MỤC LỤC
TÓM TẮC 1
MỞ ĐẦU 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu 2
CHƯƠNG I 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1 Phương pháp nghiên cứu 3
1.1 Phương pháp điều tra bổ sung và xây dựng bản đồ đất 3
1.2 Phương pháp đánh giá đất đai 4
CHƯƠNG II 5
ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 5
1 Đất đai, chất lượng và tính chất đất đai 5
2 Các yếu tố đất đai được xem xét và chỉ tiêu phân cấp: 6
3 Các loại hình sử dụng đất trong đánhgiá đất đai: 8
4 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai: 9
4.1 Phân loại khả năng thích nghi đất đai 9
4.2 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất dùng cho đánh gía đất đai 9
4.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hiện tại 9
4.4 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai tiềm năng 10
5 Đề xuất sử dụng đất: 11
KẾT LUẬN 12
Trang 2TÓM TẮC
Tài nguyên đất của huyện Đức Linh khá phong phú với nhiều nhóm và loại đấttừ vùng đồng bằng đến các đất vùng đồi núi, có những đặc điểm và khả năng sử dụngkhác nhau, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng Theo phân loại đất, trên bản đồ tỉlệ 1/25.000 đã phân ra 5 nhóm đất với 13 đơn vị chú dẫn bản đồ Trong đó đất có độphì khá như đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất nâu thẫm trên đá bazan Đất có độ phì trungbình như đất phù sa, đất xám trên phù sa cổ Các đất có độ phì thấp như đất xám, đấtvàng đỏ trên đá Granit Một số đất có vấn đề như đất đất cát, đất phù sa úng nước, đấtcó tầng mỏng dưới 30 cm có đá lộ đầu Phần lớn diện tích đất phân bố ở địa hình khábằng phẳng ít dốc và có tầng dày > 70 cm Đây là những đặc điểm không những thuậnlợi cho khai thác bố trí sử dụng đất Nông-Lâm nghiệp mà còn cho xây dựng, pháttriển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện Trên cơ sở xem xéttổng hợp các yếu tố môi trường tự nhiên Nông-Lâm Nghiệp gồm đất, nước, địa hình, đã phân biệt được 59 đơn vị đất đai khác nhau, mỗi đơn vị đất đai được xem như làmột tổ hợp các yếu tố tự nhiên đã xác định Để xác định khả năng bố trí sử dụng đấtnông nghiệp của vùng, 11 loại hình sử dụng đất đã được đưa ra đánh giá thích nghi,trên cơ sở áp dụng phương pháp đánh giá đất do Tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO)đề nghị Kết quả đánh giá cho thấy đất đai trong vùng có phạm vi thích nghi khá rộngvới nhiều loại hình sử dụng khác nhau Đặc biệt trong điều kiện có tưới, có thể trồngcác loại cây lâu năm như tiêu, cây ăn quả, điều, cao su ; các loại cây trồng cạn hàngnăm, chuyên canh lúa hoặc luân canh lúa màu Trên cơ sở thích nghi của từng loạihình sử dụng đất đã tổng hợp lên 32 kiểu thích nghi đất đai Những hạn chế chính chobố trí sử dụng đất ở trong vùng là các đất có vấn đề như đất có thành phần cơ giới nhẹ,đất bị ngập lũ trong mùa mưa, một số khu vực đất tầng mỏng có đá lộ đầu ở một sốchân đất đỏ vàng, đất xám trên đá Granit, đất nâu thẫm trên đá bazan Vì vậy, để tăngkhả năng thích nghi với cây trồng cần phải quan tâm đầu tư để hoàn chỉnh hệ thốngthủy lợi Riêng đối với các đất có vấn đề, khi bố trí sử dụng, bên cạnh mức độ thíchnghi của loại hình sử dụng đất được bố trí, cần phải chú ý đến vấn đề môi trường sinhthái với quan điểm sử dụng đất vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ổn định môi trườngcho sử dụng lâu bền Trong bố trí sử dụng đất cần ưu tiên nhóm cây trồng có nhu cầu ítnước, cây trồng có thị trường tiêu thụ Bố trí mùa vụ để tận dụng nước trong mùa mưa.
