1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008

128 611 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 12,93 MB

Nội dung

Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-  -

NGUYỄN NGỌC TẤN

NGHIÊN CỨU LOÀI VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

SMITH GÂY HẠI CÀ CHUA VỤ ðÔNG XUÂN – XUÂN HÈ Ở TỈNH

NINH BÌNH NĂM 2007 - 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BVTV

Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: TS ðỗ Tấn Dũng

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc

Ninh Bình, ngày…… tháng…….năm 2008

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tấn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, người thân và các cơ quan ñơn vi

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Sau ðại học và khoa Nông học ñã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tời thầy giáo TS ðỗ Tấn Dũng, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhân dân ñịa phương huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Nho Quan, T.P Ninh Bình ñã giúp ñỡ tôi tận tình trong thời gian thực hiện ñề tài

Ninh bình, ngày… tháng… năm 2008

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tấn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục các ảnh viii

Danh mục các biểu ñồ .x

1 MỞ ðẦU i

1.1 TỚNH CấP THIếT CủA ñề TàI 1

1.2 MụC ñỚCH, YỜU CầU CủA ñề TàI 2

1.2.1 MụC ñỚCH 2

1.2.2 YỜU CầU 2

1.3 ðịA ñIểM Và THờI GIAN NGHIỜN CứU 3

2 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 4

2.1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, MỨC ðỘ PHỔ BIẾN, TÁC HẠI CỦA BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN 4

2.1.2 NGHIÊN CỨU VỀ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 6

2.1.2.1 TRIỆU CHỨNG TÁC HẠI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN, CHẨN ðOÁN BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN 7

2.1.2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI, ðẶC TÍNH SINH LÝ CỦA LOÀI RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 9

2.1.2.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ XÂM NHIỄM, LAN TRUYỀN VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA LOÀI RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 9

2.1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN DO RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH GÂY RA 11

2.1.3.1 BIỆN PHÁP CHỌN, TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG KHÁNG BỆNH TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN 11

2.1.3.2 BIỆN PHÁP CANH TÁC TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 15

2.1.3.3 BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 17

Trang 5

2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 20

2.2.1 CÁC NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG 20

2.2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG 24

3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 28

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.3.1 PHƯƠNG PHÁP ðIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN NGOÀI ðỒNG RUỘNG 29

3.3.1.1 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 30

3.3.1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ðỘ LUÂN CANH ðẾN BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 30

3.3.1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ðỊA THẾ DẤT ðẾN BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 30

3.3.1.4 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI KHOAI TÂY 31

3.3.1.5 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI LẠC 31

3.3.1.6 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ PHÁO 31

3.3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG 31

3.3.2.1 PHƯƠNG PHÁP CHẨN ðOÁN, PHÂN LY, NUÔI CẤY VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM 31

3.3.2.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ðẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM 32 3.3.2.3 NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI TẾ BÀO VÀ KHUẨN LẠC CỦA CÁC ISOLATES VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM 32 3.3.3 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM TRONG NHÀ LƯỚI 33

3.3.3.1 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI 33

3.3.3.2 NGHIÊN CỨU TÍNH GÂY BỆNH CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM PHÂN LẬP TRÊN CÁC CÂY KÝ CHỦ KHÁC NHAU 33

Trang 6

3.3.3.3 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA BẰNG VI KHUẨN ðỐI KHÁNG TRONG ðIỀU KIỆN CHẬU VẠI 34 3.3.3.4 NGHIÊN CỨU TÍNH ðỘC CỦA CÁC ISOLATE VI KHUẨN

RALSTONIA SOLANACEARUM PHÂN LẬP ðƯỢC TRÊN CÁC CÂY KÝ CHỦ 34 3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 35

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 ðIỀU TRA ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ PHỔ BIẾN VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH HXVK HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG Ở NINH BÌNH 36 4.1.1 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 36 4.1.2 ðIỀU TRA MỨC ðỘ PHỔ BIẾN VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI MỘT SỐ CÂY KÝ CHỦ Ở TỈNH NINH BÌNH 47 4.1.2.1 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI LẠC 47 4.1.2.2 BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ PHÁO 50 4.1.2.3.BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI KHOAI TÂY 51

4.2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI RALSTONIA

SOLANACEARUM SMITH 55 4.2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LI NUÔI CẤY VI KHUẨN GÂY BỆNH 55 4.2.2 ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI TẾ BÀO KHUẨN LẠC CỦA VI KHUẨN

RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH 56 4.2.3 TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DÒNG VI

KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH TRÊN MÔI TRƯỜNG

NHÂN TẠO 59 4.2.4 NGHIÊN CỨU TÍNH GÂY BỆNH CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN GÂY BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁC CÂY KÝ CHỦ

Ở NINH BÌNH 66 4.3 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN ………… 67

4.3.1 BIỆN PHÁP CANH TÁC 75 4.3.1.1 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ðỘ LUÂN CANH ðẾN BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 75

Trang 7

4.3.1.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ðỊA THẾ ðẤT ðẾN BỆNH

HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA 79

4.3.2 BIỆN PHÁP SINH HỌC 80

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 89

5.1 KẾT LUẬN 89

5.2 ðỀ NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 105

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum Smith)

hại cà chua vụ thu ñông ở tỉnh Ninh Bình năm 2007 39

Bảng 4.2 Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum Smith)

hại cà chua vụ ñông xuân ở tỉnh Ninh Bình năm 2007 – 2008 43

Bảng 4.3 Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum Smith)

hại cà chua vụ xuân hè ở tỉnh Ninh Bình năm 2008 44

Bảng 4.4: Tình hình bệnh HXVK hại lạc (Ralstonia solanacearum Smith) vụ

xuân năm 2008 ở tỉnh Ninh Bình 48 Bảng 4.5: Tình hình bệnh HXVK trên cà pháo 51 Bảng 4.6: Tình hình bệnh HXVK hại khoai tây vụ ñông 2007 54 Bảng 4.7: Một số ñặc ñiểm hình thái khuẩn lạc và tế bào của các dòng vi

khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh HXVK trên môi trường nhân

tạo 58 Bảng 4.8: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của của các

dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith 59

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của của

các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith 63

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của các dòng vi khuẩn

Ralstonia solanacearum Smith 65

Bảng 4.11: Nghiên cứu tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia

solanacearum phân lập từ các cây kí chủ trên cây cà chua 67

Bảng 4.12: Tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum

Smith trên một số cây kí chủ 69 Bảng 4 13: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh héo xanh vi khuẩn hại

cà chua vụ thu ñông (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2007) 76

Trang 9

Bảng 4 14: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh héo xanh vi khuẩn hại

cà chua vụ xuân hè (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2008) 78 Bảng 4 15: Ảnh hưởng của ñịa thế ñất ñến bệnh HXVK hại cà chua vụ xuân

hè năm 2007, Gia Vượng, Gia Viễn 80

Bảng 4.16 : Khảo sát khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia

solanacearum Smith của một số giống cà chua 82 Bảng 4.17: Khảo sát khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn của chế phẩm

Bacillus subtilis trong ñiều kiện chậu vại 86

Trang 10

xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith 41

Ảnh 4.5 a Cây lạc bị bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith 49 Ảnh 4.5 b Cây lạc bị bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith.50 Ảnh 4.6: Cây cà pháo bị bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith 53 Ảnh 4.7 Cắt ngang thân cây cà pháo bị bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia

solanacearum Smith 53 Ảnh 4.8 a: Cây khoai tây bị bệnh héo xanh vi khuẩn 54 Ảnh 4.8 b: Cây khoai tây bị bệnh héo xanh vi khuẩn 54 Ảnh 4.9 : Sự phát triển của vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên môi trường SPA 61 Ảnh 4.10: Sự phát triển của vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên môi trường TZC 62 Ảnh 4.11: Sự phát triển của vi khuẩn ñối kháng Bacillus subtilis trên môi trường SPA 63 Ảnh 4.12: Cây cà pháo bi bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trong lây nhiễm chéo 70 Ảnh 4.13: Thí nghiệm lây nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia

solanacearum Smith trên lạc 71 Ảnh 4.14: Thí nghiệm lây nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia

Trang 11

Ảnh 4.15: Cà chua va khoai tây bị bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia

solanacearum Smith trong thí nghiệm lây nhiễm 72 Ảnh 4.16: Thí nghiệm khảo sát khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn

Ralstonia solanacearum Smith của một số giống cà chua 84 Ảnh 4.17: Thí nghiệm khảo sát khả năng phòng chống bệnh héo xanh vi

khuẩn Ralstonia solanacearum Smith của chế phẩm Bacillus subtilis 85

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 4 1: Diến biến một số yếu tố khí tượng ñặc trưng tháng từ tháng 1 ñến tháng 12/2007 tại trạm láng 45 Biểu ñồ 4.2: Diến biến một số yếu tố khí tượng ñặc trưng tháng từ tháng 1 ñến tháng 6/2008 tại trạm láng 46 Biểu ñồ 4.3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của vi

khuẩn Ralstonia solanacearum phân lập trên cà chua sau 72 giờ nuôi cấy 60 Biểu ñồ 4.4: Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển của vi khuẩn Ralstonia

solanacearum phân lập trên cà chua sau 72 giờ nuôi cấy 64 Biểu ñồ 4.5: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường SPA 66

