A Lí do chọn đề tài. Có thể nói rằng, chưa bao giờ ngành truyền thôngViệt Nam phát triển như hiện nay, cả về mặt số lượng và chất lượng. Truyền thông đã và đang tham gia vào các tiến trình xã hội, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển của đất nước với những vai trò đặc thù của mình. Vì vậy, phát huy các ngành nghề có liên qua đến lĩnh vực truyền thông là một trong những mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước quan tâm để tiến hành xây dựng và đổi mới đất nước, đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế cho thấy, muốn phát triển ngành truyền thông Việt Nam nói riêng và truyền thông nước ngoài nói chung, ngoài các yếu tố năng lực, đạo đức của người làm truyền thông, sự quan tâm của các cấp, các ngành đơn vị có liên quan... thì yếu tố công chúng lại chiếm một vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng trong cả chu trình truyền thông của nhân loại. Vì thế, nghiên cứu về công chúng của một dự án, một chương trình truyền thông là hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả đạt được. Là một trong những kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, VOV Giao thông đã và đang tiếp tục hoạt động với nhiều chương trình khác nhau phục vụ nhu cầu của đông đảo công chúng. Được cấp giấy phép hoạt động số 385GPBVHTT cấp ngày 24122003, VOV giao thông đã trở thành một trong những kênh phát thanh thu hút nhiều khán thính giả nhất. Những hình ảnh ghi lại được từ 100 cammera tại các nút giao thông quan trọng được truyền về Trung tâm và gửi thông tin tới người tham gia giao thông, chỉ dẫn và cảnh báo những rủi ro cũng như tình hình thời tiết , mật độ phương tiện... trên rất nhiều tuyến đường chính ở Hà Nội. Với 330 phút phát sóng trực tiếp tại các giờ cao điểm (từ 6h308h00, 11h0012h00, 16h3019h00), những thông tin trên kênh giao thông mang một ý nghĩa xã hội thiết thực. Điều này cũng được GSTS Vũ Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam khẳng định là sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông ở nước ta nói riêng cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước nói chung. Vì vậy, công chúng của VOV giao thông là một lực lượng đông đảo. Muốn phát triển kênh truyền thông này, chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể về đối tượng truyền thông (công chúng). Là một thính giả trẻ tuổi, tôi thường xuyên nghe các chương trình của VOV giao thông, không chỉ để tìm hiểu tình hình giao thông ở nước ta hiện nay đặc biệt là Hà Nội, mà còn để lắng nghe và tham gia vào các chương trình giải trí như Quà tăng âm nhạc, 365 ngày hạnh phúc... Thiết nghĩ, cần phải nghiên cứu sâu về nhóm công chúng của kênh truyền thông này để phát huy tối ưu hiệu quả đạt được, đồng thời thu hút thêm thính giả của đài, giúp cho chương trình ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Vì thế, Công chúng của VOV giao thông là đề tài của Tiểu luận mà tôi muốn hướng tới.
Trang 1A- Lí do chọn đề tài.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ ngành truyền thôngViệt Nam phát triển như hiện nay, cả về mặt số lượng và chất lượng Truyền thông đã và đang tham gia vào các tiến trình xã hội, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển của đất nước với những vai trò đặc thù của mình Vì vậy, phát huy các ngành nghề có liên qua đến lĩnh vực truyền thông là một trong những mục tiêu lớn
mà Đảng và Nhà nước quan tâm để tiến hành xây dựng và đổi mới đất nước, đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực tế cho thấy, muốn phát triển ngành truyền thông Việt Nam nói riêng và truyền thông nước ngoài nói chung, ngoài các yếu tố năng lực, đạo đức của người làm truyền thông, sự quan tâm của các cấp, các ngành đơn vị
có liên quan thì yếu tố công chúng lại chiếm một vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng trong cả chu trình truyền thông của nhân loại Vì thế, nghiên cứu
về công chúng của một dự án, một chương trình truyền thông là hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả đạt được
