- Phân tích xu hướng: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung vàchúng có thể được xem
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG
HỒ THỊ KIM LIÊN
Huế, tháng 05 năm 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONGSinh viên thực hiện:
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị làm việc ở xínghiệp xây dựng Hải Long đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp để em có thể tìm hiểu, tiếp xúc học hỏinhững kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thực hiện tốt khóa luận này
Chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm thực tập đã hỗ trợ để tôi có thể hoànthành tốt công việc được giao
Với kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Emkính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thày cô cùng các cô chú, anh chịtrong xí nghiệp để đề tài trở nên hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Sinh viên
Hồ Thị Kim LiênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung
5 HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 527 TSLĐ Tài sản lưu động
37 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp chung 3
1.5.2.Phương pháp đặc thù: 3
1.6 Kết cấu chuyên đề 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 5
1.1 Tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5
1.1.2 Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp 6
1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 6
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 6
1.1.3 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.1.5 Mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.2.1 Phương pháp so sánh 10
1.2.2 Phương pháp tỷ lệ 10
1.2.3 Phương pháp Dupont 11
1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.3.1 Thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.3.1.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp 11
1.3.1.2 Thông tin bên trong doanh nghiệp 12
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.4 Nội dung phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp 15
1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 15
1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 17
1.4.2.1 Tình hình doanh thu 17
1.4.2.2 Tình hình chi phí 18
1.4.2.3 Tình hình lợi nhuận 18
1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 19
1.4.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 19
1.4.3.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính 21
1.4.3.3 Các chỉ số về hoạt động 22
1.4.3.4 Các chỉ số về khả năng sinh lời 27
1.4.4 Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp 30
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 31 1.5.1 Nhân tố chủ quan 31
1.5.1.1 Chất lượng thông tin sử dụng 31
1.5.1.2 Trình độ cán bộ phân tích 32
1.5.1.3 Kĩ thuật, công nghệ 32
1.5.2 Nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG 34
2.1 Khái quát chung về xí nghiệp xây dựng Hải Long 34
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 34
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 35
2.1.2.1 Chức năng 35
2.1.2.2 Nhiệm vụ 37
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
2.1.4 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 39
2.1.4.1 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 39
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 39
2.1.4.3 Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán 39
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.1.4.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 39
2.1.5 Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán 40
2.1.5.1 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: 40
2.1.5.2 Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 40
2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty 46
2.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 46
2.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 51
2.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 54
2.2.4 Phân tích các Chỉ số tài chính 57
2.2.4.1 Chỉ số về tính thanh khoản của và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 57
2.2.4.2 Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 62
2.2.4.3 Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn: 64
2.2.4.4 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 71
2.2.5 Chỉ số về khả năng sinh lời 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 80
3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của xí nghiệp 80
3.1.1 Những mặt đã đạt được 80
3.1.2.Những mặt hạn chế của xí nghiệp 81
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của xí nghiệp 81
3.2.1 Thúc đẩy thị trường 81
3.2.2 Định hướng chiến lược sản xuất - kinh doanh trong thời hạn 5 năm 81
3.2.3 Về công tác quản lý 82
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
3.1 Kết luận 83
3.2 Kiến nghị 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của xí nghiệp qua 3 năm 47
Bảng 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 52
Bảng 2.3: Tình hình biến động các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2015-2017) 55
Bảng 2.4: Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 58
Bảng 2.5: Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung 62
Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn 64
Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn (tiếp theo) 66
Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản dài hạn 71
Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 74
Bảng 2.10: Các chỉ số về khả năng sinh lời 76 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp 38Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có sự thay đổi sâu sắc Đặcbiệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sựphát triển của nền kinh tế nước ta Nó mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưngcũng không ít thách thức và khó khăn Hoạt động trong nền kinh tế đó, các Doanhnghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quyluật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Do đó, để cóthể đứng vững, tồn tại thì doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả xác thực tức là hoạtđộng phải mang lại lợi nhuận Lợi nhuận chính là tiền đề cho Doanh nghiệp tồn tại,chiếm lĩnh thị trường và phát triển, không chỉ mục tiêu mang lại lợi nhuận mà tiến xahơn là mang lại giá trị cho Doanh nghiệp Trong điều kiện đó, các Doanh nghiệp phải
tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tức là lấy thu nhập bù chiphí có lợi nhuận để tăng tích lũy, từ đó tái sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộngquy mô của Doanh nghiệp
Khi lựa chọn đề tài này, em không chỉ tính toán các con số đơn thuần mà còn đisâu vào phân tích một báo cáo tài chính, đồng thời phát hiện ra những thành tựu đạtđược, những hạn chế, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, đề ra những giải pháp để giúpdoanh nghiệp hoàn thiện và tiến tới mục tiêu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phíđồng thời nâng cao giá trị doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của T.s Nguyễn Đình Chiến, đồng thời xuất phát từthực tế, bằng những kiến thức phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã đượctích lũy trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và thời gian tìm hiểu công ty,chúng em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp xâydựng Hải Long” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Cung cấp các thông tin để giúp các nhà đầu tư, chủ nợ và những người sử dụngkhác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tứchoặc tiền lãi
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế,những sự kiện và những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như cácnghĩa vụ đối với các nguồn lực đó
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tại công ty để đề xuất những đánh giá vàkiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm
Đồng thời để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, để mình có thể tự phântích báo cáo tài chính tại công ty, tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề xuất giải phápgiúp công ty hoàn thiện hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của xí nghiệp xây dựng Hải Long
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệNgoài ra còn có thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo của ban Tổng giám đốc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long
- Về thời gian: Sử dụng số liệu trên các báo tài chính của xí nghiệp xây dựng HảiLong qua 3 năm từ năm 2015 đến 2017
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp chung
- Phân tích theo chiều ngang: bằng cách tính số tiền chênh lệch năm nay so với
năm trước.đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từngchỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Qua đó, xác định mức biến động (tăng hay giảm)
về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tốđến chỉ tiêu phân tích
- Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỉ lệ, các hệ số thể hiện mối tương
quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Thực chất việc phân tích theo chiều dọc trên báo cáo tài chính là phântích sự biến động về cơ cấu hay quan hệ tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáotài chính doanh nghiệp
- Phân tích xu hướng: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài
chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung vàchúng có thể được xem xét trong nhiều kì để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển củacác hiện tượng, kinh tế – tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích các chỉ số tài chính: phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để
thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa 2 thành phần cả một báo cáo tài chính
1.5.2 Phương pháp đặc thù:
- Phương pháp so sánh: là một trong những phương pháp rất quan trọng Nó được
sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ mọt hoạt động phân tích nào của doanhnghiệp Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp,nó được sửdụng rất đa dạng và linh hoạt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằmxác định rõ xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp Từ đó,đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kì kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấuhoàn thành nhiệm vụ phấn đấu của doanh nghiệp So sánh số liệu của doanh nghiệpvới số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt ,khả quan hay không
- Phương pháp loại trừ: là một phương pháp nhằm xác điịnh mức ảnh hưởng lần
lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được thực hiện bằng cách : khi xác định sựảnh hưởng của các nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Để xácđịnh ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháploại trừ có thể thực hiện bằng 2 phương pháp: phương pháp thay thế liên hoàn vàphương pháp số chênh lệch
- Phương pháp liên hệ cân đối: cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng
giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệvới chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số và hiệu số
- Phương pháp Dupont: trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô
hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.Chính nhờ sự phântích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích theo trình tự logic chặt chẽ
1.6 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viếttắt, danh mục đồ thị bảng biểu, danh mục sơ đồ,…kết cấu bài gồm có 3 phần:
Phần I Đặt vấn đề Phần II Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 Cơ sở lí luận và tổng quan tài liệu về tình hình tài chính tại xí nghiệpChương 2 Phân tích tình hình tài chính tại của xí nghiệp xây dựng Hải LongChương 3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại xí nghiệpTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
XÍ NGHIỆP
1.1 Tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp
1.1.1 Khái ni ệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là những quan hệ kinh tế giữa doanhnghiệp với nhà nước và với các chủ thể kinh tế - xã hội ở trong nước và ngoài nước,còn xét về hình thức là quan hệ tài chính – tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối và
sử dụng các quỹ tiền tệ cho hoạt động của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanhnghiệp
Doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường kinh tế liên tục biến động thìphải luôn tính toán tới sự vận động của đồng tiền trong quá trình kinh doanh, thôngqua hàng loạt mối quan hệ kinh tế và tài chính giữa doanh nghiệp với các đối tác khácnhư nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người lao động trong doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội, nhà nước
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: là mối quan hệ được phát sinh khi doanhnghiệp được nhà nước cấp vốn hoạt động (đối với doanh nghiệp nhà nước) và doanhnghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như: nộp các khoản thuế, lệphí…vào ngân sách nhà nước
