi dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền để làm chuyển hóa chế độ chính trị ở nƣớc ta. Các vấn đề
chính được sử dụng là: tôn giáo, dân tộc và dân chủ. Các biện pháp chính là: (i) Thúc đẩy tạo
hành lang pháp lý về “đa đảng”, sử dụng các chiêu bài “tự do ngôn luận, lập hội”, báo chí “độc
lập”, “xã hội dân sự”..., tăng cường hỗ trợ các đối tượng/nhóm chống đối về chính trị và tôn giáo
trong nước; (ii) Lợi dụng các bức xúc của một bộ phận nhân dân để lôi kéo, kích động tụ tập
khiếu nại, khiếu kiện, đình công, biểu tình tại các thành phố lớn; (iii) Công khai và tăng cường
chính sách sử dụng các Đại sứ quán tiếp xúc, hỗ trợ bọn cơ hội chính trị và cử đoàn đi thâm nhập
địa phương. Về lực lượng, nòng cốt vẫn là các phần tử thù địch với Việt Nam ở trong chính giới
Mỹ, phương Tây, các tổ chức phản động người Việt lưu vong và các nhóm cơ hội chính trị,
chống đối trong tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam. Điểm mới là các lực lượng này đang tăng cường
liên kết, phối hợp hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau để chống phá Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, ít có khả năng Mỹ và phƣơng Tây đẩy cao vấn đề dân chủ,
nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam để can thiệp vào nội bộ ta, hoặc đặt điều kiện trong
phát triển quan hệ. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là vấn đề các nước này quan tâm và nêu ra trong đối
thoại với ta. Tuỳ tình hình ta xử lý các vấn đề này thế nào mà mức độ nêu của họ sẽ mạnh hay
nhẹ.
3. Biến đổi khí hậu
Việc đối phó với những thách thức đa chiều và phức tạp của vấn đề biến đổi khí hậu
sẽ tiếp tục trở thành ƣu tiên trong chính sách của nhiều nƣớc và đƣợc cộng đồng quốc tế
quan tâm nhiều hơn. Trong các định hướng, ưu tiên đối ngoại và hợp tác quốc tế của rất nhiều
quốc gia, vấn đề biến đổi khí hậu luôn dành được vị trí khá cao. Nhiều đánh giá cho rằng, cần có
cách tiếp cận và phương thức mới trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại-an ninh để
đối phó với thách thức này như thiết lập các "mạng lưới ngoại giao" toàn cầu, kết hợp chặt chẽ
ngoại giao-quốc phòng-an ninh-bảo vệ môi trường...
Mặc dù gần đây có chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu, song ít có
khả năng Mỹ sẽ đƣa ra những cam kết ràng buộc mạnh và cụ thể về lƣợng cắt giảm khí
thải của mình. Kinh tế Mỹ hiện nay tiếp tục khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao và hàng triệu người
bị mất nhà cửa . Do đó, đa số người dân Mỹ hiện chưa thực sự quan tâm nhiều tới tương lai của
biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của cử tri đối với Tổng thống Obama và Đảng Dân chủ
ngày càng giảm nên sẽ rấ t khó có khả năng Obama
chấp nhận thêm rủi ro để các ngành công
nghiệp của Mỹ phải chịu thuế đặc biệt về môi trường. Đặc biệt, với việc Đảng Cộng hoà giành
42
chiến thắng tại kỳ bầu cử giữa kỳ mới đây, khả năng chính quyền của Đảng Dân chủ có thêm
những bước tiến mạnh mẽ và tích cực trong cam kết về biến đổi khí hậu lại càng trở nên khó
khăn và phức tạp hơn.
Trung Quốc gần đây có những động thái tích cực trong việc chống biến đổi khí hậu,
nhƣng cũng khó có khả năng chấp nhận đƣa ra một con số cụ thể về lƣợng khí thải phải cắt
giảm. Ngoài mục tiêu giảm lượng khí thải một cách tương đối tùy theo quy mô của nền kinh tế ,
Trung Quố c không chấp nhận đưa ra một con số cụ thể về lượng khí thải phải giảm bởi việc đưa
ra các cam kết bó buộc sẽ gây trở ngại cho tăng trưởng của nước này. Trung Quố c chỉ có thể
chấp nhận làm điều này, nếu như các nước công nghiệp phát triển có các nhượng bộ, đặc biệt từ
phía Mỹ.
Hội nghị Thƣợng đỉnh về biến đổi khí hậu từ ngày 29/11-10/12/2010 tại Cancun, Mêhi-cô khó đạt đƣợc mục tiêu về một thỏa thuận chung với những cam kết giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính, thay thế cho Nghị định thƣ Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Hội nghị Cancun đã tới gần, nhưng những kết quả thu được sau nhiều vòng đàm phán trong năm
nay vẫn còn quá khiêm tốn. Cho tới thời điểm này, các cuộc thương lượng vẫn đang lâm vào thế
bế tắc, do sự bất đồng sâu sắc giữa các nước về việc cắt giảm khí thải. Nhiều khả năng, Hội nghị
Cancun chỉ có thể đưa ra một số biện pháp, chứ khó có thể đạt được một thỏa thuận chung mang
tính ràng buộc trong năm 2011.
4. An ninh năng lượng
Giá dầu ít có khả năng tăng mạnh trong năm tới do triển vọng ảm đạm bao trùm các
nền kinh tế phát triển và nguồn cung khá phong phú. Tháng 7/2010, Goldman Sachs dự báo
giá dầu lên 100 USD/thùng năm 2011. Tuy nhiên, gần đây, theo thăm dò ý kiến của Reuters
tháng 9/2010 cho biết giá dầu 2011 sẽ giảm so với dự báo trước đó do nguồn cung dầu thế giới
căng phồng và nhu cầu từ các nước phát triển suy yếu, giữ giá trong biên độ thắt chặt. Các dự
báo năm 2011 cũng đã được điều chỉnh xuống ngưỡng 83,00 USD/thùng.
Nhu cầu năng lƣợng, đặc biệt là dầu mỏ tiếp tục tăng, chủ yếu tại các nền kinh tế mới
nổi trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ và EU sẽ không tăng
đáng kể trong năm 2011. Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết dựa trên dự đoán
về mức tăng trưởng kinh tế mới nhất được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hồi đầu tháng 10,
nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2011 sẽ tăng tới 88,2 triệu thùng/ngày, cao hơn so với dự báo
87,9 triệu thùng/ngày mà tổ chức này công bố hồi tháng 9/2010.
An ninh năng lƣợng tiếp tục trở thành một trong những ƣu tiên quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển của các quốc gia. Nhiều nước đẩy mạnh ngoại giao năng lượng nhằm đa
43
dạng hoá và bảo đảm nguồn cung, tăng cường xây dựng và bảo đảm an ninh các tuyến vận
chuyển năng lượng. Các nước lớn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại hướng tới các khu
vực dồi dào về dầu mỏ, khí và nguyên liệu cho điện hạt nhân. Năm 2011, chính quyền tổng
thống Mỹ B. Obama sẽ tiếp tục tăng cường việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và đẩy
mạnh phát triển năng lượng thay thế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ
nhập khẩu cũng như hướng đến sự phát triển bền vững. Trong số hàng loạt các nỗ lực theo
hướng này, phải kể đến chương “Một triệu mái nhà lắp pin mặt trời” đã và đang được triển khai.
III. CẤU TRÚC AN NINH KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG
Trong năm 2010 và đầu năm 2011, cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có những
biến động mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế ở khu vực và chính sách đối ngoại
của các nước. Sự thay đổi trong tương quan lực lượng và quan hệ các nước lớn, trong bối cảnh
sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc và cách hành xử quyết đoán của nước này, là những
động lực chính thúc đẩy sự tiến hóa của cấu trúc khu vực. Những động lực đó đang góp phần
định dạng một hình thái mới cho cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thể hiện rõ qua
những phát triển trong các dàn xếp an ninh song phương và đa phương ở khu vực.
Sự định hình cấu trúc khu vực mới đem lại những thách thức to lớn cho các nước vừa và
nhỏ trong sự nghiệp bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực để tập trung phát triển kinh tế. Cấu trúc
khu vực mới cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác đa
phương ở Châu Á- Thái Bình Dương. Trước tác động mạnh mẽ của cấu trúc khu vực mới trong
năm 2011 và thời gian tới, các nước trong khu vực, nhất là các nước vừa và nhỏ, đều có những
điều chỉnh chính sách để bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ổn định khu vực. Bài viết này sẽ
phác họa những đường nét khái quát của hình thái cấu trúc khu vực đang định hình ở Châu ÁThái Bình Dương, đồng thời nêu một số nhận định về triển vọng vai trò vị trí, định hướng đối
ngoại của ASEAN trong cấu trúc khu vực mới.
1. Tầm nhìn, quan điểm của các nước về cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
hiện nay
Khái niệm “cấu trúc khu vực” hoặc “kiến trúc khu vực” (regional architecture)28 được sử
dụng phổ biến trong các văn kiện của ASEAN cũng như trong giới chính sách và giới học thuật
vài năm gần đây. Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất được thừa nhận rộng rãi cho
khái niệm “cấu trúc khu vực”, nhưng nội hàm của khái niệm thường bao gồm tổng thể những tổ
chức, thể chế, cơ chế, dàn xếp, tiến trình… nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Cấu trúc khu
vực thường bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là các dàn xếp song phương và các thể chế đa phương,
28
Thuật ngữ “kiến trúc khu vực” (regional architecture) chính xác hơn về mặt học thuật, nhưng thuật ngữ “cấu trúc
khu vực” đang được sử dụng phổ biến với nội hàm tương tự như “kiến trúc khu vực”.
44
được xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là chính trị- an ninh và kinh tế. Về giới hạn địa lý của khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương, quan niệm chung bao gồm Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ,
bao gồm cả một số chủ thể có vai trò, lợi ích liên quan như Ấn Độ, Nga và Úc.
Cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có nguồn gốc từ trong Chiến tranh lạnh với
trụ cột là tam giác chiến lược Mỹ- Trung- Xô và các bộ phận cấu thành là các liên minh song
phương theo kiểu “trục- nan hoa” do Mỹ lãnh đạo (với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái
Lan, Úc) và sự manh nha của Hiệp hội ASEAN từ năm 1967. Cấu trúc khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương phát triển hoàn chỉnh trong thập kỷ 90 và đầu thế kỷ XXI với sự duy trì và tiến hóa
của các liên minh do Mỹ lãnh đạo, cùng với sự xuất hiện và phát triển của các thể chế đa phương
ở khu vực như ARF, APEC, ASEAN+3, EAS… trong bối cảnh trạng thái đa cực hóa và hòa hợp
quyền lực tương đối ở khu vực.29
Trong vài năm gần đây, cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chịu tác động của
nhiều yếu tố thúc đẩy cấu trúc khu vực tiến triển mạnh mẽ. Sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung
Quốc và cách hành xử quyết đoán của nước này trong các vấn đề khu vực là động lực chủ chốt
thúc đẩy cấu trúc khu vực tiến hóa. Tương quan lực lượng và quan hệ các nước lớn ở Châu ÁThái Bình Dương có bước chuyển rõ rệt, tương ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các điểm
nóng xung đột ở khu vực như bán đảo Triều Tiên, quần đảo Điếu Ngư, biển Đông… từ năm
2009 đến nay đều leo thang, diễn biến phức tạp, trong đó yếu tố Trung Quốc khá đậm nét. Các
nước có liên quan đều điều chỉnh chính sách và quan điểm về xây dựng cấu trúc khu vực để bảo
đảm lợi ích quốc gia, cũng như lợi ích chung của khu vực là hòa bình, ổn định để phát triển:
1.1. Trung Quốc
Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những đặc điểm chủ yếu của cục diện thế giới từ
sau Chiến tranh lạnh trở lại đây, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu 2008- 2009
đã đem lại cơ hội vàng cho Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, làm cán cân quyền lực toàn cầu
chuyển dịch theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vị trí mà Nhật Bản nắm giữ từ thập kỷ 60 tới nay. Về
quân sự, với tốc độ hiện đại hóa quốc phòng ở mức cao của Trung Quốc trong suốt hàng chục
năm, cho đến nay khoảng cách quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ được thu hẹp đáng kể. Sức
mạnh mềm của Trung Quốc cũng gia tăng, mô hình phát triển kinh tế và các giá trị văn hóa của
Trung Quốc ngày càng được nhiều nước chấp nhận và chia sẻ, nhất là sau cuộc khủng hoảng
kinh tế- tài chính toàn cầu.
29
Tham khảo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội (Hoa Kỳ), East Asian Regional Architecture: New Economic and
Security Arrangements and U.S. Policy, 1/2008.
45
Mục tiêu chiến lược bao trùm và không đổi của Trung Quốc là trở thành cường quốc giàu
mạnh nhất thế giới, hiện thực hóa giấc mơ trăm năm của Trung Quốc.30 Trong những năm gần
đây, Trung Quốc tỏ thái độ không chịu sự ràng buộc bởi khuôn khổ “luật chơi” của hệ thống
quốc tế đương đại vốn do các nước phương Tây thiết lập từ hàng thập kỷ nay. Trung Quốc đấu
tranh mạnh mẽ đòi cải tổ các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế như IMF, WB, WTO, diễn giải
các công ước quốc tế như UNCLOS theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc theo đuổi một khuôn khổ liên kết khu vực Đông Á khép kín do Trung Quốc
làm chủ đạo thông qua việc thúc đẩy các khu vực mậu dịch tự do ở Đông Á, sáng kiến “một trục
hai cánh”, sáng kiến Chiềng Mai... Trung Quốc tăng cường hợp tác chính trị- an ninh với các
nước ASEAN trên danh nghĩa “chủ quyền quốc gia” để đối lập với các liên minh song phương
“trục- nan hoa” của Mỹ. Tầm nhìn của Trung Quốc về cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương gồm “hai vòng tròn đồng tâm”, trong đó hợp tác ASEAN+3 và hợp tác ba nước Đông
Bắc Á ở trung tâm còn vòng ngoài mới bao gồm Mỹ và các nước khác. Ngoài ra, Trung Quốc rất
coi trọng cơ chế Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO cũng do Trung Quốc nắm vai trò chủ đạo ở
Trung Á.
1.2. Mỹ
Mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vĩnh viễn vị thế cường quốc số 1 thế giới, ngăn
ngừa bất cứ quốc gia hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò số 1 của Mỹ, đồng thời xây dựng
trật tự thế giới dựa trên hệ thống các giá trị của Mỹ. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Châu ÁThái Bình Dương không có một đối tượng nào ngoài Trung Quốc có tiềm năng thách thức vai trò
vị trí của Mỹ nói trên. Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ về quy mô kinh tế trong tương lai trung
hạn, không trở thành nước dân chủ theo mô hình của Mỹ, không trở thành “cổ đông có trách
nhiệm” trong các vấn đề toàn cầu và khu vực. Bên cạnh đó, chính quyền Obama đang phải đối
diện với một thực tế là sức mạnh Mỹ suy giảm tương đối sau cuộc khủng hoảng kinh tế- tài
chính, đồng thời sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc lại chặt chẽ hơn bao
giờ hết.
Trước tình thế đó, Chiến lược An ninh Quốc gia 5/2010 của Mỹ nêu rõ liên minh với Nhật
Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan là nền tảng cho sự thịnh vượng ở Châu Á- Thái
Bình Dương.31 Ngoài ra, chiến lược này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ
song phương với Nga và Ấn Độ trong việc thúc đẩy thương mại, chống chủ nghĩa cực đoan và
30
Tham khảo Lưu Minh Phúc, Giấc mơ Trung Quốc: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ,
Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2011.
31
Nhà Trắng (Hoa Kỳ), Chiến lược an ninh quốc gia, 5/2010; truy cập tại
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf
46
phổ biến vũ khí. Đánh giá Quốc phòng 2/2010 của Mỹ cũng nêu rõ Mỹ cần phát triển các mối
quan hệ chiến lược mới với các nước mới nổi như Indonesia, Malaysia...32
Bên cạnh đó, Mỹ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thông qua các cơ chế hợp tác khu vực như
APEC, TPP, ARF, EAS, một định hướng quan trọng trong chiến lược “tái cán dự” Châu Á- Thái
Bình Dương của Mỹ. Mặc dù Mỹ không phải là nước sáng lập ra những cơ chế này nhưng gần
đây Mỹ chuyển hướng chính sách, ủng hộ mạnh mẽ và phát huy vai trò trong các cơ chế đa
phương ở khu vực. Ngoài mục tiêu ràng buộc Trung Quốc bằng các thể chế đa phương, Mỹ cũng
có ý đồ phổ cập các giá trị như dân chủ, nhân quyền, pháp trị dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Riêng
đối với Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ coi đây là một mô hình hợp
tác kinh tế đa phương kiểu mới do Mỹ lãnh đạo, lôi kéo các nước vừa và nhỏ tham gia và có thể
gạt Trung Quốc ra khỏi tiến trình này.
1.3. Các nước tầm trung
Nhật Bản coi liên minh Mỹ- Nhật là xương sống cho cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương. Liên minh Mỹ- Nhật được thắt chặt sau va chạm Trung- Nhật liên quan đến quần đảo
Điếu Ngư và thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trước tình hình Trung Quốc
lớn mạnh vượt bậc, Nhật Bản vẫn tỏ ra bất an ngay cả trong “cái ô an ninh” của Mỹ. Do vậy,
Nhật Bản tăng cường quan hệ gần gũi với Ấn Độ, Úc và đẩy mạnh quan hệ với ASEAN nhằm
đối lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại Trung Quốc khống chế khu
vực Đông Nam Á sẽ kiểm soát con đường vận tải huyết mạch về năng lượng và thương mại của
Nhật. Tuy nhiên, hợp tác đa phương của Nhật Bản với ASEAN luôn ở thế đối phó, chậm chân
hơn so với Trung Quốc. Nhật Bản lo sợ Trung Quốc chiếm vai trò lãnh đạo ở Đông Á nên đồng
thời thúc đẩy các cơ chế đa phương có sự tham gia của Mỹ và các nước ngoài khu vực như EAS,
APEC. Nhật Bản đóng vai trò cân bằng giữa hai bờ Thái Bình Dương trong cấu trúc khu vực, là
cấu nối cho sự tham gia của Mỹ vào hợp tác đa phương ở Đông Á.
Thời gian qua, sự trỗi dậy của Ấn Độ về kinh tế và chính trị cũng diễn ra ấn tượng không
kém gì Trung Quốc. Là một nước Nam Á nhưng Ấn Độ tích cực thi hành “chính sách hướng
Đông”, tự coi mình là bộ phận không thể tách rời của cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương, coi các nước Châu Á- Thái Bình Dương là “láng giềng mở rộng” của mình. Để đối phó
lại với sức ép của Trung Quốc trong vấn đề biên giới lãnh thổ, Ấn Độ thúc đẩy quan hệ đối tác
chiến lược với Mỹ và các nước như Nhật, Úc, hình thành “liên minh dân chủ Châu Á” không
chính thức bao gồm 4 nước Mỹ- Ấn- Nhật- Úc được cho là để kiềm chế Trung Quốc. Ấn Độ coi
trọng các cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN làm trung tâm, đặc biệt là Cấp cao Đông Á EAS
32
Bộ Quốc phòng (Hoa Kỳ), Đánh giá Quốc phòng 2/2010; truy cập tại
http://www.defense.gov/qdr/images/QDR_as_of_12Feb10_1000.pdf
47
do Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập. Tuy nhiên, liên kết kinh tế giữa Ấn Độ với
các nước khu vực vẫn còn ở mức độ rất hạn chế. Cho đến hiện nay Ấn Độ vẫn chưa được chấp
nhận là thành viên APEC.
Nga luôn nhấn mạnh mình là một cường quốc Thái Bình Dương nhưng sự can dự cũng như
ảnh hưởng của Nga ở khu vực khiêm tốn hơn so với các cường quốc khác. Trong những năm gần
đây Nga mới thúc đẩy quan hệ với ASEAN và được chấp nhận gia nhập Cấp cao Đông Á trong
năm 2010. Mặc dù vậy Nga vẫn là một nhân tố không thể thiếu ở Châu Á- Thái Bình Dương,
đóng vai trò cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ.
1.4. ASEAN
ASEAN có mục tiêu xây dựng cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dựa trên
“phương cách ASEAN” và các nguyên tắc cơ bản của khối để duy trì hòa bình, ổn định để phát
triển. ASEAN ủng hộ một cấu trúc khu vực đa tầng nấc, dựa trên các tiến trình hợp tác khu vực
hiện có, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong cấu trúc khu vực đó, ASEAN giữ vai trò là trung tâm
và động lực chính.33 ASEAN không ủng hộ một “siêu thể chế” bao trùm lên toàn bộ khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, ASEAN
cũng ủng hộ quan hệ hài hòa giữa các cường quốc và tạo điều kiện cho các cường quốc đóng góp
tích cực vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và ổn định ở khu vực.
Nhìn chung, tất cả các nước Châu Á- Thái Bình Dương đều có nhu cầu hợp tác xây dựng
cấu trúc khu vực để duy trì hòa bình, ổn định để phát triển, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột
khu vực quy mô lớn- mẫu số chung của tất cả các nước. Tuy nhiên, do lợi ích khác nhau nên mỗi
nước có một quan điểm và tầm nhìn khác nhau về hình thái cấu trúc khu vực (bản thân quan
niệm và ý đồ của các nước về “hòa bình”, “ổn định” cũng khác nhau). Chính vì vậy, cấu trúc khu
vực đang định hình ở Châu Á- Thái Bình Dương chính là kết quả của sự đấu tranh và thỏa hiệp
của các nước, dựa trên tương quan lực lượng hiện có và những phát triển trong tình hình an ninh
khu vực.
