1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo chí và dư luận xã hội NHẬN ĐỊNH mối QUAN hệ GIỮA báo CHÍ, dư LUẬN xã hội

18 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 39,76 KB

Nội dung

MỞ BÀI Công cuộc đổi mới và quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang diễn ra trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình phát triển nhanh và mạnh tạo nên sự thành công và diện mạo mới của đất nước trên trường quốc tế và cả trong nhận thức của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mọi sự phát triển đều có những hệ quả đi cùng. Và quá trình phát triển, đổi mới ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, những vấn đề bức xúc mang tính toàn xã hội xuất hiện theo cấp số nhân, được báo chí phản ánh hàng ngày, hàng giờ. Bên cạnh các chương trình phản ánh tấm gương tốt, mặt phải của xã hội, báo chí cũng hướng mạnh tới các vấn đề nhức nhối của xã hội và đã được dư luận ủng hộ. Thông qua các chương trình có tính phản biện xã hội, báo chí đã phần nào góp sức xây dựng một xã hội trong sạch, văn minh. Có thể nói, chính sự ủng hộ của dư luận đã tạo nên sức mạnh mềm cho báo chí, vô hình tạo nên một sức mạnh, quyền lực cho báo chí. Báo chí ngày này được ví là quyền lực thứ 4, bên cạnh quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp của một xã hội. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài tiểu luận, tôi sẽ tìm hiểu mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa báo chí, dư luận xã hội với quyền lực thứ tư. Dựa trên các phân tích và tìm hiểu, bài nghiên cứu mong muốn làm rõ mối quan hệ hữu cơ, những tác động và ảnh hưởng giữa báo chí, dư luận xã hội và quyền lực thứ tư trong xã hội ngày nay. Bài tiểu luận gồm 2 chương: CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ CHƯƠNG II : NHẬN ĐỊNH MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ Do thời gian có hạn cùng với kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này còn nhiều phức tạp, do vậy, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Đề tài:

NHẬN ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI

VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ

Trang 2

MỞ BÀI

Công cuộc đổi mới và quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang diễn ra trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội Quá trình phát triển nhanh và mạnh tạo nên

sự thành công và diện mạo mới của đất nước trên trường quốc tế và cả trong nhận thức của người dân Việt Nam Tuy nhiên, mọi sự phát triển đều có những hệ quả đi cùng Và quá trình phát triển, đổi mới ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, những vấn đề bức xúc mang tính toàn xã hội xuất hiện theo cấp số nhân, được báo chí phản ánh hàng ngày, hàng giờ Bên cạnh các chương trình phản ánh tấm gương tốt, mặt phải của xã hội, báo chí cũng hướng mạnh tới các vấn đề nhức nhối của xã hội và

đã được dư luận ủng hộ Thông qua các chương trình có tính phản biện xã hội, báo chí

đã phần nào góp sức xây dựng một xã hội trong sạch, văn minh Có thể nói, chính sự ủng hộ của dư luận đã tạo nên sức mạnh mềm cho báo chí, vô hình tạo nên một sức mạnh, quyền lực cho báo chí Báo chí ngày này được ví là quyền lực thứ 4, bên cạnh quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp của một xã hội.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài tiểu luận, tôi sẽ tìm hiểu mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa báo chí, dư luận xã hội với quyền lực thứ tư Dựa trên các phân tích và tìm hiểu, bài nghiên cứu mong muốn làm rõ mối quan hệ hữu cơ, những tác động và ảnh hưởng giữa báo chí, dư luận xã hội và quyền lực thứ tư trong xã hội ngày nay.

