1. Tính cấp thiết của luận văn Thị trường logistics của Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ những năm 90 của thế kỷ XX cùng với quá trình đổi mới của đất nước. Với sự gia tăng của các công ty có vốn đẩu tư nước ngoài đi kèm theo đó là những công ty cung ứng dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đã làm cho thị trường logistics tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Theo cam kết WTO, từ năm 2014, hầu hết các dịch vụ logistics đều được dỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp nước ngoài được gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang tiến tới gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 nên các ngành kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng sẽ có nhiều biến chuyển, đặc biệt là với dịch vụ logistics sẽ càng có xu hướng được tích hợp thành chuỗi dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL). Dịch vụ logistics đặc biệt là dịch vụ 3PL ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. Nền kinh tế càng mở cửa, vai trò của dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng càng trở nên quan trọng, và tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ dịch vụ logistics các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ …, cũng giúp giảm thời gian vận chuyển, giảm chi phí... Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng thuê ngoài những công ty cung cấp dịch vụ logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ logistics mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, chưa vươn ra được thị trường khu vực và thế giới. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp. Khuôn khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực này còn yếu kém. Đồng thời, các hoạt động logistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông… vẫn còn ở trình độ manh mún, chắp vá và phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát, hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế. Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc, là công ty trực thuộc Tập đoàn Hàng hải Việt Nam, cung cấp các dịch vụ về vận tải biển, vận tải đa phương thức, xuất nhập khẩu, đào tạo và định hướng cho người lao động đi nước ngoài…. Trong đó lĩnh vực logistics chưa thực sự đem lại hiệu quả. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ như: vận tải và cung ứng tàu biển, đại lý tàu biển, container…, mà chưa tích hợp thành chuỗi logistics. Các phòng ban trong công ty vẫn hoạt động độc lập theo chuyên môn mà chưa có sự kết nối về dòng thông tin cũng như dòng vật chất. Trong 5 năm gần đây công ty gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thua lỗ và nợ ngân hàng ở mức khá cao. Vì vậy vấn đề cấp thiết đối với công ty hiện nay là phải có giải pháp để phát triển dịch vụ logistics nói riêng và phát triển kinh doanh của toàn công ty nói chung. Do đó tác giả đã xây dựng luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Các sách chuyên khảo: Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về logistics được công bố ở Việt Nam là “Logistics - Những vấn đề cơ bản’”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội) [5], trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới..., sau đó 3 năm, tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản Thống kê, 2006) [6], cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, vận tải, kho bãi. Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi.) của một số doanh nghiệp Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường, Đại học Thương mại biên soạn và giới thiệu giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái và PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) [9]. Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản. 5 chương còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics. Các tài liệu trên đã giới thiệu nhiều quan điểm, khái niệm và nội dung về logistics, nhưng đều lựa chọn giác độ tiếp cận để nghiên cứu là giác độ vi mô. Liên quan đến giác độ tiếp cận này còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về hoạt động logistics nói chung và các khía cạnh nội dung của logistics nói riêng trong khuôn khổ một doanh nghiệp cụ thể. - Các đề tài, dự án trọng điểm: Trong những năm vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng nghiên cứu về dịch vụ logistics, điển hình là các công trình sau: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Thương mại “Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam”, do PGS. TS. Nguyễn Như Tiến (Đại học Ngoại thương) làm chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện (2004) [8], tập trung nghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá. Công trình này đã cho chúng ta một cách nhìn tổng quan về dịch vụ logistics nói chung và khả năng phát triển dịch vải, giao nhận hàng hóa ở Việt nam; Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS. TS Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm được thực hiện trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước [1], đây là một công trình NCKH quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở Việt Nam. Chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logistics chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội... Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã được xuất bản, cuốn sách chuyên khảo thứ nhất “Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” [2], tập hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam tham luận tại hội thảo. Kết quả nghiên cứu của đề tài được giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” GS, TS, NGƯT. Đặng Đình Đào – TS. Nguyễn Minh Sơn (Đồng chủ biên) Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia [4] - Các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics 3PL :Đề tài luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Trần Thị Hà May: “ Phát triển dịch vụ logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 và định hướng đến 2015”. [26] 2.2. Các nghiên cứu ngoài nước 2.2.1. Các nghiên cứu chung a.Tiếp cận logistics dưới giác độ vĩ mô, có các công trình tiêu biểu: các báo cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy” của Ngân hàng Thế giới (2007, 2010, 2012); Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á, “Development Study on the North – South Economic Corridor”) (2007); Tác phẩm “National Logistics System” của Pavel Dimitrov (2002). b.Tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh nghiệp - logistics kinh doanh: Ở giác độ vi mô, các tài liệu về logistics rất phong phú, tiêu biểu là các tác giả và tác phẩm: “Fundamentals of Logistics Management” của Lampert và các tác giả (1998), “Logistics and Supply Chain Management” của Christopher (1998) hay “Business Logistics/Supply Chain Management” của Ballou (2004). 2.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước về logistics theo hướng 3PL Nghiên cứu của Erdal Cakir năm 2009 : “ Logistics outsourcing and selection of third party logistics service provider (3PL) via fuzzy AHP” ; Nghiên cứu của Helge Ketels, September 2011 :” Automotive third party logistics in China” 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics ở các giác độ tiếp cận khác nhau. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề lý luận về logistics và phát triển logistics 3PL, thông qua việc tham khảo kinh ngiệm quốc tế về các mô hình và chiến lược logistics 3PL thành công. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics cho Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là dịch vụ logistics ở Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc và giải pháp phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về giác độ tiếp cận: Giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp là Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc_ Địa chỉ: 279 Tôn Đức Thắng, Hà Nội Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng logistics tập trung vào giai đoạn từ năm 2012 – 2014, có bổ sung dữ liệu đến năm 2015, phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL ở Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc được đề xuất khung thời gian đến năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Cụ thể, luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu và thông tin nội bộ của Công ty, gồm tài liệu của Phòng tổ chức cán bộ, Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh tế-đối ngoại, Phòng thương vụ và Phòng khai thác hàng rời. Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài sử dụng cho luận văn bao gồm tài liệu về dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics lấy từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - trường ĐHKTQD, tạp chí Chủ hàng Việt Nam ( Vietnam Shipper)… Các thông tin trích dẫn trong luận văn sẽ được trình bày chi tiết trong danh mục tài liệu tham khảo. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để đánh giá tình hình sử dịch vụ logistics của công ty. Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 – 3PL, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics trong doanh nghiệp. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp việc lựa chọn, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá. - Phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp lý thuyết tập hợp các nghiên cứu khoa học nhằm lý thuyết hóa dịch vụ logistics và dịch vụ 3PL trong doanh nghiệp. Tập hợp một số mô hình phát triển dịch vụ 3PL hiệu quả ở một số công ty trên thế giới, rút ra kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Căn cứ quan điểm, mục tiêu và định hướng của các cấp, đề xuất những giải pháp, kiến nghị có tính chất khoa học về phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc. 6. Đóng góp mới của luận văn - Giác độ tiếp cận mới: phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL; - Làm rõ và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và dịch vụ 3PL; - Tổng kết được kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL ở một số công ty nổi tiếng trên thế giới và rút ra được các bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam; - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc. - Đề xuất được các giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL. 7. Bố cục của đề tài luận văn Ngoài các Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics bên thứ 3 – 3PL. Chương 2: Thực trạng dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc (2012 – 2014). Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL .
Trang 1Vò KH¸NH MAI
PH¸T TRIÓN DÞCH Vô LOGISTICS CHO C¤NG TY
Cæ PHÇN VËN T¶I BIÓN B¾C THEO H¦íNG 3PL
Chuyªn ngµnh: LOGISTICS
Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS TRÇN TH¡NG LONG
Hµ néi – 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan, luận văn “ Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ
phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3L” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của cá nhân
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tàiliệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này
Tác giả luận văn
Vũ Khánh Mai
Trang 3Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân theochương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quantâm, tận tình giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trường Đại học Kinh tếquốc dân, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Trần Thăng Long - người đãhướng dẫn khoa học và dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạtnhững kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tác giả xin cảm ơn Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc đã nhiệt tình cung cấpcác số liệu, thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luậnvăn
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ,động viên trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Vũ Khánh Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS BÊN THỨ 3 8
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của logistics bên thứ ba (3PL) 8
1.1.1 Tổng quan về logistics và dịch vụ logistics 8
1.1.2 Định nghĩa logistics bên thứ ba (3PL) 11
1.1.3 Phân loại nhà cung cấp 3PL 14
1.1.4 Vai trò của 3 PL 15
1.1.5 Các dịch vụ của 3PL 17
1.2 Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL 19
1.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL 19
1.2.2 Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ logistic theo hướng 3PL 22
1.3 Một số mô hình 3 PL trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.3.1 Mô hình hoạt động của các 3PL 26
1.3.2 Một số mô hình 3PL trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.3.3 Đánh giá thực trạng dịch vụ 3PL tại Việt Nam 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC (NOSCO) 40
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc (NOSCO) 40
2.1.1 Thông tin chung 40
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội tàu của Công ty 42
Trang 52.2.1 Các dịch vụ cung cấp 51
2.2.2 Tình hình hoạt động SX-KD của Nosco 52
2.3.Thực trạng dịch vụ Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc 58
2.3.1 Các dịch vụ logistics Công ty CP Vận tải Biển Bắc cung cấp 58
2.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc 59
2.4 Đánh giá dịch vụ logistics của Nosco trong những năm vừa qua 63
2.4.1 Ưu điểm 63
2.4.2 Nhược điểm 64
2.5 Nguyên nhân 71
2.5.1 Nhận thức về logistics ở Việt Nam nói chung và của Nosco nói riêng còn nhiều hạn chế 71
2.5.2 Tiềm lực còn hạn chế 71
2.5.3 Biến động của giá dầu trên thế giới và rủi ro về tỷ giá 71
2.5.4 Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước 72
2.5.5 Rủi ro về luật pháp 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC THEO HƯỚNG 3PL 73
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL 73
3.1.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL 73
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL 73
3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL 74
3.2.1 Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị 74
3.2.2 Đầu tư ứng dụng CNTT và các phương pháp quản trị hiện đại 77
3.2.3.Thành lập bộ phận marketing phát triển dịch vụ khách hàng 80
3.2.4 Xây dựng và củng cố mạng lưới đại lý tại nước ngoài 82
Trang 6liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp 85
3.2.7 Xây dựng chiến lược liên kết với một số doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 85
3.2.8 Giải pháp về huy động vốn 86
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội liên quan 87
3.3.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 87
3.3.2.Một số kiến nghị đối với Hiệp hội liên quan 93
KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
1PL First Party Logistics Logistics bên thứ nhất (logistics tự
cung cấp)2PL Second-party logistics provider Logistics bên thứ hai (logistics qua
đối tác)3PL Third-party logistics provider Logistics bên thứ ba (logistics theo
hợp đồng)4PL Fourth-party logistics provider Logistics bên thứ tư (logistics chuỗi
phân phối)5PL Fifth-party logistics provider Logistics bên thứ năm (logistics
chuỗi phân phối)APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình DươngASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và Cước
CSCMP The Council of Supply Chain
Management Professionals
Hội đồng Quản trị chuỗi cung ứng Chuyên gia
DWT Dead weight tonnage Là đơn vị đo năng lực vận tải an
toàn của tàu tính bằng tấn
EDI Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tửFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 8đi còn gọi là " Giao lên tàu”
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
ICD Inland Container Depot Điểm tập kết hàng công-ten-nơ
IMO International Maritime Organization Tổ chức hàng hải quốc tế
LPI Logistics Performance Index Chỉ số năng lực quốc gia về logisticsLSP Logistics Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics
MTO Multimodal Transport Operator Vận tải đa phương thức
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
TEU Twenty-foot equivalent units Đơn vị tương đương 20 foot
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and
Logistics Việt NamVLI Vietnam Logistics Index Chỉ số logistics Việt Nam
VPA Vietnam Seaports Association Hiệp hội cảng biển Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 9Bảng 1.1 Xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng 148 quốc gia 2013-2014 34
Bảng 1.2 LPI và các chỉ số đánh giá thành phần của logistics Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 38
Bảng 2.1 Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty 42
Bảng 2.2 Các công ty con và công ty liên kết của Nosco 47
Bảng 2.3 Đội tàu nội địa của NOSCO, tháng 5 năm 2015 48
Bảng 2.4 So sánh kết quả hoạt động SX-KD 6 tháng đầu năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2015 55
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Nosco năm 2012-2014 55 Bảng 2.6 Cơ cấu hoạt động dịch vụ vận tải biển của Nosco so với tổng doanh thu năm 2012 2014 56
Bảng 2.7 Bảng cơ cấu doanh thu thuần các đơn vị thành viên của Nosco 57
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Nosco giai đoạn 2008 - 2014 53
Biểu đồ 2.2 Doanh thu và Tổng doanh thu dịch vụ vận tải biển của Nosco từ năm 2012 - 2014 56
Biểu đồ 2.3 Doanh thu các lĩnh vực dịch vụ khác của Nosco từ năm 2012 - 2014 57
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ 3PL 13
Sơ đồ 1.2 Phân loại 3PL theo chức năng 17
Sơ đồ 1.3 Mối liên hệ giữa các yếu tố trong hoạt động 3PL 25
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NOSCO 43
Trang 10Vò KH¸NH MAI
PH¸T TRIÓN DÞCH Vô LOGISTICS CHO C¤NG TY
Cæ PHÇN VËN T¶I BIÓN B¾C THEO H¦íNG 3PL
Chuyªn ngµnh: LOGISTICS
TS TRÇN TH¡NG LONG
Hµ néi – 2015
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS BÊN THỨ 3
Chương 1 giới thiệu cho người đọc tổng quan về dịch vụ logistics nói chung
và dịch vụ 3PL nói riêng Theo đó, “Dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) là người
thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa, hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định,… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và
có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng”
Nhà cung cấp dịch vụ 3PL được phân loại dựa trên các đặc điểm chức năngnhư: dựa trên vận chuyển, dựa trên kho bãi / phân phối, dựa trên giao nhận, dựa trên
tài chính và dựa trên thông tin Bên cạnh đó, các công ty 3PL còn có vai trò trong
việc quản lý những hoạt động logistics như kho vận, vận tải và phân phối, quản lýtồn kho, quá trình đặt hàng (order processing), và các dịch vụ gia tăng như đónggói, dán nhãn, lập hóa đơn, dịch vụ tài chính và logistics ngược (reverse logistics),
để cho các hoạt động này diễn ra một cách trơn tru 3PL cũng giúp cho khách hànggiảm chi phí, có khả năng phản ứng nhanh, linh động và sáng tạo trong tất cả nhữngnhu cầu về logistics Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các doanhnghiệp, cung cấp kiến thức chi tiết về những thị trường logistics phong phú trong đóbao gồm cả thông tin về vận tải, logistics và các thông tin khác có liên quan Nhờ ứngdụng CNTT, người cung cấp 3PL đã tối ưu hoá được hệ thống lưu kho hàng hoá,phân phối và vận tải, vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thức vận tải và thựchiện các vụ giao dịch thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - EDI
Vấn đề tiếp theo mà chương đề cập đến chính là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL, bao gồm:
- Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia (chỉ tiêu LPI)
- Bộ chỉ số ngành logistics (VLI)
Trang 12- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù như: chỉ tiêu khối lượng, chỉ tiêuchất lượng hay chỉ tiêu về tỉ trọng và các chỉ tiêu tương đối
Tiếp đó, chương 1 cũng đưa ra những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụlogistic theo hướng 3PL Nhóm các nhân tố đó gồm: cơ sở hạ tầng gồm: Phươngtiện vận tải và hệ thống kho bãi, nhà xưởng; Nguồn nhân lực; Ứng dụng CNTTtrong quản lý; và yếu tố khác như: vốn đầu tư, dịch vụ khách hàng, hệ thống mạnglưới chi nhánh, đại lý trên phạm vi khu vực và toàn cầu,
Hiện nay, có ba kiểu mô hình hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụlogistics nói chung và 3PL nói riêng đó là: Mô hình dựa trên tài sản, mô hìnhphi tài sản và mô hình hỗn hợp
