1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Quan hệ giữa đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế

38 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 269 KB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống chính trị Việt Nam là một tổ hợp có tính chỉnh thể được cấu thành từ 3 thành tố cơ bản: Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội vận hành theo nguyên tắc, cơ chế và các mối quan hệ nhằm thực thi quyền lực chính trị. Mỗi thành tố của hệ thống chính trị đều có những vị trí, chức năng nhất định và vận hành theo nguyên tắc, cơ chế riêng nhưng để đảm bảo sự vận hành thông suốt, thống nhất và mang tính chỉnh thể, vượt trội của toàn hệ thống thì nhất thiết giữa chúng phải có mối quan hệ tạo nên cơ chế vận hành chung của hệ thống. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam được xác định là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.Trên thực tế, cơ chế trên mới xác định vị trí, chức năng của các thành tố trong hệ thống chính trị chứ chưa nói lên mối quan hệ giữa các thành tố này. Hơn nữa, cơ chế này cũng chưa được cụ thể hóa, chưa phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phương thức và phạm vi hoạt động của từng chủ thể trong hệ thống chính trị. Điều này dẫn đến trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới, hệ thống chính trị nói chung và các chủ thể chính trị nói riêng chưa phát huy được vai trò, chức năng của mình. Vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng được nhìn nhận chưa đúng, dẫn tới tổ chức và hoạt động của Đảng bao trùm và chi phối toàn bộ hoạt động của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Hệ quả là Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội tồn tại một cách hình thức, bị động, dựa dẫm và ỷ lại vào Đảng. Sự vận hành của toàn bộ hệ thống theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo nên sự trì trệ, quan liêu, hoạt động kém hiệu quả của cả Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, để đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, kém phát triển. Bước sang thế kỷ XXI, trước những thách thức, cơ hội của hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính trị cần được dổi mới cả về tổ chức và hoạt động, quan hệ giữa các thành tố trong nó phải tiếp tục đổi mới và chủ động thích ứng với những biến đổi của thế giới, chủ động vượt qua mọi thách thức và khai thác có hiệu quả của sự hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”,với mong muốn đứng trên lập trường quan điểm Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhắm làm rõ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cũng như ý nghĩa của mối quan hệ đó trong việc đổi mới hệ thống chính trị nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hệ thống chính trị Việt Nam là một tổ hợp có tính chỉnh thể được cấuthành từ 3 thành tố cơ bản: Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội vậnhành theo nguyên tắc, cơ chế và các mối quan hệ nhằm thực thi quyền lựcchính trị Mỗi thành tố của hệ thống chính trị đều có những vị trí, chức năngnhất định và vận hành theo nguyên tắc, cơ chế riêng nhưng để đảm bảo sự vậnhành thông suốt, thống nhất và mang tính chỉnh thể, vượt trội của toàn hệthống thì nhất thiết giữa chúng phải có mối quan hệ tạo nên cơ chế vận hànhchung của hệ thống Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam đượcxác định là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

Trên thực tế, cơ chế trên mới xác định vị trí, chức năng của các thành tốtrong hệ thống chính trị chứ chưa nói lên mối quan hệ giữa các thành tố này.Hơn nữa, cơ chế này cũng chưa được cụ thể hóa, chưa phân định rõ ràng chứcnăng, nhiệm vụ, phương thức và phạm vi hoạt động của từng chủ thể trong hệthống chính trị Điều này dẫn đến trong một thời gian dài trước thời kỳ đổimới, hệ thống chính trị nói chung và các chủ thể chính trị nói riêng chưa pháthuy được vai trò, chức năng của mình Vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảngđược nhìn nhận chưa đúng, dẫn tới tổ chức và hoạt động của Đảng bao trùm

và chi phối toàn bộ hoạt động của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội Hệquả là Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội tồn tại một cách hình thức, bịđộng, dựa dẫm và ỷ lại vào Đảng Sự vận hành của toàn bộ hệ thống theo cơchế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo nên sự trì trệ, quan liêu, hoạt động kémhiệu quả của cả Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, để đất nướcrơi vào tình trạng khủng hoảng, kém phát triển

Bước sang thế kỷ XXI, trước những thách thức, cơ hội của hợp tác và hộinhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính trị cần được dổi mới cả về tổ chức vàhoạt động, quan hệ giữa các thành tố trong nó phải tiếp tục đổi mới và chủđộng thích ứng với những biến đổi của thế giới, chủ động vượt qua mọi tháchthức và khai thác có hiệu quả của sự hội nhập quốc tế

Trang 2

Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”,với mong muốn đứng trên lập trường quan điểm Duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ ChíMinh nhắm làm rõ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị- xã hội cũng như ý nghĩa của mối quan hệ đó trong việc đổimới hệ thống chính trị nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Như đã nói ở trên nghiên cứu quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việctìm ra các phương thức nhằm đổi mới hệ thống chính trị Nhiệm vụ đặt ra làcần phải nghiên cứu quan hệ này trên lập trường quan điểm Mácxít, góp phầnxây dựng và củng cố hệ thống chính trị xã hội trong thời kỳ đổi mới và hộinhập quốc tế Về vấn đề này có một số tài liệu nghiên cứu ở những khía cạnhkhác nhau, cụ thể là:

