1.Tính cấp thiết của đề tàiTrong mỗi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Sự phát triển của thanh niên không những liên quan đến vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại. Vì thế bất cứ quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển, muốn vững vàng và cường thịnh đều phải quan tâm đến việc chăm lo phát triển công tác tuyên truyền giáo dục lối sống văn hoá cho thế hệ thanh niên.Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Do đó, chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác vận động thanh niên, làm cho thanh niên có tinh thần hăng say lao động, học tập. Đây là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trọng đại. Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục phát triển thanh niên, nhằm đào tạo ra những lớp người kế tục xứng đáng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã từng khẳng định: “Vấn đề thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”.Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nuớc, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, nhiều vấn đề về công tác thanh niên đang đặt ra cần phải xem xét thấu đáo và xử lý kịp thời. Trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai tròhết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc Sự phát triểncủa thanh niên không những liên quan đến vận mệnh và tương lai của đấtnước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại Vì thế bất cứquốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển, muốn vững vàng vàcường thịnh đều phải quan tâm đến việc chăm lo phát triển công tác tuyên truyềngiáo dục lối sống văn hoá cho thế hệ thanh niên
Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học - công nghệ và kinh tế trithức Do đó, chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác vận động thanh niên,làm cho thanh niên có tinh thần hăng say lao động, học tập Đây là một côngviệc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trọng đại
Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệpcách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục pháttriển thanh niên, nhằm đào tạo ra những lớp người kế tục xứng đáng với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nghị quyết Hội nghịlần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã từng khẳng định: “Vấn đềthanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố
và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đấtnước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới haykhông phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng vàrèn luyện thế hệ thanh niên”
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta đã xây dựngđược thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe,
tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của
Trang 2Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng;
có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động,lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nuớc,
có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phongphú, môi trường sống an toàn Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sựbiến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, nhiều vấn đề về công tácthanh niên đang đặt ra cần phải xem xét thấu đáo và xử lý kịp thời Trong đó
có vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Đây là vấn đềthu hút sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội
Như chúng ta đã biết toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tácđộng ngày càng sâu rộng tới các mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng mạnhmẽ đến nhận thức, lối sống của các giai tầng trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ -những người nhạy bén, năng động thích khám phá và theo đuổi cái mới.Nhưng ảnh hưởng đó vừa có mặt tích cực, lại vừa có mặt tiêu cực; vì thế, đòihỏi phải có sự định hướng đúng đắn, kịp thời Trong bối cảnh như vậy, côngtác tuyên truyền, giáo dục, lối sống văn hóa cho thanh niên đang trở nên cấpbách hơn bao giờ hết
Là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúccùng cả nước đang chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế,tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhằm tranh thủ thời cơ thuận lợi để đẩymạnh phát triển kinh tế - xã hội Song, mặt khác, quá trình hội nhập quốc tếcũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Vĩnh Phúc Một trongnhững thách thức đó là làm sao xây dựng được thế hệ thanh niên có tri thức,
có lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa lành mạnh, biết “gạn đục khơi
Trang 3trong”, biết tiếp thu cái hay cái đẹp của nhân loại, đủ nhận thức và bản lĩnh đểnhận ra và vượt qua hoặc loại trừ cái xấu, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triểncủa tỉnh nói riêng, của đất nước nói chung.
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc rất chú trọng công tác giáo dục lốisống văn hóa cho thanh niên và đã đạt được không ít thành tựu đáng ghi nhận
Từ những quan điểm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước ta, tỉnh VĩnhPhúc đã rất chú trọng đến công tác vận động thanh niên trong toàn tỉnh thamgia các phong trào như “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”, thực hiện
có hiệu quả phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên con đường lập thânlập nghiệp”, “Tuổi trẻ sáng tạo”… Kết quả là từ các phong trào đó mà thanhniên trong toàn tỉnh đã góp phần tích cực và có hiệu quả vào các chương trìnhphát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tuy nhiên, trong những năm gần đây những tác động tiêu cực của nềnkinh tế thị trường và sự hạn chế của các biện pháp giáo dục đào tạo thanhniên, đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của thanh niên Không ítthanh niên dao động về lý tưởng, lệch lạc trong nhận thức về giá trị cuộcsống, bàng quan với trách nhiệm xã hội; lười biếng trong lao động, chạy theolối sống thực dụng, buông thả, tự do tuỳ tiện; không chịu học tập, thiếu ý thứcrèn luyện phấn đấu vươn lên; thoái hoá về đạo đức, tình trạng phạm pháptrong thanh niên có chiều hướng gia tăng Trong khi đó, công tác vận độngthanh niên còn có sự tách bạch, chưa có sự kết hợp với công tác vận độngcông nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ… Nếu không khắc phục được nhữnghạn chế yếu kém trên thì chúng ta sẽ không thể có đội ngũ những thanh niên
“vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá với mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta,nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
Tình hình hiện tại cả ở trong nước và quốc tế đòi hỏi các cấp, cácngành và toàn tỉnh Vĩnh Phúc phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò,
Trang 4tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên; phảicoi trọng và đổi mới hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng, giáo dục lối sốngvăn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập quốc tế
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận văn thạc sĩ
ngành Công tác tư tưởng
2 Tình hình nghiên cứu
Thanh niên và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là vấn đề đã
và đang được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lýquan tâm tìm hiểu, nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, nhất là tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá tích cực và chủ động hộinhập quốc tế hiện nay Đáng chú ý hơn cả là các công trình dưới đây:
- Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu niên (Tập thể tác
giả, NXB Thanh niên, năm 1997), đề cập đến việc xây dựng nếp sống vănhóa trong thanh thiếu niên; sự cần thiết, thực trạng và giải pháp xây dựngnếp sống văn hóa trong thanh thiếu niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Nghị quyết đánh giá tổng
quát về tình hình thanh niên và công tác thanh niên trong hơn 20 năm đổi mớiđất nước; đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng thế hệ thanhniên; nêu quan điểm chỉ đạo, nhằm tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng đối vớicông tác thanh niên
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội hiện nay”của Lê Anh
Tuấn năm 2002, đã nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục thế
Trang 5giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nói chung, sinh viên Hà Nội nóiriêng; đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biệnchứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội, góp phần pháthuy vai trò của lực lượng sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ báo chí “Báo chí với việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ ngày nay (Khảo sát Báo Tiền phong, Báo Thanh niên và Báo Tuổi trẻ TP
Hồ Chí Minh từ 1/2007 đến 6/2008”), năm 2008 của Đoàn Doãn Đức đã nêu
lên sự cần thiết phải giáo dục lý tưởng cho thế hệ thanh niên; đồng thời làm rõvai trò của báo chí với việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay
- Đề tài “Một số vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống trong thanh niên hiện nay” của PTS Chu Xuân Việt, năm 1998 đã nêu lên một số biểu hiện
lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên, đề tài cũng nêu lên một sốgiải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề tuyên truyền, giáo dục lối sống cho thanh niên sinh viên trên các báo Thanh niên” của Trần Thị Hiền, năm 1999 đã
làm rõ những biểu hiện, chiều hướng vận động của lối sống thanh niên, xácđịnh được các yếu tố xã hội tác động đến lối sống của thanh niên sinh viên
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về vấn đềtuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy việctriển khai đề tài “Giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ” là mới
mẻ, không trùng lặp với bất cứ công trình nào trước đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục lối sống
văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc, đề xuất những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của công tác này
Trang 6Để đạt được mục đớch trờn, luận văn cú nhiệm vụ:
- Làm sỏng tỏ những vấn đề lý luận về giỏo dục lối sống văn húa chothanh niờn thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều tỏc động cả trong nước vàngoài nước
- Phõn tớch thực trạng giỏo dục lối sống văn húa cho thanh niờn VĩnhPhỳc; trong đú chỉ ra những thành tựu cũng như cỏc mặt cũn hạn chế của cụngtỏc này trong giai đoạn đất nước và tỉnh Vĩnh Phỳc đang đẩy mạnh cụngnghiệp hoỏ hiện đại hoỏ và hội nhập sõu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay
- Đề xuất cỏc giải phỏp gúp phần nõng cao hiệu quả giỏo dục lối sốngvăn húa cho thanh niờn Vĩnh Phỳc
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
* Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo dục lối sống văn hoỏ cho thanh niên Vĩnh Phỳc
* Khách thể nghiên cứu: Tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên, cán bộ
Đoàn, cán bộ Đảng, chính quyền, các ban, ngành ở tỉnh Vĩnh Phỳc liên quan, đếncông tác tuyờn truyền giáo dục lối sống văn hoỏ cho thanh niên ở tỉnh Vĩnh Phỳc
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiờn cứu việc giỏo dục lối sống văn húa chothanh niờn Vĩnh Phỳc trong thời kỳ đẩy mạnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ
và hội nhập quốc tế trong thời gian 5 năm (từ năm 2005 - 2010)
5 Cơ sở lý luận và phương phỏp nghiờn cứu của luận văn
Luận văn thực hiện dựa trờn cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; những quan điểm của chủ nghĩa Mỏc –Lờnin, tư tưởng Hồ Chớ Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về rốn luyện, giỏodục đạo đức, lối sống cho thanh niờn; nhất là những quan điểm, nghị quyết,chỉ thị của Đảng ta về giỏo dục, bồi dưỡng thanh niờn thời kỳ đẩy mạnh cụngnghiệp hoỏ - hiện đại hoỏ đất nước
Trang 7Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và lô gích, phân tích và tổnghợp, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và phân tích tài liệu,phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn sâu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Về lý luận
- Luận văn góp phần đưa ra cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quảcông tác tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúcthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá
6.2 Về thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động Đoàn,đội của tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp; trong hoạt động bồi dưỡng, giáo dụccán bộ Đoàn viên thanh niên của các trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
- Luận văn nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tuyên truyền, giáodục lối sống văn hóa cho thanh niên và đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo thì nội
dung của luận văn được triển khai làm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh Phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Chương 2: Thực trạng giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh Phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh Phúc hiện nay.
