Phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel

96 142 0
Phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng và Viễn thông. Thị trường viễn thông di động tại Việt Nam là một thị trường lớn trong khu vực Đông Nam Á, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến 120 triệu thuê bao (tương ứng trung bình mỗi người Việt sở hữu 1,5 sim di động). Trong đó, thuê bao Viettel chiếm khoảng 45 triệu thuê bao, chiếm gần 40% trên tổng số thuê bao. Sự tăng trưởng của các loại điện thoại di động tại Việt Nam cũng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường Viễn thông – CNTT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel xây dựng chiến lược kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình trên cơ sở cá biệt hoá từng nhóm khách hàng, phát hiện những nhu cầu đặc thù để đưa ra những gói sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Một trong những khách hàng lớn Viettel hướng tới phục vụ đặc biệt đó là Ngân hàng. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Hiện nay, thị trường Ngân hàng ở Việt Nam đang phát triển mạnh, có trên 50 ngân hàng Nhà nước, thương mại và ngân hàng cổ phần nước ngoài, ước tính có khoảng hơn 20% dân số Việt Nam có tài khoản ở Ngân hàng. Theo thống kê của các ngân hàng, trong 20% dân số Việt Nam có tài khoản ở Ngân hàng thì có 50% trong số này, chủ tài khoản ngân hàng là chủ thuê bao Viettel. Viettel đã “bắt tay” hợp tác với các “nhà băng” mang đến những công nghệ làm thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, từ hình thức giao dịch truyền thống tại quầy, ATM đến những dịch vụ tiện ích hơn như E - Banking và bây giờ là Mobile Bankplus. Khác với ATM hay E-Banking. Bankplus thực hiện mọi giao dịch ngân hàng thông qua chiếc điện thoại di động với điều kiện là thuê bao của Viettel và là chủ tài khoản của ngân hàng hợp tác với Viettel cung cấp dịch vụ, người dùng đã có một ngân hàng di động cho mình. Điều này thực sự hữu ích trong thời buổi hầu hết mọi người đều xem điện thoại là vật bất ly thân. Bên cạnh đó, Viettel cũng hướng đến mục tiêu xã hội hóa hình thức thanh toán qua di động bằng dịch vụ BankPlus. Và đây cũng là nỗ lực của Viettel và các Ngân hàng nhằm hiện thực hóa đề án “ Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam” của Ngân hàng Nhà nước đã được Chính Phủ thông qua giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên dù được đánh giá là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích và tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, song dịch vụ được triển khai từ năm 2011 đến nay số lượng người sử dụng dịch vụ chưa cao. Vì vậy việc phân tích thực trạng để tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ BankPlus hiện đang là một đây là một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ Bankplus của Công ty Viễn thông Viettel” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ Bankplus của Công ty Viễn thông Viettel, giúp công ty thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, tồn tại và phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, hướng đề tài Phát triển dịch vụ không phải là mới, hướng đề tài này đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào đối tượng và nội dung nghiên cứu đã đề cập ở trên, học viên tìm hiểu một số đề tài luận văn, luận án liên quan đến phát triển dịch vụ trong lĩnh vực Viễn thông và Ngân hàng. Một số công trình nghiên cứu thực tiễn: - Luận văn Thạc sĩ QTKD- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông:“Giải pháp phát triển dịch vụ Di động 3G tại Viettel Telecom”, tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh, hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An, 2011. - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế- Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: “Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, tác giả: Huỳnh Thị Lê Hoa, hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ninh Kiều, 2004. - Luận án tiến sĩ -Học viện tài chính: “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội”, tác giả Lê Công, hướng dẫn khoa học PGS.TS Hà Minh Sơn, 2013. Một số công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử nói chung, đứng trên góc độ là Ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, đứng trên góc độ là Doanh nghiệp Viễn thông Viettel phát triển dịch vụ Mobile BankPlus- “Ngân hàng di động” tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, đề tài “Phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel” của tác giả là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, không có sự trùng lặp đối với đề tài và công trình đã công bố. Kết quả nghiên cứu của đề tài là sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Mục đích nghiên cứu Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về dịch vụ và phát triển dịch vụ nói chung, phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel nói riêng. Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ BankPlus trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ Bankplus của Công ty Viễn thông Viettel. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel tại thị trường Việt Nam dựa vào kết quả, số liệu báo cáo và thống kê phát triển dịch vụ BankPlus trong giai đoạn 2011-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn đó là tài liệu nội bộ từ Công ty Viễn thông Viettel, dữ liệu thu thập từ Ngân hàng. Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn sách báo, ấn phẩm khoa học. - Phương pháp thăm dò: Khảo sát, điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp khách hàng giao dịch qua bảng hỏi, phỏng vấn các chuyên gia và một số ngân hàng đang cung ứng dịch vụ. - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất và các nhân tố tác động đến dịch vụ và phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để tiến hành đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BankPlus của Công ty Viễn thông Viettel.

... dịch vụ phát triển dịch vụ nói chung, phát triển dịch vụ BankPlus Công ty Viễn thông Viettel nói riêng Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus Công ty Viễn thông Viettel, ... Chương 1: Phát triển dịch vụ BankPlus Công ty Viễn thông Viettel Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus Công ty Viễn thông Viettel Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BankPlus. .. phát triển dịch vụ Để phát triển dịch vụ cần hình thành để phát triển dịch vụ Sau số cách thức phát triển dịch vụ: - Theo cấp độ phát triển dịch vụ Một dịch vụ bao gồm hai cấp độ là: Dịch vụ dịch

Ngày đăng: 13/07/2018, 01:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Short Message Service – Tin nhắn ngắn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan