Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp
Trang 1Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Nông nghiệp I
Trang 2Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Nông nghiệp I
Trang 3Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a hề đ−ợc
sử dụng để bảo vệ một học vị nào
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Tôn Tích Lan Giao
Trang 4Lời cảm ơn
Xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Đức Minh, các Thầy, Cô giáo trong Khoa Đất và Môi trường, Khoa Sau đại học của trường đại học Nông nghiệp 1, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Sơn La; các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư ); Cán bộ và nhân dân các huyện của tỉnh Sơn La, Lãnh đạo các cơ quan và đồng nghiệp đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này
Tác giả luận văn
Tôn Tích Lan Giao
Trang 5Mục lục
đất trồng lúa nước nói riêng ở Việt Nam
2.1.4 Các khả năng chuyển mục đích sử dụng của đất trồng lúa trong
nội bộ nhóm đất nông nghiệp
30
2.2.1 Khái niệm về an ninh lương thực quốc gia 322.2.2 Đủ lương thực để cung cấp 332.2.3 Sự ổn định cung cấp lương thực 38
Trang 62.2.4 Đảm bảo tiếp cận lương thực 41
3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 45
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La 47
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 534.2 Thực trạng sử dụng đất trồng lúa nước của tỉnh Sơn La 614.2.1 Phân tích tình hình sản xuất lương thực giai đoạn 1995 - 2003 614.2.2 Tổng hợp tiêu dùng lương thực tỉnh Sơn La thời kỳ 1995 - 2003 644.3 Định hướng sử dụng đất trồng lúa nước đến 2010 tỉnh Sơn La 664.3.1 Khái quát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến 2010 664.3.2 Khái quát quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp của tỉnh đến năm 2010
67
4.3.3 Xử lý, phân tích và lựa chọn dự báo dân số đến 2010 của tỉnh 704.3.4 Tính toán dự báo nhu cầu lương thực của tỉnh đến năm 2010 714.3.5 Tính toán, dự báo diện tích đất trồng lúa nước đến 2010 714.3.6 Khả năng tăng sản lượng lúa 724.3.7 Khả năng sản xuất lúa đến 2010 của tỉnh 744.3.8 Xác định diện tích đất trồng lúa nước cần được bảo vệ nhằm
đả bả i h l h
74
Trang 8Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
Trang 91 Mở đầu
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Nhiệm vụ an ninh lương thực của các tỉnh miền núi nước ta luôn là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên khi bàn về phương hướng phát triển của vùng này Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước, vấn đề an ninh lương thực ở đây lại được đặt ra một cách cấp bách và cụ thể hơn trong các kế hoạch phát triển
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc với diện tích đất tự nhiên (DTĐTN) 1.405.500 ha, trong đó đất trồng lúa có 15.429 ha [38]; dân số 958.078 người [26] với 12 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời [40]
Khi bước vào quá trình đổi mới, so với nhiều địa phương khác trên cả nước, Sơn La là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, là địa bàn còn rất nhiều khó khăn trong đó có vấn đề an ninh lương thực Trong nhiều năm Sơn La phải nhập lương thực từ vùng khác để cân đối nhu cầu trong tỉnh Việc phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu, cụm công nghiệp đã và sẽ lấn vào đất nông nghiệp, nên không thể tránh khỏi việc phải chuyển một số diện tích đất trồng lúa sang các mục đích khác Hơn nữa, khi công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành (dự kiến năm 2013) với phương án cốt nước ngập 215m sẽ gây ngập đối với 17 xã thuộc 3 huyện (Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La) của tỉnh với quy mô đất đai khác nhau, trong đó diện tích đất trồng lúa nước sẽ bị ngập là không nhỏ Từ đó, đặt ra cho Sơn La những nhiệm vụ nặng nề hơn trong quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất trồng lúa nước nói riêng để vừa đảm bảo được an ninh lương thực của tỉnh, vừa đẩy nhanh được quá trình CNH, HĐH của địa phương Nhiệm vụ này là phù hợp với tinh thần đổi mới chính sách pháp luật đất đai: "Quản lý chặt chẽ, bảo vệ
đất canh tác nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa theo quy hoạch để bảo đảm
Trang 10an ninh lương thực quốc gia" mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã khẳng định [20]
Sơn La là tỉnh trung tâm của vùng Tây Bắc, mang nhiều đặc điểm điển hình của vùng, nên những vấn đề của Sơn La trong một mức độ nhất định, là những vấn đề của vùng Tây Bắc Ngoài ra Sơn La có vị trí đặc biệt quan trọng
đối với công trình thuỷ điện lớn nhất nước trong tương lai
Mức độ tự giải quyết an ninh lương thực của Sơn La không chỉ là vấn đề riêng của tỉnh Sơn La mà còn là vấn đề chung của cả nước, vì thực hiện tốt sẽ giảm được gánh nặng cân đối lương thực của các địa phương khác, đồng thời các công trình lớn của đất nước triển khai trên địa bàn tỉnh sẽ thuận lợi hơn, góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị - xã hội của một vùng đất quan trọng
Lúa gạo chiếm một tỷ trọng lớn trong khẩu phần lương thực của người dân tỉnh Sơn La nên đất trồng lúa có tác động rất quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất với nhiệm vụ giải quyết tại chỗ nhu cầu về lương thực cho địa phương
Với ý nghĩa đó đề tài "Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng
đất trồng lúa nước với nhiệm vụ an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Sơn La" được hình thành
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng và các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Sơn La
Đề xuất diện tích đất trồng lúa nước tối thiểu phải bảo vệ để góp phần
đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh
Trang 11Bổ sung cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất trồng lúa nước trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần đảm bảo an ninh lương thực