Là một trong những kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, VOV Giao thông đã và đang tiếp tục hoạt động với nhiều chương trình khác nhau phục vụ nhu cầu của đông đảo công chúng Được cấp giấy phép hoạt động số 385/GP-BVHTT cấp ngày 24/12/2003, VOV giao thông đã trở thành một trong những kênh phát thanh thu hút nhiều khán thính giả nhất Những hình ảnh ghi lại được từ 100 cammera tại các nút giao thông quan trọng được truyền về Trung tâm và gửi thông tin tới người tham gia giao thông, chỉ dẫn
và cảnh báo những rủi ro cũng như tình hình thời tiết , mật độ phương tiện trên rất nhiều tuyến đường chính ở Hà Nội Với 330 phút phát sóng trực tiếp tại các giờ cao điểm (từ 6h30-8h00, 11h00-12h00, 16h30-19h00), những thông tin trên kênh giao thông mang một ý nghĩa xã hội thiết thực Điều này cũng được GS-TS Vũ Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam khẳng định là sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm
Trang 2thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông ở nước ta nói riêng cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước nói chung Vì vậy, công chúng của VOV giao thông
là một lực lượng đông đảo Muốn phát triển kênh truyền thông này, chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể về đối tượng truyền thông (công chúng)
Là một thính giả trẻ tuổi, tôi thường xuyên nghe các chương trình của VOV giao thông, không chỉ để tìm hiểu tình hình giao thông ở nước ta hiện nay- đặc biệt là Hà Nội, mà còn để lắng nghe và tham gia vào các chương trình giải trí như Quà tăng âm nhạc, 365 ngày hạnh phúc Thiết nghĩ, cần phải nghiên cứu sâu về nhóm công chúng của kênh truyền thông này để phát huy tối ưu hiệu quả đạt được, đồng thời thu hút thêm thính giả của đài, giúp cho chương trình ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng
Vì thế, Công chúng của VOV giao thông là đề tài của Tiểu luận mà tôi muốn hướng tới
Trang 3B- Nội dung nghiên cứu.
I- Vài điều sơ lược về công chúng.
1 Các khái niệm về công chúng truyền thông nói chung.
- Công chúng truyền thông nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm truyền thông tác động hoặc hướng vào để tác động
- Công chúng là một cộng đồng người có giới hạn nhỏ bé như làng, xã đến những cộng đồng người to lớn trên phạm vi quốc tế
- Công chúng có thể là một hay nhiều tần lớp xã hội, có một trình độ hay nhu cầu chung về thông tin dành cho họ
- Công chúng của VOV Giao thông là những người đã và đang tiếp nhận thông tin trên kênh phát thanh của VOV Giao thông hoặc trực tiếp tham gia vào các chương trình của kênh truyền thông này
2 Các dạng công chúng
- Công chúng tiềm năng và công chúng thực tế
+ Công chúng tiềm năng là nhóm đối tượng xã hội mà báo chí hướng vào tác động, lôi kéo, thuyết phục Nhưng thực tế, không phải tất cả tất cả các thành viên nhóm lớn xã hội mà báo chí muốn tác động vào đều có thể tiếp nhận được thông tin
+ Chỉ một phần nhóm lớn xã hội mà các chương trình hướng vào tiếp nhận được sự tác động Bộ phận này được gọi là công chúng thực tế
- Công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp
+ Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp xem các chương trình truyền thông
+ Công chúng gián tiếp là những người được nhóm công chúng trực tiếp kể lại, mô tả, truyền thụ lại những điều mà họ tiếp nhận được
3 Mục đích nghiên cứu công chúng.
- Nghiên cứu công chúng đem lại tài liệu thích hợp, tạo nên sự bổ ích, hứng thú khi xây dựng các chương trình truyền thông
Trang 4- Gắn liền tài liệu với trình độ thích hợp, tạo thêm cơ hội cho công chúng tiếp nhận thông tin một cách có hiệu quả
- Nghiên cứu công chúng sẽ quy định nội dung, phương pháp, cách tiến hành, hình thức của số báo hay chương trình truyền thông; đánh giá những phương pháp đã sử dụng với sự giúp đỡ của đối tượng thực tế
- Nghiên cứu sau khi truyền tải thông điệp để phát hiện xem có bao nhiêu người tiếp nhận thông tin, số người đó có địa vị, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thói quen ra sao để tiện lợi cho việc phát triển hơn nữa các chương trình truyền thông
- Giúp kiểm tra việc nắm chắc chủ đề và xử lí chủ đề, kiểm tra nhận thức của công chúng thích chương trình nào để tiếp tục điều chỉnh theo yêu cầu, sở thích của họ
- Giải quyết phương tiện phù hợp và tạo sự ủng hộ
- Đánh giá được chất lượng kĩ thuật, tính được chi phí cho mỗi chương trình để tránh hao hụt, thua lỗ