2. Một số đặc điểm của cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang định hình
Trong vài năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của các động lực chủ yếu, cấu trúc khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương đang có những chuyển động đáng chú ý. Tuy hình thái cấu trúc
khu vực đã tồn tại từ đầu thế kỷ XXI đến nay chưa bị phá vỡ, nhưng đã và đang xuất hiện một số
thay đổi quan trọng trong cấu trúc khu vực có thể gây tác động lớn đến cục diện quan hệ quốc tế.
Mặc dù cho đến nay hình thái cấu trúc khu vực mới vẫn chưa định hình rõ nét, nhưng có thể khái
quát một số đặc điểm chủ yếu của cấu trúc khu vực đang định hình như sau:
33
Hiến chương ASEAN, điều 41; truy cập tại http://www.aseansec.org/publications/ASEAN-Charter.pdf
48
2.1. Quan hệ Trung- Mỹ, hai cường quốc Châu Á- Thái Bình Dương, trở thành yếu tố
“định hình” cục diện và cấu trúc khu vực
Sau thời kỳ quan hệ “trăng mật” chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, quan hệ Trung- Mỹ
lạnh nhạt dần trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush và xấu đi rõ rệt từ sau khi Tổng thống
Obama lên cầm quyền năm 2009. Đặc điểm của quan hệ Trung- Mỹ hiện nay là mối quan hệ
giữa một siêu cường duy nhất đang suy giảm sức mạnh và một cường quốc đang trỗi dậy có tiềm
năng thách thức vị trí của siêu cường duy nhất. Mặt khác, hai cường quốc lại phụ thuộc lẫn nhau
về kinh tế ở mức độ cao nhất trong lịch sử quan hệ song phương, đồng thời cần hợp tác với nhau
để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Trong hoàn cảnh đó, Mỹ cố gắng duy trì nguyên
trạng vị trí siêu cường duy nhất bằng các biện pháp kiềm chế Trung Quốc về lâu về dài, trong khi
Trung Quốc tìm cách xét lại hệ thống quốc tế hiện hành vốn do Mỹ và phương Tây chi phối
thông qua các biện pháp hòa bình. (Tuy nhiên, cách hành xử của Trung Quốc ở khu vực xung
quanh thời gian gần đây lại cho thấy nước này có nhiều chuẩn mực khác nhau về “hòa bình”).
Tuy cạnh tranh chiến lược trong quan hệ Trung- Mỹ ngày càng có chiều hướng phát triển
gay gắt nhưng vẫn không phá vỡ hợp tác giữa hai nước. Trung Quốc và Mỹ đã xây dựng được
khuôn khổ hợp tác song phương tương đối ổn định, thể hiện qua các cuộc Đối thoại chiến lược
thường niên bắt đầu từ năm 2009. Các cuộc đối thoại thường niên này mang ý nghĩa tượng trưng
cho thấy cả hai bên sẽ không để quan hệ đổ vỡ dù tình hình có xấu đi. Hai nước vẫn hợp tác
trong các thể chế toàn cầu và khu vực, ví dụ như Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, để giải quyết
những vấn đề quốc tế mà không nước nào có thể tự mình đảm đương nổi. Chính vì vậy, các thể
chế đa phương ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vẫn có cơ hội phát triển do có sự tham gia
và ủng hộ của cả hai cường quốc. Cạnh tranh và hợp tác giữa hai cường quốc trong các thể chế
đa phương sẽ là yếu tố quyết định chiều hướng phát triển của các thể chế này.
Do cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn duy trì đại cục hòa bình, ổn định và thịnh
vượng nên cấu trúc Châu Á- Thái Bình Dương không có sự thay đổi đột biến mà sẽ phát triển
tiệm tiến, song hành với sự thay đổi trong tương quan lực lượng và quan hệ hai nước. Hệ thống
quốc tế và khu vực hiện hành về cơ bản sẽ không bị phá vỡ vì nó vẫn chấp nhận được đối với cả
Trung Quốc và Mỹ (với Mỹ là để duy trì nguyên trạng thế giới, phục hồi kinh tế, với Trung Quốc
là để tập trung hiện đại hóa). Tuy nhiên, do có sự đấu tranh và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ
trong hệ thống thế giới và khu vực hiện hành, nên cấu trúc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ
tiếp tục tiến hóa tùy thuộc vào cường độ, sắc thái đấu tranh- hợp tác tác giữa hai cường quốc.
2.2. Trong số các bộ phận cấu thành của cấu trúc khu vực mới, các dàn xếp an ninh
song phương tiếp tục giữ vai trò chủ đạo.
49
Liên minh Mỹ- Nhật khẳng định vai trò trụ cột trong các dàn xếp an ninh khu vực, có mục
tiêu ứng phó với những thách thức an ninh ở Đông Bắc Á, nhất là răn đe, kiềm chế Trung Quốc.
Liên minh Mỹ- Hàn được thắt chặt sau sự kiện tàu Cheonan và những va chạm nảy lửa trên bán
đảo Triều Tiên gần đây. Liên minh Mỹ- Philippines được làm sống động trở lại, chuyển từ
hướng nội sang hướng ngoại sau những vụ việc trên biển Đông đầu năm 2011. Liên minh MỹÚc tỏ rõ mức độ bền vững với thời gian sau những thử thách ở Iraq và Afghanistan. Quan hệ
Mỹ- Ấn cũng được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược để đáp ứng nhu cầu hợp tác giữa hai
nước trước bối cảnh mới, được ca ngợi là mối quan hệ “định hình thế kỷ XXI”.34
Mặt khác, các liên minh truyền thống do Mỹ đứng đầu không còn giữ hình thái “trục- nan
hoa” như trước, mà có sự phối hợp giữa các liên minh và các đồng minh của Mỹ. Cuộc diễn tập
quân sự Mỹ- Nhật- Úc tháng 7/2011 ở khu vực phía Nam biển Đông là một ví dụ cụ thể. Các liên
minh do Mỹ lãnh đạo có xu hướng kết hợp lại với nhau, thành một mạng lưới phòng thủ đa
phương mà không cần thành lập một NATO ở Châu Á. Chính Mỹ cũng khuyến khích các nước
đồng minh năng động hơn để chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong hoàn cảnh sức mạnh Mỹ đang
suy giảm tương đối. Ngoài thắt chặt quan hệ với Mỹ để đề phòng Trung Quốc, các nước này
cũng đẩy mạnh liên thủ với nhau để tạo ra nhiều con bài có thể sử dụng với Trung Quốc trong
tương lai (sự tăng cường quan hệ Nhật- Ấn, Nhật- Úc, Hàn- Nhật... là những ví dụ điển hình).
Các nước này trong khi luôn đề phòng một Trung Quốc quả quyết hơn cũng tận dụng các cơ hội
cải thiện quan hệ với Trung Quốc khi có thể, vì họ không cảm thấy an toàn tuyệt đối trong cái ô
an ninh của Mỹ nữa.
2.3. Các thể chế an ninh đa phương có chiều hướng tiến triển chưa rõ nét trong cấu
trúc khu vực tại thời điểm hiện nay.
Về cơ bản, các thể chế đa phương ở Châu Á – Thái Bình Dương chia làm hai loại: loại các
thể chế dựa trên vai trò điều phối của ASEAN (như ASEAN+3, ARF, EAS, ADMM+...) và loại
các thể chế khác (như APEC, TPP, SCO...). Trong tương lai trung hạn, tất cả các thể chế này đều
tiếp tục song song tồn tại, vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho nhau, và ít có khả năng một thể chế
nào đó tiến triển thành một “siêu thể chế” bao trùm lên toàn khu vực. Tính chồng chéo, đan xen,
ít hiệu quả của các thể chế đa phương vẫn sẽ là đặc trưng cố hữu của hợp tác khu vực Châu ÁThái Bình Dương thời gian tới.35
Mặt khác, những thay đổi trong chính sách ngoại giao đa phương của các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ, đang gây ra những xáo động nhất định đối với các thể chế đa phương. Sự tham gia
34
Tham khảo Hillary Rodham Clinton, Remarks on Regional Architecture in Asia: Principles and Priorities, 1/2010;
truy cập tại http://www.state.gov/secretary/rm/2010/01/135090.htm
35
Tham khảo Kei Koga, “Competing Institutions in East Asian Regionalism: ASEAN and the Regional Powers”,
Issues and Insights, Vol. 10, No. 23, October 2010.
50
tích cực của Mỹ và Nga trong Cấp cao Đông Á có khả năng thúc đẩy hợp tác EAS tiến triển
nhanh hơn các thể chế khác (từ trước đến nay, EAS vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Úc,
Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước ASEAN). Với lợi thế cấp cao, EAS có tiềm năng trở thành một
diễn đàn đối thoại, một thể chế hợp tác chính trị - an ninh chủ chốt ở Châu Á- Thái Bình Dương.
Lúc đó, ARF và ADMM+ sẽ có thể trở thành “cấp dưới” của EAS trong hợp tác chính trị- an
ninh. Về phân công lao động, EAS và ARF sẽ tập trung vào các vấn đề chính trị, chính sách,
trong khi ADMM+ sẽ tập trung vào các vấn đề chuyên môn như an ninh biển, cứu trợ thảm họa,
hợp tác quốc phòng...
2.4. Về cấu trúc kinh tế khu vực, mảng cấu trúc tồn tại song song với cấu trúc chính trịan ninh, cũng có những biến động đáng chú ý
ASEAN vẫn ủng hộ các khu vực mậu dịch tự do FTA giữa ASEAN với một nước đối tác làm trụ
cột trong cấu trúc kinh tế khu vực, nhằm mục tiêu tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.36
Tuy nhiên, các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1 không phát huy được tác dụng như mong
muốn, do các FTA này được thành lập theo phong trào với mức độ liên kết thấp. Sự yếu kém của
các FTA giữa ASEAN với một nước đối tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò trung tâm của
ASEAN trong hợp tác kinh tế ở Châu Á- Thái Bình Dương. Do sức mạnh kinh tế hạn chế nên
ASEAN khó có thể giữ vị trí đầu tàu trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương ở khu vực.
Nhìn rộng ra khu vực Đông Á, các cơ chế hợp tác kinh tế khác như EAFTA và CEPEA về cơ
bản cũng mới chỉ là “viễn cảnh”, và tương lai liên kết kinh tế dựa trên khu vực địa lý Đông Á
còn xa vời.
Trong khi đó, sự trỗi dậy của TPP trong vài năm gần đây, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, là
yếu tố mới mẻ trong hợp tác kinh tế đa phương ở Châu Á- Thái Bình Dương. Hiện nay, TPP và
APEC là hai cơ chế đóng vai trò kết nối kinh tế hai bờ Thái Bình Dương. Tuy hình thành bên lề
APEC và được coi là “người tìm đường” của APEC nhưng ít có khả năng TPP thay thế hoàn
toàn APEC trong tương lai gần, vì ít nhất về mặt thành viên TPP chưa mở rộng đến tất cả các
nền kinh tế thành viên APEC. Tuy nhiên, nếu tiến trình đàm phán TPP tiến triển thuận lợi, thu
hút nhiều nền kinh tế chủ chốt như Nhật Bản, Hàn Quốc… tham gia, thì khả năng TPP vươn lên
trở thành cơ chế tự do hóa kinh tế chủ đạo ở Châu Á – Thái Bình Dương là hoàn toàn có thể. Mặt
khác, sự phát triển của TPP có nguy cơ chia rẽ liên kết kinh tế trong ASEAN vì không phải nước
thành viên ASEAN nào cũng tham gia đàm phán TPP.
36
ASEAN Economic Community Blueprint, 11/2007, điểm 65; truy cập tại http://www.aseansec.org/5187-10.pdf và
Chair‟s Statement of the 18th ASEAN Summit, 5/2011, điểm 43; truy cập tại
http://www.asean.org/Statement_18th_ASEAN_Summit.pdf
51
Tài liệu tham khảo
1. Varun Sahni (2006), “Ấn Độ và kiến trúc an ninh châu Á”, Thông tin tham khảo
quan hệ quốc tế (7).
2. Kei Koga, “Competing Institutions in East Asian Regionalism: ASEAN and the
Regional Powers”, Issues and Insights, Vol. 10, No. 23, October 2010.
3. ASEAN Economic Community Blueprint, 11/2007, Điểm 65; truy cập tại
http://www.aseansec.org/5187-10.pdf
4. Chair’s Statement of the 18th ASEAN Summit, 5/2011, Điểm 43; truy cập tại
http://www.asean.org/Statement_18th_ASEAN_Summit.pdf
5. Hillary Rodham Clinton, Remarks on Regional Architecture in Asia: Principles
and Priorities, 1/2010; truy cập tại
http://www.state.gov/secretary/rm/2010/01/135090.htm
6. Hiến chương ASEAN, Điều 41; truy cập tại
http://www.aseansec.org/publications/ASEAN-Charter.pdf
7. Nhà Trắng (Hoa Kỳ), Chiến lược an ninh quốc gia, 5/2010; truy cập tại
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strate
gy.pdf
8. Bộ Quốc phòng (Hoa Kỳ), Đánh giá Quốc phòng 2/2010; truy cập tại
http://www.defense.gov/qdr/images/QDR_as_of_12Feb10_1000.pdf
9. Lưu Minh Phúc, Giấc mơ Trung Quốc: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược
trong thời đại hậu Mỹ, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2011.
10. Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội (Hoa Kỳ), East Asian Regional Architecture:
New Economic and Security Arrangements and U.S. Policy, 1/2008.
52
Tài liệu đọc thêm
1. Hà Hồng Hải, Hội thảo An ninh- Châu Á Thái Bình Dương năm 2000.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050601164440/ns
050608174524/view
2. Lê Linh Lan, Kiến trúc an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương - Thách thức
và triển vọng.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050517172714/ns
050525131545/view
3. Luận Thùy Dương, Hợp tác trên biển và an ninh trên biển khu vực châu Á- Thái
Bình Dương.
Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050601163534/ns
050601171006/view
4. Phạm Ngọc Uyển (2006), “Hiệp định hạt nhân Mỹ- Ấn Độ và tác động đến nỗ lực
chống phổ biến hạt nhân toàn cầu”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (3).
5. Phạm Ngọc Uyển and Nguyễn Thu Hương (2004), “On the Nuclear Crisis on the
Korean Peninsula and Prospects for a Solution”, International Studies (15)
53
Bài 7: ASEAN và vai trò đối với các vấn đề khu vực
Đề cƣơng bài giảng
I. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
1. Thế nào là một cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm khá trừu tượng đang ngày càng được nhiều học giả khoa học
chính trị và quan hệ quốc tế nghiên cứu. Theo Ernst Haas37, một cộng đồng có hai đặc điểm
chính: i) là tập hợp các phần tử có lòng tin, tình bạn, bổ trợ lẫn nhau và trách nhiệm về nhau; ii)
các phần tử trong cộng đồng tin tưởng vào cộng đồng, tôn trọng cộng đồng và tự gắn bó bản sắc
của mình với cộng đồng. Một cộng đồng có thể xuất hiện do các phần tử có quan hệ xã hội gần
gũi (như có quan hệ huyết thống, có chung đặc điểm văn hóa hoặc địa lý), hoặc khi các phần tử
của cộng đồng liên hiệp lại nhằm một mục đích chung một cách có ý thức, có tổ chức.
Khi trao đổi về tiến trình xây dựng cộng đồng như cộng đồng ASEAN, cộng đồng Đông
Á... chữ “cộng đồng” có lúc được viết hoa, có lúc không. “Cộng đồng” với chữ “C” viết hoa
thường được giải thích là một Cộng đồng trong đó bản sắc chung của cộng đồng tương đối rõ
ràng và nổi bật so với bản sắc của các nước thành viên. Nói cách khác, khi các phần tử tìm được
điểm chung và tập hợp lại thành một “cộng đồng”, đồng thời qua quá trình hợp tác xây dựng
được bản sắc nổi trội, thì “cộng đồng” đó trở thành Cộng đồng.
Trong trường hợp của ASEAN, việc các nước thành viên của ASEAN nhận thức sự cần
thiết phải tập hợp lại để cùng hành động vì mục đích chung khởi đầu cho việc hình thành cộng
đồng ASEAN. Khi ASEAN mở rộng thành viên, mở rộng hợp tác, cộng đồng ASEAN có sự phát
triển nhưng chưa trở thành Cộng đồng. Nhưng khi ASEAN ngày càng liên kết sâu hơn, ý thức rõ
hơn về bản sắc chung của mình, và xây dựng tổ chức ASEAN ngày càng chặt chẽ, vững mạnh là
biểu hiện của việc “Cộng đồng ASEAN” đang dần hình thành. Với việc thông qua Hiến chương
ASEAN, tổ chức ASEAN được củng cố và ngày càng trở nên chặt chẽ, có tổ chức, các thành
viên ASEAN ngày càng coi trọng lợi ích chung của ASEAN thì bản sắc chung của ASEAN dần
hình thành, khi đó Cộng đồng ASEAN sẽ đạt được. Tóm lại, “Cộng đồng ASEAN” là cộng đồng
ASEAN xây dựng trên nền tảng một thể chế ASEAN mạnh.
Một thắc mắc khá phổi biến về ASEAN là tại sao vẫn gọi tổ chức này là một Hiệp hội,
trong khi rõ ràng nó có tổ chức rất rõ ràng và đang tiến rất mạnh để trở thành một Cộng đồng?
Đâu là bản chất của ASEAN? Cần chỉ ra rằng ASEAN là viết tắt tiếng Anh của “Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á”. ASEAN khi mới ra đời quả nhiên là một Hiệp hội, với thành viên là các
quốc gia Đông Nam Á. Khi mới ra đời (năm 1967), tổ chức của Hiệp hội ASEAN gồm Hội nghị
37
Một trong các học giả người Mỹ sớm đưa ra khái niệm về “cộng đồng”.
54
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hàng năm; Ủy ban thường trực gồm Bộ trưởng Ngoại giao của
nước “chủ nhà”, được thực hiện luân phiên giữa các nước thành viên; các Ủy ban được thành lập
về các vấn đề cụ thể, và Ban thư ký ASEAN quốc gia tại các nước thành viên. Tới năm 1976, tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần đầu tiên tổ chức tại Ba-li, In-đô-nê-xia, ASEAN quyết định thành
lập Ban thư ký đặt tại Jakarta, tổ chức của ASEAN có một bước phát triển nhảy vọt. Tới trước
khi có Hiến chương ASEAN, ASEAN đã bao gồm hơn 130 cơ chế hợp tác ở các cấp. Tuy có tổ
chức lớn và khá quy củ như vậy nhưng về mặt pháp lý ASEAN vẫn là một Hiệp hội không có tư
cách pháp nhân trong quan hệ quốc tế do văn bản “pháp lý” khai sinh ra ASEAN chỉ là một
tuyên bố chính trị (Tuyên bố Băng-cốc năm 1967). Điều này lý giải vì sao tới nay (2009), mọi
thỏa thuận ASEAN ký kết với các đối tác đều là giữa các nước thành viên ASEAN với tư cách
riêng rẽ ký với đối tác đó, hoặc do Ban thư ký ASEAN đại diện cho các nước thành viên ký với
đối tác, chứ không phải giữa tổ chức ASEAN với đối tác liên quan.
Với việc Hiến chương ASEAN có hiệu lực, ASEAN được trao tư cách pháp nhân, và chính
thức trở thành một tổ chức được công nhận trong luật pháp quốc tế. Trong quá trình soạn thảo
Hiến chương ASEAN, đã có ý kiến đề xuất đổi tên ASEAN thành OSEAN (với O là viết tắt của
chữ Organisation) để phản ảnh sự phát triển mới nhất của tổ chức này. Tuy nhiên, tên ASEAN
được giữ lại vì nó trở thành cái tên đã quá quen thuộc không chỉ ở khu vực mà còn với các đối
tác rộng khắp trên thế giới, và cũng là một “thương hiệu” đã được khẳng định, mặc dù tên này
không còn phản ánh đúng bản chất pháp lý của ASEAN.
Vậy ASEAN là Tổ chức hay Cộng đồng? Theo cách hiểu thông thường thì ASEAN là cả
hai. Cộng đồng ASEAN là mục tiêu mà các nước ASEAN đã và đang xây dựng. Tổ chức
ASEAN chính là công cụ thể chế, là phương tiện để các nước ASEAN đạt được mục tiêu đó.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì thuật ngữ ASEAN dùng để chỉ Tổ chức ASEAN.
2. Tình hình xây dựng “cộng đồng” ASEAN
2.1. Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và ở khu vực Đông Á nói chung
Không như châu Âu, các quốc gia đã có hàng trăm năm hoặc hơn thế giao lưu, hoặc tự
nguyện hoặc bị ép buộc bởi các đế chế siêu quốc gia hùng mạnh, do vậy đã hình thành một cộng
đồng tự nhiên chia sẻ các giá trị, lịch sử, văn hóa chung, Đông Nam Á không phải là một cộng
đồng tự nhiên. Các quốc gia Đông Nam Á bị chia rẽ không chỉ bởi địa lý, mà còn bởi các yếu tố
sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, và cả do các nhân tố ngoại bang thuộc địa cũng như ảnh
hưởng của các nước lớn bên ngoài. Do vậy, tiến trình xây dựng cộng đồng ở Đông Nam Á có
khởi điểm thấp hơn nhiều so với các khu vực khác.
55
Việc ASEAN ra đời không hẳn là sự khởi đầu của tiến trình xây dựng cộng đồng Đông
Nam Á, bởi vì trước ASEAN các nước Đông Nam Á đã có xu hướng xích lại gần nhau và xây
dựng các tổ chức riêng như ASA, Maphilindo nhưng không thành. Khi ASEAN ra đời, tiến trình
hội nhập khu vực mới thực sự có bước tiến thực chất.