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm có liên quan đến việc giáo dục lối sống văn hóa đối với thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
1.1.1 Lối sống
Ở Việt Nam khái niệm “lối sống” được xem xét với một góc nhìn tổng
hợp, trong đó có nói đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữahoạt động sống và điều kiện sống của con người, giữa hoạt động sản xuất vàhoạt động phi sản xuất
Nhấn mạnh vào hoạt động sống của con người, nhóm tác giả giáo trình
“Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam” địnhnghĩa:
Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống củacác dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiệncủa một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực củađời sống: trong lao động và hưởng thụ; trong quan hệ giữa người với người,trong sinh hoạt tinh thần và văn hoá [15,tr.190]
Xem lối sống như những quan hệ xã hội, PGS.TS Lê Như Hoa chorằng: “Lối sống là tổng thể các quan hệ xã hội của con người với những hìnhthức và đặc trưng tiêu biểu cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hộitrong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá cụ thể” [69,tr.10]
Trong đời sống khoa học ở nước ta, nhận thấy, có ba giai đoạn tiếp cận,nghiên cứu vấn đề lối sống, như sau: từ năm 1970 trở về trước, lối sống được
Trang 9nghiên cứu dưới góc độ triết học duy vật lịch sử; trong thập niên 80 của thế
kỷ XX, nó là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành chủ nghĩa cộng sảnkhoa học; và hiện nay, xã hội và văn hoá học là hai hướng tiếp cận khá phổbiến trong nghiên cứu về lối sống
Nổi lên trong lối sống là hoạt động của con người Về thực chất, đó làcách thức con người ứng xử với tự nhiên và với xã hội để bảo tồn và với pháttriển đời sống của mình Vì vậy khái niệm “lối sống” bao hàm cả hai mặtkhách quan lẫn chủ quan Mặt khách quan là điều kiện sống của con người,trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định
mà cốt lõi là phương thức sản xuất Mặt chủ quan chính là ý thức của conngười trong sự lựa chon cho mình một lối sống, dựa trên cơ sở của một lẽsống, một thái độ sống cụ thể, những mục tiru mà con người đặt ra Vì vậy màPGS Lê Như Hoa cho rằng: “Thuật ngữ lối sống có sự kết hợp biện chứnggiữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, gắn với phương thức sản xuất của xãhội, với chế độ chính trị xã hội, với hình thái kinh tế-xã hội” [71,tr.17]
Nếu lối sống là cách thức con người bảo tồn và phát triển đời sốngtrong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định thì có thể thấy thực chấtcủa lối sống là kiểu quan hệ với nhiều cấp độ: quan hệ với tự nhiên và xã hội;quan hệ gia đình, làng xã và Tổ quốc…Tính chất của mỗi loại quan hệ trongnhững điều kiện sống nhất định sẽ làm nên đặc trưng của từng lối sống: chinhphục hay lệ thuộc, bóc lọt hay bình đẳng, đóng góp hay phụ thuộc, ăn bám…Chính những nét đặc trưng này sẽ hình thành hệ thống chuẩn mực xã hội đểlối sống vận hành theo, tạo nên sự khác biệt của lối sống của từng cộng đồng
và cá nhân
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một định nghĩa như sau: Lối sống là tổng hoà những dạng hoạt động ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội…) và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị
Trang 10xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế
- xã hội nhất định.
Như vậy, có thể thấy lối sống như phạm trù trung tâm mà sự biểu hiệncủa nó trên các mặt cụ thể đã làm thành các phạm trù khác Từ góc nhìn này,xây dựng lối sống có văn hoá là tác động để các mặt khác nhau của lối sốngđạt đến những giá trị tốt đẹp, tạo nên hạnh phúc và khả năng phát triển của cánhân và cộng đồng Cũng từ đây cho thấy, để giáo dục lối sống văn hoá làphải xây dựng và kết hợp nhiều yếu tố, nhiều mặt tạo nên tác động tổng hợp
để hình thành được lối sống theo những chuẩn mực xã hội đã định
1.1.2 Lối sống văn hoá
Khái niệm “lối sống văn hoá” ra đời là để nhấn mạnh đến yêu cầu vềphẩm chất văn hoá của việc xây dựng lối sống của cộng đồng, đặc biệt là củathế hệ trẻ Đó còn là kết quả nhận thức về thực trạng suy thoái trong lối sống,thực trạng của lối sống thiếu văn hoá của một bộ phận dân cư hiện nay Phầnnào, nó cũng nhấn mạnh đến vai trò chủ động của chủ thể trong việc tự giácxây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp phù hợp với yêu cầu của xã hội
Như vậy, lối sống như một phần của văn hoá nhưng trên thực tế lốisống có văn hoá đối lập với lối sống thiếu văn hoá, kém văn hoá hay vô vănhoá “Văn hoá” ở đây được hiểu là giá trị là sự hài hoà trong ứng sử để đạtđến các chuẩn mực xã hội, đạo đức của cộng đồng Hệ giá trị là phạm trùmang tính dân tộc, mang nét đặc thù của những thời đại nhất định Ở Liên Xô
và các nước Đông âu trước đây, tính chất xã hội chủ nghĩa chính là nội dungvăn hoá của lối sống mà các quốc gia này ra sức xây dựng Trong điều kiệnhiện nay, khi văn hoá được nhận thức như là nền tảng tinh thần của xã hội vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, khi Đảng vàNhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc thì văn hoá là giá trị mà lối sống phải đạt được Trong thực tế văn hoá đã
Trang 11trở thành nội dung, tính chất của nhiều hoạt động, nhiều hoạt động xã hội nhưđời sống văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, ứng xử có văn hoá, giaotiếp có văn hoá…Văn hoá ở đây là thước đo của sự hài hoà, của chuẩn mực Chúng ta có thể hiểu, lối sống có văn hoá mà chúng ta xây dựng là lốisống Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điềukiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như một yêu cầu về nhân cáchcủa con người phát triển toàn diện trong chiến lược phát huy nguồn lực conngười để xây dựng đất nước hiện nay Lối sống có văn hoá là phải phù hợpvới văn hoá của cộng đồng (bao gồm cả về truyền thống và hiện đại), đáp ứngđược đòi hỏi của sự phát triển xã hội, biểu hiện trong ứng xử với tự nhiên, với
xã hội và với bản thân mình Lối sống có văn hoá bao gồm các đặc điểm cơbản: Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu lao động, lao độngsáng tạo; sống có đạo đức trong sáng, có tình nghĩa trung thực, có tinh thầntập thể và ý thức kỷ luật cao, không ngừng học tập và nâng cao trình độ vềmọi mặt Ở Việt Nam lối sống có văn hóa đồng nghĩa với lối sống đẹp, thểhiện trong lẽ sống, nếp sống của con người Việt Nam
1.1.3 Thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiềucách Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánhgiá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên
Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạnxác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể Các nhà tâm lý học thườngnhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sanghoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm Dưới góc độkinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổsung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực Với các triết gia, văn nghệ
sĩ, thanh niên lại được định nghĩa bằng cách so sánh hình tượng: “thanh niên
là mùa xuân của xã hội” là “bình minh của cuộc đời”.
