động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI cần tuân theo các nguyên lý sau:
Tổ chức hợp lý hoá trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, sự quản lý tập trung thống nhất của UBND thành phố, phân cấp, phân quyền cho các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý doanh nghiệp FDI trên địa bàn; đơn giản hoá thủ tục hành chính, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành trong việc quản lý nhà nước về FDI. Có biện pháp ngăn chặn ngay tình trạng kiểm tra tuỳ tiện, hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời vẫn quản lý được các doanh nghiệp và có chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
với nhà đầu tư để hướng dẫn về luật pháp, chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của họ, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh và bổ sung các chính sách, biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước mắt, cần tập trung xử lý những ách tắc, phiền hà trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng... mở rộng diện thực hiện đăng ký đầu tư đối với những lĩnh vực đã có chủ trương khuyến khích tự do đầu tư.
Rà soát và cải tiến mạnh mẽ hơn nữa tất cả các thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài theo định hướng tinh giảm đầu mối, công khai rõ ràng, minh bạch các quy định thời hạn và người có trách nhiệm xử lý, các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; giảm bớt các thủ tục không cần thiết; thực hiện chế độ một cửa; cam kết và thực hiện việc giải toả mặt bằng, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn như cam kết với nhà đầu tư nước ngoài; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư và xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinh theo quy định.
Để nâng cao hiệu lực của các cơ quan nhà nước, cần xác định rõ chức năng, quy định cụ thể phạm vi, quyền hạn của cơ quan, mỗi việc chỉ nên do một đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề đầu tư, hậu kiểm đầu tư FDI, giảm thiểu tình trạng ách tắc gây trở ngại hoặc buông lỏng trong hoạt động đầu tư, và quản lý FDI.
Nâng cao phẩm chất và năng lực của công chức nhà nước nói chung và công chức trực tiếp tham gia quản lý FDI; kiên quyết loại bỏ những công chức nhà nước không đủ phẩm chất, thiếu kiến thức và năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần hợp tác.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, trước mắt, cần tập trung một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ về pháp luật, chính sách, chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài, hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.
công tác quản lý ĐTNN, cán bộ trực tiếp tham gia vào các liên doanh không chỉ giỏi về kinh tế, quản lý mà phải am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, trong đó chú ý cán bộ chủ chốt hoạt động kinh tế đối ngoại: có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu về kiến thức, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật và có khả năng đàm phán quốc tế để có thể đảm bảo làm việc tốt, có hiệu quả trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Trên cơ sở từng ngành đã có quy hoạch chi tiết cho việc gọi vốn FDI theo từng dự án cụ thể, phải có quy hoạch cán bộ dự kiến tham gia các dự án liên doanh, qua đó có các kế hoạch đào tạo cụ thể nhằm chuẩn bị cán bộ đủ điều kiện cử vào tham gia các chức vụ chủ chốt trong liên doanh.
Đối với đội ngũ cán bộ đang tham gia ở các liên doanh cần có kế hoạch biện pháp quản lý, giúp đỡ, bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo để nâng cao trình độ.
Kiên quyết xử lý các cán bộ công chức nhà nước ở bất cứ cương vị nào có thái độ và hành động sách nhiễu, gây khó khăn cản trở nhà ĐTNN; có chế độ phụ cấp, khen thưởng cho những người có nhiêu thành tích trong công tác đầu tư nước ngoài; Biểu dương các nhà ĐTNN làm ăn có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho Việt Nam.
Về lâu dài, thành phố cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung triển khai một số chương trình sau:
- Xây dựng Trường phổ thông trung học chất lượng cao Lê Qúy Đôn. Đây là là nguồn để thành phố đào tạo nhân lực chất lượng cao của thành phố trong 10-20 năm tới.
- “Đề án 151”’ (theo Quyết định 151/QĐ-UB ngày 06-9-2004 của thành phố) đào tạo bậc đại học trong và ngoài nước cho học sinh Trường Lê Qúy Đôn bằng ngân sách nhà nước; đối tượng là những học sinh có kết quả học tập cao, trúng tuyển đại học vào những ngành đào tạo mà thành phố có nhu cầu, tự nguyện tham gia chương trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp về phục vụ thành phố 7 năm trở lên.
thuật, công chức, viên chức có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của thành phố.
- “Đề án 393” với mục tiêu là đào tạo 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia tại nước ngoài trong giai đoạn 2006 đến năm 2010.
Thứ hai: Thực hiện tốt quản lý nhà nước về công nghệ
- Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành mũi nhọn; khuyến khích, hỗ trợ hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sạch của thành phố. Mở rộng hợp tác, quan hệ quốc tế nhằm phát triển công nghệ. Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; Hoàn thiện các quy định, tổ chức và thực hiện giám định đối với các công nghệ được chuyển giao; có chế tài, biện pháp xử nghiêm khắc những vi phạm các tiêu chuẩn công nghệ đã được đăng ký.
- Tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ và hỗ trợ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ. Trước mặt, xây dựng ngay một số các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm định công nghệ để giúp các nhà quản lý và đối tác Việt Nam thực hiện giám định chất lượng, giá cả công nghệ.