1.2.2 Yêu cầu
Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác và thống nhất
Đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất trồng lúa nước của tỉnh
Đề xuất được hướng giải quyết một số vấn đề bức xúc trong việc sử dụng
đất trồng lúa nước hiện nay để đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và chính sách pháp luật của Nhà nước
Trang 122 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nền nông nghiệp nước ta trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung được thể hiện trên những nhiệm vụ sau đây:
- Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm đầy đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng cho nhân dân, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, trong điều kiện nước ta có số dân lên tới 86,5 triệu người vào năm 2010 [25] và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, nhất là trong điều kiện kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, cũng như sự tác
động tích cực của thành thị đến đời sống nông thôn trong một vài thập niên tới chưa nhiều và chưa phổ biến
- Là nguồn thu ngoại tệ quan trọng thông qua xuất khẩu nông, lâm, hải sản và nông, lâm, hải sản chế biến, góp phần tăng thêm nguồn tích luỹ trong nước
- Nông thôn là thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp, ngược lại
nó cũng cung cấp cho các ngành công nghiệp và dịch vụ một địa bàn rộng lớn để phát triển
- Bảo vệ sự cân bằng về môi trường sinh thái trong điều kiện nước ta
được xem là một nước nghèo và còn tồn tại nhiều vấn đề về môi sinh
Trang 13Có đủ lương thực để đáp ứng cho các nhu cầu là vấn đề liên quan chặt chẽ
đến quỹ đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là quỹ đất dành cho trồng cây lương thực Đối với nước ta nguồn lương thực chính là gạo chiếm tỷ trọng 85,5% diện tích gieo trồng và 90,5% sản lượng cây lương thực [11], tình trạng sản xuất và giá cả lúa gạo ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của hàng chục triệu nông dân cũng như những người tiêu dùng lúa gạo ở các đô thị và tới sự ổn định chính trị xã hội trong nước; các cây màu như ngô, khoai lang, sắn, khoai tây chỉ có tác dụng hỗ trợ, chủ yếu là để phát triển chăn nuôi Vì vậy có thể thấy để đạt được
an ninh lương thực quan trọng nhất vẫn là sản lượng thóc - liên quan đến diện tích đất trồng lúa nói chung mà ở Việt Nam quan trọng nhất là diện tích đất trồng lúa nước
2.1.1 Khái quát về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói chung và
đất trồng lúa nước nói riêng ở Việt Nam
Đất đai là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam Hiện nay nước ta vẫn đang thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển [26], việc khai thác tài nguyên đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quyết định không những trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước mà còn góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên thế giới
2.1.1.1 Thực trạng và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam
Thực trạng diện tích đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng
đất đai có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế
Thời kỳ 10 năm (1981 - 1990) diện tích đất nông nghiệp ở mức xấp xỉ 7 triệu ha, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người giảm từ 1.290 m2 (1980) xuống 1.056 m2 (1990) Sau năm 1990 bắt đầu tăng và phục hồi dần trong thời
kỳ 1991 - 2003, năm 2003 đạt 9.510.529 ha, đưa bình quân đất nông nghiệp
Trang 14trên đầu người lên mức 1.177m2; Như vậy tăng được 2,5 triệu ha đất nông nghiệp là rất đáng kể [19] Diện tích đất nông nghiệp năm 2003 gồm có [19]:
- Đất trồng cây hàng năm: 6,0 triệu ha;
Trong đó: đất trồng lúa: 4,0 triệu ha;
- Đất vườn tạp: 0,6 triệu ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 2,3 triệu ha;
- Đất cỏ và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 0,6 triệu ha
Đồng bằng
sông Cửu Long
Hồng 13%
Tây Bắc 3%
Duyên hải Bắc Trung bộ 9%
Đông Nam bộ
6%
Tây Nguyên 5%
Duyên hải Nam Trung bộ 7%
Đông Bắc 11%
Biểu đồ 1: Cơ cấu đất trồng lúa nước của các vùng năm 2003
Dự kiến đến năm 2005, chuyển khoảng 400.000 - 500.000 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, bông, đậu tương, ngô [19]
Đất nông nghiệp đến năm 2005 dự kiến là 9.037.800 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 5.955.100 ha, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 11,3 triệu ha [19]
Dự kiến diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính năm 2005:
Trang 15Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên, đến năm 2005 sẽ khai hoang
đ−a vào sử dụng 464.300 ha
Đến năm 2005, đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng 220.300 ha, trong đó chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp 186.900 ha, chuyển sang đất lâm nghiệp 33.400 ha
Diện tích đất khai hoang đ−a vào sử dụng trong nông nghiệp cụ thể nh− sau: Tổng diện tích đất khai hoang đến năm 2005: 464.300 ha
Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm: 150.300 ha
+ Ruộng lúa, lúa màu: 62.800 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 191.500 ha
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 63.300 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 59.200 ha
Trang 16Chia theo các vùng:
Trung du miền núi Bắc bộ: 146.000 ha
Đồng bằng sông Hồng: 21.400 ha Bắc Trung Bộ: 67.100 ha Duyên hải Nam trung Bộ: 62.300 ha
Đông Nam bộ: 20.400 ha
Đồng bằng sông Cửu Long: 37.900 ha Khai hoang từ đất ch−a sử dụng: 413.800 ha Chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang: 50.500 ha
Trang 17Bảng 1: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cả nước 5 năm 2001 - 2005
[19]
Đơn vị tính: 1000 ha; %
Năm 2000 Năm 2005
Tăng (+), giảm (-) trong kỳ kế hoạch
Cơ
cấu
Diện tích
Cơ cấu
1 Đất trồng cây hàng năm 6.167,1 70,13 5.955,1 65,89 -212,0 -4,24
trong đó: ruộng lúa 4.267,8 4.039,4 -228,4
