Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc Tiểu học Một vài phương pháp đổi mới về dạy môn Âm nhạc Lớp 1 Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao. Học âm nhạc không chỉ mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì thế mà việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh cần phải luôn đổi mới, cải tiến phương pháp, cách thức truyền thụ,…nhằm ngày đem lại lợi ích thiết thực. Đây là một việc làm không dễ, người dạy cần phải nắm rõ đối tượng mà mình truyền thụ, hướng dẫn.Đặc biệt là học sinh khối lớp Một, việc này lại càng khó khăn hơn. Các em phần lớn là chưa đọc được, chủ yếu chỉ đọc theo giáo viên (truyền khẩu) nên việc dạy cho các em học thuộc lời và hát được bài hát đòi hỏi nhiều công sức nhưng nếu không khéo dễ làm cho các em thụ động, nhàm chán.
Trang 1MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
I Bối cảnh của đề tài : 3
II Lý do chọn đề tài : 3
III Phạm vi, mục tiêu, đối tượng, phương pháp, thời gian nghiên cứu : 4
1 Phạm vi nghiên cứu: 4
2 Mục tiêu nghiên cứu: 4
3 Đối tượng nghiên cứu: 5
4 Phương pháp nghiên cứu: 5
5 Thời gian nghiên cứu: 5
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu : 6
PHẦN NỘI DUNG 7
I Cơ sở lý luận : 7
II Thực trạng của vấn đề : 7
III Một vài phương pháp để tiến hành giải quyết vấn đề : 8
1/ Khảo sát động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh: 8
2/ Khảo sát trình độ học sinh: 9
3/ Giải pháp: 9
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : 18
1/ Kết quả đạt được : 18
2/ Thuận lợi : 20
3/ Khó khăn : 20
PHẦN KẾT LUẬN 21
I Bài học kinh nghiệm : 21
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm : 21
1/ Đối với bản thân : 21
2/ Đối với các đơn vị bạn: 21
III Khả năng ứng dụng, triển khai : 22
IV Những kiến nghị, đề xuất : 22
Trang 2Lời nói đầu
Trong lịch sử, qua các thời đại, bất kỳ một nền giáo dục nào cũng đều quantâm đến giáo dục toàn diện, để phát triển năng lực sẵn có của các thế hệ trở thànhnhững con người toàn diện về các mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ ” Kết hợp cùng vớicác bộ môn khác, môn Âm nhạc cũng góp phần giáo dục cho các em để trở thànhnhững con người phát triển toàn diện về mọi mặt
Ngày nay trong công cuộc “ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước ”.Đảng đã xác định “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho giáo sự phát triển ” Đượclàm việc và học tập trong điều kiện xã hội phát triển và lòng nhiệt huyết của tuổitrẻ, bản thân tôi đã thấy được trách nhiệm của mình, phải ra sức học tập và rènluyện để trở thành con người hoàn thiện
Muốn đạt được những yêu cầu của ngành giáo dục đề ra, người giáo viêntiểu học cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là phải làm sao để giờ học đạthiệu quả cao, thu hút được học sinh, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho giờ học đạt chấtlượng Là một giáo viên trẻ tôi luôn tìm hiểu và xây dựng những phương pháp dạytốt nhất, để học sinh thêm đam mê và nhiều hứng thú hơn trong giờ âm nhạc
Qua sáng kiến này tôi rất mong muốn mang lại chút ít những kinh nghiệmtrong thời gian học tập và công tác của mình vào môn nghệ thuật mà bản thân tôiđang đảm nhiệm trong nhà trường tiểu học
Để hoàn thành được bài viết này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ củalãnh đạo cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường nơi tôi công tác, các bạn bè đồngnghiệp trong và ngoài nhà trường và đặc biệt là các em học sinh trường Tiểu học
Hồ Văn Thanh Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban giámhiệu nhà trường cùng các em học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đềtài này Trong quá trình làm đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu xót.Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo cũngnhư các bạn đồng nghiệp để sáng kiến nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I Bối cảnh của đề tài :
Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao.Học âm nhạc không chỉ mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoảimái, học mà chơi, chơi mà học, thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ,
âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thíchcảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từngcâu nhạc mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện cho họcsinh Chính vì thế mà việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh cần phải luôn đổi mới,cải tiến phương pháp, cách thức truyền thụ,…nhằm ngày đem lại lợi ích thiết thực.Đây là một việc làm không dễ, người dạy cần phải nắm rõ đối tượng mà mìnhtruyền thụ, hướng dẫn Đặc biệt là học sinh khối lớp Một, việc này lại càng khókhăn hơn Các em phần lớn là chưa đọc được, chủ yếu chỉ đọc theo giáo viên(truyền khẩu) nên việc dạy cho các em học thuộc lời và hát được bài hát đòi hỏinhiều công sức nhưng nếu không khéo dễ làm cho các em thụ động, nhàm chán
- Với học sinh tiểu học, sự phát triển qua bộ môn âm nhạc là khả năng biếtnghe, biết hát, biết rung động và phân biệt được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật
Từ đó phát triển khả năng nhạy cảm của học sinh, luôn hưởng ứng các hoạt động
ca hát một cách tích cực, say mê, hăng hái tìm tòi và sáng tạo, có ý thức cộng đồng