Trong cuốn sách: Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thốngchính trị Việt Nam hiện nay của tiến sỹ Nguyễn Hữu Đổng, Nxb Chính trịQuốc gia năm 2009, đã đề cập đến khía cạnh thực trạng quan hệ giữa Đảng,Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội để từ đó đưa ra giải pháp nhằm đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao vị trí, vai trò của các tổ chứcchính trị - xã hội trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Trong cuốn sách: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới của tập thể tácgiả: Đỗ Quang Tuấn, Nguyễn Văn Hùng, Trần Hậu, Nxb Chính trị Quốc gia,năm 2006 Nôi dung cuốn sách nêu lên cơ sở khoa học, một số vấn đề có tính

lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữaĐảng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, và thực trạng đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân

Đặc biệt phải kể đến cuốn sách: Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước

và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nxb

Trang 3

Chính trị Quốc gia, năm 2008 Cuốn sách đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn đểnghiên cứu đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xãhội Thực trạng mối quan hệ đó trong hệ thống chính trị Từ đó đưa ra nhữngquan điểm, nguyên tắc nhằm đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổchức chính trị xã hội ở nước ta hiện nay

Đứng trên lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin nhữngnghiên cứu nói trên đã tiếp cận quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị xã hội một cách khoa học Tuy nhiên nhữngnghiên cứu này mới chỉ dừng lạ ở việc đưa ra những quan điểm cơ bản vềquan hệ giữa Đảng, Nhà nước, và các đoàn thể chính trị- xã hội hoặc tìm hiểumột khía cạnh cụ thể nào đó mà chưa đi nghiên cứu một cách chi tiết và có hệthống về mối quan hệ đó, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhậpquốc tế Với bài viết này tôi hy vọng sẽ tạo nên một cách nhìn mới, một cáchnhìn toàn diện về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị- xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Nghiên cứu quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhậpquốc tế

- Phạm vi: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản trongquan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xãhội ở nước ta hiện nay

4 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận sau: Đứng trên lập trường quan điểm củaChủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa Đảng, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Trên cơ sở đó cungcấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát về mối quan hệ đó cũng như nhữnggiải pháp nhằm đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị- xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế

Trang 4

5 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TIỂU LUẬN

- Chức năng: Tiểu luận “Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị- xã hội” nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữaĐảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội một cách

cơ bàn và có hệ thống, tù những quan điểm, lịch sử hình thành, nội dung,những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó đưa ra nhữnggiải pháp đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

- Để thực hiện chức năng đó, tiểu luận cần phải thực hiện những nhiệm

vụ sau:

+ Trình bày quan điểm của Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sửhình thành quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội

+ Làm sáng tỏ nội dung, những mặt hạn chế, nguyên nhân của nhữngmặt hạn chế đó trong quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tiến trình đổi mới vàhội nhập quốc tế

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiểu luận sử dụng phương pháp Duy vật Biện chứng và Duy vật lịch sửcủa Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngoài ra để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận, cũng như việctriển khai nội dung, tiểu luận kết hợp sử dụng các phương pháp lôgic- lịch sử

và một số phương pháp cụ thể như: Tra cứu, phân tích tài liệu, phương phápphân tích tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin…

7 KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN

Tiểu luận bao gồm phần mở đầu, ba chương nội dung (8 tiết), kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

NỘI DUNGChương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị ở Việt Nam

Chính trị, như Lênin đã chỉ ra, đó là công việc liên quan đến hàng triệungười, để làm cho hàng triệu người như một, tất cả mọi người trong một cộngđồng nhất định (một nhóm, một giai cấp hoặc một khối đông đảo hơn) đềuhành động theo một hướng duy nhất nhằm mục tiêu đã đề ra Vì vậy việc tậphợp các tổ chức, các giai cấp thành một hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằmbảo vệ và phát triển xã hội

Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị hợp pháp (trong đó

có cả những tổ chức do giai cấp thống trị lập lên, và cả những tổ chức do giaicấp không thống trị lập lên), các đảng chính trị hợp pháp và nhà nước của giaicấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại trong sự tác động của các yêu tố đó Đểchi phối các quá trình kinh tế - xã hội, nhằ bảo vệ, duy trì và phát triển xã hộinđương thời, boả đảm quyền lực và quyền lợi của giai cấp cầm quyền

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay về mặt tổ chức bao gồm ba bộphận cấu thành cơ bản sau: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị

- xã hội Đảng cộng sản Việt Nam là dội tiên phong chính trị của toàn xã hội,

là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược

và những chủ trương, chính sách lớn; bằng việc nắm đội ngũ cán bộ; kiểm tragiám sát việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng; bằng thuyết phục

và nêu gương đảng không làm thay công việc của các thành viên khác trong

hệ thống chính trị, đảm bảo khối liên minh giữa công nhân, nông dân và tríthức trỏ thành nên tảng xã hội, thành sức mạnh của nhà nước Nhà nước cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa củadân, do dân, vì dân nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, chính phủ,

Trang 6

hệ thống Tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát nhân dân) và chính quyền địaphương Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhà nước.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa các giai cấp nông dân và đội ngũ trithức Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành phát và tư phát.Nhà nước thực hiện mục tiêu dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, sự vận hành và thực hiện quyền lựctheo một cơ chế chỉ đạo là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làmchủ” Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là các thành tố trongmột chỉnh thể thống nhất của hệ thống chính trị Sự thống nhất đó yêu cầuquan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị phải là quan hệ bình đẳnggiả quyết các vấn đề theo một cơ chế và khẳng định vai trò của Đảng, quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân Nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng, Nhànước là công cụ để Đảng ta thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đối với dântộc Quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc việt Nam và các tổ chức chínhtrị - xã hội thành viên vừa là quan hệ lãnh đạo vừa là quan hệ hiệp thương dânchủ, phối hợp và thống nhất hành động quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên là quan hệ phốihợp hành động, được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác cụ thể

Như vậy mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trân Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quan trọng vừa tạo lên một chỉnh thểthống nhất của hệ thống chính trị, vừa củng cố phát huy vai trò của từng thànhtố: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

1.2 Quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

1.2.1 Quan điểm Mác – Ăngghen

Mác – Ăngghen không để cho chúng ta lời bàn trực tiếp về các quan hệgiữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội nhưng trong di sản mà

Trang 7

hai ông để lại có không ít những luận điểm mà giá trị khoa học và ỹ nghĩa cáchmạng của chúng cho đến nay vẫn nguyên tính thời sự và hiện đại, vẫn hết sức

bổ ích cho việc nghiên cứu các quan hệ chính trị trong thời kỳ đổi mới

Tập trung và tiêu biểu nhất là hệ thống các quan điểm mà các nhà kinhđiển đã nêu ra về bản chất giai cấp công nhân, về nguyên tắc của đảng côngnhân cách mạng, về vai trò và đặc trưng lãnh đạo chính trị của Đảng về quan

hệ giữa các tư tưởng và sức mạnh vật chất của các lực lượng, các đoàn thểchính trị thực hiện tư tưởng đó Qua các vấn đề đó, các ông đặc biệt nhấnmạnh đến vai trò của quần chúng nhân dân trong hoạt động sáng tạo lịch sử,trong tổ chức xây dựng xã hội tương lai với sức mạnh của nền dân chủ, củanhà nước kiểu mới (chuyên chính vô sản) của công đoàn như những thiết chếchính trị - xã hội có quan hệ trực tiếp với Đảng cách mạng Các quan hệ tácđộng có ảnh hưởng qua lại giữa các tổ chức này hình thành và biểu hiện ra bởihoạt động tư tưởng, giáo dục tuyên truyền bằng lực lượng và tổ chức , trong

đó lý luận, cương lĩnh, đường lối, chính sách mà Đảng ta đề xướng có vai tròđặc biệt quan trọng Đó là những cơ sở để xác lập quan hệ của Đảng, phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp, dân tộc và xã hội trong tiến trình cảitạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

1.2.2.Quan điểm của Lênin về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các

tổ chức chính trị - xã hội

Lênin đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn quan trọng về Đảng, Nhànước và xã hội, về quan hệ qua lại giữa các thể chế chính trị xã hội này trongthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội

Một trong những giá trị nổi bật trong di sản Lênin là quan niệm khoahọc của người về chính trị: Đó là công việc liên quan đến hàng triệu người, đểcho hàng triệu người như một, tất cả mọi người trong một cộng đồng nhấtđịnh (một nhóm, một giai cấp, hoặc một khối đông đảo hơn) đều hành độngtheo một hướng duy nhất nhằm mục tiêu đã đề ra Vì vậy việc tập hợp các tổchức, các giai cấp thành một hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ vàphát triển xã hội

Trang 8

Trong những nghiên cứu của Lênin, Người đã đưa ra, vấn đề đặc trưng

sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của nhà nước và sự tham gia trựctiếp ngày càng đông đảo của quần chúng vào việc kiểm tra, kiểm sát các hoạtđộng của tổ chức quyền lực, tức là của các cơ quan lãnh đạo, quản lý Đâythực chất là các quan hệ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các tổchức trong hệ thống thực thi qyền lực nhân dân

Nói đến vai trò của Đảng, Lênin nhấn mạnh trước hết đến vai trò lãnhđạo Trách nhiệm, nhiệm vụ của Đảng là Đảng lãnh đạo giai cấp và trở thànhngười tổ chức giai cấp Đảng biểu hiện vai trò của người chiến sĩ tiên phongchủ động và dẫn dắt hoạt động tổ chức của quần chúng trong xã hội Vai trò

và trọng trách đó của đảng là lãnh đạo chính trị là việc vạch hướng đi cho Nhànước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhànước Đảng tham gia công việc của Nhà nước với tư cách là vai trò như thếchứ không phải là làm thay công việc của Nhà nước, giải quyết trực tiếp côngviệc của Nhà nước Để thực hiện được chức năng lãnh đạo đó , một trongnhững điều kiện, tiền đề tối cần thiết là Đảng phải có năng lực chiếm lĩnh,làm chủ lý luận Chỉ một đảng nào được lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới

có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong Không có lý luận cách mạngthì không có cách mạng

Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, vì vậy đảng không coi nhẹ lãnh đạokinh tế và sản xuất, cũng không thể không quan tâm đến lãnh đạo trên lĩnhvực tổ chức và cán bộ, tư tưởng và văn hoá Nhưng Đảng thực hiện sứ mệnh

ấy không phải là tác tác nghiệp cụ thể, là những hoạt động chuyên môn,nghiệp vụ như các cơ quan quản lý nhà nước mà nhà lãnh đạo phương hướngchính trị của kinh tế, của sản xuất, phương hướng chính trị của xây dựng phátluật và nền dân chủ, của quản lý kinh tế và quản lý xã hội Là biểu hiện tậptrung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại, nền kinh tế không thể không chiếm vịtrí quan trong so với kinh tế

Nhà nước bằng phương pháp và hiệu lực quản lý mà hiện thực hoáđường lối, cương lĩnh chính trị của Đảng Các nhà quản lý chủ chốt của nhànước thực hiện quản lý theo chuyên môn của mình, trên thực tế là những

Trang 9

người trong Đảng, những người của Đảng, tất cả đều là cán bộ của nhân dân,phục vụ nhân dân, hoạt động trong địa hạn quản lý của nhà nước.

Từ những nhiệm vụ chức năng của Đảng, Nhà nước như trên, Lênin đưa

ra quan niệm là phải phân định rành mạch, phân biệt chính xác chính trị lãnhđạo khác với chính trị quản lý Quan hệ giữa Đảng với nhà nước khi Đảngcầm quyền đã hiện nên thật rõ nét trong đời sống chính trị thực tiễn Đó làquan hệ giữa quan điểm, tư tưởng, đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị vàcác quyết sách cụ thể với trương trình kế hoạch quản lý, với nhiệm vụ vàphương pháp quản lý, quan hệ giữa tổ chức và bộ máy của con người

Không chỉ đề cập đến quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với xã hội, Lênin

còn có những quan niệm về tổ chức chính trị xã hội: Người quan niệm “Công

đoàn là bể chứa chính quyền, Nhà nước, là trường học Chủ nghĩa Cộng sản,

là trường quản lý kinh tế” Ông cũng thấy rõ vai trò này, trong tính đặc thù

của nó, “không phải là việc quản lý mà là “sự liên hệ” giữa cơ quan quản lý

trung ương” (tất nhiên là cả ở địa phương nữa) “của Nhà nước, của nền kinh

tế quốc dân, với quần chúng lao động rộng rãi”.

Như vậy những di sản mà Lênin để lại có vị trí và vai trò hết sức quantrọng đối với việc nghiên cứu cũng như xây dựng mối quan hệ chính trị trong

hệ thống chính trị nước ta thời kỳ đổi mới

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các

tổ chức chính trị - xã hội.

Bàn về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội,bao giờ Hồ Chí Minh cũng hướng tới việc giải quyết các quan hệ đó vào việcthực hiện dân chủ, bảo đảm và phát huy dân chủ của nhân dân Đây là mụcđích là bản chất của hoạt động chính trị Thông qua các quan hệ giữa các tổchức cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta mà tác động đến đời sống xã hộiđến thực hiện lợi ích và quyền lực của nhân dân

Như vậy thực chất của quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chứcchính trị - xã hội là quan hệ với nhân dân với xã hội Phải lấy dân làm gốc,xuất phát từ dân và hướng đích mọi họat động vào phục vụ dân, tôn trọng vàbảo đảm quyền làm chủ của dân, làm căn cứ quan trọng nhất để xác lập và

Trang 10

giải quyết quan hệ nội tại giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết

là quan hệ giữa Đảng và Nhà nước Điều này đặc biệt quan trọng khi Đảng trởthành Đảng cầm quyền, có trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Thứ nhất, Hồ Chí Minh làm sáng tỏ bản chất của Đảng và quan hệ giữa

Đảng và nhân dân

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người đã nói: “Đảng

không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” Mục

đích và bản chất ấy của Đảng quy định vai trò, trách nhiệm của Đảng, nguyêntắc tổ chức và trách nhiệm của Đảng, quan hệ trong Đảng và quan hệ giữaĐảng với nhân dân mà mỗi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ thực hiện, phải thểhiện tính tiên phong và gương mẫu để quần chúng noi theo, để lãnh đạo quầnchúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Một Đảng chân chính cáchmạng phải giữ vững tính cách mạng, lại phải khéo dùng những cách thức thihành cho hoạt bát, phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch,cách mạng, triệt để, phải là người lãnh dậo sáng suốt, kiên quyết, trung thànhcủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam

Thứ hai, nói về chính quyền Nhà nước để thực hiện quyền lực nhân dân,

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò của dân trong một nước dân chủ