Biểu ñồ 4.6: Tính gây bệnh của dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

gây bệnh héo xanh cà chua trên các cây kí chủ 72

Biểu ñồ 4.7: Tính gây bệnh của dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

gây bệnh héo xanh khoai tây trên các cây kí chủ 73

Biểu ñồ 4.8: Tính gây bệnh của dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

gây bệnh héo xanh lạc trên các cây kí chủ 73

Biểu ñồ 4.9: Tính gây bệnh của dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

gây bệnh héo xanh cà pháo trên các cây kí chủ 74

Trang 13

1 MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Việt Nam là một nước ñang phát triển có xuất phát ñiểm từ sản xuất nông nghiệp ða số người dân tham gia vào hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñặc biệt là ở vùng nông thôn Thu nhập từ hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển ñất nước Bên cạnh cây lương thực, thực phẩm thì rau ñược biết ñến là một loại thực phẩm rất quan trọng cung cấp cho con người những chất thiết yếu hàng ngày Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau còn là cây trồng có ý nghĩa kinh tế giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng Việt Nam Ngoài việc ñáp ứng nhu cầu trong nước rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, ñặc biệt những sản phẩm ñã qua chế biến

Năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: khí hậu, thời tiết, ñất ñai, sâu bệnh hại, trong những nhân tố ñó thì bệnh hại giữ một phần rất quan trọng, chúng tác ñộng ñáng kể ñến nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

Phòng chống dịch hại ñã và ñang là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết ñịnh trong việc mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) hại cây trồng

là một trong số những bệnh quan trọng của vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới, những vùng có khí hậu ấm áp trên thế giới (Bradbury, 1986) [42] Bệnh HXVK gây thiệt hại nghiêm trọng trên một số cây trồng thuộc họ cà, họ ñậu Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ñới gió mùa nóng ẩm là ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh Thực tiễn sản xuất ở những vùng trồng cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc cho thấy bệnh HXVK phát sinh phát triển và gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng ñến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm

Ninh Bình là một tỉnh thuần nông, trong một số năm trở lại ñây xuất phát từ nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế từ cây cà chua mang lại, vì vậy diện tích trồng cà chua ngày càng tăng Song song với việc tăng diện tích,

Trang 14

thâm canh cà chua thì vấn ñề bệnh hại, trong ñó có bệnh HXVK do vi khuẩn

Ralstonia solanacearum Smith ñã ảnh hưởng và ñe doạ nghiêm trọng ñến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tác nhân gây bệnh và phòng chống bệnh, vì vậy xuất phát

từ nhu cầu bức xúc của thực tiễn sản xuất, ñược sự phân công của khoa nông học Trường ðại học Nông nghiệp chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:

“ Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây hại

cà chua vụ ñông xuân – xuân hè ở tỉnh Ninh Bình năm 2007-2008

1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

1.2.1 Mục ñích

ðiều tra ñánh giá thực trạng và một số biện pháp phòng trừ bệnh Héo

xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) hại cà chua tại Ninh Bình Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái và sinh học của loài vi khuẩn Ralstonia

solanacearum Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại cà chua bằng biện pháp canh tác và chế phẩm vi sinh vật ñối kháng

1.2.2 Yêu cầu

- ðiều tra tình hình bệnh HXVK hại cà chua vụ ñông xuân và xuân hè tại tỉnh Ninh Bình

- Nghiên cứu một số ñặc tính hình thái và sinh học của vi khuẩn

Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh HXVK cà chua

- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái và kỹ thuật ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại cà chua

- Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại cà chua bằng biện pháp luân canh và ứng dụng chế phẩm vi khuẩn ñối kháng phòng trừ bệnh trong ñiều kiện chậu vại

Trang 15

1.3 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

- ðịa ñiểm nghiên cứu

ðiều tra mức ñộ phổ biến, tác hại và ñặc ñiểm phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại cà chua, khoai tây, lạc, cà pháo ở một số vùng thuộc tỉnh Ninh Bình

Các thí nghiệm về phân ly nuôi cấy, nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái; Khảo sát khả năng kháng bệnh của một số giống cà chua ñối với bệnh héo xanh vi khuẩn;

nghiên cứu tính ñộc, tính gây bệnh của các isolate vi khuẩn Ralstonia solanacearum

phân lập từ các cây kí chủ ñược tiến hành tại phòng nghiên cứu Nấm, Khuẩn và nhà lưới – Bộ môn Bệnh cây – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2007 ñến tháng 6/2008

Trang 16

2 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Những nghiên cứu ngoài nước

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu, mức ñộ phổ biến, tác hại của bệnh héo xanh vi khuẩn

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam bệnh HXVK hại cây trồng là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng nhất ñến năng suất, chất lượng cà chua Năm 1896, E.F Smith ñã phát hiện triệu chứng bệnh HXVK và ông ñã

ñi sâu nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cà chua, khoai tây, cà tím và ñặt tên

vi khuẩn gây bệnh là Pseudomanas solanacearum Smith ðến năm 1996 tác

giả Yabuuchi ñã nghiên cứu, ñề nghị chuyển vi khuẩn gây bệnh HXVK thành

tên mới là Ralstonia solanacearum Smith (Yabuuchi)

Sự phân bố ñịa lý của loài Ralstonia solanacearum Smith ñã ñược

nhiều tác giả nghiên cứu:

Bệnh HXVK phân bố rộng khắp thế giới, ñặc biệt ở vùng nhiệt ñới với mức ñộ gây hại nghiêm trọng (Hayward A C., 1986)[63] Bệnh HXVK là loại bệnh quan trọng và ñiển hình nhất ở vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới và những vùng

có khí hậu ôn ñới trên thế giới (Bradburty, 1986 [42]) Bệnh gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, làm giảm năng suất trên nhiều cây trồng từ 15 ñến 95%, thậm chí 100% trên cây cà chua (AVRDC Report, 2000 [39]

Phạm vi ký chủ của loài Ralstonia solanacearum Smith:

Vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith là loài ký sinh ña thực, có sự

biến ñổi về tính gây bệnh trên các cây ký chủ với các chủng sinh lý (Race) khác nhau Mỗi loài cây trồng ở các vùng khí hậu khác nhau ñều có thể nhiễm một

hay nhiều chủng của loài Pseudomonas solanacearum Nhiều công trình nghiên

cứu của các tác giả ñã ghi nhận một số cây trồng có giá trị kinh tế như cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây cà, chuối, hồ tiêu, gừng,.v.v ñều nhiễm bệnh nặng so

Trang 17

ðây là loài vi khuẩn có phân bố ký chủ rộng, chúng gây hại trên 200 loài cây trồng, cây rừng thuộc 35 họ thực vật khác nhau (Kelman, A 1953)[77] Những cây ký chủ có ý nghĩa kinh tế phổ biến thuộc các cây họ cà

(Solanaceae), họ ñậu (Fabaceae), họ chuối (Musaceae), v.v ñặc biệt như : Khoai tây ( Solanum tuberosum L.), cà chua (Lycopersicon esculentum Mill), lạc (Arachis hypogea), chuối (Musa sp.) …( Hayward A.C., 1986)[63]; (He L

Y và CTV, 1983)[67]

Ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK ñã ñược nhiều tác giả ñề cập: Nhiệt ñộ và ñộ ẩm ñất, lượng mưa, kết cấu và pH ñất có liên quan chặt chẽ ñến sự phát sinh, phát triển của bênh HXVK hại cà chua Nhiệt ñộ thích hợp cho vi khuẩn phát triển trong khoảng

từ 25 ñến 350C, nhiệt ñộ tối thiểu là 100C và tối ña là 410C; pH thích hợp 7,2 (Kelman et al 1994)[80] Bệnh thường gây thiệt hại nặng ở những vùng nhiệt ñới với nhiệt ñộ trên 250C ở ñộ sâu 5 cm cùng với ñộ ẩm cao ðộ ẩm ñất

7,0-và các sinh vật ñối kháng cũng là những yếu tố hạn chế quan trọng khống chế hay thúc ñẩy sự phát triển của bệnh Lượng mưa cũng ảnh hưởng rất lớn ñến

sự phát triển của vi khuẩn Ralstonia solanacearum Ở những vùng mưa

nhiều, nhiệt ñộ ñất và không khí trong khoảng 25 ñến 350C bệnh thường gây thiệt hại nặng nề về kinh tế Sau những trận mưa, thời tiết nóng hoặc xen kẽ giữa ngày mưa và ngày nắng ấm sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh và hậu quả là bệnh sẽ sảy ra nghiêm trọng (Tan et al 1994)[112]

Bệnh HXVK phân bố rộng rãi, phổ biến và gây tác hại nghiêm trọng ở vùng nhiệt ñới, Á nhiệt ñới và những vùng có khí hậu ấm và ẩm trên thế giới (Hayward A C, 1991[64])

Ở Indonesia vào năm 1905 bệnh HXVK trên lạc ñược công bố, mức ñộ gây hại có thể làm giảm năng suất 90% ñối với lạc, 16% ñối với cà chua và 18% ñối với khoai tây Hàng năm ước tính thiệt hại do bệnh HXVK trên lạc lên ñến 50.000 ñến 150.000 tấn (Machmud et al, 1994)[86]

