1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức học tập, nền nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên khoa quan hệ công chúng và quảng cáo

14 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hãy thiết kế một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức học tập, nền nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo.. Để tiếp tục phát triển và t

Trang 1

Hãy thiết kế một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức học tập, nền nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo

Thuyết minh nội dung, hiệu quả nhằm đạt đến và các bước triển khai chiến dịch truyền thông đó

LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

T

Giảng viên hướng dẫn: TS ĐỖ CHÍ NGHĨA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC THỊNH – Lớp PR K34

Mã số Sinh viên: 34.24.051

ĐỀ BÀI

THÁNG 1

2015

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & QUẢNG CÁO

Địa chỉ: Số 36, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

1

I BỐI CẢNH – MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

1 Bối cảnh

Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành Quan hệ Công chúng và Quảng cáo phát triển hết sức mạnh mẽ, không chỉ tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh mà còn lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác Trên thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều công ty truyền thông, doanh nghiệp quảng cáo – marketing chuyên sâu, cung cấp dịch vụ - giải pháp truyền thông trọn gói

Không chỉ mở mang về bề rộng, nhóm ngành Quan hệ Công chúng và Quảng cáo còn có sự phát triển về chiều sâu, bắt kịp với tiến bộ khoa học kĩ thuật và trình độ nhận thức – tư duy – sáng tạo ngày càng nâng cao của con người Hoạt động PR – Quảng cáo không chỉ diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như các ấn phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng internet hay thông qua các sự kiện PR – Quảng cáo ngày nay còn len lỏi vào từng chiếc điện thoại di động, từng thiết bị điện tử cá nhân (đồng hồ, máy tính bảng, ) hoặc được vận dụng đầy phá cách trong những đồ vật và những tương tác đời thường

Các nguyên nhân kể trên đã làm cho thị trường nhân lực – việc làm nhóm ngành Truyền thông – Quan hệ công chúng – Quảng cáo & Marketing ngày càng trở nên sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong quá trình định hướng con đường tương lai của mình Đây có thể được coi là tín hiệu đáng mừng nhưng đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với những sinh viên truyền thông, bởi lẽ thị trường rộng mở đồng nghĩa với tỉ lệ cạnh tranh không ngừng gia tăng: Đây không còn là cuộc cạnh tranh giữa các ứng viên để lọt vào mắt nhà tuyển dụng mà còn là một cuộc ganh đấu khốc liệt giữa các nhà tuyển dụng để giành giật các ứng viên tài năng, xuất sắc

Tám năm đã trôi qua kể từ khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên trong cả nước đào tạo chính quy nhóm ngành Quan hệ Công chúng (Public Relations – PR) và Quảng cáo (Advertising - Ads) Giờ đây, mảnh đất truyền thông màu mỡ, béo bở đã không còn là sân chơi riêng lẻ - độc quyền của sinh viên Báo chí Trên thực tế, rất nhiều các bạn sinh viên nhóm ngành kĩ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà đặc biệt là kinh tế đã và đang có ý định lấn sân và có khả năng xử lí rất tốt mảng công việc truyền thông – quan hệ công chúng Trong khi đó, nhiều sinh viên mặc dù được đào tạo bài bản trong một ngôi trường chuyên biệt về báo chí – truyền thông lại bộc lộ sự yếu kém trong năng lực, thiếu hụt trong kĩ năng giao tiếp, bị động trong xử lí công việc, Điều này không chỉ để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng, mà còn trực tiếp gây tổn hại đến thương hiệu đào tạo của khoa và nhà trường

Để tiếp tục phát triển và từng bước trở thành cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu về lĩnh vực PR – Quảng cáo trong cả nước đòi hỏi Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải có một chiến lược lâu dài và cụ thể, không chỉ giúp nâng cao năng lực và ý thức học tập của sinh viên mà còn cải thiện và đánh bóng hình ảnh – thương hiệu của khoa trong lòng công chúng

Trang 3

2 Mục đích truyền thông

Nâng cao ý thức học tập, nền nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo

3 Mục tiêu truyền thông cụ thể

 Giúp sinh viên nhận thức được ý nghĩa của việc học tập ở Đại học và tự vạch ra hướng đi nghề nghiệp cho chính mình

 Cung cấp kĩ năng mềm cho sinh viên với chiến lược truyền thông qua facebook kéo dài 56 ngày liên tục, giúp sinh viên có hành trang hữu ích để ứng dụng trong môi trường giảng đường và cuộc sống

 Định vị lại thương hiệu khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong mắt công chúng và nhà tuyển dụng

II NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU

1 Thông tin chung

- Công chúng mục tiêu: Sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Tuổi từ 18 đến 24, đến từ nhiều tỉnh, thành – vùng miền khác nhau

- Số lượng sinh viên Nam thấp hơn nhiều so với số lượng sinh viên nữ

2 Điểm mạnh

- Sinh viên chất lượng tuyển đầu vào cao nhất học viện, nhiều học sinh trường THPT Chuyên và học sinh năng khiếu: Có nhận thức tốt, tư duy logic và tương đối mạch lạc

- Học sinh năng động, sáng tạo, nhanh nhạy trong cập nhật thông tin đời sống xã hội

và tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường

- Cho đến khóa 34, sinh viên trong khoa vẫn học theo hình thức đào tạo niên chế nên lịch học về cơ bản là giống nhau Bên cạnh đó, học chế niên chế cho phép có sự gắn kết trong nội bộ các lớp, các thành viên quen thân và hiểu nhau hơn so với đạo tạo theo học chế tín chỉ

3 Điểm yếu

- Một bộ phận sinh viên thi vì khoa có điểm tuyển sinh cao nhất học viện mà không

có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, định hướng con đường tương lai và hiểu bản thân thực sự có khả năng gì? Tài năng gì? Điều kiện gì để có thể phát triển

- Nhiều bạn sinh viên dễ dàng chịu ảnh hưởng của dư luận và các nguồn tin từ phương tiện thông tin đại chúng

4 Sở thích – Thói quen

- Sinh viên còn trẻ, có khao khát và mong muốn được bộc lộ, được khẳng định và được tôn trọng cá tính - cái tôi cá nhân một cách mãnh liệt

Trang 4

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & QUẢNG CÁO

Địa chỉ: Số 36, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

3

- Ưa khám phá và thử thách những điều mới mẻ; Thích sự năng động, sáng tạo, phá cách trong mọi hình thức thể hiện và hoạt động của cuộc sống

- Có thói quen sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông thường xuyên để cập nhật thông tin (đặc biệt là các tin tức đa phương tiện: Hình ảnh, Âm thanh, Video) và tương tác với mọi người qua hoạt động chat trong thế giới ảo

- Mong muốn được học tập trong môi trường năng động, có thương hiệu, được mọi người công nhận và được đối xử xứng đáng

5 Các yếu tố tiêu cực đang tác động đến suy nghĩ của sinh viên

- Quá nhiều nguồn thông tin gây nhiễu làm sinh viên cảm thấy bối rối khi chọn ngành, chọn nghề và chọn trường đại học

- Định kiến xã hội dành cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong tương quan so sánh với sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại học Ngoại thương Hà Nội tạo ra hoài nghi về chất lượng đào tạo

- Tương tác giữa sinh viên và giảng viên còn chưa cao: Một số môn học khô khan, chưa có tính ứng dụng hoặc chưa truyền được cảm hứng cho người học

III ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

1 Định hướng chung

a) Để nâng cao ý thức học tập của sinh viên

 Tăng cường nhận thức sinh viên về ngành Quan hệ công chúng và quảng cáo, vai trò của các môn học và chương trình học thông qua hoạt động cố vấn – hỗ trợ học tập Trang bị đầy đủ kiến thức tổng quan về chương trình học và về nghề ngay từ năm nhất giúp sinh viên định hướng phát triển và hoàn thiện bản thân từ sớm

 Xây dựng tinh thần khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo để tăng cường gắn kết thành viên, phát huy sự tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu học tập và cơ hội làm việc giữa sinh viên các khóa với nhau

 Xây dựng thương hiệu khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo trong mắt bạn

bè, đối tác, nhà tuyển dụng và sinh viên tiềm năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đi làm sau khi ra trường, đồng thời, thu hút nguồn tuyển sinh chất lượng cao hằng năm cho khoa

b) Để Nâng cao nền nếp và kỉ cương trong nhà trường

 Tăng cường nhận thức của sinh viên về việc học, tạo tâm thế và thái độ học tập nghiêm túc, có mục đích và động cơ rõ ràng

 Cung cấp thông tin về kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên trong môi trường học đường và trong đời sống xã hội như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phán đoán cảm xúc, v v

Trang 5

2 Giải pháp truyền thông cụ thể

a) Giải pháp truyền thông đối nội

- Hướng tới sinh viên:

Trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên

 Cổng thông tin Hỗ trợ sinh viên trực tuyến:

Online School Counselor – osc.pr-quangcao.edu.vn

 Kết nối các thế hệ sinh viên: PR-Ads Connect

 Giải pháp Hỗ trợ Sinh viên tiềm năng (Giúp các em học sinh ôn thi Kì thi THPT

Quốc gia)

 Cung cấp Bộ quy tắc ứng xử - kỹ năng sống

 Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thống nhất trên tất cả các trang tin tức, ấn phẩm truyền thông, đồng phục, huy hiệu của giảng viên và sinh viên trong khoa

- Hướng tới giảng viên:

 Thông tin tới giảng viên về kế hoạch truyền thông của Khoa và đề nghị giảng viên hợp tác

b) Giải pháp truyền thông đối ngoại

 Đẩy mạnh thông tin trên Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động của khoa

 Tổ chức sự kiện lớn thường niên với khách mời nổi tiếng (Hội thảo, cuộc thi Chuyên môn, Các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác quốc tế, )

 Tổ chức hoạt động tạo nguồn – tiền tuyển sinh: Tư vấn hỗ trợ học sinh THPT chọn nghề và giúp đỡ các em trong kì thi THPT Quốc gia và kì thi tuyển sinh vào học viện

 Truyền thông về sinh viên giỏi, cựu sinh viên thành đạt

IV THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

1 Thông điệp chính

Thông điệp truyền thông xuyên suốt là “Hãy học vì chính bản thân mình”

Thông điệp khẳng định vai trò của việc học hỏi kiến thức và kĩ năng thực hành xã hội đối với bản thân mỗi con người Chính các bạn sinh viên, chứ không phải thầy cô, cha mẹ hay bất cứ ai khác sẽ là người góp nhặt kiến thức để từng bước hoàn thiện bản thân trong suốt 4 năm học đại học học Nói cách khác, Đại học chính là thời điểm thích hợp nhất để mỗi người tự nhận thức lại động cơ, mục đích sống, học tập và làm việc của mình,

từ đó đưa ra chiến lược “đánh bóng” bản thân để có được “mức giá” cao nhất trong phiên chợ tuyển dụng hứa hẹn đầy khắc nghiệt tại thời điểm các bạn sinh viên ra trường

Trang 6

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & QUẢNG CÁO

Địa chỉ: Số 36, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

5

2 Thông điệp phụ theo từng giai đoạn

PR-Ads Tôi học hỏi! Gắn với việc xây dựng và phát triển Website, Fanpage hỗ trợ

và đồng hành với các bạn Sinh viên trong quá trình học tập và tham gia mọi hoạt động tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

PR-Ads Tôi học hỏi! Với mục đích chính cung cấp thông tin về khóa học, chương trình học cụ thể và định hướng nghề nghiệp, thể hiện tinh thần gắn kết và cầu tiến của sinh viên không chỉ trong học tập mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa và công việc

PR-Ads Tôi lịch sự! Là thông điệp đồng hành với hai cuộc vận động Online: PR-Ads Tôi Lịch sự! và PR-PR-Ads’ GY2015! PR-Ads Tôi lịch sự! không hướng tới việc ép buộc sinh viên vào khuôn phép mà từng bước để sinh viên tìm tòi và tổng hợp những kĩ năng sống thực sự cần thiết phải tích lũy và rèn luyện để có thể bước chân vào và chiến thắng trong thị trường tuyển dụng đầy khốc liệt hôm nay

Có thể nói PR-Ads Tôi lịch sự! là sự lồng ghép của hai yếu tố:

 Kĩ năng giao tiếp và thực hành xã hội

 Kiến thức - Kĩ năng truyền thông mạng xã hội, một mảng truyền thông tương đối mới và ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hôm nay Đây hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những anh nhạy bén với công nghệ, đặc biệt là với những người đã được trang bị kiến thức truyền thông vững vàng trong môi trường đại học như sinh viên khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo

V CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG SỬ DỤNG

Do đối tượng truyền thông chủ yếu là sinh viên với thói quen sử dụng mạng xã hội

và các công cụ thông tin Online (Báo mạng điện tử, Email, Blog, Kênh chia sẻ Video - Youtube ) để cập nhật tin tức và tương tác với cộng đồng, kế hoạch truyền thông này

chủ yếu sử dụng các kênh Mạng xã hội, Thư điện tử và Báo mạng điện tử để tiếp cận và

từng bước thay đổi thái độ, hành vi của công chúng đối với việc học tập ở trường đại học

và cách thức ứng xử trong và ngoài môi trường giáo dục

Truyền thông qua Website và mạng xã hội: Liên tục cập nhật và đăng tải thông

tin có mục đích hỗ trợ sinh viên trong hoạt động học thập và rèn luyện, bổ sung kĩ năng làm việc cần thiết, phục vụ nhu cầu tuyển dụng trong tương lai

Truyền thông qua Email, Blog: Website có chế độ đăng kí Email để nhận tin tức

cập nhật từ Khoa QHCC-QC hàng tuần Đảm bảo thông tin hai chiều giữa sinh viên và giảng viên khoa

Truyền thông qua Báo mạng điện tử: Xây dựng hình ảnh của Khoa trên các báo

mạng lớn với các bài viết PR (Giới thiệu về thương hiệu Tào phớ Tofu – sáng lập bởi một cựu sinh viên khoa, GIới thiệu về MC Công Tố, Đăng tải Kế hoạch truyền thông và những

ấn phẩm truyền thông đã được thiết kế và ứng dụng thành công của Sinh viên, Giảng viên Khoa QHCC&QC ) trên các báo mạng, trang tin tức có uy tín như Dantri.com.vn, Vnexperess.net, Ybox.vn, và một số website, diễn đàn dành cho giới truyền thông trong nước: cafeF, cafebiz, từng bước vươn tới các trang tin tức nước ngoài

Trang 7

Bên cạnh Truyền thông Online, công tác Truyền thông Offline cũng cần được chú

trọng với mục tiêu vươn tới một lực lượng công chúng rộng hơn trong và ngoài học viện (Sinh viên khoa khác, người đi làm, các nhà tuyển dụng, ) Dự kiến việc truyền thông Offline diễn ra ở hai mảng chính:

Truyền thông Offline nội bộ: Dán Poster tại nhiều địa điểm trong Học viện và đến

truyền thông cho các lớp trưởng bí thư tại khoa và truyền thông cho sinh viên khoa tại các lớp về nội dung kế hoạch truyền thông, lợi ích của việc sử dụng các công cụ thông tin và

hỗ trợ học tập do khoa xây dựng, kế hoạch tổ chức các cuộc thi và sự kiện lớn của khoa Quan hệ Công chúng – Quảng cáo

Quan hệ với Báo chí: Đăng tin và viết bài về các sự kiện nổi bật của Khoa Quan

hệ Công chúng và Quảng cáo (Hội thảo với sự tham gia của người nổi tiếng, Gương mặt sinh viên thành đạt, Các kế hoạch truyền thông độc đáo – sáng tạo ) trên các tờ báo có

uy tín (Sinh viên Việt Nam, Hoa học trò, Tiền phong, ) và đặc biệt là các tạp chí về truyền thông (như GAM của RIO Creative, )

VI KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỤ THỂ

1 Tổng quan kế hoạch truyền thông

(Xin xem Bảng 1 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ở trang tiếp theo)

Trang 8

Bảng 1 TỔNG QUAN & MÔ TẢ SƠ LƯỢC KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Nâng cao ý thức học tập

1 Cổng thông tin hỗ trợ sinh viên

Online School Counselor – OSC

Osc.pr-quangcao.edu.vn

1 Thông tin sinh viên cần biết: về quy chế, cách tính điểm, xét cấp học

bổng, cách sử dụng thư viện, cách liên hệ văn phòng khoa, thời khóa biểu, lịch thi, bảng điểm;

2 Thông tin hỗ trợ học tập: Ghi chép trên lớp: thời khóa biểu, nội dung

ngày học gần nhất? Lưu ý về nội dung cần chuẩn bị trước, đề cương ôn thi, quy cách trình bày và tư liệu học tập (Đề thi mẫu, đáp án, sách điện

tử, thư viện Case-study: bài học từ những vấn đề thực tế)

3 Thông tin tuyển dụng: về việc làm – thực tập không lương và có lương,

các hoạt động ngoại khóa bên ngoài nhà trường

4 Trở thành đơn vị đầu tiên trong Học viện cung cấp tiện ích Cố vấn

học tập trực tuyến chính thống: Tổ chức họp báo ra mắt Website và

Fanpage lồng ghép với một buổi trao đổi với nhà tuyển dụng

2 Fanpage Khoa QHCC – QC 1 Đưa tin – bài về hoạt động của khoa bao gồm: hoạt động của giảng viên

và hoạt động của sinh viên Đăng tải và dẫn link các thông báo mới nhất của Khoa QHCC-QC, Liên chi đoàn, Ban QLĐT và Phòng CTCT Học viện

2 Đăng tải chuỗi các Facebook notes có thông tin về khoa, thông tin về

học viện, các bài viết chia sẻ kĩ năng nghề nghiệp – kỹ năng sống, câu chuyện kinh doanh, câu chuyện chính trị, câu chuyện Báo chí

3 Đăng tải ảnh hoạt động của Khoa, hoạt động ngoại khóa sinh viên, Kỉ yếu

các lớp, Giới thiệu cơ sở vật chất và giảng viên

4 Tạo các Sự kiện (Facebook Event, Group) phục vụ chia sẻ tài liệu của

Đương kim học sinh, truyền kinh nghiệm và thảo luận về nghề cho Cựu học sinh, Chia sẻ tài liệu ôn thi tuyển sinh và giải đáp thắc mắc về khoa và

về nghề cho Sinh viên tiềm năng (Học sinh THPT có nguyện vọng thi vào

khoa QHCC-QC)

Trang 9

FB

ẩm đơn vị đầu tiên có bộ nhận diện thống nhất của khoa và sinh viên

2 Tư vấn và chia sẻ những câu chuyện về nghề thông qua hình thức

CONFESSION và JUST ASK trên mạng xã hội Facebook

3 Chia sẻ sách báo, tài liệu, kinh nghiệm, cơ hội việc làm

Nâng cao ý thức – kỉ cương – nền nếp

4 8 tuần vận động

PR-Ads: Tôi lịch sự! Mỗi lớp thiết kế 07 hình ảnh dưới dạng hình họa (Inforgraphic) để cung cấp thông tin về kỹ năng sống cần thiết theo từng mảng cho Sinh viên trong khoa

nói riêng và trong toàn học viện nói chung 07 Hình ảnh sẽ lần lượt được đăng tải vào 21h tất cả các ngày trong tuần và liên tục 56 ngày trong toàn bộ chiến dịch (8 lớp)

Hình ảnh sáng tạo, bắt mắt với thông điệp hay sẽ được BTC bầu chọn và trao giải Riêng sản phẩm xuất sắc nhất được in ra và trưng bày tại Văn phòng Khoa QHCC - QC

5 Cuộc thi Xây dựng Fanpage cho lớp

gắn với một hành động lịch sự

PR-Ads’ GY2015!

