Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Người hướng dẫn khoa học: ts nguyễN xuÂn thàNH
HÀ NỘI 2008
Trang 2
Lời cam đoan
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, do tôi trực tiếp thực hiện, ch−a đ−ợc sử dụng cho một công trình nghiên cứu nào
Trang 3Lời cảm ơn Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý kiến giúp tôi thực hiện tốt đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Đất và Môi trường, khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp 1
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các phòng ban cùng bà con nông dân trong huyên Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tài liệu, số liệu để thực hiện đề tài này
Hà nội, tháng 9 năm 2008
Phạm Văn Thưởng
Trang 4mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
DANH MụC CHữ VIếT TắT 7
DANH MụC BảNG 8
DANH MụC SƠ Đồ 9
DANH MụC SƠ Đồ 9
1 Mở Đầu 1
1 1 Tính cấp thiết của đề tài 10
1 2 Mục đích nghiên cứu 11
1 3 ý nghĩa khoa học của đề tài 12
1 4 ý nghĩa thực tiễn của đề tài 12
2 Tổng quan tài liệu 13
2 1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng 13
2 1 1 Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng 13
2.1.2 Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng 15
2.2 Đánh giá đất đai 17
2.2.1 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai 18
2.2.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới 18
2.2.2 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 26
2.2.2.1 Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO 26
2.2.2.2 Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO 26
2.2.2.3 Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO 27
2.2.2.4 Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO 27
Trang 53.1 Đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Nội dung nghiên cứu 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế 33
3.3.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ 34
3.3.4 Phương pháp chuyên gia 34
4 KếT QUả NGHIÊN CứU 35
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xL - hội 35
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
4.1.1.1 Vị trí địa lý 35
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu 35
4.1.1.3 Địa hình, địa mạo 37
4.1.1.4 Đặc điểm chế độ thuỷ văn, thuỷ triều 38
4.1.1.5 Tài nguyên đất 40
4.1.1.6 Thảm thực vật tự nhiên 53
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xL hội 54
4.1.2.1 Dân số, lao động và dân tộc 54
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành 55
4.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng 58
4.1.2.4 Giáo dục, Văn hóa, Y tế, XW hội 60
3.1.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xW hội 61
4.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hà 63
4.2.1 Lựa chọn, phân cấp tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 63
4.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hà 69
4.3 Đánh giá hiện trạng và lựa chọn loại hình sử dụng đất đai 74
4.3 1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai huyện Hải Hà 74
Trang 64.3.1.1 Đánh giá tổng quan về cơ cấu sử dụng đất 74
4.3.1.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp 74
4.3.1 3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 75
4.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất đai 77
4.4.1 Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất đai 77
4.4.2 Xác định loại hình sử dụng đất đai dùng cho đánh giá 77
4.4.3 Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đai 78
4.5 Phân hạng thích nghi đất đai huyện Hải Hà 83
4.5.1 Phân hạng thích nghi đất đai .83
4.5.2 Kết quả phân hạng thích nghi đất đai 84
4.6 Đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà 88
4.6.1 Quan điểm đề xuất, sử dụng khai thác tài nguyên đất 88
4.6.2 Cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững vùng nghiên cứu 89
4.6.3 Kết quả đề xuất 90
5 Kết luận và kiến nghị 93
5 1 Kết luận 93
5.2 Đề nghị 94
Tài liệu tham khảo 95
pHỤ LỤC 89
Trang 7DANH MụC CHữ VIếT TắT
Đơn vị bản đồ đất (Land Mapping Unit) Lâm nghiệp
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System) Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Types) Trung bình (Medium)
Nông nghiệp Thủy sản Tiểu thủ công nghiệp Rất cao (Very High) Rất thấp
Trang 8DANH MụC BảNG
Bảng 2.1 Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO .32
Bảng: 4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Hải Hà 55
Bảng 4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Hải Hà từ 2005-2007 57
Bảng 4.3: Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .64
Bảng 4.4: Mô tả các đơn vị đất đai 71
Bảng 4.5 Cơ cấu các loại đất chính 74
Bảng 4.6 Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp 74
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đai 76
Bảng 4.8 Yêu cầu sử dụng đất của các LHSD đất dùng cho đánh giá đất đai 79
Bảng 4.9: Kết quả phân hạng thích hợp đất đai 85
Bảng 4.10 : Mức độ thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất đai 86
Bảng 4.11: Đề xuất sử dụng đất bền vững 90
Bảng 4.12: Đề xuất sử dụng đất bền vững trên cơ sở 91
nghiên cứu đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai huyện Hải Hà 91
Trang 9DANH MụC SƠ Đồ
Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng và hệ thống nông nghiệp 17Sơ đồ 2: Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO: 30
Trang 101 Mở Đầu
1 1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
và không thể thay thế Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phần lớn các nông sản thu được đều phải thông qua đất Hiện nay, với mức tăng trưởng kinh
tế nhanh và sức ép và dân số, nhu cầu đời sống nhân dân tăng cao nên mức độ
đòi hỏi của người dân cũng cao không chỉ về mặt lương thực, thực phẩm mà cả về đất ở và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ sinh hoạt Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp phải theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng Do
đó việc đánh giá chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả
Nhiều năm trước đây, hầu hết các tỉnh đL xây dựng bản đồ quy hoạch
sử dụng đất đai (ngắn trung và dài hạn) hay là bản đồ quy hoạch các cây trồng
cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của mình Những quy hoạch