4 Vai trò của việc nghiên cứu công chúng trong các lĩnh vực truyền thông.
"Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, con người đều tìm hiểu đối tượng của hoạt động đó Tác động, chi phối hay điều chỉnh đối tượng nào lại càng cần phải nghiên cứu đối tượng ấy Mọi hoạt động xã hội đều hướng vào con người, phục vụ con người, chinh phục con người Hoạt động báo chí - truyền thông luôn luôn lấy con người làm đối tượng tác động, đối tượng phản ánh, đối tượng điều chỉnh cho nên càng cần phải nghiên cứu đối tượng ấy Truyền thông vận động xã hội với mục đích can thiệp, làm thay đổi nhận thức, hành
vi và thái độ của mọi người, một nhóm người thì càng phải nghiên cứu cẩn thận
Trong chu trình truyền thông, nghiên cứu công chúng- nhóm đối tượng
là khâu công việc cơ bản, quan trọng đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng khép lại Khâu đầu tiên gọi là nghiên cứu ban đầu, khâu cuối cùng gọi là nghiên
Trang 5cứu phản hồi Nó có vai trò rất quan trọng, quyết định năng lực và hiệu quả truyền thông- vận động xã hội Đây cũng là khâu mà hoạt động báo chí-truyền thồn của nước ta lâu nay chưa đươc quan tâm thích đáng
Trong hoạt động báo chí- truyền thông, công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng Công chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối, điều chỉnh mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí- truyền thông Sức mạnh của tờ báo, của sản phẩm truyền thông, trước hết thể hiện ở sức mạnh của công chúng, của dư luận xã hội nó tạo ra Khi nói đến công chúng, cần chú ý đến các bình diện như số lượng công chúng: thể hiện ở số lượng phát hành của báo in, số lượng truy cập của báo mạng điện tử, số lượng khán giả xem truyền hình ; mặt khác chú ý đến chất lượng, tức là trình độ, vai trò và vị thế của công chúng- nhóm đối tượng Trên thế giới, có những tạp chí phát hành với số lượng không lớn, nhưng đã
và đang chi phối dư luận xã hội, đặc biệt là thị trường giá cả
Nghiên cứu ban đầu về công chúng- nhóm đối tượng (gọi là nghiên cứu ban đầu), là khâu công iệc cơ bản, chủ yếu nhằm tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, thị hiếu, mong đợi để xúc tiến chiến dịch truyền thông."(Nguồn: Truyền thông- Lí thuyết và kĩ năng cơ bản)
Trong các tòa soạn báo, công tác tiếp cận, xử lí thông tin từ bạn đọc; việc tổ chức sự kiện cũng như tư vấn cho công chúng được chú trọng từ những năm đầu tiên thành lập báo Điều quan trọng nhất là công việc này được xem xét như là hoạt động PR, tức là nỗ lực một cách có kế hoạch, có nguyên tắc, với những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp Đây là điểm mới được thể hiện trong nhận thức của cán bộ, phóng viên, biên tập viên
và lãnh đạo của các tòa soạn báo nói chung và các chương trình truyền thông nói chung
Mỗi ngày có hàng trăm bức thư gửi tới mỗi tòa soạn báo chí, có ngày cao điểm, số thư lên tới 2000 Bên cạnh đó là thông tin qua đường dây
Trang 6nóng-chịu trách nhiệm quản lí của Ban thư kí tòa soạn, email, website và các thông tin gửi đến toàn phòng ban và các phóng viên, biên tập viên trong tòa soạn
Việc tiếp nhận không để sót thông tin được coi là trách nhiệm không thể coi nhẹ của những người thực hiện truyền thông Tất cả những tòa soạn báo chí, công ty truyền thông nói chung đều xác định và thừa nhận trách nhiệm đó nhằm tôn trọng quyền được thông tin và cung cấp thông tin của công chúng
Nghiên cứu, phân tích thông tin tiếp nhận từ công chúng thậm chí được đánh giá là một trong những cách làm PR đặc thù của các cơ quan báo chí
II Nghiên cứu công chúng.
Nghiên cứu công chúng ở ba bình diện:
- Nhân khẩu học xã hội
- Các thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi
- Thói quen, sở thích tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của công chúng
1 Nghiên cứu nhân khẩu xã hội học.
Nghiên cứu nhân khẩu học xã hội bao gồm các thông số như tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc, đảng phái chính trị, địa bàn sống và mức sống Trong xã hội học, người ta gọi là những biến số độc lập Những biến số này có tính ổn định cao, ít thay đổi và đây không phải là mục tiêu trực tiếp nhằm thay đổi báo chí- truyền thông, nhưng
nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành những biến số phụ thuộc- mục tiêu can thiệp của truyền thông- vận động xã hội
Chẳng hạn, trong nhóm công chúng sinh viên, sinh viên các năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư có sự khác nhau; sinh viên giữa các khoa, các chuyên ngành đào tạo ngoài những tương đồng còn có những điểm khác biệt Hoặc cùng truyền thông về chủ đề dân số- kế hoạch hóa gia đình, nhưng nhóm công chúng vùng biển, đồi núi- do điều kiện và môi trường sinh sống, mức sống đặc thù nên có nhiều điểm khác xa với nhóm công chúng nông
Trang 7thôn, nông nghiệp Hoặc cùng là nhóm công chúng đô thị, nhưng những người giàu và những người nghèo có suy nghĩ khác nhau Cùng là cán bộ, giảng viên trong một trường đại học, nhưng suy nghĩ của giảng viên khác với cán bộ quản lí
2 Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng.