Vai trò của dân đồng thời là thẩm quyền và trách nhiệm của dân, việc

tổ chức lên cơ quan quyền lực của mình, do mình uỷ quyền, người dân với tưcách là người chủ phải ý thức được quyền của mình Đây thực chất là quyềnlực nhân dân theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận dân chủ thực chất là lýluận về xây dựng chế độ uỷ quyền, lý luận về cơ chế thực hiện sự uỷ quyền

đó Nó quy định cách thứch tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của bộmáy, phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước đó sao cho thi hành đượcđầy đủ điều kiện thực sự tham gia quản láy nhà nước, đảm bảo quyền kiểmsoát của nhân dân đối với các đại biểu của mình

Hồ Chí Minh xác định, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhànước và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Cầnphải quy định nhiệm vụ cho tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân,

Trang 11

liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhândân Muốn cho nhân dân thực sự tham gia quản lý nhà nước thì phải đảm bảomọi quyền lực của nhân dân, mở rộng dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền dânchủ của nhân dân.

Thứ ba, về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, đoàn thẻ với nhân dân

Trong tác phẩm dân vận của Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến bảnchất dân chủ mà còn trình bày rõ ràng, cặn kẽ và thiết thực về quan hệ Đảng,Nhà nước, đoàn thể với nhân dân và làm công tác dân vận, tức là vận độngquần chúng làm cách mạng trở thành trách nhiệm chung của tất cả mọi tổchức, mọi cán bộ, đảng viên, hội viên.Theo Hồ Chí Minh, tất cả cán bộ chínhquyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đềuphải phụ trách dân vận, phải giải thích cho dân hiểu, hiểu rõ lợi ích, hiểu rõnhiệm vụ để dân hăng hái làm cho kỳ được Làm dân vận thì bất cứ việc gìcũng phải bàn bạc với dân, đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địaphương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành Trong lúc thi hành đềuphải dõi theo giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân, thi hành xong phải cùngvới dân kiểm tra lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình và khen thưởng

Thứ tư, về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Để phục vụ nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ ChíMinh không chỉ nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước

mà còn thường xuyên chăm lo tới tổ chức Mặt trận và các đoàn thể của quầnchúng Theo Người, công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trongtoàn bộ công tác cách mạng: Mặt trận là một trong những lực luợng to lớn củacách mạng Người cũng chỉ dẫn cụ thể về vai trò và tác dụng của Đoàn Thanhniên của Công Hội và Nông hội, của tổ chức phụ nữ và công tác phụ nữ, củatrí thức và vận động trí thức Đó là chủ trương tập hợp lực lượng, phát triểnlực lượng to lớn của toàn dân là chính sách đoàn kết, đại đoàn kết Trong đó,lấy đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân, gương mẫu cho toàn dân noi theo, phảỉ

mở rộng đoàn kết mọi tổ chức, lực lượng, đoàn kết giai cấp và đoàn kết dântộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế, thêm bầu bạn bớt kẻ thù

Trang 12

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các

tổ chức và đoàn thể với nhân dân Người cho thấy, không chỉ quan điểm vànguyên tắc mà còn là mục đích, phương pháp, nội dung và những nhiệm vụ

cụ thể, đặc biệt là làm nổi bật vai trò, khả năng to lớn, sức mạnh vô địch vàsáng kiến vô tận của quần chúng Tin vào lực lượng của dân, thấu hiểu dânbiết đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và biện pháp thiết thực và hợpvới lòng dân, đem lại lợi ích chính đáng cho dân, lại biết khéo léo tuyêntruyền, vận động, tổ chứ dân thành phong trào và lực lượng cách mạng, thuyếtphục được dân tranh thủ sự tin cậy, ủng hộ của dân thì dù khó đến mấy cũnggiải quyết được (xem 5, tr.46 - 55)

1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển quan điểm giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta

Sự hình thành và phát triển của quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổchức chính trị - xã hội ở Việt Nam bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể vớitiềm đề kinh tế - xã hội và những tư tưởng chính trị nhất định Từ những tiền

đề kinh tế - xã hội , tư tưởng chính trị đầu tiên, quan hệ giữa Đảng và các tổchức chính trị - xã hội, với quần chúng nhân dân đã được khẳng định đúngđắn trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong các cương lĩnh đầu tiên của Đảng

1.3.1 Giai đoạn 1930 - 1945

Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hội nghị Trungương lần thứ nhất (10/1930) và lần thứ hai (3/1931), đều xác định nhiệm vụtrọng tâm của Đảng là xây dựng nhiệm vụ trọng tâm của Đảng là xây dựng vàlãnh đạo các tổ chức quần chúng, các đoàn thể cách mạng gắn với công tácxây dựng Đảng Ngày 18/11/1930, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thịthành lập Hội Phản đế đồng minh Đông Dương Các tổ chức Nông hội, Cônghội, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ giải phóng, phát triển nhanhchóng và mạnh mẽ

Sau cao trào 1930 – 1931, kẻ thù khủng bố điên cuồng, cách mạng tạmthời đi vào thoái trào Trước tình hình đó, tại Đại hội lần thứ nhất củaĐảng( tháng 3/1935 tại Ma Cao) đã chỉ ra: phải mau chóng khôi phục và xâydựng Công hội trong các xí nghiệp và các tổ chức quần chúng khác dưới các

Trang 13

hình thức bí mật, công khai và nửa công khai, phát triển Mặt trận dân chủthống nhất dưới hình thức phản đế liên minh Đó là hình thức tập hợp dânchúng rộng rãi nhất, lôi cuốn cả nhữ đảng phái quốc gia và những phàn tử cảilương có tinh thần phản đế, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo ,với chủ trương đúng đắn của Đảng, phong trào đã dần được hồi phục.