Thứ ba: Quản lý nhà nước về lao động, giải quyết vấn đề lao động Trước hết thành phố cần triển khai một số việc sau:
Phối hợp với các cơ quan, ngành tổ chức tốt đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong qua trình đào tạo cần chú ý giáo dục cho công nhân ý thức làm chủ, thái độ lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tính công nghiệp trong lao động là nội dung song hành cùng với tay nghề được đào tạo.
Đảm bảo tốt vấn đề an sinh xã hội đối với người lao động. Đặc biệt, trước sự gia tăng nhanh lao động (nhất lao động ngoại tỉnh) vào thành phố, Đà Nẵng cần giải quyết tốt việc xây dựng nhà ở, hệ thống giáo dục, y tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các KCN, KCX.
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành pháp về quản lý lao động trong các doanh nghiệp FDI (trong đó chú ý đến chức năng của từng đơn vị, đồng thời
có quy chế phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức).
Trên cơ sở hệ thống Luật Lao động hiện hành, thành phố cần cụ thể hoá bằng các quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc quy định về: tuyển chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động, vấn đề đào tạo, sa thải, đề bạt, xử lý tranh chấp về tiền lương, thu nhập; ký kết hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể...; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…..
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động trong các doanh nghiệp FDI; có biện pháp xử lý nghiêm đối với những vi phạm về luật lao động; giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động…
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động; có biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả trong việc hoà giải tranh chấp lao động tập thể, tránh để xảy ra các vụ xung đột, đình công tập thể không đúng pháp luật và đặc biệt không để xảy ra điểm nóng về trật tự, an toàn xã hội.
Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị trong doanh nghiệp, đặc biệt là tổ chức Công đoàn. Có cơ chế tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn phản ánh nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của người lao động đối với chủ doanh nghiệp.
Liên đoàn Lao động thành phố cần giành biên chế thích đáng để tăng cường cán bộ công đoàn vào làm việc tại các doanh nghiệp FDI có nhiều lao động (trước mắt là 9 doanh nghiệp sản xuất đồ chơi, may mặc và giày da, có chủ đầu tư Đài Loan). Đây là biên chế công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, hưởng lương từ Liên đoàn Lao động thành phố, ngoài ra còn hưởng lương từ doanh nghiệp.
Ngoài việc thực hiện tốt các chính sách an sinh đối với lao động ở các KCN, KCX, thành phố cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng làm tốt công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Những năm qua, ở thành phố Đà Nẵng, sự tác động tiêu cực của FDI đối với môi trường không lớn, luồng vốn FDI trong các ngành công nghiệp nhạy cảm về ô nhiễm môi trường không nhiều. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới, cùng với việc gia tăng luồng FDI vào thành phố là sự gia tăng những nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các di sản văn hoá. Do vậy, thành phố cần chú ý đến quản lý nhà nước đảm bảo thực hiện FDI bền vững với môi trường.
Để thực hiện được FDI bền vững cần chú ý các yếu tố sau: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách bảo vệ môi trường; cơ hội và sức ép của thị trường thế giới, thị trường nội địa; triết lý và tầm nhìn của nhà đầu tư FDI; cơ hội và sức ép về tài chính (của nhà đầu tư); các chính sách khác có liên quan của nhà nước.
Như vậy, FDI đòi hỏi từ nhiều phía: ngoài yếu tố khách quan, thì vai trò của các nhà đầu tư và chính quyền sở tại rất lớn. Một mặt, thành phố cần đề ra những quy định cụ thể trong việc đảm bảo bền vững môi trường; khuyến cáo và thu hút chọn lọc những dự án có công nghệ sạch, những giải pháp và công nghệ thân thiện môi trường, đi đôi với phương án đầu tư phải kèm theo những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Luật Môi trường, xử lý các trường hợp vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh, đầu tư; chủ động tiến hành việc gặp gỡ, bàn thảo để nâng cao tính cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện được FDI bền vững giữa nhà đầu tư (đặc biệt là các TNCs), người tiêu dùng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức tài chính, bảo hiểm….
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong thời đại ngày nay. FDI có vai trò quan trọng đối việc phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên sự có mặt của FDI cũng gây ra những hậu quả nhất định đối với nước tiếp nhận. Việc sử dụng có hiệu quả FDI, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút và năng lực quản lý, điều hành nền KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với Đà Nẵng, hơn 10 năm qua, từ khi được tách lập từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, thành phố Đà Nẵng đã từng bước đạt được những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH: Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH; nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ; góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động... Ngoài ra, sự hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực đến lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Tuy FDI có một số tác động tiêu cực đối với KT-XH, song tác động tích cực là cơ bản, là nguồn lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của thành phố, nhằm đưa Đà Nẵng thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc.
Trong thời gian tới, để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI, Đà Nẵng cần tiếp tục triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu hút FDI, đồng thời sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực nhằm sớm thực hiện thắng lợi nghị quyết mà Đảng bộ thành phố đã đề ra, sớm đưa Đà Nẵng trở thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ…. Phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020”. [3]
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thuý Anh (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Khoa kinh tế, Đại học quốc gia, Hà nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
4. Ban Kinh tế Trung ương (2003), Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 5. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979