Nghiên cứu về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của công chúng- nhóm đối tượng về vấn đề sắp sửa truyền thông, bao gồm cả tâm lí, tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu, sở thích, mong đợi của đối tượng truyền thông- xã hội học gaoij là những biến số phụ thuộc Đây là cơ sở trực tiếp cho việc xác định mục tiêu cụ thể, thiết kế thông điệp, nội dung và phương thức can thiệp của chiến dịch truyền thông vào nhóm đối tượng cụ thể Nếu không có đủ cơ sở chắc chắn và đáng tin cậy về bình diện này thì khó có thể thiết kế thông điệp phù hợp và được công chúng- nhóm đối tượng phù hợp
Nếu muốn giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc (hay truyền thống của địa phương, ngành nào đó) cho nhóm đối tượng nào đó, chúng ta cần tìm hiểu xem họ đã hiểu gì và hiểu như thế nào về vấn đề mà chúng ta định nói tới Mục đích của hoạt động truyền thông là làm thay đổi, nâng cao nhận thức, tạo
ra và tăng cường sự tương đồng về nhận thức của công chúng- nhóm đối tượng về vấn đề xã hội nào đó thông qua việc tạo lập và định hướng dư luận
xã hội; mở rộng và làm phong phú thêm hiểu biết của họ, tiến tới thay đổi thái
độ, hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững Do đó, phải đo được nhận thức, hành vi và thái độ của công chúng về vấn đề sẽ truyền thông
3 Nghiên cứu thói quen, sở thích của công chúng- nhóm đối tượng trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông.
Trang 8Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm xác định con đường, cách thức truyền tải thông điệp đến cho công chúng- nhóm đối tượng một cách hiệu quả nhất
Mỗi nhóm công chúng- nhóm đối tượng, do điều kiện, mức sống cũng như môi trường và các mối quan hệ công việc mà họ có những sở thích và thói quen trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền thông Ở đây có thể chú ý đến
ba cấp độ:
Thứ nhất, công chúng- nhóm đối tượng cụ thể này thường tiếp nhận thông điệp qua kênh truyền thông nào? Truyền thông trực tiếp hay gián tiếp?
Họ thường nghe đài phát thanh hay xem truyền hình, hay đọc báo in và các ấn phẩm in ấn (tờ rơi, áp phích, pano hay truy cập mạng Internet? Họ thuận tiện trong việc tiếp nhận thông điệp qua báo bảng điện tử hay e-mail, qua thư cá nhân hay truyền thông trực tiếp
Thứ hai, họ thích những chuyên mục nào, chương trình nào và thời gian nào là thích hợp nhất để tiếp cận thông tin (nếu phát thanh, truyền hình)
và loại báo nào (nhật báo, báo buổi chiều hay báo thư kì, hay tạp chí )
Thứ ba, công chúng thường thích thể loại, cách thức, giọng điệu nào? Công chúng thanh niên sinh viên có thể có những nhu cầu và sở thích trong việc tiếp nhận sản phẩm báo chí- truyền thông khác với công chúng thanh niên đang là công nhân viên chức
Nhà truyền thông, nói chung, luôn luôn tìm con đường đến với công chúng - nhóm đối tượng của mình ngắn nhất, thâm nhập nhanh nhất và thuyết phục , lôi kéo họ nhanh chóng và bền vững nhất
Qua nghiên cứu nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên, sinh viên các trường đại học và cao đẳng khu vực Hà Nội năm 2004- 2005 cho thấy sinh viên chủ yếu tiếp nhận thông tin qua báo in, nhưng đầu báo và số bản báo in trong thư viện các trường đại học, cao đẳng chỉ đáp ứng mức độ rất khiêm tốn so với nhu cầu đọc của sinh viên Sinh viên vào mạng Internet chủ yếu để chat và nhận-gửi email; máy thu hình trong các kí
Trang 9túc xá các trường đại học chỉ lác đác một vài cái và chủ yếu được mở những lúc có chương trình bóng đá, chương trình truyền hình trực tiếp, ca nhạc hoặc phim hay Sinh viên rất ít khi nghe các chương trình phát thanh Do đó, mặc
