Kinh nghiệm của Hà Nội

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 32)

Trong những năm qua, cùng với Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội luôn là một ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta. Tính từ năm 1988 đến ngày 19/12/2008, Hà Nội đã có 1308 dự án với tổng vốn đăng ký là 17.549,4 triệu USD, đứng thứ ba trong danh sách thu hút FDI tại Việt Nam. Những năm gần đây, Hà Nội còn đặc biệt hấp dẫn các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao. Những thành công đó không chỉ xuất phát từ lợi thế về trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá đầu não Quốc gia mà còn xuất phát từ sự chủ động của Hà Nội trong việc thu hút FDI. Đó là Hà Nội đã và đang triển khai hệ thống các giải pháp thu hút FDI tương đối đồng bộ và hiệu quả. Dưới

đầy là những bài học kinh nghiệm của Hà Nội trong thu hút FDI mà Đà Nẵng có thể học tập:

- Thứ nhất: Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư nước ngoài phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch chung của thành phố Hà Nội. Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể nói chung và quy hoạch đầu tư nước ngoài nói riêng sẽ tránh được tình trạng đầu tư lan tràn, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả các dự án FDI, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thứ hai: Phát triển đồng bộ, hiện đại hoá hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Cho phép vay ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm.

Ngoài ra, còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp. Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án địa bàn trọng điểm.

-Thứ ba: Mở rộng tự do hoá đầu tư và tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần có vốn FDI. Đây là loại hình công ty có lợi thế về huy động vốn và mức độ rủi ro thấp so với công ty TNHH.

Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành chung và hỗ trợ các dự án đã đầu tư.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh doanh rộng rãi hơn trong lĩnh vực tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số lĩnh vực dịch vụ khác.

Cho phép các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư.

Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư.

Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể. Các Sở, ban ngành của UBND thành phố phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp phép và triển khai.

Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm, địa điểm khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước để các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.

Tích cực cung cấp thông tin đầu tư như in ấn tài liệu giới thiệu các chính sách các ưu đãi đầu tư, các điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giá đất giá điện, nước ở Hà Nội để các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, so sánh dễ dàng hơn với trong việc ra các quyết định thành lập dự án FDI, cung cấp miễn phí tài liệu này cho họ.

Xây dựng nội dung trên mạng Internet, tạp chí quốc tế, các dự án, công trình chính sách kêu gọi đầu tư FDI vào Hà Nội. Gửi tới các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức Việt kiều danh mục các dự án FDI cần thu hút đầu tư. Tổ chức các kỳ hội nghị với các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội và lắng nghe ý kiến của họ để sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tế.

Tăng cường hoạt động của đường dây nóng ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, để trả lời miễn phí các câu hỏi của các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư nhằm tạo niềm tin và cơ hội cho nhà đầu tư.

Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện, mở chi nhánh các công ty nước ngoài hoạt động tại Hà Nội, đồng thời chuyển

mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ, Nhật bản nhằm tranh thủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường khai thác các lĩnh vực mà họ có thế mạnh như điện tử, viễn thông, điện, cơ khí…Tiếp tục thu hút các vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, đối với các dự án mà họ có thế mạnh.

Xúc tiến môi giới thành lập doanh nghiệp liên doanh thông qua hệ thống ngân hàng các tổ chức tư vấn pháp luật, các hãng chuyên môn kỹ thuật, cung cấp thông tin và tạo ra tiền đề ban đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)