Kết thúc chương thông qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của một sốcông ty trong nước và quốc tế, phần nào giúp làm nổi bật lên tầm quan trọng củaviệc phát triển dịch vụ 3PL
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC (NOSCO)
Trong chương này, tác giả phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc nói chung, và đi sâu vào phân tích thực trạng logisticscủa Công ty nói riêng Cụ thể tại Nosco, mảng hoạt động logistics bao gồm nhữnghoạt động chủ yếu sau :
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: Vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoábằng đường biển, đường bộ và đường sắt trong và ngoài nước
- Dịch vụ giao nhận: Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý muabán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan
- Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Buôn bán nguyên vật liệu, vật tư,máy móc, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn các loại
Trang 13Qua phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc,Công ty đã không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện tất cảcác quy trình, công đoạn trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng Tuynhiên, không phải lúc nào Công ty cũng đáp ứng được hết các nhu cầu vận chuyểncủa khách hàng trong khi năng lực vận chuyển đội tàu của Công ty có hạn Trongnhiều trường hợp, Công ty đã bị khách hàng phạt vì vi phạm hợp đồng do tàu vậnchuyển không đủ trọng tải như đã quy định; hoặc vì khả năng cung ứng của Công ty
là không có, hoặc chậm thời gian giao hàng Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về độ an toàncủa hàng hoá được Công ty thực hiện rất nghiêm túc Đồng thời công ty đã thựchiện kiểm soát chi phí bằng việc xây dựng định mức chung nhằm giảm giá thànhsản phẩm cũng như giá dịch vụ của mình
Từ những phân tích trên, đã giúp đánh giá được dịch vụ logistics của Noscotrong những năm vừa qua cả về những ưu điểm và nhược điểm
Xét về ưu điểm: Năng lực vận tải đội tàu của Công ty ngày càng có tính cạnhtranh hơn Hiện nay, hơn 95% các hợp đồng tàu của Nosco là vận chuyển hàng hoá
đi các tuyến quốc tế như Tây Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á Bên cạnhviệc mở rộng hợp tác, Nosco còn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để đáp ứngtối đa yêu cầu của khách hàng
Xét về nhược điểm: Công ty vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyềnthống, trong khi các đối tác đã phát triển dịch vụ logistics 3PL,4PL, thậm chí cónhững công ty đã phát triển dịch vụ 5PL Dịch vụ kho bãi và vận chuyển của Noscocòn yếu Nosco không có hệ thống kho bãi, các hoạt động kho bãi đều phải đi thuêngoài Bên cạnh đó hệ thống vận tải và trang thiết bị xếp dỡ của Nosco còn thiếu vàyếu Hệ thống xe chở container của Nosco mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu Dovậy công ty phải thuê ngoài tới 80% năng lực vận tải Tuy nhiên, thuê ngoài nhưngnăng lực quản lý của Nosco bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng không chủđộng trong khâu thiết kế và chào bán dịch vụ, đồng thời tính đúng giờ (JIT) thường
bị vi phạm Vấn đề áp dụng CNTT trong dịch vụ logistics của Công ty cũng cònnhiều hạn chế, chưa triển khai các hệ thống mạng nội bộ để quản lý quy trình kho
Trang 14bãi Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành tại Việt Nam đã áp dụngCNTT hiện đại trong việc cung cấp dịch vụ logistics Công ty cũng thiếu đội ngũlao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản, hoạt động logisticsmới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới,hoạt động marketing và chiến lược dịch vụ khách hàng còn yếu
Kết thúc chương 2, tác giả các nguyên nhân dẫn đến hoạt động logistics củacông ty còn nhiều hạn chếnhư: Nhận thức về logistics ở Việt Nam nói chung và củaNosco nói riêng còn nhiều hạn chế, tiềm lực còn yếu, biến động của giá dầu trên thếgiới và rủi ro về tỷ giá, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và rủi ro vềluật pháp
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC THEO HƯỚNG 3PL
Trong chương này, tác giả đã đưa ra các mục tiêu phát triển dịch vụ logisticscho Nosco theo hướng 3PL như: phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thiết kếchuỗi dịch vụ logistics trên cơ sở khách hàng truyền thống, điều kiện thực tế thịtrường, năng lực của công ty; Tiếp tục phát triển ngành nghề kinh doanh chính làvận tải biển, ngoài ra vẫn duy trì và phát triển các ngành nghề hiện có tại các công
ty trực thuộc như xuất khẩu lao động và thuyền viên, kinh doanh máy thủy và phụtùng; Từ năm 2018 ngoài việc khai thác tốt đội tàu hiện có sẽ có kế hoạch đóng mớihoặc mua lại tàu dưới 15 tuổi vừa để thay thế những con tàu già khai thác kém hiệuquả vừa nâng cao năng lực đội tàu
Nosco hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, luôn luôn đổi mới, luônsáng tạo để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thứctrong khu vực,vũng vàng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa thương mại Thêmvào đó, Nosco cam kết luôn phấn đấu thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàngvới mức giá hợp lý ; và luôn xem xét,cải tiến để hoàn thiện quy trình phục vụ, thực hiệnquản lý chất lượng một cách hoàn hảo nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Trang 15Cùng với những mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ logistics choNosco theo hướng 3PL, tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển cụ thể như:
- Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị : Công ty phải pháttriển hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, từng bước đa dạng hóa các loại hìnhdịch vụ hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics
- Đầu tư ứng dụng CNTT và các phương pháp quản trị hiện đại Để giải quyếtbài toán này, có thể đưa ra hai lựa chọn đầu tư ứng dụng CNTT của Nosco như sau:
Phương án 1: Nosco có thể đầu tư các phần mềm TMS, WMS dưới hình thức
SaaS với mức phí cài đặt ban đầu là 3.000 USD và phí hàng tháng là 800 USD củanhà cung cấp Smartum Điều này cho phép Nosco cung cấp các dịch vụ quản lýhàng trong kho theo từng SKU nhỏ (tới gần 500 SKU - Stock Keeping Unit), quản
lý hàng hóa theo ngày tháng, theo vị trí trong kho và dễ dàng triển khai các hoạtđộng cung ứng dịch vụ GTGT trong kho hàng của mình Đây là phương án phù hợpvới quy mô của Nosco hiện tại và mang lại hiệu quả cao đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Phương án 2: Trong phương án này đòi hỏi Nosco đầu tư một lượng vốn lớn
vào triển khai công nghệ với định hướng dài hạn qua hai giai đoạn Khi đã pháttriển với quy mô lớn thì phương án triển khai ứng dụng EDI này sẽ mang lại hiệuquả cao hơn
- Thành lập bộ phận marketing phát triển dịch vụ khách hàng: một trongnhững tồn tại của Nosco đó là chưa có bộ phận marketing nghiên cứu phát triểndịch vụ khách hàng và xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp Xây dựngchiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường và nhằmtạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định; xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ vớikhách hàng để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết kế chuỗi logistics và giảm chiphí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty logistics
- Xây dựng và củng cố mạng lưới đại lý tại nước ngoài: Để mở rộng phạm vihoạt động cũng như nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ đối với khách hàng, Noscocần củng cố và mở rộng thêm các đại lý tại nước ngoài, đặc biệt là tại các thị trườngtrọng điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động thương mại lớn như: Châu
Á, Nga, EU, Bắc Mỹ, Bắc Phi
Trang 16- Thực hiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Thứ nhất, chủđộng tự tổ chức các khóa học riêng cho nhân viên thông qua việc mời các chuyên gia
về giảng dạy, hoặc đầu tư cho các nhân viên có cơ hội học thêm về các khóa họcnghiệp vụ Thứ hai, tuyển chọn những nhân viên trẻ, có trình độ ngoại ngữ và tạođiều kiện cho các nhân viên này có cơ hội nhận học bổng từ các chương trình họcbổng của các tổ chức mạng lưới mà Nosco là thành viên Thứ ba, Nosco cần có chínhsách tuyển dụng nhân tài, có chính sách đãi ngộ về lương bổng và cơ hội phát triểnnghề nghiệp và cải thiện môi trường làm việc để giữ chân người tài
- Xây dựng quy trình làm việc cho các bộ phận, phòng ban, đảm bảo sự liênkết chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược liên kết với một số doanh nghiệp cùng ngành ở trong vàngoài nước
- Giải pháp về huy động vốn: Để huy động nguồn vốn phục vụ cho quá trìnhđầu tư phát triển, Nosco có thể thực hiện huy động theo các phương án sau: Sápnhập các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành với nhau để tăng quy mô và năng lựccạnh tranh; Liên doanh với các doanh nghiệp trong ngành khác như ngân hàng,công ty bảo hiểm, viễn thông, để tăng năng lực về vốn; Phát hành thêm cổ phiếu
và hạn chế trả cổ tức bằng tiền mặt mà trả bằng cổ phiếu để tái đầu tư
Kết thúc chương, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và cácHiệp hội Trong quá trình ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics tại Nosco, Nhànước và Hiệp hội đóng vai trò định hướng và hỗ trợ trong việc xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng về giao thông vận tải,chính sách phát triển nguồn nhân lực trong logistics và đẩy mạnh quá trình tin họchóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan Có như vậy mới tạo ra môitrường thuận lợi giúp Nosco nói riêng và các doanh nghiệp vận tải và giao nhận nóichung nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng
Trang 17Vò KH¸NH MAI
PH¸T TRIÓN DÞCH Vô LOGISTICS CHO C¤NG TY
Cæ PHÇN VËN T¶I BIÓN B¾C THEO H¦íNG 3PL
Chuyªn ngµnh: LOGISTICS
Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS TRÇN TH¡NG LONG
Hµ néi – 2015