Hội nhập kinh tế
Tuy ngay từ khi ra đời ASEAN đã có hợp tác trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, và đã có
những lúc sự hợp tác đó khá chặt chẽ (như trong vấn đề Cămpuchia, vấn đề thương mại với EU,
Úc…), nhưng quá trình liên kết chỉ thực sự bắt đầu sau khi chiến tranh lanh kết thúc, bắt đầu
bằng tiến trình hội nhập trên lĩnh vực kinh tế. Hội nhập kinh tế ASEAN dựa trên ba trụ cột gồm
các chương trình hội nhập trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ và
Sáng kiến về Khu vực Đầu tư ASEAN. Như vậy, mức độ hội nhập của ASEAN được đánh giá
dựa trên các chỉ số cụ thể gồm thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 1992 các nước ASEAN quyết định đưa hợp tác kinh tế ASEAN lên
một tầm cao mới thông qua việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu
chủ yếu của AFTA là tự do hóa thương mại, loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu
vực; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc hình thành một thị trường và cơ
sở sản xuất duy nhất và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế giới.38
Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN ghi nhận trong Hiến chương là tiến tới xây dựng
Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất biến ASEAN thành một khu vực kinh tế năng động và có
khả năng cạnh tranh cao. Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất ASEAN tới năm 2015 sẽ chỉ bao
gồm 5 đặc tính cơ bản sau: (1) tự do thương mại hàng hóa; (2) tự do thương mại dịch vụ; (3) tự
do đầu tư; (4) di chuyển vốn tự do hơn; (5) doanh nhân, các chuyên gia và nhân tài đi lại thuận
lợi. Với các đặc tính này, Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất của ASEAN khác cơ bản thị
trường duy nhất Châu Âu ở các điểm chính sau: i) không phải là một liên minh thuế quan; ii)
không có một chính sách tài chính chung; iii) không có một chính sách tiền tệ chung (không có
Ngân hàng Trung ương và đồng tiền chung). Ngoài ra, thị trường Châu Âu còn cho phép vốn di
chuyển tự do, thị trường lao động gần như hoàn toàn tự do39 và việc đi lại gần như không biên
giới (trong khối Schengen), là mức độ liên kết mà trước mắt, ASEAN sẽ chưa đạt được.
Một trong năm trụ cột của thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất này là tự do đầu tư. Việc
hình thành một cơ chế đầu tư mở và tự do có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng
cạnh tranh, thu hút FDI và tăng cường đầu tư nội khối của ASEAN. Hợp tác ASEAN trong việc
thúc đẩy dòng đầu tư được thực hiện thông qua Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN
38
Bộ Ngoại giao: Sổ tay kiến thức đối ngoại 2002.
Một số nước phát triển trong EU như Đức, Áo vẫn duy trì giấy phép lao động đối với các nước Đông Âu tới năm
2011.
39
56
(AIA) 1998 và Hiệp định Thúc đẩy và Bảo vệ đầu tư năm 1987, gộp chung lại gọi là Hiệp định
Đảm bảo Đầu tư ASEAN (IGA).
Tháng 2/2009, các nước thành viên đã ký kết Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN
(ACIA), sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2009. ACIA là một hiệp định toàn diện gồm tự do hóa, bảo
vệ, khuyến khích và thúc đẩy đầu tư. Với việc ký kết ACIA, ASEAN tiếp tục duy trì vị thế là
khu vực nhận được nguồn FDI lớn. Trong năm 2008 mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính
toàn cầu tác động tiêu cực, nhưng dòng FDI vào ASEAN vẫn đạt 60.2 tỉ đô la.40 EU, Mỹ, Nhật
Bản vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN.
Tuy nhiên, ASEAN vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa trong thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Ví dụ, những nội dung quan trọng và nhạy cảm khác của tự do hóa thương mại như xuất xứ hàng
mới bước đầu được đề cập đến để xây dựng các quy tắc ứng xử chung. Một khó khăn nữa trong
việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực là sự khác biệt về trình độ phát triển41 giữa các nước
thành viên ASEAN cũ và mới, và cả giữa các nước thành viên cũ với nhau đã và đang đặt ra
những thách thức lớn khi ASEAN bắt đầu đưa hợp tác khu vực đi vào chiều sâu, quyết định đẩy
thời hạn xây dựng Cộng đồng lên sớm hơn 5 năm từ năm 2020 lên 2015. Sự phát triển mạnh mẽ
của các thực thể kinh tế khác như Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt trong cạnh tranh thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cũng tạo sức ép lớn đối với ASEAN. Do đó, tầm quan trọng của vấn đề thu
hẹp khoảng cách phát triển đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của ASEAN như Sáng kiến
Hội nhập ASEAN, Kế hoạch Hành động Hà Nội, Tuyên bố Bali II, và Kế hoạch Hành động
Viêng-chăn giai đoạn 2004-2010,42 trong đó thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là mục tiêu vừa
là công cụ.
Về kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển là điều kiện cần để hiện thực hóa mục tiêu hội
nhập kinh tế nhằm mang lại cho các nước thành viên những lợi ích từ quá trình tự do hóa thương
mại và hội nhập kinh tế khu vực. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các nước thành viên
có thể làm chậm lại các kế hoạch thành lập thị trường và cơ sở duy nhất của ASEAN và gây cản
trở cho các kế hoạch liên kết kinh tế khác trong tươi lai của Hiệp hội. Về chính trị, khoảng cách
phát triển được thu hẹp sẽ giúp tăng cường sự gắn kết chính trị giữa các thành viên khi những lợi
ích thu được từ quá trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại được phân bổ đồng đều giữa
các nước, không nhóm nước nào bị thiệt thòi.
40
Như trên.
Ví dụ điển hình là chênh lệch về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người giữa các thành viên: Singapore
năm 2003 cao hơn 23 lần so với Myanmar.
42
Tuyên bố của Chủ tịch tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 10 tổ chức tại Viêng-chăn ngày 29/11/2004, “thu hẹp
khoảng cách phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hội nhập kinh tế khu vực và là một bộ phận then chốt
trong những nỗ lực xây dựng lòng tin để giúp các nước thành viên đương đầu với thách thức.”
41
57
Về mặt xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong từng nước và giữa
các nước giúp gia tăng mức độ đồng thuận trên những vấn đề liên quan đến hội nhập, giảm bất
ổn xã hội trong từng nước thành viên và giữa các thành viên, tạo thuận lợi cho tiến trình hội nhập
kinh tế nói riêng và xây dựng cộng đồng nói chung.
Hội nhập chính trị
So với tiến trình liên kết về kinh tế, quá trình hội nhập chính trị của ASEAN có phần chậm
hơn. Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên tại Ba-li In-đô-nê xi-a năm 1976, đã kí hai văn kiện quan
trọng là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Tuyên bố về sự hoà hợp của
ASEAN, đề ra các nguyên tắc cơ bản, cơ chế và lĩnh vực hợp tác. Đây là lần đầu tiên hợp tác về
chính trik-an ninh được chính thức nêu ra. Xu thế hoà dịu trên thế giới và ở khu vực chính là
nguyên nhân sâu xa đưa đến quyết định của Hiệp hội mở rộng hợp tác của ASEAN sang lĩnh vực
an ninh. Tuyên bố cấp cao Xing-ga-po (1992) khẳng định “ASEAN sẽ tìm kiếm các hình thức
cho các nước thành viên tham gia vào lĩnh vực hợp tác mới vầ các vấn đề an ninh”. Các nhà
Lãnh đạo ASSEAN còn quyết định xúc tiến một tiến trình đối thoại đa phương trong khu vực về
hợp tác an ninh trên cơ sở sử dụng những cơ chế sẵn có như Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN (AMM-PMC). TRên cơ sở này , ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực chính trị-an
ninh và thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (SEANWFZ), ra Tuyên bố Ma-ni-la về tình hình
biển Đông, tăng cường sự phối hợp giữa ASEAN với LHQ về vấn đề chính trị-an ninh...
Một phát triển quan trọng đánh dấu thay đổi trong quan niệm an ninh của các nước trong
khu vực là việc hình thành Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
thành lập tháng 7/1994, là diễn đàn để đối thoại và hợp tác giữa các thành viên về các vấn đề
chính trị-an ninh khu vực; tiến triển qua 3 giai đoạn theo trình tự từ xây dựng lòng tin (CBM)
đến ngoại giao phòng ngừa (PD) và cuối cùng là xem xét phương cách giải quyết xung đột; tiếp
cận các vấn đề theo quan điểm an ninh toàn diện, kể cả về chính trị, kinh tế-xã hội và các vấn đề
xuyên quốc gia. Hoạt động của ARF theo nguyên tắc tiệm tiến, với tốc độ chấp nhận được với tất
cả các thành viên; mọi quyết định phải trên cơ sở tham khảo ý kiến và đồng thuận của tất cả các
thành viên; thực hiện trên cơ sở tự nhuyện. ASEAN được coi là động lực chính của Diễn đàn; và
các hoạt động của ARF và cơ bản dựa trên các tập quán và phương thức làm việc của ASEAN.
Bên cạnh diễn đàn ARF, ASEAN còn tiến hành đối thoại về các vấn đề chính trị-an ninh
khu vực và thế giới cùng quan tâm với tất cả các nước Đối thoại tại diễn đàn Hội nghị sau Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN hàng năm (AMM-PMC) và trong cơ chế đối thoại cấp Thứ trưởng
Ngoại giao (SOM) giữa ASEAN với Mỹ, Trung quốc, Nga, EU, Nhật và Ấn độ. Tháng 12/1997
tại Kua-la-lam-pua, lần đầu tiên ASEAN đã tiến hành cuộc họp cấp cao không chính thức với
Trung quốc, Nhật bản và Hàn quốc (ASEAN+3) và với riêng từng nước này (ASEAN+1).
58
Những cuộc đối thoại nói trên đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhâu, tạo môi trường
thuận lợi thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái
Bình Dương.
Tiến trình hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN đang ngày càng mở rộng về phạm vi và
chiều sâu, và nay đã mở rộng sang cả kênh quốc phòng, với việc các Bộ trưởng Quốc phòng tổ
chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm, và sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng đối thoại với Bộ trưởng Quốc
phòng các nước đối tác (ADMM+).
Với việc Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN chính thức chấp nhận sự ràng
buộc về pháp lý của một văn kiện chính trị, chấp nhận đề ra và tuân thủ các giá trị chung nêu
trong Hiến chương, tức là đã chính thức bước vào giai đoạn hội nhập về chính trị.
2.2. Xây dựng các giá trị chung trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
2.2.1. Đặc thù đa dạng về giá trị của Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực bao gồm các quốc gia nước vừa và nhỏ. Ngoại trừ Thái Lan, tất
cả các nước khác mới thoát khỏi chế độ thực dân trong vài thập kỷ gần đây, yếu tố can thiệp bên
ngoài còn rất nhạy cảm. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á lại nằm trong vòng
xoáy của cạnh tranh và xung đột giữa hai khối Đông – Tây ở Châu Á – Thái Bình Dương. Do
vậy, trong suốt thời gian này, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước là ưu tiên hàng đầu trong
chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Hơn nữa, đa số các nước Đông Nam Á có truyền thống lịch sử quân chủ, người dân chịu sự
lãnh đạo của vua. Văn hóa Đông Nam Á có tính cộng đồng cao, ở đó, giá trị của gia đình, xã hội
được đề cao hơn vai trò cá nhân. Những yếu tố đó khiến các vấn đề liên quan đến an ninh con
người trong giai đoạn trước đây bị xem nhẹ.
Yếu tố đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đối với việc xây dựng các giá trị phổ quát nói chung hay mô ̣t cơ
quan nhân quyề n ở Đông Nam Á nói riêng là sự đa dạng trong bản thân các quốc gia và giữa các
quốc gia trong khu vực. Những khác biê ̣t đó thể hiê ̣n trên tấ t cả các liñ h vực kinh tế , chính trị,
văn hóa- xã hội, tôn giáo v.v… Ở Đông Nam Á có Inđônêsia là quố c gia Đa ̣o hồ i lớn nhấ t thế
giới song cũng có Phi-líp-pin, nơi đa ̣o Thiên chúa phát triể n ma ̣nh mẽ hay Thái Lan và Mi-an-ma
là nơi đạo Phật có ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa. Bản thân nội bộ Inđônêxia có khoảng 300
nhóm tộc người sống trong các vùng lañ h thổ riêng biệt. Ngoài Đạo Hồi là tôn giáo chính chiếm
khoảng gầ n 90% dân số, ở đây cũng tồn tại nhiều tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Tin Lành, Ấn
Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo v.v... Philipinnes thì có tới 87 ngôn ngữ và các thổ ngữ khác mặc
dù tiếng Tây Ban Nha và sau đó tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính ở quốc gia này. Xã hội
Malayxia có người Mã Lai, người Hoa, Ấn Độ, thổ dân Sabah và Sarawak. Mỗi dân tộc này lại
59
có theo tôn giáo khác nhau. Người Mã Lai là tín đồ theo đạo Hồi, người Hoa theo Phật giáo và
Khổng giáo trong khi người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo, và người thổ dân theo đạo Hồi hoặc Cơ đốc
giáo.43
Về yếu tố li ̣ch sử, các quốc gia ASEAN hiǹ h thành trên cơ sở từng là các quốc gia thuộc
địa, lại là thuộc địa của nhiều quốc gia khác nhau như Anh (Bru-nây, Malaysia, Myanma, Xingga-po), Pháp (Việt Nam, Lào, Campuchia), Hà Lan, Inđônêxia), Tây Ban Nha (Phi-líp-pin). Ảnh
hưởng của các cường quốc phương Tây thể hiện rõ rệt nhất ở nền hành chính của các quốc gia
này. Sự khác biệt về mặt cấu trúc nhà nước giữa các quốc gia ASEAN là rất lớn.
Về dân số , trong Hiệp hội có những quốc gia có dân số ít như Bru-nây, Xing-ga-po, dễ
dàng cho việc triển khai các chính sách một cách nhất quán. Tuy nhiên cũng có nước có số dân
rất lớn như Inđônêxia, với hơn 200 triê ̣u dân, đứng thứ 4 trên thế giới, số ng rải rác tại các vùng
miề n khác nhau, khiế n viê ̣c xây dựng và triể n khai mô ̣t chiń h sách về con người gă ̣p nhiề u khó
khăn ngay trong nô ̣i bô ̣ quố c gia, chưa nói phố i hơ ̣p với các quố c gia khác trong khu vực .
Đáng lưu tâm hơn cả là sự khác biệt quá lớn trong ASEAN về trình độ phát triển kinh tế.
Mức chênh lệch này thể hiện rõ nét nhất ở chỉ số GDP trên đầu người. Các quốc gia thuộc nhóm
6 nước ASEAN cũ là Xing-ga-po, Bru-nây, Malaysia, Thái Lan, Phi-líp-pin và Inđônêxia hầu hết
có mức thu nhập bình quân đầu người được xếp vào hàng các quốc gia có thu nhập từ trung bình
đến cao. Xing-ga-po và Bru-nây thậm chí có mức thu nhâ ̣p đầ u người hàng đầ u thế giới. Trong
khi đó, 4 nước thành viên mới hầu hết đều bị xếp vào các nước kém phát triển. Chênh lệch giữa
nước có thu nhập biǹ h quân tính trên đầu người cao nhất (Xing-ga-po) và nước thấp nhất (Mi-anma) tới gần 100 lần (trong khi chênh lêch thu nhập bình quân đầu người giữa nước có thu nhập
cao nhất và thấp nhất ở EU chỉ vào khoảng 4 lần). Ngoài ra, chênh lệch giữa các quốc gia trong
khu vực còn thể hiện ở trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ và khả năng hội
nhập kinh tế khu vực cũng như quốc tế. Khác biệt lớn này ảnh hưởng đến nhận thức, mức độ ưu
tiên của từng quốc gia đối với các khía cạnh cụ thể của quyền con người. Điều này cũng có thể
gây khó khăn cho các quốc gia thành viên trong việc đạt đến thoả thuận về một loại hiǹ h cơ chế
nhân quyền nhất định cũng như tổ chức, hoạt động của cơ chế đó, v.v…
Trong bối cảnh đó, các văn kiện quan trọng của ASEAN những năm đầu thành lập chủ yếu
tâ ̣p trung vào yế u tố quố c gia và lợi ích mà chưa đề cập nhiều tới yế u tố con người và các giá tr ị
chung. Trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đánh dấ u sự ra đời của ASEAN, tinh thầ n của văn
kiê ̣n tâ ̣p trung vào hơ ̣p tác giữa các quố c gia, nhấ n ma ̣nh đế n yế u tố quố c gia và khu vực hơn là
con người. Duy nhấ t phầ n cuố i cùng trong mu ̣c 5 của điểm thứ hai trong Tuyên bố này đề cập
43
Trần Khánh, Những vấn đề kinh tế chính trị Đông Nam Á , (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 2006) tr. 55-64.
60
đến yế u tố con người, trong đó xác đinh
̣ nâng cao mức số ng của người dân các nước. Điề u đó có
nghĩa yếu tố con người chưa được quan tâm trong giai đoạn đó. Tuyên bố Hòa hơ ̣p Bali I (1976)
tiế p tu ̣c theo hướng nhấ n ma ̣nh vai trò của quố c gia, và mục tiêu hàng đầu của ASEAN vẫn là
đảm bảo hòa bình trong khu vực trên cơ sở đô ̣c lâ ̣p- chủ quyền của các quốc gia là ưu tiên hàng
đầ u.
2.2.2. Nhâ ̣n thức về các giá tri ̣chung trong ASEAN
Tuy đa dạng về nền tảng văn hóa và giá trị, ASEAN cũng chia sẻ nhiều giá trị chung và
ASEAN nhận thức khá rõ điều đó. Đa số các nền văn hóa Đông Nam Á đều là văn hóa lúa nước
và đánh cá (lôgô của ASEAN cũng sử dụng hình tượng bó lúa), nên cùng nguồn thực phẩm chủ
đạo là cơm, rau và thủy sản, sử dụng nhiều hương liệu. Cái làm, cái ăn giống nhau thì thường
nếp nghĩ cũng nhiều điểm đồng. Về quy phạm đạo đức các nước Đông Nam Á thường thường
trọng tình hơn trọng lý (nên chú trọng đồng thuận, tham vấn hơn là các ràng buộc cứng), trọng
quan hệ cộng đồng, đề cao vai trò của gia đình, trọng tuổi tác và kinh nghiệm. Các giá trị về tôn
giáo có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á, cho nên các quốc gia Đông Nam Á luôn
tìm cách hòa đồng sống chung giữa các tôn giáo khác nhau.
Về kinh tế, các nước Đông Nam Á cơ bản đều có các nền kinh tế thị trường ở các mức độ
phát triển khác nhau, nhưng đều chấp nhận một vai trò lớn của nhà nước trong điều tiết nền kinh
tế. Mô hình kinh tế cũng hướng ngoại, chú trọng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu
“tham nhũng” cũng là một kiểu “giá trị” (hay phi giá trị), thì các nước Đông Nam Á cũng có
nhiều điểm giống nhau, dễ chia sẻ và đối thoại hơn so với bên ngoài.
Về chính trị, các quốc gia Đông Nam Á cũng tìm thấy nhiều điểm đồng. Là các quốc gia
non trẻ mới hình thành sau quá trình giải phóng dân tộc, các quốc gia đều đặt ưu tiên cao cho
việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Có ý kiến cho rằng, khi
ASEAN thành lập năm 1967, các quốc gia còn muốn dựa vào nhau để duy trì quyền lực và giữ
vững chế độ, vốn chịu nhiều thách thức trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ. Các giá trị như đồng
thuận, tham vấn và không can thiệp nội bộ được các quốc gia Đông Nam Á chấp nhận như các
giá trị tự nhiên của khu vực. Chủ quyền Westphalia mặc nhiên là đỏi hỏi cùng lúc của các quốc
gia Đông Nam Á. Từ các giá trị chung đó, các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ASEAN đã
dần hình thành, như giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, không chỉ trích nhau công khai, coi
trọng quan hệ cá nhân, ngoại giao hành lang, ngoại giao sân golf, cùng hợp tác nhưng với tốc độ
thoải mái cho tất cả các bên v.v… và dần các chuẩn mực này được gọi với cái tên “Phương cách
ASEAN”.
Cuối thập kỉ 90 thế kỷ XX, ở Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện các tư tưởng mới mẻ trong
hơ ̣p tá c ASEAN. Ý tưởng “can thiệp mang tính xây dựng” (constructive intervention ) – và sau
61
đó là “cam dự linh hoa ̣t” (flexible engagement) – do Phó Thủ tướng Malayxia Anwar Ibrahim đề
xuấ t năm 1997 và sau đó được Ngoại trưởng Thái Lan, Surin Pitsuwan nêu lại vào năm 1998 đã
trở thành tâm điể m nhiề u cuô ̣c thảo luâ ̣n kênh II . Nội dung chính của luâ ̣n điể m này là cho phép
ASEAN can thiệp, giải quyết các vấn đề của một quốc gia thành viên nếu xét thấy các vấn đề
này có ảnh hưởng đến lợi ích các quốc gia thành viên khác, trong đó bao gồm cả xem xét các vấn
đề liên quan đế n nhân quy ền.44 Dù ý tưởng này không trở thành hiện thực , bản thân việc lãnh
đa ̣o mô ̣t số nước ASEAN đề câ ̣p đế n vấ n đề đã th ể hiện sự quan tâm lớn hơn của một số nước
trong Hiệp hội đối với các giá tri ̣mà các qu ốc gia đó cho là cần phải được bảo vệ, mặc dù vẫn
nhất trí với nguyên tắc không can thiệp.