Trong GY2015! Các lớp sẽ xây dựng Fanpage của chính mình và áp dụng kiến thức về PR- Quảng cáo trên Mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của dư luận đến Fanpage của mình cũng như bộ ảnh PR-Ads: Tôi Lịch sự! Việc xếp giải dựa trên số lượt thích của công chúng dành cho nội dung đăng tải và cho Fanpage

Trang 10

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & QUẢNG CÁO

Địa chỉ: Số 36, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

9

2 Kế hoạch cụ thể

2.1 Xây dựng cổng thông tin Hỗ trợ sinh viên

Cổng thông tin hỗ trợ sinh viên được xây dựng trên nền tảng Website Khoa Quan

hệ Công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Truyền truyền Đây sẽ là Cổng thông tin Hỗ trợ sinh viên chính thống đầu tiên của Khoa, của Học viện, nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Cập nhật nhanh nhất các thông tin mới nhất từ phía Khoa và Nhà trường cho giảng viên và sinh viên bao gồm:

+ Nội dung chi tiết chương trình học toàn khóa, Phân bổ nội dung học tập theo học

kì, Danh sách môn học có đánh giá mức độ hữu ích cho công việc (Theo thang 5 sao) và

mô tả môn học, giáo trình, sách tham khảo, đề cương, đáp án và đề thi mẫu

+ Ghi chú môn học cập nhật thường xuyên của các lớp: Thường xuyên cập nhật

và đăng tải ghi chú học tập (Class Notes), ghi chép lại các mục chính của buổi học, nội dung nhắc nhở và yêu cầu của giảng viên về chuẩn bị cho các buổi học kế tiếp, thông tin

về thời gian học, lịch thi dự kiến (Ghi chú môn học lần lượt được các thành viên trong lớp ghi lại vào mỗi buổi học và gửi về một địa chỉ email thống nhất để kịp thời cập nhật lên Website hằng ngày)

+ Thư viện tài liệu điện tử, gồm: Giáo trình, Sách tham khảo, Tài liệu học Ngoại ngữ, Tài liệu Tin học, Case-study (Những bài học về nghề thông qua những câu chuyện có thật tại các doanh nghiệp, tòa soạn, cơ quan nhà nước)

+ Hướng dẫn điền hồ sơ, hoàn thành các thủ tục hành chính từ phía nhà trường (Kèm Hạn nộp – Hình thức và địa điểm nộp)

+ Quy chế đào tạo tóm tắt và quy chế đào tạo hoàn chỉnh, thông tin về cách tính điểm học tập, cách tính điểm rèn luyện, cách xét thi đua, hướng dẫn sử dụng Thư viện nhà trường, (Mặc dù đã có trên Website nhà trường nhưng do chưa có bản tóm lược

và khó tìm kiếm nên đã gây khó khăn cho nhiều bạn sinh viên)

+ Đưa tin hoạt động của các Câu lạc bộ, đội nhóm trong khoa, trong trường

- Liên tục cập nhật các thông tin bên ngoài có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh viên, các cơ hội để sinh viên hoàn thiện và làm đẹp CV của mình:

+ Thông tin tuyển thành viên các Câu lạc bộ, Tổ chức, Đội, Nhóm ngoài trường + Thông tin tuyển dụng thực tập sinh, cộng tác viên (có hoặc không trả lương) tại các công ty truyền thông, các tòa soạn, đài truyền hình, v v

+ Thông tin về các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng, khóa học (miễn phí hoặc phải trả phí) bổ ích dành cho sinh viên

+ Đồng hành của Fanpage trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử dưới dạng Inforgraphic

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w