1. CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 1.1. Các căn cứ pháp lý Chỉ thị số 34CTTTg ngày 11122014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 04TBVPCP ngày 712016 của Văn phòng Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 629QĐ BNNQLCL ngày 02032016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Căn cứ thực tế công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua và dự báo diễn biến tình hình năm 2016. Ban Chỉ đạo liên ngành TƯ về VSATP ban hành Kế hoạch số 241KHBCĐTƯVSATTP ngày 22 032016 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng các chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm. + An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang là tâm điểm nóng được nhiều người quan tâm. Vì lợi nhuận, vì thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà sản xuất, phân phối đã sử dụng những biện pháp sản xuất, nuôi trồng, bảo quản, chế biến đang đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Các hóa chất độc hại, các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng đang có mặt khắp nơi trong thịt, cá, rau, củ, quả. Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Việt Nam hiện đang là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới. + Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành động của cộng đồng đối với an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và 500 cán bộ, phóng viên ở các cơ quan báo chí. Đây là lực lượng hùng hậu trong lĩnh vực truyền thông, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành động của cộng đồng đối với an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trang 1MỤC LỤC
1 CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT XÂY DỰNG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 4
1.1 Các căn cứ pháp lý 4
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng các chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm 4
2 MỤC TIÊU 5
3 NỘI DUNG 6
3.1 Thông điệp: Nói không với thực phẩm bẩn 6
3.2 Đối tượng truyền thông 6
3.3 Quy mô và phạm vi triển khai 6
3.4 Các phương pháp tiến hành truyền thông công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 6
3.4.1 Mời các cơ quan tham gia Ban tổ chức: 6
3.4.2 Mời các đơn vị, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho chiến dịch truyền thông 7
3.4.3 Tổ chức họp báo tổ chức chiến dịch truyền thông Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 7
3.4.4 Tổ chức phát động chiến dịch truyền thông Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 7
4 THỜI GIAN THỰC HIỆN 9
5 KINH PHÍ CHO CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM 10
6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 11
6.1 Hiệu quả về phương diện kinh tế 11
Trang 26.2 Hiệu quả về phương diện chính trị, xã hội 12
Trang 31 CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1 Các căn cứ pháp lý
- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới
- Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 7/1/2016 của Văn phòng Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 629/QĐ- BNN-QLCL ngày 02/03/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Căn cứ thực tế công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua và dự báo diễn biến tình hình năm 2016 Ban Chỉ đạo liên ngành TƯ về VSATP ban hành Kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 22 /03/2016 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng các chương trình truyền thông
về an toàn thực phẩm.
+ An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang là tâm điểm nóng được nhiều người quan tâm Vì lợi nhuận, vì thiếu kiến thức về vệ sinh
an toàn thực phẩm mà các nhà sản xuất, phân phối đã sử dụng những biện pháp sản xuất, nuôi trồng, bảo quản, chế biến đang đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng
Các hóa chất độc hại, các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng,
Trang 4kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng đang có mặt khắp nơi trong thịt, cá, rau, củ, quả
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư Việt Nam hiện đang là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới
+ Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành động của cộng đồng đối với an toàn vệ sinh thực phẩm Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và 500 cán bộ, phóng viên ở các cơ quan báo chí Đây là lực lượng hùng hậu trong lĩnh vực truyền thông, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành động của cộng đồng đối với an toàn vệ sinh thực phẩm
2 MỤC TIÊU.
+ Giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản
+ Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm
Trang 53 NỘI DUNG.