Trang 3MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động,đồng thời cũng là sản phẩm của lao động Vì vậy, điều tra, đánh giá tài nguyên đấtđai làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tàinguyên quan trọng này là rất cần thiết
Đối với đất tỉnh Bình Thuận nói chung, đất các huyện nói riêng, cho đến nayđã từng được đề cập trong rất nhiều công trình điều tra, nghiên cứu về phân loại vàxây dựng bản đồ đất Từ những nghiên cứu có tính chất tổng quan như : “Đất MiềnNam Việt Nam, 1/1.000.000” (Moorman, 1961), đến các nghiên cứu bán chi tiếtnhư : “Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận, 1/100.000, bản đồ đất các huyện, 1/50 000”,(Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp) và đến các nghiên cứu chi tiết như :“Đất Nông hoá vùng một số vùng chuyên canh ,1/5.000 hoặc 1/10.000”.
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, những nhận thức vềđất cũng ngày một xác thực hơn, các tiến bộ trong phương pháp phân loại đất, cáccải tiến về trang thiết bị máy móc và phương pháp phân tích để xác định đất trongnước và trên thế giới, đã cho phép hiểu biết về bản chất của từng loại đất một cáchcụ thể hơn Hơn nữa, yêu cầu về thống nhất ngôn ngữ chuyên ngành về mở rộngphạm vi ứng dụng và phổ cập thông tin về đất đòi hỏi cần phải có những điều tranghiên cứu bổ sung để từng bước hoàn thiện hệ thống phân loại đất và điều chỉnhphạm vi phân bố đất, trên quan điểm kết hợp giữa nghiên cứu phát sinh, phân tíchđịnh lượng với khả năng sử dụng đất
Thấy rõ việc hiểu biết về đất có vai trò rất quan trọng trong xây dựng kếhoạch khai thác bố trí sử dụng đất, cũng như trong thực tiễn chỉ đạo phát triển sảnxuất và xác định các biện pháp bảo vệ cải tạo đất của từng vùng lãnh thổ Được sựchỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với
Phân viện QH&TK NN Miền Trung tiến hành chương trình “ Điều tra, đánh giáthích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Đức Linh tỉnhBình Thuận”
2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.2.1 Mục tiêu.
Mục tiêu được đặt ra cho nghiên cứu này gồm:
Trang 4- Xác định các đơn vị phân loại đất.
- Xác định quy mô, phạm vi phân bố và đặc điểm của các đơn vị phân loạiđất.
- Xác định các yếu tố đất đai có liên quan đến bố trí sử dụng đất.
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai và đề xuất hướng bố trí sử dụng đất.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra bổ sung và xây dựng Bản Đồ Đất tỉ lệ 1/25.000.
- Đánh giá thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất Nông Nghiệp.
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Phương pháp nghiên cứu.
1.1 Phương pháp điều tra bổ sung và xây dựng bản đồ đất.
Trong một tài liệu Bản Đồ Đất, cần phải đề cập đến 2 phương pháp: phươngpháp phân loại đất và phương pháp xây dựng tài liệu.
Phương pháp phân loại đất sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần phân loại đất.Phương pháp xây dựng tài liệu: đây là một tài liệu điều tra bổ sung và xâydựng Bản Đồ Đất nên phương pháp tiến hành được thực hiện qua các bước sau:
1 Tập hợp và đánh giá các nghiên cứu đã có.
2 Thu thập và kế thừa những tài liệu chuyên ngành có liên quan đến sự hìnhthành, phát sinh, đặc điểm và sử dụng đất như: Địa Chất, Địa Mạo, Địa Hình, KhíHậu-Thời Tiết, Thủy Văn, Thảm Thực Vật và Hiện Trạng Sử Dụng Đất.
3 Điều tra thực địa bổ sung, nghiên cứu các phẫu diện đại diện cho các kiểuhình thái đất, các tuyến khảo sát được xác định dựa trên cơ sở xem xét các nghiêncứu đã có, kết hợp với dự đoán về phát sinh-hình thành đất Vì vậy, để có thể xemxét bao quát được các phẫu diện đại diện, tuyến khảo sát cần phải xuyên suốt cáckiểu địa hình-địa mạo, địa chất, thủy văn, thảm thực vật
Nội dung quan trắc thực địa:
- Đào tả phẫu diện, khoan đất, lấy mẫu đất phân tích.- Địa hình (Topography), phân cấp địa hình
- Độ dốc (Slope): dùng máy đo độ dốc (Clinometer)
Trang 5- Sử dụng đất, thực vật, mức độ che phủ, năng suất cây trồng.- Đá lộ đầu, đá bề mặt.