2 Đất trồng cây lâu năm 2.258,8 25,69 2.531,8 28,01 +273,0 +2,32
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367,9 4,18 550,9 6,10 +183,0 +1,92
Định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 là xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững về môi trường sinh thái; thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến; từng bước CNH, HĐH nông nghiệp, tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu ngày càng lớn, nâng cao đời sống người nông dân, xây dựng nông thôn mới hiện đại văn minh hài hoà với mạng lưới đô thị, làm nền tảng bền vững cho CNH, HĐH đất nước [30]
Diện tích đất nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 như sau [19]:
- Đất nông nghiệp tổng số: 9.363.100 ha
- Đất trồng cây hàng năm: 6.147.500 ha
Trong đó: đất trồng lúa nước: 3.861.400 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 2.656.900 ha
Trang 18- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 558.700 ha
(Ngoài ra còn có 539.700 ha đất nông, lâm kết hợp)
So với năm 2003 đất nông nghiệp sẽ giảm xấp xỉ 100.000 ha Trong thời kỳ 2003 - 2010 diện tích khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp là 1.015.800 ha và cũng trong thời kỳ này đất nông nghiệp chuyển sang mục
đích sử dụng khác là 446.500 ha
Trên cơ sở thế mạnh của từng vùng và khả năng thị trường nông, lâm, thuỷ sản, có thể nêu định hướng lớn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trong việc sản xuất lúa gạo của các vùng sinh thái nông nghiệp nước ta trong 10 năm tới liên quan đến diện tích đất nông nghiệp như sau [19]:
+ Đất ở: 1.250 ha (đất ở đô thị 166 ha; đất ở nông thôn 1.084 ha)
+ Đất chuyên dùng: 3.621 ha (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
36 ha; đất quốc phòng, an ninh 20 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 518 ha; đất sử dụng vào mục đích công cộng 2.654 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 16 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 377 ha)
Trong thời kỳ quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp tăng 115.419 ha, lấy
từ các loại đất:
+ Đất lâm nghiệp có rừng: 4.680 ha (rừng sản xuất 3.580 ha; rừng phòng hộ 1.100 ha)
+ Đất chuyên dùng: 744 ha (lấy từ đất có mặt nước chuyên dùng)
+ Nhóm đất chưa sử dụng: 109.995 ha (đất bằng chưa sử dụng 3.539 ha,
Trang 19đất đồi núi chưa sử dụng 105.645 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng 811 ha)
Đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng có 495.695 ha, bằng 19,60% diện tích nhóm đất nông nghiệp, tăng 58.041 ha (13,26%) so với năm
+ Đất chuyên dùng: 2.791 ha (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
24 ha; đất quốc phòng, an ninh 20 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 444 ha; đất sử dụng vào mục đích công cộng 1.917 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 16 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 370 ha)
+ Đất ở: 744 ha (đất ở đô thị 89 ha; đất ở nông thôn 655 ha)
+ Đất trồng cây lâu năm 29.749 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản 100 ha
Trang 20+ Đất nông nghiệp khác 230 ha
Đồng thời do đầu tư khai thác, diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 68.518 ha, trong đó từ đất rừng sản xuất 1.000 ha, đất bằng chưa sử dụng 3.539 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 63.972 ha và đất có mặt nước chưa sử dụng
7 ha
Đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm có 357.115 ha, bằng 72,04% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giảm 17.465 ha (4,66%) so với năm 2003, gồm có:
Đất trồng lúa
Trong thời kỳ quy hoạch chuyển 4.093 ha đất trồng lúa sang: đất chuyên dùng 1.269 ha, đất ở đô thị 56 ha, đất ở nông thôn 313 ha, đất rừng sản xuất 1.855 ha, đất trồng cây hàng năm khác 500 ha và đất nuôi trồng thủy sản
100 ha
Diện tích đất trồng lúa trong thời kỳ quy hoạch tăng thêm 13.769 ha lấy từ
đất trồng cây hàng năm khác 900 ha, đất rừng sản xuất 150 ha, đất bằng chưa sử dụng 2.192 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 10.520 ha và đất có mặt nước chưa sử dụng 7 ha
Đến năm 2010 đất trồng lúa có 153.893 ha, tăng 9.676 ha (6,71%) so với năm 2003 Đất trồng lúa phân bố ở Hòa Bình 33.874 ha, Lai Châu 39.693
ha, Điện Biên 54.750 ha, Sơn La 25.576 ha
Cùng với mở rộng diện tích, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu, kết hợp các biện pháp kỹ thuật cho phép thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác 2 vụ ổn định của vùng Đến năm 2010 diện tích, cơ cấu đất trồng lúa như sau:
+ Đất lúa nước: 82.724 ha, chiếm 53,75% diện tích đất trồng lúa
+ Đất lúa nương: 71.169 ha, chiếm 46,25% diện tích đất trồng lúa
Trang 21Đất cỏ dùng vào chăn nuôi:
Phát triển thêm 22.171 ha, lấy vào đất bằng ch−a sử dụng 205 ha, đất
đồi núi ch−a sử dụng 21.966 ha
Năm 2010, đất cỏ dùng vào chăn nuôi có 30.232 ha, chiếm 8,47% diện tích
đất trồng cây hàng năm, trong đó tập trung diện tích lớn ở tỉnh Lai Châu với 18.688 ha
Đất trồng cây hàng năm khác
Trong kỳ quy hoạch đất trồng cây hàng năm khác tăng thêm 33.978 ha,
đ−ợc lấy từ các loại đất sau: đất trồng lúa 500 ha, đất rừng sản xuất 850 ha,
đất bằng ch−a sử dụng 1.142 ha, đất đồi núi ch−a sử dụng 31.486 ha
Đồng thời đất trồng cây hàng năm khác giảm 83.290 ha, chuyển sang
đất chuyên dùng 1.522 ha, đất ở 375 ha, đất trồng lúa 900 ha, đất trồng cây lâu năm 29.749 ha, đất nông nghiệp khác 230 ha
Đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm khác có 172.990 ha, chiếm 48,44% diện tích đất trồng cây hàng năm, giảm 49.312 ha (22,18%) so với năm 2003 Trong đó đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm 43.982 ha,
đất chuyên rau 1.775 ha và đất trồng cây hàng năm còn lại 127.233 ha
Đất trồng cây lâu năm
Khai thác lợi thế của vùng trong thời kỳ quy hoạch phát triển thêm 89.340