và tinh thần kỷ luật
- Bên cạnh đó ca hát là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với học sinh.Với nội dung phong phú, tiết tấu đa dạng của bài hát đã bổ sung thêm vốn kiếnthức cho các em, kích thích sự ham học và yêu thích môn âm nhạc Từ đó có khảnăng ca hát và sự mạnh dạn chính xác ngôn từ, tư duy phát triển, sức tưởng tượngmạnh mẽ, phong phú, tác phong nhanh nhẹn sẵn sàng hòa đồng với tập thể Chínhnhờ những cái hay cái đẹp qua từng giai điệu và sự nhộn nhịp hồn nhiên phong phúqua từng tiết tấu của bài hát làm cho tâm hồn các em luôn được rộng mở Đó cũng
là nền tảng của sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này
- Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàndiện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống
Trang 4hiện đại Việc giáo dục con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đứctốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ,biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phânbiệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sốngcủa mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người làkhông thể thiếu được.
- Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất làgiáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó âm nhạc có vị trí rất quantrọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sựphát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệthuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc Âm nhạc là phương tiệnhiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ởbậc tiểu học, âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưngthông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặcbiệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các emphát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác
- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuyên âm nhạc và được phân côngtrực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộmôn này Qua thực tế giảng dạy từ năm 2010 đến nay, tôi nhận thấy rằng trước mộtbài hát, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốtđơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiếnthức bài học
- Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộmôn âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn Đặc biệt là việc dạyphân môn âm nhạc ở lớp một, chúng ta biết rất rõ việc học hát của học sinh lớpMột chủ yếu là truyền khẩu vì các em đọc chưa rành (thậm chí một vài em chưađọc được) Do đó giáo viên đọc, học sinh đọc theo từng câu đến khi thuộc bài hátthì mới có thể dạy các em hát được Đây là vấn đề dễ gây thụ động cho học sinhdẫn đến các em chán học hoặc lâu thuộc lời bài hát Qua nhiều năm dạy chuyênmôn âm nhạc, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp học sinh lớp Một họctốt môn âm nhạc mà thực tế tôi đã vận dụng và đạt hiệu quả rất tốt
III Phạm vi, mục tiêu, đối tượng, phương pháp, thời gian nghiên cứu :
1 Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối Tiểu học, Quận 12, TPHCM
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 5- Nghiên cứu một vài phương pháp đổi mới dạy học môn Âm nhạc ở Lớp 1nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Tiến hành nghiên cứu những phương pháp mới trong dạy học môn Âm
nhạc đối với khối Lớp 1 Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh, Quận 12, TPHCM
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
Âm nhạc với thái độ tích cực
* Phương pháp đối chiếu so sánh:
- Dự giờ các bạn bè đồng nghiệp và so sánh, đối chiếu với những tiết học
sử dụng phương pháp cũ
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra chất lượng học môn Âm nhạc của học sinh Lớp 1 sau khi đã sửdụng những phương pháp mới vào bài dạy
5 Thời gian nghiên cứu:
9 - 10 / 2016
- Nghiên cứu và lựa chọn sáng kiến
- Khảo sát học sinh đầu năm
- Lên kế hoạch và thực hiện nghiên cứu sáng kiến
11 / 2016 - 4 / 2017 - Thu thập tài liệu qua sách báo, mạng Internet
- Điều tra thực trạng, nghiên cứu phương pháp mới
Trang 6trong dạy học âm nhạc
-Áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy cụ thể
4 - 5 / 2017 - Phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, thu thập kết
quả và hoàn thành sáng kiến
10 / 2017 - Nộp sáng kiến về Ban Giám Hiệu xét duyệt
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
- Tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới,không còn học sinh đứng bên lề lớp học
- Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhútnhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời
- Học sinh rất mau thuộc lời và hát được bài hát
- Lớp học rất sinh động và vui, thầy và trò dễ gần gũi hơn, thân thiện hơn( đây là điểm rất quan trọng trong mỗi tiết dạy )
PHẦN NỘI DUNG
Trang 7I Cơ sở lý luận :
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh học phân môn âm nhạc, đặc biệt làhọc sinh lớp 1 : Giai đoạn đầu năm đến giữa học kì I đa số các em chưa đọc trôichảy, chỉ đọc theo miệng giáo viên mà thôi Vì thế, khi dạy học hát mà chúng tatruyền thụ bằng cách gọi học sinh đọc từng chữ, từng câu thì rất bất lợi (ở đây tôichỉ muốn nói là hiệu quả tiết dạy đối với học sinh khối lớp 1 và cả các em học sinhđọc chậm)
+ Thứ nhất sẽ dễ làm cho học sinh nhàm chán