Trang 18

Ở Trung Quốc, bệnh HXVK gây hại nghiêm trọng không chỉ có trên cây họ cà như cà chua, cây cà, khoai tây, thuốc lá, gừng (He, L Y, 1986[68])

mà còn gây hại phô biến trên cây thân gỗ như ôliu (Olea europoeo), cây dâu tằm (Moris alba)

Ở Malaysia, bệnh HXVK gây hại nghiêm trọng trên rất nhiều loại cây trồng (Mehan et al 1986)[89] Bệnh ñược phát hiện trên các cây trồng như cà chua, khoai tây, thuốc lá, cây cà (Lum, 1990)[83]

Ở Thái Lan bệnh gây thiệt hại ñáng kể về năng suất trên nhiều loại cây trồng: cà chua, khoai tây, gừng, cà, ớt, thuốc lá, lạc, vừng (Titatarn, 1986)[115]

Ở Sri Lanka, bệnh HXVK trên cà chua và cây cà ñược phát hiện từ năm

1930 Trên cây cà chua, mức ñộ thiệt hại có thể lân ñến 81,5% trên giống mẫn cảm Marglobe và 47% ñối với giống Talatuoya (Abeygunawardena et al 1963)[36] Các nghiên cứu về mức ñộ phổ biến, phân bố, tác hại của bệnh ñã ñược nhiều tác giả thông báo (Velupillai, 1986)[117]

ðiều tra 30 vùng ở Brazil, tỷ lệ bệnh HXVK trung bình trên cà chua là 13,1%, trong ñó có 7 vùng tỷ lệ bệnh từ 20,1 ñến 50% và một vùng tỷ lệ bệnh lớn hơn 90% (Silveira et al, 1997)[109]

2.1.2 Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của loài Ralstonia solanacearum

Smith

Bệnh HXVK do loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra, thuộc họ Pseudomonadaceae lớp Eubacteriales Về mặt phân loại, danh pháp quốc tế và tên khoa học ñối với loài Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh

HXVK ñã ñược các tác giả ñề cập Sự thay ñổi tên gọi loài vi khuẩn theo thời gian như sau:

+ Bacillus solanacearum Smith 1896

+ Bacterium solanacearum (Smith) Chester 1897

Trang 19

+ Bacterium solanacearum var Asiaticum Smith 1914

+ Pseudomonas solanacearum (Smith 1896) Smith 1914

+ Phytomonas solanacearum (Smith) Berget et al 1923

+ Xanthomonas solanacearum (Smith) Dowson 1943

+ Xanthomonas solanacearum var Asiatica (Smith) Elliott 1951

+ Burkhoderia solanacearum (Smith 1896) Yabuuchi et al 1992

+ Ralstonia solanacearum (Smith 1896) Yabuuchi et al 1996

2.1.2.1 Triệu chứng tác hại và một số phương pháp phát hiện, chẩn đốn bệnh héo xanh vi khuẩn

đĩ héo hồn tồn rồi chết Tốc độ phát triển của bệnh nhanh Cơ chế xâm

nhiễm và gây hại của vi khuẩn Ralstonia solanacearum đã được Kelman A,

đỏ sẫm ở hệ thống bĩ mạch Càng lên phía ngọn các vêt này cĩ màu nhạt dần

* Các phương pháp phát hiện chẩn đốn bệnh HXVK

Trên đồng ruộng cĩ thể phát hiện nhanh bệnh bằng cách cắt một đoạn thân ngắn khoảng 3 cm gần gốc thân cây bị bệnh, ngâm vào cốc nước, sau

Trang 20

một thời gian xuất hiện dịng dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra từ vết cắt Cắt dọc theo thân cây, dễ dàng nhận thấy bĩ mạch dẫn bị chuyển màu thành nâu sẫm hoặc nâu nhạt (Wang, J F, 1998)[118]

Gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu về phương pháp và ứng dụng kĩ thuật PCR trong chẩn đốn bệnh trên cây trồng và các ứng dụng khác trong bệnh học thực vật đã được cơng bố Bej et al 1991[41]; Hanson et al 1993[59]; Erlich et al, 1991 và 1992[52],[53])

Phương pháp PCR cĩ nhiều lợi thế hơn hẳn so với các phương pháp chẩn đốn truyền thống nhờ độ nhạy cao, tốc độ nhanh và chỉ với lượng mẫu nhỏ Ngồi ra dùng phương pháp này người ta cũng khơng phải nuơi cấy vi khuẩn trong mơi trường như với các phương pháp khác, kể cả phương phương pháp RAPD (Caetano et al 1991)[44]; Devos et al 1992[50]) Bằng phương pháp ứng dụng PCR nhờ đĩ mà sau chỉ một vài giờ, từ một đoạn ADN ban đầu và một ADN mồi (Primer - đối với P solanacearum là P759/760 do Timis, ðại học Adelaide Úc thiết kế, trùng hợp và cung cấp) người ta cĩ thể nhân lên hàng trăm triệu lần sau đĩ đi phân tích kiểu gen và xác định, nhận

biết một cách chính xác lồi, race và biovar của lồi P solanacearum ở trong

mẫu cây bệnh, trong đất nhiễm bệnh, v.v

Phương pháp lây nhiễm nhân tạo: Phương pháp này dựa vào khả năng

gây héo và chết xanh của vi khuẩn P solanacearum với cây cà chua ở điều

kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của bệnh sau thời gian nhất định (Kelman, A.1953 [77]; Hanson P M, 1996[60]; Wang J F, 1998[118])

+ Phương pháp phân ly nuơi cấy vi khuẩn trên mơi trường chọn lọc

nhân tạo: Trên mơi trường TZC khuẩn lạc của lồi Ralstonia solanacearum

cĩ dìa khơng đều, màu trắng sữa, ở giữa phớt hồng (Kelman A 1953)[77]

+ Phương pháp thử phản ứng siêu nhạy trên thuốc lá:

Trang 21

Tiêm dịch vi khuẩn Ralstonia solanacearum nồng độ 108-109 tế bào/ 1

ml dung dịch vào mơ lá thuốc lá Sau 48 giờ quan sát thấy đốm hoại tử màu sáng chuyển dần sang mầu nâu sẫm, thì Isolates vi khuẩn cĩ tính độc

+ Phương pháp chẩn đốn dựa vào triệu chứng điển hình trên cây Cây bệnh bị héo, bĩ mạch màu nâu sâm, thân đen Cắt đoạn gốc bị bệnh ngâm vào cốc nước cất sau 10 phút đem ra quan sát thấy cĩ dịch vi khuẩn màu trắng sữa tiết ra ở đầu vết cắt và dịch ở trong cốc nước (Mc Carter S.M., 1991)[88]

2.1.2.2 Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý của lồi Ralstonia solanacearum Smith

Vi khuẩn gây bệnh héo xanh cĩ tên khoa học là P solanacearum Smith

cĩ hình gậy ngắn, trịn ở hai đầu Vi khuẩn thường gặp ở dạng đơn lẻ, ghép đơi hoặc bốn, hiếm khi thấy chúng kết hợp thành chuỗi Kích thước của chúng trong khoảng 0,3-0,6 x 0,5-4,5 µ m chúng cĩ từ 1 đến vài tiên mao và luơn chuyển động Khuẩn lạc cĩ bề mặt trơn, nhẵn, ít khi gồ ghề, hơi chảy hoặc khơng chảy, cĩ thể cĩ màu trắng, trắng đục hoặc phớt hồng trên mơi trường TZC Cả nguồn vi khuẩn cĩ tính độc cao và nguồn cĩ tính độc thấp đều cĩ lơng nhỏ ở rìa (Mehan et al 1994)[90]

Vi khuẩn P solanacearum là lồi ký sinh đa thực gây hại trên cà chua,

lạc, thuốc lá và nhiều cây trồng, cây rừng và cỏ dại Vi khuẩn cĩ thể tồn tại lâu dài trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trên cỏ dại Nhiều cơng trình nghiên cứu của tác giả trước đây đã cơng bố cho thấy sự tồn tại của vi khuẩn

P Solanacearum bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện mơi trường như: nhiệt độ

và độ ẩm đất (Persley G.J, 1986)[98]

2.1.2.3 Những nghiên cứu về xâm nhiễm, lan truyền và sự tồn tại của lồi Ralstonia solanacearum Smith

Vi khuẩn P solanacearum Smith cĩ thể sống trong đất tới 6 năm hoặc

lâu hơn (Westcott C, 1959)[121] Chúng cĩ thể lan truyền từ vùng này sang

Trang 22

vùng khác, từ ký chủ này sang ký chủ khác bằng nhiều con ñường khác nhau

Vi khuẩn tồn tại trong ñất, trong nước hoặc trong tàn dư cây bệnh là nguồn lan truyền cho thời gian sau Trong ñó lan truyền theo cây, củ giống, ñất, nước tưới là rất nguy hiểm

Vi khuẩn P solanacearum Smith có thể tồn tại nhiều năm ở một số loại ñất Thời gian tồn tại trong ñất phụ thuộc vào race của loài P

solanacearum có mặt trong ñất và thường race 1 tồn tại nhiều năm hơn so với race 3 do khả năng sống sót của race 3 bị giảm sút nhanh (Martin et al,