đó góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước ta Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế, còn nặng về thổ nhưỡng (Soil) mà ít hoặc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các phương pháp xây dựng nhiều khi chưa thống nhất Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) đL tập hợp lực lượng gồm các chuyên gia nghiên cứu đất đai trên Thế giới để xây dựng phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất và khả năng sử dụng đất đai toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực và các nước FAO đL đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn về phân loại đất, xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất
Trang 11pháp này đL được các nước quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai, bố trí hệ thống cây trồng
và quy hoạch sử dụng đất
Những năm gần đây, theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các địa phương đều quan tâm vào lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác,… trên cơ sở tiến hành công tác đánh giá đất đai Nhiều địa phương đL đề xuất được những giống cây trồng thích hợp cho từng vùng đất với hiệu quả kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quy hoạch sử dụng đất
Hải Hà là một huyện miền núi biên giới nằm ở Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước Hải Hà cũng đL đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực lúa gạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Với vị trí thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng, tiềm lực
xL hội lớn như vậy thì hướng phát triển nông lâm nghiệp như vậy sẽ không khai thác hết các tiềm năng sẵn có, không đẩy nhanh được sự phát triển kinh
tế của huyện Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của huyện Do vậy, trong những năm tới để phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xL hội thì việc đánh giá tiềm năng đất
đai là rất cần thiết để xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh” được tiến hành
1 2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng cây trồng
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai với một số loại hình sử dụng đất lựa chọn
Trang 12- Đề xuất cơ cấu cây trồng
1 3 ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần hoàn thiện ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
đối với đơn vị cấp huyện ở Việt Nam
- Bước đầu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đất và quản lý đất đai ở tỷ lệ lớn cho toàn huyện
1 4 ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm tài liệu tham khảo cho các nhà lLnh đạo, nhà quản lý chỉ đạo và
điều hành và sản xuất ở huyện Hải Hà về chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện tại
và trong tương lai
Trang 132 Tổng quan tài liệu
2 1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2 1 1. Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng được xuất phát từ thuật ngữ “Cơ cấu theo thuyết cấu trúc (Structuraism) và học thuyết tổ chức hữu cơ (Organism)”, cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong một môi trường nhất định Trong
đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng [18] Nội dung của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể [15] Một cơ cấu có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định [14] Từ đó cơ cấu cây trồng được hiểu là thành phần các giống và các loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế – xL hội sẵn có của một vùng [19]
Cơ cấu cây trồng là bộ phận chủ yếu của sản xuất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng được xác lập bởi cơ cấu các nhóm cây trồng, trong loại cây với tổng thể ngành trồng trọt Cơ cấu cây trồng được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm về diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác trong một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng còn là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng bao gồm: Cây trồng; vị trí cây trồng; tỷ lệ từng loại cây trồng với nhau, mối quan hệ này có tính xác định lẫn nhau trong một cơ cấu tạo thành hệ thống cây trồng [6]
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Theo Đào Thế Tuấn [20], Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc [5], cơ cấu cây trồng hợp lý với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xL hội của từng vùng Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là sự thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ của
Trang 14các loại cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cơ sở cho ngành trồng trọt trong nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hóa và có hiệu quả kinh tế cao Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xL hội cụ thể và vận động theo thời gian
* Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Là sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng của nhóm cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xL hội Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây trồng mới [18]
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là việc thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thay cho những loại cây trồng cũ năng suất thấp, chất lượng kém để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường [17]
Như vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cơ cấu cây trồng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường
- Phải khai thác có hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xL hội của mỗi vùng
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải lợi dụng triệt để được những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng, phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra
Trang 15khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
- Về mặt kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao
2.1.2 Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Từ các khái niệm trên có thể tóm tắt như sau: Hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại, giống cây trồng
được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các loại, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ trên một mảnh đất trong mọi hệ sinh thái
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động,…để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, lợi nhuận trên một