Trang 18LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận văn
Thị trường logistics của Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ những năm 90 của thế
kỷ XX cùng với quá trình đổi mới của đất nước Với sự gia tăng của các công ty cóvốn đẩu tư nước ngoài đi kèm theo đó là những công ty cung ứng dịch vụ logisticshàng đầu thế giới đã làm cho thị trường logistics tại Việt Nam phát triển mạnh trongnhững năm gần đây khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế Theo cam kếtWTO, từ năm 2014, hầu hết các dịch vụ logistics đều được dỡ bỏ rào cản cho cácdoanh nghiệp nước ngoài được gia nhập thị trường với mức vốn 100% Bên cạnh
đó, Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP) và đang tiến tới gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuốinăm 2015 nên các ngành kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng sẽ có nhiềubiến chuyển, đặc biệt là với dịch vụ logistics sẽ càng có xu hướng được tích hợpthành chuỗi dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL)
Dịch vụ logistics đặc biệt là dịch vụ 3PL ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay Nền kinh tế càng mở cửa, vai trò của dịch vụlogistics nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng càng trở nên quan trọng, và tác độnglớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhờ dịch vụ logisticscác doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa,dịch vụ …, cũng giúp giảm thời gian vận chuyển, giảm chi phí
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng thuê ngoài những công tycung cấp dịch vụ logistics Tuy nhiên, các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụlogistics mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, chưa vươn rađược thị trường khu vực và thế giới Các điều kiện về kết cấu hạ tầng cứng và mềmcho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế Kết cấu hạ tầng giaothông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp Khuôn khổ pháp lý đápứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực này còn yếu kém Đồng thời, các hoạt độnglogistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông… vẫn còn ở trình
Trang 19độ manh mún, chắp vá và phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan
và tự phát, hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế
Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc, là công ty trực thuộc Tập đoàn Hàng hảiViệt Nam, cung cấp các dịch vụ về vận tải biển, vận tải đa phương thức, xuất nhậpkhẩu, đào tạo và định hướng cho người lao động đi nước ngoài… Trong đó lĩnhvực logistics chưa thực sự đem lại hiệu quả Công ty mới chỉ dừng lại ở việc cungcấp các dịch vụ đơn lẻ như: vận tải và cung ứng tàu biển, đại lý tàu biển,container…, mà chưa tích hợp thành chuỗi logistics Các phòng ban trong công tyvẫn hoạt động độc lập theo chuyên môn mà chưa có sự kết nối về dòng thông tincũng như dòng vật chất Trong 5 năm gần đây công ty gặp nhiều khó khăn về kinh tế,thua lỗ và nợ ngân hàng ở mức khá cao Vì vậy vấn đề cấp thiết đối với công ty hiệnnay là phải có giải pháp để phát triển dịch vụ logistics nói riêng và phát triển kinhdoanh của toàn công ty nói chung Do đó tác giả đã xây dựng luận văn thạc sĩ với đề
tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc
theo hướng 3PL”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Các sách chuyên khảo: Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về logistics được công bố ở Việt Nam là “Logistics - Những vấn đề cơ bản’”, do GS.
TS Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động
-xã hội) [5], trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn
đề lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển củalogistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia
trên thế giới , sau đó 3 năm, tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics”
(Nhà xuất bản Thống kê, 2006) [6], cuốn sách tập trung vào những nội dungcủa quản trị logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trịlogistics như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật
tư, vận tải, kho bãi Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận vềlogistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế,
Trang 20chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ kháchhàng, hệ thống thông tin, kho bãi.) của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, học sinh,sinh viên và các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường, Đại học Thương mại
biên soạn và giới thiệu giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS.
Nguyễn Thông Thái và PGS TS An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bảnThống kê, 2011) [9] Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổngquan về quản trị logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, kháiniệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình vàchức năng logistics cơ bản 5 chương còn lại đi sâu vào nội dung quản trịlogistics cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển,quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics
Các tài liệu trên đã giới thiệu nhiều quan điểm, khái niệm và nội dung vềlogistics, nhưng đều lựa chọn giác độ tiếp cận để nghiên cứu là giác độ vi mô.Liên quan đến giác độ tiếp cận này còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩviết về hoạt động logistics nói chung và các khía cạnh nội dung của logistics nóiriêng trong khuôn khổ một doanh nghiệp cụ thể
- Các đề tài, dự án trọng điểm: Trong những năm vừa qua có rất nhiều
công trình nghiên cứu khoa học cũng nghiên cứu về dịch vụ logistics, điển hình làcác công trình sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Thương mại “Logistics và khả
năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam”, do PGS TS Nguyễn Như Tiến (Đại học
Ngoại thương) làm chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện (2004) [8], tập trungnghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá Công trình này đã chochúng ta một cách nhìn tổng quan về dịch vụ logistics nói chung và khả năngphát triển dịch vải, giao nhận hàng hóa ở Việt nam;
Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước
ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS TS Đặng Đình Đào (Viện Nghiên
cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm được thực
Trang 21hiện trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiếnhành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cảnước [1], đây là một công trình NCKH quy mô nhất cho đến nay liên quan đếnlogistics ở Việt Nam Chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logistics chủ yếucủa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội Trong khuôn khổ
đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã được xuất bản, cuốn sách chuyên khảo thứ
nhất “Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” [2], tập hợp 26
báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiêncứu và những người hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam tham luận tại hộithảo Kết quả nghiên cứu của đề tài được giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết
trong cuốn sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế” GS, TS, NGƯT Đặng Đình Đào – TS Nguyễn Minh Sơn
(Đồng chủ biên) Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia [4]
- Các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics 3PL :Đề tài luận văn tốt
nghiệp đại học của sinh viên Trần Thị Hà May: “ Phát triển dịch vụ logistics đối
với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 và định hướng đến 2015” [26]
2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
2.2.1 Các nghiên cứu chung
a Tiếp cận logistics dưới giác độ vĩ mô, có các công trình tiêu biểu: các báo cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy” của Ngân hàng
Thế giới (2007, 2010, 2012); Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á,
“Development Study on the North – South Economic Corridor”) (2007); Tác phẩm
“National Logistics System” của Pavel Dimitrov (2002)
b Tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh
nghiệp - logistics kinh doanh: Ở giác độ vi mô, các tài liệu về logistics rất phong phú, tiêu
biểu là các tác giả và tác phẩm: “Fundamentals of Logistics Management” của Lampert
và các tác giả (1998), “Logistics and Supply Chain Management” của Christopher (1998) hay “Business Logistics/Supply Chain Management” của Ballou (2004)
Trang 222.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước về logistics theo hướng 3PL
Nghiên cứu của Erdal Cakir năm 2009 : “ Logistics outsourcing and selection
of third party logistics service provider (3PL) via fuzzy AHP” ; Nghiên cứu của
Helge Ketels, September 2011 :” Automotive third party logistics in China”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm pháttriển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL Mụctiêu nghiên cứu cụ thể:
- Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triểnlogistics ở các giác độ tiếp cận khác nhau Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến cácvấn đề lý luận về logistics và phát triển logistics 3PL, thông qua việc tham khảokinh ngiệm quốc tế về các mô hình và chiến lược logistics 3PL thành công
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Công ty cổphần vận tải Biển Bắc
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics cho Công ty cổ phầnvận tải Biển Bắc theo hướng 3PL
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là dịch vụ logistics ở Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc và giải pháp pháttriển dịch vụ logistics theo hướng 3PL
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về giác độ tiếp cận: Giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp là Công ty Cổ phần
vận tải Biển Bắc_ Địa chỉ: 279 Tôn Đức Thắng, Hà Nội