Trang 12Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thểbao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, trong phạm vi đề tài này thanhniên được hiểu là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 15, 16tuổi đến trên dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặttrên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Tiếp cận từ góc độ xã hội học – dân cư có thể định nghĩa thanh niên làmột bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia – dân tộc bao gồm tất cảcác cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là
“thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư
khác của quốc gia – dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là “giới hạn độ tuổi” Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội – dân cư
“thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm rấtmong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sôngluôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ởđầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của cácthành viên Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội – dân cư
“động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định Đặc trưng này hàm chứa
cả những ưu điểm và cả những nhược điểm của nhóm xã hội – dân cư “thanhniên” Một mặt, nhờ quy luật là nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn
là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khóxác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền
vững Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định
những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhómnày hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao
Với ý nghĩa nhóm xã hội – dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ýnghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia –
dân tộc Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời
Trang 13bắt đầu bằng tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc.” Thanh niên là nhóm
xã hội – dân cư có sứ mệnh đón nhận sự “trao truyền” giá trị, bàn giao nhiệm
vụ, ủy thác trách nhiệm, gửi gắm niềm tin của thế hệ đi trước (thế hệ già đã vàđang giữ vai trò lãnh đạo gia đình – cộng đồng – quốc gia dân tộc) Vì vậy, cóthể nói thanh niên chính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc Nếu thế hệthanh niên không được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kếtục các thế hệ đi trước thì số phận và tương lai của toàn bộ cộng đồng quốcgia – dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng
Do tầm quan trọng của mối quan hệ liên thế hệ này mà sự giao phó –nhận lãnh, bàn giao - kế tục, trao truyền - tiếp nhận giữa các thế hệ “già” vàthanh niên cũng luôn luôn nảy ra những xung đột phức tạp, đôi khi khá gaygắt Về phía các thế hệ “già”, họ thường có xu hướng trở nên bảo thủ, coinhững lựa chọn, những chế định và những mô hình, chính sách, quan niệm…của thế hệ đi trước là tuyệt đối đúng, lo ngại thế hệ kế tục sẽ chỉnh sửa hoặcthay đổi, phủ nhận tất cả, mà quên rằng đó là lựa chọn và quyết định có tínhlịch sử của thế hệ của họ mà thôi Hơn nữa, họ cũng thường coi thanh niên lànhững người non nớt, không đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để thay thế cho thế
hệ của họ, cho dù họ cũng từng trải qua thời thanh niên và ý thức đầy đủ đượcrằng việc họ nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn là một tất yếu khách quan
Về phía thanh niên thì không được quên rằng sứ mệnh của họ là người kếtục, nhận lãnh trách nhiệm, sứ mệnh và các giá trị của các thế hệ già Tuynhiên, vì họ là thế hệ của những người trẻ tuổi, là sản phẩm đích thực của thờiđại mà họ đang sống chứ không phải thuần túy chỉ là sản phẩm đào tạo, bồidưỡng của thế hệ “già” Vì vậy họ là lớp người vô cùng năng động, không bịđộng mà luôn luôn chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tươnglai của bản thân mình và của quốc gia – dân tộc Vì vậy, bên cạnh những gì họ
bị ảnh hưởng do tiếp nhận những sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước
Trang 14thì họ luôn luôn có lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình Ngoài ảnh hưởngcủa thế hệ “cha chú” trong cộng đồng gia đình hay quốc gia – dân tộc, trongthời đại toàn cầu hóa, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức,kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thếgiới Với tất cả những điều kiện đó, thanh niên thường có xu hướng thử nghiệmnhiều khả năng, nhiều lựa chọn, ngay cả khi họ còn chưa được chuẩn bị đủ tốtcho những thử nghiệm đó, vì đối với họ, dù có phạm sai lầm vẫn có thời cơ làmlại, thử nghiệm lại Và vì vậy, phần đông thanh niên thường có xu hướng hoàinghi, kiểm chứng lại những lựa chọn, chế định và quan niệm của thế hệ đitrước, thậm chí cố tình phủ nhận, làm khác, coi đó như một phương thức đểkhẳng định tư cách “người lớn” của mình Đó là nguyên nhân thường dẫn đếnnhững “lệch chuẩn” trong ứng xử văn hóa của thanh niên Khi những thửnghiệm bị thất bại, những “lệch chuẩn” bị lên án thì thanh niên sẽ rơi vào tìnhtrạng bi quan, chán nản, phản kháng và thậm chí là phạm tội.
1.1.4 Lối sống văn hoá thanh niên
1.1.4.1 Lối sống thanh niên
Lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa được bộc lộ ratrong quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sốngcủa con người Như vậy, lối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình
và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác địnhnào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sốnghằng ngày của họ Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống vànhững cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưngcũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểutượng… ngoại nhập
Vận dụng cách tiếp cận trên khi nghiên cứu về lối sống và các xuhướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp
Trang 15hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa với tốc độ ngày càng gia tăng hiện nay, mộtmặt cần chú ý đến tác động và ảnh hưởng của những giá trị văn hóa, chế định
và phương thức ứng xử truyền thống đối với các nhóm thanh niên hiện nay.Mặt khác, cần phải đặc biệt chú trọng việc khảo sát và phân tích ảnh hưởngcủa các giá trị và các phương thức ứng xử văn hóa từ bên ngoài đối với cácnhóm thanh niên Việt Nam Đồng thời cần phải đặt tất cả những sự khảo sát
và phân tích đó trong mối liên hệ ba chiều: chiều dọc: nhằm khám phá tác
động của những yếu tố đó và sự hiện thực hóa các tác động đó trong từng
“tiểu nhóm” của thanh niên Việt Nam được phân chia theo độ tuổi; chiều phẳng ngang: nhằm tiếp cận và khám phá tác động của các yếu tố văn hóa
truyền thống – nội sinh và các yếu tố hiện đại – ngoại nhập đối với mỗi tiểunhóm thanh niên chia theo địa bàn cư trú, nghề nghiệp, sắc tộc hay tôn giáo;
và chiều sâu: nhằm khám phá mối liên hệ giữa những biến đổi của hệ giá trị
văn hóa với những biến đổi “bề mặt” của lối ứng xử, lối phục trang, ngônngữ, lối lao động… của thanh niên Cả ba cách tiếp cận đó sẽ cho phép nhậndiện và đánh giá xu hướng và mức độ biến đổi lối sống của thanh niên ViệtNam trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủđộng hội nhập quốc tế
Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội hậpquốc tế hiện nay cần xây dựng lối sống có văn hóa, bởi văn hóa thẩm thấu sâuđậm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và thể hiện nhiều khi qua từng hành viứng xử, từng góc cạnh rất nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến đời sống xã hội.Xây dựng lối sống văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục nhân cách, từ nếp nhà đếnhọc đường, công sở và ngoài xã hội Và nó sẽ đạt hiệu quả cao khi tự mỗi conngười gây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chính họ sẽ trở thànhmột nhân tố có sức lan tỏa và thuyết phục đối với cộng đồng
Xây dựng lối sống là chuyện của mỗi người nhưng cũng là việc của toàn
xã hội, liên quan đến hoạt động của hầu khắp các cấp, các ngành… Vấn đề xây
Trang 16dựng lối sống văn hóa cần phải được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ vàcần được duy trì thường xuyên Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
để người dân quan tâm và chủ động, tích cực tham gia vào những vấn đề chungcủa xã hội cũng rất cần tăng cường quản lý, kể cả những biện pháp cưỡng chếmạnh đủ để răn đe, ngăn chặn những người cố tình vi phạm
1.1.4.2 Văn hóa thanh niên
Văn hóa thanh niên cũng là một phạm trù được bàn luận khá sôi nổitrên văn đàn khoa học ở Việt Nam và nước ngoài Mặc dù phần đông các nhànghiên cứu đều có thể đồng ý với nhau về sự tồn tại khách quan của văn hóathanh niên, nhưng cách tiếp cận và định nghĩa về văn hóa thanh niên thì lại rấtkhác nhau