ha cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (nhãn, vải, xoài, chè, cà phê, quế…), lấy vào:
+ Đất lâm nghiệp có rừng 3.680 ha (đất rừng sản xuất 2.580 ha, đất rừng phòng hộ 1.100 ha)
+ Đất đồi núi ch−a sử dụng 39.797 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác 29.749 ha và đất nông nghiệp khác 16.114
ha
Trong kỳ quy hoạch đất trồng cây lâu năm giảm 438 ha, chuyển sang
Trang 22đất chuyên dùng 392 ha, đất ở 46 ha
Đến năm 2010 đất trồng cây lâu năm có 120.627 ha, chiếm 24,33% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng 88.902 ha (280,23%) so với năm
2003 Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm 41.989 ha (34,81%), đất trồng cây ăn quả 74.976 ha (62,16%), đất trồng cây lâu năm khác 3.662 ha (3,03%)
Đất nuôi trồng thủy sản
Năm 2003 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 3.548 ha, trong thời kỳ quy hoạch tăng thêm 1.687 ha, được lấy vào các loại đất:
+ Đất trồng lúa 100 ha;
+ Đất có mặt nước chuyên dùng 744 ha;
+ Đất có mặt nước chưa sử dụng 804 ha;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng 39 ha
Năm 2010 đất nuôi trồng thủy sản có 5.235 ha, chiếm 1,06% diện tích
đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất chuyên nuôi cá
376 ha), đất ở 460 ha (đất ở đô thị 74 ha, đất ở nông thôn 386 ha)
Đến năm 2010 đất nông nghiệp khác của vùng là 12.718 ha, giảm 15.083 ha so với năm 2003
Trang 23Bảng 3: So sánh diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau quy hoạch
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
- Đất trồng cây hàng năm 374.580 85,59 357.115 72,04 -17.465 -4,66 + Đất trồng lúa 144.217 38,5 153.893 43,09 +9.676 +6,71 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8.061 2,15 30.232 8,47 +22.171 +275,04 + Đất trồng cây HN khác 222.302 59,35 172.990 48,44 -49.312 -22,18
- Đất trồng cây lâu năm 31.725 7,25 120.627 24,33 +88.902 +280,23
- Đất nuôi trồng thủy sản 3.548 0,81 5.235 1,06 +1.687 +47,55
Trang 24- Vùng Đông Bắc
Điểm đáng chú ý của vùng này là:
+ Diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 58,5% DTĐTN của vùng và 19,4% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước
+ Diện tích nhóm đất nông nghiệp nói chung tuy có tăng (1.501.329 ha) nhưng có một số địa phương lại bị giảm nhiều (Bắc Ninh: 3.826 ha, Vĩnh Phúc: 2.811 ha, Quảng Ninh: 4.433 ha)
+ Tuy đất sản xuất nông nghiệp cũng có tăng (246.220 ha) nhưng đất trồng lúa lại bị giảm (15.775 ha), sự hao hụt này được bù đắp bằng các cây trồng hàng năm khác nằm trong số 1.501.329 ha của nhóm đất nông nghiệp được tăng lên Điều này là trùng với xu thế chung của cả nước về mặt giảm diện tích đất trồng lúa
+ Đất ở và đất chuyên dùng tăng đáng kể, trong đó lấn vào đất trồng lúa
đến 21.857 ha; để bù lại, đã đưa thêm 1.831.167 ha đất vào sử dụng, thể hiện
sự phát huy thế mạnh về đất đai của vùng này
+ Đến năm 2010 cơ cấu sử dụng đất trong vùng có sự chuyển biến mạnh mẽ của nhóm đất nông nghiệp (từ 58,5% tăng lên 80,8% so với diện tích
tự nhiên) nhưng tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp tăng không nhiều (từ 15,2% tăng lên 18,8%) vì chủ yếu là do tăng đất lâm nghiệp , còn đất trồng lúa thì lại giảm (từ 6,8% giảm xuống 6,5%), có thể xem đây là tỷ trọng đã được định hình về số lượng, là cơ sở để tính toán khai thác tiềm năng thâm canh của đất
đai, nhất là đối với đất trồng lúa
(Chi tiết xem phụ lục 1)
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng trọng điểm nông nghiệp và nhất là vùng trồng lúa có năng suất cao của cả nước, lại cũng là vùng chứa đựng khu vực động lực phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc và
Trang 25có tác dụng đầu tầu của cả nền kinh tế Cơ cấu sử dụng đất về cơ bản đã được
ổn định nên biến động trong thời kỳ 2003 - 2010 không nhiều
Nhóm đất nông nghiệp tăng không lớn (63,4% lên 67,2%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 1,1% (56,1% lên 57,2%), còn đất trồng lúa lại giảm 35.563 ha (44,5% xuống 41,7%), chủ yếu để phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng (25.721 ha)
Là vùng có mật độ dân số cao nhất nước, điển hình của đặc tính "đất chật người đông", nên tuy hiếm hoi về số lượng nhưng với nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cao, khả năng khai thác tiềm năng thâm canh đất đai của vùng vẫn còn rất dồi dào (như quy hoạch lại đồng ruộng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn, thuỷ lợi hoá, cứng hoá kênh mương ), có những khu vực còn
có khả năng "quai đê lấn biển" như Nam Định, Thái Bình
(Chi tiết xem phụ lục 2)
- Vùng duyên hải Bắc Trung bộ
Vùng duyên hải Bắc Trung bộ cũng tương tự như vùng Đông Bắc - cơ cấu sử dụng đất trong vùng có sự chuyển biến mạnh mẽ của nhóm đất nông nghiệp (từ 57,8% tăng lên 78,6%) nhưng tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp tăng không nhiều (12,2% lên 13,4%) và đặc biệt, tỷ trọng đất trồng lúa về cơ bản không thay đổi (7,6%) trong khi phải chuyển 4.062 ha vào các mục đích phi sản xuất Để giữ được cơ cấu này đã phải đưa thêm khoảng 1.200.000 ha
đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (khoảng 31.000 ha đất bằng chưa
sử dụng), giảm diện tích lúa nương xuống còn 15.000 ha, tăng diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày lên khoảng 154.000 ha, cây ăn quả tăng khoảng 32.000, cây công nghiệp dài ngày tăng khoảng 90.000 ha Tập trung phát triển cây lương thực chính là lúa và ngô Diện tích trồng ngô đạt khoảng 75.000 ha Tăng dần diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương
Trang 26Đến năm 2010 diện tích trồng lúa nước được ổn định khoảng 390.000
ha Đưa nhanh giống mới có năng suất cao vào sản xuất, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để đưa năng suất lúa lên 40,5 tạ/ha/năm 2010 Năng suất ngô đạt 36,1 tạ/ha/vụ (riêng các vùng chuyên canh lúa ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, năng suất lúa có thể đạt từ 45 - 50 tạ/ha/vụ vào năm 2010)
