Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 70)

2.3.2.1. Nguyên nhân tích cực

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI những năm qua cho thấy: vốn FDI là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thành phố, tác động tích cực đến các thành phần kinh tế khác. Vốn FDI còn góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố… Để đạt được kết quả trên có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu những nguyên nhân sau:

- Thành phố đã thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; trong đó công tác xúc tiến đầu tư FDI có nhiều cố gắng: thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư chịu trách nhiệm chính trong thu hút đầu tư nước ngoài; thành lập các văn phòng đại diện thành phố ở một số nước và tổ chức giao lưu kết nghĩa với một số thành phố ngoài nước để quảng bá, hợp tác và thu hút đầu tư... Nhờ vậy, mà ngày càng nhiều nhà đầu tư có uy tín đến đầu tư tại Đà Nẵng.

- Tuy không bằng các trung tâm kinh tế ở hai đầu Nam - Bắc của đất nước, song, ở Đà Nẵng, các điều kiện về hạ tầng cơ sở phát triển mạnh so với khu vực miền Trung - Tây Nguyên với hệ thống điện, đường, trường, trạm, dịch vụ công, thông tin liên lạc, ngân hàng. Đặc biệt là 5 khu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI có hiệu quả.

- Trong những năm gần đây, việc thu hút có chọn lọc và theo định hướng chung trong quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố: với mục tiêu trọng

chất lượng hơn số lượng, nên đã thu hút nhiều dự án FDI có công nghệ sạch, hiện đại.

- Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư đã có nhiều tiến bộ, cải cách hành chính, phát huy cơ chế một cửa, tinh giảm các thủ tục rườm rà trong trong các dự án đầu tư.

- Lãnh đạo thành phố, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến và giải quyết các hoạt động đầu tư năng động, sáng tạo, có trách nhiệm cao...bước đầu đã tạo được lòng tin của các nhà đầu tư.

2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng góp phần tạo ra những tác động tiêu cực đối với KT-XH của Đà Nẵng do các nguyên nhân sau:

- Công tác quy hoạch đầu tư còn bất hợp lý, chưa rõ ràng; năng lực của đội ngũ làm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu kém. Kết quả là chiến lược lâu dài của quy hoạch tổng thể và chi tiết về đầu tư có chất lượng chưa cao, do vậy, thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, chưa định hướng rõ cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ, định hướng thị trường.

- Thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thẩm định tuy được cải tiến nhưng còn phức tạp, thời gian xin chủ trương, lựa chọn địa điểm, thoả thuận giá thuê đất, hoặc thời gian thẩm định một số dự án còn dài do phải thống nhất ý kiến giữa các sở, ban, ngành. Tiêu chí cấp phép và từ chối cấp phép còn thiếu minh bạch, không nhất quán.

- Thu hút nhiều dự án sử dụng nhiều lao động, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội còn hạn chế. Mặt khác, do thiếu thông tin dẫn đến lựa chọn một số đối tác nước ngoài thiếu thiện chí, hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân chính của tình trạng này là chạy theo về số lượng dự án mà coi nhẹ về chất lượng. Mặt khác, cũng do tình trạng chung của cả nước, các địa phương đều tìm mọi cách để lôi kéo nhà đầu tư về địa phương mình. Nên, địa phương nào không nới lỏng các điều kiện thì sẽ bị "thua thiệt" trong cuộc chạy đua để thu hút FDI.

- Pháp luật, cơ chế và chính sách của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng về thu hút FDI đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ, không ổn định, và còn nhiều chồng chéo. Tuy đã có cải thiện đáng kể nhưng môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, thiếu những biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư; nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm... Tính bình đẳng của các biện pháp chính sách còn bất cập, chưa tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Hiện nay, ở Đà Nẵng, vẫn đang tồn tại cùng lúc các quyết định khác nhau về chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI trong mối quan hệ với ưu đãi đầu tư trong nước. Trong khi đầu tư nước ngoài được hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng, thì đầu tư trong nước không phải lúc nào cũng được hưởng ưu đãi này, dẫn đến tình trạng đối xử bất bình đẳng giữa khu vực và sẽ không phù hợp với chủ trương của Nhà nước Việt Nam, cũng như nguyên tắc không phân biệt đối xử và các cam kết khác với WTO.

- Quản lý nhà nước đối với FDI còn lỏng lẻo; “chặt đầu vào” nhưng công tác hậu kiểm, công tác kiểm tra, thanh tra không thường xuyên; năng lực quản lý còn hạn chế. Công tác xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp FDI chưa được quan tâm, quyền lợi của người lao động chưa được bào vệ đúng mức; việc nâng cao nhận thức và phố biến pháp luật lao động chưa được chú trọng...

- Công tác xúc tiến đầu tư đã có nhiều cố gắng nhưng gặp khó khăn lớn do thiếu nguồn kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như để hoàn chỉnh các tài liệu, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư.

Đội ngũ cán bộ mặc đù đã có nhiều cố gắng, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cẩu của công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Tình trạng phổ biến là năng lực quản lý hạn chế và trình độ ngoại ngữ thấp. Hoặc những người có khả năng về ngoại ngữ thì thiếu kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, còn có một bộ phận cán bộ nhà nước trong lĩnh vực này thiếu tinh thần trách nhiệm, tha hoá về đạo đức, lối sống và vi phạm pháp luật. Điều đó góp phần tạo ra những khe hở để các nhà đầu tư lợi dụng, "lách luật" trong quá trình kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Chương 3

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)