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác: là quan hệ về mặt thanh toántrong việc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ…
Quan hệ giữa nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua việc doanh nghiệp thanh toán tiềnlương, tiền thưởng do công nhân viên, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trongdoanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
1.1.2 Ch ức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệpQuá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn
và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển Vìvậy chức năng này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho từngthời kì Bên cạnh đó, nó còn giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình tài chính để
tổ chức nguồn vốn, nhằm đầu tư đúng hướng và kịp thời nhu cầu vốn khi cần thiết
Qua đó cho thấy chức năng tổ chức và luân chuyển vốn là chức năng quan trọngcủa tài chính doanh nghiệp bởi nó có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Phân phối thu nhập bằng tiền: Phân phối là một chức năng quan trọngcủa tài chính doanh nghiệp Sau mỗi chu kì kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa được tiêuthụ, doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, cần thiết phảiphân phối số thu nhập này, phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động
và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp
Ba chức năng quản lý vốn, phân phối và kiểm tra không thể tách rời nhau Quátrình kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt
Ngược lại việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thựchiện chức năng kiểm tra
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp có vai trò rất trong trọng trong nền kinh tế nói chung vàmỗi doanh nghiệp nói riêng Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò chính sau:
- Đảm bảo về vốn: Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn để đầu
tư Khi đó vai trò trước tiên của tài chính doanh nghiệp là phải xác định đúng đắn cácnhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó làTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp để huy động vốn từ bên trong và bênngoài, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
- Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Việc tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp cótác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nhận biết và huy độngkịp thời các nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro, và nắm bắt đượccác cơ hội kinh doanh Huy động tối đa nguồn vốn hiện có sẽ giúp doanh nghiệp tránhđược các thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời làm giảm nhu cầu vốn vay và lãisuất
- Kiểm soát: Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm soát chỉ đạo hoạtđộng kinh doanh Thông qua tình hình thu chi tiền hàng ngày, nắm bắt được các tìnhhình tài chính và các chỉ tiêu tài chính, doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hìnhsản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời những tồn tại, từ đó đưa ra các quyết định thíchhợp
1.1.3 Khái ni ệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
“Phân tích TCDN là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnhhưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hìnhTCDN thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánhvới các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản
lí phù hợp” (Nguồn: trang 4 sách Phân tích tài chính doanh nghiệp – ThS Ngô KimPhượng, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
Ngoài ra, phân tích tình hình TCDN là việc xem xét, đánh giá kết quả của việcquản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tàichính Phân tích những gì đã làm được, chưa làm được và dự đoán những gì đã xảy ra,đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinhdoanh, từ đó đưa ra các biện pháp để tận dụng những điểm mạnh và khắc phục nhữngđiểm yếu, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc ứng dụng các công cụ và kỹthuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu
để đưa ra các dự báo và kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh, sửdụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty,đánh giá năng lực tài chính trong tương lai
1.1.4 Ý ngh ĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Vìvậy cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanhnghiệp
Vì thế công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩasau:
+ Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tài chính cung cấp các thông tin về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp mình, qua đó sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các dự báotài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận
+ Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến lợi tức nhận được hàng năm vàgiá trị thị trường của cổ phiếu Qua phân tích tài chính, họ sẽ biết được khả năng sinhlời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để đưa
ra quyết định đầu tư
+ Đối với các tổ chức tín dụng: họ sẽ dựa vào phân tích tài chính để đưa ra các quyếtđịnh cho vay, tài trợ vốn một cách phù hợp
+ Đối với cơ quan Nhà nước: phân tích tài chính giúp nhà nước nắm được tình hình tàichính của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn nhằm tạo hànhlang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động
+ Đối với công ty kiểm toán: phân tích tài chính giúp cho các công ty kiểm toán kiểmtra được tính trung thực của các số liệu, phát hiện ra sai sót và gian lận của doanhnghiệp về mặt tài chính Phân tích tài chính giúp người sử dụng có thể xem xét từ nhiềuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
góc độ khác nhau, đánh giá, tổng hợp, xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN để
từ đó nhận biết, phán đoán và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất, giúp doanhnghiệp củng cố tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình
1.1.5 M ục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọnquyết định đầu tư, đự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương lai Hoạtđộng TCDN liên quan đến nhiều đối tượng nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng
sẽ khác nhau