Đứng trước tình hình thế giới có nhiêu chuyển biến: nguy cơ phát xítgây chiến tranh thế giới đang đến gần,Hội nghị Trung ương 7/1936 đã xácđịnh mục đích đấu tranh: đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình Để thực hiệnmục tiêu ấy, Đảng chủ trương lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, đồng thờichuyển mục tiêu của các tổ chức quần chúng sang thực hiện mục tiêu mới.Nhiều tổ chức quần chúng được tổ chức đa dạng, hoạt động công khai, báncông khai như: Hội Ái hữu, Hội Tương tế, Hội Hiếu, Hội Hỷ, Hội rèn, Hợptác xã Các tổ chức quần chúng do Đảng thành lập đều có sự lãnh đạo, chỉđạo và tham gia tích cực của Đảng viên

Ngày 1/9/1939 Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, kếo theo mộtloạt những thay đổi về kinh tế, xã hội, bộ máy chính quyền ở Pháp, ĐôngDương và Việt Nam Trước tình hình ấy Hội nghị Trung ương lầ Sáu(11/1939), lần thứ Bảy (11/1940) và đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần Tám(5/1941) đã quyết định và hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược,

và đổi tên “Mặt trận dân tộc Phản đế Đông Dương” thành “Việt Nam độc lậpđồng minh, gọi tắt là Việt Minh” Mặt trận Việt Minh có vai trò rất to lớn, lầnđầu tiên có cơ quan Trung ương của Mặt trận – đó là tổng bộ Việt Minh Hoạtđộng của Việt Minh rất phong phú, ảnh hưởng của Việt Minh rât lớn Cáchoạt động công khai của Đảng đều dưới danh nghĩa Việt Minh, các đoàn thểkhác đều là thành viên của Việt Minh và các hoạt động của các tổ chức ấy đềudưới danh nghĩa của Việt Minh Với danh nghĩa Việt Minh, Hồ Chí minh đãliên hệ và tìm sự giúp đỡ của Đồng minh Đặc biệt dưới danh nghĩa của Tổng

bộ Việt Minh, Hội nghị toàn quốc của đảng và Quốc dân Đại hội đã họp tạiTân Trào, thành lập Uỷ ban giải phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu, đã phátđộng tổng khởi nghĩa Chỉ trong vòng 10 ngày, cuộc cách mạng tháng Tám đãthắng lợi trong cả nước

Trang 14

1.3.2 Giai đoạn những năm 1945 – 1954

Nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn này là xây dựng, bảo vệ chínhquyền cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược Đảng chủ trương tiếp tục củng cố, phát triển và mở rộng Mặt trận tới tất

cả các tổ chức, cá nhân có tinh thần độc lập chống thực dân Pháp xâm lược.Với tinh thần đó, ngày 29/5/1946 Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam ra đời(gọi tắt là Liên Việt) Ngày 27/7/1946, Đảng xã hội được thành lập, tập hợptất cả các tri thức tư sản, phú hào chưa tham gia đoàn thể nào vào hàng ngũLiên Việt Ngày 3.3.1951, đại hội Quốc dân “ Mặt trận thống nhất Việt Minh

và Liên Việt” lấy tên là “Mặt trận liên hiệp Quốc dân Việt Nam” ( gọi tắt làMặt trận Liên Việt)

Mặt trận Liên Việt đã phối hợp với Đảng, Tổng Liên đoàn lao độngViệt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân tích cực vận động nhân dân cảnước đóng góp sứ người, sức của phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ điđến thắng lợi

1.3.3 Giai đoạn những năm 1954 – 1975

Đây là giai đoạn kháng chiến chống thực dân Mỹ thống nhất đất nước

và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Liên Việt được triệu tập, đại hộiquyết định lấy tên là Mặt trận Tổ quốc việt Nam Thông qua Tuyên ngôn,Cương lĩnh, Điều lệ mới, bầu chủ tịch Hồ chí Minh làm chủ tịch danh dự,đồng chí Tôn Đức Thắng làm chủ tịch danh dự Cương lĩnh của Mặt trận kêugọi tầng lớp nhân dân, kêu gọi mọi người dân Việt Nam, không phân biệt traigái, trẻ già, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, khuynh hướng chínhtrị và tín ngưỡng tôn giáo, không phân biệt trước đây đứng về phe nào, nếungày nay tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ hãy siết chặt hàngngũ trong Mặt trận Hưởng ứng cương lĩnh của Mặt trận, hơn 30 đảng pháichính trị, đoàn thể nhân dân và nhiều nhân sĩ tri thức, dân tộc, tôn giáo đã gianhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ở Miền Nam, đáp ứng yêu cầu cuả thời kỳ cách mạng mới và nguyệnvọng của quần chúng nhân dân, ngày 20/12/1960, đại hội đại biểu các giai