- Xói mòn, rửa trôi.
- Các yếu tố liên quan tới nước như:
+ Khả năng thoát nước, mức độ thoát nước.
+ Ngập lụt: chu kỳ ngập, thời gian, độ sâu ngập lụt.+ Nước ngầm: độ sâu, chất lượng nước (ô nhiễm…)- Điều kiện ẩm.
- Mô tả phẫu diện theo nội dung, biểu mẫu của FAO-UNESCO - Khoanh tách công tua đất, hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa
4 Phân tích các tầng đất đại diện cho các loại đất Trong tài liệu này hầu hếtcác chỉ tiêu sử dụng cho phân loại đều được phân tích theo hướng dẫn của ISRIC(Procedure for soil analysis, ISRIC, 1995) Tại Phòng Phân tích đất và Môi trườngViện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Các chỉ tiêu phân tích gồm : pHH20, pHkcl, OM%, N%, P2O5%, K205%,Cation trao đổi (Ca2+, Mg2+, K+, Na+) BS%, Fe, Al, CEC/đất, CEC/sét, cát %,Limon%, sét%, tỉ lệ limon/sét, tổng Bazơ trao đổi + Al (Sum exchangeable bases +Al)
5 Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố hình thành đất, hình thái phẫu diện đấtkết hợp với kết quả phân tích đất để phân loại đất và khoanh vẽ bản đồ đất:
- Xác định các đặc trưng, tầng chuẩn đoán… phân loại đất từng phẫu diện, lỗkhoan theo FAO-UNESCO (1990) và WRB (1998).
- Phân loại đất tới cấp III (Nhóm, đơn vị, đơn vị phụ : Group, Unit, Subunit)- Khoanh vẽ bản đố đất (1/10 000) chính thức.
1.2 Phương pháp đánh giá đất đai.
Ap dụng theo đề nghị của FAO, 1976 Thực chất của phương pháp này làMức độ thích nghi đất đai là sự phù hợp của môi trường tự nhiên với yếu cầu đấtđai của các loại hình sử dụng đất Trong đó:
Phương pháp đánh giá đất của FAO, 1976 (A framework for land evaluation,FAO, 1976) được sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cho đánh giá đất Thực chất của
Trang 6phương pháp này là đánh giá mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất vớimôi trường tự nhiên.
- Các loại hình sử dụng đất đề nghị đánh giá, được xác định yêu cầu đất đaicủa chúng trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây Trong đó, chủ yếu là lấycác thông số từ ngay thực tế sản xuất của vùng nghiên cứu hoặc của các vùng lâncận có môi trường tự nhiên tương tự để làm tiêu chuẩn đánh giá.
- Đặc điểm của môi trường tự nhiên được cụ thể hóa bằng Các Đơn Vị ĐấtĐai.
- Sử dụng chương trình đánh giá đất tự động (ALES) trong đánh giá thíchnghi đất đai đối với các loại hình sử dụng đất.
- Sử dụng hệ thống thông tin địa lý với các chương trình hỗ trợ : Mapinfo;Catanlix; Arc View …… dùng để xây dựng bản đồ và dữ liệu.
Định nghĩa của FAO, 1976, nêu ngắn gọn: “Đơn vị đất đai là một vùng haymột vạt đất, trong đó có sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự nhiên và có sựphân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận Mỗi một đơnvị đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với các loại hình sử dụng đất nhấtđịnh”.
Các đơn vị đất đai được xây dựng từ việc chồng xếp các loại bản đồ đơntính và có thể được mô tả theo tính chất hoặc chất lượng đất đai.
Trang 7* Nguyên tắc lựa chọn xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:
- Căn cứ vào yêu cau sử dụng đất (từ chất lượng và đặc tính đất đai) cho từngloại hình sử dụng đất.
- Dựa vào nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung.
Ngoài ra, để có được các đơn vị đất đai (LU hay LUM), theo hướng dẫn củaFAO (N0 -52) cần tuân thủ 5 yêu cau sau:
- Các đơn vị đất đai nên càng đồng nhất càng tốt.
- Việc tập hợp thành nhóm càng có ý nghĩa thực tế quan hệ với sử dụng đất dựkiến.
- Nên vẽ các đơn vị đất đai một cách nhất quán.