1985)[87] Ở lớp ñất có ñộ sâu 55-65cm vi khuẩn P solanacearum, race 3,

biovar 2 có thể tồn tại ñựơc 82 ngày, còn ở lớp ñất bề mặt (10-15cm) thì race

3 chỉ tồn tại ñược 10 ngày Ở Nhật Bản, Okabe N, 1975[96] ñã phát hiện thấy

P solanacearum ở ñộ sâu 80-100cm trên cánh ñồng trồng thuốc lá bị nhiễm bệnh tự nhiên sau thu hoạch 4 tháng Trong tàn dư cây bệnh, vi khuẩn có thể sống sót ñược tới 7 tháng, còn trong ñất tới 14 tháng (Nakata K, 1927)[94]

Theo Granada and Sequieira, (1983)[57] vi khuẩn P solanacearum có thể tồn

tại trong ñất một vài năm, do vậy việc trồng cà chua và cây họ cà trên các vùng nhiễm bệnh nặng là gần như không thể

Cho ñến nay, ñã có nhiều tác giả công bố kết quả nghiên cứu về race

của loài P solanacearum Người ta ñã phát hiện và công bố 5 race khác nhau

trên cơ sở phân biệt phạm vi ký chủ, phân bố ñịa lý và khả năng tồn tại ở những môi trường khác nhau (He et al, 1983)[67], (He L.Y, 1986)[68], (Buddenhagen, I W, 1986)[43]

Race1: Có phổ ký chủ rộng, phân bố ở khắp các vùng ñất thấp nhiệt ñới, cận nhiệt ñới, gây bệnh chủ yếu trên các cây thuộc họ cà như: cà chua, khoai tây, cà, thuốc lá, ớt và nhiều cây trồng khác thuộc họ ñậu, kể cả cỏ dại

Race 2: Gây bệnh trên các cây thuộc họ chuối (Musaceae): Chuối tiêu, chuối lá và cây song tử diệp (Heliconia spp), phân bố chủ yếu ở vùng Trung

Trang 23

và Nam Mỹ, tuy nhiên hiện nay ñã phát hiện thấy chủng này ở một số nước thuộc châu Á

Race 3: Phạm vi ký chủ hẹp, gây bệnh chủ yếu trên cây khoai tây và các cây ký chủ là cỏ dai

Race 4: Gây bệnh trên cây gừng ở Philippines

Race 5: Gây bệnh trên cây dâu tằm ở Trung Quốc và một số khu vực khác

2.1.3 Những nghiên cứu về phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn do Ralstonia solanacearum Smith gây ra

Bệnh HXVK do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra có phân

bố ký chủ rộng, tồn tại lâu trong tàn dư thực vật và trong ñất ðây là loài vi khuẩn có tính ña dạng với nhiều race, biovar và các dòng có tính ñộc khác nhau, các biến thể tuỳ theo ñiều kiện tự nhiên, môi trường nên phòng chống gặp rất nhiều khó khăn Hayward A C, 1994[65] cho biết ñể phòng trừ tổng hợp bệnh HXVK có hiệu quả, cần thiết phải biết về trạng thái của cây (giai ñoạn và hiện trạng sinh trưởng của cây), của vi khuẩn (race và biovar của vi khuẩn có mặt tại khu vực, các biovar và biến thể pathotype) và các phương thức lan truyền Theo kết quả nghiên cứu ñã công bố của các tác giả cho thấy không có một biện pháp riêng rẽ nào phòng chống bệnh HXVK hiệu quả Vấn

ñề ñựơc ñặt ra là cần kết hợp hài hoà và ñồng bộ các biện pháp như chọn và dùng giống kháng bệnh, sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, biện pháp canh tác, v.v (French E R, 1986 [54]; Murakoshi et al, 1984[93]; French E R, 1998[55])

2.1.3.1 Biện pháp chọn, tạo và sử dụng giống kháng bệnh trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn

Một trong những biện pháp phòng trừ bệnh HXVK, chọn và sử dụng giống kháng bệnh là một trong những biện pháp hiệu quả về kinh tế nhất Chọn, tạo ñược giống kháng ñể có thể ñưa ra sản xuất là mục tiêu của nhiều

Trang 24

chương trình chọn, tạo giống khác nhau (Denoyes et al, 1989[49]; Opena R

T, 1989[97]) Cho ñến nay ñã có nhiều dòng, giống cà chua với nhiều nguồn

gen kháng P solanacearum ñã ñược xác ñịnh hoặc chọn tạo (Prior et al,

1994)[103] Sử dụng giống kháng trong phòng chống bệnh HXVK không luôn mang lại hiệu quả như mong ñợi do tính kháng không ổn ñịnh và sự ña dạng của các dòng (strain) vi khuẩn do tác ñộng của các ñiều kiện sinh thái của các vùng khác nhau (ñộ ẩm, nhiệt ñộ, ñiều kiện ñất), ñặc biệt là sự tương tác giữa các ñiều kiện môi trường, vi khuẩn gây bệnh và giống (Wang J F 1998[118]; Hanson P M 1996[60]; Grimault V, 1993[58] Tính kháng bệnh HXVK của cây trồng (trong ñó có cây cà chua) là phức tạp và biểu hiện của

nó có tương quan rất chặt chẽ với ñiều kiện của môi trường, tuổi cây và thành phần các chủng ở trong mỗi vùng sinh thái nhất ñịnh Tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK ñối với các dòng, giống cây thí nghiệm còn chịu ảnh hưởng quan trọng của ñộ ẩm ñất, cường ñộ chiếu sáng và ñộ dài ngày (Hayward A C, 1991)[64]

Trên cây cà chua, các kết quả thí nghiệm của Chellemi D O, 1997[47]

ñã chỉ rõ nếu tăng cường canxi hoặc magiê thông qua phân bón (bón lá) thì các triệu chứng bệnh HXVK giảm và tỷ lệ bệnh cũng giảm Mức ñộ kháng bệnh cũng ñược giải thích bằng tác ñộng của việc bổ sung canxi hay magie làm thay ñổi nồng ñộ axit amin trong bó mạch dẫn của cây cà chua và ñiều này liên quan mật thiết ñến tính kháng của cả những giống ñược coi là mẫn

cảm với P solanacearum

Các thí nghiệm chọn giống thường ñược ñánh giá sàng lọc ban ñầu trong nhà lưới (screenting) ñể ñánh giá ban ñầu với việc lây nhiễm nhân tạo bằng một dòng vi khuẩn ñã xác ñịnh ñộc tính mạnh, ñã ñược chuẩn hoá (ví dụ dòng vi khuẩn do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (AVRDC) nghiên cứu, phân lập mang ký hiệu Pss4) hoặc dòng vi khuẩn phổ biến, có

Trang 25

tính ñộc mạnh trong vùng (Wang J F et al 1998)[119] Sau ñó các dòng giống

có biểu hiện kháng bệnh ñược ñánh giá ở ñiều kiện sản xuất (field tets)

Sử dụng khả năng phát quang sinh học của P solanacearum YN5 thông qua biến thể OE1-1 với pNN126 mang lux CDABE operon của Vibrio

fisheri và chất hoạt hoá khu vực từ DNA của Burkhoderia glumae và máy ảnh

VIM, Hikichi et al, 1997[71] ñã nghiên cứu và tìm ñược mối tương quan giữa

tập tính của P solanacearum và tính kháng của cà chua ñể qua ñó kết luận về

tính kháng mà vẫn giữ ñược mẫu Grilmault, 1993[58] ñã cho rằng sự xâm nhập dần dần của vi khuẩn vào bó mạch của cây và tại ñây tốc ñộ nhân nhanh của vi khuẩn phản ánh mức ñộ cảm nhiễm của giống

Nhiều công trình nghiên cứu về gen quy ñịnh tính kháng ñối với bệnh HXVK cà chua cũng ñã ñược nhiều tác giả ((Wang J F et al, 1998)[119]; (Prior et al, 1994)[103]; (Aerons et al, 1993)[35]; (Thoquet et al, 1996)[111]; Danesh et al (1994)[48]) ñề cập Tikoo, 1983[113] phát hiện rằng ban ñầu gen quy ñịnh tính kháng của giống CRA 66 là gen lặn, trong khi ñó gen kháng

ở giống Hawaii 7998 lại do gen ñơn trội ñóng vai trò chủ chốt (Scott et al 1988) [108] Các tác giả cũng chỉ ra rằng cơ chế kháng ña gen chủ yếu ñược quy ñịnh tại nhiễm sắc thể 6 (Giống kháng L285, CRA 66) hoặc có thể ñựơc quy ñịnh bởi 1 gen (monogenic – Hawaii 7996)

Nghiên cứu trong ñiều kiện nhà lưới và thử nghiệm ngoài ñồng ruộng

ñể chọn giống cà chua chế biến chịu bệnh HXVK, Gomes et al, 1998[56] nhận thấy rằng ở ñiều kiện nhà lưới các dòng P-38, P-47, CL5915-93, P25, P-

24 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và ñược coi là giống kháng Tuy nhiên như tác giả nhận ñịnh tính kháng của cà chua là rất phức tạp và bị chi phối bởi ñiều kiện môi trường và tuổi cây

Tại bang Queensland, Australia, các giống cà chua kháng bệnh HXVK ñược chọn tạo và trồng phổ biến ở Mỹ như Venus, Saturn hầu như không có