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng logistics tập trung vào giai đoạn từ năm
2012 – 2014, có bổ sung dữ liệu đến năm 2015, phương hướng và giải phápnhằm phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL ở Công ty Cổ phần vận tải BiểnBắc được đề xuất khung thời gian đến năm 2018
Trang 235 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Cụ thể, luận văn sử dụng nguồn dữliệu thu thập từ các tài liệu và thông tin nội bộ của Công ty, gồm tài liệu củaPhòng tổ chức cán bộ, Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh tế-đối ngoại, Phòngthương vụ và Phòng khai thác hàng rời Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài sửdụng cho luận văn bao gồm tài liệu về dịch vụ logistics của các doanh nghiệplogistics lấy từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - trường ĐHKTQD, tạpchí Chủ hàng Việt Nam ( Vietnam Shipper)… Các thông tin trích dẫn trongluận văn sẽ được trình bày chi tiết trong danh mục tài liệu tham khảo Nguồn
dữ liệu thứ cấp được thu thập để đánh giá tình hình sử dịch vụ logistics củacông ty
Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics, nhà cung cấp dịch vụlogistics bên thứ 3 – 3PL, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logisticstrong doanh nghiệp
5.2 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Luận v ă n vận dụng phươngpháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp việc lựa chọn, so sánh, đốichiếu, phân tích, đánh giá
- Phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp lý thuyết tập hợp các nghiêncứu khoa học nhằm lý thuyết hóa dịch vụ logistics và dịch vụ 3PL trong doanhnghiệp Tập hợp một số mô hình phát triển dịch vụ 3PL hiệu quả ở một số công tytrên thế giới, rút ra kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL đối với các doanh nghiệp ởViệt Nam
Căn cứ quan điểm, mục tiêu và định hướng của các cấp, đề xuất những giảipháp, kiến nghị có tính chất khoa học về phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL
cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc
6 Đóng góp mới của luận văn
- Giác độ tiếp cận mới: phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL;
Trang 24- Làm rõ và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và dịch
vụ 3PL;
- Tổng kết được kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL ở một số công ty nổitiếng trên thế giới và rút ra được các bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp ViệtNam;
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Công ty Cổphần vận tải Biển Bắc
- Đề xuất được các giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển dịch vụlogistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL
7 Bố cục của đề tài luận văn
Ngoài các Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics bên thứ 3 – 3PL
Chương 2: Thực trạng dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc(2012 – 2014)
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tảiBiển Bắc theo hướng 3PL
Trang 25CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS BÊN THỨ 3
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của logistics bên thứ ba (3PL)
1.1.1 Tổng quan về logistics và dịch vụ logistics
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại Logistics
(i) Khái niệm về logistics
Logistics được hiểu như là một quá trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuấtcho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng
- Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (The Council of Logistics
Management-CLM) “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
kiểm soát một cách có hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm,cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng”.[1] Đây được coi là định nghĩa phổ
biến và được nhiều người công nhận hiện nay
- Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì “ Logistics là quá trình tối ưu hóa
về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.[2]
Khác với nhiều định nghĩa khác thường đề cập tới các hoạt động tronglogistics, E.Grosvenor Plowman lại nhấn mạnh vào sứ mệnh mà logistics phảithực hiện Ông cho rằng hệ thống logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích -
quan điểm “7 đúng” (“7 Rights”) như sau: “Logistics là quá trình cung cấp đúng
sản phẩm đến đúng khách hàng, một cách đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm” [4]
Trang 26(ii) Phân loại logistics
Theo hình thức, logistics được chia thành 5 loại:
- Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistisc): người chủ sở hữu hàng
hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu củabản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải tự đầu tư các phưong tiện vận tải, khochứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt độnglogistics, do đó sẽ làm tăng qui mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quảkinh doanh
- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ
2PL là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt độnglogistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán, mua bảo hiểm ) để đáp ứngnhu cầu của chủ hàng Đặc điểm nổi bật của loại hình này đó là 2PL chỉ cung cấpcác hoạt động đơn lẻ, chưa tích hợp thành chuỗi hoạt động logistics Loại hình nàybao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán
- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho
chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví
dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nộiđịa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàngtới địa điểm đến qui định Do đó dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm chuỗi dịch
vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thôngtin ,và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng
- Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết
các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chứckhác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu tráchnhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng,hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải và hướng đến quản trị cả quá trìnhlogistics như: nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơitiêu thụ cuối cùng Điểm khác biệt giữa 3PL và 4PL ở chỗ: 3PL cung cấp các dịch vụ
Trang 27mang tính chất nghiệp vụ thuần túy, còn 4PL lại đảm nhiệm vai trò quản trị chiến lược
và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng
- Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): đã được nhắc đến trong
những năm gần đây Đây là hình thức phát triển cao hơn của 4PL đi cùng với sựphát triển của thương mại điện tử Với sự phát triển nhanh chóng của thương mạiđiện tử, mọi hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán hiện nay đều có thể thực hiệnthông qua mạng Internet Hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là Mỹ đã hình thànhmột số nhà cung cấp dịch vụ 5PL nổi tiếng như UPS, Fedex
1.1.1.2 Dịch vụ Logistics và phát triển dịch vụ Logistics
Dịch vụ logistics được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp,dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vậnchuyển và giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khácliên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trìnhphân phối và lưu chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu củakhách hàng
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Mục 4, Điều 233) quy định “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” [4]
Theo nghĩa rộng, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm mộtchuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quátrình sản xuất và phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội
(i) Phân loại dịch vụ Logistic
Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm các hoạt động kinh doanhkho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
Trang 28c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vàlập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận và lưu kho, quản lýthông tin liên quan tới vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗilogistics, xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container
(ii) Yêu cầu cơ bản của dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường
Đây là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụlogistics
- Phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ kháchhàng trong logistics thường được đo lường bởi 3 tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn đầy đủ
về hàng hóa, (2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ, (3) Độ tin cậy
- Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics
- Tối ưu hóa dịch vụ logistics
- Yêu cầu 7 đúng (7 rights)
(iii) Nội dung phát triển dịch vụ Logistic
- Phát triển các dịch vụ logistics đơn lẻ: Dịch vụ logistics đơn lẻ là dịch vụcung cấp bởi các doanh nghiệp tập trung vào việc chuyên môn hóa cung cấp mộtloại dịch vụ logistics như dịch vụ vận tải hoặc dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụkho bãi, dịch vụ hải quan
- Phát triển các dịch vụ logistics trọn gói hay dịch vụ logistics 3PL: dịch vụtrọn gói chính là dịch vụ logistics theo hướng 3PL là việc quản lý cả dòng chảynguyên liệu, hàng hóa lẫn thông tin giúp con người kiểm soát hiệu quả cả hoạtđộng logistics
1.1.2 Định nghĩa logistics bên thứ ba (3PL)
Trong những năm gần đây, logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiềungành, nhiều lĩnh vực, và ở nhiều nước Cùng với sự phát triển của logistics, 3PLcũng nhận được sự chú ý đáng kể Rất nhiều tác giả đã tham gia nghiên cứu và đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau về 3PL 3PL có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng,
Trang 29nghĩa hẹp, và nghĩa hỗn hợp Những định nghĩa này có thể giúp giải thích rõ rànghơn phạm vi hoạt động khác nhau của 3PL.