Khao khát được tự khẳng định khiến thanh niên luôn mong muốn đượcmọi người nhìn nhận một cách đúng đắn về mình Ðể thực hiện được điều đótrước hết, nhiều bạn trẻ cảm thấy cần gây sự chú ý của người khác đối vớimình Điều mà những người lớn tuổi có phần cho là kệch cỡm, khác đời trongcách ăn mặc, nói năng, cử chỉ ở thanh niên và vị thành niên một phần là do sựphản ánh các cách thức gây chú ý nói trên Thanh niên cũng không thích đitìm những khuôn mẫu lý tưởng từ những gì xưa cũ, quen thuộc Hình ảnhngười nông phu thuở trước bình dị trong đời thường, ngày này qua ngày khác,không có gì thay đổi, chỉ biết cặm cụi với các công việc cày cuốc, cấy hái,mặc dù có thể được kính trọng, nhưng thật khó có thể trở thành hình mẫu lýtưởng của những thanh niên ham muốn phấn đấu vươn lên
Văn hóa thanh niên, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế,nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới Sáng tạo vàđổi mới trở thành đặc trưng cơ bản của văn hóa thanh niên, làm nên bản chấtcủa văn hóa thanh niên Chính sự vượt qua các lề thói, khuôn phép cũ, màkhông phải ai cũng có thể cảm thông và chấp nhận được ấy, đã tạo ra cho văn
Trang 17hóa thanh niên một diện mạo đặc biệt Văn hóa thanh niên là văn hóa tháchthức mọi giới hạn Những đặc trưng về sự đổi mới và sáng tạo của văn hóathanh niên đã khiến cho nó có được một đặc trưng khác nữa, đặc trưng về sựtrẻ trung và sôi động, sự hồn nhiên và trong sáng Về phương diện này, vănhóa thanh niên đã mang dáng vẻ của một khuôn mặt trẻ thơ, đang mở rộngcặp mắt trong sáng hướng về những mầu sắc mới mẻ và lung linh của cuộcđời Trong cặp mắt ấy chứa đựng biết bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu sự ngạcnhiên, bao nhiêu những rung động đến ngỡ ngàng
Một trong những đặc trưng quan trọng khác của văn hóa thanh niên là ởtính nhân văn, nhân đạo của nó Khi sự vấp ngã và thất bại còn đang ở phíasau của những hồn nhiên và chân thực, thì những cái nhìn ban đầu của thanh,thiếu niên về cuộc đời vẫn còn đầy chất thi vị của sự nhân ái Ngoại trừ nhữngtrường hợp đặc biệt, nhìn chung, với những đặc trưng riêng biệt của tuổi trẻ,thanh niên thường hướng về con người và xã hội, hướng về các quan hệ xãhội phía trước với ánh mắt thương cảm và sẻ chia Ðiều đó tạo nên ở hầu hếtthanh niên những hành vi văn hóa mang tính nhân đạo, cảm thông sâu sắc vớicon người
Tính nhân đạo và nhân văn, tính hồn nhiên và trong sáng, tính mới mẻ
và sáng tạo trong văn hóa thanh niên đã tạo ra một chiều cộng cảm rộng lớntrong thanh, thiếu niên
Tính cộng đồng trong văn hóa thanh niên xuất phát trước hết từ chính
"tâm lý cộng đồng" của thanh, thiếu niên Sự cộng hưởng giữa nhu cầu sinhhoạt cộng đồng, nhu cầu biểu hiện mình, nhu cầu sáng tạo với bản chất ngâythơ trong sáng của tuổi trẻ, đã tạo ra sức cuốn hút của văn hóa thanh niên
Thực tế xã hội đã cho thấy, những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản chưađược lấp đầy, những thiếu hụt trong tư duy do hiểu biết vấn đề chưa thật thấuđáo, triệt để, có thể kéo theo những nhận thức và hành vi không đúng đắn,
Trang 18phản văn hóa ở thanh niên Sự đổi mới, sáng tạo dễ trở thành manh động, dễdãi Sự hồn nhiên, sôi động dễ trở thành bồng bột, quậy phá.
Để trả lời câu hỏi về những nguyên nhân dẫn tới các sai lệch trong vănhóa thanh niên, chúng ta có thể phân tích nó trên hai khía cạnh Thứ nhất,quan hệ của văn hóa thanh niên với tính cách là một tiểu văn hóa với văn hóachung và với xã hội Thứ hai, bản thân sự chuyển hóa nội tại trong văn hóathanh niên
Cũng như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa, trong đó cóvăn hóa thanh niên chịu sự tác động mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế- xãhội của một đất nước Sự lệch lạc của văn hóa thanh niên về thực chất là sựphản ánh những lệch lạc trong xã hội đó Một xã hội không tự điều chỉnh vàhoàn thiện, để các quan hệ xã hội ngày càng trong sáng, lành mạnh hơn, thì xãhội đó cũng không có khả năng để giải quyết các lệch lạc trong văn hóa, trong
đó có văn hóa thanh niên Trong trường hợp này, mọi sự thuyết phục, tuyêntruyền đơn thuần đều hạn chế tác dụng, thậm chí còn có thể tạo ra những phảnứng ngược lại
Thực tế cho thấy, cho đến nay, chúng ta vẫn còn những lúng túng trongviệc xử lý nhiều vấn đề về văn hóa thanh niên Do chưa có những hiểu biếtđầy đủ về nhu cầu văn hóa của thanh, thiếu niên, chúng ta đã chưa đầu tư thậtđúng mức cho việc phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, chưa tạo
ra được các sân chơi hợp lý cuốn hút thanh niên tham gia
Thiếu những hiểu biết về tính đổi mới và sáng tạo trong văn hóa thanhniên, chúng ta cũng đã rất lúng túng khi bắt gặp những "sáng kiến" thái quátrong các sinh hoạt văn hóa của thanh niên Không ít những người lớn tuổi đãkhông chịu nổi với những mốt thời trang "xa lạ" của con em mình Ðâu đótrong chúng ta không phải không xuất hiện những tiếng nói đòi phải cấm máitóc kiểu này, bộ váy kiểu kia Thật ra đến một lúc nào đó khi các mốt thời
Trang 19trang bị phê phán kia trở nên lỗi thời thì chẳng cần một sự ngăn cấm nào nữachúng cũng sẽ tự khắc biến mất
Không thấy hết những đặc trưng về sự sôi động, trẻ trung của văn hóathanh niên, nhiều người thắc mắc vì sao thanh, thiếu niên ít say mê với vănhóa, văn nghệ dân gian, với tiểu thuyết kinh điển, với âm nhạc cổ điển Cầnphải giáo dục, định hướng để giúp thanh, thiếu niên xa lánh những thứ vănhóa độc hại, nhưng cũng không nên ngăn cản sự trẻ trung sôi động, buộc cácbạn trẻ phải cảm thụ văn hóa theo cách thức của những người lớn tuổi
Khi không hiểu đầy đủ những đặc trưng về tính cộng đồng của văn hóathanh niên, các nhà lãnh đạo, quản lý, các bậc phụ huynh đã có lúc tỏ ra ngỡngàng trước sức mạnh lạ lùng của nó Rất nhiều người đã không hiểu được vìsao chỉ một trận bóng đá mà lại có thể lôi kéo hàng vạn thanh niên ra đường,mang trên vai những lá cờ đỏ sao vàng, hô vang những khẩu hiệu, thức thâuđêm suốt sáng Cũng chỉ vì không hiểu thấu đáo về những lệch lạc có thể diễn
ra trong văn hóa thanh niên nên đôi khi chúng ta tỏ ra lúng túng trong việc xử
lý rất nhiều tình huống từ thực tế của cuộc sống, đặc biệt là đối với nhữngthanh niên bị lợi dụng để làm những điều sai trái
Cần xây dựng những định hướng cơ bản cho việc phát triển văn hóathanh niên, với những đặc trưng của nó Phải chú ý tới những đặc điểm củavăn hóa thanh niên trong việc xây dựng các chiến lược phát triển văn hóa,phát triển nguồn lực con người, tạo điều kiện để phát huy những nhân tố tíchcực trong văn hóa thanh niên, hạn chế các mặt tiêu cực; hướng các mục tiêuphát triển văn hóa thanh niên vào các mục tiêu xây dựng và phát triển trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.5 Giáo dục lối sống văn hoá thanh niên:
Trước bối cảnh toàn cầu hoá và giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay, vấn
đề giữ gìn và phát huy bản lĩnh dân tộc, bản sắc văn hoá Việt Nam càng đặt ra
Trang 20hết sức cấp thiết Thế hệ trẻ Việt Nam phải là những người đại diện xứngđáng cho đất nước, cho nhân dân, đại diện cho những nét đẹp văn hóa của dântộc mình để tham gia giao lưu hội nhập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"( thư của Bác Hồ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc
nhân dịp tết năm 1946) Câu nói đó của Bác Hồ đã khẳng định niềm tin vàothế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Trước lúc đi
xa, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên" Quán triệt tư tưởng của Người, từ khi ra
đời đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanhniên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh là đội dự bị tin cậy của Đảng Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủtrương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùnghậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Có thể nói, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc ở mọithời đại Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được sao nhãng việcvun đắp nền tảng của quá trình “trồng người” cho thế hệ trẻ Nhìn chung, đại
đa số đoàn viên thanh niên ngày nay có lập trường chính trị vững vàng, tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có chí tiến thủ, tích cực họctập, trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng, sẵn sàng tình nguyện đến nhữngnơi khó khăn, gian khổ để đem sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết của mình phục
vụ, cống hiến cho đất nước Đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểutrong học tập, lao động và sản xuất Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoàn viên thanhniên được trang bị một số vốn kiến thức kỹ thuật, chuyên môn hẹp nhất địnhnhưng lại thiếu một nhãn quan rộng, thiếu một tầm nhìn ra ngoài ngành nghề
Trang 21hẹp của mình, cho nên bị hạn chế ngay trong việc phát triển chuyên môn, vàcàng bị hạn chế khi đứng trước những vấn đề xã hội, văn hóa không thuộcphạm vi chuyên môn hẹp của mình Hầu như mỗi người chỉ biết việc củamình, chỉ lo cho mình, ít khả năng và cũng không thích thú hợp tác với bạn bèđồng nghiệp, tự ngăn cách mình, không hòa nhập vào dòng chảy văn minhcủa thời đại.