- Các đơn vị đất đai cần được xác định càng đơn giản càng tốt và can dựa trêncác tính chất có thể dễ quan sát thu thập ngoài đồng bằng cách sử dụng các ky thuậtviễn thám.
- Các đơn vị đất đai cần xác định theo các tính chất tương đối bền vững củacác yếu tố tự nhiên và chúng không thay đổi nhanh chóng theo các biện pháp quảnlý.
- Chất lượng đất đai (Land quality) là tính chất phức hợp, thông thường phản
ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều tính chất đất như xói mòn, khả năng giữ nước,sự phát triển của rễ…
- Tính chất đất đai (Land characteristic) là tính chất tương đối đơn giản có
thể đo đếm được ngoài đồng hoặc trong phòng thí nghiệm như lượng mưa bìnhquân hằng năm, thành phần cơ giới, độ dốc, độ dày tầng đất, ….
2 Các yếu tố đất đai được xem xét và chỉ tiêu phân cấp:
Biểu 01 : Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Trang 85 Đất phù sa Glây, đất xám GlâyPg, Xg5
7 Đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàngX, Fp, FL7biến đổi do trồng lúa
8 Đất xám và đất vàng đỏ trên đá Macma acidXa; Fa, Fq8 đất vàng nhạt trên đá cát
11 Đất nâu thẫm trên SP phong hoá của đá bọt BaZanRu11
Trang 93 Các loại hình sử dụng đất trong đánhgiá đất đai:
Các loại hình sử dụng đất được đưa ra xem xét đánh giá:
Để xác định khả năng tối đa của đất cho việc bố trí sử dụng Nông nghiệp, cácloại hình sử dụng đất được đưa ra xem xét đánh gía bao gồm : 11 loại hình đã và đangđược áp dụng trong huyện Đức Linh.
LUT- 1: Lúa 2, 3 vụLUT- 2 : Màu & CCNNNLUT- 3 : Mía
LUT- 4 : Bông ĐX có tướiLUT- 5 : Bông Mùa
LUT- 6 : Cây Sắn (Mỳ) LUT- 7: Điều
LUT- 8 : Cao suLUT - 9: TiêuLUT - 10: Cà phêLUT - 11 : Cây ăn quả
Trên cơ sở thích nghi cho từng loại hình này, giúp cho việc bố trí các loại câytrồng và cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng khu vực.
Trang 104 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai:4.1 Phân loại khả năng thích nghi đất đai
Trong nghiên cứu này khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụngđất được chia làm 4 mức độ: S1: Rất thích nghi; S2: Thích nghi trung bình; S3: Ítthích nghi; N: Không thích nghi.
4.2 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất dùng cho đánh gíađất đai.
Yêu cầu sử dụng đất ( Land use requirement – LR ), là những điều kiện đấtđai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổnđịnh và hiệu quả Các yếu tố đất đai sau được đưa ra xem xét.
- Loại đất- Độ dốc
- Địa hình tương đối- Độ dày tầng đất- Khả năng tưới nước- Ngập lũ trong mùa mưa- Đá lộ đầu
- Thành phần cơ giới đất
- Độ chua của dung dịch đất ( pHKCL )
4.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hiện tại
Biểu 02: Tổng hợp thích nghi hiện tại đối với các loại hình sử dụng đất
(ĐVT: ha)
Loại hình sử Cấp thích nghiTổng D.Tđánh giá
Trang 11Tổng hợp thích nghi đất đai đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp,nếu tính ở 2 cấp : rất thích nghi và thích nghi trung bình (S1 và S2), diện tích thíchnghi tối đa của các loại hình sử dụng chính như sau:
Kết quả thích nghi đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng được đánh giá phủtrên toàn bộ diện tích đất vùng nghiên cứu, đây là cơ sở cho việc đề xuất bố trí sửdụng đất cho phù hợp với từng loại hình trên từng khu vực.
4.4 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai tiềm năng (Điều kiện có cải tạothủy lợi)
Trên cơ sở dự án thủy lợi khu vực TàPao, quy mô, khả năng tưới của cácđập, tuyến kênh trong huyện.