Trang 26

biểu hiện kháng với các chủng vi khuẩn P solanacearum tại bang này Tác

giả Barnes et al, 1992[40] ñã sử dụng giống nhập từ Philippines VC9-1 có gen

kháng ñược chủng P solanacearum tại ñịa phương với giống Floradel và ñã

tạo ñược giống Scorpio (Peterson, 1983)[100] Giống này ñã ñược dùng trong thời gian khá dài ñể phòng chống bệnh HXVK ở khu vực Tuy nhiên như tác giả Mew et al, 1997 [91] ñã công bố, tính kháng của giống VC9-1 cũng như giống con lai của nó là Scorpio sẽ không ổn ñịnh nếu nhiệt ñộ vượt quá 320C Các chương trình như: Redlands và redlander từ nguồn có gen kháng của VC9-1 và sau này là Scorpio (Herrington et al 1998)[70]

Sathyanarayana et al, 1992[107] thông báo kết quả lai tạo giống cà chua có gen kháng vi khuẩn héo xanh (dòng S1-6, S1-11, BWR5, BWR14-1

và dòng BWR15BS) với các dòng có năng suất cao, chất lượng quả tốt (thích hợp cho chế biến như ñộ khô cao, hàm lượng licopen cao ) nhưng mẫn cảm

với P solanacearum kết quả là ở thế hệ con lai F1 các giống ñều thể hiện

tính kháng cao và có ñặc tính cho phép ñưa vào sản xuất cà chua cho chế biến

Tại ấn ñộ, Peter et al, 1992 [99] ñã công bố kết quả nghiên cứu chọn giống cà chua kháng bệnh Trong số 165 dòng giống cà chua, dòng CL32-d-0-1-19 và dòng Louisiana Pink kháng HXVK Từ 34 dòng cà tím lai, các dòng giống kháng bệnh HXVK là: Annamalai, SM6, SM, SM58, SM71, SM72, SM74 Bốn giống/dòng ớt cay PantC-1, KAU cluster, White Kandari và

chuna kháng P solanacearum Trong ñó giống Manjery ñã ñược công nhận

giống và ñưa vào sản xuất từ dòng kháng KAU cluster Qua nghiên cứu, phương pháp chọn lọc cá thể có nhiều ưu ñiểm và rất hiệu quả trong việc nâng cao tính kháng của các dòng giống kháng

Những nghiên cứu chọn tạo giống kháng bệnh HXVK ñã ñược công bố

cho thấy trên thế giới nhiều giống cà chua kháng P solanacearum ñã ñược chọn

Trang 27

tạo và ñưa vào sản xuất hay trở thành vật liệu khởi ñầu cho chọn tuyển giống kháng có khả năng kháng một số bệnh quan trọng và tuyến trùng như các giống Hawaii 7998, CRA66, PI126408 ((Peterson et al,1983)[100]; (Somodi, 1993)[106])

Tại Nepal, Adhicari et al, 1993[37] ñã cho biết kết quả ñánh giá bộ giống cà chua nhập nội từ Trung tâm AVRDC, Ấn ðộ và giống bản ñịa cho thấy có hai giống, một từ Trung tâm AVRDC (CL1131) và một giống bản ñịa (Rampur Local) kháng bệnh HXVK, 3 giống khác kháng trung bình, các giống còn lại cảm nhiễm ñối với bệnh HXVK

Khi nghiên cứu các tính trạng: Kích thước quả và tính kháng ñối với vi

khuẩn P solanacearum, Monma et al, 1992[92] cho rằng giữa hai tính trạng

này không tương quan chặt chẽ và hoàn toàn có khả năng chọn, tạo ñược

giống vừa có khả năng kháng cao ñối với vi khuẩn P solanacearum và có

khối lượng quả lớn

2.1.3.2 Biện pháp canh tác trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

Có nhiều công trình nghiên cứu ñã khẳng ñịnh vai trò của biện pháp canh tác như luân canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh trong phòng trừ bệnh HXVK trên một số cây trồng như: cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, chuối v.v

Luân canh với cây trồng không phải ký chủ của vi khuẩn Ralstonia

solanacearum là một trong những giải pháp quan trọng giúp giảm mật ñộ vi khuẩn trong ñất và hạn chế tối ña nguồn bệnh từ các tàn dư thực vật vụ trước Một trong các cây trồng ñược coi là cây không phải ký chủ và làm giảm tỷ lệ bệnh ñáng kể ñó là cây lúa Luân canh cà chua với cây lúa tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK sẽ giảm ñáng kể (Prior et al, 1993)[102] Những kết quả nghiên cứu từ Philippines, Ấn ðộ (Ramesh et al, 1992)[104] cho rằng luân canh cây họ cà với cây một lá mầm như lúa, ngô, mía tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK giảm

Trang 28

Luân canh khoai tây với cây lúa nước ở vùng ựồng bằng, với những cây trồng khác như ngô, mắa, lúa mạch ựều có tác dụng phòng ngừa bệnh HXVK phát triển Hơn nữa, nếu phơi ải ựất 5 tháng và không trồng luân canh với cây

họ cà thì hiệu quả phòng bệnh HXVK sẽ ổn ựịnh hơn (Jackson et al, 1981[75]; Hooker, 1981[72])

Những nghiên cứu ở Sơn đông, Trung Quốc cho thấy luân canh lạc với lúa nước trong 3 năm thì tỷ lệ bệnh giảm từ 83,4% xuống 1,5% (Wang et al,

1982 [120]) Tác giả He (1990) [69] cũng cho rằng ngâm ruộng 15-30 ngày trước trồng lạc hoặc luân canh với cây lúa nước 2-4 năm có tác dụng giảm tỷ

lệ nhiễm bệnh Ở các công thức luân canh khác nhau, hiệu quả phòng trừ bệnh HXVK cũng khác nhau theo thứ tự từ cao ựến thấp: lạc Ờ lúa nước, lạc Ờ ngô, lạc- ựậu tương, lạc Ờ lạc (giống kháng bệnh HXVK), và lạc Ờ khoai lang (Machmud, 1993[85])

Trang 29

2.1.3.3 Biện pháp sinh học phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith

Theo kết quả nghiên cứu của Kenman A, 1953[77] cho biết: một số vi

khuẩn như Bacillus sp; Pseudomonas fluorescens có khả năng ức chế, cạnh

tranh, ñối kháng và tiết ra chát chống vi khuẩn gây héo Từ năm 1952 những

nghiên cứu về khả năng sử dụng vi khuẩn ñối kháng B polymyxa trong phòng

chống bệnh HXVK trên cà chua (Celino et al 1952) [45] ñã bước ñầu cho

thấy ở công thức có xử lý B polymyxa tỷ lệ héo chỉ ở mức 33% trong khi ñó ở

công thức ñối chứng tỷ lệ nhiễm bệnh là 70% Aspiras et al (1986) [38] thông

báo rằng khi xử lý ñất bị nhiễm P solanacearum bằng vi khuẩn ñối kháng B

polymyxa và P fluorescens trên ruộng cà chua, khoai tây, kết quả cho thấy: ở

công thức ñối chứng (không xử lý) tỷ lệ cây chết ở mức 100% trong khi ñó ở công thức thí nghiệm tỷ lệ cây chết dừng ở mức 10-40%

Ở phạm vi trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và ở ñiều kiện ñồng ruộng quy mô nhỏ, các tác nhân phòng trừ sinh học có thể làm giảm số lượng quần

thể ñối với P solanacearum một cách hiệu quả Sử dụng các tác nhân trong

phòng trừ sinh học ñược dựa trên khả năng khống chế vi khuẩn thông qua cạnh tranh ở vùng rễ cây chủ, sinh kháng sinh hay cảm ứng cây chủ và ức chế tăng trưởng của vi khuẩn Trigalet et al, 1994[116]

Trong ñiều kiện nhà kính, vi khuẩn Bacillus polymyxa và vi khuẩn P

fluorescens góp phần hạn chế triệu chứng héo trên cà chua (Aspiras, 1986)[38], các biện pháp cải tạo ñất bằng hỗn hợp theo công thức Ammonium sulphate, bột xương, bột hải ly, cua, glycetin xỉ silic làm tăng khả năng tạo

khuẩn lạc ở ñầu rễ cây của chủng P fluorescens và qua ñó làm tăng khả năng

chống bệnh héo xanh vi khuẩn cho cây ñược thí nghiệm trong chậu (Hsu et al

1993)[73] Hartman et al 1994[61] cho rằng loài P cepacia ñược phân lập từ

Trang 30

rễ ngô cũng có khả năng kiềm chế hoạt ñộng của P solanacearum trong

phòng thí nghiệm và trong chậu

Cơ chế ñối kháng của vi sinh vật sử dụng trong phòng chống dịch hại thường dựa trên sự cạnh tranh hay gián tiếp nhờ cảm ứng tính kháng tập nhiễm tạo ñược của cây chủ Các giới hạn tác ñộng ñến khả năng ñối kháng trực tiếp trên môi trường thạch thường không ñược biết ñến một cách chính xác và các ñiều kiện cần cho hoạt tính in vitro cực thuận ñã có thể không xuất hiện, chính ñiều này ñôi khi gây ra một số kết luận không chính xác