Sự thiếu hụt trình độ văn hóa phổ quát đang tác động mạnh đến đờisống tinh thần của thế hệ trẻ Đó là chất xúc tác làm cho một bộ phận đáng kểthanh thiếu niên đứng trước nguy cơ xuống cấp về đạo đức, xa rời các giá trịtruyền thống của dân tộc Nói đến tuổi trẻ là nói đến hoài bão, nói đến ước mơ
và hành động, nhưng có một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi, trong
đó có những sinh viên của chúng ta, là lực lượng chủ lực sẽ bổ sung vào độingũ trí thức, lại thiếu những năng lực cần thiết để đương đầu với những biếnđộng đầy phức tạp của xã hội hiện đại khi thiếu khả năng phê phán, yếu nănglực tư duy sáng tạo để tìm ra con đường giải quyết các vấn đề của cuộc sống
Và nói đến tuổi trẻ, không thể không nói đến thanh thiếu niên nông thôn vớicuộc sống phần lớn ở làng quê, nơi kinh tế có phần nào cải thiện, nhưng lốisống chưa mấy đổi thay, đời sống văn hóa hiện nay đang còn nghèo nàn, lạiđang hứng chịu những mặt trái của văn minh đô thị
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quantrọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiềulĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe vàsáng tạo Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ,luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình Song, do còn trẻ, thiếukinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đitrước và toàn xã hội
Trang 221.2 Vai trò của việc giáo dục lối sống văn hoá thanh niên trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, vị trívai trò của thanh niên ngày càng được khẳng định Nền kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội song cũng đan xen không ít khó khăn,thách thức đối với thế hệ trẻ, nhất là việc xác định lý tưởng, định hướng,khích lệ thanh niên không ngừng vươn lên lập thân, lập nghiệp
Thực tế trong những năm qua cho thấy, thanh niên là lực lượng laođộng trẻ luôn xung kích trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo đấtnước Họ ngày càng phát triển toàn diện cả về chất lượng và số lượng, cónhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của quê hương trên các lĩnhvực chính trị, kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh và quá trìnhhội nhập quốc tế
Thanh niên là đối tượng rất nhanh nhạy khi tiếp thu những tinh hoa,thành quả của hội nhập nhưng cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nhữngtác động tiêu cực trong quá trình hội nhập
Để thanh niên phát huy được thế mạnh, tiếp thu có chọn lọc những kiếnthức, thành quả khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội của thế giới và giữ vữngbản lĩnh trong thời kỳ hội nhập, trước hết thanh niên cần phải hiểu đầy đủ ýnghĩa, bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội, thách thức, nhữngcông việc phải làm khi hội nhập kinh tế quốc tế để sẵn sàng hội nhập có hiệuquả, đồng thời giữ vững và phát huy các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc, cólòng tự tôn, tự hào về lịch sử, truyền thống của quê hương dân tộc, tận dụng cơhội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
Mặt khác, thanh niên ngày nay không chỉ cần trang bị cho mình mộtkiến thức chuyên môn vững vàng, một phẩm chất đạo đức cao đẹp, mà cònphải trang bị cho mình một bản lĩnh chính trị và bản lĩnh khoa học
Trang 23Bản lĩnh chính trị là khả năng làm chủ bản thân trong mọi tình huống,
có cách ứng xử đúng đắn khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh; là trình độ và tiềmlực trí tuệ vững chắc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm theo đúngđường lối quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước; là sự kiên định conđường tiến lên chủ nghĩa xã hội do Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tích cực đấutranh chống lại âm mưu của kẻ thù, không dao động trước những luận điệucủa bọn phản động
Xây dựng bản lĩnh chính trị phải đi đôi với xây dựng bản lĩnh khoa họctrong thanh niên vì sự nghiệp đổi mới hiện nay cần phải có trình độ học vấn,chuyên môn sâu, kinh nghiệm và tư duy sáng tạo thực tế Bản lĩnh khoa họccòn được hiểu là sự say mê học tập, lao động sáng tạo, tinh thần vượt khónhằm hướng tới trình độ mới, tạo ra tiềm lực trí tuệ vững chắc, đủ năng lựcthích ứng và nhạy bén trước thực tiễn
Nhận thức được nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, mỗiđoàn viên thanh niên phải ra sức nỗ lực phấn đấu và rèn luyện, không ngừnghọc tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,khả năng giao lưu, hợp tác quốc tế; đồng thời phát huy truyền thống anhhùng, bất khuất của quê hương dân tộc, đề cao tinh thần xung kích, khôngngại khó khăn, gian khổ, năng động, sáng tạo, hành động thiết thực, cống hiếncho sự phát triển của quê hương đất nước
Xây dựng bản lĩnh thanh niên là việc làm rất có ý nghĩa quan trọng,đảm bảo sự phát triển bền vững, đúng định hướng của đất nước Vì vậy, cầnđược xã hội, chính quyền đoàn thể và Đoàn thanh niên quan tâm nghiên cứu,tiến hành những giải pháp cần thiết, nhằm xác lập được bản lĩnh chính trị vàbản lĩnh lĩnh hội khoa học chuẩn bị hành trang cần thiết để tuổi trẻ bước vàothế kỷ mới thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quêhương đất nước
Trang 24Thanh niên là nguồn lực quan trọng trong nguồn lực của đất nước.Trong đó tổ chức Đoàn là đội hậu bị tin cậy của Đảng Theo nghĩa này, địnhhướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của thanh niên là một trong nhữngyếu tố quan trọng đối với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thời
kỳ đổi mới Mối quan hệ này phần nào phản ánh vai trò của thanh niên đốivới sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập quốc tếhiện nay
Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiệnnay việc giáo dục dục lối sống văn hoá ngày càng có vai trò rất quan trọng,giúp thanh niên có văn hoá ứng xử tốt đối với bản thân và những người xungquanh mình
Mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách
dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơngiản Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn củanhững giá trị văn hóa truyền thống Bởi vì, "văn hóa" là những giá trị vật chất
và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểuhiện của văn minh "Ứng xử" là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợptrước những việc có quan hệ giữa mình với người khác Văn hóa ứng xử làcách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống Việcứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phảnánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc
Một trong những tiêu chí để đánh giá một xã hội văn minh, một giađình văn hóa - đó là ý thức, hành vi biểu hiện nơi công cộng Nhưng trongthực tế cuộc sống hiện nay, những hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận nhỏthanh niên vẫn diễn ra hàng ngày, cho chúng ta thấy, văn hóa ứng xử tronggiới trẻ còn nhiều bất cập Xã hội ngày càng văn minh thì văn hóa ứng xử lạicàng là vấn đề nhạy cảm của giới trẻ hiện nay Văn hóa không thể cho lên bàn
Trang 25để cân, cũng không thể đem ra đong đếm Văn hóa ứng xử không hẳn tỉ lệthuận với trình độ học vấn của con người Người có trình độ học vấn caonhưng cách ứng xử chưa chắc có văn hóa; ngược lại, nhiều người học vấnthấp nhưng cách ứng xử lại rất văn hóa và họ nhận được sự quý mến và tôntrọng của mọi người.