Bằng phương pháp loại trừ và giảm cấp những hạn chế do tác động trongđiều kiện có tưới để đánh gía thích nghi đất đai Các khu vực có tưới được khoanhtách, kết qủa đánh gía cũng được tiến hành cho từng loại hình sử dụng đất nhưtrường hợp hiện tại và được gọi là thích nghi tiềm năng (trong điều kiện hoàn chỉnhhệ thống thủy lợi)
Trong điều kiện cải tạo thuỷ lợi, diện tích vùng tưới được mở rộng trên phầnlớn diện tích đất phù sa vùng đất bằng (đất phù sa được bồi, đất phù sa có tầngloang lổ, đất phù sa Glây và một vài chân đất xám trên phù sa cổ) Nên mức độthích nghi S1 của một số loại hình sử dụng đất có tưới tăng lên : như lúa 2 vụ, màuvà cây CNNN, mía, mức độ thích nghi S2 của bông Đông Xuân có tưới tăng từ1.403 ha lên 3.015 ha.
Trang 12Biểu 03 : Tổng hợp thích nghi đất đai tiềm năng đối với các loại hình sử dụng đất
(ĐVT: ha)Loại hình sử Cấp thích nghiTổng D.T
Trang 13KẾT LUẬN
1 Tài nguyên đất của huyện Đức Linh khá phong phú với nhiều nhóm và loạiđất từ vùng đồng bằng đến các đất vùng đồi núi, có những đặc điểm và khả năng sửdụng khác nhau, đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóacây trồng Theo phân loại đất, trên bản đồ tỉ lệ 1/25.000 đã phân ra 5 nhóm đất với 13đơn vị chú dẫn bản đồ Trong đó có mặt của cả những loại đất có độ phì khá như đấtnâu đỏ, đất nâu vàng, đất nâu thẫm trên đá bazan Đất có độ phì trung bình như đất phùsa, đất xám trên phù sa cổ Các đất có độ phì thấp như đất xám, đất vàng đỏ trên đáGranit Một số đất có vấn đề như đất đất cát, đất phù sa úng nước, đất có tầng mỏngdưới 30 cm có đá lộ đầu.
2 Phần lớn diện tích đất phân bố ở địa hình khá bằng phẳng ít dốc và có tầngdày > 70 cm Đây là những đặc điểm không những thuận lợi cho khai thác bố trí sửdụng đất Nông-Lâm nghiệp mà còn cho xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và pháttriển kinh tế xã hội một cách toàn diện.
3 Trên cơ sở xem xét tổng hợp các yếu tố môi trường tự nhiên Nông-LâmNghiệp gồm đất, nước, địa hình, đã phân biệt được 59 đơn vị đất đai khác nhau, mỗiđơn vị đất đai được xem như là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên đã xác định.
4 Kết quả đánh giá cho thấy đất đai trong vùng có phạm vi thích nghi khá rộngvới nhiều loại hình sử dụng khác nhau Đặc biệt trong điều kiện có tưới, có thể trồngcác loại cây lâu năm như tiêu, cây ăn quả, điều, cao su ; các loại cây trồng cạn hàngnăm, chuyên canh lúa hoặc luân canh lúa màu Trên cơ sở thích nghi của từng loạihình sử dụng đất đã tổng hợp lên 32 kiểu thích nghi đất đai.
5 Những hạn chế chính cho bố trí sử dụng đất ở trong vùng là các đất có vấn đềnhư đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất bị ngập lũ trong mùa mưa, một số khu vực đấttầng mỏng có đá lộ đầu ở một số chân đất đỏ vàng, đất xám trên đá Granit, đất nâuthẫm trên đá bazan Vì vậy, để tăng khả năng thích nghi với cây trồng cần phải quantâm đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Riêng đối với các đất có vấn đề, khi bố trísử dụng, bên cạnh mức độ thích nghi của loại hình sử dụng đất được bố trí, cần phảichú ý đến vấn đề môi trường sinh thái với quan điểm sử dụng đất vừa có hiệu quảkinh tế vừa bảo vệ ổn định môi trường cho sử dụng lâu bền Trong bố trí sử dụng đấtcần ưu tiên nhóm cây trồng có nhu cầu ít nước, cây trồng có thị trường tiêu thụ Bố trímùa vụ để tận dụng nước trong mùa mưa.
6 Cần có những điều tra, nghiên cứu chi tiết với tỉ lệ bản đồ lớn (1/10.000hoặc 1/5.000) trên phạm vi hẹp (một xã, 1 vùng chuyên canh… ) để có những đềxuất cụ thể phục vụ tốt hơn trong sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp.