1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo chí và dư luận xã hội báo CHÍ với VAI TRÒ HÌNH THÀNH và ĐỊNH HƯỚNG dư LUẬN

22 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng thể hiện lợi ích cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội được khẳng định: Là công cụ để mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng nền dân chủ; tăng cường mối quan hệ với Đảng, Nhà nước và nhân dân; thực hiện quản lý xã hội trên cơ sở khoa học. Dư luận xã hội được phát hiện bằng các phương pháp xã hội học như: trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi, phân tích tư liệu của báo chí, các báo cáo, phản ánh của các cấp... Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành, định hướng và thể hiện dư luận xã hội. Vai trò ấy được biểu hiện là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm phổ biến thông tin quy mô đại chúng (các luật, nghị định, quyết định, các vấn đề kinh tế, xã hội...); và diễn đàn toàn dân tập hợp các tư tưởng, ý kiến, kinh nghiệm của quần chúng, hình thành các chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Báo chí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có vai trò to lớn trong việc nắm bắt, hình thành và định hướng dư luận xã hội. Đây là một phương thức truyền thông đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa giúp Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đồng thời, báo chí còn cung cấp cho nhân dân những thông tin toàn diện, chính xác và bổ ích thông qua định hướng đúng dư luận xã hội.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giácủa các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng thểhiện lợi ích cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại ý nghĩa củaviệc nghiên cứu dư luận xã hội được khẳng định: Là công cụ để mở rộngquyền làm chủ của nhân dân, mở rộng nền dân chủ; tăng cường mối quan

hệ với Đảng, Nhà nước và nhân dân; thực hiện quản lý xã hội trên cơ sởkhoa học

Dư luận xã hội được phát hiện bằng các phương pháp xã hội họcnhư: trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi, phân tích tư liệu của báo chí, các báocáo, phản ánh của các cấp Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc hình thành, định hướng và thể hiện dư luận xãhội Vai trò ấy được biểu hiện là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằmbảo đảm phổ biến thông tin quy mô đại chúng (các luật, nghị định, quyếtđịnh, các vấn đề kinh tế, xã hội ); và diễn đàn toàn dân tập hợp các tưtưởng, ý kiến, kinh nghiệm của quần chúng, hình thành các chuẩn mực đạođức và định hướng giá trị phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ của sựnghiệp đổi mới

Báo chí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có vai trò to lớn trongviệc nắm bắt, hình thành và định hướng dư luận xã hội Đây là một phươngthức truyền thông đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa giúp Đảng, Nhà nước

và Nhân dân Đồng thời, báo chí còn cung cấp cho nhân dân những thôngtin toàn diện, chính xác và bổ ích thông qua định hướng đúng dư luận xãhội

Trang 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ

DƯ LUẬN XÃ HỘI

1 Định nghĩa Dư luận xã hội

Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hộiquen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộcsống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến Những người theohọc ở Liên-xô (cũ) thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trựctiếp từ thuật ngữ tiếng Nga) Những người biết tiếng Anh thường sử dụngthuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”)

Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) địnhnghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp,cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm Ví dụ, theo B K.Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ýkiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằnglời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối vớicác tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậycủa các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội cóđộng chạm đến các lợi ích chung của họ”

Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự Ví dụ

“Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với cácvấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận côngkhai” (Young, 1923) Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận

là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với các câu hỏinhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939) Có nhữngđịnh nghĩa rất đơn giản, nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ:

“Công luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta cóthể tìm được” (Childs, 1956)

Về mặt ngôn ngữ, không có cơ sở để nói rằng dư luận xã hội là ý

Trang 3

Có thể lấy ví dụ: Không ai cho rằng đã gọi là tổ chức xã hội thì phải là tổchức của đa số; đã gọi là chính sách xã hội thì phải là chính sách đối với đasố

