I. Tính cấp thiết của đề tài : Hiện nay thế giới chuyển biến theo hướng hòa bình và hội nhập quốc tế trong tất cả các mặt của đời sống xã hội , mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phong phú , đa dạng , sự phụ thuộc giữa các quốc gia về các mặt ngày càng . Tuy nhiên hội nhập quốc tế đặt ra cho các quốc gia trên thế giới một yêu cầu cấp thiết đó là giữ vững chủ quyền , độc lập tự chủ quốc gia , bản sắc văn hóa dân tộc , không bị đồng hóa bởi các quốc gia khác . Hòa bình , hợp tác là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia để ưu tiên phát triển kinh tế , bởi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức sức mạnh tổng hợp của các quốc gia . Các quốc gia lớn , nhỏ ngày càng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại , song tính cạnh tranh ngày càng gay gắt . Mặc dù nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang , chiến tranh cục bộ , xung đột về dân tộc , sắc tộc , tôn giáo , chạy đua vũ trang , hoạt động can thiệp , lật đổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi . Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao , các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển nhưng ưu thế thuộc về các nước tư bản phát triển nên đặt ra cho các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức to lớn . Để các quốc gia thật sự có thể cùng hợp tác vì sự phát triển chung của thế giới , vì hòa bình thế giới , đẩy lùi nguy cơ chiến tranh , hướng đến mục tiêu chung của xã hội loài người đó là tiến lên chủ nghĩa cộng sản thì việc nâng cao sức mạnh của từng quốc gia là yêu cầu tiên quyết . Chính vì tính cấp thiết phải nâng cao sức mạnh quốc gia ấy mà việc tìm hiểu , đánh giá các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia là một vấn đề rất quan trọng . Hiểu được bản chất , tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia có tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách phát
Trang 1A : Phần mở đầu
I Tính cấp thiết của đề tài :
Hiện nay thế giới chuyển biến theo hướng hòa bình và hội nhập quốc
tế trong tất cả các mặt của đời sống xã hội , mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phong phú , đa dạng , sự phụ thuộc giữa các quốc gia về các mặt ngày càng Tuy nhiên hội nhập quốc tế đặt ra cho các quốc gia trên thế giới một yêu cầu cấp thiết đó là giữ vững chủ quyền , độc lập tự chủ quốc gia , bản sắc văn hóa dân tộc , không bị đồng hóa bởi các quốc gia khác
Hòa bình , hợp tác là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia để ưu tiên phát triển kinh tế , bởi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức sức mạnh tổng hợp của các quốc gia Các quốc gia lớn , nhỏ ngày càng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết quốc tế về kinh
tế, thương mại , song tính cạnh tranh ngày càng gay gắt
Mặc dù nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang , chiến tranh cục bộ , xung đột về dân tộc , sắc tộc , tôn giáo , chạy đua vũ trang , hoạt động can thiệp , lật đổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi
Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao , các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển nhưng ưu thế thuộc về các nước tư bản phát triển nên đặt ra cho các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức to lớn
Để các quốc gia thật sự có thể cùng hợp tác vì sự phát triển chung của thế giới , vì hòa bình thế giới , đẩy lùi nguy cơ chiến tranh , hướng đến mục tiêu chung của xã hội loài người đó là tiến lên chủ nghĩa cộng sản thì việc nâng cao sức mạnh của từng quốc gia là yêu cầu tiên quyết Chính vì tính cấp thiết phải nâng cao sức mạnh quốc gia ấy mà việc tìm hiểu , đánh giá các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia là một vấn đề rất quan trọng Hiểu được bản chất , tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia có tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách phát
Trang 2triển đất nước , thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia từ đó tác động đến xu hướng phát triển tình hình khu vực và quốc tế
II Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu :
1 Mục đích :
_ Hiểu rõ được các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia (bao gồm cả yếu tố bên trong và yêu tố bên ngoài) Từ đó biết được vị trí , vai trò của
nó trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia
_ Trên cơ sở đó hiểu được tình hình , vai trò của các quốc gia trong quan
hệ quốc tế
2 Nhiệm vụ :
_ Nghiên cứu vị trí , vai trò của các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia
_ Rút ra vai trò của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trang 3
B : Phần nội dung :
I Những khái niệm liên quan :
_ Quốc gia : Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về Quốc gia Bản thân khái niệm Quốc gia được nghiên cứu bởi các khoa học khác nhau , mỗi khoa học đều cố gắng đưa ra cách nhìn nhận về Quốc gia của mình Nhìn nhận dưới góc độ lịch sử và chính trị , có thể đưa ra định nghĩa
như sau: “Quốc gia là một phạm vi lãnh thổ có tính độc lập về phương
diện đối ngoại , trong đó hình thành các cơ cấu không thể tách rời là chính quyền, một cộng đồng người với yếu tố tập quán , thói quen , tín ngưỡng và các đoàn thể”.
Theo quy định tại điều 1 của công ước Moonteevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ của Quốc gia , một thực thể được coi là Quốc gia khi đáp ứng 4 tiêu chí sau : Có lãnh thổ , có dân cư sinh sống , có Nhà nước ,
có năng lực tham gia vào các quan hệ với các thực thể , quốc gia khác
_ Lãnh thổ quốc gia : Là không gian địa lý mà quốc gia đó có chủ
quyền.
_ Sức mạnh quốc gia : Là khả năng tổng hợp của quốc gia , nhằm tác
động và ảnh hưởng ra bên ngoài để thực hiện các lợi ích quốc gia, được so sánh trong tương quan sức mạnh với quốc gia khác trong khu vực và quốc
tế (khác với quyền lực quốc gia).
II Các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia :
1 Yếu tố tự nhiên :
Yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lí , diện tích , địa hình , điều kiện khí hậu , tài nguyên thiên nhiên Đây là yếu tố khách quan , vốn có , được thiên nhiên tạo lập , con người khai thác , sử dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có và bằng lao động của mình cải tạo thế giới tự nhiên Tùy theo từng giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau , tùy theo từng mục tiêu phát triển
Trang 4khác nhau mà điều kiện tự nhiên có thế tác động tích cực hoặc tiêu cực đến
sự phát triển của quốc gia
Vị trí địa lý :
Vị trí địa lí của một quốc gia liên quan mật thiết đến khả năng phát triển kinh tế và phòng thủ của quốc gia Có vị trí địa lí thuận lợi , gần hoặc nằm trên các tuyến giao thông của thế giới là điều kiện thuận lợi để một quốc gia phát triển kinh tế , giao lưu văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới Ngược lại quốc gia có vị trí địa chính trị như thế dễ bị các nước đặt mục tiêu xâm chiếm vì lợi ích quốc gia của họ
VD : Việt Nam nằm có vị trí địa lí khá thuận lợi để phát triển kinh tế :
nằm ở trung tâm đường hàng hải , hàng không quốc tế , là cửa ngõ đi vào Đông Dương…thuận lợi cho phát triển kinh tế , thông thương , giao lưu văn hóa với các nước khác Tuy nhiên từ xưa đến nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của các nước khác như Pháp , Mỹ , Trung Quốc…Một trong những lí do khiến Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược chính là có vị trí địa chính trị
Địa hình :
Một quốc gia có địa hình bằng phẳng , đồng nhất thì thuận lợi cho giao thông phát triển , xây dựng cơ sở vật chất–kĩ thuật…Ngược lại một quốc gia có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi hay sa mạc thì giao thông khó phát triển , việc xây dựng các công trình để phục vụ mục đích kinh tế , chính trị, văn hóa , xã hội gặp nhiều khó khăn và rất tốn kém
VD : Autralia là một quốc gia có diện tích sa mạc rất lớn (1,55 triệu km
vuông) Vùng đồng bằng bằng phẳng ở Autralia cơ sở vật chất-kĩ thuật được xây dựng hết sức hiện đại, kinh tế phát triển (Australia là nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới ) tuy nhiên tình trạng sa mạc hóa diễn ra ngày càng cao đang là thách thức rất lớn cho việc phát triển kinh tế,xã hội của đất nước này
Trang 5ng đồng bằng bằng phẳng ở Autralia cơ sở vật chất-kĩ thuật được xây dựng hết sức hiện đại, kinh tế phát triển (Australia là nền kinh tế đứng thứ
6 thế giới ) tuy nhiên tình trạng sa mạc hóa diễn ra ngày càng cao đang là thách thức rất lớn cho việc phát triển kinh tế,xã hội của đất nước này
Tài nguyên thiên nhiên :
Là cơ sở cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Tài nguyên thiên nhiên phong phú , đa dạng là nguồn nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng Tuy nhiên không phải quốc gia giàu tài nguyên nào cũng là quốc gia mạnh