Mặc dù công nhận tính phổ quát c ủa quyền con người và các giá tri chung
của nhân loa ̣i ,
̣
các quốc gia thành viên ASEAN luôn giữ lập trường sẽ áp dụng những quyền này theo các điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là văn hoá của từng quốc gia, khu vực mình. Các nước
thành viên ASEAN mới thường nhấn mạnh yếu tố an ninh kinh tế, an ninh lương thực và tăng
cường phúc lợi xã hội cho người dân như là một ưu tiên trong đảm bảo an ninh con người, trong
khi đó các nước phát triển hơn như Bru-nây hay Xing-ga-po tập trung cho các chương trình phát
triển bền vững, bảo vệ môi trường. Ở các nước đang xây dựng chế độ chính trị dân chủ đa đảng
theo kiểu phương Tây, các quyền tham gia chính trị của người dân được đề cao. Trong Báo cáo
Băng Cốc năm 1993, các quốc gia ASEAN, cùng các quốc gia châu Á khác khẳng định: “Các
quyền con người phải được xem xét… có tính tới tầm quan trọng của những đặc điểm riêng biệt
của quốc gia, khu vực và sự đa dạng về các nền tảng lịch sử, văn hoá và tôn giáo”.45 Thực tế,
quan điểm về tính tương đối của quyền con người được nhiều học giả phương Tây coi như “định
nghĩa của ASEAN về quyền con người”.46
Cách nhiǹ khá riêng bi ệt của ASEAN về nhân quyền và các giá tri ̣phổ quát về con người
thể hiện rõ qua phát bi ểu của nguyên thủ quốc gia một số nước trong Hội nghị Băng Cốc năm
1993. Theo đó, tính phổ quát c ủa quyền con người như cách nhìn của các nước phương Tây là
không phù hợp với thực tiễn Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Nhân quyền theo quan
niệm của ASEAN có ba đặc điểm là (1) có tính đ ặc thù văn hoá, (2) phải giúp cộng đồng cùng
phát triển, đặc biệt là về kinh tế, và (3) lĩnh vực này thuộc chủ quyền quốc gia.
Trong quá trình tiế n tới xây dựng Hiế n chương ASEAN , báo cáo của nhóm Những nhân
vâ ̣t Nổ i tiế ng năm 2006 khẳ ng đinh,
̣ nhóm này tin tưởng rằng “ASEAN nên tiếp tục phát triển
44
Xem thêm Robin Ramchaban, “ASEAN and Noninterference: A principle maintained”, Contemporary Southeast
Asia 60(1), 2000. tr. 12-18.
45
46
Báo cáo Băng Cốc, tr. 8.
Xiaorong Li, “Asian Values” and the Universality of Human rights, Institute for Philosophy and Public Policy
Volum 16, 2, 1996, tr. 1.
62
dân chủ , thúc đẩy quản trị tốt , và tuân thủ các quyền con người và nguyên tắc hoạt động theo
luâ ̣t.”47 Nhóm này đã đề xuất xây dựng một cơ quan nhân quyền trong ASEAN và cho rằng ý
tưởng đó cầ n đươ ̣c nghiên cứu kỹ lưỡng.
II. VAI TRÒ CỦA HIẾN CHƢƠNG ASEAN ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG
ĐỒNG ASEAN
Hiến chương ASEAN gồm Lời nói đầu và 13 Chương, 55 Điều và 4 Phụ lục, với các nội
dung lần lượt là: Mục tiêu- Nguyên tắc hoạt động; Tư cách pháp nhân; Quy chế thành viên; Cơ
cấu tổ chức; Các thể chế liên quan tới ASEAN; Các ưu đãi miễn trừ; Phương thức ra quyết định;
Giải quyết tranh chấp; Tài chính-ngân sách; Các vấn đề hành chính-thủ tục; Biểu trưng và Biểu
tượng; Quan hệ đối ngoại và Các điều khoản chung. Các Phụ lục là: (1) Các cơ quan theo lĩnh
vực cấp Bộ trưởng ASEAN; (2) Các thể chế liên kết với ASEAN; (3) Lá cờ của ASEAN; (4)
Biểu tượng của ASEAN. Hiến chương ASEAN được Lãnh đạo ASEAN ký tại Xinh-ga-po ngày
20 tháng 11 năm 2007 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, 1 tháng sau khi
tất cả các nước thành viên ASEAN hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương. Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết phê chuẩn Hiến chương ngày 6 tháng 3 năm 2008.
Ý tưởng về xây dựng một Hiến chương ASEAN được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN năm 1974 tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a và do Phi-líp-pin đề xuất,48 tuy
nhiên lúc đó ý tưởng này được cho là không phù hợp với thông lệ ngoại giao không chính thức,
lỏng lẻo và nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN.49 Việc xây dựng Hiến chương ASEAN được
chính thức đề cập lại tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2004 tại Viên-chăn, và được Hội nghị
Cấp cao ASEAN năm 2005 tại Kua-la Lăm-pơ thông qua. Hiến chương ASEAN được ký ngày
20 tháng 11 năm 2007 tại Xing-ga-po, bắt đầu có hiệu lực ngày 15 tháng 12 năm 2008.
Theo tổng thống In-đô-nê-xi-a Susilo Bambang Yudhoyono, mục đích xây dựng Hiến
chương ASEAN là để tăng cường liên kết ASEAN, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN,
giúp ASEAN tiếp tục hoạt động có hiệu quả và có vai trò trong thế giới toàn cầu hóa sâu rộng,
giúp ASEAN đóng góp tốt hơn cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng và hài hòa xã hội ở khu vực
và trên thế giới.50
47
Đoa ̣n 47, Báo cáo của Nhóm những Nhân vật Nổi tiếng, 2006. Có trên mạng tại website Ban Thư ký ASEAN.
Trong Thông cáo báo chí của AMM lần thứ 7 năm 1974, tại Gia-các-ta có đoạn: “Các Bộ trưởng ghi nhận đề nghị
của Phi-líp-pin về việc thông qua một Hiến chương cho ASEAN nhằm thể chế hóa chức năng và cơ cấu tổ chức của
ASEAN. Các Bộ trưởng nhất trí giao Ủy ban Thường trực ASEAN và các chính phủ thành viên cho ý kiến”.
49
Mely Caballero-Anthony, “The ASEAN Charter: An Opportunity Missed or One that Cannot Be Missed?”, South
48
East Asian Affairs, Vol (2008), ghi chú (1).
50
Phát biểu của ông Susilo Bambang Yudhoyono tại Diễn đàn “ASEAN: Rethinking ASEAN. Towards the ASEAN
Community 2015”; Gia-các-ta; ngày 7, tháng 8 năm 2007; tại địa chỉ www.aseansec.org/20812.htm
63
1. Đánh giá Hiến chương ASEAN
1.1. Điểm lại quá trình Hiến chương ra đời
Để đánh giá Hiến chương ASEAN, cũng cần điểm lại bối cảnh và quá trình ra đời của nó.
Theo các nhà ngoại giao Ma-lai-xia, ý tưởng về xây dựng một Hiến chương ASEAN được đưa ra
lần đầu tiên tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 1974 tại Jakarta, In-đô-nê-xia 51 và do Philíp-pin đề xuất 52. Tuy nhiên, lúc đó ý tưởng này được cho là không phù hợp với thông lệ ngoại
giao không chính thức, lỏng lẻo và nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN. Đề xuất soạn thảo
Hiến chương ASEAN được Ma-lai-xia đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2004, được
thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tháng 6/2004 và được chính thức thông
qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2005
53
. Các Bộ trưởng Ngoại giao đã chỉ ra mục đích
của việc xây dựng Hiến chương là “nhằm khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là trách nhiệm chung của các nước thành viên ASEAN nhằm bảo đảm không
xâm lược và can thiệp công việc nội bộ của nhau, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ; thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền; duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế, và thiết lập một khuôn khổ thể chế
ASEAN hiệu quả” 54.
Để xây dựng Hiến chương, Lãnh đạo ASEAN đã lập ra một nhóm các nhân vật nổi tiếng
(EPG- Eminent Person Group),55 với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị “mạnh mẽ và nhìn xa” tới
Lãnh đạo Cấp cao ASEAN. Thủ tướng Ma-lai-xia Badawi cũng đề nghị quá trình soạn thảo Hiến
chương ASEAN phải xuất phát từ “dưới lên”, thể hiện ASEAN đã chuyển hóa thành một cộng
đồng vì người dân 56, trên cơ sở đó, trong quá trình hình thành ý tưởng và soạn thảo Hiến chương
đã tham khảo nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, mạng lưới các doanh nghiệp, và các
viện nghiên cứu.
Lời kêu gọi của Thủ tướng Ma-lai-xia, và tiếp theo đó là lời mời của Hội nghị các quan
chức cao cấp ASEAN (SOM) tới các tổ chức xã hội đó tham gia vào tiến trình soạn thảo Hiến
chương ASEAN, đã làm tăng mạnh sự quan tâm và kỳ vọng của các tầng lớp xã hội đối với Hiến
chương ASEAN. Cuộc họp đầu tiên giữa các tổ chức xã hội dân sự ASEAN (ACSC) được tổ
chức tại Ma-lai-xia tháng 12/2005, và sau đó đại diện của ACSC đã được gặp Lãnh đạo Cấp cao
ASEAN trong 15 phút, và được đệ trình một kiến nghị với tiêu đề “Cùng xây dựng một tương lai
51
Ilango Karuppanna, "The ASEAN Community and ASEAN Charter: Toward a New ASEAN"
Trong Thông cáo báo chí của AMM lần thứ 7 năm 1974, tại Jakarta có đoạn: “The Ministers noted the proposal of
the Philippines for the adoption of a Charter for ASEAN as part of the current efforts to institutionalize the function
and structure of ASEAN. The Ministers agreed to refer this proposal to the Standing Committee and member
governments were requested to submit their comments.”
53
Tài liệu khái niệm đầu tiên về Hiến chương là "Review of ASEAN Institutional Framework: Proposals for
Change"
54
Thông cáo báo chí Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Jakarta, 6/2004.
55
Danh sách các EPG được liệt kê tại đây: http://www.aseansec.org/ACP-EPGMember.pdf
56
Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 11
52
64
ASEAN chung” lên Hội nghị Cấp cao, trong đó đưa ra nhiều kiến nghị nâng cao vai trò của nhân
dân và các tổ chức xã hội dân sự trong tiến tình hoạch định chính sách của ASEAN. Sau đó đã có
thêm 4 cuộc tham khảo giữa ASEAN với các tổ chức xã hội dân sự về việc xây dựng Hiến
chương ASEAN.
Việc tham khảo các viện nghiên cứu ASEAN (ASEAN- ISIS) cũng diễn ra song song tham
khảo các tổ chức xã hội. ASEAN- ISIS đã có một số cuộc trao đổi với các quan chức cao cấp
ASEAN (SOM) và đã có một số kiến nghị lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Bali,
In-đô-nê-xia năm 2006
57
. Dự thảo đầy đủ đầu tiên về một Hiến chương tương lai cũng là do
ASEAN- ISIS trình lên các EPG sau cuộc họp đầu tiên về Hiến chương (Memorandum No
1/2006 on Elements of the ASEAN Charter). Tại cuộc họp thứ hai của ASEAN- ISIS, các kiến
nghị để biến Cộng đồng kinh tế ASEAN thành hiện thực được đệ trình lên EPG (Memorandum
No 2/2006 on Realising the ASEAN Economic Community). Tại cuộc họp thứ ba, ASEAN-ISIS
đưa ra đề xuất về cơ chế thu hẹp khoảng cách trong ASEAN (Memorandum No 3/2006 on
mechanism in ASEAN to reduce gaps among members). Bên cạnh ASEAN-ISIS, Viện nghiên
cứu Đông Nam Á của Xing-ga-po (ISEAS) cũng đưa ra các đề xuất tương tự về các bộ phận cấu
thành của Hiến chương ASEAN. Trên cơ sở các báo cáo đó, EPG đã trình Tài liệu Đề cương
Hiến chương lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 vào tháng 1/2007 tại Cebu, Phi-líp-pin.
Việc soạn thảo Hiến chương trên cơ sở Đề cương đó được Lãnh đạo Cấp cao ASEAN giao cho
Nhóm đặc trách về soạn thảo Hiến chương (HLTF), và giao Nhóm hoàn tất công việc soạn thảo
để ký Hiến chương tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Xing-ga-po, đúng vào dịp
ASEAN kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.
Có thể thấy, tiến trình soạn thảo Hiến chương một mặt đã thể hiện tính tích cực, rộng mở
và bao hàm khi đã tham khảo ý kiến của nhiều thành phần xã hội, thể hiện ASEAN là một tổ
chức hướng tới người dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, sự tham gia đột ngột của một số tổ chức xã
hội, nhất là xã hội dân sự vào tiến trình hoạch định chính sách của ASEAN- bản chất là một tổ
chức liên chính phủ lỏng lẻo- vốn tương đối xa lạ với nhân dân cũng đã làm phức tạp hóa tiến
trình này, đẩy kỳ vọng của các thành phần xã hội lên quá cao (over expectation) nên khi đi vào
soạn thảo thực chất, các thành phần xã hội này đã thất vọng khi yêu cầu không được đáp ứng,
quay lại gây sức ép lên chính phính phủ một số nước thành viên.
57
Tài liệu của ASEAN ISIS là “ASEAN-ISIS Memorandum No.1 2006 on the ASEAN Charter” . Có thể xem thêm
về tài liệu này tại đây: http://www.kas.de/upload/auslandshomepages/singapore/Hernandez_AseanCharta.pdf
65
1.2. Đánh giá Hiến chương ASEAN trong việc xây dựng thể chế và giá trị chung
ASEAN
Về điểm này, có thể dẫn đánh giá của Nguyên Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong, theo
đó đánh giá Hiến chương ASEAN có 3 tác dụng chính đối với tổ chức: (1) trao cho ASEAN tư
cách pháp nhân; (2) phân định rõ trách nhiệm và thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi; (3) khẳng
định ASEAN là một tổ chức có uy tín ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương 58.
Các mặt tích cực của Hiến chƣơng
Phân tích một cách cụ thể hơn, có thể cho rằng Hiến chương ASEAN là một bước tiến
mang tích lịch sử của ASEAN; về mặt pháp lý đã khai sinh ra một ASEAN có tư cách pháp nhân
đầy đủ trong quan hệ quốc tế sau 40 năm tồn tại lỏng lẻo với tư cách một Hiệp hội được thiết lập
trên cơ sở một tuyên bố chính trị, không ràng buộc. Tư cách pháp nhân sẽ giúp ASEAN có một
vị thế mới trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong liên hệ với Liên Hợp Quốc; ASEAN và Liên
Hợp Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác hai bên. Đồng thời, theo Hiến
chương Liên Hợp Quốc, ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực có vai trò giúp Liên Hợp
Quốc duy trì hòa bình và giải quyết xung đột ở khu vực và có thể kiến nghị lên Hội đồng Bảo an
xem xét các vấn đề ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định khu vực59. Hiến chương ASEAN cũng đưa
hợp tác nội khối ASEAN sang một giai đoạn mới, theo đó các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý phải
tuân thủ các thỏa thuận chung, nên ASEAN sẽ hoạt động chặt chẽ hơn.
Hiến chương ASEAN đã tập hợp và làm rõ các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của
ASEAN đã được xây dựng và phát triển trong nhiều năm qua, củng cố và tăng cường môi trường
thể chế của ASEAN. ASEAN cũng thể chế hóa được các chuẩn mực và giá trị của ASEAN, bổ
sung được các chuẩn mực mới, không chỉ chuẩn mực trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau
mà cả các chuẩn mực xã hội khác giữa nhà nước và nhân dân, theo đó đã lần đầu tiên đưa các
chuẩn mực xuyên quốc gia trở thành mục tiêu chung của ASEAN như về dân chủ, quản trị tốt,
quyền con người, về vai trò của pháp luật, v.v…
Hiến chương ASEAN thể chế hóa được sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các
nước thành viên, phản ảnh qua nghĩa vụ ngang nhau trong việc xây dựng, quy định và thực thi
các quyết định chung, trong đóng góp tài chính cho Ban thư ký ASEAN, trong quyền luân phiên
làm Chủ tịch ASEAN và tiến cử Tổng Thư ký ASEAN60 và 2 trong số 4 Phó Tổng thư ký
58
"ASEAN Leaders Sign ASEAN Charter", http://www.aseansec.org/21085.htm
Theo Chương XIII, điều 52-54 của Hiến chương Liên Hợp quốc.
60
Tuy nhiên, nguyên Tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino cho rằng đây là một sai lầm, vì sẽ giảm tính cạnh
tranh và chất lượng của các ứng cử viên được đề cử. Xem Notes của Roundtable on “Road to Ratification”, ISEAS,
Singapore 7/2008
59
66
ASEAN 61, trong đảm trách chức Chủ tịch ASEAN và thực hiện chức năng Điều phối các quan
hệ đối thoại. Cơ chế bảo đảm công bằng, thể hiện rõ nhất ở nguyên tắc đồng thuận là một trong
những điều kiện cần thiết để duy trì sự bền vững của một thể chế trong điều kiện thiếu vắng một
bá quyền khu vực để đảm bảo các thành viên không ghen tỵ hoặc bắt nạt nhau62.
Hiến chương cũng tạo ra các cơ chế bảo đảm thực thi, một bước thể chế hóa cần thiết để
tăng cường hiệu quả của các thể chế, theo đó sẽ dựa trên (i) chức năng theo dõi và thực thi của
Ban Thư ký và Tổng thư ký ASEAN. Tuy Tổng thư ký không có quyền hạn của một thể chế siêu
quốc gia, việc bảo đảm thực thi vẫn rất cần vai trò của Ban thư ký về theo theo dõi và làm báo
cáo về tình hình và kết quả thực hiện; điều này, như nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hiệu quả
bảo đảm thực thi qua việc sử dụng thủ thuật “Điểm mặt, chỉ tên” (Naming and Shaming) những
ai vi phạm và đưa vào báo cáo lên các cấp liên quan và cuối cùng là Hội nghị Cấp cao ASEAN,
sử dụng nhân vật trung lập là Tổng thư ký để khéo léo vận dụng phương cách ASEAN mà không
nhất thiết phải công khai; (ii) Tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của các nước thành viên thực thi
các quyết định, thỏa thuận của ASEAN, thông qua Hiến chương ASEAN và bộ máy mới của
ASEAN; (iii) quyết định sẽ xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên;
và (iv) cơ chế Hội nghị Cấp cao sẽ xem xét, quyết định một khi có vi phạm nghiêm trọng. Hiến
chương cũng làm rõ hơn thủ tục và cơ chế ra quyết định trong ASEAN khi quy định rõ ràng hơn
trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan trong tổ chức bộ máy và mối quan hệ giữa các bộ phận, cơ
quan đó; thiết lập các cơ quan giúp việc tham khảo lẫn nhau và ra quyết định mau chóng hơn như
các Hội đồng Cộng đồng, Ủy ban Đại diện Thường trực tại Jakarta. Bên cạnh đó, phương thức ra
quyết định cũng được cải tiến phần nào với việc để ngỏ khả năng ra quyết định khi không có
đồng thuận, việc thể chế hóa công thức ASEAN-X. Cũng có người chỉ trích ASEAN vẫn giữ
phương thức ra quyết định bằng đồng thuận làm nguyên tắc cơ bản, nhưng ngay nguyên Tổng
thư ký ASEAN cũng cho rằng tới nay đồng thuận vẫn là phương thức ra quyết định chủ đạo của
tất cả các tổ chức liên chính phủ và các hiệp hội- bao gồm cả Liên Hợp Quốc, EU, Liên minh
châu Phi, Tổ chức hợp tác Vùng Vịnh, v.v… Ông cũng cho rằng các cơ chế ra quyết định khác
sẽ tồi tệ và gây chia rẽ ASEAN 63.
Cần chỉ ra rằng Nhóm đặc trách soạn thảo Hiến chương ASEAN (HLTF), căn cứ lợi ích
chung và dung hòa giữa các nước thành viên, cũng đã hạn chế, không đưa vào Hiến chương một
61
Hai phó tổng thư ký đề cử nhằm bảo đảm các nước thành viên đều có cơ hội đề cử. Hai phó Tổng thư ký còn lại sẽ
được tuyển dụng mở để bảo đảm tính chuyên nghiệp của các vị trí này. Xem báo cáo các cuộc họp Nhóm Đặc trách
Soạn thảo Hiến chương.
63
Pavin Chachavalpongpun, The Road to Ratification and Implementation of the ASEAN Charter, 2008
67
số tư tưởng quá cấp tiến được cho rằng chưa thể phù hợp với hiện trạng và bản chất của ASEAN,
như mục tiêu thiết lập một liên minh ASEAN giống như Liên minh Châu Âu, việc có các hình
phạt nặng đối với các quốc gia vi phạm Hiến chương như cấm vận, treo hoặc thậm chí rút tư
cách thành viên, việc xây dựng một cơ quan hay tòa án nhân quyền độc lập với ASEAN có chức
năng theo dõi và giám sát và chỉ trích hoạt động của tổ chức ASEAN, và việc thay thế cơ chế ra
quyết định bằng đồng thuận hiện nay bằng một phương thức khác, như bỏ phiếu, v.v…
Các mặt Hiến chƣơng ASEAN còn bị phê phán
Hiến chương ASEAN thường bị chỉ trích (các tổ chức phi chính phủ, những người cấp
tiến, một số nước phương Tây…) vì những lý do chính sau: (i) là văn kiện pháp lý nhưng còn
nhiều chỗ trùng lắp, chồng chéo, thiếu chặt chẽ; (ii) chưa giải quyết dứt điểm vấn đề cơ chế ra
quyết định khi không có được đồng thuận (Lãnh đạo sẽ quyết phương thức ra quyết định nhưng
vẫn phải có đồng thuận để thông qua phương thức đó- tức phải có đồng thuận kép); (iii) chưa
giải quyết được dứt điểm vấn đề cơ chế tranh chấp (tranh chấp trong lĩnh vực nào thì giải quyết
tranh chấp bằng cơ chế nào); (iv) dựa quá nhiều vào lãnh đạo cấp cao vì lãnh đạo cấp cao sẽ là
cơ quan quyết định cuối cùng mỗi khi có bất đồng không giải quyết được, hoặc có tranh chấp mà
không biết giải quyết thế nào; (v) cơ quan nhân quyền chưa rõ quy chế hoạt động; (vi) chưa lập
ra được Quỹ riêng dành cho việc thu hẹp khoảng cách phát triển; (vii) chưa có điều khoản linh
hoạt hơn cho phép các nước đóng góp tự nguyện vào các hoạt động chung của ASEAN, ví dụ
như khi các nước giàu có hơn muốn đóng góp cho các hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển,
chưa giải quyết được vấn đề bế tắc về tài chính cho Ban thư ký ASEAN; (viii) Hiến chương xây
dựng Cộng đồng vì người dân nhưng trong văn bản Hiến chương không có chỗ nào nhắc tới
người dân (chỉ nói tới trong phần phụ lục); (ix) chưa tăng cường được năng lực nghiên cứu cho
Ban thư ký ASEAN (đề xuất lập Viện nghiên cứu ASEAN bị bác).