Cho ñến nay các kết quả ở những thí nghiệm phòng trừ sinh học trong phòng thí nghiệm thường không cho kết quả tương tự khi áp dụng ngoài ñồng ruộng do chiến lược sử dụng ñược vạch ra chủ yếu dựa trên những ñiều kiện phải cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh như trong ñất nhiễm tự nhiên Trong các vi môi trường của ñất và rễ cây, các nhân tố phòng trừ sinh học phải ñấu tranh với các nhân tố sinh học và vật chất phức tạp gồm có các cấu phần’ cấu trúc, ñộ ẩm và pH của ñất Tất cả các yếu tố này ñều ảnh hưởng ñến cấu trúc của hệ sinh vật (Nesmith et al 1985)[95] Trong các nỗ lực ñể hạn chế các nhân tố bất lợi này người ta chuyển sang sử dụng các nhân tố ñối kháng nội sinh (Endophytic antagonist) có nguồn gốc từ mầm bệnh dạng dại Như vậy các vi sinh vật này sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn trong vi môi trường nuôi cấy và cạnh tranh ñược với mầm bệnh Việc sử dụng nhân tố ñối kháng nội sinh có một số ưu thế hơn so với sử dụng các nhân tố ñối kháng bên ngoài, do nhân tố ñối kháng nội sinh bản thân nó ñã hình thành ñược trong cây và vẫn tồn tại khi cây phát triển, bằng cách ñó nó liên tục bảo vệ cây, chống lại bệnh hại Nhân tố lý tưởng này sẽ giữ lại ñược những ñặc ñiểm cần cho sự tạo khuẩn lạc và khả năng sống sót theo kiểu nội sinh trong cây nhưng không có

Trang 31

khả năng gây bệnh Nhân tố này có thể tạo khuẩn lạc trong rễ ñể xâm nhập vào hệ mạch xylem và nhân lên bên trong mô mạch Những ñột biến của vi

khuẩn R solanacearum không ñộc có thể thoả mãn ñược những yêu cầu trên

Trang 32

2.2 Những nghiên cứu trong nước

2.2.1 Các nghiên cứu cơ bản về bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên một số cây trồng

Bệnh HXVK được biết đến là một bệnh hại quan trọng trên cây lạc năm 1968 trong báo cáo của ðặng Thái Thuận [30]

Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua là vấn đề nan giải của các vùng trồng cà chua ở Hà Nội và vùng phụ cận, cũng như các vùng chuyên canh rau trên cả nước Tạ Thu Cúc và CTV, 1983[2] cho biết: trong các loại bệnh chủ yếu hại cây cà chua như mốc sương, virus, bệnh HXVK v.v, thì bệnh HXVK

do lồi P solanacearum là một bệnh gây hại nghiêm trọng Bệnh phát sinh và

gây hại nặng ở những vùng đất trũng, khơng thốt nước, đất thịt nặng hoặc những chân ruộng bĩn nhiều đạm, khơng cân đối với lân và kali

Nghiên cứu về phạm vi ký chủ của lồi P solanacearum Smith, ðồn Thị Thanh và CTV, 1995[27] cho rằng vi khuẩn P solanacearum khơng

những gây hại trên cây khoai tây mà cịn ký sinh và gây hại trên cà chua, thuốc lá, lạc, cây cà Tác giả cịn cho rằng đây là lồi vi khuẩn đa thực, cĩ phạm vi ký chủ rộng, gây hại chủ yếu trên các cây trồng thuộc họ cà

(Solanaceae), họ đậu (Leguminaceae)

Lê Lương Tề, 1997[23] đã nghiên cứu về triệu chứng của bệnh héo xanh, đặc tính sinh học và quy luật phát sinh, phát triển của bệnh và một số hướng

phịng trừ Tác giả đã nêu ra phạm vi ký chủ của lồi vi khuẩn P solanacearum

trên cây cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây cà, vừng, ớt và cây đay

Nghiên cứu về tính phổ biến của bệnh HXVK trên cây trồng cạn, tác giả ðỗ Tấn Dũng, 1995[8] cho rằng bệnh HXVK phát sinh phát triển và gây hại nghiêm trọng trên cây cà chua, khoai tây, lạc ðỗ Tấn Dũng [8], [9], [10]

đã cho biết những kết quả nghiên cứu ban đầu về bệnh HXVK hại cây cà chua, đặc tính sinh học của vi khuẩn gây bệnh, phương pháp chẩn đốn nhanh

Trang 33

và một số biện pháp phòng chống ban ñầu trên một số cây trồng cạn như lạc,

cà chua, v.v

ơ

Hà Minh Trung và CTV, 1989[31] khi nghiên cứu bệnh HXVK trên các giống khoai tây nhập nội ñã chỉ ra rằng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh chết

xanh của khoai tây trên ñồng ruộng là do P solanacearum gây ra Tác giả cũng

cho rằng việc loại bỏ củ bệnh, củ xây xát sẽ góp phần hạn chế sự lây lan phát triển của bệnh

Theo ðường Hồng Dật, 1977[6] bệnh HXVK gây hại thuốc lá ở các giai ñoạn sinh trưởng; Bệnh thường nặng ở giai ñoạn cây ñã lớn, sắp và ñạng thu hoạch lá Bệnh phát triển thuận lợi trong ñiều kiện nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại lâu dài trong ñất ẩm và trong tàn dư cây nhiễm bệnh

Kết quả ñiều tra, nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại thuốc lá vàng ở phía Bắc Việt Nam của viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Nguyễn Văn Biếu và CTV, 1996)[1] cho biết: Bệnh HXVK là một trong những bệnh phổ biến ở các vùng trồng thuốc lá như Hà Tây, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở Ba Vì, Hà Tây, nơi tỷ lệ bệnh lên ñến 20%, trong khi ñó ở các vùng khác bệnh nhẹ hơn Các tác giả cho rằng bệnh HXVK phát sinh, phát triển tuỳ thuộc vào thời vụ, giống, kỹ thuật canh tác và vùng sinh thái trồng cây thuốc lá

Trên cây thuốc lá, Lê Lương Tề và CTV, 1997[24] cho biết vi khuẩn xâm nhập qua vết thương xây xát và di chuyển trong các bó mạch ở thân, lá, sản sinh ñộc tố có tác ñộng gây héo Các yếu tố thời tiết như nhiệt ñộ, ñộ ẩm cao sẽ làm bệnh gây hại năng hơn Bệnh có thể phát sinh và gây hại trên thuốc

lá vụ xuân hè và vụ ñông Thuốc lá trồng trên ñất cát pha, ñất thịt nhẹ và trên các thửa ruộng trồng luân canh với cây họ cà và lạc thường bị nặng hơn

Trang 34

ðỗ Tấn Dũng và CTV, 1997[11] đã nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại thuốc lá như: Thời

vụ gieo trồng, địa thế đất đai, chế độ luân canh Các kết quả nghiên cứu về các phương pháp chẩn đốn bệnh, đặc tính sinh học, tính gây bệnh của vi khuẩn và một số biện pháp phịng trừ bệnh cũng được tác giả đề cập

Trên cây lạc, Bệnh HXVK là bệnh hại phổ biến trên nhiều vùng trồng Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chủ trì cùng với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khơ hạn quốc tế (ICRISAT) năm 1990-1991 cho thấy bệnh HXVK đã trở thành một bệnh quan trọng và nan giải ở nhiều địa phương (Mehan và CTV, 1991)[22]

Năm 1964, Trại thí nghiệm Bắc Trung bộ (Nghệ An) đã phát hiện thấy bệnh xuất hiện rải rác ở một số vùng trồng lạc ven sơng Lam, song đến năm

1966 trở đi bệnh phát triển rộng khắp ở tất cả các nơi, trên tất cả các vùng đất màu, đất cát, đất đồi, đất đỏ bazan, ở vùng đồng bằng cũng như vùng trong

du Bệnh gây hại nghiêm trọng, với mức độ thiệt hại từ 10-30%, tuy nhiên cĩ nhiều trường hợp bệnh làm mất thu hoạch hồn tồn, nhất là ở Nghệ An (ðặng Thái Thuận và CTV, 1968)[30]

Báo cáo hội nghị quốc tế các nhĩm cơng tác nghiên cứu về bệnh HXVK hại lạc lần thứ 3 tại Trung Quốc, tác giả Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1993[12] đã đề cập hiện trạng bệnh HXVK hại lạc tại Việt Nam Tác giả cho biết bệnh HXVK hại lạc là một trong những loại bệnh phổ biến, bệnh phát sinh, phát triển thuận lợi trong điều kiên nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao Bệnh gây hại nặng hơn ở vụ lạc thu so với lạc xuân

Theo Lê Lương Tề, 1997[23], bệnh HXVK hại lạc thường phát sinh ở

cả hai thời vụ trồng là vu lạc xuân và lạc thu Trong điều kiện nhiệt độ tương

Trang 35

ñối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, ñất cát thô, nhất là trên ñất trồng ñộc canh bệnh gây hại nặng

Nghiên cứu ñặc ñiểm phân bố, tác hại của bệnh HXVK hại lạc, xác ñịnh race, biovar của loài vi khuẩn P solanacearum ở phía Bắc Viêt Nam, Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1997[14] ñã cho rằng bệnh HXVK phát sinh và gây hại nặng trên vùng ñất ñồi, ñất bãi ven sông, còn trên ñất luân canh với lúa nước thì mức ñộ nhiễm bệnh nhẹ hơn Nghiên cứu ñặc tính sinh học của các nguồn vi khuẩn phân lập từ các vùng sinh thái khác nhau kết quả cho thấy

các nguồn vi khuẩn P solanacearum phân lập ñược kiểm tra ñều có tính ñộc

cao ñối với lạc và một số cây ký chủ khác và các mẫu phân lập ñược ñều thuộc race 1, biovar 3 và biovar 4