+ Thứ hai học sinh rất thụ động trong khi chiếm lĩnh kiến thức
+ Thứ ba là tự mình làm cho học sinh thụ động khi học
+ Thứ tư, nếu đợi học sinh đọc hết lời bài hát thì sẽ mất rất nhiều thời gian
Vì vậy thời gian còn lại không đủ để chuyển tải hết các nội dung của tiếthọc Từ đó dẫn đến tiết học sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn: học sinhkhông thuộc bài, thụ động, không hát được bài hát Chính vì thế mà chúng ta cầncải tiến phương pháp truyền thụ cho học sinh Đó chính là cách mà tôi đang thựchiện là sử dụng các động tác phụ họa phù hợp với lời ca khi dạy bài mới Cách dạynày mang lại hiệu quả rất thiết thực tại đơn vị tôi hiện nay
II Thực trạng của vấn đề :
- Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểuhọc Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đókhông chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoayvòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa cònphụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điềukiện của gia đình và toàn thể xã hội
- Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác mộtcách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích,
sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “ năng khiếu ”, điều này không phải họcsinh nào cũng có được Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thưgiãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua những câu hát, những lời ca,những cử chỉ, những điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng
âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ nhữnggiai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc
- Vậy làm thế nào giúp các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bàihát, đúng cao độ, trường độ và đặc biệt là làm thế nào để các em mau thuộc lời và
Trang 8không gây nhàm chán? Trước tiên phải xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứatuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp,dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau, để phát triển năng lựcnghe nhạc và cảm thụ âm nhạc Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho họcsinh, để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em cómột tâm thế thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc Để làm được việc
đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xácgiai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học sinh, chọn phương pháp dạy họchợp lí Em không thụ động khi học, phải giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảmnhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giaiđiệu từng bài hát, từng hoạt động
- Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc cấp tiểu học,qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lựchọc hỏi của mình, bản thân đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôinhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt làviệc học môn âm nhạc của học sinh lớp một nên tôi mạnh dạn đưa ra một sốphương pháp mới giúp các em học tốt hơn để các bạn đồng nghiệp cùng thamkhảo
III Một vài phương pháp để tiến hành giải quyết vấn đề :
Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh là một trường có phong trào văn hoá vănnghệ khá tốt Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong nhiều nămhọc thông qua các đợt thi đua do trường và ngành tổ chức Các hoạt động đó đượctác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc Do vậy để các em học tốt và có hứng thú họctập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phươngpháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học Đại bộ phận các em do ítđược tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là háttheo thói quen , hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể Vì vậy ngườigiáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức,các kỹ năng cơ bản của ca hát, từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năngthể hiện các tính chất âm nhạc
1/ Khảo sát động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh:
- Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đãtìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinh tại trường ngay từ đầunăm học và thu thập kết quả để so sánh vào cuối năm học
- Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiếnthức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng
Trang 9khiếu Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạotrong vận dụng kiến thức
Động cơ học tập
Số lượng họcsinh
Đạt
tỉ lệ %
Số lượng họcsinh
Đạt
tỉ lệ %Yêu thích môn
Đạt
tỉ lệ %
Số lượnghọc sinh tỉ lệ %Đạt
3/ Giải pháp:
Để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiênngười giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên Cụ thể nhưxác định thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc Ở lớp dưới ( lớp Mầmnon ) , các em đã được làm quen với các kĩ năng ca hát, đó là các kĩ thuật cơ bảnnhư tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, nghe giai điệu
Trang 10Khi lên lớp trên ( lớp Tiểu học ) các em sẽ được học kỹ hơn cũng như cógiáo viên chuyên môn âm nhạc sẽ hướng dẫn cụ thể và đúng với chuyên môn âmnhạc Đối với học sinh lớp 1 việc dạy một bài hát mới làm sao để giúp các em tiếpthu bài có hiệu quả tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp dạy học bài hát mớisau.