Nhìn một cách tổng quan, các ý kiến chỉ trích chủ yếu chê Hiến chương ASEAN là chưa
đủ mạnh (bold), nhất là về dân chủ, nhân quyền, và chưa đủ hiệu quả, do nguyên tắc đồng thuận,
không can thiệp nội bộ. Hiến chương càng bị công kích nhiều hơn khi tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 13 tại Xing-ga-po, dịp ký kết Hiến chương. Khi đó, mặc dù tại Mi-an-ma xảy ra
đụng độ đẫm máu giữa chính quyền quân sự và các sư tăng tham gia biểu tình trong khi ASEAN
không thể làm gì nhiều, một biểu hiện bị chỉ trích rằng Hiến chương ASEAN đã mất hiệu lực
ngay từ khi ký kết. Sau khi ký Hiến chương ASEAN, Tổng thống Phi-líp-pin Arroyo cũng tuyên
bố Quốc hội Phi-líp pin sẽ không phê chuẩn Hiến chương nếu Mi-an-ma không thả bà Aung
68
Sann Suu Kyi 64. Tuy nhiên, sau đó Quốc hội Phi-líp-pin vẫn thông qua do chính giá trị cần thiết
của ASEAN và của Hiến chương ASEAN.
Đa số cho rằng Hiến chương ASEAN đã thể hiện tối đa sự thống nhất trong đa dạng hiện
có của ASEAN tại thời điểm soạn thảo Hiến chương, phù hợp với đặc thù khu vực và chỉ như
vậy mới tạo điều kiện cho ASEAN và hợp tác khu vực tiếp tục phát triển hơn nữa. Những kỳ
vọng phi thực tế đối với khu vực và Hiến chương ASEAN trước khi ký đã bị thổi phồng lên quá
cao nên sự thất vọng và các chỉ trích là điều bình thường. Đa số các ý kiến chỉ trích Hiến chương
cũng xuất phát từ các học giả và các tổ chức xã hội. Các chính phủ thì về cơ bản hài lòng với
Hiến chương và đều chấp nhận Hiến chương là mức đồng thuận tối đa. Như giáo sư Dewi
Fortuna Anwar của Trung tâm nghiên cứu Habibie, In-đô-nê-xia đã chỉ ra, Hiến chương không
phải là một tài liệu học thuật soạn thảo bởi những học giả có cùng một tư tưởng và suy nghĩ, mà
là kết quả của quá trình đàm phán và thỏa hiệp sâu giữa các quốc gia có chủ quyền với các nền
tảng xã hội và giá trị khác biệt rộng
65
. Có lẽ có một lý do nữa là cách tiếp cận trong việc xây
dựng Hiến chương ASEAN chưa hoàn toàn hợp lý. Trong khi các ý tưởng “mạnh bạo và nhìn
xa” được đưa ra cần thời gian để các nước thành viên cùng tiếp thu, cùng hiểu và cùng cộng
hưởng thì quá trình soạn thảo Hiến chương hơi vội vã và thúc ép đã đẩy một số nước thành viên
từ chỗ suy nghĩ thoáng đạt (liberal) là trạng thái cần có để tiếp thu các ý tưởng mới, sang thế
“phòng thủ” (defensive) và hiện thực (realist) nên các tư tưởng cấp tiến khó “lọt” được qua.
Điều đáng chú ý là, không chỉ các nước thành viên ASEAN, hầu hết các nước đối tác, các
nước ngoài khu vực đều hoan nghênh và đánh giá cao Hiến chương ASEAN, coi là bước phát
triển lịch sử của ASEAN.
1.3. Một số vấn đề có thể phát sinh từ Hiến chương
1.3.1. Những điểm có thể có mâu thuẫn nhau
Bản thân thuật ngữ ASEAN vẫn gây thắc mắc về ý nghĩa. Trong khi tên gọi chính thức của
ASEAN vẫn là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nhưng với Hiến chương, ASEAN trên thực
tế đã được thể chế hóa một bước và là một tổ chức quốc tế có tư cách pháp nhân riêng biệt với
các nước thành viên. Vây thuật ngữ ASEAN là hiệp hội hay tổ chức ASEAN, hay là tổ chức
ASEAN và các nước thành viên ASEAN? Trong văn bản Hiến chương (Ví dụ điểm 2, điều 2)
thường đề cập tới ASEAN và các nước thành viên với các tư cách pháp lý ngang bằng, tách biệt
(theo nghĩa tổ chức ASEAN), tuy nhiên tại nhiều điểm khác thuật ngữ ASEAN được hiểu để chỉ
64
Nguyên văn “Philippines cho rằng một khi Myanmar đã ký Hiến chương ASEAN, họ cam kết trở lại tiến trình dân
chủ và trả tự do cho Aung San Suu Kyi. Một khi điều đó chưa xảy ra, quốc hội Philippines khó có thể phê chuẩn
Hiến chương ASEAN”
65
Pavin Chachavalpongpun, “The Road to Ratification and Implementation of the ASEAN Charter”
69
các nước thành viên ASEAN (ví dụ nhân dân ASEAN ở mục 10, Điều 1- the peoples of
ASEAN66- có nghĩa là nhân dân các nước thành viên ASEAN). Sự mâu thuẫn hay thiếu nhất
quán có thể gây mâu thuẫn hoặc khác biệt trong cách diễn giải Hiến chương về sau. Tựu trung
lại, cái gốc của vấn đề là cần thấy rõ: ASEAN là một tổ chức liên Chính phủ (không phải siêu
quốc gia), hoạt động theo quy tắc chủ yếu là tham vấn và đồng thuận, nhưng cùng với Hiến
chương, sẽ được tiếp tục thể chế hóa từng bước, phù hợp với lợi ích chung và trình độ hợp tác
của ASEAN. Giải quyết vấn đề chủ quyền quốc gia và tính ràng buộc của thể chế khu vực, sẽ
tiếp tục làm nảy sinh các phức tạp, như sẽ được nêu cụ thể sau.
Các nguyên tắc (e) “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên”,
(f) về không can thiệp công việc nội bộ, và “Tôn trọng quyền của mọi Quốc gia thành viên được
tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài” được cho là có thể sẽ mâu thuẫn
với các nguyên tắc (g)- (i) là các nguyên tắc mang tính giá trị phổ quát. Việc áp dụng các nguyên
tắc trên cùng một lúc có thể dẫn tới sự mâu thuẫn nhau.
Nguyên tắc (k) về “Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả
việc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hoặc đối
tượng mang tính quốc gia hoặc phi quốc gia trong hoặc ngoài ASEAN thực thi mà có thể đe doạ
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên
ASEAN” có thể được sử dụng để chống lại bất cứ hoạt động nào ở quốc gia thành viên ASEAN
khác mà được cho là có thể xâm hại đến lợi ích quốc gia của nước thành viên đó, và được cho là
có thể mâu thuẫn với nguyên tắc tôn trọng các giá trị phổ quát (g)- (i). Một trường hợp điển hình
được chỉ ra là việc chính phủ Indonesia từ chối cho lực lượng đối lập lưu vong Mi-an-ma tổ chức
một Hội nghị để “Kiến nghị hòa giải dân tộc” dự kiến họp tại Jakarta vào tháng 8/2009 sau khi
Đại sứ quán My-an-ma tại Jakarta phản đối sự kiện này. Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xia giải thích
rằng “Myanmar là nước có chủ quyền hợp pháp được Indonesia công nhận. Indonesia không thể
công nhận và cho phép một tổ chức tự đại diện cho Myanmar tổ chức một hoạt động như vậy
trên đất Indonesia”. Các tổ chức dân chủ thì cho rằng đó là một bằng chứng cho thấy Indonesia
không nhất quán trong việc thúc đẩy các giá trị dân chủ như đã thể hiện trong Hiến chương
ASEAN và đã dung túng cho chính quyền My-an-ma. Có thể thấy rằng qua trường hợp này rằng
nguyên tắc (k) đã “thắng” các nguyên tắc (g)- (i). Nhưng trong nhiều trường hợp khác, ASEAN
vẫn có thể ra các tuyên bố về tình hình Mi-an-ma, với mức độ phù hợp với đồng thuận chung của
các nước thành viên và nhất là Mi-an-ma.
66
Vì nếu là tổ chức ASEAN thì không có nhân dân. Câu đầu tiên của Hiến chương cũng viết là: “Chúng tôi, nhân
dân các nước thành viên ASEAN”.
70
Trong nội dung liên kết kinh tế, thuật ngữ thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất- mục tiêu
xây dựng Cộng đồng Kinh tế của ASEAN- thường được diễn giải theo nghĩa sử dụng thông dụng
của thuật ngữ này trái với những nội hàm cụ thể được nêu ra trong Hiến chương. Theo cách hiểu
phổ thông thị trường thống nhất là dạng liên kết sâu hơn thị trường chung, trong đó không những
các rào cản mềm như thuế quan được gỡ bỏ mà các rào cản cứng khác như biên giới lãnh thổ,
hàng rào kỹ thuật cũng được gỡ bỏ, và có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách thuế và tài khóa
giữa các nước thành viên
67
. Việc sử dụng thuật ngữ như vậy có thể sẽ dẫn tới các mâu thuẫn
trong việc diễn giải Hiến chương sau này.
1.3.2. Những điểm chưa rõ ràng
Theo quy định của Hiến chương ASEAN, trong trường hợp không có được đồng thuận thì
lãnh đạo cấp cao sẽ quyết định phương thức ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên, Hiến chương
được cho là chưa chỉ ra được phương thức phù hợp là phương thức nào, trong trường hợp lãnh
đạo cấp cao không nhất trí được phương thức nào là phù hợp thì sẽ làm thế nào tiếp? Tương tự
như vậy, Hiến chương quy định Tổng thư ký theo dõi việc thực thi các thảo thuận và báo cáo
lãnh đạo cấp cao, trong đó có những trường hợp không nghiêm chỉnh thực thi các thỏa thuận,
cũng như các trường hợp vi phạm Hiến chương một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, Hiến chương
chưa quy định rõ báo cáo lên lãnh đạo cấp cao thì sẽ giải quyết như thế nào, nhất là khi lãnh đạo
cấp cao không đạt đồng thuận.
Một điểm còn gây thắc mắc là Hiến chương quy định các Hội đồng Cộng đồng và Hội
đồng Điều phối được đề ra quy định riêng về quy chế hoạt động (Điểm 1, Điều 21), theo cách
vận dụng quy tắc đồng thuận điều đó liệu có nghĩa là ở cấp Hội đồng này cũng có quyền ra quyết
định linh hoạt đến mức nào (Ví dụ: Căn cứ vào công thức ASEAN-X hay 2+ X hay không 68?).
Hiến chương cũng chịu nhiều chỉ trích vì chưa quy định rõ cơ quan nhân quyền sẽ hoạt
động thế nào, vai trò chức năng của cơ quan này là gì chưa được thể hiện trong Hiến chương
ASEAN. Vấn đề tài trợ cho cơ quan này cũng không được quy định trong Hiến chương. Đây sẽ
là các nội dung phải được giải quyết trong TOR của cơ quan nhân quyền; nhưng TOR chỉ có giá
trị 5 năm, sau đó sẽ có thể bị sửa đổi, thì việc sửa đổi này sẽ như thế nào, có thay đổi nội dung,
bản chất cơ quan nhân quyền như quy định ban đầu hay không.
Một điểm lớn gây thắc mắc trong nhiều tổ chức xã hội- dân sự là trong khi Hiến chương
đề cao mục tiêu phục vụ người dân (10 trong 15 mục tiêu trong Hiến chương trực tiếp liên quan
tới người dân), nhưng các tổ chức liên kết với ASEAN không rõ sẽ tham gia, đóng góp tiếng nói
67
Xem định nghĩa Single Market trên Wikipedia.com
Đây là thắc mắc của Ali Alatas, cựu Ngoại trưởng In-đô-nê-xia, EPG của In-đô-nê-xia, đưa ra tại thảo luận tại bàn
tròn “Con đường tới việc phê chuẩn Hiến chương”, Xing-ga-po, tháng 7/2008
68
71
của mình vào hoạt động của ASEAN bằng cách nào. Hiến chương chỉ quy định ngắn gọn là các
tổ chức tham gia ASEAN qua Quỹ ASEAN, nhưng phương thức và quy chế tham gia cũng sẽ
được Ủy ban Đại diện thường trực xác định sau (Điểm 2, Điều 16).
1.3.3. Những chỗ vòng vo
Một số điểm trong Hiến chương được đánh giá là còn vòng vo, như về phương thức ra
quyết định, nhất là về cái gọi là đồng thuận kép (double consensus), theo đó Hiến chương mở ra
các phương thức ra quyết định khác đồng thuận (do Lãnh đạo quyết định phương thức phù hợp)
hoặc công thức ASEAN-X, nhưng lại đóng vào khi quy định phải có đồng thuận để áp dụng
công thức đó.
Hiến chương cũng quy định sẽ xem xét điều chỉnh, sửa đổi Hiến chương sau 5 năm, Hội
đồng Điều phối sẽ kiến nghị những điểm điều chỉnh để Lãnh đạo xem xét trên cơ sở Hội đồng
Điều phối phải có đồng thuận. Các nhà phê bình chỉ trích rằng nếu Hội đồng Điều phối không
đạt đồng thuận thì làm sao có thể điều chỉnh Hiến chương.
2. Đánh giá các tác động của Hiến chương ASEAN đối với tiến trình xây dựng Cộng
đồng
2.1. Những tác động thuận
Về xây dựng thể chế nói chung
Tổ chức liên chính phủ ASEAN có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn, chính danh hơn để thúc đẩy
hợp tác, liên kết và để xây dựng Cộng đồng ASEAN một cách mạnh mẽ. Chính phủ các nước
thành viên ASEAN có sơ sở pháp lý và đồng thuận xã hội tốt hơn để thực thi các chính sách
trong nước và dễ dàng huy động nguồn lực hơn để phục vụ mục tiêu xây dựng Cộng đồng
ASEAN.
ASEAN có tổ chức bộ máy khoa học hơn, nhất là đã được thiết kế phù hợp hơn với thực
tiễn phát triển của ASEAN sau hơn 40 năm và với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN nên sẽ
phục vụ tốt hơn các mục tiêu đó, về lâu dài sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng được khối lượng
công việc lớn hơn của một Cộng đồng ASEAN trong tương lai.
Tổ chức ASEAN có tư cách pháp nhân, nâng cao được vị thế quốc tế, tạo thuận lợi cho
quan hệ đối ngoại, dễ dàng huy động hỗ trợ và hợp tác xây dựng Cộng đồng hơn (việc các nước
đối thoại đều cử đại sứ tới ASEAN là một ví dụ);
Các mục tiêu, nguyên tắc, chuẩn mực của ASEAN được thể chế hóa và thể hiện rõ ràng
hơn; các quy tắc, quy chế, thủ tục sẽ được xây dựng đầy đủ hơn, hệ thống hơn, đồng bộ hơn; với
các nguyên tắc pháp lý, các cơ chế bảo đảm thực thi, cơ chế giải quyết tranh chấp được xây dựng
72
nên ASEAN sẽ nghiên chỉnh thực thi thỏa thuận hơn, nâng cao hiệu quả hợp tác hơn;Tạo được
hành lang pháp lý để các thành phần xã hội có thể tham gia vào tiến trình xây dựng cộng đồng
ASEAN qua các kênh phù hợp, có tổ chức, nên tổ chức liên chính phủ ASEAN sẽ được tiếp sức
trong việc xây dựng Cộng đồng.
Cộng đồng chính trị- an ninh
- Hiến chương ASEAN tạo nền tảng cho việc thúc đẩy hợp tác chính trị- an ninh lên một
tầng cao mới qua việc xác định các mục tiêu, nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực rõ ràng hơn, làm
tăng lòng tin giữa các nước thành viên, tăng hiệu quả hợp tác, có tác dụng giúp gia tăng đoàn kết
và thống nhất ASEAN;
- Hợp tác chính trị- an ninh dần đi vào thực chất hơn; sẽ có thêm cơ hội cho việc giải quyết
hòa bình các tranh chấp hoặc khác biệt phát sinh giữa các quốc gia thành viên;
- Hiến chương ASEAN sẽ giúp ASEAN phát huy vai trò là một lực lượng quan trọng hàng
đầu trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và phần nào ở
Châu Á- Thái Bình Dương.
Cộng đồng Kinh tế
- Hiến chương ASEAN khẳng định lại các mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế và các
đặc thù của nó; khẳng định lại các nguyên tắc của ASEAN trong việc đẩy manh liên kết kinh tế,
như các nguyên tắc về kinh tế thị trường, về pháp trị, về các nguyên tắc tuân thủ các luật lệ
thương mại đa phương, quốc tế;
- Hiến chương khẳng định mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển nội khối, tạo nền tảng
pháp lý cho việc thúc đẩy triển khai các sáng kiến IAI và huy động sự trợ giúp của trong và
ngoài ASEAN phục vụ ưu tiên này;
- Hiến chương tăng cường vị thế kinh tế đối ngoại của ASEAN, trong đó có việc tăng khả
năng cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn đầu tư do có triển vọng cao hơn trở thành một khu vực kinh tế
đồng nhất với nhiều kế hoạch kinh tế nhằm tăng sức cạnh tranh chung của cả khối.
Cộng đồng Văn hóa- Xã hội
- Hiến chương ASEAN xác định, làm rõ và thể chế hóa nhiều mục tiêu của ASEAN về văn
hóa xã hội, đặc biệt đưa ra nhiều mục tiêu có liên qua trực tiếp hoặc gián tiếp tới lợi ích của
người dân, giúp xây dựng hình ảnh ASEAN xây dựng Cộng đồng hướng tới người dân, và huy
động đuợc sự quan tâm và tham gia của các tầng lớp nhân dân;
- Hiến chương đặt ra các chuẩn mực và giá trị cao hơn về văn hóa xã hội, trên thực tế tạo ra
các động lực mới cho hợp tác;
73
- Hiến chương ASEAN ghi nhận các tổ chức xã hội liên kết với ASEAN nhằm thực hiện
mục tiêu chung là xây dựng Cộng đồng, xác định cơ quan đầu mối nhằm phối hợp các nỗ lực xây
dựng cộng đồng là Quỹ ASEAN, và quy định việc xây dựng các quy chế cụ thể nhằm tăng cường
phối hợp giữa tổ chức liên chính phủ ASEAN và các tổ chức liên kết.
Về quan hệ đối ngoại
- Hiến chương ASEAN tạo tư cách pháp nhân cho ASEAN, được Liên hợp quốc và quốc
tế ghi nhận, tạo thế đối ngoại tốt hơn cho ASEAN; nâng cao hình ảnh và uy tín quốc tế của
ASEAN;
- Hiến chuơng ASEAN tạo sức hấp dẫn và quan tâm cao hơn tới ASEAN; tạo thuận lợi
hơn cho việc hợp tác quốc tế, sẽ dễ huy động được sự trợ giúp và chia sẻ hơn từ các đối tác bên
ngoài;
- Hiến chương ASEAN tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại của ASEAN nhờ trao
quyền và vai trò cao hơn cho Tổng thư ký ASEAN, nhờ tạo ra bộ máy mới (như việc lập Ủy ban
Đại diện thường trực tại Jakarta), và chính thức hóa Ủy ban đại diện ở các nước thứ ba.
- Hiến chương ASEAN khẳng định nguyên tắc và mục tiêu củng cố vai trò trung tâm và
chủ đạo của ASEAN trong các hoạt động đối ngoại của ASEAN cũng như các khuôn khổ, diễn
đàn mà ASEAN có vai trò chủ đạo.
2.2. Một số vấn đề phức tạp có thể nảy sinh
- Văn bản Hiến chương là kết quả chứa đựng nhiều thỏa hiệp, có thể dẫn tới cách diễn giải
khác nhau, làm phức tạp hóa và giảm hiệu quả hợp tác ASEAN trong một số lĩnh vực/vấn đề;
- Việc mở rộng và bổ sung mục tiêu sẽ làm hợp tác ASEAN có thêm nhiệm vụ mới, phân
tán nguồn lực vốn rất hạn hẹp của ASEAN;
- Việc bổ sung các chuẩn mực về giá trị, nhất là các chuẩn mực liên quan tới công việc nội
bộ của các quốc gia có thể dẫn tới các mâu thuẫn giữa giá trị và lợi ích quốc gia, ảnh hưởng đoàn
kết chung ASEAN;
- Việc tăng cuờng hợp tác ASEAN có thể làm tăng chi phí hợp tác ASEAN của các quốc
gia thành viên. Các nước thành viên cũng sẽ phải đầu tư nguồn lực lớn hơn cho ASEAN.