3.1 Thông điệp: Nói không với thực phẩm bẩn
3.2 Đối tượng truyền thông
- Người sản xuất: Lương thực, thực phẩm…
- Người chăn nuôi: Gia súc, gia cầm, thủy sản…
- Người phân phối
- Người tiêu dùng
- Các cấp ủy, chính quyền
3.3 Quy mô và phạm vi triển khai.
- Dự án xác định những nội dung, hình thức truyền thông, kế
hoạch chi phí để triển khai với mục tiêu hướng đến các nhóm đối tượng
khác nhau, nâng cao nhận thức của cộng đồng và của toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Phương tiện tuyên truyền là tất cả các hình thức truyền dẫn và phát sóng như phát sóng quảng bá, kỹ thuật số, truyền hình qua vệ tinh
và truyền hình Internet, báo in, báo điện tử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.4 Các phương pháp tiến hành truyền thông công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm
3.4.1 Mời các cơ quan tham gia Ban tổ chức:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Báo Thanh Hóa
- Đài Phát thanh và Truyền hình
- Báo Văn hóa và Đời sống
- Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong đó Báo Thanh Hóa là cơ quan thường trực
Trang 63.4.2 Mời các đơn vị, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho chiến dịch truyền thông
- Công ty CP Mía đường lam Sơn
- Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn
- Công ty CP Xi măng Nghi Sơn
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4.3 Tổ chức họp báo tổ chức chiến dịch truyền thông Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
- Đối tượng:
- Ban Tuyên giáo, Sở thông tin và truyền thông, Sở Y tế
- Lãnh đạo các cơ quan báo chí và phóng viên chuyên viết về lĩnh vực này của các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh
- Các đơn vị, doanh nghiệp tài trợ cho chiến dịch truyền thông
- Phương pháp tiến hành:
+ Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chỉ đạo
+ Báo Thanh Hóa là cơ quan thường trực, là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai chiến dịch truyền thông tháng hành động vì an toàn thực phẩm
+ Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cùng phối hợp và tham gia thực hiện
3.4.4 Tổ chức phát động chiến dịch truyền thông Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
- Đối tượng:
- Thường trực Tỉnh ủy; HĐND tỉnh; UBND tỉnh
- Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh
Trang 7- Các cơ quan tham gia Ban tổ chức báo chí và phóng viên chuyên viết về lĩnh vực này của các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh
- Phương pháp tiến hành:
+ Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chỉ đạo
+ Báo Thanh Hóa là cơ quan thường trực, là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai chiến dịch truyền thông tháng hành động vì an toàn thực phẩm
+ Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cùng phối hợp và tham gia thực hiện
3.4.5 Mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo in, báo điện
tử, đài phát thanh, truyền hình về tháng hành động vì an toàn thực phẩm
- Phương pháp tiến hành:
Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giao ban thường xuyên với các cơ quan báo chí để nắm tình hình, chỉ đạo và định hướng
Các cơ quan báo chí có chuyên mục, chuyên trang thường kỳ tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nội dung các chuyên mục, chuyên trang có sự phối hợp giữa các
cơ quan báo chí với Chi cụ Vệ sinh an toàn thực phẩm; giữa các cơ quan báo chí
3.4.6 Xây dựng cụ thể kế hoạch các tin bài đăng trên Báo Thanh
Hóa, Đài Phát Thanh và Truyền hình, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh để tuyên truyền đồng loạt trên các ấn phẩm, trên các kênh truyền hình và trên sóng phát thanh
- Phương pháp tiến hành:
Trang 8Các cơ quan báo chí phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng cụ thể các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người sản xuất, người chế biến, người phân phối và người tiêu dùng Bên cạnh đó là nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng; tăng cường chỉ đạo của các cấp ủy, các cấp, các ngành và sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội
3.4.7 Tổ chức tuyên truyền theo chủ đề hàng ngày, hàng tuần trên
sóng phát thanh, truyền hình, báo điện tử và báo in Hình thức tuyên truyền: Tọa đàm trên phát thanh, truyền hình; tọa đàm, giao lưu trực truyến, tin, bài, phóng sự, trên báo in, báo điện tử và truyền hình
- Phương pháp tiến hành:
Các cơ quan báo chí xây dựng và lên kế hoạch tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, thực hiện các tin, bài, phóng sự về vẹ sinh an toàn thực phẩm Nội dung có sự phối hợp với Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm
3.4.8 Xây dựng từ 50 đến 70 chương trình truyền hình về vệ sinh
an toàn thực phẩm Từ 300 đến 400 tin, bài, ảnh, phóng sự đăng trên Báo
in và báo điện tử
- Phương pháp tiến hành:
Các cơ quan báo chí xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện có sự phối hợp của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
4 THỜI GIAN THỰC HIỆN
Tháng 3- 2016: Tổ chức họp báo, tổ chức phát động chiến dịch
Tháng 4 đến tháng 7: Triển khai các nội dung truyền thông
Tháng 8: Đánh giá, tổng kết tại các cơ quan báo chí
Tháng 9: Tổng kết toàn tỉnh
Trang 95 KINH PHÍ CHO CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM
Kinh phí cho chiến dịch truyền thông tháng hành động vì an toàn thực phẩm được thể hiện như sau:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH
TRUYỀN THÔNG
Kinh phí thuê hội trường, loa
Kinh phí tổ thuê hội trường,
loa đài, chè nước, trái cây… 5,000,000
CHI PHÍ HỖ TRỢ CÁCCƠ
Đài phát thanh và truyền hình 50-70 200,000,000
150-200 150,000,000 Báo Văn hóa và Đời sống 40-50 70,000,000
Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh 10-20 30,000,000
Trang 10Các Đài PT - TH
(Bằng chữ: năm trăm mươi triệu đồng chẵn)
Nguồn kinh phí thực hiện:
Ngân sách tỉnh: 100,000,000 triệu đồng
Công ty CP Mía đường lam Sơn: 100,000,000triệu đồng
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn: 150,000,000 triệu đồng
Công ty CP Xi măng Nghi Sơn: 150,000,000 triệu đồng
Sở y tế: 80,000,000 triệu đồng
6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
6.1 Hiệu quả về phương diện kinh tế.
Hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do thiệt hại do dịch bệnh Đây là mức độ thiệt hại vô cùng to lớn, không đong đếm được do ảnh hưởng đến nguồn lực lao động làm ra của cải vật chất, chi phí điều trị bệnh, gây quá tải ở các bệnh viện và làm cho kinh tế gia đình của người bệnh kiệt quệ so với quy mô kinh tế của chúng ta hiện tại, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, làm chậm tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển về kinh tế xã hội mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra, đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia
Việc xây dựng các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại về kinh tế hàng năm cũng như lâu dài cho đất
Trang 11nước Và thực tế cho thấy, đầu tư cho hoạt động thông tin tuyên truyền
là phương án đầu tư hiệu quả nhất với chi phí thấp
6.2 Hiệu quả về phương diện chính trị, xã hội.
Với việc góp phần trực tiếp giảm thiểu số người mắc các bệnh nguy hiểm do mất an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của người dân, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm có tác dụng to lớn trong việc góp phần ổn định chính trị, bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như bảo vệ giống nòi của người Việt Nam