Qua ñiều tra, khảo sát bệnh trong những năm 1990-1992, Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1993[12] ñã cho biết: Bệnh HXVK hại lạc xuất hiện phổ biến

ở hầu hết các vùng, mức ñộ bị bệnh có sự thay ñổi giữa các vùng sinh thái Bệnh hại nghiêm trọng ở một số vùng trọng ñiểm ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá với tỷ lệ bệnh dao ñộng ở khoảng 15-35% và ở các vùng trồng lạc tỉnh Long An và Tây Ninh là 20-30% Tác giả ñã sử dụng phương pháp lây bệnh nhân tạo bằng sát thương rế trên cây lạc 2 tuần tuổi ñể ñánh giá khả năng kháng bệnh của các dòng, giống lạc

Nguyễn Thị Ly và CTV, 1991[19] trong kết quả nghiên cứu về bệnh HXVK hại cây lạc ở 3 tỉnh: Hà Nội Bắc Giang và Nghệ An ñã cho rằng: ở 14 HTX trồng lạc thì bệnh HXVK hại nặng ở một số ñiểm ñiều tra của tỉnh Nghệ

An với tỷ lệ cao dao ñộng trong khoảng 15-40%, trong khi ñó ở Việt Yên (Bắc Giang) tỷ lệ bệnh trung bình chỉ từ 10 ñến 15%

Khi nghiên cứu về mức ñộ phổ biến của vi khuẩn gây bệnh, tác giả Nguyễn Thị Ly và CTV,1996[21] cho rằng bệnh thường gây hại nặng ở những vùng ñất cát, ñất ñồi hoặc trên ñất xen canh với cây dứa và một số cây trồng cạn khác

Trang 36

Nguyễn Thị Ly và CTV, 1993[20] khi nghiên cứu nguyên nhân gây

bệnh HXVK hại lạc ñã thấy rằng loài P solanacearum ñược phân lập từ các

mẫu bệnh ñược thu thập từ các vùng khác nhau có tính ñộc khác nhau ðiều

ñó có nghĩa là cần thiết phải chọn lọc ra các giống kháng thích hợp với các vùng sinh thái

ðỗ Tấn Dũng, 1998[10] khi nghiên cứu bệnh HXVK ở vùng Hà Nội và

phụ cận ñã kết luận: Bệnh HXVK do loài Pseudomonas solanacearum Smith

gây ra là một trong những loại bệnh phổ biến, gây hại khá ghiêm trọng trên một số cây trồng như cà chua, cà, lạc, khoai tây, thuốc lá ở vùng Hà Nội và phụ cận Lần ðầu tiên phát hiện bệnh HXVK trên cây dâu tằm

Theo kết quả nghiên cứu của Chu Văn Chuông, 2005[3] khi nghiên cứu bệnh HXVK trên cà chua có nhận xét: Tỷ lệ bệnh HXVK trung bình trên cà chua vụ thu ñông sớm và xuân hè ở một số tỉnh thuộc ðồng bằng sông hồng

từ 13-28%, vụ thu ñông từ 10 ñến 18% Nếu cây cà chua bị nhiễm bệnh HXVK trong giai ñoạn từ khi trồng ñến khi ra quả non, năng suất cá thể của cây giảm 100%; nếu nhiễm giai ñoạn từ lứa quả ñầu già ñến thu hoạch giảm 70% và nếu nhiễm sau khi thu lứa quả ñầu ñến trước khi thu lứa quả thứ hai giảm 48,4% năng suất

2.2.2 Những nghiên cứu phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên một số cây trồng

Trong các biện pháp phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn thì chọn giống kháng ñược coi là những giải pháp có nhiều ưu ñiểm Trong kết quả thử nghiệm lây bệnh nhân tạo với chủng BN1, biovar 3, race 1 của 36 dòng/giống

cà chua trong bộ giống kháng chuẩn quốc tế, Trần Văn Lai và CTV, 2002[16]

ñã cho rằng các giống Caraibo Caravel, CLN 1464-111-30-45 và một số dòng giống thuộc nhóm giống Hawaii có khả năng kháng bệnh cao; các nguồn gen

Trang 37

kháng như: UPCA1169, CRA 84-26-3, VC-1, CRA66 và PT127805 A có vai trò quyết ñịnh tạo nên tính kháng của một số dòng giống khảo nghiệm

Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn gốc từ Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau châu Á ñược lây nhiễm nhân tạo bằng các dòng vi khuẩn

R Solanacearum phân lập từ các mẫu bệnh ở các vùng khác nhau ñể ñánh giá mức ñộ kháng, sau ñó những thí nghiệm ñánh giá, so sánh giống và bình tuyển, chọn giống khả dĩ có thể áp dụng cho sản xuất Kết quả của nghiên cứu ñã chọn ñược giống CHX1 thể hiện tính kháng cao, có năng suất cao và ổn ñịnh hơn hẳn các giống hiện ñang phổ biến trong sản xuất ñã ñược Hội ñồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá năm 2002

Nguyễn Văn Liễu và CTV, 1995[17] ñã nghiên cứu về bệnh HXVK hại lạc ở miền Bắc Việt Nam và ñã ñề xuất chiến lược phòng chống Một số nghiên cứu nhằm chọn tạo giống lạc kháng bệnh cũng ñã ñược triển khai tại viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Các thí nghiệm chậu vại và ñồng ruộng, dùng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo ñã cho phép ñánh giá một số giống lạc nhập nội và giống trong nước có tính kháng bệnh HXVK (Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1995)[13]

Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa bệnh HXVK hại lạc với các yếu tố sinh thái kỹ thuật, Lê Lương Tề (1997)[23] nhận xét: Bệnh có thể phát sinh ở các giai ñoạn sinh trưởng của cây, cao ñiểm của bệnh là thời ñiểm ra hoa, quả non, sau ñó bệnh giảm ở giai ñoạn quả già Về ảnh hưởng của phân bón thì vôi và kali có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh, ñảm bảo năng suất cao hơn so với ñối chứng Chế ñộ luân canh có ảnh hưởng tới sự phát triển của bậnh, chu kỳ luân canh càng dài, mức ñộ gây hại của bệnh càng giảm Ở công thức luân canh lúa – lạc –lúa và mía thì tỷ lệ bệnh HXVK thấp hơn so với công thức luân canh lac xuân – lạc thu hoặc lúa – khoai tây – lạc

Trang 38

ðể làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống kháng, khi nghiên cứu ñặc ñiểm di truyền tính kháng của khoai tây ñối với vi khuẩn P solanacearum Phạm Xuân Tùng (1995) [33] ñã cho biết: tính kháng bệnh HXVK rất phức tạp và nhiều khả năng ñược quy ñịnh bởi nhiều gen và có quan hệ mật thiết với kiểu gen của cây ký chủ

Trong quá trình thử, khảo nghiệm, ñánh giá chọn giống kháng bệnh HXVK, tác giả ðoàn Thị Thanh, 1995[27] ñã cho biết; từ 140 dòng giống khoai tây ban ñầu, tác giả ñã chọn ñược các giống KT2, KT3, KT8, Nicola và VT2 cho năng suất cao và ổn ñịnh ở các vùng sinh thái, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp Ngoài ra các biện pháp phòng trừ như luân canh, sử dụng Streptomycine,

Bacillus subtilis cũng bước ñầu ñược nghiên cứu, khảo nghiệm:

Có thể sử dụng hai loài vi khuẩn Bacillus subtilis và Pseudomonas

fluorescens ñưa vào vùng rễ cà chua trước khi trồng ñể phòng ngừa, hạn chế bệnh HXVK trong ñiều kiện châụ vại và ngoài ñồng ruộng (ðỗ Tấn Dũng, 1998)[10]

Chu Văn Chuông, 2005[3] khi nghiên cứu về chế phẩm Bacillus

subtilis ñể thử nghiệm khả năng hạn chế vi khuẩn Ralstonia solanacearum cho thấy: Nhiễm cây con với dịch vi khuẩn ñối kháng (Bacillus subtilis)

có thể làm giảm mức ñộ nhiễm bệnh HXVK do Ralstonia solanacearum

gây ra với hiệu quả phòng chống ñạt 51,4% giảm so với ñối chứng

Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước về loài vi khuẩn

Ralstonia solanacearum cho thấy tiến hành nghiên cứu phòng chống bệnh HXVK ở mỗi ñịa phương, vùng sản xuất, ñặc biệt là sản xuất cà chua là rất cần thiết Việc lựa chọn giống ñưa vào sản xuất cũng như áp dụng biện

pháp phòng trừ phù hợp với dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây

Trang 39

Từ những nhận ñịnh trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh HXVK hại

cà chua ở Ninh Bình nơi bệnh HXVK là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và thu nhập của người trồng cà chua

Trang 40

3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, ñề tài ñã sử dụng các giống cà chua: Savior, VL2922, VL2500, BM199, TN005, 609, 607, HT7, PT18, DV2962, P375

