1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tiềm năng đất đai va đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định

27 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 611,71 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP    TÓ  2014     Phn bin 1: PGS.TS. NGUYN TH VÒNG i hc Nông nghip Hà Ni Phn bin 2: NH Hi Khoa ht Phn bin 3: TS. THÁI TH QU Tng cc Qu     -  -  1   Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, dưới sức ép về sự gia tăng dân số, kinh tế xã hội phát triển mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm và đời sống văn hoá tinh thần tăng lên không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, ngành sản xuất nông nghiệp phải đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và phải duy trì được độ phì nhiêu đất. Do đó việc đánh giá số lượng và chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững. Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định. Trong phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong ngành sản xuất nông nghiệp, Hải Hậu cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, nông nghiệp chủ đạo hiện nay vẫn là sản xuất lương thực lúa gạo và chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của huyện (UBND huyện Hải Hậu, 2011). Một số vùng đất ven biển người dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất làm muối, đất mặt nước, đất bằng chưa sử dụng sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mặn – lợ và bước đầu đã thu được hiệu quả nhất định (UBND huyện Hải Hậu, 2010). Tuy nhiên, để góp phần nâng cao giá trị trong sử dụng đất, từng bước cải thiện đời sống người dân thì việc đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn huyện là rất cần thiết nhằm xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài   có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết.  Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn, đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020.  3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Xác định được bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phương pháp đánh giá đất của FAO) làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững. - Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.  4.1. Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu; Các loại đất sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp; Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình; Nông dân và người sử dụng đất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. - Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 1980 – 2013, tập trung chủ yếu trong 3 năm 2009 - 2011.  - Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về tính chất đất, xác định được bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phương pháp đánh giá đất của FAO) phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp huyện ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Luận án đã lựa chọn và xác định được một số chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá tính bền vững của các LUT trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hậu. - Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến năm 2020. C1   1.1. T 1.1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai Khái niệm về đánh giá đất đai (Land Evaluation - LE): FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai như sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn 3 có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có (FAO, 1976). 1.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất, liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hoá, v.v… Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs. , 2005). 1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới * Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) Đánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô cũ. Theo quan điểm đánh giá đất của Docutraep (1846 - 1903) bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình); Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). * Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ: Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra vào những năm 1961, phương pháp đánh giá phân hạng đất đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất chúng được phân ra thành 2 nhóm: - Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất , lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt, v.v… - Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì ,thành phần dinh dưỡng và những trở ngại về tưới tiêu, v.v… 1.1.3. Đánh giá đất theo FAO Năm 1970, tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973. 