Đầu tư thuỷ lợi, giống và các biện pháp kỹ thuật khác cho các vùng trọng điểm sản xuất và lúa của vùng đặc biệt là ở các vùng chuyên canh lúa nước Khai thác triệt để khả năng ưu thế tăng vụ của vùng để đạt hệ số sử dụng đất là 2,0 vào năm 2010
(Chi tiết xem phụ lục 3)
- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Cơ cấu sử dụng đất thay đổi tích cực đối với nhóm đất nông nghiệp (từ 56,7% tăng lên 73,9%), nhưng chủ yếu là tăng diện tích đất trồng rừng, còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng không đáng kể (3,7%) và đất trồng lúa lại giảm mất 21.993 ha, trong đó chuyển 3.484 ha vào các mục đích khác, còn lại là chuyển sang trồng các loại cây hàng năm khác (6.880 ha) hoặc cây lâu năm (13.129 ha)
Đất trồng lúa phát triển tập trung trên các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm phía đông các tỉnh, nơi có các con sông lớn chạy qua Căn cứ vào điều kiện từng tỉnh, từng khu vực mà thực hiện đầu tư thâm canh hay mở rộng diện tích lúa, song xu thế chung là chuyển một phần diện tích lúa 3 vụ sang trồng 2
vụ lúa 1 vụ màu; chuyển diện tích lúa 1 vụ, lúa nương rẫy năng suất thấp sang trồng cây khác hoặc nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn Dự kiến diện tích
đất trồng lúa phân theo các tỉnh như sau:
+ Thành phố Đà Nẵng diện tích 4.820 ha, sản lượng 44,44 nghìn tấn; + Tỉnh Quảng Nam diện tích 55.660 ha, sản lượng 442.45 nghìn tấn; + Tỉnh Quảng Ngãi diện tích 40.790 ha, sản lượng 421,70 nghìn tấn;
Trang 27+ Tỉnh Bình Định diện tích 46.870 ha, sản lượng 723 nghìn tấn;
+ Tỉnh Phú Yên diện tích 37.980 ha, sản lượng 318,50 nghìn tấn;
+ Tỉnh Khánh Hoà diện tích 25.200 ha, sản lượng 235,27 nghìn tấn; + Tỉnh Ninh Thuận diện tích 19.530 ha, sản lượng 209,73 nghìn tấn; + Tỉnh Bình Thuận diện tích 45.170 ha, sản lượng 407,43 nghìn tấn (Chi tiết xem phụ lục 4)
- Vùng Tây Nguyên
Đến năm 2010 toàn vùng có 1.421.481 ha đất sản xuất nông nghiệp, tăng 166.780 ha so với năm 2003; có 557.733 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 39,82% trong đất nông nghiệp (thực tăng 49.881 ha so với năm 2003), trong đó Gia Lai 188.578 ha, Kon Tum 49.736 ha, Đắk Lắk 251.290 ha, Lâm
Đồng 68.129 ha Toàn vùng có 223.156 ha đất ruộng lúa - lúa màu (tăng 29.222 ha so với năm 2003), tập trung ở các tỉnh Gia Lai 46.840 ha và Đắk Lắk 44.700 ha Trong đó diện tích ruộng 2 vụ là 88.112 ha (tăng 42.443 ha), ruộng 1 vụ 42.847 ha (giảm 37.907 ha)
Cây lúa được phát triển tập trung ở các khu vực: Đạ Tẻ, Cát Tiên, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh (Lâm Đồng); Ea Súp, Krông Ana, Lắk, Krông Pách (Đắk Lắk); Ayun Pa, Chư Prông, Mang Yang (Gia Lai) và khu vực dọc theo nhánh sông Pô Kô, Đăk Bla, nam Sa Thầy (Kon Tum)
Do tập quán canh tác lâu đời nên trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn vùng vẫn duy trì 17.350 ha đất trồng lúa nương ở những khu vực không có khả năng đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, để đáp ứng nhu cầu lương thực cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (tập trung ở Gia Lai và Đắc Lắc) Phần diện tích còn lại (47.600 ha) là đất nương rẫy khác, phân bố ở Gia Lai và Kon Tum
Trang 28Tây Nguyên là vùng duy nhất mà đất trồng lúa có tăng trong thời kỳ
2003 - 2010 tuy đã phải sử dụng 1.840 ha vào mục đích phi nông nghiệp Để làm được việc này, phải chuyển 14.100 ha đất lâm nghiệp có rừng và 12.620
ha đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa, đây là một vấn đề mà công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải tính toán kỹ càng để đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái và môi trường ở địa phương
(Chi tiết xem phụ lục 5)
Vấn đề của vùng này là phải ổn định sớm cơ cấu đất nông nghiệp, trong
đó khai thác mạnh ưu thế của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và tận dụng những điều kiện thuận lợi cục bộ để khai thác hết đất trồng lúa
(Chi tiết xem phụ lục 6)
Trang 29- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm đất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ
2003 - 2010 giảm không đáng kể (0,4% tương đương với khoảng 18.000 ha) Trong khi đất sản xuất nông nghiệp có tăng chút đỉnh (0,9% tương đương với khoảng 36.000 ha) thì đất trồng lúa lại bị giảm đến hơn 300.000 ha, trong đó
có 46.000 ha được đưa vào mục đích phi nông nghiệp, còn lại là chuyển sang trồng cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm và nhất là chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản (179.000 ha) Điều này phản ánh sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong vùng với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đối với vùng ngập lũ, vùng Đồng Tháp Mười chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ một số loại cây trồng để phòng tránh thiên tai, lũ lụt theo hướng kết hợp cùng sống chung với lũ
Phát triển mạnh vùng cây ăn quả có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn để xuất khẩu
Chuyển khoảng 20 - 25 vạn ha đất đang trồng lúa có năng suất thấp ở các khu vực bán đảo Cà Mau và vùng ven biển, vùng ngập sâu sang nuôi trồng thuỷ sản Cơ cấu sản xuất vùng bán đảo Cà Mau chủ yếu là nuôi tôm sinh thái
- trồng lúa đặc sản - trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
Tổng sản lượng lương thực có hạt ổn định ở mức 15 - 16 triệu tấn và
ổn định khoảng 3,5 - 4 triệu tấn gạo xuất khẩu
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được bố trí sử dụng các loại đất nông nghiệp như sau:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 là 2.459.314 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm: 2.027.716 ha, bằng 82,5% diện tích đất nông nghiệp
Trang 30+ Đất ruộng lúa, lúa màu: 1.532.080 ha, bằng 75,6% diện tích đất cây hàng năm
+ Đất nương rẫy: 9.000 ha, bằng 0,44% diện tích đất cây hàng năm + Đất trồng cây hàng năm khác: 486.636 ha, bằng 24% diện tích đất cây hàng năm