- Sự gia tăng tham gia và kỳ vọng của nhân dân ASEAN cũng có thể làm phức tạp thêm
tình hình khi hợp tác ASEAN là tương đối mới mẻ với người dân;
- ASEAN cũng là đối tượng bị nhòm nhó thêm từ dự luận quốc tế, các vấn đề nội bộ
ASEAN dễ bị quốc tế hóa hơn do ASEAN tăng cường áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở khu
vực;
74
- Hoạt động hợp tác ASEAN chặt chẽ hơn, pháp điển hơn cũng sẽ gây khó khăn hơn đối
với các nước thành viên. Nội bộ các nước sẽ phải có các điều chỉnh, trước mắt là một số quy
định và thủ tục hành chính để phù hợp hơn với quy định của Hiến chương (như cơ chế điều phối,
phối hợp giữa các bộ/ngành trong tham gia hợp tác ASEAN).
III. KIẾN NGHỊ PHƢƠNG HƢỚNG TRIỂN KHAI HIẾN CHƢƠNG ASEAN
1. Sự tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam
1.1. Quan điểm và lợi ích của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN
Do các yếu tố lịch sử, quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm, nhưng Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hòa bình, hữu nghị và phát triển
với các nước trong khu vực.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VI (1986): “Chính phủ và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu
nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với In-đô-nê-xi-a và các nước Đông Nam Á
khác”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII (1991): “Với các nước Đông Nam Á, chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ về nhiều mặt
theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
hai bên cùng có lợi”.
Từ đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã chủ động có nhiều bước cải thiện quan hệ với các nước
ASEAN và với tổ chức ASEAN. Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Đông Nam Á và trở thành quan sát viên của ASEAN. Tháng 10 năm 1993, Việt Nam đưa ra
Chính sách bốn điểm mới trong đó khẳng định “chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với
từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tư cách là một tổ
chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp.” Thời điểm thích hợp đó đã
tới vào ngày 28 tháng 7 năm 1995, khi Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên
ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 tại Bru-nây.
Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam tiếp tục “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước
láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN…” (Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XIII),
phấn đấu “Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN…” (Báo cáo chính trị
Đại hội Đảng lần thứ IX); và “Thực hiện các cam kết của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và
tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.” (Báo cáo chính trị Đại hội
Đảng lần thứ X).
75
Như vậy, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN là nhằm xây
dựng một quan hệ hòa bình, hữu nghị và phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và
tôn trọng luật pháp quốc tế.
Gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam.
Về chính trị- an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam củng cố môi trường hòa bình, và ổn
định của khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng nhờ gia tăng đối thoại, tăng cường hợp
tác giữa các nước trong khu vực nhằm ứng phó với các thách thức chung. ASEAN cũng tạo môi
trường và không khí thuận lợi để ta thúc đẩy quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực, giải
quyết các vấn đề trong quan hệ song phương do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh. Là thành viên
ASEAN, Việt Nam cũng góp phần xây dựng và thúc đẩy các cơ chế, tiến trình hợp tác khu vực
phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích quốc gia. Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN giúp tăng
cường vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy quan hệ
với các đối tác, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ, Nga.
Về kinh tế, ASEAN là nơi ta hội nhập đầu tiên, là thị trường xuất nhập khẩu và nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên của ta. Hội nhập ASEAN, chúng ta đã hài hòa hóa hệ thống
tiêu chuẩn, quy trình thủ tục với các nước trong khu vực. Nhờ tập dượt hội nhập thành công ở
khu vực, ta đã tự tin hơn khi hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Cũng nhờ ASEAN, ta đã thúc
đẩy được quan hệ kinh tế với nhiều đối tác quan trọng, thông qua ASEAN đàm phán thiết lập
khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại, đầu tư với các đối tác này. ASEAN cũng giúp ta
thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối tốt hơn với các nền kinh tế phát triển hơn trong và ngoài
khu vực.
Về văn hóa- xã hội, ASEAN tạo ra rất nhiều khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực
khác nhau như giáo dục, y tế, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, môi trường, văn hóa, thông tin, phát
triển nông thôn, khoa học và công nghệ, lao động, với nhiều chương trình, dự án hợp tác đêm lại
nhiều lợi ích cho chúng ta.
Một lợi ích nữa mà hội nhập ASEAN đem lại là động lực thúc đẩy cải cách trong nước,
phát triển nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trong công tác đối ngoại, nhất là cán bộ đa phương,
nhờ đó chúng ta đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho các bước hội nhập ngày càng sâu rộng
với thế giới.
1.2. Đánh giá tổng quan về ASEAN và vai trò của ASEAN đối với ta
Bản chất của ASEAN là tập hợp của các nước nhỏ và vừa trong khu vực để: i) duy trì hòa
bình, ổn định chung trong khu vực; ii) để tạo thế trong quan hệ với các nước lớn; và để iii) thúc
đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực và các đối tác bên ngoài. Đặc điểm và tính chất cơ bản của
76
ASEAN là: i) một tổ chức liên chính phủ; ii) bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành
viên; iii) mọi quyết định đều phải có đồng thuận.
Từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã làm được một số việc sau: i) góp phần ngăn ngừa
xung đột xảy ra ở khu vực, nhất là qua nhiều biến động cục diện ở khu vực và thế giới suốt hơn
40 năm qua, tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực; ii) hạn chế nghi kỵ và tạo
dựng được sự tin cậy và hợp tác giữa các nước thành viên; iii) phát huy được vai trò trung gian,
xúc tác và cung cấp diễn đàn để các nước lớn đối thoại và hợp tác với nhau (trong đó ASEAN có
vai trò chủ đạo và điều phối lợi ích của các bên), nhờ đó đã giữ không để xung đột lợi ích các
nước lớn làm mất ổn định mà còn tranh thủ được các nước lớn để phục vụ phát triển kinh tế và
duy trì an ninh khu vực; iv) Thúc đẩy tiến trình liên kết kinh tế khu vực, tạo thế để ASEAN hợp
tác kinh tế với các đối tác bên ngoài.
ASEAN có điểm mạnh là nằm tại vị trí địa chiến lược quan trọng và trong quá trình phát
triển của mình đã tạo lập được môi trường để thúc đẩy sự hợp tác với các nước lớn nên các nước
lớn đều cần tranh thủ; trong quá trình đó ASEAN cũng khá linh hoạt và năng động nên đã thích
nghi được với những hoàn cảnh và điều kiện biến đổi. Điểm yếu nhất của ASEAN là nội lực kém
(do từng nước ASEAN kém phát triển), phải dựa nhiều vào môi trường bên ngoài, khó tự làm
được việc gì lớn.
Thành công của ASEAN là duy trì được việc tập hợp, đoàn kết thông qua việc áp dụng linh
hoạt một số phương cách riêng (“Phương cách ASEAN”), trong đó quan trọng nhất trong quan
hệ đối nội là tôn trọng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, hợp tác lỏng lẻo,
không ràng buộc; không chỉ trích nhau công khai, hợp tác hình thức trước, nội dung thực chất
sau; còn trong quan hệ đối ngoại là không liên minh đe dọa ai, quan hệ tương đối cân bằng và
tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác với các nước lớn…
1.3. Đánh giá sự tham gia của Việt Nam qua 15 năm gia nhập
Những mặt đƣợc:
Tham gia ASEAN giúp tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định, hợp tác và phát triển ở
khu vực; giúp thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển phù hợp với nhu cầu và lợi ích của ta;
- ASEAN tạo cơ hội và khuôn khổ trao đổi, hợp tác thường xuyên ở khu vực: Lãnh đạo cấp
cao (2 lần/năm), bộ trưởng ngoại giao (4 lần/năm); bộ trưởng quốc phòng (1 lần/năm); còn
các quan chức cao cấp các bộ/ngành gặp nhau thường xuyên, giải quyết, tháo gỡ các vấn
đề, trục trặc nảy sinh trong khu vực.
- ASEAN tạo khuôn khổ về thể chế đối thoại với các đối tác: Thông qua đối thoại
ASEAN+1, +3, EAS, ARF… hình thành khuôn khổ hợp tác thường xuyên giữa khu vực và
77
các đối tác, nhất là các nước lớn, tạo môi trường đan xen và cân bằng lợi ích ở khu vực vì
hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
- ASEAN tạo diễn đàn để bàn cả về những vấn đề chính trị - an ninh nhạy cảm nhất: các
vấn đề như Biển Đông sẽ không có chỗ để trao đổi, không có ai để chia sẻ. Năm 1995,
ASEAN ra Tuyên bố chung về biển Đông, tạo dư luận đồng thuận chung phản đối Trung
Quốc thôn tính bãi Tư chính. Năm 1997, nhờ ta thông báo các đại sứ ASEAN tại Hà nội
mà Trung Quốc đã phải rút tàu thăm dò Cần Tân và dàn khoan số 8 khỏi biển Đông.
Không có ASEAN cũng sẽ không có DOC, tạo thành quy tắc ứng xử chung giữa ASEAN
và Trung Quốc, mà không một nước đơn lẻ nào ở khu vực, kể cả Việt Nam, có thể kéo
Trung Quốc vào đối thoại và chấp nhận những quy tắc như vậy về Biển Đông.
- ASEAN là diễn đàn duy nhất có thể xây dựng và tạo dựng luật chơi ở khu vực mà các
nước tôn trọng: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á phi vũ khí
hạt nhân (SEANWFZ), trên hết là Hiến chương ASEAN đã khẳng định các nguyên tắc ứng
xử ở khu vực, trước hết là nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ. Thực tế ta đã vận
dụng hợp tác ASESAN và các nguyên tắc này để góp phần ngăn chặn các hoạt động can
thiệp từ bên ngoài, và cả từ các nước thành viên ASEAN thân phương Tây, trong đó có các
trường hợp như Lý Tống, Nguyễn Hữu Chánh, Võ Văn Đức…
- ASEAN tạo cơ sở để ta chủ động thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh, nhất là Diễn đàn
khu vực ARF theo hướng phù hợp.
- Thông qua ASEAN, ta có thể thúc đẩy không chỉ hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á,
mà còn củng cố quan hệ và giúp đỡ Cămpuchia, Lào, Myanma (trợ giúp phát triển, hợp tác
tiểu vùng Mê-kông; tam tứ giác phát triển CLV, CLMV… hỗ trợ vào WTO, tham gia
APEC…).
Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ta thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và
trong khu vực, giúp ta giải quyết một số vấn đề song phương còn tồn lại cũng như một số vấn đề
mới nảy sinh với các nước ĐNA.
- Sau khi vào ASEAN, trở thành những người bạn đồng hành và cùng hội cùng thuyền, ta
đã cùng với Malayxia, Indonesia, Thái lan giải quyết cơ bản các vùng chồng lấn.
- Khi có vấn đề song phương với các nước trong khu vực, ta đã tranh thủ các dịp Hội nghị
ASEAN để giải quyết, như các vấn đề ngư dân với Indonesia, vấn đề lao động di cư với
Malaysia…
78
- Cũng trong khuôn khổ định hướng xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN mà ta và
Singapore đã quyết định kết nối hai nền kinh tế để bổ trợ nhau tốt hơn trong cộng đồng
kinh tế khu vực.
Tạo môi trường giúp ta hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ được nguồn vốn và sự hỗ trợ,
giúp đỡ và thị trường trong và ngoài khu vực để hội nhập và phát triển.
- Sau khi hội nhập ASEAN bước đầu thành công, ta có điều kiện mạnh dạn triển khai các
bước ra APEC và WTO. Là thành viên ASEAN, ta có tư thế và sức nặng hấp dẫn hơn để
đàm phán FTA với các đối tác lớn như Nhật, với Hàn, với EU, chưa nói tới Mỹ.
- Thông qua hợp tác và thúc đẩy liên kết ASEAN, ta có điều kiện thuận hơn để vận động
các nước đặt thành ưu tiên cao về hỗ trợ giúp “thu hẹp khoảng cách phát triển”.
- Với sự ủng hộ của ASEAN, ta cũng thuận hơn trong vận động Châu Á để làm đại diện
duy nhất của Châu Á và ứng cử thành công vào HĐBA như vừa qua.
Tạo thế cho ta trong quan hệ với các đối tác ngoài khu vực, nhất là các nước lớn, giúp ta tự
tin hơn trong quá trình hội nhập thế giới cả kinh tế và chính trị. Thông qua ASEAN, ta có thể tạo
thêm thế cho ta, dù vẫn chỉ là một nước nghèo, GDP thứ 60 trên thế giới, nhưng có thể thu hút
được sự quan tâm chú ý và trở thành đối tác quan trọng của các nước lớn hàng đầu như Mỹ, EU,
Nhật, Nga, Ấn độ, Hàn quốc.
Giúp các ngành mở rộng hợp tác trong và ngoài khu vực, tạo sự chuyển biến, đổi mới tích
cực trong các bộ/ngành; qua hợp tác ASEAN xây dựng được đội ngũ làm công tác đối ngoại đa
phương kinh nghiệm hơn.
Những mặt còn hạn chế
Nội lực ta còn nhiều hạn chế, nhất là về kinh tế nên tham gia hợp tác ASEAN chưa thu
được kết quả cao. Mặt khác, đôi khi ta cũng phải chấp nhận luật chơi của các nước tiên tiến, phải
đẩy nhanh hội nhập, gây không ít khó khó khăn cho ta.
Về chính trị, an ninh, ta phải chia sẻ và chấp nhận thêm các giá trị và chuẩn mực khu vực
và quốc tế, nhất là về nhân quyền, dân chủ, về sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế và
xã hội, về vấn đề pháp trị, v.v… với cách hiểu không hoàn toàn phù hợp với quan điểm và tình
hình phát triển kinh tế xã hội của ta.
ASEAN họp hành nhiều, nhiều lĩnh vực hợp tác cũng hao tốn khá nhiều nguồn lực cả tài
chính và con người của các bộ/ngành. Hợp tác ASEAN ngày càng pháp điển, chặt chẽ khiến ta
cần phải chủ động hơn trong triển khai các quy định của Hiệp hội.
79
2. Tác động của Hiến chương ASEAN tới hợp tác ASEAN và chủ trương, đường lối
tham gia ASEAN của ta
Bên cạnh các tác động đối với hợp tác chung ASEAN của như đã được phân tích ở trên,
Hiến chương ASEAN còn có các tác động riêng đối với việc đề xuất và thực hiện chủ trương và
chính sách tham gia ASEAN của ta:
2.1. Tác động thuận đối với Việt Nam
Hiến chương ASEAN tiếp tục khẳng định tính chất của ASEAN là một tổ chức liên chính
phủ, trong đó chủ quyền quốc gia của các nước thành viên vẫn tiếp tục được coi trọng; các nước
thành viên bình đẳng về chủ quyền.
ASEAN sẽ “mạnh” hơn do có cơ sở thể chế và pháp lý vững chắc hơn, sẽ hoạt động quy
củ, hiệu quả hơn, liên kết chặt chẽ hơn nhưng ở mức độ vừa phải không quá “căng”, quá “chặt”
đối với các thành viên chưa phát triển như ta, và trong các điều khoản then chốt, cũng đã có các
“khóa” cần thiết có thể vận dụng để tự vệ nếu cần.
Về đối ngoại, ASEAN có Hiến chương sẽ có uy tín và vai trò được tăng cường ở khu vực
và trên thế giới, các đối tác của ASEAN sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN, tạo điều kiện thuận
lợi hơn để ta thúc đẩy quan hệ với các đối tác. Mặt khác, ASEAN mạnh lên cũng sẽ có lợi cho
việc tạo lập một trật tự/cục diện khu vực có lợi hơn cho ta.
Hiến chương ASEAN bổ sung, thể chế hóa những mục tiêu cơ bản, trong đó có nhiều mục
tiêu trực tiếp có lợi cho việc tạo thuận lợi cho môi trường an ninh và phát triển của ta, như thu
hẹp khoảng cách phát triển, không cho phép bên nào sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một
nước thành viên ASEAN khác…
Hiến chương ASEAN cũng đã loại trừ một số nội dung cấp tiến khác mà ta chưa thấy phù
hợp, như việc lập tòa án ASEAN, lập liên minh ASEAN, việc áp dụng thuật ngữ “an ninh con
người”.
Hiến chương bước đầu đưa vào một số các chuẩn mực khu vực và quốc tế được thừa nhận
chung, cũng sẽ là động lực để ta và các nước phải điều chỉnh, có những bước chuẩn bị tích cực
để hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn với khu vực và thế giới.
2.2. Một số tác động ta sẽ phải xử lý và thích nghi dần
Hợp tác ASEAN được nâng cao thì nghĩa vụ trước mắt của các nước thành viên cũng sẽ
tăng lên, trực tiếp là: Lãnh đạo sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho ASEAN; niêm liễm đóng
hàng năm để duy trì hoạt động của Ban thư ký, số cuộc họp phải tham gia cả trong và ngoài
ASEAN, đóng góp chung cho các hoạt động của ASEAN sẽ tăng, trách nhiệm chủ trì và tổ chức
80
các Hội nghị khi tới lượt sẽ cao hơn, v.v… làm tăng gánh nặng cho các bộ/ngành và cho nhà
nước nói chung, cả về tài chính và nhân lực, trực tiếp trước mắt là việc đảm nhiệm cương vị Chủ
tịch ASEAN- 2010.
Phương thức hoạt động của ASEAN sẽ chặt chẽ hơn, ta sẽ phải chấp nhận sự ràng buộc
hơn về pháp lý, phải chấp nhận “luật chơi” thị trường khốc liệt hơn trong ASEAN (cơ bản như
luật của WTO mà ta đã tham gia, nhưng trong ASEAN là “luật” giữa những nước “bằng vai phải
lứa nhau” nhau), phải làm quen với các tranh chấp sẽ xảy ra thường xuyên hơn, và việc áp dụng
các cơ chế trung gian hòa giải, trọng tài, v.v… trong khuôn khổ ASEAN.
Việc tham gia và áp dụng một số chuẩn mực và giá trị chung, ngoài khía cạnh có lợi như
đã trình bày ở trên, ta cũng phải chuẩn bị các phương án ứng xử trước việc các chuẩn mực đó có
thể bị đẩy theo hướng chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của ta và có thể làm
gia tăng các vấn đề phức tạp trong hợp tác ASEAN, kể cả sự can dự của các nước bên ngoài, đặc
biệt là liên quan tới các chuẩn mực về nhân quyền, dân chủ, quản trị tốt, v.v…
Hợp tác ASEAN trong giai đoạn xây dựng Cộng đồng mở rộng về mục tiêu, nội dung và
đối tượng tham gia, với sự tham gia tăng cường của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội cũng sẽ gia tăng sự đa dạng và phức tạp của hoạt động hợp tác, nhất là trong bối
cảnh kinh tế xã hội của ta.
Hiến chương ASEAN cơ bản phù hợp với điều kiện và mức độ hợp tác của ASEAN hiện
nay. Trong vòng 10 – 15 năm nữa, cùng với gia tăng hợp tác trong ASEAN và khi chúng ta có
thực lực mạnh hơn, Hiến chương ASEAN có thể được xem xét và sửa đổi (5 năm một lần), do đó
ta còn thời gian để thích ứng và điều chỉnh tùy thuộc tình hình thực tiễn.
3. Kiến nghị phương hướng triển khai Hiến chương ASEAN
3.1. Định hướng cho Việt Nam trong việc triển khai Hiến chương ASEAN
Định hướng chung trong việc triển khai Hiến chương và áp dụng Hiến chương ASEAN
vào cuộc sống là tận dụng và thúc đẩy tối đa các mặt tích cực của Hiến chương; và cố gắng hạn
chế và ngăn cản tối đa các mặt tiêu cực của Hiến chương, cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Theo đó ta nên triển khai Hiến chương theo hướng sau:
Nên hiểu Hiến chương ASEAN: Cần quán triệt trong nội bộ coi Hiến chương là một bước
tiến quan trọng của ASEAN, góp phần tổng thể làm tăng sức mạnh, vị thế và vai trò của
ASEAN, do vậy cần nghiêm chỉnh thực hiện ở mọi cấp, mọi cơ chế hợp tác. Theo đó, cần hiểu rõ
Hiến chương, đánh giá đúng hiệu lực và tác động của Hiến chương, nhìn nhận Hiến chương một
cách khách quan, thực tế. Cần phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các khóa học về Hiến
81
chương ASEAN cho các tầng lớp xã hội, nhất là các bộ/ngành trực tiếp tham gia hoạt động đối
ngoại và hội nhập ASEAN.
Nên tận dụng cơ hội và chấp nhận thách thức: Cần chấp nhận thực tế hợp tác ASEAN là
giữa các quốc gia khác nhau và theo đuổi các lợi ích khác nhau, tham gia ASEAN sẽ có cả hai
mặt hợp tác và đấu tranh, cơ hội và thách thức. Theo đó, ta cần chủ động theo đuổi các cơ hội và
lợi ích trong hợp tác ASEAN, chấp nhận các thách thức và tham gia một cách chủ động để đấu
tranh với các thách thức đó. Theo đó, ta cần sớm nghiên cứu, có chiến lược và kế hoạch tham gia
cụ thể trong những vấn đề có nhiều “thách thức” của ASEAN như hợp tác chính trị- an ninh,
ngoại giao phòng ngừa, giải quyết xung đột, hợp tác về nhân quyền, dân chủ, về xây dựng cơ chế
giải quyết tranh chấp và đưa cơ chế này vào cuộc sống, về tăng cường năng lực bộ máy cho Ban
thư ký ASEAN, v.v…
Nên xây dựng dần tư duy khu vực, cộng đồng: Để có được một ASEAN mạnh, ta không
nên quá vị kỷ và quá dân tộc chủ nghĩa thái quá trong tham gia hợp tác, cần xây dựng nếp suy
nghĩ cộng đồng, có tầm nhìn khu vực và quan tâm tới lợi ích chung của khu vực. Do vậy, cần
sớm có phương pháp luận toàn diện về lợi ích quốc gia trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa
để hiểu rõ hơn và nhất quán hơn về lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực, khi nào chăm lo cho lợi
ích cộng đồng, lợi ích khu vực cũng chính là chăn lo cho lợi ích của ta. Để làm được, cần có sự
phối kết hợp tốt giữa các bộ/ngành, đồng thời cần có sự chỉ đạo tập trung và điều phối chung,
thống nhất hoạt động hợp tác ASEAN.