dù ở giữa thủ đô Hà Nội nhưng nhóm công chúng thanh niên rất "đói" thông tin Trong khi đó, các sản phẩm truyền thông ngoài những điểm hữu ích trên nhiều mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, còn là cầu nối giữa sinh viên với đời sống xã hội Nhiều chủ đề, đề tài trên báo chí rất bổ ích cho thanh niên nhưng không phải lúc nào cũng được họ nồng nhiệt đón đợi và tìm kiếm Trong khi đó, báo chí tập trung chủ yếu vào các sự kiện thời
sự, các chủ đề sát thực, hấp dẫn và cuốn hút thanh niên sinh viên trong đời sống hiện đại chưa nhiều Chia sẻ với những khó khăn của sinh viên, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây đã có chương trình tặng báo cho sinh viên Khoa báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền Báo đem đến
từ sáng sớm nhưng đến chiều các lớp mới đến nhận Không ít thanh niên sinh viên chưa tích cực chủ động trong việc tiếp nhận sản phẩm báo chí- truyền thông phục vụ việc học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang và hình thành nhân cách lập nghiệp Do đó, năng lực và hiệu quả tác động của báo chí- truyền thông đối với nhóm công chúng này còn khoảng cách xa so với mong đợi
Vì thế, càng nghiên cứu kĩ lưỡng về đặc điểm của công chúng- nhóm đối tượng mà công tác truyền thông muốn tác động tới, thì càng có kế hoạch tốt nhất cho việc truyền thông để tạo được kết quả cao
II Công chúng của VOV Giao thông.
1 Đặc điểm của nhóm công chúng của VOV Giao thông.
Công chúng của VOV Giao thông là những người thường xuyên hoặc
đã từng nghe các chương trình VOV Giao thông trên mọi miền tổ quốc, là khách mời trực tiếp hoặc gián tiếp của kênh truyền thông này
Công chúng của VOV Giao thông rất đa dạng và phong phú, cả về tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, nơi cư chú v.v
a Về tuổi tác
Trang 10Thính giả của VOV Giao thông không phân biệt tuổi tác, nhưng nhiều nhất là ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi ( thường là tầng lớp thanh- thiếu niên) Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nhu cầu của họ trên kênh này lại khác nhau
Ví dụ: Lứa tuổi học sinh, sinh viên, người mới đi làm thường thích và đón nghe những chương trình như Quà tặng âm nhạc phát sóng vào các khung giờ trong ngày (Buổi sáng từ 9h35' đến 10h25', buổi chiều từ 14h00' đến 15h50', buổi tối từ 22h00' đến 1h00'); chương trình Ô chữ may mắn với tổng đài 1900571566
Lứa tuổi trung niên thường nghe chương trình Phòng khám Đông Y Hoa Việt để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, chia sẻ các kinh nghiệm phòng và chữa bệnh ; chương trình Hệ thời sự chính trị tổng hợp để lắng nghe về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; chương trình Đường tin để đón đọc tin tức mới nhất được đăng tải trên các phương tiện báo chí của ngày hôm sau
2 Về nghề nghiệp
Công chúng của VOV Giao thông không giới hạn ở trình độ, năng lực, nghề nghiệp Bất cứ ai cũng có thể là thính giả của chương trình của kênh này
ở mọi lúc, mọi nơi nếu như có các thiết bị thu sóng như Radio, điện thoại
Ví dụ, một bác nông dân khi đi cấy, đi cày ở ngoài đồng cũng có thể nghe VOV Giao thông bằng cách để đài ở đầu bờ hoặc cắm tai nghe vào điện thoại để nghe Một bác sĩ trong khi rảnh cũng có thể nghe radio Một sinh viên cũng có thể nghe VOV Giao thông khi đang trên đường đi học hoặc vừa nghe vừa đọc truyện Những bác tài xế xe buýt, xe khách thường nghe các chương trình ca nhạc, chương trình Giờ cao điểm, chương trình Theo xe lăn bánh Nói chung, vì là một kênh truyền thông của báo phát thanh nên VOV giao thông có thể được đón nghe ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm Hơn nữa, các thiết bị thu thanh hiện nay khá phổ biến, có thiết kế nhỏ gọn, bắt sóng tốt, rất dễ mang theo bên mình Vì thế, VOV Giao thông càng có nhiều cơ hội đến với thính giả hơn