(Chi tiết xem phụ lục 7)
2.1.1.2 Thực trạng và quy hoạch đất trồng lúa nước ở Việt Nam
Đất trồng lúa nước ở các vùng đều phải chuyển một phần diện tích để sử dụng vào mục đích khác, đồng thời lại được bổ sung diện tích từ việc khai hoang, phục hoá Tuy nhiên hai vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ trong 10 năm 1990 - 2000 bị giảm không có diện tích bù đã lên tới 62.612 ha, trong đó đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng giảm 48.963 ha, thường là diện tích đất ruộng lúa tốt Còn các vùng khác do đẩy mạnh khai hoang nên diện tích ruộng lúa năm 2000 thực tăng so với năm 1990 là 158.991 ha Năm
2000 diện tích đất trồng lúa trên toàn quốc có 4.267.849 ha, trong đó bao gồm 4.052.191 ha ngoài khu dân cư nông thôn và đô thị; 215.658 ha nằm trong ranh giới khu dân cư nông thôn và đô thị (ruộng lúa trong khu vực đô thị là 172.388 ha và khu dân cư nông thôn là 43.270 ha) Như vậy một phần lớn của hơn 210.000 ha ruộng lúa nằm trong khu dân cư nông thôn và đô thị sẽ bị chuyển dần sang các mục đích sử dụng khác (trong các thị trấn hiện nay có
đến 100.000 ha ruộng lúa)
Trang 31Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội thời kỳ 1996-2003 của Việt Nam
[24]
Sản xuất lúa Tốc độ tăng hàng nămNăm Diện tích
gieo trồng
(nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Diện tích (%)
Sản lượng (%)
Bình quân thóc (kg/người)
Qua bảng 4 cho thấy từ năm 1996 đến năm 2000 sản lượng và diện tích
đất trồng lúa đều tăng qua các năm Đến năm 2001 diện tích đất lúa giảm 2,3% (174.000 ha) và sản lượng lúa giảm 1,3% (42 vạn tấn), chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt để tăng hiệu quả trên từng
đơn vị diện tích Trong điều kiện thị trường lương thực trong nước và thế giới xuất hiện xu hướng cung vượt cầu, giá lương thực giảm mạnh, Chính phủ chủ trương chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản có lợi hơn Thực hiện chủ trương
đó, cả nước đã chuyển trên 166.000 ha đất lúa vùng ven biển sản xuất bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả Các vùng và địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh là: Cà Mau 100.000 ha, Bạc Liêu 34.000 ha, Sóc Trăng 25.000 ha và vùng duyên hải Nam Trung bộ 9.000 ha Các vùng khác xa biển, xu hướng phổ biến là chuyển
đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình là ở
Trang 32các tỉnh và thành phố ở đồng bằng sông Hồng như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc
Xu hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cũng là một nét mới trong sản xuất lúa Lúa đông - xuân có nhiều lợi thế về thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, khí hậu, giống, khả năng thâm canh, năng suất cao và ổn định, giá bán cao, chi phí thấp nên có xu hướng tăng nhanh Vụ đông - xuân năm 2001 đạt 3.057.000 ha, tăng 43.700 ha so với năm 2000 Vụ hè - thu và vụ mùa thường chịu ảnh hưởng lớn của bão, lũ, lốc, sâu bệnh, năng suất bấp bênh, chi phí cao nên diện tích gieo cấy giảm dần Năm 2001, diện tích lúa hè - thu là 2.210.000 ha, giảm 82.000 ha
so với năm 2000 (chủ yếu là giảm lúa vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long); diện tích lúa mùa 2.225.000 ha, giảm 135.000 ha Diện tích lúa mùa năm 2002 cả nước chỉ còn 2.177.600 ha, giảm 47.400 ha so với vụ mùa năm 2001, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 22.700 ha, vùng Đông Nam bộ giảm 14.400 ha Diện tích lúa đông - xuân năm 2003 là 3.022.600 ha, tăng 93.000 ha
so với năm 2000 [25]
Xu hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ như trên là tích cực, trong đó giảm lúa vụ 3 cấy cưỡng, năng suất thấp, không ổn định do phải gặt ép, chạy lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là chủ trương đúng, được bà con nông dân đồng tình Chính nhờ sự chuyển đổi đó nên hai năm 2001 - 2002 dù lũ lớn về sớm và kéo dài nhưng thiệt hại về lúa hè - thu, lúa mùa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long không đáng kể
Đất trồng lúa năm 2003 là 4.267.800 ha, qua thực trạng sản xuất thóc gạo trong những năm qua, định hướng sử dụng đất trồng lúa nước của Việt Nam
đến 2005 là [19]:
Khai hoang: 62.800 ha
Chuyển sang mục đích khác: 88.000 ha
Trong đó: sang đất phi nông nghiệp: 80.000 ha
Sang đất lâm nghiệp: 8.000 ha
Trang 33Đất ruộng lúa nếu không chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp sẽ là 4.242.600 ha
Đến năm 2005, đất ruộng lúa sẽ chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ
đất nông nghiệp là 203.200 ha, trong đó:
Đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 5.800 ha
Đất trồng cây lâu năm: 65.700 ha
Đất trồng cỏ: 1.200 ha
Ruộng nuôi trồng thuỷ sản: 130.500 ha
Đất ruộng lúa năm 2005 sẽ là 4.039.400 ha
(Đất ruộng có khả năng trồng lúa khoảng 4.150 ngàn ha)
Đất trồng lúa nước đến năm 2010 được chuyển dịch như sau [19]:
Diện tích khai hoang trồng lúa nước thời kỳ 2003-2010: 92.000 ha Chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp: 108.400 ha Chuyển sang đất lâm nghiệp (rừng tràm): 8.000 ha Chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 65.700 ha
Đất trồng lúa nước còn lại đến năm 2010: 4.177.700 ha Được sử dụng như sau:
Đất chuyên trồng lúa nước, lúa - màu, lúa - thủy sản: 3.861.400 ha, còn lại chuyển sang trồng cây hàng năm khác (mía, bông, v.v ): 82.200 ha, chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: 4.600 ha, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản: 229.500 ha 316.300 ha này sẵn sàng trở lại là đất trồng lúa ngay khi có nhu cầu về an ninh lương thực, được xem như là một quỹ đất "dự phòng" để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia
Nhận xét: Từ thực trạng và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói
chung và đất trồng lúa nước nói riêng ở Việt Nam, nhận thấy rằng:
Trang 34- Để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm với chất lượng và số lượng tốt,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và hướng tới xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian tới để tích luỹ ngoại tệ, góp phần vào CNH và HĐH đất nước, phải tuân thủ chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là đất nông nghiệp, trong đó quan trọng là đất trồng lúa nước đã được Chính phủ phê duyệt
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng là công cụ để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực và nhiệm vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa, phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất cao Diện tích đất trồng lúa nước được bảo vệ một cách hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực
- Quy hoạch đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng
đã đặt Việt Nam trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới để dự báo biến
động về quỹ đất nông nghiệp và diện tích đất trồng lúa nước của Việt Nam gắn với tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định dân số và môi trường sống cho 10 năm sau, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển ổn định và lâu dài hơn
- Quy hoạch đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng
đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong
đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá; khuyến khích sử dụng đất vào mục đích có hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để hộ gia đình nông dân sử dụng tập trung đất đai theo quy hoạch theo hướng phát triển qui mô sản xuất, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
2.1.2 Các khả năng sử dụng đất trồng lúa
Đến năm 2010 dân số khoảng 86,5 triệu người, với mức sống như hiện nay được coi là đủ lương thực nếu bình quân đầu người đạt 300 kg lương thực (trong đó có 240 kg thóc) [11] Như vậy nhu cầu tối thiểu sẽ là 26 - 27 triệu tấn, trong đó có 20 - 21 triệu tấn thóc Với năng suất lúa năm 2010 được dự
Trang 35báo là 52 - 54 tạ/ha, để đảm bảo an ninh lương thực chỉ cần diện tích gieo trồng lúa là 5 triệu ha (khoảng 2,6 triệu ha ruộng lúa 2 vụ được tưới tiêu chủ
động với hệ số sử dụng đất trồng lúa là 1,9) Nếu đưa mức sống tăng lên, nhu cầu về lương thực sẽ lên đến trên 43 triệu tấn (500 kg/người/năm)
Như vậy, để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, sản lượng lương thực
có hạt cần ít nhất là 27 triệu tấn
Cụ thể là:
- Với mức 300 kg/người/năm cần 27 triệu tấn
- Với mức 350 kg/người/năm cần 30 triệu tấn
- Với mức 400 kg/người/năm cần 35 triệu tấn
- Với mức 500 kg/người/năm cần 43 triệu tấn
Trong lương thực, quan trọng nhất là sản lượng thóc tối thiểu phải đạt 21 triệu tấn Sản lượng thóc liên quan đến các yếu tố sau đây:
- Diện tích đất ruộng lúa;
- Khả năng tăng vụ (hệ số sử dụng đất trồng lúa);
- Khả năng thâm canh tăng năng suất;
- Khả năng cải tạo bộ giống lúa
2.1.2.1.Về diện tích đất lúa [19]
Đất trồng lúa năm 2003 hiện có 4.026.213 ha
Khả năng khai hoang để trồng lúa nước đến năm 2010 tối đa được 92.000
Trang 36- Chuyển sang đất phi nông nghiệp: 108.400 ha
- Chuyển sang nhóm đất nông nghiệp:73.700 ha, trong đó:
+ Đất lâm nghiệp: 8.000 ha + Đất trồng cây lâu năm: 65.700 ha (Đất trồng lúa nước nếu chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp, đến năm 2010 còn khoảng 3.861.400 triệu ha; nếu không chuyển mục
đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp, đến năm 2010 có khoảng 4.177.700 ha)
2.1.2.2 Về khả năng tăng vụ
Nhờ các biện pháp tập trung đầu tư phát triển mạng lưới thuỷ lợi, đã đảm bảo cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ và khai thác các vùng đất mới; Đến 2010 nếu đẩy mạnh thuỷ lợi bằng các biện pháp: kiên cố hoá các tuyến đê xung yếu, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, hệ số sử dụng
đất trồng lúa có thể đạt 1,9 (hiện tại là 1,74) Phấn đấu đến năm 2005, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động để có 6,5 triệu ha gieo trồng lúa và 1,5 triệu
ha rau màu, cây công nghiệp (tăng năng lực tưới tiêu thêm 600.000 ha) [17]
2.1.2.3 Về khả năng thâm canh tăng năng suất
Đây là một tiềm năng rất lớn để tăng sản lượng lương thực Năng suất lúa hiện nay của Việt Nam bình quân một vụ đạt 46,3 tạ/ha, đứng thứ 4 thế giới, sau Hàn Quốc 68 tạ/ha, Nhật Bản 64 tạ/ha và Trung Quốc 63 tạ/ha [26] Khả năng trong vòng 20 năm nữa tối thiểu năng suất cũng đạt mức bằng Trung Quốc hiện tại
Trong sản xuất lương thực, sản lượng lúa vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất vừa tăng trưởng nhanh về năng suất Năm 2003/2000, dù diện tích lúa không tăng nhưng năng suất bình quân tăng thêm 4,2 tạ/ha, làm sản lượng tăng thêm 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam thành nước có tốc độ tăng sản lượng lúa nhanh hơn mức bình quân của thế giới và cả khu vực Châu á - Thái Bình Dương Trong
13 năm qua (1990 - 2003), tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam là
Trang 375,3% so với 1,5% của thế giới và 1,51% của khu vực châu á - Thái Bình Dương [26]
2.1.2.4 Về khả năng cải tạo bộ giống lúa
Nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng gạo ngon, giảm dần các giống lúa chất lượng thấp để bước đầu hình thành những vùng sản xuất lúa
đặc sản, có chất lượng gạo phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, rõ nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
Sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao, tiếp tục hỗ trợ sản xuất giống lúa lai để nâng tỷ lệ sản xuất giống lúa lai trong nước từ 20% hiện nay lên 40 - 50% vào năm 2005 và khoảng 60 - 70% vào năm 2010 [13]
Nhận xét: Như vậy, muốn có an ninh lương thực là phải nói đến khả
năng sử dụng đất trồng lúa nước, hay nói một cách khác sản lượng thóc là cốt lõi của an ninh lương thực Trong những năm qua Việt Nam đã dành một diện tích đất trồng lúa nước đáng kể, kết hợp với những thành tựu khoa học được áp dụng trong sản xuất và nhất là Nhà nước có những chính sách khuyến khích người nông dân trong sản xuất thóc gạo, không những đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có sản phẩm để xuất khẩu