- Theo nghĩa rộng, 3PL được định nghĩa là "việc sử dụng các công ty bên
ngoài để thực hiện các chức năng logistics mà theo truyền thống vẫn được thực hiện bên trong tổ chức Các chức năng được thực hiện bởi bên thứ ba có thể bao gồm toàn bộ quy trình logistics hoặc các hoạt động được lựa chọn bên trong quy trình đó" [14] Định nghĩa rộng này có xu hướng cho rằng các doanh nghiệp có thể
thuê ngoài bất kỳ hình thức hoạt động logistics nào đã được tiến hành trong nội bộ
từ một nhà cung cấp dịch vụ 3PL, hình thức đó có thể là thuê ngoài 1 phần chứcnăng logistics như vận tải, kho bãi, kê khai hải quan , hoặc có thể thuê toàn bộchức năng logistics
- Theo nghĩa hẹp, 3PL được định nghĩa là "mối quan hệ giữa người gửi hàng
và bên thứ ba, trong đó, so với các dịch vụ cơ bản, có dịch vụ tùy biến hơn, bao gồm một số lượng lớn hơn các chức năng dịch vụ và được đặc trưng bằng mối quan
hệ cùng có lợi hơn, trong thời hạn dài hơn " [17] Định nghĩa hẹp này đã giúp kết
nối 3PL vớicác tính năng đặc biệt của những mối quan hệ thuê ngoài về hậu cần, vàtrong đó, cũng chỉ ra được sự khác nhau giữa 3PL và các hoạt động thuê ngoài tự dotheo truyền thống
- Theo nghĩa hỗn hợp, 3PL được định nghĩa là "mối quan hệ giữa những
điểm chung trong chuỗi cung ứng và nhà cung cấp 3PL, tại đó các dịch vụ logistics được cung cấp, từ những dịch vụ cơ bản đến tùy biến, trong một thời hạn quan hệ ngắn hơn hoặc dài hơn, với mục tiêu hiệu quả và năng suất ".[16] Định nghĩa này
có phạm vi ước chừng ở khoảng giữa định nghĩa hẹp và rộng, với lý do đơn giảnrằng tác giả đã không xác định phạm vi của các 3PL, cho dù đó có phải là dịch vụtùy chỉnh đơn giản hay không, và cho dù thời hạn quan hệ sẽ ngắn hơn hay dài hơn,tất cả những điều đó đều được coi là 3PL
Theo GS.TS Đặng Đình Đào và các cộng sự của ông, 3PL còn được gọi là
logistics theo hợp đồng Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài
để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics
Trang 30hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc Cách giải thích khác của 3PL là các hoạtđộng do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa kháchhàng của họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và khovận ít nhất 1 năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác Đây được coi như một liênminh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ logistics, nó không chỉnhằm thực hiện các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợiích theo một hợp đồng dài hạn [3]
GS TS Đoàn Thị Hồng Vân lại có quan điểm về 3PL khác như sau:Logistics bên thứ ba (3PL –Third Party Logistics) – là người thay mặt cho chủ hàngquản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như:thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa,hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tớiđịa điểm đến quy định,… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợpchặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tính tích hợpvào dây chuyền cung ứng của khách hàng.[6]
Sơ đồ 1.1 : Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ 3PL
Nguồn: Supply Chain Logistics Management, 2002
Theo sơ đồ trên, có thể hiểu nhà cung cấp dịch vụ 3PL hoạt động theo hìnhthức trung gian trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển hànghóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối Hay nói cách khác họ là nhà cung cấp bên
3PL
Dòng thông tin Dòng tài chính
Nguyên vật liệu
Dòng thông tin
Dòng tài chính
Nguyên vật liệu Dòng thông tin Dòng tài chính
Trang 31ngoài, thực hiện tất cả hoặc chỉ một phần chức năng logistics cho một công ty kháchhàng Thay vì tập trung vào các hoạt động vận tải, các nhà cung cấp dịch vụ 3PLcung cấp thêm các hoạt động logistics tích hợp (intergrated logistics), hỗ trợ hoạtđộng trong và ngoài doanh nghiệp Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL không sở hữuhàng hóa, chỉ giữ hàng hóa để tiến hành theo hợp đồng (nguyên liệu được chuyểncho nhà cung cấp dịch vụ 3PL nhưng người sản xuất và người tiêu dùng vẫn traođổi thông tin và tiền với nhau).
1.1.3 Phân loại nhà cung cấp 3PL
Theo quan điểm của Coyle, Bardi, và Langley nhà cung cấp dịch vụ 3PL được phân loại dựa trên các đặc điểm chức năng như sau: dựa trên vận chuyển, dựa trên kho bãi / phân phối, dựa trên giao nhận, dựa trên tài chính và dựa trên thông tin [12]
- Dựa trên vận chuyển
Ngoài giao nhận, các công ty này còn quản lý cả việc vận chuyển, cung cấphợp đồng vận chuyển, và hoạt động hỗ trợ các trung tâm, bên cạnh các dịch vụkhác Trong khi một số công ty 3PL có thể sử dụng tài sản của các doanh nghiệpkhác, một số khác lại tận dụng tài sản thuộc về công ty mẹ Điển hình có các côngty: APL, FedEx, UPS, Schneider, Menlo, Ryder…
- Dựa trên kho bãi / phân phối
Như tên gọi của nó, các công ty 3PL này có nguồn gốc là những người kinhdoanh hợp đồng kho bãi hoặc kho vận nói chung, đồng thời họ cũng mở thêmnhững dịch vụ logistics khác So với các công ty 3PL dựa trên vận chuyển thì nhữngcông ty này đã trải qua quá trình chuyển đổi để các dịch vụ logistics tích hợp đượcthông suốt hơn vì đã có kinh nghiệm trước đó về dịch vụ kho bãi / phân phối Họ dễdàng giành chiến thắng và có được sự ủng hộ của khách hàng với gói dịch vụlogistics tích hợp một cửa, vì có khả năng kết hợp dịch vụ kho bãi và vận chuyểntrong một sản phẩm duy nhất Một số ví dụ về nhóm này là: DSC Logistics, Exel,USCO và IBM
Trang 32- Dựa trên giao nhận
Các công ty này được biết đến như là người trung gian độc lập, ví dụ như môigiới, đại lý, vv Họ thường liên kết với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logisticskhác Mặc dù không có tài sản, nhưng họ có đủ khả năng để gộp những gói dịch vụlogistics lại và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Ví dụ: Kuehne &Nagel, AEI,Fritz, Hub Group, CH Robinson là những công ty trong nhóm này
- Dựa trên tài chính
Các tổ chức này, ví dụ FleetBoston, cung cấp hỗ trợ về khía cạnh tài chính củacác công ty đi thuê, từ thanh toán hàng hóa, kiểm toán hóa đơn cước, kế toán chi phí
và kiểm soát để giám sát, nhận đặt, theo dõi, truy tìm và quản lý hàng tồn kho
- Dựa trên thông tin
Dưới sức hút của thời đại kỹ thuật số, thị trường điện tử cho GTVT và dịch vụlogistics đang phát triển rất nhanh Các 3PL dựa trên thông tin, như Transplace vàNistevo, cung cấp các giải pháp quản lý GTVT bằng cách sử dụng sức mạnh củacông nghệ và cung cấp các dịch vụ phần mềm cho các khách hàng của họ
1.1.4 Vai trò của 3 PL
Trước hết, nhà cung cấp dịch vụ 3PL giúp cho khách hàng giảm chi phí trựctiếp thông qua việc định giá ưu đãi nhất cho khách hàng và giảm chi phí gián tiếpthông qua việc tăng cường các dịch vụ GTGT, đồng thời thông qua việc sử dụngdịch vụ của 3PL trong một loạt các công việc văn phòng và quá trình tiến hành thựchiện việc mua bán Thông qua chuỗi hoạt động do nhà cung cấp dịch vụ 3PL cungcấp, thời gian và số lần quá cảnh của hàng hoá giảm đi và dễ dự đoán hơn, đồngthời, thời gian quay vòng cũng được giảm xuống
Bên cạnh đó, các công ty 3PL còn có vai trò trong việc quản lý những hoạtđộng logistics như kho vận, vận tải và phân phối, quản lý tồn kho, quá trình đặthàng (order processing), và các dịch vụ gia tăng như đóng gói, dán nhãn, lập hóađơn, dịch vụ tài chính và logistics ngược (reverse logistics), để cho các hoạt độngnày diễn ra một cách trơn tru