4 Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land Evaluatinon, 1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này được tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp cụ thể như: Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984); Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985); Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (FAO, 1989); Đánh giá đất đai cho sự phát triển (FAO, 1990); Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1991), v.v ở Việt Nam, việc ứng dụng đánh giá đất theo FAO được bắt đầu từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước.  1.2.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững Theo FAO (1989): Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời gìn giữ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên (FAO, 1989). 1.2.2. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững hướng tới 3 mục tiêu: - Năng suất/sản lượng nông phẩm cao và ổn định; - Hiệu quả kinh tế: Tăng thu nhập cho người sản xuất, thay đổi môi trường kinh tế và xã hội cộng đồng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội Quốc gia.; - Duy trì và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, cảnh quan ) (Đào Châu Thu, 2009).  Vùng ven biển Việt Nam có chiều dài 3.260 km, kéo dài từ Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh đến Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo Tổng cục Quản lý Đất đai, 2010), tổng diện tích các huyện vùng ven biển Việt Nam là 3.725.500 ha, chiếm 11,26% diện tích tự nhiên cả nước. Trong sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất điển hình vùng ven biển Việt Nam có thể thống kê gồm một số LUT cơ bản: LUT chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUT chuyên màu, LUT lúa – nuôi thuỷ sản, LUT chuyên nuôi trồng thuỷ sản, trong đó LUT nuôi trồng thuỷ sản mặn – lợ là thế mạnh của các vùng đất ven biển Việt Nam. Nhận thức được tiềm năng và thách thức của việc sử dụng đất các vùng ven biển, đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam có ứng dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO. 5 C2  VÀ   2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn, nguồn nước; Tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, v.v ); Thảm thực vật. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; Thực trạng nguồn nhân lực (dân số, lao động, việc làm, mức sống), cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2.1.2. Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định: Phúc tra, nghiên cứu đặc điểm và tính chất các loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất - Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp: Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Tình hình biến động đất đai và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (các LUT) huyện Hải Hậu: Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện; Phân tích, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. 2.1.4. Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai; Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; Mô tả đặc điểm các đơn vị đất đai. - Phân hạng thích hợp đất đai theo FAO: Lựa chọn các loại hình sử dụng đất hiệu quả; Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được chọn; Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn. 2.1.5. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu - Mô hình 1: Mô hình trồng 2 vụ lúa; Mô hình 2: Mô hình chuyên rau; Mô hình 3: Mô hình 2 lúa - 1 rau, màu; Mô hình 4: Mô hình lúa xuân - lúa tám đặc sản; Mô hình 5: Mô hình chuyên màu; Mô hình 6: Mô hình nuôi thủy sản mặn lợ; Mô hình 7: Mô hình nuôi thủy sản nước ngọt. 2.1.6. Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu. - Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất: Tiêu chí về kinh tế; Tiêu chí về xã hội; Tiêu chí về môi trường. - Đánh giá tính bền vững các LUT: Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế; Đánh giá tính bền vững về mặt xã hội; Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường; Tổng hợp đánh giá tính bền vững của các LUT. 6 2.1.7. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu - Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu.  2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp và kế thừa tài liệu có chọn lọc - Phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp: thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan nghiên cứu và những cá nhân, đơn vị có liên quan: + Thu thập nguồn số liệu khí tượng thuỷ văn; thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, dân số, lao động vùng nghiên cứu từ các ngành: Thống kê, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thuỷ lợi, Thuỷ nông, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế, Văn hoá, v.v + Chế độ canh tác (thời vụ, loại cây trồng, giống cây trồng, kỹ thuật trồng trọt, tập quán canh tác) của các loại hình sử dụng đất chính, chế độ tưới tiêu. + Điều tra các yếu tố hạn chế chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản (hạn hán, bão lụt, ngập úng, xâm mặn, v.v ). - Phương pháp kế thừa có chọn lọc các số liệu và tài liệu điều tra thu thập. 2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp - Sử dụng phương pháp điều tra nông hộ có sự tham gia trực tiếp của người sản xuất nông nghiệp (PRA) thông qua mẫu phiếu điều tra nông hộ. Điều tra 300 nông hộ trên địa bàn huyện (khoảng 0,34% tổng số số hộ trên địa bàn huyện), kết quả được suy rộng cho tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên để chọn mẫu nông hộ điều tra đảm bảo các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính đại diện cao nhất: Nông hộ được chọn để điều tra, phải là những hộ đại diện chung cho từng LUT, trên từng đơn vị đất về trình độ canh tác, khả năng đầu tư, v.v + Điều tra theo đơn vị đất: Năng suất, chất lượng sản phẩm, chế độ canh tác, sự phân bố cây trồng và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính, tính chất của từng đơn vị đất. Mỗi đơn vị đất có mức độ phù hợp với cây trồng, nhóm cây trồng, các loại thủy sản khác nhau. + Điều tra theo quy mô diện tích các LUT: Căn cứ vào diện tích của từng LUT trên từng đơn vị đất để xác định đơn vị diện tích cho phù hợp. 7 + Điều tra theo số lượng các kiểu sử dụng đất của từng LUT: LUT có nhiều kiểu sử dụng đất thì số hộ điều tra lớn và ngược lại.  TT LUT  1 2 vụ lúa 170 2 2 lúa 1 màu 37 3 2 màu 1 lúa 8 4 Chuyên màu 34 5 1 lúa - 1 cá 5 6 Chuyên NTTS 35 7 Làm muối 11  300 2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu Phương pháp sử dụng các phần mềm Word, Excel để thống kê, so sánh, tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp. 2.2.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống đã gắn kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiệu quả các LUT, tính thích hợp đất đai của các LUT, kết quả theo dõi các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp đạt mục tiêu hợp lý, hiệu quả và bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 2.2.5. Phương pháp phúc tra xây dựng bản đồ đất và tính chất đất Trên cơ sở bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng năm 2006 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), căn cứ vào bản đồ nền địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tiến hành điều tra, khảo sát, chỉnh lý Bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông nghiệp (Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 68-84). - Điều tra theo tuyến dựa trên các điểm lấy được chấm bổ sung trên bản đồ, cụ thể như sau: + Điều tra tuyến theo các lát cắt, như: Lát cắt địa hình, lát cắt ngang từ biển vào, lát cắt ngang sông. + Điều tra theo mạng lưới phẫu diện: Trên cơ sở mạng lưới phẫu diễn đã có từ bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng năm 2006 tiến hành chấm trên bản đồ và lấy mẫu bổ sung nhằm kiểm tra các khoanh đất và ranh giới các loại đất, số lượng mẫu lấy theo quy mô của các loại đất. Tiến hành chỉnh lý, khoanh vẽ trực tiếp 8 ngoài thực địa để hoàn thành Bản đồ đất gốc ngoài thực địa. - Số lượng phẫu diện: Đào 100 phẫu diện, trong đó gồm: + Phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích: 10 phẫu diện + Phẫu diện chính không lấy mẫu phân tích: 90 phẫu diện - Số mẫu nông hóa: Lấy 30 mẫu. -  + Mẫu thổ nhưỡng: Phân tích 17 chỉ tiêu lý, hóa học, gồm: Thành phần cấp hạt (4 cấp); pH H20 , pH KCl , CEC, TSMT, EC, Cl - , Na + , K + , Ca 2+ , Mg 2+ , OC %, N %, P 2 O 5 %, K 2 O %,P 2 O 5 dễ tiêu, K 2 O dễ tiêu. + Mẫu nông hóa: Phân tích 15 chỉ tiêu, gồm: thành phần cấp hạt (4 cấp); pH H20 , pH KCl , CEC, Cl - , Na + , K + , Ca 2+ , Mg 2+ , OC %, N %, P 2 O 5 %, K 2 O %, P 2 O 5 dễ tiêu, K 2 O dễ tiêu. - Phân loại bản đồ đất: Theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (Tiêu chuẩn ngành 10. TCN 68-84. Tương ứng với TCVN 9487:2012). Xây dựng bảng phân loại, bảng chú dẫn bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 theo Hệ phân loại đất Việt Nam. - Chỉnh lý và xây dựng bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 chính thức trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng gốc ngoài thực địa và kết quả phân loại đất. - Số hóa và hoàn thiện bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000 trên hệ thống GIS. 2.2.6. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa: - Phương pháp lấy mẫu đất: theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Tiêu chuẩn ngành 10. TCN 68-84 Tương ứng với TCVN 9487:2012). + Lấy mẫu vào tiêu bản: Mẫu đất được lấy vào hộp tiêu bản theo các tầng phát sinh. Mẫu đất phải đại diện cho các tầng phát sinh theo như bản mô tả phẫu diện. + Lấy mẫu đất phân tích thổ nhưỡng: Mẫu đất được lấy theo tầng phát sinh với nguyên tắc lấy từ tầng dưới lên dần các tầng trên và phải lấy ở giữa các tầng đất. Nếu tầng đất dầy chưa đến 50 cm lấy 1 mẫu, tầng đất dầy 50 - 90 cm lấy 2 mẫu, tầng đất dầy hơn 90 cm lấy 3 mẫu. Mỗi mẫu lấy khoảng 1 kg. + Lấy mẫu nông hóa: Mẫu nông hóa được lấy theo độ sâu tầng canh tác. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo hỗn hợp. Tại mỗi ruộng tiến hành lấy 5 điểm theo đường chéo, sau đó trộn đều, lấy mẫu trung bình, mỗi mẫu lấy khoảng 1 kg. - Phương pháp lấy mẫu nước mặt và bảo quản mẫu nước theo các tiêu chuẩn sau: + TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2 : 1991). Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng [...]... Trung Bình LUT 21 Tổng hợp đánh giá 3.7 Đề xuất định hƣ ng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020 Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai, kết hợp cơ sở khoa học, thực tiễn, yêu cầu phát triển nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Hải Hậu với cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 được... 3.6 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 3.6.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Hải Hậu, tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực: đất đai, nông học, môi trường, kinh tế, v.v Xác định được các tiêu chí tham gia vào việc đánh giá sử dụng đất bền vững. .. 14.271,66 14.271,66 14.271,66 19 3.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất một số mô hình sản xuất nông nghiệp huyện Hải Hậu Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất của các LUT của huyện ở phần mục trên, đề tài tập trung điều tra và đánh giá chi tiết hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng của huyện: Mô hình 1: 2 vụ lúa; lúa xuân... đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Hải Hậu 3.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, Hải Hậu có diện tích tự nhiên là 22.895,59 ha Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 15.831,29 ha (chiếm 69,15% diện tích tự nhiên) còn lại là đất đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (Bảng 3.2) Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất. .. quán sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật 2.6 Nhu cầu xã hội 3.1 Năng suất sinh học 3.2 Khả năng thích nghi đất đai tự nhiên Bảo vệ độ phì đất 3.3 Khả năng duy trì bảo vệ đất, môi trường (chất lượng đất) 3.4 Khả năng bảo vệ nguồn nước tưới tiêu 3.5 Khả năng hạn chế nguy cơ mặn hoá 3.6.2 Đánh giá tính bền vững các LUT Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp trên... Phương pháp đánh giá tính bền vững các LUT theo phương pháp cho điểm Phương pháp cho điểm dùng để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở phân cấp các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường, đánh giá tính bền vững các LUT thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng các chỉ tiêu phân cấp và tiến hành cho điểm các LUT Tiêu chí về kinh tế bao gồm: Tổng giá trị sản xuất; giá. .. thống sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu cụ thể như sau 20 Bảng 3.7 Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững các LUT huyện Hải Hậu Tiêu chí cấp 1 1 Kinh tế 2 Xã hội 3 Môi trƣ ng Tiêu chí cấp 2 1.1 Tổng giá trị sản phẩm/1 ha 1.2 Giá trị gia tăng/1 ha 1.3 Lợi ích/chi phí(GTGT/CPTG) 1.4 Giá trị gia tăng/ngày công lao động 2.1 Lao động/1 ha 2.2 Khả năng về vốn, đất đai 2.3 Khả năng. .. dựng 7 bản đồ đơn tính về các đặc tính đất đai của các LMU, 7 bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn, 1 bản đồ tổng hợp phân hạng thích hợp đất đai của các LUT được lựa chọn và 1 bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu đến năm 2020 5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình trên địa bàn huyện trong 3 năm 2009 - 2011 có thể... QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Quang Học (2013) Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 13, năm 2013, trang 23-30 2 Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Quang Học (2013) Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 4 năm 2013, trang 532-541... điều tra 13 3.2.2 Đánh giá chung về tính chất đất huyện Hải Hậu Quỹ đất và cơ cấu các loại đất của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bao gồm 9 loại đất thuộc 3 nhóm đất: Nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn và nhóm đất cát Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất là 8.976,61 ha, chiếm 39,20% DTTN gồm 4 loại đất Nhóm đất phù sa nhìn chung có độ phì khá, phù hợp với trồng các cây hàng năm có khả năng cho năng suất cao, . 2.1.7. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu - Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu - Đề xuất một số giải pháp. Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá tính bền vững của. vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có (FAO, 1976). 1.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số

Ngày đăng: 24/07/2014, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w