- Địa hình: Đồi núi, bằng phẳng, hoặc chia ra cao, vàn, thấp, trũng
- Khí hậu thời tiết, địa chất thủy văn
- Nguồn nước: Bao gồm cả nước mặt và nước ngầm
- Thảm thực bì: Phân tích ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chống xói mòn,
Trang 16+ Các nhân tố kinh tế – xL hội:
- Các cơ sở hạ tầng
- Các nguồn vốn
- Tình hình thị trường trong và ngoài nước
- Nguồn lao động: Cả chân tay và trí óc
- Tập quán và kinh nghiệm sản xuất
- Dự báo các tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
Trang 17Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng và hệ thống nông nghiệp
2.2 Đánh giá đất đai
Theo A Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của
đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn FAO đL định nghĩa về đánh giá đất đai : Đánh giá đất đai là quá trình so sánh,
đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất
đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng [25]
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai
được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System) Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa
Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống
Hệ thống Chế biến
- Môi trường
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện KT -XH
Đầu vào
Đầu
ra
Trang 18lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người,
ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai [24] Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xL hội Đặc điểm của đất đai được
sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn những đặc điểm chính, có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu
2.2.1 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai
2.2.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới
Đánh giá đất đai cần các nguồn thông tin: Đất (cùng với khí hậu, nước, thảm thực vật tự nhiên,…), tình hình sử dụng đất và các thông tin về điều kiện kinh tế – xL hội Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đL đề ra nội dung phương pháp đánh giá đất đai cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ bản đồ của mình ĐL có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế
- Đánh giá đất đai về măt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại
Trang 19đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả bằng máy tính Có thể tóm tắt đánh giá đất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính,chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn
- Đánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số
- Đánh giá đất về măt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng quá trình định lượng
* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đánh giá đất đai ở đây đL xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19 Tuy nhiên,
đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô cũ theo quan điểm đánh giá đất cuả Docutraep (1846 – 1903) bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình)
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất)
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế – xL hội của việc sử dụng đất
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đL được xây dựng thống nhất Dựa trên quan điểm khoa học của ông, các thế hệ học trò của ông đL bổ sung, hoàn thiện dần, do đó phương pháp đánh giá đất của Docutraep đL được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp đánh giá của Docutraep cũng còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không dung hòa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các
Trang 20yếu tố riêng biệt Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ
đánh giá được đất hiện tại không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau [13]
Về sau, đến đầu những năm 80, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên bang với mục tiêu chỉ đạo nhằm nhiều mục đích:
- Để xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất
- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp
- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đề án quy hoạch
Đánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: Đánh giá chung và
đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng) Trong đó các chỉ tiêu đánh giá chính là:
- Năng suất và giá thành sản phẩm
- Mức hoàn vốn
- LLi thuần
Cây trồng cơ bản để đánh giá đất đai là cây ngũ cốc và cây họ đậu
Đánh giá đất đai được tiến hành theo các trình tự sau:
(1) Chuẩn bị
(2) Tổng hợp tài liệu
(3) Phân vùng đánh giá đất đai
(4) Xác định đơn vị đất đai
(5) Xây dựng thông số cơ bản cho từng nhóm đất
(6) Xây dựng thang đánh giá đất đai
Trang 21úng, đất đồng cỏ,
* Đánh giá đất đai ở Mỹ
Đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rLi theo hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh
tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác
ở mức tổng quan, Mỹ đL phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Toàn bộ đất đai của nước Mỹ được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp, còn lại 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng
* Đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác
Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng :
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất
ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn
để đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, như: thành phần cơ giới; mức độ mùn; độ dầy tầng đất; các tính chất lý, hóa học của đất,… Qua đó hệ thống lại thành các nhóm và chia thành các hạng đất, được phân chia rất chi tiết với 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt; tốt; trung bình; xấu
và không sử dụng được
Trang 22ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm năng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của
đất: Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn
- Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất: Phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị
ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
* Đánh giá đất đai ở ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu Phi: Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu, phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như: sự phát triển của phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC,…), mầu sắc đất, độ chua, độ no bazơ (V%), hàm lượng mùn [16]
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc điểm Như vậy các nước trên thế giới đều đL nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước
Qua quá trình nghiên cứu,các chuyên gia đất đL nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai, phân hạng
đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) đL tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai
Trang 23phân tích các khía cạnh về kinh tế – xL hội, môi trường để lựa chọn phương án
sử dụng đất tối ưu Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm
1976, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững
Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đL
được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng
đất đai Tiếp theo đó, FAO đL xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về
đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983)
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (1984)
- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985)
- Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các vùng lLnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét nhân dân ta
đL đánh giá đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh nghiệm quản lý, đánh thuế, mua bán
Đến thời thực dân phong kiến, đL có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại [13]
Năm 1954, hòa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đL tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep) Các chỉ tiêu chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông nghiệp Kết quả đL phân chia đất thành 4 đến 7 hạng đất (theo yêu cầu của cơ sở sử dụng đất) bằng cách phân hạng đánh giá đất theo giá trị tương đối của đất
Từ sau năm 1975, đất nước được giải phóng, Nam Bắc thống nhất thì việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước để phục vụ việc xây dựng và phát
Trang 24triển kinh tế nói chung và sản suất nông lâm nghiệp nói riêng là yêu cầu bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai Bản đồ đất toàn quốc tỷ
lệ 1/1.000.000 đL được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh chi tiết kèm theo Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học về nghiên cứu đánh giá đất đai cũng đL được công bố
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đL nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xL và 9 vùng chuyên canh Qua đó đL đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước:
(1) Thu thập tài liệu
(2) Vạch khoanh đất (với hợp tác xL) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh)
(3) Đánh giá và phân hạng chất lượng đất
(1) Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng
(2) Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng
(3) Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương
(4) Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh
(5) Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ
* Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất
Trang 25được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp
đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng vào Việt Nam Cho đến nay đL có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để
đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau
Trong chương trình 48C, cố GS Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đL chủ trì nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao
su, chè, cà phê, dâu tằm Đề tài đL vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng
đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng Đất đai được phân chia theo 4 hạng thích nghi và 1 hạng không thích nghi
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993 với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà nhiều nhà khoa học đL đề ra chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Căn cứ để phân hạng đất gồm 5 yếu tố:
- Chất lượng đất đai
- Vị trí
- Địa hình
- Điều kiện khí hậu thời tiết
- Điều kiện tưới tiêu
Các yếu tố trên được cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định sẵn Ngoài ra có tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990)
Năm 1983, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đL chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước, với bản đồ tỷ
lệ 1/250.000 Kết quả bước đầu đL xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của
Trang 26FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay Đánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng bền vững
Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất
đai của FAO cho cấp tỉnh, huyện, vùng, như: các công trình ở Tây Bắc của
Lê Thái Bạt (1995); Tây Nguyên của Nguyễn Khang và nhóm tác giả (1995);
Đồng Bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Nhân (1995,1996); Đông Nam
Bộ của Phạm Quang Khánh (1995) Các công trình đánh giá đất đai cấp tỉnh, huyện như ở Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang, huyện Ô Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xL Bắc Ninh, huyện Yên Phong (Bắc ninh), và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu của các địa phương như : phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao,v v
2.2.2 Phương pháp đánh giá đất theo FAO
2.2.2.1 Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền
2.2.2.2 Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế xL hội của khu vực nghiên cứu
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng
Trang 27vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất
+ Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ
2.2.2.3 Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể
+ Việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận với đầu tư cần thiết tên các loại đất khác nhau (bao gồm cả năng suất thu được và đầu tư chi phí cần thiết)
+ Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành, yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế – xL hội học
+ Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xL hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế – xL hội của vùng nghiên cứu
+ Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững
+ Đánh giá đất cần phải so sánh các loại hình sử dụng đất được lựa chọn (so sánh hai hay nhiều loại hình sử dụng đất)
+ Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về
kỹ thuật, kinh tế – xL hội
2.2.2.4 Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế – xL hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng
có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song hành (Paralell)
- Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá
điều kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ hai bao gồm những phân tích về kinh tế-xL hội
Trang 28- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế – xL hội
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm năng sản xuất sinh học Phân hạng thích nghi đất đai ở bước đầu tiên được dựa vào khả năng thích nghi của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đL được chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát Sự đóng góp của phân tích kinh tế xL hội ở bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất Sau khi giai đoạn một đL hoàn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo cáo Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai: bước phân tích chi tiết các hiệu quả kinh tế – xL hội
Trong phương pháp song hành, việc phân tích kinh tế - xL hội các loại hình sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố
tự nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu sử dụng Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai
2.2.2.5 Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
+ Xác định các loại hình sử dụng đất
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai
+ Phân hạng thích hợp đất đai
Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền
đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá
Trang 29Bước 1: Xác định mục tiêu của việc đánh giá đất đai trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xL hội chung của các cấp hành chính
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế – xL hội của vùng nghiên cứu Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác
đánh giá đất đai
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế – xL hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất) Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đL lựa chọn
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp
Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh,
đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đL lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích ứng trong điều kiện hiện tại
- Khả năng thích nghi trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế – xL hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá
Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp
Bước 9: áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất [16]
Trang 30Sơ đồ 2: Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO:
9 áp dụng của Việc Đánh giá đất
6 Xác định hiện trạng kinh
tế, xR hội và môI trường
7 Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
5 đánh giá khả năng thích nghi đất đai
3 Xác định loại hình
sử dụng đất
4 Xác định đơn vị đất đai
2 thu thập tài liệu
1 Xác định mục tiêu
8 Quy hoạch sử dụng đất
Trang 31Đề cương hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp
Đề cương chia phân hạng đất thành các kiểu (theo Bảng 2.1)
- Phân hạng thích nghi và phân hạng định lượng
- Phân hạng thích nghi hiện tại và phân hạng tiềm năng
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị thành lập
Trang 32Bảng 2.1 Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO
S1 S2 S3
S2m S2d S2e
…
S2d-1 S2d-2 S2d-3
…
N1 N2
N1 sl N1 e
Trang 333 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp và đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp hiện
có trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
- Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xL hội của huyện;
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;
- Đánh giá thích hợp đất đai;
- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất huyện Hải Hà
- Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn nông hộ 3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
Trang 34nghiên cứu qua các tiêu chí:
- Các tiêu chí đánh giá quy mô sản xuất:
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan
đến các vấn đề của đề tài
Trang 354 KếT QUả NGHIÊN CứU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phía Bắc giáp Trung Quốc;
Phía Đông giáp thị xL Móng Cái;
Phía Nam giáp Biển Đông;
Phía Tây giáp huyện Đầm Hà và Bình Liêu
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế trong và ngoài nước
Hải Hà có mạng lưới giao thông khá thuận lợi: nằm trên quốc lộ 18A nối cửa khẩu Móng Cái với TP Hạ Long Có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh với Trung Quốc nên huyện có khả năng phát huy thế mạnh
về thương mại, du lịch, dịch vụ phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng quá cảnh cho các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc Đặc biệt là khu công nghiệp
- cảng biển Hải Hà được phê duyệt và đang được triển khai thi công sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Hải Hà tăng trưởng mạnh, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Với vị trí địa lý của mình Hải Hà có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai, cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xL hội
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
a Nhiệt độ
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của
Trang 36khí hậu Hải Hà là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa
đông khô lạnh, có gió Đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 -
340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 - 150C Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 120C
Mùa mưa nhiều: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 93% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 (810mm)
Mùa mưa ít: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 7% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 10 (1,9mm)
đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa
Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6 Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người
Trang 37độ gió trung bình từ 2 - 4m/s
BLo: Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bLo đổ bộ
từ biển vào BLo thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 - 40m/s, bLo thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân
e Sương muối
Về mùa đông ở những vùng núi cao khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt 1 – 3 ngày
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Hải Hà cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và tương đối đa dạng Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh nên mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân
4.1.1.3 Địa hình, địa mạo
Hải Hà là huyện có địa hình miền núi, trung du ven biển, nằm trong
hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái Phía Tây Bắc Hải Hà là vùng
đồi núi thấp, phía nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dWy núi đá vôi chắn sóng gió cho vùng đất liền Địa hình được chia thành 2 dạng địa hình chính:
Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc có độ cao từ 200 - 1.500m so với mặt nước biển gồm các dLy núi cao, dạng bán bình nguyên Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hoá chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng
đỏ, thành phần cơ giới trung bình Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hoá mềm (vụn bở) Tuỳ theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập trung chính ở các xL Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành
Vùng trung du ven biển: vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen
kẽ, tập trung ở các xL ven biển như Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung,
Trang 38Quảng Điền và Quảng Phong Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản
Vùng đảo: huyện Hải Hà có một xL đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95
ha, địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy Theo khảo sát thực địa xL đảo Cái Chiên có một vị trí chiến lược về phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và trồng rừng phòng hộ cảnh quan và phát triển du lịch
Nhìn chung địa hình Hải Hà tương đối phức tạp, nhưng có nhiều tiềm năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá xW hội các vùng trong tỉnh, và quốc tế Có điều kiện phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, là vùng trồng cây chuyên canh chè, cây lương thực
4.1.1.4 Đặc điểm chế độ thuỷ văn, thuỷ triều
a Nguồn nước mặt
Hải Hà có hệ thống sông suối khá dày đặc, có hồ Chúc Bài Sơn diện tích
110 ha, dung tích 15 triệu m3, hồ Khe Đình và hồ Khe Dầu thuộc xL đảo Cái Chiên diện tích 23 ha và các đập nước Đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xL trong toàn huyện Nước ngọt từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm: hệ thống kênh Chúc Bài Sơn dài 108,4km; hệ thống kênh Quảng Thành dài 58km; hệ thống kênh Đường Hoa dài 15 km; hệ thống kênh Cái Chiên dài 15 km; hệ thống kênh nội đồng dài 332,5 km
Qua kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước sông, hồ còn tốt, các thông số quan trắc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế – xW hội tới chất lượng nước không lớn
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân Thị trấn được lấy từ nguồn nước mặt của sông Hà Cối, vị trí tại đập Tây Ninh xW Quảng Chính (cách Thị
Trang 39sông Tài Chi và sông Tấn Mài, cả 3 con sông đều ngắn, hẹp và có độ dốc lớn
Sông Hà Cối bắt nguồn từ vùng núi Keo Tiên, chảy qua xL Quảng Sơn
đổ về biển qua thị trấn Quảng Hà, sông có chiều dài 35km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Đoạn cuối của sông chia làm nhiều sông nhỏ trước khi
đổ ra biển: sông Hà Nam, sông Hà Cối, sông Bồ Lồ, sông Đường Hoa, sông Cái Đá Bàn, trong các sông này chỉ có sông Hà Cối có lưu lượng nước sông lớn về mùa mưa lũ, các sông còn lại lưu lượng không đáng kể
Sông Tài Chi: bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc xL Quảng Đức, có chiều dài 25km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến thị trấn Quảng Hà thì nhập vào sông Hà Cối
Sông Tấn Mài bắt nguồn từ vùng núi cao xL Quảng Đức, có chiều dài 24km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhập vào sông Mỏ Hàn
Hệ thống hồ: Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm:
Hồ Chúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xL Quảng Sơn, có diện tích 110ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước
Hồ Khe Dầu thuộc xL đảo Cái Chiên, có diện tích 18ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo, những năm tới có thể nâng cao trình đập để tích nước ngọt được nhiều hơn
Hồ Khe Đình - Cái chiên có diện tích 5ha, độ sâu trung bình 4 - 6m, có
hệ thống mương bê tông dẫn nước Những năm tới có thể cải tạo khơi sâu và
đắp đập để nâng cao trình tưới, tích nước được nhiều hơn
b Nguồn nước ngầm
Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Hải Hà khá dồi dào, tuy nhiên còn khó khăn vào mùa khô
Trang 40c Chế độ thủy triều
Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính
là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm Mùa mưa lượng nước dồn nhanh
về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến
đường chính làm ách tắc giao thông Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp
Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh nên tưới tiêu chưa chủ động Do vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết đầu tư các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước
Thuỷ triều vùng biển Hải Hà theo chế độ nhật triều (1 ngày, 1 đêm có lần nước triều lên xuống), biên độ triều lớn, thuỷ triều mạnh trong năm vào các tháng 1,2,6,7,8,10 Sóng biển tương ứng với chế độ gió : sóng mùa hè thường hướng
Đông và Nam; mùa đông thường có hướng Bắc và Đông Bắc Độ cao trung bình của sóng là 0,5m; bước sóng trung bình thường 30 – 40 m Nồng độ muối thay đổi theo mùa, mùa mưa từ 15-18%, mùa khô từ 22-25%
4.1.1.5 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất huyện Hải Hà năm
2005, huyện Hải Hà có các loại đất chính sau:
a, Nhóm đất cát (C) - Arenosols (AR)
Nhóm đất cát có tổng diện tích 3.068,91 ha, chiếm 6,02% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố ở các xL ven biển
Nhóm đất cát được hình thành ở ven biển, cửa sông, mang ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất, đá mẹ FAO-UNESCO xác định nhóm đất cát thuộc nhóm Arenosols là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt pha cát (sandy