Trang 15

cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp và quyết định thành lập “Mặttrận dân tộc giải phong miền Nam Việt Nam”, Mặt trận trở thành người đạidiện chân chính duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam; tập hợp 20 tổchức chính trị - xã hội, đảng phái, tôn giáo như: Hội lao động giải phóng(công đoàn giải phóng), Hội Nông dân giải phóng, Đoàn Thanh niên cáchmạng cách mạng miền Nam, Hội Phụ nữ giải phóng, Hội liên hiệp sinh viên

và học sinh

Mặt trận ra Tuyên ngôn và Cương lĩnh hành động 10 điểm với mục tiêuđấu tranh là: hoà bình, dân chủ, cơm áo và thống nhất Tổ quốc Mặt trậnkhông chỉ làm nhiệm vụ vận động đoàn kết nhân dân mà ở những vùng giảiphóng, Mặt trận còn trở thành cơ quan chính quyền thực hiện nhiệm vụ làmchủ của nhân dân về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao

1.3.4 Giai đoạn 1975 – 1985

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khoá III) đã quyết định nhiệm vụ hoàn thành thống nhấtnước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xãhội Kỳ họp thứ nhất nước Việt Nam thống nhất (2/7/1976) đã quyết định đổitên nước thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thành lập rachính phủ thống nhất, cũng trong năm 1976, Mặt trận và các đoàn thể quầnchúng đã lần lượt thống nhất

Trong giai đoạn nay, cả nước bắt tay thực hiện nhiệm vụ chiến lược xâydựng và bảo vệ tổ quốc, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế, củng cố và xâydưng xã hội chủ nghĩa

Nhìn chung qua mỗi chặng đường lịch sử cách mạnh, các tổ chức chínhtrị - xã hội đã có những đóng góp đáng kể gắn với việc động viên quần chúngthực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đấtnước bên cạnh những mặt cơ bản, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoànthể chính trị - xã hội còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém nhất định (xem 5, tr

104 - 115)

Trang 16

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, MẶT TRÂN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ

CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hội nhập và hợp tác quốc tế đang là một tất yếu khách quan đối với hầuhết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị trong một thế giới toàn cầuhoá đối với Việt Nam, mở cửa và hội nhập quốc tế là một chủ trương và quyếttâm nhất quán, một bộ phận quan trọng hợp thành đường lối đổi mới của đảng

và Nhà nước ta Nhưng trên thực tế cho đến nay trong hệ thống chính trị nước

ta vẫn còn tồn tại những sai lầm và khuyết điểm Dựa trên cơ sở lý luận và thựctiễn, Tiểu luận nêu lên thực trạng về quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứuphương thức đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

2.1 Thực trạng quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Bước sang thời kỳ đổi mới, Hội nghị Trung ương sáu (khoá VI) đã đặt

ra vấn đề: Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị,

“phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở đó đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng”, “Dảng phải tự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của mình” và đề ra các

chủ trương “tiếp tục đổi mới ngay một bước phương thức lãnh đạo của các

cấp uỷ Đảng Ở Trung ương: phân định rõ thêm một bước chức năng, nhiệm

vụ và mối quan hệ giữa Trung ương Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư) với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước , Hội đồng Bộ trưởng và các đoàn thể quần chúng , khắc phực lối lãnh đạo quan liêu, độc đoán các nhân, duy ý trí, bao biện, sự vụ, nhưng phải chống khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Tại Đại hội Đảng toàn qốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định: “để đổi

mới và kiện toàn hệ thống chính trị, xây dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ

Trang 17

nghĩa, vấn đề mấu chốt là phân định rõ chức năng và giải quyết tốt mối quan

hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân” (xem2, tr.101)

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, phương thức lãnh đạo của Đảng được xác định khá hoàn chỉnh: “Đảng

lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách

và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của dảng viên Đảng giới thiệu những người đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.” (xem2, tr.101)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) về đổi mới chỉnh đốnĐảng đã chỉ rõ quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: Đảng lãnh đạotheo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách; lãnhđạo thông qua các tổ chức đảng chứ chỉ thông qua các cá nhân đảng viên;lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo rõi, cho ý kiến chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn nhưng lệchlạc nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực vủa Nhà nước chứ không điềuhành thay Nhà nước

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đặt biệt tại hội nghị Trungương 3 khoá VIII (6/1997), khi tổng kết vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với Nhà nước, Đảng đã nhận định: “Nội dung và phương thức

lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta đã có bước đổi mới, vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước”.