Trang 33Nhà cung cấp dịch vụ 3PL có khả năng phản ứng nhanh, linh động và sáng tạotrong tất cả những nhu cầu về logistics Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở rộng các doanh nghiệp, cung cấp kiến thức chi tiết về những thị trường logisticsphong phú trong đó bao gồm cả thông tin về vận tải, logistics và các thông tin khác
có liên quan Họ có thể tư vấn những vấn đề mang tính chiến lược cho việc quản lýchuỗi cung ứng, liên quan đến những quyết định về địa điểm (lựa chọn vị trí cho cở
sở sản xuất, kho hàng và nguồn nguyên liệu), về sản phẩm (cách thức phân phốinguyên vật liệu của nhà cung cấp tới nhà máy, từ nhà máy phân phối thành phẩmtới trung tâm và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng), về hàng hóa tồn kho (cáchthức quản lý hàng tồn kho), và về vận tải (lựa chọn loại hình vận tải nào: hàngkhông, đường biển hay đường sắt) Những thông tin then chốt liên quan đến lưu khohàng và phân phối, các chứng từ hải quan quốc tế, mức phí giao nhận đa phươngthức và các điều khoản thương mại quốc tế khác có liên quan đều được người cungcấp 3PL thu thập và xử lý
Bên cạnh việc cung cấp các thông tin chuyên môn có giá trị, chìa khoá để các tổchức 3PL có thể quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp với những quy tắc vànhiều vấn đề khác chính là nhờ vào hệ thống CSHT ưu thế và việc đàm phán cướcphí dựa trên phạm vi cơ sở khá rộng, tạo nên ưu thế về chi phí Thêm vào đó, đối vớicác công ty có nhu cầu về sản phẩm mang tính thời vụ thì việc sử dụng các dịch vụlogistics của 3PL có thể chuyển từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi Về mấu chốt,điều này có thể mang lại lợi nhuận đáng kể Theo nghiên cứu của Ernst & Young vàtrường đại học của Tennessee, những tổ chức sử dụng dịch vụ logistics của các công
ty 3PL đã giảm được chi phí trung bình khoảng 7.8%, giảm tài sản đầu tư vào cơ sởvật chất 21% và giảm chu trình thời gian đặt hàng từ 6.3 xuống 3.5 ngày
Nhờ ứng dụng CNTT, người cung cấp 3PL đã tối ưu hoá được hệ thống lưukho hàng hoá, phân phối và vận tải, vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thứcvận tải và thực hiện các vụ giao dịch thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử -EDI Việc trao đổi tài liệu doanh thương bằng phương pháp điện tử ngày càng được
sử dụng rộng rãi, mở ra những cơ hội cho những người cung cấp 3PL cung cấp các
Trang 34loại dịch vụ dựa trên nền tảng CNTT như dịch vụ theo dõi và kiểm tra đơnhàng/chuyến hàng (tạo điều kiện giúp khách hàng biết được chi tiết tình hình thực tếcủa đơn hàng nào đó) và nhận đặt hàng (order taking).
1.1.5 Các dịch vụ của 3PL
Theo chức năng, Vaidyanathan đã chia các dịch vụ 3PL thành bốn loại là:
Quản lý logistics và hàng tồn kho, Dịch vụ khách hàng, Dịch vụ kho bãi, Dịch vụvận tải, như thể hiện trong Hình 1.2 bên dưới
Vaidyanathan cho rằng những cải tiến về CNTT sẽ giúp giảm đáng kể chi phí giaodịch Dòng thông tin và dòng vật chất đã kết nối mối quan hệ giữa bốn loại dịch vụ.Dòng vật chất là điều cần thiết cho hội nhập của giao thông vận tải và phân phối, trongkhi dòng thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp bốn loại dịch vụ [12]
Sơ đồ 1.2 Phân loại 3PL theo chức năng
Nguồn: Vaidyanathan, 2005
Dòng thông tin Dòng thông tin
Trang 35Theo quá trình sản xuất tiêu dùng, các nhà cung cấp 3PL còn tăng khả năng
cạnh tranh của mình bằng việc cung cấp các nhóm dịch vụ mang tính chuyên biệtcao, được thiết kế dành riêng cho từng đối tượng khách hàng như sau:
- Nhóm dịch vụ thiết kế, hoạch định chiến lược logislics cho các doanh nghiệp (designing/planning): Ở đây, các 3PL sẽ dựa trên thực trạng tổ chức sản xuất của
khách hàng để tư vấn xây dựng một chuỗi cung ứng phù hợp, giảm thiểu lãng phíthời gian và chi phí không cần thiết, từ đó đảm bảo tối đa giá trị cho toàn hệ thống
- Nhóm dịch vụ đầu vào (Inbound logistics): Ngoài các dịch vụ cơ bản như
vận tải, giao nhận thuần túy nguyên nhiên liệu, nhóm dịch vụ này còn bao gồm cácdịch vụ GTGT sau:
+ Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng gói, chuyên chở các bộ phận,linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp
+ Quality control/ Quality assurance: Dịch vụ tiến hành kiểm tra chất lượng tạikho, loại bỏ các sản phẩm, nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn,chở ngược lại cho nhà sản xuất để thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng.+ Sequencing: sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theothứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói
+ Milk runs: Dịch vụ tối ưu hóa dòng vận chuyển hàng hóa bằng cách gomhàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL)
+ Dedicated contract cauriage: Dịch vụ chuyên chở hàng hóa theo hợp đồngchuyên dụng
+ Intermodal service: Dịch vụ vận tải liên hiệp (đường biển, xe tải, đường sắt).+ Customs service: Thay mặt khách hàng làm các dịch vụ về hải quan và thuế
- Nhóm dịch vụ trong kho hàng: Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ lưu
kho, thuê kho bãi, quản lý tồn kho, các dịch vụ liên quan đến lắp ghép đóng gói
- Nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics): bao gồm: Gom hàng
nhanh tại kho (Cross-docking), vận chuyển hàng thành phẩm từ kho đến các địa chỉphân phối tới người tiêu dùng, thủ tục thông quan xuất khẩu
Trang 36- Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket logistics):
+ Return logistics: Quản lý quá trình thu hồi các phế phẩm, tái chế hoặc hủy
bỏ giúp khách hàng VD: mặt hàng nước giải khát đóng chai Cocacola
+ Repair logistics: các dịch vụ tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm, bộ phận.+ Reserve logistics: thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sửdụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng
+ Call centers: cung cấp dịch vụ tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hànggiúp khách hàng
1.2 Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL
1.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL
1.2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia (chỉ tiêu LPI)
- Tổng quan về chỉ số hoạt động logistics - LPI ( Logistics Performance Index)
LPI được ngân hàng thế giới (WB) công bố lần đầu tiên vào năm 2007 và cáclần tiếp theo vào năm 2010, năm 2012, năm 2014 [25] Khảo sát LPI được thiết
kế và thực hiện bởi Vụ Thương mại và GTVT quốc tế của ngân hàng Thế giới,kết hợp với trường kinh tế Turku (TSE) của Phần Lan Bên cạnh đó, khảo sátLPI còn được thực hiện nhờ sự hỗ trợ và tham gia tích cực của Liên đoàn Quốc
tế các hiệp hội Vận tải giao nhận (FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàncầu (GEA)
LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu gửi đến những ngườihoạt động logistics, cung cấp những đánh giá và sự phản hồi của họ về sự thân thiệncủa hoạt động logistics tại các quốc gia họ tiến hành hoạt động logistics và củanhững người họ giao dịch [21]
Trang 37- Vai trò của LPI: Chỉ số này cung cấp định hướng hữu ích để cho cơ quan
chức năng của từng quốc gia có cái nhìn tổng quan và đưa ra biện pháp nâng caokhả năng hoạt động logistics cho quốc gia đó
- Các khía cạnh của LPI:
+ LPI quốc tế đưa ra các đánh giá định lượng dựa trên sáu lĩnh vực [24],bao gồm:
Hiệu quả của các thủ tục ( tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dựđoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính bao gồm cả hải quan