và ngược lại Tài nguyên thiên nhiên có đem lại sức mạnh hay không còn phụ thuộc vào khả năng khai thác và sử dụng tài nguyên , vào trình độ kĩ thuật , cơ cấu nền kinh tế
VD : Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng hiện
nay Nhật Bản đang là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới Để xây dựng được một quốc gia Nhật Bản giàu mạnh như ngày nay hoàn toàn do có chính sách phát triển đất nước hợp lí và do yếu tố công người
Ngược lại Việt Nam là một quốc gia khá giàu tài nguyên nhưng kinh tế lại chưa có sự phát triển mạnh mẽ , chưa phát huy được hết tiềm năng tài nguyên
Khí hậu :
Khí hậu ôn hòa , ít thiên tai kinh tế , xã hội đất nước sẽ phát triển ổn định, vững bền Một quốc gia có khí hậu khắc nghiệt , nhiều thiên tai sẽ cản trở sự phát triển đất nước , an ninh-quốc phòng gặp nhiều khó khăn
VD : Inđônêxia là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất , gây thiệt hại
rất lớn về người và của Mỗi lần động đất xảy ra tàn phá hàng trăm cơ sơ vật chất – kĩ thuật và thiệt hại đến hàng trăm con người ở đất nước này
2 Yếu tố dân số :
Yếu tố dân số biểu hiện trước hết ở số lượng , thành phần , đặc điểm
và tính chất của dân số Những yếu tố về dân số của một quốc gia là những mục tiêu quan trọng của các chính trị gia , các nhà hoạch định chính sách…
Trang 6Về mặt số lượng :
Mỗi quốc gia cần có một số dân phù hợp với trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế của quốc gia đó Dân số quá đông và sự bùng nổ dân số là yếu
tố gây cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội , gây sức ép lên vấn đề việc làm , phúc lợi xã hội , vấn đề lương thực , mức sống , tiêu chuẩn sống Thực tế cho thấy một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp như Lào , Việt Nam , Triều Tiên…thường cần có số lượng người lao động lớn hơn những nước công nghiệp có trình độ phát triển cao như Anh , Đức , Thụy Điển…
Tốc độ tăng dân số :
Đây cũng là vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia Tuy nhiên ở đây có hai xu hướng trái ngược nhau ở các nước phát triển và các nước chậm phát triển Các nước phát triển đang phải đối mặt với vấn đề dân số tăng quá chậm , không đáp ứng với yêu cầu kinh tế-xã hội Tình trạng này làm cho cơ cấu tuổi giữa các thế hệ có những bất hợp lí giữa tỉ lệ người cao tuổi với lớp trẻ khi tuổi thọ của con người ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh thấp Điều này dẫn đến khuynh hướng kéo dài tuổi lao động (nhất là đối với những cong việc nặng nhọc , lương thấp) Trong khi đó ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển dân số lại có sự gia tăng rất nhanh dẫn đến vấn đề thừa lao động, thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là nguy cơ khiến cho tệ nạn xã hội gia tăng và là vật cản rất lớn đối với sự phát triển của quốc gia Tốc độ tăng dân số trái ngược nhau ở hai nhóm nước chậm phát triển và phát triển dẫn tới tình trạng lao động nhập cư vào các nước phát triển gia tăng Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị Việc xuất khẩu lao động hay nhập khẩu lao động , việc nhập cư bất hợp pháp đã trở thành vấn đề bức xúc về xã hội , chính trị cho nhiều quốc gia
VD : Hiện nay chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng
sinh 1 con và nghiêm cấm tình trạng lựa chọn giới tính ở thai nhi để làm giảm sự gia tăng dân số và chênh lệch giới tính ở Trung Quốc Dân số quá đông gây sức ép lớn lên vấn đề việc làm , lương thực , mức sống cho công
Trang 7dân…vì vậy việc đưa ra chính sách dân số như trên chính là để làm hạn chế sựu cản trở phát triển đất nước , nâng cao mức sống cho người dân
Trình độ dân số :
Kinh tế , xã hội chậm càng chậm phát triển thì trình độ dân trí càng thấp Quốc gia có trình độ dân trí càng thấp thì kinh tế, xã hội càng khó phát triển Đây là một vấn đề nan giải đòi hỏi các quốc gia chậm phát triển phải có chính sách dân số phù hợp với thực trạng nền kinh tế , xã hội của quốc gia mình
3 Truyền thống và phong tục tập quán :
Truyền thống là những thói quen trong đời sống cùng những nếp suy
nghĩ , tư duy về các hành vi , ứng xử trong sản xuất và trong giao tiếp được hình thành lâu đời trong cộng đồng người , gắn với những môi trường tự nhiên và xã hội nhất định
Tập quán cũng là những thói quen định hình ở hành vi của con
người trong tín ngưỡng , quá trình hoạt động sản xuất với các quan hệ xã hội
Truyền thống , tập quán được hình thành một cách ổn định , lâu dài qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau và gắn chặt với môi trường , khó có thể
“xuất khẩu” ra ngoài được nhưng cũng mang tính bảo thủ khó thay đổi Những truyền thống , tập quán tốt đẹp của dân tộc , phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ xã hội cần được khuyến khích phát triển và trở thành một trong những động lực đối với quyết sách chính trị của quốc gia Một quyết sách chính trị đúng đắn khi nó đã huy động được tối đa những gì tiềm ẩn trong truyền thống biến thành sức mạnh vật chất để giải quyết các nhiệm vụ của quốc gia
4 Sức mạnh quân sự :
Sức mạnh quân sự thể hiện trước hết ở khả năng phòng thủ bảo vệ lãnh thổ và công dân , bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia chống lại các lực lượng phá hoại từ bên ngoài và bên trong có bên ngoài hỗ trợ
Trang 8Thứ hai , sức mạnh quân sự của nhiều nước còn thể hiện ở hiệu quả các hoạt động quân sự ở bên ngoài , khả năng phát huy ảnh hưởng quân sự trong các quan hệ quốc tế
Thứ ba , sức mạnh quân sự còn thể hiện qua việc sản xuất , mua sắm
vũ khí hiện đại , kinh nghiệm chiến đấu , tổ chức quân đội , tinh thần chiến đấu của binh lính
Sức mạnh quân sự không đồng nhất với toàn bộ sức mạnh quốc phòng của quốc gia và cần được xem xét trong tổng thể với các yếu tố sức mạnh về vật chất và tinh thần khác như kinh tế , xã hội , truyền thống , tinh thần yêu nước , đoàn kết…
VD : Hiện nay Mỹ đang là quốc gia có ảnh hưởng về quân sự vào bậc
lớn nhất trên thế giới Không chỉ có khả năng phòng thủ lớn Mỹ còn có ảnh hưởng tới tình hình quân sự thế giới với 770 căn cứ quân sự trên toàn cầu (trừ Nam Cực) , năm 2012 chi tiêu quân sự của Mỹ bằng gần 40% chi tiêu của toàn thế giới , chiếm 4/10 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu Hầu hết tất cả các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới như ở Syria , Triều Tiên-Hàn Quốc , Trung Quốc-Nhật Bản…đều có sự tham gia của Mỹ
Sức mạnh kinh tế :
Sức mạnh kinh tế thể hiện ở tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP) ,
ở tỷ trọng ngoại thương , tỷ trọng đầu tư trong khu vực và quốc tế, ở nguồn
dự trữ vàng và ngoại tệ , ở khả năng chuyển sức mạnh kinh tế thành sức mạnh quân sự , ở khả năng sử dụng công nghệ trong sản xuất , ở vị trí địa
lí trong vận tải , ở hạ tầng cơ sở , giao dịch quốc tế , ở vai trò trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…
Sức mạnh kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố sau :
_ Chính sách , cơ cấu kinh tế : Tỷ trọng công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ; tỷ trọng và giá trị ngoại thương trong nền kinh tế
Trang 9_ Tương quan so với mưc tăng dân số : số dân tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế tăng không kịp sẽ làm giảm sức mạnh của nền kinh tế nói chung
_ Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế : vị trí , vao trò của nền kinh tế đó trong hệ thống kinh tế quốc tế