Phân tích TCDN cần đạt những mục tiêu cơ bản sau: Đánh giá, dự tính các rủi rocũng như tiềm năng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụcho việc ra quyết định một cách thích hợp Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực cácthông tin kinh tế tài chính cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, và các đối tượng có liênquan để họ có những quyết định đúng trong kinh doanh Cung cấp thông tin về cácnguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, và các tác động kinh tế, qua đó chủdoanh nghiệp sẽ dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai
Nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai, thể hiện rằng nhữngquyết định đưa ra là có căn cứ chứ không phải quyết định theo cảm tính Là công cụ đểkiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, phântích các chỉ tiêu đạt được, giúp doanh nghiệp có được những quyết định, giải phápđúng đắn, đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao
Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp Tóm lại, mụctiêu phân tích TCDN phụ thuộc vào quyền lợi của cá nhân, tổ cức có liên quan đếndoanh nghiệp Vì thế việc phân tích TCDN ảnh hưởng đến nhiều nội dung khác nhau
và bao trùm phạm vi rất rộng với các nhà quản trị doanh nghiệp
1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ, biện pháp nhằmtiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiếtnhằm đánh giá tình hình TCDN Về lí thuyết có nhiều phương pháp phân tích tàichính, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp
tỉ lệ, và phương pháp dupont
1.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung
và phân tích tài chính nói riêng, dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướngbiến động của các chỉ tiêu tài chính
Để có thể áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện: phải có sựthống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán Các chỉtiêu phải được tính trên cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải cùng phản ánh mộtnội dung kinh tế, phải cùng một phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường và cácchỉ tiêu cần phải quy đổi về cùng một quy mô, điều kiện kinh doanh tương đươngnhau
Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu của một kì được lựa chọn làm gốc so sánh Gốc sosánh được xác định tùy vào mục đích phân tích Gốc so sánh có thể là về mặt thờigian, không gian, lựa chọn chu kì báo cáo hoặc kì hoạch… Khi tiến hành so sánh cần
có 2 đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được
1.2.2 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tỷ lệ hay còn gọi là phương pháp tỷ số, là một trong những phươngpháp được áp dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính Phương pháp này giúpcho việc khai thác, sử dụng số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích mộtcách có hệ thống các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn
Phương pháp tỷ lệ dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong các quan hệ tài chính
Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các địnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu Đây là phương pháp có tính hiệnthực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn
1.2.3 Phương pháp Dupont
Là phương pháp nghiên cứu tác động liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Đây là một công cụ đơn giản những vô cùng hiệuquả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản củadoanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn
Khi áp dụng phương pháp Dupont vào phân tích, các nhà phân tích nên tiến hành
so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm
Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắtnguồn từ đâu, rồi đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm
Phân tích tài chính doanh nghiệp bằng phương pháp Dupont có ý nghĩa lớn với quảntrị doanh nghiệp, bởi nó có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố ảnh hưởng,tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó doanh tiến hành công tác cải tiến tổchức quản lý doanh nghiệp
1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Thông tin s ử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp
Thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm thông tin bên ngoàidoanh nghiệp và thông tin bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Sử dụng để phân tích các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinhdoanh cũng như các chính sách của doanh nghiệp tác động đến tình hình TCDN nhưthế nào Các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như cácthông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngành kinh tế của doanhnghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liênquan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ… Sự suy thoáihoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp
Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lượckinh doanh trong từng thời kì …
1.3.1.2 Thông tin bên trong doanh nghiệp
Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụngcác thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọngbậc nhất
Mặt khác, các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho cácđối tác bên trong và ngoài doanh nghiệp Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủtrong các báo cáo kế toán
Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo kế toán chủ yếu là: Bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a Bảng cân đối kế toán:
BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sảnhiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh
Kết cấu của BCĐKT gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn:
Phần tài sản: bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định
Về mặt pháp lý: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh số tài sản hiện có của doanhnghiệp ở thời điểm lập báo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
. Về mặt kinh tế: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh số tài sản hiện có của doanhnghiệp ở thời điểm lập báo cáo
Phần nguồn vốn: bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồnhình thành tài sản của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý: các chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối vớicác đối tượng đầu tư vốn (nhà nước, ngân hàng, cổ đông) cũng như với khách hàngthông qua nợ phải trả
Về mặt kinh tế: các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thànhnên các tài sản của doanh nghiệp
Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp,quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thấy được sự biến động của cácloại tài sản trong doanh nghiệp, cũng như cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trongdoanh nghiệp
b Báo cáo kết quả kinh doanhBCKQKD là báo cáo tài chính phản ảnh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và những nghĩa vụ mà doanhnghiệp phải thực hiện với nhà nước
BCKQKD cho biết tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệptrong một kỳ kế toán Dựa vào số liệu trên BCKQKD, người sử dụng thông tin có thểkiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp trong kỳ, so sánhvới các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết kháiquát về tình hình công ty cũng như xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết địnhquản lý, quyết định đầu tư phù hợp
c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh việc hình thành và sử dụng lượngtiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Nếu BCĐKT cho biết những nguồn lực, của cải và nguồn vốn hình thành củanhững tài sản đó, và BCKQKD cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kếtquả lãi lỗ trong một chu kỳ kinh doanh thì BCLCTT được lập ra để trả lời các vấn đềliên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằngtiền của doanh nghiệp trong thời kỳ
1.3.2 Các bước thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Để có được những thông tin đầy đủ và chính xác cho người sử dụng thì phân tích tàichính cần phải tổ chức thực hiện theo một quy trình hoàn thiện với nguồn thông tinđầy đủ, phương pháp và nội dung phân tích khoa học
Quy trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tinPhân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minhthực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, bao gồm những thông tin nội bộ đếnnhững thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán và thông tin quản lý khác
Trong đó các thông tin kế toán là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng, phản ánhtập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp,
Phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bước 2: Xử lí thông tin
Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất địnhnhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đãđạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định
Bước 3: Dự đoán và quyết địnhMục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính Đối với chủ doanhnghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển, tối đahoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Đối với người cho vay và đầu tư, đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư
Đối với cấp trên của doanh nghiệp là các quyết định quản lý doanh nghiệp…
1.4 Nội dung phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp
1.4.1 Phân tích b ảng cân đối kế toán
Phân tích qua bảng cân đối kế toán là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọngtrong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì kinh doanh
Phân tích BCĐKT sẽ thấy được quy mô tài sản, trình độ sử dụng vốn của doanhnghiệp cũng như cơ cấu nguồn vốn Để phân tích BCĐKT cần xem xét, xác định vànghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Phần tài sản: Tài sản hiện có của doanh nghiệp gồm TSNH và TSDH, do vậy khi phântích cơ cấu tài sản phải xác định cơ cấu của từng loại tài sản trong tổng tài sản, kết hợpvới quy mô sản xuất, sự biến động của tổng tài sản, từ đó xác định nguyên nhân tăng,giảm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Phân tích cụ thể từng khoản, mục, xem xét mức tăng, giảm tỷ trọng tác động đến sựphát triển của doanh nghiệp
TSNH đảm bảo cho hoạt động SXKD được thực hiện thường xuyên và liên tục Sựbiến động của TSNH phù hợp với sự gia tăng của TSDH thể hiện trình độ tổ chức tốt,
dự trữ vật tư hợp lý
Để đánh giá tính hợp lý của TSNH cần kết hợp so sánh tỷ trọng TSNH trong sự phân
bổ hợp lý giữa TSNH và TSDH, kết hợp với phân tích các bộ phận cấu thành TSNH,tốc độ luân chuyển vốn lưu động
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: tỷ trọng tăng lên cho thấy doanh nghiệp chủđộng trong hoạt động SXKD bởi khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu hoạt độngSXKD, đồng thời có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
+ Hàng tồn kho: Đối với doanh nghiệp sản xuất, HTK phải đảm bảo đầy đủ cho quátrình sản xuất được liên tục Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thì HTKphải chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số HTK Nếu HTK tăng, sẽ đáp ứng nhu cầucho sản xuất, nhưng tốc độ HTK tăng nhanh hơn tốc độ phát triển sản xuất thì lại ảnhhưởng đến tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Các khoản phải thu: là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếmdụng Các khoản phải thu giảm thì doanh nghiệp sẽ tránh được ứ đọng vốn, qua đó sửdụng vốn hiệu quả hơn Nếu các khoản phải thu tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp trong
kỳ SXKD hoặc không thu hồi được nợ hoặc thu hồi ít nhưng vốn bị chiếm dụng nhiềuhơn
+ Tài sản ngắn hạn khác: gồm số tiền tạm ứng cho nhân viên, các khoản kí cược, kíquỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lí
+ Tài sản dài hạn: bao gồm các khoản phải thu dài hạn, TSCĐ, các khoản đầu tư tàichính dài hạn, và tài sản dài hạn khác Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thìTSCĐ thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản
Còn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSCĐ thường chiếm tỉ trọng lớn,bởi vì chúng là tài sản được dùng để tạo ra doanh thu nhất định
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỉ trọng từng loại nguồn vốn chiếmtrong tổng số nguồn vốn, cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu NVCSHchiếm tỉ trọng cao thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, ngượclại, nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặttài chính của doanh nghiệp sẽ thấp
Phần nguồn vốn: Nguồn vốn được chia làm 2 phần:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốvốn của doanh nghiệp Khi NVCSH tăng, doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo vềmặt tài chính và mức độ độc lập đối với chủ nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năngđảm bảo về tài chính doanh nghiệp thấp
+ Nợ phải trả: xu hướng nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng sốnguồn vốn của doanh nghiệp tăng, trường hợp này được đánh giá là tốt do nguồn vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp cao