Hầu hết giới trẻ hiện nay đều khao khát muốn được thể hiện bản thânmình Để làm được điều đó, một số bạn trẻ cho rằng bằng mọi cách cần gây
sự chú ý của người khác đối với mình Điều mà người lớn thường cho là kệnhcỡm, khác người, thì một số thanh niên lại gọi đó là “sành điệu”, thời thượng.Những lời nói có phần cộc lốc, thiếu văn hóa lại được gọi là đẳng cấp, đúngchất Những câu chửi thề nói tục xuất hiện với tần số cao trong ngôn ngữ củamột bộ phận thanh niên Những biểu hiện này của thanh niên đang khiến chotoàn xã hội hết sức lo ngại
Khi văn hoá ứng xử của một số thanh, thiếu niên xuống cấp, lỗi chủyếu là do chính bản thân họ Trình độ nhận thức còn hạn chế, thậm chí sailệch, dẫn đến hành vi không đúng đắn, vô văn hóa của một số thanh niên hiệnnay Bên cạnh đó, cũng có tác động từ người lớn, từ cách giáo dục của giađình, nhà trường và sự ảnh hưởng của xã hội Bởi vì, khi bố mẹ, thầy cô chỉchú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa, mà không quan tâm hướng dẫn cáccon em mình phải sống như thế nào; chính vì thế, để giáo dục thế hệ trẻ cócách ứng xử văn hóa, cần có sự phối hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường, xãhội và sự tự giác rèn luyện của thanh niên
Giới trẻ ngày nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình độ, cóđầy đủ các phương tiện vui chơi giải trí hơn các thế hệ đi trước… đó là điều mà
ai cũng phải thừa nhận Tuy nhiên, với những điều kiện và cơ hội thuận lợi ấy,nhiều thanh niên đã thể hiện đẳng cấp văn hóa chưa xứng tầm với những gì bảnthân đã được thụ hưởng Hành vi kém cỏi của nhiều thanh niên trong giao tiếp,
Trang 26ứng xử, nhất là nơi công cộng hiện nay, ở góc độ nào đó thể hiện sự vô tâm, vôcảm của họ với con người, với môi trường xã hội xung quanh, thể hiện sự hụthẫng trong nhận thức về đạo đức, về tình cảm, về văn hóa
Nói về các mô hình hoạt động phù hợp, nhằm giáo dục tốt đạo đức, lốisống, trong đó có nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho thanh niên,không thể không nhắc đến tổ chức Đoàn, Hội thanh niên Có một thực tế làhiện nay khả năng thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chức nàycòn hạn chế, thiếu sáng tạo, chưa đủ hấp dẫn để thu hút thanh niên Kinh phí,
cơ sở vật chất đầu tư cho các hoạt động giáo dục của tổ chức Đoàn, Hội chưađáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là ở cơ sở Một số nơi, cấp ủy, chính quyền cònthiếu quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho công tác giáo dục của Đoàn,Hội thanh niên Trong khi mô hình giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống thìthiếu hụt và chưa đáp ứng yêu cầu mới thì có quá nhiều những tác động xấulàm biến đổi nhanh suy nghĩ, ảnh hưởng mạnh đến văn hóa, truyền thống, đạođức, lối sống Thanh niên lại là những đối tượng dễ tiếp nhận cái mới, nhưnglại thiếu khả năng chọn lọc Vì vậy, một bộ phận không nhỏ thanh niên hiệnnay xa rời với một số giá trị đạo đức truyền thống, mà biểu hiện dễ nhận thấytrước mắt là kém cỏi trong giao tiếp, ứng xử với con người trong xã hội
Thanh niên là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa của bất kỳ một địaphương hay quốc gia nào Giao tiếp, ứng xử trong thanh niên thể hiện nhậnthức và ý thức của các bạn về đạo đức, văn hóa và truyền thống, thể hiện đạođức, lối sống và văn hóa của những thế hệ tiếp theo Giao tiếp, ứng xử kémthể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại Những thế hệ làm chủ tương lai,vận mệnh đất nước có những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tácđộng thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác, đó là điều khôngcần nói chắc ai cũng có thể nhận biết Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lốisống, mà trước mắt là giáo dục cho các bạn các kỹ năng, các kiến thức và sự
Trang 27nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đứctruyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay
1.3 Những nhân tố tác động đến việc giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh Phúc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
1.3.1 Sự tác động của điều kiện trong nước và quốc tế
1.3.1.1 Sự tác động của điều kiện trong nước
Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nước ta trongnhững năm qua, nhất là quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửahội nhập quốc tế, đã tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinhthần của thế hệ trẻ Những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởngtiêu cực đến một bộ phận thanh niên, làm thay đổi các quan điểm của họ về giátrị truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng không tốt đến lối sống, nếp sống củathanh niên Việt Nam Điều đáng lo ngại là sự sa sút về phẩm chất, đạo đức ởmột bộ phận thanh niên, thể hiện ở xu thế chạy theo những giá trị vật chất đơnthuần, có tư tưởng sùng ngoại, văn hóa ngoại lai, từ đó coi thường thuần phong
mỹ tục, hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân tộc
Thanh niên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng và tương lai của đất nước Trong lịch sử cách mạng nước ta từ khi cóĐảng lãnh đạo, thanh niên đã phát huy được vai trò của mình và có đóng góp
to lớn vào các phong trào cách mạng, góp phần làm nên những thắng lợi lịch
sử của dân tộc: Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1946- 1954), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đếquốc Mỹ (1954 – 1975) và trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc
tế hiện nay
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, thanh niên Việt Nam có những đặc điểm,trình độ, học vấn, tâm lý không giống nhau nhưng đều chung lý tưởng cách
Trang 28mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, giàumạnh, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Hiện nay đấtnước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình đó đã, đang đưa lại cho đất nước
ta nói chung và cho thanh niên nói riêng những thời cơ xen lẫn những tháchthức lớn: sự canh tranh gay gắt giữa các nước trong sân chơi chung; sự dunhập của các trào lưu, các luồng văn hóa nước ngoài vào nước ta; bùng nổthông tin Internet, các mạng xã hội toàn cầu Tất cả tác động sâu sắc đến mọimặt đời sống của thanh niên, nhất là đời sống tinh thần Tình hình đó đòi hỏithanh niên phải không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập, lao động sảnxuất, rèn luyện để cùng dân tộc thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đề ra, làmtròn vai trò chủ nhân hiện tại và tương lai của đất nước
Hiện nay, thanh niên Việt Nam chiếm gần 30% dân số, chiếm hơn 70%lực lượng lao động xã hội, có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởngkinh tế và GDP Thanh niên là lực lượng sung mãn về thể lực, giàu khát vọng,hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoahọc công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo,chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại
Cùng với sự phát triển của đất nước, ý thức chính trị, ý thức lập nghiệpcủa thanh niên Việt Nam ngày càng được nâng cao Thanh niên ngày càngquan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đấtnước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới; có ý chí vươn lên tronghọc tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưađất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Các thế hệ thanh niên đã tiếp nốitruyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thứcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, giankhổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; chủ động
và tự tin hơn trong quá trình hội nhập quốc tế
Trang 29Về đời sống tinh thần và sở thích cá nhân của thanh niên Việt Nam hiệnnay Một nghiên cứu về tình hình thanh niên mới đây cho thấy: 78% thanh niênViệt Nam thích nhạc trẻ bởi sự sôi động mạnh mẽ phù hợp với tâm lý, suy nghĩ
về tình yêu, cuộc sống của tuổi trẻ Trong khi đó tỷ, lệ thanh niên quan tâm đếncác loại hình nghệ thuật truyền thống rất khác nhau 48% thanh niên được hỏikhông thích nghệ thuật tuồng, 52% không tỏ thái độ; 40% thanh niên thích dânca; ca khúc cách mạng vẫn có sức hấp dẫn tới 92,5% thanh niên được hỏi Nóichung, đời sống tinh thần và sở thích cá nhân của thanh niên Việt Nam tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế hiện nay
đa dạng, phức tạp hơn so với các giai đoạn trước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã chỉ rõ: “một bộ phận thanh niênsống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước,thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóadân tộc Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn,thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹnăng trong hội nhập quốc tế Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thựchành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hóa Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đanggia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp Tỉ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDScòn cao.” Đây là những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải quan tâm giải quyếtnhằm xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam vững mạnh toàn diện, xứng đáng
là chủ nhân hiện tại và tương lai của đất nước
Trong những thập kỷ vừa qua, vai trò to lớn của thanh niên đã đượcĐảng và nhà nước ta khẳng định: thanh niên là lớp người mà chúng ta trao gửivận mệnh đất nước, tiền đồ dân tộc cho họ Khi khoa học, kỹ thuật và công
Trang 30nghệ đã trở thành yếu tố tác động có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xãhội thì lực lượng trẻ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củađất nước Vì “thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm nănghùng hậu” Thanh niên chính là lực lượng nòng cốt trong tiến trình đổi mới vàphát triển xã hội ở nước ta Vì vậy mà sự tác động của điều kiện trong nước