Về mặt lý luận, cũng không có cơ sở nào để coi trọng dư luận của đa

số hơn dư luận của thiểu số, đến mức phải loại bỏ dư luận của thiểu số rakhỏi phạm trù “dư luận xã hội” Ví dụ dưới góc độ về khả năng phản ánhchân lý, dư luận của đa số không phải khi nào cũng đúng, dư luận của thiểu

số, không nhất thiết khi nào cũng sai Thực tế cho thấy, trước các vấn đềmới, dư luận của thiểu số, nhiều khi, đúng hơn dư luận của đa số Giữa dưluận của đa số và dư luận của thiểu số cũng không có một hàng rào ngăncách không thể vượt qua được Dư luận ngày hôm nay là thiểu số, ngày mai

có thể trở thành đa số hoặc ngược lại, dư luận ngày hôm nay là đa số, ngàymai có thể chỉ còn là thiểu số

Về mặt thực tiễn, quan điểm coi dư luận xã hội chỉ là ý kiến của đa

số lại càng không thể chấp nhận được Chúng ta đang phát triển nền kinh tếthị trường định hướng XHCN và thực hiện chủ trương “Đại đoàn kết toàndân tộc” Tiếng nói của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp, nhóm xã hộiđều cần được coi trọng cho dù thành phần kinh tế, tầng lớp, nhóm xã hội đóchỉ là thiểu số trong xã hội Mặt khác, nếu dư luận xã hội chỉ là ý kiến của

đa số không thôi, thì cần gì phải thành lập các cơ quan làm công tác nắmbắt dư luận xã hội bởi vì ý kiến của đa số là cái mà người dân bình thườngcũng có thể dễ dàng nắm được, huống hồ là lãnh đạo Báo cáo tình hình dưluận xã hội của một số địa phương chưa được lãnh đạo coi trọng, có phầnchính là do mới chỉ phản ánh được ý kiến của đa số Những báo cáo phiếndiện, không phản ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau trong xã hộitrước một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó, không những ít có giá trị cho

sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, ngược lại, có khi còn có hại,nhất là trong trường hợp vấn đề, sự kiện, hiện tượng là cái mới, bởi lẽ, đối

Trang 4

với cái mới, dư luận của đa số lúc đầu thường không đúng, thường có tính

“bảo thủ”

Đa số các nhà nghiên cứu khẳng định, dư luận xã hội không chỉ làcác phát ngôn thể hiện sự phán xét đánh giá mà còn là các phát ngôn thểhiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị, lời khuyên can của côngchúng

Về khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải của dư luận xã hội, cũng cónhững quan niệm khác nhau Có ý kiến cho rằng dư luận xã hội chịu ảnhhưởng nặng nề của các thành kiến, định kiến cho nên nó không có khả năngphản ánh chân lý, lẽ phải Có ý kiến lại “sùng bái” dư luận của đa số, theo

họ, dư luận của đa số bao giờ cũng đúng, dư luận của thiểu số bao giờ cũngsai Tất cả các quan niệm trên đều sai Dư luận xã hội không phải là các kếtluận khoa học, nhưng ít nhiều đều có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải

Dư luận xã hội có thể đúng nhiều, đúng ít Dù có đúng đến mấy thì dư luận

xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thứccủa dư luận xã hội Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có nhữnghạt nhân hợp lý, không thể coi thường, bỏ qua Chân lý của dư luận xã hộikhông phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó Không phải lúc nào dư luậncủa đa số cũng đúng, dư luận của thiểu số cũng sai Cái mới, lúc đầu,thường chỉ có một số người nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối

Về đối tượng của dư luận xã hội, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng

đó là các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự, cập nhật trình

độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm Ví dụ: Những vấn

đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương lai xa xôi của loài người sẽ khótrở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, trong khi đó những vấn đề

cụ thể, dễ hiểu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của công chúng, được côngchúng rất quan tâm như vấn đề giá cả, thiên tai, lũ lụt, vệ sinh môi trường luôn luôn là đối tượng phán xét của dư luận xã hội

Trang 5

Đối với câu hỏi: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, cótính tự phát hay là một dạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức? Cũng cónhững quan niệm khác nhau Có người khẳng định vế thứ nhất, có ngườikhẳng định vế thứ hai Sự vô lý của quan niệm coi dư luận xã hội là mộtdạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức là rất rõ Ý kiến chung của một tổchức là chính kiến của tổ chức đó chứ không phải là dư luận xã hội của cácthành viên trong tổ chức (không thể gọi chính kiến của Hội Nông dân, HộiPhụ nữ hay Hội Cầu lông… là dư luận xã hội) Chỉ có các luồng ý kiếnđược hình thành theo con đường tự phát mới được gọi là dư luận xã hội.Tuy nhiên ở đây cần phải làm rõ một ý: Dư luận xã hội không phải là mộtphép cộng thuần tuý, không phải là “bao gạo”, gồm các “hạt gạo” ý kiến cánhân rời rạc, không có mối quan hệ gì với nhau Dư luận xã hội là cácluồng ý kiến cá nhân, tự phát, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cộnghưởng với nhau Nói cách khác, đó là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thểhiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định.

Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, nên khó cóthể lột tả hết trong một vài dòng định nghĩa ngắn gọn Theo Lênin, đối vớinhững sự vật phức tạp, có nhiều góc nhiều cạnh, mọi định nghĩa đều phiếndiện Tuy nhiên, dù có phiến diện đến đâu, định nghĩa cũng không mất đimặt khẳng định, vai trò quan trọng, sự cần thiết của nó đối với hoạt độngnhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người: Đó là những chỉdẫn sơ bộ, những nét phác thảo ban đầu, không có nó, chúng ta không thểtiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của sự vật cũng như không thể đưa ra đuợcnhững phương hướng hành động cụ thể nào cả

Vì lẽ đó, chúng ta có thể định nghĩa rất ngắn gọn về dư luận xã hộinhư sau: Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn

đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến cácnội hàm sau đây của định nghĩa này:

Trang 6

1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau,thậm chí đối lập nhau;

3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến)hoặc hẹp (một số ý kiến);

4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ khôngphải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức(hội nghị, hội thảo…);

5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân,

tự phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ýchí của các lực lượng xã hội nhất định;

6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự(động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới cókhả năng tạo ra dư luận xã hội./

Trang 7

2 Vai trò của dư luận xã hội

Dư luận xã hội có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, đặcbiệt là trong công tác vận động quần chúng Nắm được dư luận xã hộinhằm tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách

cụ thể trong từng thời điểm nhất định Bởi vì trong đời sống xã hội đòi hỏichúng ta phải hiểu sâu sắc nhu cầu và lợi ích của quần chúng Nắm dư luận

xã hội là một trong những hình thức tốt nhất để thu thập thông tin, phảnảnh những tâm tư, nguyện vọng cũng như những suy nghĩ và cảm xúc củacác tầng lớp nhân dân trong xã hội Đồng thời, giúp những người làm côngtác vận động quần chúng nắm bắt kịp thời thực trạng cũng như diễn biến tưtưởng của các nhóm người trong xã hội khác nhau Đây là những nguồnthông tin quý giá giúp ta khắc phục được bệnh quan liêu, xa rời quầnchúng, xa rời thực tiễn, khắc phục bệnh duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý

Điều hòa các mối quan hệ xã hội ngay cả khi xã hội chưa phân chiathành các giai cấp Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị luôn luôn tìmcách sử dụng dư luận xã hội phục vụ của giai cấp mình

Dư luận xã hội điều hòa cả hành vi xã hội Trên cơ sở phán xét, đánhgiá các sự kiện, hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực xã hội,hướng dẫn những việc nên làm, nên tránh Nó làm cho các truyền thống,phong tục đã hình thành phát huy ảnh hưởng của mình trong xã hội

Dư luận xã hội một khi đã được hình thành thì nó tác động vào ýthức con người, chi phối ý thức cá nhân Giáo dục con người nhiều khimạnh hơn cả biện pháp hành chính Về phương diện này, dư luận xã hội cóthể động viên, khuyến khích hoặc phê phán, công kích những biểu hiện đạođức hoặc hành cá nhân, của nhóm người trong xã hội, phòng ngừa các hành

vi phạm pháp, nó buộc từng cá nhana phải thu mình vào lễ nghi, phong tục

Dư luận xã hội giám sát các hoạt động của các tổ chức xã hội, cácnhóm dân cư và từng cá nhân Dư luận xã hội đưa ra sự phán xét, đánh giá

Trang 8

Cố vấn cho các tổ chức, cho cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề

có liên quan đên cộng đồng

Dư luận xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội nên việcnghiên cứu nó có ý nghĩa quan trong trong việc phát huy quyền làm chủ tậpthể của nhân dân lao động, mở rộng xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan

hệ giữa Đảng, Nhà nước và quốc chúng

3 Phân biệt dư luận và tin đồn

Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hôị, giống với dư luận xã hội ởhình thức thể hiện nhưng khác về bản chất

Dư luận xã hội và tin đồn đều lan truyền tranh và dễ biến dạng Trênthực tế, có một số tin đồn được trở thành dư luận xã hội, nếu như tin đồn đó

là những sự kiện có thật và đụng chạm đến lợi ích, hoặc sự quan tâm củanhiều người

3.2 Khác nhau

Dư luận xã hội dễ bị nhầm lẫn với tin đồn Tuy vậy, chúng có những

sự khác nhau rất cơ bản:

Trang 9

- Tin đồn là lời truyền miệng không chắc chắn, không có nguồn gốcxác thực Tin đồn khởi phát trong những trường hợp không có tổ chức khingười ta cần đến tin tức, nhưng không có đường lối đáng tin cậy.

Chính vì vậy, điểm mạnh của tin đồn là nó xuất hiện khi có vấn đềthời sự, dư luận quan tâm nhưng chưa có phát ngôn chính thức từ cơ quanđáng tin cậy Mang tính quy luật, tin đồn thường ăn theo các sự kiện thời

sự nóng bỏng, được dư luận đặc biệt chú ý ở nhiều phương diện: chính trị,khoa học, công nghệ, các vấn đề kinh tế - xã hội… Những kẻ gieo rắc tinđồn dựa vào thời điểm nhạy cảm để tung tin nhảm Khi Nhật Bản xảy rađộng đất gây thiệt hại vô cùng lớn, hàng loạt tin đồn ăn theo làm cả châu Álao đao: tin đồn mưa axit, mây phóng xạ, núi lửa phun trào, sóng thần bấtngờ tại nhiều bờ biển… Tại Việt Nam, tin đồn nóng bỏng tính thời sự cũng

đã có tiền lệ Năm 2010, tại mỗi thời điểm khác nhau đều rộ lên những tinđồn nguy hiểm: tin đồn "dự báo sập cầu", tin đồn thực phẩm chứa chất gâyung thư, tin đồn đổi tiền… Năm 2011, nhiều tin đồn lan rộng như: ăn cá rôđầu vuông sẽ bị ung thư; tin đồn nước mưa có chứa axít; tin đồn tăng giáxăng, phát hành tiền mệnh giá lớn… Do tính thời sự nóng bỏng (gồm tínhthời sự thế giới và thời sự trong nước) đã hút lượng người quan tâm vôcùng lớn, nó cũng gây tò mò đặc biệt với người tiếp nhận tin đồn, bất luận

độ tuổi, giới tính, vùng miền Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng,tin đồn thất thiệt chỉ dễ lây lan ở vùng lạc hậu, người dân nhận thức kém.Nhưng ngày nay, qua hàng loạt tin đồn nóng bỏng cho thấy, tin đồn thậmchí còn gây sốt mạnh ở vùng đô thị, làm chính những người có nhận thứccũng dễ rơi vào tâm lý hoang mang không rõ thực hư

- Tin đồn có tốc độ lây lan nhanh chóng Tin đồn loang càng xa thìcàng có nhiều biến thái, do nó không ngừng được thêm thắt Lúc ban đầu,

dư luận xã hội thường rất phân tán, nhưng sau đó, thông qua sự trao đổi,tranh luận, tính thống nhất của dư luận xã hội thường tăng lên:

Trang 10

Trước kia, tin đồn chủ yếu qua truyền miệng, thường chỉ lây lantrong phạm vi hẹp làng xã, vùng miền Do tính truyền miệng, tốc độ tánphát cũng chậm Tin đồn hay xuyên tạc và sai vì nhận thức hẹp trongtrường hợp đầy tình cảm Tin đồn trở nên sai lạc nhiều vì truyền khẩu dễ bịsai lầm Ngay cả khi thiếu sót những yếu tố tình cảm, những tin tức thực sựcàng ngày càng trở nên ngắn và giản dị hơn, “một đồn mười, mười đồntrăm”, tin đồn lây lan nhanh như cấp số nhân Khi được truyền từ ngườinày qua người khác, những chi tiết bị xuyên tạc theo khuynh hướng cánhân và văn hóa.

Công nghệ số đang làm điên đảo tin đồn, không phải “một đồn mười,mười đồn trăm như trước” mà ngay lập tức có thể “một đồn hàng nghìn,nghìn đồn hàng triệu” Ví dụ như sau sự kiện động đất lịch sử tại Nhật Bản,chỉ có một đêm, tin đồn mưa axít đã ào ạt tấn công toàn châu lục, bất luậnranh giới địa lý và thể chế xã hội của quốc gia, vùng miền Tin nhắn quachat, điện thoại với nội dung cảnh báo mọi người không nên ra ngoài khitrời mưa vì đó là mưa axít phát sinh từ sự cố hạt nhân tại Nhật Bản lantruyền khắp nơi, có cả Việt Nam Kiểu tán phát bằng chat, điện thoại khiến

kể cả người không mấy quan tâm, không tò mò cũng bị tấn công bằngphương thức tung tin nhắn tự động Hàng loạt máy điện thoại trong buổisáng nhận được vô số tin nhắn "cảnh báo nguy hiểm", và phương thức nàycùng với truyền miệng, nó nhanh chóng tạo thành "bão tin đồn"

- Nguồn thông tin: nguồn thông tin của tin đồn bao giờ cũng xuấtphát từ người khác (tôi nghe người này nói, người kia nói); nguồn thông tincủa dư luận xã hội lại xuất phát từ chính là bản thân người phát ngôn

Tin đồn được lan truyền qua các kênh không chính thống, cơ bản làtruyền miệng

Dư luận xã hội xuất hiện từ thông tin đã được đăng tải trên cácphương tiện thông tin đại chúng, là thông tin chính thức

Trang 11

Người Mĩ đã từng nói: “Sẽ không tin bất cứ điều gì nếu điều đó chưaxuất hiện trên truyền hình”.

Để gây dựng cơ sở và tạo độ tin cậy cho tin đồn, người tung tin đồn

cố gán ghép cái gọi là cơ sở khoa học, gắn với các dấu mốc, sự kiện có thật

Tại Việt Nam, những kiểu tin đồn "cài khoa học" hoặc cố tình gáncho người có uy tín như nhà khoa học VD tin đồn về mây phóng xạ, kẻtung tin đã chụp mũ nguồn tin từ nhà khoa học, Giáo sư Phạm Duy Hiển.Nhiều người đã nhận được tin nhắn qua hệ thống chat hoặc email của mộtngười xưng là cháu của Giáo sư Phạm Duy Hiển, Phó Viện trưởng ViệnNghiên cứu năng lượng hạt nhân, nói rằng: "Mây phóng xạ từ Nhật đã vàoViệt Nam với mức độ nhiễm rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người,Chính phủ chưa công bố ngay vì sợ mọi người hoang mang và viện cần tiếnhành thêm một vài xét nghiệm" Giáo sư Phạm Duy Hiển sau đó đã bác bỏtin đồn chụp mũ, bịa đặt này

Ở lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chúng ta cũng từng chứng kiến nhữngtin đồn nguy hiểm như: tin đồn cho rằng ngân hàng sắp đổi tiền, sắp pháthành những tờ tiền mệnh giá khủng như 1 triệu đồng, 2 triệu đồng, tin đồngiám đốc một ngân hàng bị bắt… Những tin này lấy lý do lạm phát đang ởmức cao, những tờ tiền mệnh giá hiện hành đã tỏ ra nhỏ bé nên phải in ấntiền mệnh giá lớn hơn Gần đây, khi Nhà nước có chủ trương đưa việc kinhdoanh vàng miếng trên thị trường tự do vào khuôn khổ quản lý nhằm đảmbảo an toàn cho thị trường này và quyền, lợi ích hợp pháp của người dânthì trên mạng xã hội đã tán phát tin đồn: Nhà nước cấm người dân mua bán,cất giữ vàng Việc tung tin như vậy khiến một số người không rõ thực hư lolắng

- Tin đồn thường có tính “thất thiệt” (mặc dù có những tin đồn về cơbản là sự thật), trong khi đó, dư luận xã hội phản ánh trung thực về suynghĩ, tình cảm, thái độ của chủ thể

Ngày đăng: 12/09/2018, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w