Tuy nhiên nợ phải trả giảm do nguồn vốn, quy mô và nhiệm vụ sản xuất thu hẹp thìđánh giá là không tốt Khi phân tích tài sản và nguồn vốn qua BCĐKT, ngoài việcphân tích sự biến động trên tổng số tài sản và nguồn vốn, người phân tích còn tính và
so sánh tỉ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được
xu hướng biến động, mức độ hợp lí của việc phân bổ, và tính tự chủ của doanhnghiệp
1.4.2 Phân tích báo cáo k ết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là việc phân tích tình hình doanh thu,chi phí và lợi nhuận của công ty
Khi phân tích doanh thu cần trả lời được doanh thu của công ty được hình thành từhoạt động nào nhiều nhất trong 2 hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tình hìnhđang tăng hay giảm và mức độ tăng giảm mạnh hay nhẹ Phân tích chi phí và lợi nhuậncũng tương tự
Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tìm
ra phương pháp nâng cao khả năng sinh lời
1.4.2.1 Tình hình doanh thu
Đây là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Doanh thu thuần là phần doanh thu còn lại sau khi loại bỏ các khoản giảm trừ doanhthu Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với tình hình của một doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóathuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụcho khách hàng theo chức năng kinh doanh của doanh nghiệp Thường thì chỉ tiêu nàychiếm tỷ trọng lớn và nó phản ánh toàn bộ quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉđạo sản xuất kinh doanh
Doanh thu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nên muốn tăng doanh thu thì cần thực hiệnphân tích thường xuyên BCKQHĐKD Phân tích tình hình doanh thu giúp nhà quản trịthấy được ưu, nhược điểm trong quá trình tạo ra doanh thu, để biết yếu tố nào làm tăng
và giảm doanh thu
Từ đó hạn chế và loại bỏ các yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh yếu tố tích cực, phát huy điểmmạnh của doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận
1.4.2.2 Tình hình chi phíTất cả các khoản chi phí đều là dòng tiền ra của doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán (GVHB) thường là khoản chi phí lớn nhất đối với mỗi doanhnghiệp thương mại, nó phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản phẩm và dịch
vụ Nó có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp tốt làkhi thương lượng được mức giá vốn thấp nhất có thể để bán ra với mức giá cạnh tranhhoặc đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại, tức là GVHB làm tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, tăng hiệu quả SXKD
Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng rất cần chú trọng phân tích vì nó phản ánh tình hình nợcủa công ty Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu thì chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả
1.4.2.3 Tình hình lợi nhuậnLợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình SXKD, tuy nhiên để thấy
rõ hơn hiệu quả thực sự của hoạt động SXKD, nhà quản lý phải phân tích mối quan hệgiữa tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Mục đích lớn nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là đạt được mức lợinhuận cao nhất có thể, mang lại nhiều giá trị cho chủ sở hữu, lợi nhuận càng cao chothấy doanh nghiệp càng có khả năng sinh lời, ít rủi ro và ngược lại
1.4.3 Phân tích các ch ỉ tiêu tài chính
1.4.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán
Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loạitiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính vànăng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp,thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chínhcủa doanh nghiệp
Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lại, cần đi sâuphân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện ở số tiền và tài sản mà doanhnghiệp hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ của doanh nghiệp
Để đánh giá và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần tính đếncác hệ số khả năng thanh toán sau:
a Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời phản án khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp,cho biết với toàn bộ giá trị tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán cáckhoản nợ phải trả của doanh nghiệp hay không
Vì vậy muốn biết khả năng thanh toán tức thời của công ty tại thời điểm nghiên cứu, taphải dùng đến chỉ tiêu này để biết khả năng thanh toán ngay tức thì của công ty bằngtiền và các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao, không bị chi phối bởi thờigian chuyển đổi hàng tồn kho và các khoản phải thu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Hệ số này càng lớn cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, vàngược lại
b Khả năng thanh toán hiện hành (The current ratio - Rc)
Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanhnghiệp, cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằngcác tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạncủa các khoản nợ đó
Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm vàcũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng
Ngược lại, khi giá trị của tỷ số này cao hơn, có nghĩa là khả năng thanh toán nợ củadoanh nghiệp tăng, là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên, khi giá trị của tỷ số này quá caothì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động Điều này có thể
do sự quản trị tài sản lưu động còn chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗihoặc do quá nhìều nợ phải đòi v.v…làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nói chung,
tỷ số thanh toán hiện hành trong khoảng 1 – 2 là vừa, nhưng trong thực tế khi phântích tỷ số này cần kết hợp với đặc điểm ngành nghề khác nhau và các yếu tố khác như:
cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưuđộng
c Khả năng thanh toán nhanh (The quick ratio - Rq)
Trong đó: tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sản vòng quaynhanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Do hàng tồn kho là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài sản lưuđộng, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khi bán nên không được tính vào khả năngthanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạnkhông phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) Do đó, có thể thấy tỷ số thanhtoán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi về chínhsách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi, vàngược lại