có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục lối sống văn hoá thanh niên hiện nay
1.3.1.2 Sự tác động của điều kiện quốc tế
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, đất nước ta mở cửa hội nhậpquốc tế, công nghệ thông tin hiện đại là cầu nối quan trong để tiếp thu nhưngtinh hoa văn hoá của nhân loại, trong đó thanh niên việt nam hiện nay lànhưng người tiếp thu nhanh nhất, chúng ta cần có sự giám sát chọn lọc, cần
“gạn đục khơi trong” để tiếp thu nhưng nền văn hoá tiến tiến mà vẫn giữ
được nền văn hoá truyền thống của dân tộc Hiện nay có rất nhiều văn hoáđộc hại xâm nhập vào Việt Nam qua hệ thống mạng internet làm cho môitruờng văn hoá hiện nay có đặc điểm là sự pha trộn, đa dạng và không thuầnkhiết Bao gồm cả giá trị văn hoá dân tộc và thời đại; chứa đựng cả những mặttích cực và tiêu cực tác động vào con người nhất là thế hệ trẻ hiện nay
Ảnh hưởng tích cực của điều kiện quốc tế đến việc giáo dục lối sốngvăn hoá cho thanh niên Việt Nam hiện nay đó là giáo dục cho thanh niên có ýthức coi trọng học vấn, trí tuệ và tài năng, sự thành đạt, chuyên môn và nghềnghiệp, tư duy năng động và thực tế, quan điểm hiệu quả và thiết thực, tínhlinh hoạt và thích ứng nhanh, đồng thời phát triển các phong trào, các cuộcvận động văn hoá nhằm định hướng và hình thành giá trị văn hoá cho thanhniên Việt Nam: Các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới, cuộc vậnđộng kế hoạch hoá dân số gia đình và các phong trào môi trường sức khoẻ,phong trào chống nghiện hút, phong trào làm điều từ thiện và nhân đạo;phong trào uống ước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa.v.v…Nhằm tạo lên một lối
Trang 31sống văn hoá lành mạnh và phát triển cho thanh niên Việt Nam trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Còn ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện quốc tế sẽ được thể hiện thôngqua các sản phẩm văn hoá độc hại du nhập vào nước ta gây ảnh hưởngnghiêm trong đến việc giáo dục lối sông cho thanh niên hiện nay Nhiều thanhniên ham chơi đua đòi, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, ăn mặc hở hang, và yêuđương theo lối quần hôn, chìm ngập trong thuốc lắc, sàn nhảy vũ trường….họ
đã quyên mất nhiệm vụ và vai trò quan trọng của thanh niên hiện nay là cầnphấn đấu học tập để tiếp thu nhanh trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trênthế giới để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước
Bên cạnh đó âm mưu của các thế lực thù địch trong “Diễn biến hoàbình” đang lôi kéo người dân Việt Nam đi theo họ nhằm chống phá cáchmạng Việt Nam và lật đổ chính quyền, đối tượng để họ dễ lôi kéo là nhữngngười dân tộc thiểu số ít hiểu biết và thanh niên “trẻ người non dạ”, nếu nhưchúng ta không kịp thời ngăn chặn những hành động xấu của các thế lực thùđịch ấy thì dễ bị họ lợi dụng lật đổ chính trị ở nước ta.Vì vậy chúng ta cầnphải có biện pháp thích hợp với điều kiện hiện nay để quản lý chặt chẽ sự dunhập và ảnh hưởng của nền văn hóa độc hại trên thế giới và sự phát triển củanền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật hiện đại ảnh hưởng đến lối sống vănhoá thanh niên Việt Nam hiện nay
1.3.2 Sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh có đủ 3 vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miềnnúi, nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ ở Bắc Bộ, có toạ độ địa lý 210 08’-
21019’ độ vĩ Bắc và 105009’-105047’độ kinh Đông, là miền chuyển tiếp, cầunối giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc và thủ đô Hà Nội với các tỉnh đồng bằngBắc bộ Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây giáp Phú Thọ; Phía Nam
Trang 32giáp Hà Nội; Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang Toàn tỉnh có 9đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Vĩnh Yên là tỉnh lỵ; thị xã PhúcYên và các huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc,Tam Đảo, Bình Xuyên; có 137 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích 123.326ha; dân số 1.024 488 người
Ở của ngõ thủ đô Hà Nội (Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hộicủa cả nước), nên nhân dân Vĩnh Phúc rất nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, sớmđược tiếp thu ảnh hưởng của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng củathủ đô và của các tỉnh lân cận Cũng do vị trí ấy, thời kỳ vận động cách mạngtháng Tám, Trung ương Đảng chọn vùng Phúc Yên làm an toàn khu (ATK)chính thức của Ban Thường vụ Trung ương; Xứ uỷ chọn Vĩnh Yên làm khuATK dự bị của Xứ uỷ
Về kinh tế, Vĩnh Phúc có bước phát triển rõ rệt, Đại hội Đảng bộ Tỉnhlần thứ XV đánh giá: kinh tế của Tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định; quy mô nền kinh tế không ngừng được nâng lên Tốc độ tăngtrưởng kinh tế bình quân đạt 15,8%/năm, tổng sản phẩm GDP bình quân đầungười năm 2010 đạt 29,5 triệu đồng, tương đương 1.627 USD, kinh ngạchxuất khẩu năm 2010 đạt 500 tiệu USD, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăngbình quân 26,4%, trongđó thu nội địa chiếm tỷ trọng trên 80% Huy động vốnđầu tư phát triển tăng nhanh, tổng huy động vốn 5 năm (2005-2010) đạt46.145 tỷ đồng
Công tác quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới đượcquan tâm chỉ đạo và triển khai tích cực Công tác chỉnh trang đô thị được chútrọng, nhiều khu đô thị mới thị trấn được thành lập Hệ thống đường giaothông điện chiếu sáng, cấp thoát nước, công viên, vườn hoa, cây xanh trong
đô thị đang được quan tâm đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp Công tác quản lý,xây dựng nếp sống văn minh đô thị được chú trọng và có những chuyển biến
Trang 33bước đầu Hạ tầng kỹ thuật ở nhiều khu vự nông thôn đang được xây dựngtheo hướng hiện đại, nhất là hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng,trường học, trạm xá, trụ sở làm việc, các tiết chế văn hoá, thể thao, diện mạokhu vực nông thôn đang từng bước thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ tiếptục phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng Chất lượng giáo dục vàđào tạo được nâng lên rõ rệt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” tiếp tục phát triển sâu, rộng, góp phần quan trọng trong việc xây dựngmôi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, xây dựng lối sống văn hóa cho thế hệtrẻ Quốc phòng được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị ổn định, trật tự antoàn xã hội đảm bảo Công tác xây dựng Đảng được coi trọng và có nhiềuchuyển biến tích cực Bộ máy chính quyền các cấp thường xuyên được củng
cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành Hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, góp phần tích cực thựchiện thắng lợi nhiệm vụ chung của tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống cho đoàn viên, thanh thiếu niên Các phong trao thi đua, tình nguyện củatuổi trẻ tiếp tục được triển khai sâu rộng, đóng góp thiết thực vào thực hiện cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
Hiện nay, thanh niên Vĩnh Phúc ở độ tuổi từ 16 - 30 chiếm trên 30%dân số, trên 40% lực lượng lao động xã hội; hằng năm đều được bổ sung, tăngnhanh về số lượng và có sự tham gia trong mọi giai tầng xã hội, mọi thànhphần kinh tế Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quantâm đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên, quan tâm xây dựng thế hệthanh niên trong thời kỳ mới Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghịlần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X và Chương trình hành động số45-CTr/TU, ngày 29/9/2008 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết Hội
Trang 34nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá -hiện đại hoá”, công tác thanh niên trong tỉnh đã đạt được những kết quả quantrọng, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cựcgiữ vai trò chủ đạo Những kết quả đó là:
Một là, chúng ta đã hình thành được một thế hệ thanh niên có đạo đức,
nhân cách, tư duy năng động và hành động sáng tạo Trong những năm qua,thanh niên Vĩnh Phúc đã tích cực tham gia có hiệu quả vào một số chươngtrình lớn như: Chương trình hỗ trợ giúp đỡ 1000 hộ nghèo; chương trình mái
ấm nghĩa tình; vốn vay thanh niên; đào tạo nghề và giải quyết việc làm chothanh niên; phổ cập tin học - nối mạng tri thức cho thanh niên…
Hai là, thanh niên Vĩnh Phúc đã tiếp nối truyền thống yêu nước của
dân tộc, truyền thống của nhân dân Vĩnh Phúc anh hùng, không ngại khókhăn gian khổ, xung kích, tình nguyện vì cộng đồng Điểm nổi bật trongphong trào thanh niên là sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào “Thanhniên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “5 xungkích - 4 đồng hành”, “Hai thi đua - Hai tình nguyện”…, tạo môi trường giáodục thanh niên và cổ vũ thanh niên tham gia giải quyết những khó khăn, bứcxúc của cộng đồng
Ba là, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp,
có khát vọng vươn lên vượt qua đói nghèo, lạc hậu, làm giàu chính đáng,mong muốn được tin tưởng, được cống hiến Nhìn chung, thanh niên VĩnhPhúc có tinh thần hiếu học, tích cực, chủ động trang bị kiến thức, ngành nghề.Cùng với việc mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo, được xã hội vàgia đình quan tâm, tạo điều kiện nên số lượng thanh niên đi học tăng nhanh,trình độ học vấn được nâng lên cao hơn trước, số thanh niên được đào tạonghề, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng rõ rệt, từgần 16% năm 2000 đến nay đạt trên 30%
Trang 35Bốn là, đại đa số thanh niên luôn tin tưởng vào công cuộc đổi mới và
sự phát triển đi lên của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội Sự ủng hộ và lòng tin này không chỉ dừng lại ởnhận thức mà còn thể hiện trong hành động qua sự hưởng ứng, tham gia đôngđảo, tích cực vào các phong trào lớn và các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh, địa phương Đa số thanh niên có nguyện vọng phấn đấu trởthành đảng viên, và thực tế số đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng tăng hàngnăm Nếu như năm 2005 chỉ có 549 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng thìđến năm 2010 con số đó đã tăng lên là 1354 đồng chí (chiếm tỷ lệ 61,79% sovới tổng số đảng viên mới được kết nạp của toàn Đảng bộ)
Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thanh niên Vĩnh Phúc còn bộc lộmột số những hạn chế sau:
Thứ nhất, một bộ phận thanh niên sống thiếu hoài bão, thiếu ý chí phấn
đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội, sống thực dụng, lười lao động,ngại khó, ngại khổ, không chịu tu dưỡng đạo đức Có một thực tế là, vẫn cònmột bộ phận thanh niên “đứng ngoài cuộc” trong các hoạt động chính trị - xãhội của đất nước, của tỉnh và của Đoàn, ít quan tâm đến tình hình đất nước,địa phương
Thứ hai, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia
tăng và diễn biến ngày càng phức tạp Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còncao Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng,thậm chí đến mức báo động Hiện nay, số người có HIV ở độ tuổi dưới 30chiếm hơn 70% trong tổng số người nhiễm HIV toàn tỉnh
Thứ ba, học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông
thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; tính độc lập, chủ động, sáng tạo,năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chất lượng nguồn
Trang 36nhân lực trẻ chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá Nhiều thanh niên sau khi ra trường bị “hẫng” do trình độ ngoạingữ, tin học thấp, khả năng thực hành đáp ứng yêu cầu công việc kém, thụđộng với công việc do đó số lượng thanh niên thất nghiệp sau khi ra trườngcòn cao Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng trên 2 vạn lao động thiếu việc làm vàchưa có việc làm, trong đó nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 39,23%, nhóm tuổi từ
25 - 34 chiếm 29,68%, số lao động đã qua đào tạo nghề chưa có việc làm ởnhóm tuổi từ 15 - 34 chiếm 28,04%
Công tác thanh niên cũng còn nhiều hạn chế do: một số cấp uỷ đảngchưa quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo công tác thanh niên; việc quyhoạch, đầu tư xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trílành mạnh cho thanh niên; chưa được đầu tư nhiều địa phương, đơn vị chưalàm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên thuộclĩnh vực được phân công; một số nội dung, phong trào của Đoàn chưa tácđộng rộng rãi đến các đối tượng thanh niên; công tác tập hợp thanh niên ở địabàn dân cư, trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài khó khăn, hạn chế…
Có thể khẳng định rằng, sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, tình hìnhthanh niên Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả nhữngyếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo Nhìnnhận khách quan, khoa học những thành tựu đã đạt được cũng như những yếukém còn tồn tại là cơ sở khoa học cho việc đề ra các nhiệm vụ và giải phápnhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên,
để thanh niên thực sự là lực lượng xung kích cách mạng, một trong nhữngnhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc Trong mọi thời
kỳ, thanh niên Vĩnh Phúc nói riêng, thanh niên cả nước nói chung luôn cóvinh dự và bổn phận trước Đảng, trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng nỗ
Trang 37lực học tập, rèn luyện và phấn đấu, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển củađất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc.
Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh
đã tác động trực tiếp đến công tác giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niênVĩnh Phúc Phát triển kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh đã chứngminh cho đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cán bộ Đảng viên vàthanh niên trong toàn tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội với mụ tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ ,công bằng, văn minh Mặt khác tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đang có
sự biến đổi từng ngày, từng giờ, bộ mặt nông thôn mới đang tiếp tục đượcthay đổi thành các khu đô thị mới và khu công nghiệp…điều đó có ảnh hưởngphức tạp đến tâm lý con người nói chung và thanh niên Vĩnh Phúc nói riêng
Vì vậy Đảng và chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúccần phải có một biện pháp tích cực để định hướng và giáo dục thanh niên cómột lối sống văn hoá lành mạnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đạihoá và hội nhập quốc tế hiện nay
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO THANH NIÊN VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN
ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Những thành tựu trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc
Xây dựng thế hệ thanh niên có trình độ, lý tưởng cách mạng, lối sốngvăn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnhđạo của Đảng, trong đó Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và HộiLiên hiệp Thanh niên đóng vai trò nòng cốt Trong những năm qua, các cấp
bộ Đoàn, Hội từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung giáo dục lối sống văn hóa chocác thế hệ thanh niên tỉnh nhà với những phẩm chất giàu lòng yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội; có tinh thần trách nhiệm cộng đồng; yêu lao động, khôngngừng học tập nâng cao trình độ, tích cưc học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ chí Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hộicủa thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn là đội dự bị tin cậy của ĐảngCộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hộichủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp,chính đáng của tuổi trẻ; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanhniên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niênViệt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoạt động trong khuônkhổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 39Từ khi ra đời đến nay, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liênhiệp Thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò của mình, tăng cường tập hợpđông đảo đoàn viên, thanh niên phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dântộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên tham gia xâydựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước, không ngừng phấn đấucho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh côngnghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, Đoàn, Hội tiếp tục pháthuy vai trò của mình, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cườngtập hợp, tuyên tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống cho đoànviên, thanh niên.
Với lợi thế về địa lý kinh tế, chính trị, truyền thống văn hiến, hiện nayVĩnh Phúc đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhậpquốc tế nhằm sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theohướng hiện đại vào năm 2015, trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những nămhai mươi của thế kỷ XXI Trong quá trình đó, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đếncông tác thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, thanh niên, thế hệtrẻ phát triển toàn diện nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng thế hệ trẻ Vĩnh Phúc có sứckhỏe, trình độ, văn hóa, lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa… xứng đáng làchủ nhân của thành phố Vĩnh Phúc hiện đại, văn minh trong tương lai
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của hệ thống chính trị,Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh nhiên ViệtNam các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạtđộng; tăng cường công tác tập hợp đoàn viên, hội viên; đẩy mạnh công táctuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạnh, lối sống văn hóa cho thanh niênbằng nhiều hình thức: tổ chức các phong trào thi đua, các diễn đàn, các hoạt
Trang 40động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, tọa đàm… Những hoạtđộng đó được tổ chức thường xuyên, liên tục và đạt được những kết quả thiếtthực trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, trong những nămqua, Đoàn các cấp đã xác định công tác giáo dục là nhiệm vụ cơ bản, giữ mộtvai trò quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, là biệnpháp giáo dục lý tưởng, lối sống cho thanh niên Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn đãxây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường côngtác giáo dục của Đoàn giai đoạn 2006 – 2010”, trong đó tập trung vào các nộidung: tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,các bài lý luận chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cho cán
bộ đoàn viên thanh niên, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú
* Về giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức cách mạng, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên.
Yêu nước là giá trị truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc ViệtNam được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước vàgiữ nước Đây là một trong những giá trị cốt lõi của lối sống và nhân cách củacon người Việt Nam từ ngàn đời nay Ngày nay, chúng ta tiến hành xây dựng
xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hộitrở thành giá trị đạo đức mới, chuẩn mực của lối sống mới – lối sống có vănhóa Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tinh thần yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội trong xây dựng lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, trongnhững năm qua các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã rất quan tâm đến việc này
Để giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, các cấp bộ Đoàn
từ tỉnh đến cơ sở đã đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng