Bối cảnh mới và triển vọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 73)

ngoài của Đà Nẵng

3.1.1.1. Bối cảnh mới của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thu hút FDI

Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, đến nay, cơ bản nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với lợi thế là một quốc gia có dân số khá lớn (thứ 13 thế giới); môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định trong thời gian dài, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều thách thức đang đặt ra cho nước ta khi nước ta vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ trung bình. Bối cảnh đó đưa lại cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng những thuận lợi và khó khăn nhất định trong thu hút FDI. Đó là:

* Về thuận lợi:

- Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, các hoạt động xuất khẩu, liên doanh, đầu tư ra nước ngoài đã trở thành những yếu tố chi phối, quyết định khả năng tồn tại và phát triển của công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những điều kiện chủ yếu để các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường , chuyển giao công nghệ để kéo dài chu kỳ kỹ thuật, chu kỳ sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao. Điều này cho thấy, xu hướng lượng vốn FDI sẽ tiếp tục gia tăng.

- Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã giành được nhứng thành công to lớn trong

việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với những thành tựu to lớn đạt được trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã tạo ra một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi và tương đối có hiệu quả. Đặc biệt, với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nước ta đã hầu như hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu. Với hệ thống “luật chơi” chung của WTO, đã góp phần xóa bỏ những rào cản, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia bình đẳng như những quốc gia khác trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư . Ngoài ra, bằng sự nỗ lực của mình trong các hoạt động đối ngoại đa dạng, vị thế của Việt Nam trên thế giới đang ngày càng được củng cố, tăng cường về nhiều mặt.

- Trong suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam luôn luôn giữ được sự ổn định vê kinh tế-chình trị-xã hội. Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian dài và chính sách thu hút FDI cởi mở, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được Đảng ta xác định là một bộ phận kinh tế bình đẳng với các loại hình đầu tư khác trong nền kinh tế nhiều thành phần. Chính sách nhất quán này sẽ tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Đối với Đà nẵng, sau hơn hai mươi năm đổi mới, và hơn 10 năm tách lập, Đà Nẵng đã được biết tới là một địa phương năng động, có nhiều kinh nghiệm, khá thành công trong thu hút và quản lý FDI. Những lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan môi trường trong sạch, thân thiện, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đều một lòng quyết tâm đưa quê hương đi lên theo con đường hội nhập. Bởi vậy, cùng với những thuận lợi chung của đất nước, sẽ tiếp tục tạo ra những động lực mới cho Đà Nẵng bứt phá mạnh hơn trong thu hút FDI.

* Những khó khăn:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu từ nước Mỹ từ cuối năm 2007 đã lan rộng ra khắp thế giới với mức độ trầm trọng nhất kề từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến nay. Tất cả các quốc gia đang đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh

vực thương mại và đầu tư. Hầu hết các TNCs - chủ thể quan trong nhất của các dòng vốn FDI đều suy giảm về doanh thu, trong đó nhiều tập đoàn lớn lần đầu tiên thua lỗ sau mấy chục năm tồn tại, thậm chí một số tập đoàn phải phá sản hoặc sát nhập… Điều này báo hiệu một thời kỳ khó khăn cho tất cả các quốc gia trong thu hút FDI.

- Thế giới nói chung và Châu Á nói riêng đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI. Ở khu vực Châu Á, hai nền kinh tế lớn, mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ đang rất thành công trong thu hút FDI. Điều này có tác động không nhỏ đến các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Bởi vì, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ trung bình; những lợi thế về tài nguyên và nhân công giá rẻ ngày càng giảm sự hấp dẫn. Tương quan này đặt ra cho nước ta những thách thức khó khăn trong cuộc cạnh tranh để thu hút FDI.

- Đến nay, mặc dù đã có nhiều cải cách, hoàn thiện, nhưng nhìn chung, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế, đầu tư nói riêng còn chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán. Điều này chưa thật sự tạo ra sự hấp dẫn trong cuộc cạnh tranh với các nước để thu hút FDI.

- Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp. Trong đó, phần đông số cán bộ Việt Nam tham gia quản lý trong các liên doanh còn bất cập về trình độ và ngoại ngữ. Tình trạng này thường làm phương hại đến lợi ích của đất nước hoặc làm cho đối tác không muốn thực hiện các dự án liên doanh.

Những khó khăn này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội nói chung và FDI nói riêng ở Đà nẵng. Đặc biệt, Đà Nẵng vẫn là một thành phố trẻ nhưng mức độ hội nhập lại sâu rộng hơn so với hầu hết các địa phương khác, kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ thì những tác động của những khó khăn trên lại càng rõ nét hơn.

3.1.1.2. Triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà nẵng

Mặc dù việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng hiện nay còn có những hạn chế, nhưng với những gì được tạo ra trong lĩnh vực thu hút vốn

đầu tư trên địa bàn Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để có thể thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư trong thời gian tới. Điều này xuất phát từ nhưng cơ sở sau:

Thứ nhất, Đà Nẵng đã rút được một số kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ những thành công cũng như những hạn chế đang tồn tại trong một số cơ chế, chính sách, trong việc mở rộng đối tác nhằm tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, cởi mở hơn cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với các đối tác nước ngoài trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư; việc tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền thành phố với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư nhằm tạo sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền với các đối tác.

Thứ ba, Đà Nẵng đã xác định được một số ngành mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và đã có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội làm ăn, đã có những cam kết đáng tin cậy đầu tư vào Đà Nẵng, đang chờ hoàn tất các thủ tục, chờ các cơ quan chủ quản của Việt Nam cấp phép hoạt động.

Thứ tư, cho đến nay, các khu kinh tế mở (Dung Quất - Quảng Ngãi, Chu Lai - Quảng Nam); khu công nghiệp (Điện Ngọc - Quảng Nam, Chân Mây - Huế) đã đi vào hoạt động với quy mô rất lớn, hiệu quả khá cao là một thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng, tạo động lực, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian đến.

Từ đó có thể khẳng định, triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng là khá sáng sủa, là cơ hội để Đà Nẵng đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xứng đáng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và cả nước.

3.1.2 .Quan điểm định hướng của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1.2.1.Những quan điểm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng

Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX đã đề ra chủ trương về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại: “Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)” [3, tr.60].

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện chủ trương đã nêu trên, thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Đà Nẵng cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm chung sau đây:

Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn FDI như một nguồn ngoại lực nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, gắn chặt việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, vốn FDI đóng vai trò vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách toàn diện và hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.

Thứ năm, FDI phải góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Từ những quan điểm cơ bản trên, để thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tập trung theo những phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, không thuộc diện hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh; đặc biệt tập trung vận động, thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, hướng về xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Thứ hai, tiếp tục khuyến khích FDI vào các KCN tập trung, khu du lịch mà thành phố chưa có điều kiện khai thác; tạo bước đột phá trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, căn hộ, văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại và các dịch vụ mang tính hỗ trợ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, vừa tăng cường thu hút các dự án FDI mới, vừa vận động các doanh nghiệp đã đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô, tăng thêm vốn đầu tư, phấn đấu lấp đầy tất cả diện tích các KCN của thành phố.

Thứ tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố, nhất là các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, EU, Mỹ; mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư.

Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức FDI, mở rộng hình thức công ty cổ phần, công ty quản lý vốn, nhất là các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.

3.1.2.2. Mục tiêu và định hướng của Đà nẵng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

* Mục tiêu chung:

“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của miền Trung và cả nước, với các chức năng cơ bản: Là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu mối giao thông (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ) quan trọng về trung chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; Đà Nẵng còn là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước”[4].

* Một số chỉ tiêu cụ thể đến 2010:

- GDP tăng 14%/năm thời kỳ 2006 - 2010; tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001 - 2010.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21 - 23%/năm giai đoạn 2001 - 2010, đạt 1.720 triệu USD vào năm 2010.

- Tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010.

- Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10%, số hộ được sử dụng điện 100% và nước sạch là 95%.

- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2 - 2,5 vạn lao động. - Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp:

+ Công nghiệp + Xây dựng: 46,7%. + Dịch vụ: 50,1%.

+ Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%. [3]

* Mục tiêu đến năm đến 2020

- Trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu GDP của Đà Nẵng sẽ là dịch vụ (chiếm 52,09%), công nghiệp và xây dựng (chiếm 45,96%), nông lâm – ngư nghiệp (chiếm 1,9%). Tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm khoảng 2,9% GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt từ 4.500 – 5.000 USD/năm. Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm là 25%...[43 ], [46].

Mục tiêu thu hút FDI

- Về số lượng : Để đạt được rmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, theo dự kiến thành phố Đà Nẵng cần khoảng hơn 63.104 tỷ đồng (tương đương 3,944 tỷ USD) phục vụ cho nhu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ 2006-2010. Dự kiến nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được 51,9% so với tổng nhu cầu vốn đầu tư, còn lại phải huy động các nguồn vốn từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)