Tuy nhiên, tỷ số này cũng cần tuỳ theo sự cần thiết của ngành: các ngành nghềkhác nhau thì yêu cầu đối với tỷ số thanh toán nhanh cũng khác nhau
Ngoài ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trung thanh toán vàocùng một thời kỳ, nên khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 không có nghĩa là không
an toàn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trảngay trong kỳ gần nhất là có thể chứng tỏ rằng tính an toàn được đảm bảo
1.4.3.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính
a Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả Chủ nợ thường ưathích doanh nghiệp có tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ của họ càngđược đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản
Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợicho cổ đông Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợcủa bình quân ngành
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanhnghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 làchấp nhận được Có nghĩa hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60)
b Khả năng thanh toán lãi vay
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay, phản ánh số tiền doanh nghiệp có thể sử dụng
để trả lãi vay Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả
nợ lãi của nó đến mức nào
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty chocác chủ nợ của mình càng lớn
Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế
có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mấtkhả năng thanh toán và vỡ nợ
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công tykinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay
1.4.3.3 Các chỉ số về hoạt độngCác chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằngcách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khácnhau
a Vòng quay hàng tồn kho (hệ số lưu kho):
Là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thếnào
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh giữa các năm để đánh giá nănglực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Số vòng quay hàng tồn kho caohay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh, tác động đến dòng tiền, ảnhhưởng đến vòng quay TSNH, TSDH, và ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như các chỉtiêu tăng trưởng của doanh nghiệp Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng chothấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, có nghĩa làdoanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính cógiá trị giảm qua các năm
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữtrong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanhnghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữnguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyềnsản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảmbảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồnkho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quaycủa dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực
tế của từng doanh nghiệp
Thời gian luân chuyển HTK trung bình
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong kìcủa DN Thời gian của kì phân tích một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày, mộtnăm là 360 ngày hoặc 365 ngày Nếu thời gian lưu kho hàng ngắn, hay gọi là tốc độTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
luân chuyển hàng tồn kho nhanh sẽ đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, do đó làm tăng khảnăng thanh toán cho DN
b Vòng quay các khoản phải thu (Hệ số thu nợ)Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu được tiền về, do doanhnghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trảtrước cho người bán…
Dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp, cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để doanh nghiệp có thể thu hồi đượckhoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu củacông ty Nếu số vòng quay càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càngnhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúpcho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồnvốn lưu động trong sản xuất Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu thấp thì hiệuquả sử dụng vốn kém do chiếm dụng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làmgiảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sảnxuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốnlưu động này
Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quânbằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu Ngược lại vớichỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc
độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công tythu hồi các khoản nợ từ khách hàng
Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là cóhiệu quả nhất Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác chothấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quânquá thấp cũng không phải là tốt Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện củachính sách tín dụng quá chặt chẽ
Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh vàlợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ
Trong tình huống này, có lẽ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng
c Vòng quay các vòng khoản phải trả (Hệ số trả nợ)
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanhnghiệp đối với nhà cung cấp Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnhhưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp
Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩnrủi ro về khả năng thanh khoản Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốnnày có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín
về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với kháchhàng
Thời gian trả nợ trung bìnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp Hệ
số này thế hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán Hệ số này cao nghĩa làcông ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền chongười bán Ngược lại chỉ tiêu này thấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bántrong thời gian ngắn sau khi nhận hàng