Nên có sự chuẩn bị để trao dần thêm vai trò và quyền hạn cho các thể chế của ASEAN,
điều đó không có nghĩa là ta từ bỏ chủ quyền hay chia sẻ chủ quyền mà chính là ta dành ưu tiên
cao hơn cho hợp tác ASEAN trong chính sách đối ngoại của mình, đồng thời quyết tâm tham gia
hợp tác ASEAN có hiệu quả hơn. Theo đó, cần sẵn sàng trao thêm quyền cho Ban thư ký
ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, nhất là các quyền về thực thi hoặc liên quan tới các lĩnh vực hợp
tác phi nhạy cảm, coi đó là phù hợp với lợi ích tổng thể của ta. Để kiểm soát và hạn chế khả năng
Tổng thư ký làm sai chức năng hoặc lạm quyền, cần tăng cường vai trò và năng lực của Ủy ban
Đại diện thường trực tại Jakarta.
Nên linh hoạt và nhân nhượng khi cần để đạt lợi ích lâu dài: Vì mục đích, lợi ích chiến
lược cao nhất và lâu dài của ta là giữ cho một ASEAN mạnh, ta cần có chiến lược tổng thể, chỉ
đạo tập trung và khi cần chấp nhận linh hoạt và nhân nhượng một số lợi ích cục bộ, hoặc chấp
nhận một số thách thức tạm thời để cho ASEAN có được sức mạnh cần thiết, ví dụ chấp nhận
ràng buộc chặt chẽ hơn, pháp điển hóa cao hơn trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, chuyên ngành,
dù trước mắt một số bộ/ngành sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
82
Nên tăng cường nghiên cứu, phổ biến các giá trị, chuẩn mực khu vực và quốc tế: ta cần
tăng cường nhận thức và hiểu biết để hiểu hơn tập quán, giá trị, chuẩn mực quốc tế, chủ động
tiếp thu các mặt tích cực và nội địa hóa các giá trị và chuẩn mực đó, tạo cơ sở thuận lợi hơn cho
việc xây dựng cộng đồng ASEAN, bản sắc chung ASEAN hài hòa với cộng đồng thế giới.
Nên tạo điều kiện và hướng dẫn để các tầng lớp xã hội tham gia cùng xây dựng Cộng
đồng: cần nuôi dưỡng, tạo điều kiện nhưng có kiểm soát và định hướng kỳ vọng của các tầng lớp
xã hội đối với ASEAN và Cộng đồng ASEAN, để họ hiểu và tham gia, đóng góp đúng mức và
đúng cách cho nỗ lực chung, giảm bớt gánh nặng cho ASEAN và giữ cho ASEAN tập trung vào
các mục tiêu chủ yếu mà tổ chức này được tạo ra.
Mặt khác, ta cũng nên tránh một số xu hướng sau:
Tránh đánh giá cảm tính Hiến chương ASEAN và ASEAN nói chung: Tránh các khuynh
hướng quá coi thường hoặc quá đề cao Hiến chương và kỳ vọng ASEAN sẽ thay đổi nhanh
chóng sau khi Hiến chương có hiệu lực. Tự thân Hiến chương ASEAN sẽ không thể có hiệu lực
nếu các nước thành viên không quyết tâm thực hiện nó. Trong triển khai Hiến chương và hợp tác
ASEAN nói chung, tránh tâm lý chờ đợi các nước thành viên ASEAN đi trước rồi ta theo sau,
nên luôn có chính kiến và chủ động. Mặt khác, cũng cần tránh đánh giá quá thấp Hiến chương
ASEAN, nhìn vào những mặt chưa hoàn thiện của Hiến chương để không nghiêm túc triển khai
thực hiện nó.
Tránh cứng nhắc trong quan niệm về chủ quyền: Tôn trọng và bình đẳng chủ quyền là
nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của ASEAN. Tuy nhiên, để hội nhập và liên kết ASEAN
thành công, trong quan niệm và quá trình thực thi chủ quyền, ta cần tránh thái độ quá cứng nhắc
mà cần căn cứ lợi ích tối thượng của quốc gia để có cách ứng xử và bước đi hội nhập phù hợp
với xu thế khu vực hóa và xây dựng cộng đồng. Cần “thả” dần các lĩnh vực hợp tác và ngành
nghề không then chốt, phi nhạy cảm, chấp nhận pháp điển hóa luật chơi, để các lĩnh vực ngành
nghề đó đi trước trong hội nhập khu vực và sẵn sàng chấp nhận thể chế hóa ở mức độ cao hơn
trong các lĩnh vực đó.
Cần đặc biệt tránh sử dụng hoặc phải sử dụng thật khéo léo các nguyên tắc về chủ quyền
như veto, nguyên tắc không can thiệp nội bộ, v.v… với phương châm thúc đẩy điểm đồng, phát
huy lợi ích song trung, kể cả trong việc tự bảo vệ trước các giá trị chung hay giá trị phổ quát như
nhân quyền, dân chủ, về chính sách quản lý kinhh tế- xã hội của chính phủ, v.v… Theo đó, ta
vừa bảo vệ được hình ảnh, lợi ích quốc gia, vừa tránh được sự chú ý và chỉ trích hơn từ cộng
đồng quốc tế, nhất là các nước phương Tây, trong bối cảnh trao lưu đòi hỏi xem xét lại các khái
niệm về chủ quyền quốc gia, can thiệp công việc nội bộ, an ninh con người, v.v… Đó chính là
83
cách tiếp cận chủ động và tích cực, sử dụng chính các giá trị và chuẩn mực khu vực đó trong
việc đói phó với các can thiệp từ bên ngoài.
Tránh cứng nhắc trong áp dụng nguyên tắc bình đẳng trong ASEAN: nguyên tắc bình đẳng
trong Hiến chương ASEAN là nguyên tắc căn bản. Tuy nhiên, trong thực tế, cần chấp nhận các
nước có khả năng nhiều hơn đóng vai trò cao hơn trong hợp tác ASEAN, kể cả chấp nhận vai trò
của một vài nước đầu tàu trong mỗi lĩnh vực hợp tác. Việc tạo ra các “đại gia” của ASEAN trong
từng lĩnh vực hoặc từng thời kỳ sẽ có lợi thúc đẩy hợp tác chung cho cả khối ASEAN hơn là tất
cả cùng “giậm chân tại chỗ” theo nước chậm phát triển nhất.
3.2. Một số biện pháp triển khai cụ thể
Trên cơ sở các định hướng lớn nêu trên, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể trong
việc triển khai và thúc đẩy triển khai một số khía cạnh của Hiến chương ASEAN như sau:
Về tính liên chính phủ và chủ quyền quốc gia trong ASEAN: Nếu như EU duy trì mô
hình hợp tác liên chính phủ chặt chẽ trong quốc phòng và ngoại giao, và xây dựng mô hình siêu
quốc gia trong kinh tế và văn hóa- xã hội, ASEAN có thể có cách tiếp cận tương tự nhưng ở mức
độ thấp hơn. Theo đó, ASEAN vừa duy trì hợp tác liên chính phủ thuần túy và giữ chặt chủ
quyên quốc gia, áp dụng chủ quyền tuyệt đối trong các vấn đề chính trị- an ninh, nhưng chấp
nhận nhận xây dựng một môi trường thể chế mạnh hơn, tăng cường tính ràng buộc pháp lý của
các quyết định của ASEAN và trao quyền lớn hơn cho Ban thư ký ASEAN trong lĩnh vực hợp
tác kinh tế và văn hóa- xã hội.
ASEAN đã và sẽ không tạo ra thể chế siêu quốc gia đứng trên chủ quyền quốc gia, nhưng
ASEAN cần có quan niệm linh hoạt hơn và cần chủ động tích cực hơn trong hội nhập kinh tế và
trong hợp tác văn hóa xã hội, đồng thời tạo ra môi trường thể chế gồm các luật lệ, quy định,
chuẩn mực và các cơ chế bảo đảm thực thi mạnh mẽ mà các quốc gia đều phải tuân thủ. Thiếu
một môi trường thể chế mạnh mẽ và có hiệu lực thực chất, ASEAN sẽ tiếp tục lỏng lẻo và không
mạnh lên được. Thực tiễn gia nhập WTO cho thấy, việc tham gia các thể chế đa kinh tế phương
mạnh, hoạt động theo pháp luật không trái với lợi ích quốc gia, không làm mất chủ quyền quốc
gia và phù hợp với lợi ích lâu dài của ta.
Về tư cách pháp nhân của ASEAN: ta cần mạnh dạn trao thêm vai trò cho ASEAN với
tư cách một tổ chức có tư cách pháp lý tương đối độc lập với các nước thành viên, nhất là trong
quan hệ với bên ngoài, nhưng tăng cường kiểm soát hơn từ bên trong thông qua cơ chế Ủy ban
Đại diện thường trực (CPR) tại Jakarta. Một ASEAN năng động, tích cực và có vai trò được thế
giới thừa nhận sẽ rất có lợi cho ta, nhưng ASEAN khó phát huy được vai trò khi các “cổ đông”
của ASEAN (các nước thành viên) luôn lộ diện và kiểm soát mọi hành vi của ASEAN. Một
84
ASEAN độc lập hơn, có tư cách hơn trong quan hệ đối ngoại cũng là nhân tố tích cực trong việc
duy trì sự đoàn kết, liên kết chặt chẽ của ASEAN, hạn chế sự phân biệt đối xử và thuật “chia để
trị” của một số đối tác.
Do vậy, cần có lộ trình trao thêm một số quyền trong quan hệ đối ngoại cho Ban thư ký
ASEAN (và cả Tổng thư ký ASEAN), nhất là quyền dại điện cho ASEAN gặp gỡ các đối tác và
trao đổi về các vấn đề nảy sinh, quyền phát ngôn thay mặt ASEAN, quyền tự quyết trong quá
trình triển khai thực thi các thỏa thuận và tham khảo đề xuất các định hướng hợp tác mới, kể cả
việc cho Tổng thư ký đại diện cho ASEAN (không phải chỉ đại diện cho Ban thư ký ASEAN) ký
kết các văn kiện với các đối tác bên ngoài. Đồng thời, cần xây dựng quy trình và cơ chế để CPR
tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động của Ban thư ký ASEAN và Tổng thư ký
ASEAN, bảo đảm việc thự thi các quyền đó đúng khuôn khổ, giới hạn cho phép, và đúng chủ
trương của các nước thành viên. Cách tiếp cận trước mắt có thể là: Khả năng kiểm soát của CPR
tới đâu, mở rộng và tăng cường vai trò cho Tổng thư ký ASEAN tới đó.
Về cơ quan nhân quyền: ta không nên quá lo ngại và đối phó mà cần chủ động về cách
tiếp cận và các biện pháp tham gia hợp tác về nhân quyền, tránh tìm các biện pháp kỹ thuật lộ
liễu để khóa và hạn chế cơ quan nhân quyền của ASEAN hoạt động, nếu không sẽ dễ gây phản
ứng tiêu cực trong ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung, không có lợi cho hình ảnh, uy tín và
vị thế của Việt Nam. Mặt khác, với tính chất liên chính phủ của cơ quan này và bối cảnh chung
của hợp tác ASEAN, cơ quan này sẽ phải hoạt động theo đồng thuận, chưa thể đe dọa nghiêm
trọng tới môi trường an ninh và ổn định xã hội của ta, ít nhất trong 5-10 năm tới.
Thay vào đó, ta nên nhìn nhận tích cực về cơ quan này, chủ động tham gia và tích cực
xây dựng các định hướng hoạt động của cơ quan này nhằm tăng cường mặt đối tác, hạn chế mặt
đối tượng, tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực khu vực về quyền con người phù hợp với
các điều kiện đặc thù của ASEAN nói chung và của ta nói riêng, sử dụng chính các chuẩn mực
này để làm cơ sở đấu tranh với các hoạt động can thiệp từ bên ngoài đối với ta sau này.
Về phương thức ra quyết định: ta nên bảo đảm duy trì phương thức ra quyết định bằng
đồng thuận trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kể cả trong trường hợp vấn đề được đưa lên
Hội nghị Cấp cao, để bảo đảm duy trì chủ quyền tuyệt đối trong lĩnh vực chính trị - an ninh.
Theo đó, ta phấn đấu hạn chế trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN các sự vụ phức tạp, bằng cách
quy định chặt chẽ quy trình (rules of procedures) trình các sự viện lên HNCC, quy định chặt chẽ
về việc Tổng thư ký báo cáo và trình xin ý kiến của HNCC, tăng cường vai trò của Hội đồng
Điều phối trong việc chuẩn bị nội dung cho HNCC, có sự phân định rõ ràng giữa các vấn đề
thuộc lĩnh vực chính trị - an ninh và các vấn đề kinh tế và văn hóa xã hội (sẽ có các quy định và
quy trình khác thoáng hơn). Đối với các lĩnh vực kinh tế và vă hóa xã hội , ta có thể linh hoạt.
85
Cơ chế giải quyết tranh chấp: ta cần tiếp tục giữ chủ quyền tuyệt đối trong việc xử lý các
tranh chấp chính trị, an ninh, chủ quyền lãnh thổ và trong việc triển khai các dự án kinh tế lớn có
tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội và đường lối phát triển của ta. Theo đó,
ta có thể chấp thuận các cơ chế tự nguyện về hợp tác giải quyết tranh chấp, thúc đẩy xu hướng
giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, hoặc chỉ như các biện pháp ngoại giao để phòng ngừa xung
đột hoặc căng thẳng leo thang.
Ngược lại, đối với các lĩnh vực khác phi nhạy cảm mà ta chấp nhận hội nhập nhanh hơn,
ta nên chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tisnh thực chất hơn, vận hành đúng theo
chuẩn mực khu vực và quốc tế, kể cả việc sử dụng trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp
đó. Trong các tranh chấp trong quá trình thực thi các thỏa thuận kinh tế, thương mại, đầu tư và
văn hóa xã hội, ta chấp nhận một môi trường pháp điển chặt chẽ hơn để có lợi ích cao hơn về
chính trị, dù trong một số trường hợp ta sẽ không bảo vệ được lợi ích cục bộ của một số
bộ/ngành. Mặc dù sau hơn hai năm gia nhập WTO, các bộ/ngành và doanh nghiệp của ta đã quen
dần với cách tiếp cận này, nhưng để khỏi “sốc” trong ASEAN, ta có thể có lộ trình tham gia dần
từ 3-5 năm.
Về vai trò Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN: Tổng thư ký ASEAN có hai
chức năng chính là (i) phục vụ các nước thành viên, chỉ đạo Ban thư ký ASEAN thực thi các
quyết định của các nước thành viên; (ii) đại diện cho ASEAN trong một số quan hệ đối ngoại.
Để tạo ra một công cụ mạnh cho ASEAN và tăng cường khả năng thực thi của tổ chức này,
hướng ASEAN vào một cộng đồng hành động và để sẵn sàng cho việc phát huy vai trò cao hơn
của ASEAN, duy trì vai trò trung tâm của ARF, của các tiến trình ASEAN+3, EAS… ta nên ủng
hộ việc tăng cường năng lực cho Ban thư ký ASEAN và Tổng thư ký ASEAN. Theo đó, ta nên
sẵn sàng tăng cường nguồn lực cho Ban thư ký ASEAN, đầu tư thêm cho BTK ASEAN; chấp
nhận linh hoạt hơn trong việc đóng góp tài chính cho vận hành của Ban thư ký ASEAN, không
quá đòi hỏi bình quân chủ nghĩa, chấp nhận hình thức đóng góp tự nguyện của các nước thành
viên ASEAN có nhiều khả năng hơn, kể cả nếu phải chấp nhận vai trò lớn hơn của một số nước
thành viên trong một số hoạt động, dự án của BTK ASEAN.
Ta cũng nên trao cho Tổng thư ký ASEAN vai trò lớn hơn không chỉ trong ASEAN mà
cả trong các thể chế ASEAN chủ đạo như ARF, ASEAN+3, EAS… theo đó có thể tính trao cho
Tổng thư ký các vai trò như đầu mối liên lạc đường dây nóng, cảnh báo sớm, tìm hiểu tình hình,
trung gian điều phối/hòa giải (trong ARF), tăng cường vai trò thư ký cho ASEAN+3 và cả EAS
theo đó tính tới các biện pháp phù hợp để nhận sự hỗ trợ về tài chính của các nước+3, +6 trong
việc triển khai thực thi công việc của các cơ chế này. Có thể tính tăng cường các bộ phận ARF,
ASEAN+3, EAS để nâng cao năng lực thực thi của các bộ phận này.
86
Tài liệu tham khảo
Sách ngoài nƣớc:
Amitav Acharya, “Regional Institution Building in Asia: Power vs Norms”, 2004
Amitav Acharya, “Regional Institutions and Asian Security Order”, 2003
Dan Patrick Hercl, “International Regime Theory: ASEAN as a Case Study”, 1994
Ian MacLeod, “Legal Theory” (Palgrave Macmilan, 2003)
Malcolm N. Shaw, “International Law”, Cambridge University Press, 1997
John Locke, “Khảo luận thứ hai về chính quyền: Chính quyền dân sự” (Hà Nội: NXB Tri
thức, 2006)
Hidetaka Yoshimatsu , “International Regimes, International society, and Theoretical
relations”, 1998
Paul R. Viotti & Mark V. Kauppi, “Lý luận Quan hệ Quốc tế” (Hà Nội: NXB Lao động,
2003).
Peter Mayer, “Regime Theory and International Relations”, 1995
Severino C. Rodolfo, “In search of an ASEAN Community: Inside views from the former
Secretary-General”, 2007
Sven Steinmo, “Institutionalism”, University of Colorado in International Encyclopedia of
the Social and Behavioral sciences, 2001
Stephen Krasner, “International Regimes”, 1983
Tạp chí - bài viết
Barry Desker, “Where the ASEAN Charter comes up short”, The Strait times, 18 July 2008
Barry Desker, “ASEAN Charter disagree from vision to a new ASEAN”, The Strait Times,
23 July 2008
Christer Jönsson and Jonas Tallberg, “Institutional theory in international relations”
Dr. Mohammed Nuruzzaman, University of Alberta, “Liberal Institutionalism and
Cooperation in the Post-9/11 World”
Diane Bartz , “The OAS: A Reborn Force In The Hemispere?”, 1992
Ilango Karuppanna, "The ASEAN Community and ASEAN Charter: Toward a New
ASEAN"
87
Men Honghua, “Critiques of the Theory of International regimes: The viewpoints of main
western schools of thought”
Nguyễn Vũ Tùng, “Quan hệ giữa độc lập tự chủ và Hội nhập quốc tế,” Các vấn đề kinh tế
chính trị thế giới.
KOURIS KALLIGAS, “A Historical Institutionalist Analysis of the Security and Defence
Policy of the European Union”
Pavin Chachavalpongpun, “The Road to Ratification and Implementation of the ASEAN
Charter”, 2007
Paul Pierson and Theda Skocpol, “Institutionalism In Contemporary Political Science”,
Harvard University
Roozbeh (rudy) B. Baker, “The New Institutionalism and international relations”
Stephen D. Krasner, “Sovereignty” Foreign Policy, N0. 122 (January/February, 2001), pp.
20-29.
Stephen D. Krasner, “Sharing Sovereignty: New Institutions for Collapsed and failing
states”, International Security, Vol.29, N0.2 (Fall 2004), tr. 85-120
Simon Chesterman, “Does ASEAN Exist? The Association of Southeast Asian Nations as
an International Legal Person”
Simon C. Tay, “ASEAN Charter: Promises vs Reality”, Weekend Today: 2-3 August 2008
Shaw, Carolyn M, “Limits to hegemonic influence in the Organization of American
States”, Latin American Politics and Society, 2003
Trang WEB:
“Alain de Benoist, What is Sovereignty?”,
http://www.alaindebenoist.com/pdf/what_is_sovereignty.pdf
“Changes to the way”, http://www.ri.sch.edu.sg/d2d/aseanway/fd%20-%20theway2.html
SAPA Working Group on the ASEAN, “Analysis of the ASEAN Charter”,
http://www.prachatai.com/english/node/387
“What’s wrong with SAARC”, http://www.infolanka.com/org/kalaya/fea013.htm
88
“The Implications of the ASEAN Charter for East Asian Integration”,
http://www.kas.de/proj/home/events/69/1/year-2008/month-3/veranstaltung_id29832/index_print.html
“The ASEAN Charter and East Asia regionalism”,
http://www.policy.aim.edu/downloads/ASEAN_Charter/9_The_ASEAN_Charter_Severin
o.pdf
“The ASEAN Charter: An Opportunity Missed or One that Cannot Be Missed?”,
http://muse.jhu.edu/journals/southeast_asian_affairs/v2008/2008.caballero-anthony.html
“Charter will help ASEAN in global crisis”,
http://www.spp.nus.edu.sg/ips/docs/media/yr2009/BL_Asean_Charter_240209/ST_Charter
%20will%20help%20Asean%20in%20global%20crisis_250209.pdf
“What difference ASEAN Charter likely makes”,
http://www.euforasia.eu/what-difference-asean-charter-likely-make
“ASEAN Charter: Frequently asked Questions”, http://maruah.org/asean-charter/
Tài liệu đọc thêm
1. Nguyễn Minh (2010), “Ngoại giao phòng ngừa và phương cách ASEAN”, Tạp chí cộng
sản (813).