Chất lượng của CSHT liên quan đến thương mại và vận tải ( ví dụ như cảng,đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)
Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyểnđường biển
Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics
Khả năng theo dõi các lô hàng
Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến
+ LPI nội địa đưa ra các đánh giá định tính và định lượng của các LSP chuyênnghiệp về quốc gia họ tiến hành các hoạt động logistics [22] Chỉ số này bao gồmcác thông tin chi tiết về môi trường logistics, các quy trình logistics chủ yếu, các tổchức có liên quan, thời gian và chi phí hoạt động Chỉ số LPI năm 2012 đánh giágần 155 quốc gia.[23] Sáu chỉ số thành phần của LPI nội địa bao gồm:
Mức độ các loại lệ phí: bao gồm các loại lệ phí và các khoản tiền phải nộptại cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng và các khoản phímôi giới
Chất lượng của CSHT: bao gồm chất lượng của cảng biển, sân bay, đường
bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng, viễn thông và CNTT
Năng lực và chất lượng của dịch vụ
Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục
Nguyên nhân của những yếu tố cản trở chủ yếu
Những thay đổi về môi trường logistics kể từ năm 2005
Trang 381.2.1.2: Bộ chỉ số ngành logistics (VLI)
Bộ chỉ số này được công bố vào ngày 18/3/2014, đây là một bộ chỉ số do ViệnNghiên Cứu và Phát Triển Logistics kết hợp với công ty IFRC Việt Nam – mộtcông ty chuyên phát triển chỉ số - xây dựng bộ chỉ số riêng dành cho ngànhLogistics Việt Nam [28] Bộ chỉ số VLI bao gồm các chỉ số: VLI Logistics, VLILogistics Equal Weighted, VLI top 10 Logistics
Một số điểm khác biệt căn bản giữa LPI và VLI:
- Nếu LPI là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện 2 năm một lần thì VLI
là một chỉ số được tính toán liên tục hàng ngày Giữa các kỳ đánh giá, LPI không cóthông tin hoặc thông tin trễ VLI luôn được cập nhật, cung cấp bức tranh ngành quachuỗi thời gian liên tục, làm cơ sở cho việc dự báo bằng các mô hình, phản ánh các
sự kiện bất thường tức thời nên giúp đưa ra quyết định nhanh chóng
- Nếu LPI dựa trên kết quả thông tin thăm dò thì VLI dựa trên thông tin niêmyết chính thức được công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam Việc chọn mẫu củaVLI dựa trên cơ sở các chỉ số kinh tế nổi tiếng trên thế giới như NASDAQ,S&P500, NIKKEI …dùng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đolường hiệu quả kinh tế của quốc gia, ngành hàng
- Nếu LPI là chỉ số hướng đến các nhà hoạch định chính sách, thì VLIhướng đến các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp Việc có một bộ chỉ sốngành Logistics hiệu quả sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tư, nguồn vốn Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vị trí của mình trongtương quan ngành
Mục tiêu của bộ chỉ số VLI Logistics:
- VLI trở thành định chuẩn ngành, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành cócông cụ so sánh, các nhà nghiên cứu, phân tích tài chính có thêm dữ liệu tham khảo
- Dựa trên thông tin về bộ chỉ số, VLI hỗ trợ các nhà hoạch định chính sáchđưa ra các quyết định có lợi hơn cho toàn ngành, giúp các doanh nghiệp có cơ hộiquảng bá và gia tăng khả năng nhận dạng thương hiệu, tăng tính minh bạch [31]
Bộ chỉ số VLI tại thời điểm này có những hạn chế nhất định:
Trang 39- Bộ chỉ số mới được tính toán trên số liệu của các công ty niêm yết, nên mớichỉ mang tính đại diện, mà chưa mang tính tổng thể của toàn ngành Logistics ViệtNam Phía đơn vị sáng lập đang có dự định xây dựng bộ dữ liệu các doanh nghiệpchưa niêm yết để cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn về ngành
- Bộ chỉ số chưa có sự so sánh với quốc tế và khu vực
1.2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù: ví dụ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậtkho hàng thường được chia thành các nhóm: các chỉ tiêu chung hay chỉ tiêu khốilượng, các chỉ tiêu chất lượng hay chỉ tiêu về tỉ trọng và các chỉ tiêu tương đối.+ Các chỉ tiêu chung gồm có: khối lượng hàng hóa lưu chuyển chung và lưuchuyển của mỗi mặt hàng, khả năng hàng thông qua kho hoặc công suất kho vàdung tích kho, cụm kho, trình độ trang bị các thiết bị ở kho
+ Các chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật thểhiện chi phí hay lao động trên một đơn vị vốn cố định, vốn lưu động, khối lượnghàng lưu chuyển hay khối lượng công việc thực hiện
+ Các chỉ tiêu tương đối: phản ánh trình độ cơ giới hóa các công việc xếp dỡ,hiệu quả sử dụng các thiết bị kho theo thời gian, công suất – mức độ chuyển giaohàng hóa tập trung (tận nơi theo yêu cầu) cho khách hàng
1.2.2 Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ logistic theo hướng 3PL
1.2.2.1 Phương tiện vận tải
Thực tế hoạt động kinh doanh cho thấy rằng vận tải là một trong những yếu tố
có tính quyết định, tạo cơ sở hình thành nên các nhà cung cấp dịch vụ 3PL CácLSP có thể tự đầu tư phương tiện vận tải (mô hình dựa trên tài sản) hoặc có thể thuêngoài các nhà cung cấp dịch vụ vận tải (mô hình phi tài sản), hoặc kết hợp cả hai(mô hình hỗn hợp) Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơicung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơitiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do thuê mướn, hay trên cơ
Trang 40sở một hợp đồng phụ (sub - contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với ngườivận chuyển Khi thực hiện công việc vận chuyển, các 3PL đóng vai trò là ngườiđược ủy thác của chủ hàng, họ sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký các hợp đồng vềvận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mình và chịu trách nhiệm toàn bộtrước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa Dù
là người vận chuyển trực tiếp hay là người vận chuyển gián tiếp thì nhà cung cấpdịch vụ 3PL phải luôn đáp ứng được tính chủ động, sẵn sàng trong cung ứng dịch
vụ của mình
1.2.2.2 Hệ thống kho bãi, nhà xưởng
Kho bãi là nơi cất trữ nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, thành phẩmtrong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cungứng Hoạt động kho bãi là bộ phận không thể thiếu của hệ thống logistics Các hoạtđộng chính liên quan đến kho bãi là: Gom hàng từ các nhà cung cấp và lưu kho; Lưukho vật tư phục vụ quá trình sản xuất; Phân loại quá trình hàng hóa; Tách hàng thànhcác lô nhỏ để chuyển cho khách hàng; Hun trùng đối với một số loại hàng hóa
Tương tự như phương tiện vận tải, tùy theo mô hình hoạt động của mình, nhàcung cấp dịch vụ 3PL có thể sở hữu hoặc thuê ngoài hệ thống kho bãi hoặc thay mặtkhách hàng quản lý kho bãi Khi tư vấn cho khách hàng thuê kho hay đầu tư xâydựng hệ thống kho cho mình, các 3PL cần phải xác định vị trí kho hàng sao chothuận lợi và đảm bảo các tiêu chí sau: có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi choviệc phân phối và vận chuyển hàng hóa, gần các trung tâm bán hàng lớn, khu vực
có thủ tục hành chính đơn giản (đặc biệt là thủ tục thông quan) và có tình hình kinh
tế - xã hội, chính trị ổn định
1.2.2.3 Nguồn nhân lực
Đây là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ mô hình hoạt động nào Cùng vớiCNTT, nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanhnghiệp tham gia cung ứng dịch vụ 3PL Nguồn nhân lực 3PL bao gồm các nhà quản
lý và đội ngũ nhân viên trực tiếp điều hành chuỗi hoạt động 3PL Do đó, nguồn