Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 40)

Trong thời gian quan, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo lập và thực hiện các chính sách nhằm duy trì và tăng cường tốc độ thu hút FDI, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện nhiều chính sách mang tính tích cực trong thu hút FDI. Nổi bật trong số các chính sách đó là:

2.1.3.1. Về quy hoạch, kế hoạch

Ngay sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, để tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn FDI nói riêng, thành phố đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến 2010 và đến 2020. Các bản quy hoạch đến nay đã được hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, các quy hoạch ngành cũng được thành phố xây dựng và phê duyệt. Nhờ công tác quy hoạch đi trước một bước, nên việc thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng khá chủ động, hầu hết các dự án đã thu hút đều cơ bản phù hợp với quy hoạch của thành phố.

Hoạt động thu hút các dự án FDI cũng được tuân theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ (5 năm) cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Các kế hoạch đều nêu rõ tổng số vốn đầu tư FDI cần thu hút, những lĩnh vực ưu tiên một cách cụ thể và có chỉ tiêu kèm theo. Thành phố cũng đã đưa ra mục tiêu phấn đấu thu hút vốn FDI trong từng giai đoạn cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến 2010. Kế hoạch không những giúp cho các cơ quan quản lý của thành phố có cơ sở để điều hành quản lý phát triển mà còn giúp các nhà đầu tư nước ngoài xác định được nhu cầu mà thành phố cần kêu gọi đầu tư, không cần phải mất nhiều thời gian tìm hiểu.

Đối với các khu vực dành cho du lịch ngoài các KCN, thành phố đã hoàn thành xong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2010. Thành phố đã xây dựng xong quy hoạch chi tiết vệt du lịch ven biển, đạt tiêu chuẩn quốc tế do tập đoàn quy hoạch nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ ở Hawai là WATG thực hiện. Bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào, khi đến Đà Nẵng, cũng có thể tiếp

cận bản quy hoạch này và họ có thể nhanh chóng ra các quyết định đầu tư. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng đã xây dựng và ban hành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, quy hoạch các KCN, quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới. Đà Nẵng là địa phương hoàn thành tốt quy hoạch khung. Việc làm tốt quy hoạch đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng xác định địa điểm và ngành nghề đầu tư, giảm chi phí chuẩn bị đầu tư và họ cũng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của thành phố. Có thể nói, thực hiện quy hoạch là thành công lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua.

2.1.3.2. Về tạo lập môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài [40, tr.98]

Môi trường đầu tư có vai trò rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có nhà đầu tư có quyền lựa chọn địa điểm đầu tư chứ quốc gia hoặc địa bàn chủ nhà không có quyền lựa chọn nhà đầu tư. Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương có các biện pháp và chính sách mạnh để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Một trong những quyết sách đúng đắn về nội dung này của Đà Nẵng thời gian qua là đã quyết định thành lập Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp do UBND thành phố trực tiếp chỉ đạo, sử dụng tiền ngân sách cấp để giải tỏa đền bù và xây dựng hạ tầng. Kết quả là khi nhà đầu tư đến là có ngay mặt bằng để giao.

Ngoài ra, tiền thuê đất áp dụng trong các KCN rất thấp, do vậy đã tạo được sự hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Về thủ tục, Đà Nẵng đã mạnh dạn áp dụng biện pháp miễn mọi chi phí liên quan đến thủ tục đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước chỉ phải nộp khoản lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định công khai của Nhà nước.

Chính quyền thành phố thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Đà Nẵng xác định trọng tâm của việc cải thiện môi trường đầu tư chính là nghiên cứu, ban hành

các quy định, các khung pháp lý thuộc thẩm quyền cấp thành phố một cách rõ ràng, minh bạch để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Thành phố quyết tâm xây dựng và thực hiện tích cực Chương trình “thành phố 5 không” (không có người lang thang xin ăn, không có người mù chữ, không có hộ đói, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có giết người để cướp của). Đến nay chương trình này đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đang thực hiện Chương trình “Thành phố 3 có” (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị); góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đà Nẵng cũng là thành phố có an ninh trật tự tốt, nhà đầu tư đến cảm thấy được an toàn. Thời gian gần đây, lãnh đạo cao nhất của thành phố trực tiếp tiếp kiến, và đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan đến giá thuê đất, ưu đãi, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng đúng thời hạn ngay tại chỗ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất hài lòng. Ngoài ra, lãnh đạo thành phố kết hợp bố trí trong chương trình các chuyến công tác ở nước ngoài các diễn đàn xúc tiến đầu tư để kêu gọi, vận động các nhà đầu tư nước ngoài đến với Đà Nẵng.

Ở Đà Nẵng, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đều phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố thì mới được thực hiện, thời gian thanh tra có hạn, có kết quả báo cáo và nhất là không có nhiều cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong cùng một thời gian. Thành phố xác định, đối xử tốt với các nhà đầu tư hiện đang làm ăn trên địa bàn cũng là biện pháp hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác đến đầu tư ở thành phố.

2.1.3.3. Về khuyến khích (ưu đãi) đầu tư

Ngoài việc thực hiện các biện pháp ưu đãi đầu tư của Trung ương theo Luật Đầu tư nước ngoài, Đà Nẵng đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi rõ ràng, thể hiện sự cam kết của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Với 5 KCN đã hoàn thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng, sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, Đà Nẵng có những chính

sách ưu đãi về điều kiện thuê đất và thủ tục hành chính, đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư. Khi đầu tư vào Đà Nẵng, các nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như không phải chịu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giá thuê đất ưu đãi theo hướng giảm giá cho các dự án đầu tư có vốn lớn, thời gian hoạt động dài, đầu tư vào những lĩnh vực thành phố đang có nhu cầu.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn vận dụng chính sách, áp dụng một số ưu đãi đầu tư về thuế khi đầu tư vào các KCN. Về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sản xuất: thuế suất 15% trong 12 năm, (sau thời gian ưu đãi theo Luật thuế là 25%); miễn nộp thuế 2 năm đầu và giảm 50% thuế cho 2 năm tiếp theo. Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ: thuế suất 20% trong 10 năm, sau đó là 25%, miễn nộp thuế 2 năm và giảm 50% cho 3 năm tiếp theo.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm tổ chức và trả toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư. Giá thuê đất đối với các dự án ngoài KCN tương đối hợp lý. Đối với các quận nằm ở khu vực trung tâm, giá thuê là 4,8 USD/m2/năm; riêng lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch: 6,7 USD/m2/năm. Các quận, huyện còn lại: 0,7 USD/m2/năm; riêng lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch 1 USD/m2/năm. Các khu du lịch ven biển: 0,9 USD/m2/năm. (Giá thuê đất như trên ở Hà nội và TP HCM giao động từ 45- 150 USD/m2/năm). Giá thuê đất nêu trên được xem là ưu đãi cho nhà đầu tư để giảm bớt chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, các dự án đầu tư ở một số khu vực mang tính đặc thù, vị trí nhạy cảm và có khả năng sinh lợi cao, thì chính quyền thành phố sẽ trực tiếp đàm phán với nhà đầu tư về giá thuê đất, phương thức thanh toán đối với từng dự án cụ thể, đảm bảo linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu nhà đầu tư nộp tiền thuê đất một lần sau khi ký hợp đồng thuê đất và nhận bàn giao mặt bằng thì sẽ được giảm 30% tiền thuê đất.

Đối với các dự án đầu tư trong các KCN do thành phố sử dụng tiền ngân sách đầu tư và trực tiếp quản lý (thông qua Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp thành phố làm chủ đầu tư) thì nếu trả 10 năm 1 lần giá 0,54 USD/m2/năm; trả 20 năm 1 lần giá 0,41 USD/m2/năm và 30 năm 1 lần giá 0,35 USD/m2/năm; trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất (trên 40 năm) là 0,3 USD/m2/năm.

Chính quyền thành phố đã áp dụng thời hạn miễn tiền thuê đất để khuyến khích đầu tư. Các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO hay BT thì thực hiện miễn giảm theo quy định chung của Chính phủ. Thực hiện miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian xây dựng cơ bản, trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình đầu tư độc lập thì thời gian xây dựng được tính riêng cho từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó, hoặc cho hạng mục có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất (trong trường hợp không thể tính riêng được). Đối với các địa bàn khó khăn hoặc dự án thuộc danh mục được khuyến khích đầu tư thì sẽ được miễn tiền thuê đất 7 năm kể từ ngày hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Chính quyền thành phố cũng thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng (điện; viễn thông; cấp, thoát nước; đường giao thông…) đến chân bờ rào dự án. Trong trường hợp do ngân sách thành phố khó khăn chưa kịp đầu tư, thì nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư xây dựng, chính quyền thành phố sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí này hoặc khấu trừ vào tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp.

2.1.3.4. Triển khai đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính

Đối với các dự án đầu tư ngoài KCN, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố là cơ quan duy nhất thực hiện cơ chế một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định và trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Ban Quản lý các KCN và chế xuất thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN.

Thời hạn cấp giấy phép đầu tư cũng được rút ngắn rất nhiều. Dự án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố và Ban Quản lý các KCN và chế xuất

trong vòng 10 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định, 5 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày làm việc; thay đổi bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm việc. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch tổng mặt bằng dự án, giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất của các dự án ngoài KCN được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. UBND thành phố đã phê duyệt quy trình cải cách thủ tục hành chính cho tất cả các cơ quan thuộc UBND thành phố, tất cả các ngành đều thành lập tổ công tác một cửa và bước đầu áp dụng mô hình một cửa liên thông.

Đối với các dự án đầu tư vào các KCN thì cơ quan đầu mối xử lý các thủ tục hành chính liên quan cấp giấy phép đầu tư là Ban Quản lý các KCN và chế xuất Đà Nẵng; được thực hiện theo quy trình một cửa, giải quyết nhanh gọn các dự án đăng ký đầu tư, làm thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu, máy móc thiết bị sản xuất, cấp phép lao động cho người nước ngoài, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp.

2.1.3.5. Hoạt động xúc tiến đầu tư

Thành phố đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng vào năm 2000, là đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng xúc tiến, vận động đầu tư đối với các dự án trong và ngoài nước, là đầu mối thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng, thực hiện cơ chế “một cửa” trong quan hệ giữa các nhà đầu tư đối với các cơ quan chức năng, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc hình thành và triển khai dự án.

Hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư vào Đà Nẵng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng và triển khai dự án, đồng thời loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, tạo được

niềm tin cho nhà đầu tư. Các biện pháp xúc tiến đầu tư đã đạt được kết quả là tổ chức nghiên cứu, đề xuất về cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài; điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn FDI; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư; tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Năm 2006, UBND thành phố đã quyết định nâng cấp Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND thành phố, là đơn vị ngang sở, nhằm khẳng định hơn nữa vai trò “một cửa” của Trung tâm Xúc tiến đầu tư trong mọi hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Trung tâm được giao quyền phát ngôn chính thức các thông tin về kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, giá thuê đất, ưu đãi đầu tư. Trung tâm Xúc tiến đầu tư đã tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đà Nẵng với các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng các dự án cơ hội để các nhà đầu tư tham khảo, nghiên cứu thị trường để vận động,

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 40)