2.1.3 Các khả năng đất trồng lúa phải chuyển mục đích sử dụng sang nhóm đất phi nông nghiệp
Quản lý chặt chẽ diện tích đất lúa theo quy định của pháp luật Với đất lúa năng suất thấp, bấp bênh, được chuyển dần sang trồng cây khác có hiệu quả cao hơn và bảo vệ môi trường sinh thái Với đất trồng lúa có hiệu quả, nhất là đất lúa đã hoàn chỉnh thuỷ nông, tưới tiêu chủ động phải được quản
lý chặt chẽ, tiết kiệm, nếu phải chuyển một số diện tích đất trồng lúa đã có sang mục đích khác thì phải mở mang đất trồng lúa mới, giữ cho được diện tích đất trồng lúa xấp xỉ 4,0 triệu ha như những năm đầu của thế kỷ 21
Trang 38Tiếp tục đầu tư mở rộng đất trồng lúa ở những nơi có điều kiện và có
hiệu quả, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tăng vụ lúa và
hoa màu lương thực trên các loại đất còn có tiềm năng để tăng nhanh diện tích
Nhận xét: Việc giảm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa cho mục
đích phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là vấn đề gay cấn
trong quá trình HĐH, CNH đất nước từ nay đến năm 2010 Do đó đòi hỏi phải
có những biện pháp, chính sách tích cực ngay ở chặng đường đầu CNH đất
nước thì mới chủ động được trong vấn đề an ninh lương thực ở những giai
đoạn tiếp theo
2.1.4 Các khả năng chuyển mục đích sử dụng của đất trồng lúa
trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp
Trong thời kỳ đến 2010, 390.000 ha đất ruộng lúa sẽ được chuyển mục
đích sử dụng trong nội bộ khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, đó là:
- Chuyển sang đất lâm nghiệp: 8.000 ha
- Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 82.200 ha
- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 65.700 ha
- Chuyển sang đất trồng cỏ: 4.600 ha
- Chuyển sang đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 229.500 ha
Như vậy, 316.300 ha vẫn là đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ
sản, chỉ có 73.700 ha là chuyển thành đất lâm nghiệp và đất trồng cây lâu
năm
Diện tích khai hoang trồng lúa nước thời kỳ 2001-2010: 92.000 ha
Đến năm 2010 đất ruộng (có thể trồng lúa) được phân bổ sử dụng như
Trang 39sau:
- Đất ruộng (bao gồm cả đất có khả năng trồng lúa): 4.177.700 ha Trong đó: đất trồng lúa nước (ổn định): 3.861.400 ha Đất trồng cây hàng năm khác (có khả năng chuyển thành đất trồng lúa nước): 82.200 ha Đất trồng cỏ (có khả năng chuyển thành đất trồng lúa nước):
4.600 ha Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (có khả năng chuyển thành đất trồng lúa nước: 229.500 ha Diện tích đất trồng lúa năm 2010 sẽ là 3.861.400 ha, với hệ số sử dụng
đất trồng lúa dự kiến 1,9 và năng suất lúa đạt 52 - 54 tạ/ha, thì sản lượng sẽ là 38,6 triệu tấn thóc, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có xuất khẩu, bình quân lương thực 530 kg/người/năm, trong đó có 450 kg thóc [19]
Nhận xét: Với những tính toán như trên, có thể cho phép chuyển mục
đích sử dụng của một phần đất ruộng lúa Tuy nhiên, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt diện tích ruộng lúa 2 vụ tưới tiêu chủ động, kiểm soát chặt chẽ diện tích
đất ruộng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nhất là các trường hợp chuyển hệ sinh thái hoặc làm biến dạng đất ruộng (hạ cốt ruộng); khi cần thiết, có thể nhanh chóng khôi phục lại diện tích đất trồng lúa để đối phó với những tình huống ngoài dự tính
2.2 an ninh lương thực
An ninh lương thực là một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết
định sự sống còn của mỗi quốc gia; Vì vậy các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cũng có tính chất chung cho tất cả các nước chứ không phải là vấn
đề riêng của từng Châu lục hay từng quốc gia Điều đó là tất yếu vì sự ổn định
về thị trường và giá cả lương thực đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư từ nông thôn tới thành thị Lịch sử phát triển xã hội loài người từ trước đến nay đã và đang
Trang 40chứng minh điều đó: ở đâu và khi nào an ninh lương thực được đảm bảo thì sản xuất phát triển, đời sống được cải thiện, xã hội ổn định và ngược lại
2.2.1 Khái niệm về an ninh lương thực quốc gia
Đến nay, an ninh lương thực được hiểu là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn để cung cấp và đủ khả năng điều phối đáp ứng mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, theo điều kiện và khả năng của người
được cung cấp lương thực
ở một khía cạnh khác, an ninh lương thực còn được thể hiện ở việc đảm bảo chất lượng của khẩu phần lương thực, thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng không chỉ trong điều kiện lao động thường nhật mà cả cho việc duy trì và phát triển nòi giống
Tự cung cấp lương thực đã được coi là yếu tố chủ chốt của chính sách quốc gia Chính phủ đã đặt chỉ tiêu 300 kg quy thóc một đầu người mỗi năm
là mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản [11] Như nghiên cứu của bà B.Huddleston, Vụ An toàn lương thực của Tổ chức Lương thực thế giới thì mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người khoảng 145 kg/người có thể dẫn đến sự dư thừa gạo làm hàng hoá, có tiền do bán thóc gạo người nông dân có điều kiện để cải thiện cơ cấu bữa ăn thiên về các thực phẩm có giá trị cao hơn như các sản phẩm chăn nuôi, rau, quả Với mức tiêu thụ tối thiểu hàng năm 145 kg gạo sẽ cung cấp 1.454 kcal/ngày, tức 63% nhu cầu hàng ngày Viện Dinh dưỡng Việt Nam đã đánh giá nhu cầu calo của người Việt Nam ở mức tối thiểu phải là 2.100 kcal ở những nước phát triển, lương thực cơ bản cung cấp nhiều nhất là 60% nhu cầu năng lượng cho con người ở Việt Nam, đảm bảo mỗi năm sản xuất trong nước cung cấp 150kg gạo/người là hợp lý và khả thi [11]
2.2.2 Đủ lương thực để cung cấp