1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án sinh học 12 cơ bản soạn theo chuần

104 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 5,65 MB

Nội dung

Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………….. PHẦN V DI TRUYỀN HỌC Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen. Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền. Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường, bảo vệ động thực vật quý hiếm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 1.1, 1.2 SGK. Học sinh: SGK, đọc trước bài học. III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu trúc của gen, mã di truyền và quá trình tự nhân đôi của ADN. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠYHỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc và chức năng của AND, các loại ARN. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động I : Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của gen. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 nêu khái niệm gen ? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình 1.1 SGK và cho biết : + Mỗi gen cấu trúc gồm mấy vùng ? Vị trí và chức năng của từng vùng ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. GV lưu ý : + Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh). + Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa aa (ê xôn) là các đoạn không mã hóa aa (intron) vì vậy gọi là gen phân mảnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền. GV : Đưa ra câu hỏi tình huống: Gen cấu tạo từ các nucleotit, protein cấu tạo từ aa. Vậy làm thế nào mà gen qui định tổng hợp protein được ? HS: Trả lời được: Thông qua mã di truyền. GV : Vậy mã di truyền là gì ? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ? HS: Nghiên cứu SGK mục II trang 7 trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức. GV: Mã di truyền có những đặc điểm gì? HS: Nghiên cứu mục II SGK trang 8 trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN. GV: Treo tranh toàn bộ cơ chế tự nhân đôi của ADN để HS quan sát và đưa ra câu hỏi: + Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính? + Bước 2 diễn ra như thế nào? Mạch nào được sử dụng làm mạch khuôn? + Chiều tổng hợp của các mạch mới? Mạch nào được tổng hợp liên tục? Tại sao? + Có nhận xét gì về cấu trúc của 2 phân tử ADN con? + Nhờ nguyên tắc nào mà 2 phân tử ADN con tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ? HS: Quan sát sơ đồ hình 1.2 thảo luận và thống nhất ý kiến tả lời các câu hỏi trên. GV: Nhận xét bổ sung ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN để hoàn thiện kiến thức. I. GEN 1. Khái niệm : Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN. Ví dụ: SGK 2. Cấu trúc của gen cấu trúc : Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng: Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của mạch gốc mang tín hiệu khởi động và điều hòa quá trình phiên mã. Vùng mã hóa: Nằm ở giữa gen, mang thông tin di truyền mã hóa axit min. Vùng kết thúc: Nằm ở cuối gen 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. II. MÃ DI TRUYỀN. 1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin( Mã di truyền là mã bộ ba) Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa. + 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, >qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. + 1 bộ mở đầu: AUG>qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ). 2. Đặc điểm của mã di truyền: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục trên từng bộ ba nuclêôtit. Mã di truyền có tính phổ biến. Mã di truyền có tính đặc hiệu. Mã di truyền có tính thoái hóa. III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND). 1. Diễn biến. Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân bào. Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm các bước: Bước 1: Tháo xoắn ADN. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới. Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành. 2. Ý nghĩa Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định.

Ngày đăng: 17/07/2018, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w