Bài tiểu luận gồm 2 chương:

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ QUYỀN

LỰC THỨ TƯ CHƯƠNG II : NHẬN ĐỊNH MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ

QUYỀN LỰC THỨ TƯ

Do thời gian có hạn cùng với kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này còn nhiều phức tạp, do vậy, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN XÃ HỘI

VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ

1. Khái niệm

Cho đến nay, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “báo chí”, “dư luận xã hội” và

“quyền lực thứ tư” Để có lý luận cho việc tìm hiểu mối quan hệ giữa báo chí,

dư luận xã hội và quyền lực thứ tư, bài nghiên cứu có hệ thống lại định nghĩa của các thuật ngữ trên

Về “Dư luận xã hội”, trước tiên cần hiểu thế nào là dư luận Theo rất

nhiều tài liệu nghiên cứu đều thống nhất quan điểm, dư luận là hiện tượng tâm

lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác

Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội Dư luận cũng có thể hình thành từ những định kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông,

phong trào, Theo đó, có thể nhìn nhận thuật ngữ “dư luận xã hội” là tập hợp

các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ

Về báo chí, báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay Ngay từ khi xuất hiện, báo chí luôn hoạt động trong khuôn khổ xã hội và giai cấp Do đó, báo chí không chỉ liên quan mà còn mang tính giai cấp Nói cách khác, báo chí nào thì

Trang 4

giai cấp đó Trên phương diện chính trị, báo chí thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản,

đó là góp phần xây dựng và bảo vệ thành quả, sự nghiệp của đảng, giai cấp cầm quyền Trước hết, báo chí truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ bản của hệ

tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng, làm cho hệ tư tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân Việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng luôn được báo chí Cách mạng Việt Nam duy trì, đẩy mạnh Báo chí cũng tuyên truyền, giải thích cho quần chúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

về các lĩnh vực của đời sống xã hội Những kỳ họp Quốc hội, những văn bản pháp luật mới đều được báo chí thông tin, đăng tải, phổ biến cho nhân dân, đồng thời tuyên truyền, phân tích để quần chúng tin tưởng và tự giác chấp hành những đường lối, chủ trương đó Mặt khác, báo chí còn trang bị cho quần chúng nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ, tích cực giúp quần chúng nhận thức đúng đắn các hiện tượng, bản chất, sự kiện đang diễn ra xung quanh và định hướng một cách hợp lý

Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa Đây chính là một bộ máy của chính quyền (điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam) để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư Quyền lực này, nếu được nhân dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội Báo chí hiện giờ đã phát triển rất đa dạng: bản in, bản điện tử, kênh truyền hình

2. Nhận định quyền lực thứ 4

2.1 Quyền lực thứ 4

Quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng và có sức mạnh

để đảm bảo quyền đó được thực hiện Nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, điều đó có nghĩa Quốc hội có quyền định đoạt mọi công việc quan trọng

Trang 5

của đất nước và có sức mạnh để đảm bảo quyền đó được thực hiện, thông qua

hệ thống hành pháp và tư pháp Theo đó, nhận định báo chí - dư luận xã hội là

quyền lực thứ tư, đây là một cách so sánh mềm Ở Việt Nam, Quốc hội có

quyền lập pháp tức là đề ra Hiến pháp (luật pháp); Chính phủ là Hành pháp, tức

là thực thi luật pháo do Quốc hội đề ra; Toà án có quyền Tư pháp tức là bảo vệ luật pháp đc thực thi nghiêm chỉnh Ở các quốc gia phương tây, 3 quyền này độc lập để giám sát lẫn nhau hay còn gọi là tam quyền phân lập, còn ở VN thì theo quy định Quốc hội giữ cả 3 quyền, Quốc hội ủy quyền cho chính phủ và tòa án quyền Hành pháp và tư pháp, nhưng quốc hội vẫn giữ quyền quyết định cao nhất

2.2 Đặc điểm của quyền lực thứ tư

Với tư cách là “quyền lực thứ tư”, báo chí phương Tây được hình

thành từ sớm và phát triển mạnh mẽ trong ba thế kỷ gần đây, có thể được xem như một thiết chế chính trị bên ngoài, có vị trí độc lập tương đối với nhà nước (do tính chất tư nhân và hoạt động tìm kiếm lợi nhuận) Do không có được nền tảng nhà nước, nên “quyền lực thứ tư” không có sức mạnh cưỡng chế (không

có tính bắt buộc) như các nhánh quyền lực khác Thực chất của “quyền lực thứ tư” chỉ là sự quy ước với tư cách là một thiết chế dân chủ trực tiếp (quyền lực trực tiếp) mang tính thuyết phục, tư vấn, gợi mở

Trong tư duy chính trị học về quyền lực và cấu trúc của nó, “quyền lực

thứ tư” là quyền lực không chính thống, quyền lực phi thiết chế Tuy nhiên, thực tiễn chính trị khẳng định, báo chí có thể đạt tới đỉnh cao và trở thành quyền lực thứ tư khi nó tác động mạnh mẽ, tích cực tới các nhánh quyền lực trong xã hội, thúc đẩy quá trình hoạch định và thực thi chính sách nhà nước có hiệu quả

Sự tác động của hệ thống báo chí trong đời sống chính trị được thể hiện rất đa dạng và phong phú, ở cả sức ảnh hưởng tới các quan điểm chính trị với vị trí là phương tiện được tổ chức và chỉ đạo bởi một hệ thống chính trị nhất định Phạm

vi tác động của báo chí cũng không chỉ giới hạn ở bên ngoài đối với thể chế

Trang 6

chính trị mà còn gắn bó mật thiết với các yếu tố cấu thành của nó Điều đó cho thấy, sự xuất hiện của “quyền lực thứ tư” và tác động của nó đến quá trình thực thi quyền lực chính thức đã làm đảo lộn quan niệm về quyền lực của Montesquieu

Xuất phát từ mục đích của cuộc đấu tranh nên thực chất quyền lực của báo chí chính là quyền lực của công luận (quyền tự do ngôn luận), là “uy tín tri thức” (sức mạnh của lời nói, của sự ảnh hưởng); quyền được nói lên những vấn

đề bức xúc, gai góc trong cuộc sống hay những nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội để đem lại công bằng, dân chủ cho họ Nhìn chung, những thẩm quyền của báo chí nằm trong lĩnh vực tư tưởng, tinh thần Song, với những đặc tính như: khả năng xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo áp lực mạnh mẽ, nên thẩm quyền của báo chí có lúc còn vượt trội hơn so với sức mạnh của quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế Đồng thời,

“quyền lực của báo chí không chỉ nằm trong quyền công bố sự thật … mà còn nằm trong quyền cung cấp những hình thức xuất hiện công bố”

Kiềm chế và đối trọng là nguyên tắc nền tảng, phổ quát chi phối sự vận

hành mọi thể chế chính trị phương Tây và bao chí cũng không nằm ngoài sự tác động của quy luật đó Mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với báo chí; song, trên thực tế vẫn có cơ chế “kiềm chế và đối trọng” chống lại sự thái quá của giới truyền thông ở cả trong và ngoài ngành Cụ thể: kiềm chế từ bên ngoài gồm các đạo luật về chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức do báo giới thành lập Kiềm chế từ bên trong được thực hiện bởi các

“thanh tra viên” được các tờ báo chỉ định để điều tra dư luận xã hội về các hoạt động và uy tín của tổ chức truyền thông

C Mác đã khẳng định: sản phẩm của báo chí chính là dư luận xã hội Với khả năng cung cấp, điều khiển quá trình thông tin, báo chí có vai trò, sức mạnh đặc biệt trong việc phản ánh, khơi nguồn, điều hoà tâm trạng và chỉ đạo dư luận

xã hội; qua đó tác động mạnh đến việc hình thành chủ trương, chính sách,

Trang 7

những đối sách của các thế lực cầm quyền “Báo chí có khả năng tác động thường xuyên có hệ thống và tính đến những thay đổi trong cuộc sống… Chính báo chí có khả năng bắt kịp được tình hình thay đổi trong từng ngày và chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết có khả năng thay đổi định hướng công chúng”

Ở đâu có quyền lực thì ở đó có sự quản lý Những nhận định, đánh giá chính là quyền lực vạn năng của báo chí Là thiết chế đối trọng với ba nhánh quyền lực truyền thống, báo chí có vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền Vai kiểm soát của báo chí chủ yếu dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội mà báo chí là người đại diện Xã hội phát triển, cùng với quá trình dân chủ hóa đã tạo thuận lợi cho báo chí khẳng định vai trò và khả năng tác động trực tiếp đến ý thức của công chúng trong việc phản ánh những thiếu sót, sai lầm hay biểu dương những nhân tố tích cực của cơ quan, tổ chức nhà nước “Quyền năng vô hạn của hệ thống báo chí là cơ chế kết nối người dân với các nhà hoạch định chính sách” Sức lan toả mạnh mẽ của thông tin là một sức mạnh vô hình đặt giới hạn đối với những gì chính phủ có thể làm Vì vậy, “việc đưa tin của phương tiện báo chí vừa tạo ra yêu cầu, vừa là sản phẩm của việc chính phủ hành động” Thực tế cho thấy những hoạt động điều tra nghiêm túc của báo chí làm cho những thông tin cần thiết, có ý nghĩa quốc gia hoặc có tầm quan trọng đặc biệt đối với người dân bị giấu giếm, che đậy trở nên công khai, minh bạch; giúp cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức được điều tra thực hiện đúng những mục tiêu và cam kết đã đề ra và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình

3 Bản chất quyền lực thứ 4

Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới người ta coi báo chí như là một thứ quyền lực Sánh cùng với các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, báo chí hình thành nên một “nhánh quyền lực mới”, tuy không chính thức- quyền lực thứ tư! Báo chí được so sánh ngầm là quyền lực thứ 4, bởi chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí

Trang 8

Nói đến quyền lực, thường mọi người nghĩ ngay tới khả năng áp đặt ý chí của chủ thể nắm giữ quyền lực, tức là khả năng có thể làm thay đổi quan điểm, thái độ hoặc hành vi của người khác Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí càng khẳng định rõ “vị thế” quyền lực của mình Nhu cầu tìm kiếm thông tin là không thể thiếu của con người xã hội Và báo chí, với các loại hình khác nhau sẽ làm thỏa mãn nhu cầu ấy, qua đó tác động mạnh mẽ đến dư luận

xã hội và hình thành dư luận “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân” cũng chính là một trong những nhiệm vụ cao cả của báo chí được xác định trong Luật báo chí hiện hành Bản thân dư luận xã hội là tập hợp các quan điểm, nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan của nhiều người về một sự việc, sự kiện nhưng nó lại là một hiện tượng xã hội tồn tại một cách khách quan Bởi vậy, phát huy vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội không nên hiểu theo nghĩa can thiệp, áp đặt nhằm điều chỉnh dư luận xã hội theo ý muốn của mình mà nên hiểu rằng, tác phẩm báo chí cung cấp những thông tin, phản ánh trung thực khách quan, đồng thời dành phần phù hợp đăng tải các ý kiến phản hồi của công chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và thể hiện dư luận xã hội Cũng cần nhấn mạnh, báo chí không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà đến lượt nó, dư luận xã hội cũng sẽ tác động ngược trở lại tới hoạt động của báo chí Sự tác động ngược này đang được nhiều người xem như là dạng “quyền lực thứ năm” Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của quy trình truyền thông Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận và ngược lại Dòng phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của người nhận

Bởi vậy, theo Luật báo chí thì nhiệm vụ đầu tiên của báo chí là “Thông tin trung thực” Chính sự trung thực của thông tin sẽ làm nên sức mạnh quyền lực cuả báo chí Khi không được thỏa mãn về thông tin, người ta sẽ tìm kiếm sự thật ở một kênh thông tin khác mà không mấy khó khăn Quyền lực của báo chí

Trang 9

còn được thể hiện ở chỗ quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì Mặc dù sự phát triển của dư luận xã hội được xác định bởi các quy luật khách quan, song trong một xã hội phát triển có định hướng thì quá trình hình thành dư luận xã hội theo con đường tự phát tất yếu cần tới sự điều khiển của hoạt động quản lý và tổ chức xã hội Việc khắc phục những khác biệt, trước hết là những khác biệt về lợi ích kinh tế, nhằm hướng tới mục tiêu chung, vì sự tiến bộ chung của xã hội sẽ làm cho hoạt động định hướng dư luận xã hội có kết quả

Khi báo chí vào cuộc với tư cách là một “võ sĩ đeo găng” trong quá trình xét xử các vụ án, sợ rằng kẻ dính đòn đầu tiên chính là công lý Báo chí tác động lên công luận; công luận tác động lên quan toà Sự khách quan của các quan toà là rất khó đạt tới trong một bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng như vậy Thực ra, sự căm giận tội phạm ra rất đáng hoan nghênh, thế nhưng sự trung thực, khách quan mới là cái cần hơn cho một nền công lý tốt đẹp và một xã hội văn minh

Thông tin được so sánh như quyền lực thứ tư Quyền lực này nằm trong tay các nhà báo (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) Quyền lực phải gắn liền với trách nhiệm Nạn nhân của sự lạm quyền về tư pháp có thể là một nhóm người nào đó, nhưng nạn nhân của sự lạm quyền về thông tin sẽ là tất cả chúng

ta Tạo môi trường thông tin minh bạch và phát huy vai trò của báo chí không chỉ nhằm nâng cao sức mạnh quyền lực của báo chí mà còn được xem như là một trong những giải pháp quản lý quan trọng trong bối cảnh xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay

Trang 10

CHƯƠNG II: NHẬN ĐỊNH MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN

XÃ HỘI VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ

1 Báo chí – Quyền lực thứ tư

Điều đó cho thấy, dư luận xã hội là công cụ hỗ trợ chế độ pháp quyền rất hiệu quả để tạo lập sự ổn định xã hội và giúp xã hội vận động theo hướng tích cực “Một tờ báo độc lập đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì nền dân chủ đại diện Nếu không có thông tin có thể tin cậy được về hoạt động của các đại diện, công dân sẽ cảm thấy họ khó có thể kiểm soát những viên chức được bầu Nếu không có phương tiện truyền thông, các chính trị gia sẽ khó có thể giao tiếp với cử tri và giám sát lẫn nhau” Vì vậy, theo quan niệm phương Tây,

“báo chí có chức năng như người cận vệ trung thành, canh giữ nền dân chủ và giám sát sự công bằng xã hội” Tuy nhiên, trong nền chính trị tư sản, ngoài dư luận xã hội, còn có nhiều thiết chế khác cùng tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước (như phe đối lập, viện công tố, toà án, các tổ chức, các nhóm lợi ích…) Khác với kiểm soát của các cơ quan nhà nước chủ yếu sử dụng biện pháp hành chính và kinh tế đối với các vi phạm, hoạt động kiểm soát của

dư luận xã hội tỏ ra rất hiệu quả, thậm chí còn nghiêm khắc và mạnh mẽ hơn vì

nó cung cấp không chỉ cơ sở pháp lý mà cả cơ sở, chuẩn mực đạo đức về các sự kiện và nhân vật Vai trò kiểm tra, giám sát của các phương tiện dư luận xã hội càng đặc biệt quan trọng khi hoạt động của phe đối lập yếu và hệ thống kiểm tra, giám sát của nhà nước chưa hoàn thiện Đồng thời, so với các thiết chế tư pháp (viện công tố, toà án…) thì phạm vi phê phán, phản biện của dư luận xã hội rộng hơn nhiều, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức nhà nước (cả tổng thống, chính phủ, hoàng gia), các chính sách của nhà nước và với ngay cả dư luận xã hội (dường như không hạn chế đối tượng)

“Nhân dân sống trong một xã hội cởi mở không đòi hỏi các thiết chế của

họ hoàn toàn không thể mắc sai lầm, song thật khó nếu họ chấp nhận một điều

mà họ không được phép kiểm soát” Vì vậy, quyền được biết của công chúng

Ngày đăng: 29/06/2018, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w