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bìnhThời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình = (Thời gian thu nợ trung bình + Thờigian luân chuyển kho trung bình - Thời gian trả nợ trung bình)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tiền của doanh nghiệp, thời gian càng nhỏcàng tốt Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếmcho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư, nếu con sốnày nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt
Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tưcàng lớn Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trịcủa các hóa đơn càng giảm Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làmgiảm vốn lưu động của doanh nghiệp
d Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định)
Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp,hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thutrong một năm Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đãtạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cốđịnh của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao Ngược lại,nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quảđối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại
e Vòng quay tài sản lưu động (Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động)
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trên mối quan hệ so sánhgiữa kết quả sản xuất (doanh thu thuần) và số tài sản lưu động bình quân bỏ ra trong
kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luânchuyển được bao nhiêu vòng, hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càngcao càng tốt
f Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản)
Dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty Thông qua hệ số nàychúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu đượctạo ra Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản củacông ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sảncủa một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ sốvòng quay tài sản bình quân của ngành
1.4.3.4 Các chỉ số về khả năng sinh lời
Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tàichính tổng hợp, phản ánh hiệu quả của việc đầu tư, sản xuất, tiêu thụ Các chỉ số sinhlời được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm vì chúng là cơ sở để đánh giá kết quảHĐKD trong một kỳ nhất định Bên cạnh đó, các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng đểcác nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
a Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được sinh ra từ một đồng doanh thu Từ đó,nhà phân tích đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty ROScũng có thể được dùng để so sánh hiệu quả của công ty qua thời gian, hoặc so sánhgiữa các công ty trong ngành
ROS tăng cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty đang được cải thiện, ngược lại khiROS giảm, công ty đang làm ăn kém đi
b Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, nghĩa là đo lường hiệu quả hoạt động của công ty
mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ số này cho biết doanh nghiệp tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản, thể hiện hiệu quả sử dụngtài sản chung của doanh nghiệp Thông thường để đánh giá, ta thường so sánh với chỉ
số này của năm trước đó hoặc với các công ty có cùng quy mô trên thị trường Chỉ sốnày phụ thuộc từng ngành cụ thể
c Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, ngoài ra, nó còn phụ thuộc vàoquy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ sốTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số củacông ty tương đương trong cùng ngành
d Phân tích Dupont đối với ROA và ROE
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của mộtdoanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Việc sử dụng phươngpháp phân tích Dupont không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của TCDNcùng các quan hệ cơ cấu giữa chỉ tiêu tài chính, mà còn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng,làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Dưới góc độ của nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợinhuận trên VCSH (ROE) Vì VCSH là một phần của tổng nguồn vốn, nên ROE sẽ phụthuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản
Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont sau:
Hay: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Mô hình Dupont được triển khai thành:
Hay: ROE = Lợi nhuận ròng biên x vòng quay tài sản x Đòn bẫy tài chínhNhư vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấuthành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tàichính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanhnghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên hoặc kết hợp giữaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến
chúng Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu vàđồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên
Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn cáctài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản Hay nói một cách sử dụngtốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản Hay nói mộtcách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn
có Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tàichính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tàisản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư củadoanh nghiệp là hiệu quả
1.4.4 Phân tích tình hình s ử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn khi tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷtrọng của vốn chủ sở hữu Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả thấphơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu thì đòn bẩy tài chính sẽ thấp
Những doanh nghiệp mà không mắc nợ thì đòn bẩy tài chính bằng không hay làkhông có đòn bẩy tài chính Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khi nhu cầuvốn cao nhưng vốn chủ sở hữu thấp không đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, tuynhiên chỉ nên vay khi chắc chắn được rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suấtvay nợ Sử dụng đòn bẩy ở các doanh nghiệp tăng trưởng cao và ổn định với chi phí đivay thấp sẽ mang lại hiệu quả đáng kể
Tuy nhiên, nguy cơ vỡ nợ sẽ rất cao và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp sửdụng đòn bẩy lớn, nhưng lợi nhuận thu về lại không đủ để trả nợ và lãi vay Công thứcxác định mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL):
Trường Đại học Kinh tế Huế