• Cách dạy tập hát bài mới:
Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ âm nhạc nói chung
và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh Do cao
độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanhquản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các emphát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây
là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các emthực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện
Ví dụ:
* Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát, đặc biệt
là đối với học sinh lớp Một Như chúng ta đã biết, việc học hát một bài hát mới đốivới các em chủ yếu là truyền khẩu Vì ở lớp này các em chưa đọc được và nếu cóđọc được thì đọc rất chậm Vậy cách mà chúng ta thường làm là giáo viên đọc mộtcâu hoặc một phần ngắn trong câu để các em đọc theo cho đến khi các em thuộc cảlời chúng ta mới bắt đầu dạy các em hát đúng cao độ, trường độ,…
* Nhưng đối với bản thân tôi, qua nhiều năm hướng dẫn các em học hát nhưthế, tôi thấy cách trên có nhiều khuyết điểm như: Các em dễ nhàm chán khi họchát, học sinh thụ động, nhất là đối với các em có tính nhút nhát và lâu thuộc bài…
Từ những khuyết điểm đó, tôi luôn tìm cách để giúp các em học hát tốt hơn Và tôi
đã hướng dẫn các em học hát một bài hát như sau:
- Các bước đầu tiên của một tiết dạy tôi vẫn tiến hành như bình thường như:Khởi động giọng, giáo viên hát mẫu Đặc biệt đến phần hướng dẫn đọc từng câucủa lời bài hát tôi có một số thay đổi Thay vì chúng ta đọc trước, học sinh đọctheo Cách này các em rất lâu thuộc lời và dễ quên, thụ động dẫn đến nhàm chán.Tôi không thực hiện như thế mà tiến hành như sau:
+ Ở mỗi bài hát, trước khi hướng dẫn các em học hát, tôi luôn tìm động tácsao cho phù hợp với từng câu hát (có thể nói là động tác phụ họa khi hát) rồi đếnkhi hướng dẫn học sinh đọc từng câu tôi lại kết hợp các động tác đó vào Nghĩa làkhi học sinh đọc lời ( bất cứ câu hát nào) lại kết hợp với một động tác Điều nàytrước tiên sẽ giúp cho các em vận động, tránh thụ động, đặc biệt sẽ giúp cho các
em rụt rè, nhút nhát hòa cùng các bạn từ đó cũng giúp cho các em mạnh dạn hơn
Trang 11Hai là, khi các em đọc có kèm động tác (theo từng câu hát) các em rất dễ thuộc lờibài hát và nhớ rất lâu.
+ Khi các em đã thuộc lời ca, tôi bắt đầu hướng dẫn các em học hát từngcâu, kết hợp câu - đoạn - cả bài một cách rất dễ dàng Hơn nữa, các em lại hát rấtđúng cao độ, trường độ và cả giai điệu bài hát Chúng ta rất ít tốn thời gian để sửasai cho các em
+ Khi dạy như trên, đến phần nghỉ giữa tiết hay củng cố, chúng ta có thểdùng các động tác đã dạy để đố các em động tác đó là câu hát nào trong bài ? Điềunày cũng giúp các em nhớ lâu hơn và lớp học sinh động hơn
+ Những lúc như vậy tôi đưa một số động tác kết hợp vào những câu hát đểcủng cố bài cũng như giúp các em không bị thụ động trong giờ học nhạc
* Ví dụ: Ở Tiết 4 Bài : Mời bạn vui múa ca ( Nhạc và lời : Việt Anh ).
- Tôi chia bài hát làm 4 câu để dễ hướng dẫn học sinh
+ Câu 1: Chim ca líu lo hoa như đón chào
Động tác như sau :
Chim ca líu lo ( Hai tay đưa lên miệng diễn tả động tác chim ca hót, đồng
thời nghiêng qua phải, qua trái theo nhịp bài hát )
Hoa như đón chào (Hai tay từ dưới đưa lên trên làm bông hoa ).
Trang 12+ Câu 2: Bầu trời xanh nước long lanh
Động tác như sau :
Bầu trời xanh ( Tay phải chống hông, tay trái chỉ về về phía bên trái góc 45o )
Nước long lanh ( Tay trái chống hông, tay phải chỉ về phía góc phải góc 45o )