- Chế phẩm sinh học Bacillus subtilis ñược sử dụng trong thí nghiệm

phòng chống bệnh HXVK là sản phẩm của Heiloonjiang Qaingr Biochemical Technology Development Co., Ltd do Công ty TNHH Nông sinh (Bio-Agritech Co., Ltd) phân phối

- Dụng cụ, trang thiết bị nghiên cứu: Tủ ñịnh ôn, các dụng cụ thí nghiệm: hộp petri, ống nghiệm, bình tam giác, que cấy vi khuẩn, một số hoá chất và trang thiết bị cần thiết cho công tác nghiên cứu

Một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn:

+ Môi trường SPA (sucrose, pepton, agar) (Hayward A.C, 1960)[62] Thành phần: Sacarose: 20g Pepton: 5g

Thành phần: Pepton: 5g MgSO4.7H2O: 1,5g

K2HPO4 3H2O: 1,5g Glycerin: 10 ml

Nước cất: 1.000 ml

Ngày đăng: 08/08/2013, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Biếu, Bùi Thị Vân, đào đức Thức, Trần Thị Vui, Tào Ngọc Tuấn (1996), Thành phần sâu bệnh hại thuốc lá vàng ở các vùng trồng phía bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 – 1996, Viện Kinh tế ký thuật thuốc lá, NXB nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 96-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần sâu bệnh hại thuốc lá vàng "ở các vùng trồng "phía bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Biếu, Bùi Thị Vân, đào đức Thức, Trần Thị Vui, Tào Ngọc Tuấn
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1996
2. Tạ Thị Thu Cúc, Nguyễn Thành Quỳnh (1983), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng cà chua
Tác giả: Tạ Thị Thu Cúc, Nguyễn Thành Quỳnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1983
3. Chu Văn Chuông (2005), Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith.) hại cà chua ở một số tỉnh ủồng bằng sụng Hồng và biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, 173 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum " Smith".) hại cà chua "ở một số tỉnh ủồng bằng sụng "Hồng và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Chu Văn Chuông
Năm: 2005
4. Cục Bảo vệ Thực vật (1987), Phương phỏp ủiều tra, phỏt hiện sõu bệnh hại cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1987, 138 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phỏp ủiều tra, phỏt hiện sõu bệnh hại cây trồng
Tác giả: Cục Bảo vệ Thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1987
5. Viện Bảo vệ Thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập 1, NXB Nông nghiệp, 99 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
Tác giả: Viện Bảo vệ Thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
6. ðường Hồng Dật (1977), Sổ tay bệnh cây hại cây trồng, tập II, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 420 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay bệnh cây hại cây trồng, tập II
Tác giả: ðường Hồng Dật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1977
7. ðỗ Tấn Dũng (1993), Khả năng và hạn chế của việc sử dụng vi sinh vật ủối khỏng trong biện phỏp sinh học phũng chống bệnh hại cõy trồng, Tạp chớ bảo vệ thực vật, số 5, 1993, tr. 37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng và hạn chế của việc sử dụng vi sinh vật "ủối khỏng trong biện phỏp sinh học phũng chống bệnh hại cõy trồng
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Năm: 1993
8. ðỗ Tấn Dũng (1995), Tính phổ biến của bệnh vi khuẩn gây bệnh héo rũ (Bacterial Wilt) một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 2, tr. 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính phổ biến của bệnh vi khuẩn gây bệnh héo rũ (Bacterial Wilt) một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Năm: 1995
9. ðỗ Tấn Dũng (1995), Một số kết quả nghiên cứu về bệnh vi khuẩn gây héo rũ cây cà chua, tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 2, tr. 47-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về bệnh vi khuẩn gây héo rũ cây cà chua
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Năm: 1995
10. ðỗ Tấn Dũng (1998), Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith hại một số cây trồng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận án Tiến Sỹ Nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 181 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum "Smith" hại một số cây trồng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Năm: 1998
11. đỗ Tấn Dũng, đào đức Thức, Lê Lương Tề (1997), Một số kết quả ủiều tra nghiờn cứu bệnh hộo rũ thuốc lỏ (Pseudomonas solanacearum Smith) vùng Hà Nội và phụ cận, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 6, tr. 20-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả "ủiều tra nghiờn cứu bệnh hộo rũ thuốc lỏ (Pseudomonas solanacearum "Smit"h) vùng Hà Nội và phụ cận
Tác giả: đỗ Tấn Dũng, đào đức Thức, Lê Lương Tề
Năm: 1997
12. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu (1993), Một số kết quả nghiờn cứu bệnh hại lạc và xỏc ủịnh nguồn gen chụng chịu bệnh hộo ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Bảo vệ thực vật, 24-25 tháng 3, 1993, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiờn cứu bệnh hại lạc và xỏc ủịnh nguồn gen chụng chịu bệnh hộo "ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
13. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu, Phạm Văn Chương (1995), Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh mvi khuẩn, Kết quả nghiên cứu khoa học cây ủậu ủỗ 1991-1995, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 133-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh mvi khuẩn
Tác giả: Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu, Phạm Văn Chương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
14. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu (1997), Kết quả nghiên cứu ủặc ủiểm phõn bố, tỏc hại của bệnh HXVK R. solanacearum ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, sô 6, tr. 27-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu "ủặc ủiểm phõn bố, tỏc hại của bệnh HXVK R. solanacearum ở "miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu
Năm: 1997
15. Kiraly Z. Klemnt Z. (1983), Những phương pháp nghiên cứu bệnh cây, NXB Maxcơva, người dịch Vũ Khắc Nhượng, Hà Minh Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương pháp nghiên cứu bệnh cây, NXB Maxcơva
Tác giả: Kiraly Z. Klemnt Z
Nhà XB: NXB Maxcơva
Năm: 1983
16. Trần Văn Lài, Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông và CTV (2002), Kết quả khảo nghiệm các dòng giống cà chua kháng bệnh héo xanh vi khuẩn tại Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 4, 2002, tr 10-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo nghiệm các dòng giống cà chua kháng bệnh héo xanh vi khuẩn tại Gia Lâm, Hà Nội
Tác giả: Trần Văn Lài, Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông và CTV
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.1 Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum (Trang 51)
Bảng 4.2. Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.2. Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum (Trang 55)
Bảng 4.3. Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.3. Mức ñộ phổ biến của bệnh HXVK (Ralstonia solanacearum (Trang 56)
vùng trồng lạc ở Ninh Bình ñượ c trình bày ở bảng 4.4. - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
v ùng trồng lạc ở Ninh Bình ñượ c trình bày ở bảng 4.4 (Trang 60)
Bảng 4.5: Tình hình bệnh HXVK trên cà pháo - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.5 Tình hình bệnh HXVK trên cà pháo (Trang 63)
Bảng 4.6: Tình hình bệnh HXVK hại khoai tây vụ ñ ông 2007 - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.6 Tình hình bệnh HXVK hại khoai tây vụ ñ ông 2007 (Trang 66)
Bảng 4.7: Một số ñặ cñ iểm hình thái khuẩn lạc và tế bào của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.7 Một số ñặ cñ iểm hình thái khuẩn lạc và tế bào của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Trang 70)
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñế n sự phát triển của của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith  - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñế n sự phát triển của của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith (Trang 71)
bảng 4.9 và biểu ñồ 4.4. - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
bảng 4.9 và biểu ñồ 4.4 (Trang 75)
ñ iển hình nhất ở vùng nhiệt ñớ i, cận nhiệt ñớ i và những vùng có khí hậu ôn ñớ i trên th ế giới (Bradbuty, 1986 [42]; Hayward, 1994[65] Prior et al - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
i ển hình nhất ở vùng nhiệt ñớ i, cận nhiệt ñớ i và những vùng có khí hậu ôn ñớ i trên th ế giới (Bradbuty, 1986 [42]; Hayward, 1994[65] Prior et al (Trang 77)
Bảng 4.12: Tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.12 Tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Trang 81)
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñế n bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua vụ thu ñông (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2007)  - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñế n bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua vụ thu ñông (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2007) (Trang 88)
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñế n bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua vụ xuân hè (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2008)  - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñế n bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua vụ xuân hè (Gia Viễn, Ninh Bình năm 2008) (Trang 90)
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của ñị at hế ñấ t ñế n bệnh HXVK hại cà chua vụ - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của ñị at hế ñấ t ñế n bệnh HXVK hại cà chua vụ (Trang 92)
Bảng 4.16: Khảo sát khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith của một số giống cà chua  - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.16 Khảo sát khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith của một số giống cà chua (Trang 94)
Bảng 4.17: Khảo sát khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn của chế - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.17 Khảo sát khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn của chế (Trang 98)
Bảng 4.11: Nghiên cứu tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân lập từ các cây kí chủ trên cây cà chua  - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.11 Nghiên cứu tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân lập từ các cây kí chủ trên cây cà chua (Trang 118)
Bảng 4.12: tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn trên một số cây ký chủ - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.12 tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn trên một số cây ký chủ (Trang 120)
Bảng 4.17: Khảo sát khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn của chế - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
Bảng 4.17 Khảo sát khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn của chế (Trang 124)
Các ký hiệu trong các bảng: - Nghiên cứu loài vi khuẩn ralstonia solanacearum (smith) gây hại cà chua vụ đông xuân   xuân hè ở ninh bình năm 2007 2008
c ký hiệu trong các bảng: (Trang 127)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w