_ Khả năng giải quyết các xung đột quốc tế : khả năng hạn chế các thịệt hại và giữ vững vị trí của mình trong các tình huống xung đột quốc tế Một trong những thước đo của khả năng này là lượng dự trữ vàng , ngoại tệ của quốc gia Các quốc gia có thể sử dụng nguồn dự trữ này để tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu , tỷ giá hối đoái , gây sức ép về kinh tế , chính trị…
VD : Với vị thế của nền kinh tế hàng đầu thế giới (GDP năm 2012 là
15,643 tỷ USD) Mỹ hiện nay là quốc gia giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế thế giới Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quan hệ về kinh
tế hoặc có sự phụ thuộc về kinh tế đối với Mỹ Khi Mỹ ra lệnh trừng phạt Iran , ngay lập tức Hàn Quốc và Nhật Bản đã cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran , 27 quốc gia thành viên EU cũng cấm nhập khẩu dầu của Iran Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm 40% trong năm 2012 , lạm phát và tình trạng thất nghiệp tăng vọt
5 Khả năng của giới lãnh đạo :
Sức mạnh quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khả năng của giới lãnh đạo được thể hiện qua việc nhận thức đúng đắn tình hình khu vực và thế giới , qua khả năng hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp , qua khả năng tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế để thực hiện mục tiêu đặt ra
VD : Hiến pháp nước Mĩ có hiệu lực từ năm 1789 cho đến nay đã chứng
tỏ được vai trò lãnh đạo của giới lãnh đạo nước Mỹ
6 Chủ quyền quốc gia :
Chủ quyền quốc gia là khái niệm mang tính chính trị-pháp lý để xác định vị thế của một quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trang 10Nội dung chính trị-pháp lý của chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền
tự quyết của quốc gia về chính sách đối nội , đối ngoại , không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài ; hiệu lực Nhà nươc có hiệu quả trên toàn bộ đất nước , đối với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội , không trừ một ai
Chủ quyền quốc gia thể hiện ở hai nội dung :
_ Một là chủ quyền quốc gia dùng để biểu thị tính độc lập , tự quyết , tự khẳng định của một quốc gia đối với các chủ thể quốc gia khác
Chủ quyền quốc gia là nền độc lập của một nước , một dân tộc không chịu sự phụ thuộc vào quốc gia khác , là quyền tự quyết của một quốc gia không bị chính quyền bên ngoài chi phối
Quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế , các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia, tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
_ Hai là , dưới góc độ tổ chức quản lý xã hội , chủ quyền quốc gia thể hiện qua hoạt động tổ chức , quản lý của chính quyền trên các mặt của đời sống xã hội mà không bị và không thể bị chi phối , phụ thuộc vào sự can thiệp , hạn chế của chính quyền bên ngoài
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của một đất nước , dân tộc được thực hiện toàn bộ quyền của mình trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình
Nhà nước của quốc gia-tổ chức duy nhất của hệ thống chính trị được coi
là chủ thể của công pháp quốc tế -thực hiện quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình
Nếu xem xét dưới góc độ đối chiếu giữa vai trò của chính quyền trung ương (hoặc liên bang) với vai trò của chính quyền địa phương (hoặc các bang) thì những quyền nào liên quan đến chủ quyền quốc gia cũng nằm trong tay chính quyền trung ương (hoặc liên bang) và vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia bao giờ cũng là chức năng của chính quyền trung ương