2. Nguyễn Phương Bình (2000), “ASEAN‟s role toward its members and the Asia- Pacific
region”, International Study (6).
3. Nguyễn Thu Mỹ (2006), “Cộng đồng an ninh ASEAN: Từ ý đồ tới hiện thực”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á (4).
4. Phan Doãn Nam, ASEAN, hiện tại và tương lai.
5. Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr050517173318/ns0505251
42138/view
89
Bài 10: Quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh
Đề cƣơng bài giảng
Mục tiêu: Những đặc điểm cơ bản của quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh
Bố cục bài giảng:
I. CÁC NƢỚC LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Các chủ thể nƣớc lớn
2. Vai trò của các nƣớc lớn trong quan hệ quốc tế
3. Tƣơng quan quyền lực sau Chiến tranh lạnh
II. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƢỚC LỚN SAU CHIẾN
TRANH LẠNH
1. Mỹ
2. Trung Quốc
3. Nga
4. Nhật Bản
5. Ấn Độ
6. EU
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ GIỮA CÁC NƢỚC LỚN SAU
CHIẾN TRANH LẠNH
1. Tập hợp lực lƣợng giữa các nƣớc lớn sau Chiến tranh lạnh
2. Quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình
3. Quan hệ “đối tác chiến lƣợc” giữa các nƣớc lớn
IV. QUAN HỆ GIỮA CÁC NƢỚC LỚN TRONG CÁC VẤN ĐỀ KHU VỰC
1. Quan hệ các nƣớc lớn ở Trung Đông
2. Quan hệ các nƣớc lớn trên bán đảo Triều Tiên
3. Quan hệ các nƣớc lớn trên biển Đông
90
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Minh (2010), Quan hệ Mỹ- Nga đến 2020, Cục diện thế giơi đến 2020,
Nxb Chính trị quốc gia, trang 367.
2. Hồ Đắc Minh Nguyệt, Quan hệ Nga- Trung Quốc đến 2020, Cục diện thế giơi
đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, trang 513.
3. Hoàng Anh Tuấn, Quan hệ đối tác chiến lược Nga- Trung: Thực chất và triển
vọng, Nguồn:
http://www.dav.edu.vn/vi/nr040730095659/nr040730100743/nr080610100721/ns
050520160814/view
4. John Lee (2007), “China‟s ASEAN invasion”, The national interest (89).
5. Lê Chí Dũng (2010), Quan hệ Mỹ- Nhật Bản đến 2020, Cục diện thế giơi đến
2020, Nxb Chính trị quốc gia, trang 406.
6. Nguyễn Trung Hiếu (2010), Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản đến 2020, Cục diện
thế giơi đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, trang 487.
7. Nguyễn Văn Sảnh (2010), Quan hệ Mỹ- Trung Quốc đến 2020, Cục diện thế giơi
đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, trang 336.
8. Phạm Cao Phong, “Quan hệ tứ giác Mỹ- Trung- Nhật- Nga và tác động đối với
tình hình Đông Á”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế (4).
9. Trần Khánh (2010), “Sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ trong thập niên đầu
thế kỷ XXI”, Tạp chí cộng sản (813).
91
PHẦN II: MỘT SỐ BÀI ĐỌC
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến
nay- những xu thế lớn trên thế giới
Bài đọc: Thế giới sau chiến tranh lạnh- Một số đặc điểm và xu thế
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng
Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến thay đổi với những
nét nổi bật là:
Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa
hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có
người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm (1), bởi
sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua
chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình "một siêu cường,
nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn
lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt
khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ
đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực
hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra
sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự
thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng
hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác
liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời
chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này
đều có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn giáo.
Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo
Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan"Nó giống như cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung
động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và
phát triển tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển và
92
lan rộng nhanh chóng khiến mọi người chú ý" (2). Đó là chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của
những tôn giáo khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa tín đồ Â'n
Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan rộng ra cả hai nước Â'n Độ và Pakixtan
với hàng nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc những hoạt động đầy tham vọng và có vai trò ngày
càng lớn của Giáo hội Thiên chúa trong khoảng 15 năm qua với "điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ
của Giáo hội với những phong trào xã hội có khuynh hướng chống đối chính trị" (3), như ở Ba
Lan, Tiệp Khắc và Rumani...
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hình thành, nhưng
trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những xu thế mới phát triển nổi bật
trên thế giới là:
1. Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu
chính trị- quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai
nước Mỹ- Xô và "một bị thương một bị mất" (4). Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh
tranh về kinh tế- chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và
NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của
quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học- kỹ thuật.
Vì vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở
thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho
chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. Những cân
nhắc về địa- kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về địa - chính trị. Các nước ngày
càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền
tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức
mạnh thật sự của mỗi quốc gia.
Trong tác phẩm "Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc" xuất bản năm 1988, Paul
Kennedy nhà sử học Mỹ đã nghiên cứu nguyên nhân quy luật hưng thịnh và suy vong của các
nước lớn trên thế giới trong 500 năm gần đây. Tác giả nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát
triển khoa học- kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định
vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố
này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác
trong một thế giới phức tạp đan xen và phụ thuộc nhau.
93
2. Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới đƣợc củng cố.
Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa, thậm
chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng rối loạn. Có người còn tỏ ra
bi quan cho rằng đây là "thời kỳ hỗn loạn", "thế giới ngày nay bạo loạn bùng nổ, cắt không đứt,
dẹp vẫn loạn" (5). Bởi "xiềng xích của cuộc xung đột Đông- Tây đã mất đi, chỉ còn lại những lợi
ích dân tộc đấu tranh với nhau" (6).
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở
khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 60, hiện tượng chủ nghĩa dân
tộc "mới" phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức
nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà nước. Manidôn
Tuarenơ cho rằng, đó là cuộc "khủng hoảng dân tộc"- cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp của
bản thân nhà nước. Bởi vì từ nay nhà nước phải chứng minh nó có khả năng đáp ứng những yêu
cầu xã hội chứ không phải xác định những yêu cầu đó là gì. Những yêu cầu đó ngày nay là về
mặt kinh tế và về mặt dân tộc (7).
Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới hiện đại là: ở nhiều
nơi một quốc gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân
bổ trong nhiều quốc gia (như người Cuốc có ở Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Á
thuộc Liên Xô trước đây). Chỉ ở một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc (một dân tộc chủ yếu
hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba Lan...). Sự phức tạp
của vấn đề dân tộc còn do trước đây các nước thực dân phương Tây khi phân chia thuộc địa, khu
vực ảnh hưởng không tính đến biên giới tự nhiên cùng tình hình phân bố dân cư các chủng tộc,
dân tộc, mà hoạch định biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng
tắp. Nhiều nước đã sống trong sự chênh nhau giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính trị của
họ.
Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào
chính trị- xã hội, phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm tình hình ở nhiều nước. Có tài liệu
cho rằng trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ tộc,
chủng tộc và dân tộc. Liên bang Nam Tư cũ có mấy chục dân tộc theo ba tôn giáo khác nhau.
Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa"- thành lập quốc gia trên cơ sở dân tộc,
chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực
tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ quyền của dân tộc.
94
3. Các nƣớc lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hƣớng xây dựng quan hệ bạn
bè chiến lƣợc ổn định và cân bằng hƣớng về lâu dài.
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến
tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của
mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây
dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng
hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu
chủ yếu trong quá trình điều chỉnh.
Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm các biện pháp với
xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ
điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích,
tranh giành ảnh hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại
song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và kiềm chế. Sự khác
nhau về nền tảng kinh tế còn có thể dẫn tới sự mất cân bằng mới.
Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm nước lớn : Mỹ,
Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến
thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới. Tháng 7/1997,
Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có
lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật- Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc : "Hiểu biết lẫn
nhau, tăng cường đối thoại, mở rộng hợp tác, hình thành trật tự chung" (9/1997). Về phía Trung
Quốc, đầu tháng 11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Lý Bằng lại đưa ra năm nguyên
tắc trong quan hệ với nước này là :"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau; tìm kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất đồng;
tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau; tạo thuận lợi và cùng có lợi, phát triển sự hợp
tác kinh tế; hướng tới tương lai, đời đời hữu nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ
tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên
vào năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không đối đầu"
thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức chung, phát triển hợp tác, cùng tạo ra tương
lai". Giữa hai nước Liên bang Nga và Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp gỡ cao cấp. Trong bản
tuyên bố thứ 5, hai nước chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách
láng giềng hữu nghị. Tổng thống Pháp Jacques Chirac chủ trương xây dựng "Quan hệ đối tác
toàn diện" giữa Pháp và Trung Quốc. Ông cũng kiến nghị với châu Âu thiết lập "Quan hệ đối tác
đặc biệt với Nga...".
95
Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rõ ràng có ảnh hưởng to lớn
đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, một nhân tố hàng đầu trong sự hình
thành Trật tự thế giới mới, "và trong một tương lai gần, không một nước nào có thể gia nhập vào
"bộ năm" gồm Mỹ, Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Nhật Bản và EEC" (8).
4. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.
Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là:
1/ Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới. Thương mại thế giới đã tăng 5
lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948).
Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến
những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương
mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các
nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế
giới tăng lên.
Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế
giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24
nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5%
dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế giới.
Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.
Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn thông, sợi quang
học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được
tăng lên hàng triệu lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những công ty xuyên quốc
gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
2/ Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai trò ngày càng
lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG). Năm 1960, 200 CTXQG lớn nhất thế giới chiếm
17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm 1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm
2000 các CTXQG sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Năm 1985 có 600 CTXQG có số vốn
trên 1 tỷ đô la, với tổng doanh số 3000 tỷ đôla, với tổng số công nhân là 50 triệu người. Nếu như
các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG thì có thể tranh thủ được vốn, kỹ thuật
cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với
tốc độ cao. Xã hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.
Các CTXQG thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá trình toàn cầu hóa
lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các CTXQG và chiến lược kinh doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng
96
sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG siêu lớn với bao hệ quả tích cực và tiêu cực. Gần đây,
vào những năm cuối cùng của thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các CTXQG tăng lên nhanh chóng.
Nếu từ năm 1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào khoảng
1.300 tỷ đôla thì riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng giá trị lên đến 1200 tỷ đôla.
Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh tế như của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon
sáp nhập với Mobil với giá trị 77,3 tỷ đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc
Travellers sáp nhập với Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính khổng lồ
cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm... Tập đoàn mới này sẽ có tổng tài sản khoảng
700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Mỹ Bank America và Nations Bank sáp nhập với trị giá 61,6 tỷ
đôla... "Nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học
mà các CTXQG, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu- tạo ra "cốt vật chất"
cho xu thế toàn cầu hóa" (9).
3/ Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá trình quốc
tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới.
Từ đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng
năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm
thế giới nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ tăng lên rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi về
thương mại. Trao đổi về tài chính và tiền tệ là 350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ đôla
đã vượt biên giới quốc gia để đầu tư ở nước ngoài.
Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau càng thúc
đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa.
Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những khu vực độc
quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập, nền
kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế.
Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực hóa trên thế giới.
Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với những
quy mô lớn, nhỏ khác nhau. ở châu Âu, lớn nhất là Thị trường chung châu Âu hình thành từ
1975. Tháng 12/1992 Hiệp định Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU), thành lập liên
minh kinh tế và quyết định thống nhất về tiền tệ và phát hành đồng tiền chung EURO vào tháng
1/1999. 24 nước công nghiệp phát triển thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
vào tháng 12/1960 và nay bao gồm 29 nước. ở châu Mỹ, năm 1994 thành lập Thị trường tự do
thương mại Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mêhicô) và đang mở rộng cả châu Mỹ thành một thị trường tự
do. Trước đó, năm 1975 các nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ thống kinh tế Mỹ La tinh
97
(SELA) với 26 nước thành viên nhằm phối hợp các kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho những
quá trình liên kết và trao đổi thông tin giữa các nước. ở Đông Nam Á, tổ chức ASEAN được
thành lập năm 1967, đã trở thành ASEAN-10 và hình thành một khu vực thương mại tự do
(ASEAN-AFTA) trong vòng 15 năm. Năm 1985, bảy nước ở Nam Á và Ấn Độ, Pakixtan,
Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và Cộng hòa Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam
Á (SAARC) với mục tiêu là góp phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xã hội ở Nam Á
thông qua sự hợp tác nhiều bên. Năm 1989, ở châu Á- Thái Bình Dương cũng đã hình thành khu
vực hợp tác kinh tế APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái Bình
Dương và ASEAN). Tháng 3/1996 Hội nghị cấp cao châu Âu và châu Á (ASEM) gồm 25 nước ở
châu Âu và châu Á cộng thêm Uỷ viên Ban châu Âu (EU) lần đầu tiên nhóm họp nhằm liên kết
kinh tế hai khu vực lớn trên thế giới.
Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa hợp tác
đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế,
trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng
không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng. Các tổ chức quốc tế
quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...
Các tổ chức quốc tế có tiềm năng khó hình dung hết, vai trò của nó được mở rộng ghê
gớm. Lực lượng quốc tế tương đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể
là xu thế song hành trong một thời gian dài sắp tới. Đồng thời trong quá trình quốc tế hóa và toàn
cầu hóa nền kinh tế, không ít khó khăn và thách thức đặt ra trước hết đối với các nước đang phát
triển. Như trong thương mại thế giới từ sau cuộc khủng hoảng 1973, tỷ trọng ngoại thương của
các nước đang phát triển giảm 1/3, giá hàng nông sản và khoáng sản giảm sút, giá hàng công
nghiệp tăng lên. Hoặc quá trình toàn cầu hóa đã đưa tới sự phân công lao động có quy mô mới,
rộng lớn trên thế giới, nhưng sự phân công lao động giữa các nước giàu và nghèo chưa có sự
thay đổi căn bản. Các nước đang phát triển vẫn tiếp tục xuất khẩu nguyên nhiên liệu, còn các
nước phát triển tiếp tục xuất khẩu sản phẩm máy móc và phương tiện vận tải. Sự phân công lao
động vẫn không có lợi cho các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia siêu lớn củng
cố sức mạnh của mình ở các nền kinh tế phát triển và tiếp tục vươn tới các nền kinh tế kém phát
triển hơn. Vì vậy, các nước kém phát triển hơn đang được cảnh báo về nguy cơ các CTXQG siêu
lớn trở thành những tên thực dân về kinh tế trong thế kỷ XXI. Quá trình tập trung hóa thúc đẩy
xu thế toàn cầu hóa đồng thời sẽ có thể làm xói mòn chủ quyền các quốc gia.
98
Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn. Nhưng điều đáng lưu ý, như
một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh, trong mỗi xu thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau
được gọi là "cơ cấu song trùng", hơn nữa lại được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan hệ
chính trị quốc tế hiện nay.
Tình hình thế giới sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới, ít nhất là trong những thập
niên đầu thế kỷ XXI?
Trong công trình cuối cùng của đời mình, cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1923-1998)
đã đưa ra những dự báo: "Trong 25 năm tới từ 1996 đến 2020, có nhiều khả năng không có chiến
tranh thế giới, và chạy đua kinh tế toàn cầu sẽ thay thế cho chiến tranh lạnh và chạy đua vũ
trang. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra chiến tranh cục bộ tuy không nhiều và lớn như trong 50
năm qua. Chiến tranh cục bộ xảy ra chủ yếu là do xung đột dân tộc và tôn giáo.
Các nước lớn đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang, mở ra thời
kỳ hòa hoãn, giảm các kho vũ khí, đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua kinh tế. Cuộc đấu
tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trên
thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất to lớn hàng năm nền
kinh tế thế giới.
Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rất lớn cũng như
những thách thức rất lớn... Hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi
thẳng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng trong 20 năm. Hoặc
các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa" (10)
Nước ta cũng nằm trong tình hình ấy.
Tài liệu tham khảo:
(1). Lý Thực Cốc, Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
(2) Lý Thực Cốc, Sđd, trang 34.
(3) Maridôn Tuarene, Sự đảo lộn của thế giới - địa -chính trị thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1996, trang 137-138.
(4) Lý Thực Cốc, Sđd, trang 30.
(5) Lý Thực Cốc, Sđd, trang 25.
(6) Maridôn Tuarenơ, Sđd, trang 57, 72.
99
(7) Paul Kennedy, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội,
1992.
(8) Tuần báo Quốc tế, 18/1/1999.
(9) Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 5, 12/1998, trang 17.
(10) Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới
(1996-2020), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 104-107.
Nguồn:
http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095659/nr040730100743/nr050517180813/ns050
601161736
100
[...]... bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc2 Đây là một nhận định quan trọng, thể hiện tư tưởng đối ngoại cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của chúng ta Cho đến nay, có thể coi 2 Nguyễn Hoàng Giáp, “Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 6/2005 12 đây là bài học đối ngoại lớn nhất của chúng ta trong quan hệ với... những cải cách và điều chỉnh chính sách kinh tế, tài chính cần thiết8 Tiền đề lâu dài và vững chắc cho sự phát triển kinh tế năng động của các nền kinh tế ở khu vực bao gồm: - Đại đa số các nước trong khu vực đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và thực hiện những chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu bao trùm này Sự cam kết 7 8 "Một vài số liệu về kinh tế Trung quốc" , theo... chính sách mạnh mẽ nhằm tăng cường vị trí và ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ chủ trương tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản để tranh thủ sự ủng hộ về kinh tế, tài chính, công nghệ của những nước này Đối với Trung Quốc, chính sách của Ấn Độ là chủ trương chung sống hoà bình, tăng cường hợp tác kinh tế Một hướng ưu tiên chính sách quan trọng khác của Ấn Độ là chính sách "hướng đông", tăng cường quan hệ với... trong quan hệ quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh Bố cục bài giảng: I TRẬT TỰ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG 1 Điều kiện tự nhiên- xã hội của khu vực và tác động tới quan hệ quốc tế 2 Tình hình kinh tế và liên kết kinh tế khu vực 3 Tình hình phân bổ quyền lực ở Châu Á- Thái Bình Dƣơng II CÁC XU THẾ LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG 1 Trung Quốc trỗi dậy và các hệ. .. điểm nổi bật nhất trong quan hệ giữa các nước lớn ở châu Á- Thái Bình Dương đầu thế kỷ 21 là tính chất chủ đạo trong quan hệ đã chuyển từ đối kháng sang quan hệ đối tác Điều này thể hiện trên sự cải thiện đáng kể trong quan hệ giữa các nước lớn Trong những năm cuối của thế kỷ 20, các nước lớn đều tăng cường quan hệ: củng cố các quan hệ chiến lược cũ (MỹNhật) thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược Nga-... influence) của các cường quốc đã giảm đáng kể Thứ tư, mặc dù mâu thuẫn trên nhiều vấn đề, hai nước vẫn có lợi ích song trùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và chiến lược Và thực tế cho thấy hai nước vẫn hợp tác trên một loạt các vấn đề như bán đảo Triều Tiên, vấn đề không phổ biến vũ khí và các vấn đề an ninh phi truyền thống Bên cạnh đó, trong tổng thể quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ Mỹ-Trung-Nhật... những quan niệm khác nhau”, Tạp chí cộng sản (766) 7 Nguyễn Xuân Phách (1999), Chính sách đối ngoại của một số nước sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia 8 Thông tấn xã Việt Nam (1996), Thế giới sau chiến tranh lạnh, Tài liệu tham khảo số 8- 1996 34 Bài 5: Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh đến nay Đề cƣơng bài giảng Mục tiêu: Những đặc điểm và xu thế chính. .. của chính phủ các nước trong khu vực đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chính sách mở cửa, hội nhập và hợp tác khu vực là nét nổi bật của các nền kinh tế ở khu vực, từ những nền kinh tế phát triển đến những nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam - Lực lượng lao động có học vấn cao và giá thành tương đối thấp so với các khu vực khác, tỷ lệ tiết kiệm cao, ... dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn nhằm tạo khung hợp tác ổn định lâu dài có lợi cho mình Chỉ khi có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, tạo ra khung hợp tác lâu dài với họ thì mới có thể tiến hành cân bằng trong quan hệ với các nước này Hầu hết các quốc gia lớn nhỏ trên thể giới hiện nay đều thực hiện theo chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế Trong đó Việt Nam. .. tế, chính trị, quân sự còn có hạn và ấn Độ cũng có những vấn đề tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều năm với Pakistan Những nhân tố này sẽ tiếp tuc hạn chế phần nào vai trò của Ấn Độ Vì vậy, quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Nhật là mối quan hệ quan trọng trong quan hệ giữa các nước lớn Vai trò của các nƣớc vừa và nhỏ Thành công trong phát triển kinh tế, xã hội, sự suy giảm sức nặng của yếu tố ý thức hệ trong quan ... Vì vậy, quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Nhật mối quan hệ quan trọng quan hệ nước lớn Vai trò nƣớc vừa nhỏ Thành công phát triển kinh tế, xã hội, suy giảm sức nặng yếu tố ý thức hệ quan hệ quốc tế sau... rơi vào đối đầu, cô lập hay lệ thuộc2 Đây nhận định quan trọng, thể tư tưởng đối ngoại cân quan hệ với nước lớn Cho đến nay, coi Nguyễn Hoàng Giáp, “Phát triển quan hệ với nước lớn sách đối ngoại. .. tính chất chủ đạo quan hệ chuyển từ đối kháng sang quan hệ đối tác Điều thể cải thiện đáng kể quan hệ nước lớn Trong năm cuối kỷ 20, nước lớn tăng cường quan hệ: củng cố quan hệ chiến lược cũ