Đến Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trên cơ sở tổng kết việcđối mới hoạt động của hệ thống chính trị, Đảng ta đã khăng định: Đảng thực

hiện sự lãnh đạo “thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách

lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ” Tại Đại

hội toàn quốc của Đảng lần thứ X, Đảng lãnh đạo nhà nước bằng đường lối,quan điểm, các nghị quyết, lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá bằng Hiến pháp,

Trang 18

pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước, bố trí đúngcán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện Như vậy, trong quátrình triển khai thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước

và quyền làm chủ của nân dân, các mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các

tổ chức chính trị - xã hội dần được hình thành và ngày càng được xác định rõhơn trong lí luận cũng như trong thực tế

2.1.1 Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước

Quan hệ giữa Đảng và Nhà nước thức chất và chủ yếu là quan hệ lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước Quan hệ nhà xuất phát từ tư tưởng và quanđiểm của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng tiên phong đại diện chotrí tuệ và lợi ích của nhân dân, Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và toàn thểhội nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân và dân tộc

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng đường lối, chính sách và các nghị quyếtcủa Đảng Về mặt lý thuyết, Đảng lãnh đạo bằng đường lối, nhưng trên thực

tế trong nhiều năm Đảng đã can thiệp sâu vào công việc của nhà nước Sựphân biệt chưa rõ ràng về chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhànước dẫn đến tình trạng vừa lẫn lộn, vừa để trống trách nhiệm Có những vấn

đề tổ chức đảng can thiệp quá sâu vào hoạt động của bộ máy nhà nước

Mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước về căn bản đã dựa trên nguyên

tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” (vốn là nguyên tắc lãnh đạo trong

nội bộ Đảng), Với quan niệm tập thể cấp uỷ đảng quyết định mọi nhiệm vụ,

chủ trương, biện pháp, phân công một số cán bộ chủ chốt làm “công tác

chính quyền” tức là nắm bộ máy nhà nước để tổ chức thực hiện các quyết

định của Đảng Việc áp dụng nguyên tắc đó đã mặc nhiên hình thành cơ cấu

kép Đảng – Nhà nước, trong đó vô hình đặt Đảng ở vị trí cơ quan “siêu quyền

lực” đứng trên nhà nước và nghị quyết có hiệu lực cao hơn phát luật, còn Nhà

nước bị thoái hoá chức năng biến thành khâu thừa hành thụ động, mang tínhthủ tục hành chính, không có quyền lực để có thể chịu trách nhiệm pháp lýtrước nhân dân một cách đầy đủ, đặc biệt là Quốc hội – cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất do toàn dân bầu ra một cách hợp hiến

Trang 19

Đến hiến pháp năm 1992, nhận thức về mối quan hệ trên đã có nhữngthay đổi quan trọng: Hiến pháp khẳng định nhà nước ta là nhà nước của nhândân với tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nhấn mạnh mọi tổ chức của Đảngthuộc trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Như vậy, Đảng không quyếtđịnh trực tiếp mọi công việc của Nhà nước, Đảng không phải là cấp trên của

cơ quan nhà nước

Tuy nhiên, thực tế chung ta vẫn chưa giải quyết được tận gốc của vấn

đề, do đó chưa có sự chuyển biến rõ rệt trong mối quan hệ cơ bản nói trên.Tình trạng Đảng bao biện làm thay cơ quan Nhà nước, can thiệp vào chứcnăng của cơ quan nhà nước, dùng phương pháp mệnh lệnh, áp đặt đối với cơquan nhà nước vẫn diễn ra

Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc cử những đảng viên của Đảngnắm giữ chức vụ chủ chốt của Nhà nước Song trên thực tể, công tác cán bộcủa Đảng đang bộc lộ rất nhiều bất cập Đảng nắm công tác cán bộ, nhưngquan niệm Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, Đảng thống nhất quản lý cán bộ lànhư thế nào cũng chưa thật rõ và cụ thể Vì vậy, dẫn đến tình trạng là hầu hếtcán bộ nhà nước đều do Đảng, cấp uỷ quản lý, tổ chức và quyết định ngườiđứng đầu các cơ quan nhà nước thụ động về vấn đề cán bộ Việc đề bạt hay

kỷ luật một cán bộ ở cấp trung ương thuốc phạm vi Ban Bí thư, Bộ Chính trịquản lý Cách làm này do chính phủ, thủ tướng không có thực quyền, Thủtướng không có quyết định việc thăng tiến hoặc trừng phạt đối với cán bộ

dưới quyền nên tình trạng “trên bảo dưới không nghe” trong chỉ đạo, điều

hành của Chính phủ cũng là điều dễ hiểu Trách nhiệm của các bộ trưởngtrước Ban Bí thư, bộ Chính trị cũng chưa được định rõ

2.1.2 Mối quan hệ giữa Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc là quan hệ bình đẳng trước

phát luật “Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo

Mặt trận” Đảng tham gia mặt trận có nghĩa vụ như mọi thành viên khác.

Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận vàcác tổ chức chính trị - xã hội, lắng nghe ý kiến của các tổ chức này

Ngày đăng: 23/11/2016, 18:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thảo, Trần Xuân Sơn (đồng chủ biên), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
3. TS. Nguyễn Hữu Đổng, Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Khoa Chính trị học, Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học đại cương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
7. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh, Quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam – lịch sử và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam – lịch sử và hiện tại
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. GS.VS. Nguyễn Duy Quý, Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
9. TS. Đỗ Quang Tuấn, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w