Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ vận tải Thuận Yến (Trang 44)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI THUẬN YẾN

2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

45

Bảng 2.9. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch(%)

2011/2010 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331 (76,19) 42,80 242,00 Tổng tài sản bình quân (VND) 9.817.893.395 4.802.028.142 661.562.730,5 - - 625,86 104,45 Lợi nhuận sau thuế (VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598 (137,66) - -

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 0,17 0,10 0,52 - - (80,77) 70,00

Suất hao phí của TS so doanh thu

thuần (Lần) 5,90 9,87 1,94 - - 408,76 (40,22)

Suất hao phí của tài sản so với lợi

nhuận (Lần) 26,10 (15,74) (2,64) - - - -

Tỷ suất sinh lời trên tổng

tài sản (Lần) 3,83 (6,35) (37,87) - - - -

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Nhìn vào bảng 2.9 có thể thấy được hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm qua các năm. Bên cạnh đó thì doanh thu thuần và tổng tài sản cũng đang có chiều hướng biến động không ít. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng tài sản của Công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể như sau:

Năm 2011-2012: Năm 2011 hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 0,52 lần, sang năm 2012 là 0,10 lần, giảm 0,42 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,1 đồng doanh thu thuần. Chỉ số này giảm do doanh thu thuần chỉ tăng (42,80%) thấp hơn tốc độ tăng của bình quân tài sản (625,86%). Việc giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho thấy công ty đang không sử dụng hết hiệu suất sử dụng của tổng tài sản và đang dư thừa tài sản rất nhiều. Điều này đòi hỏi công ty cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Năm 2012-2013: Việc tiếp tục đầu tư vào tài sản tăng tới 104,45% nhưng lại chưa đảm bảo doanh thu tăng nên hiệu suất sử dụng tài sản chỉ tăng lên đến 0,17 lần. Tức là năm 2013 một đồng tài sản bỏ ra đầu tư chỉ thu được 0,17 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân của việc giảm hiệu suất năm 2013 là do, công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh và doanh thu vẫn tăng nhưng bị ảnh hưởng của sự gia tăng mạnh mẽ của hàng tồn kho khiến cho tổng tài sản bình quân tăng lên. Biến động tăng của doanh thu không tăng nhanh bằng biến động tăng của tổng tài sản khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản vẫn giảm xuống. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2013.

Vậy hiệu quả sử dụng tài sản trong 3 năm vừa qua đang giảm dần trong thời gian gần đây và dao động quanh mức 0,26 lần cho thấy việc sử dụng tài sản chưa mang lại cho Công ty được hiệu quả cao nhất. Điều này là do tốc độ tăng của tài sản đều lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2012, tốc độ tăng của tài sản là 625,86% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần là 42,80%. Sang năm 2013, doanh thu thuần vẫn tăng với tốc độ cao hơn ở mức 242,00% khiến tổng tài sản tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, đạt mức tăng 104,45%. Trong thời gian này, tổng tài sản liên tục tăng mạnh nhưng chưa đạt tới mức của năm 2010 khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản vẫn ở mức thấp. Tài sản ngắn hạn cũng tăng cao trong năm 2010 và 2013 chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn đã phản ánh khá rõ. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế chung khó khăn, sản lượng không còn được duy trì mức tăng trưởng như năm 2010 trở về trước. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách sử dụng tài sản một cách hợp lý hơn, điều chỉnh giá cả hợp lý để tăng doanh thu tương ứng với tăng tài sản của Công ty.

47

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

Tuy việc đầu tư của tài sản vào doanh thu thuần giảm mạnh trong năm 2010 nhưng tỷ lệ này vẫn đạt ở mức cao. Chỉ số này giảm là do trong thời gian này luôn có sự biến động của lãi suất và thị trường chứng khoán thì liên tục biến động và suy giảm vì thế mà chiến lược quay vòng tổng tài sản của công ty chậm lại vào năm 2011.

Suất hao phí của tổng tài sản tăng dần từ năm 2011-2012 và giảm trong giai đoạn từ năm 2012-2013. Trong đó năm 2012 là 9,87 lần, cao nhất trong 3 năm thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp thấp hơn so với các năm còn lại, 1 đồng doanh thu thuần cần tới 9,87 đồng tài sản. Nguyên nhân của việc biến động chia làm 2 giai đoạn của suất hao phí tài sản so với doanh thu là do doanh thu tăng giảm không đều chia làm 2 giai đoạn, đồng thời tổng tài sản thay đổi không đáng kể. Chính vì vậy, suất hao phí của tổng tài sản biến động như vậy.

Ngược lại với hiệu suất sử dụng tài sản cố định đã phân tích ở trên, suất hao phí của tổng tài sản đang có xu hướng tăng và đạt giá trị trung bình khoảng 5,9 tức là với 1 đồng doanh thu thì công ty cần bỏ ra trung bình là 5,90 đồng tài sản. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số không nhỏ và đều thể hiện rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản còn thấp.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Công ty là 0,58 lần nhưng đến năm 2012 thì tỷ suất này giảm đột ngột còn 0,10 lần (giảm so với năm 2010 là 0,48 lần), tức là cứ 1 đồng tài sản được đầu tư thì công ty chỉ thu về 0,1 đồng lợi nhuận ròng. Việc giảm khả năng sinh lời trên đã cho thấy nhìn chung với số vốn công ty bỏ ra thì việc thu lại lợi nhuận chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn giảm và vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2012 giảm trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân là 625,86%

Năm 2013, tỷ suất này có sự tăng lên nhẹ do cả lợi nhuận ròng và tài sản bình quân có tốc độ tăng là gần như nhau. Công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản. Những phân tích trên về khả năng sinh lời của tài sản còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn mà cấu trúc nguồn vốn của Công ty qua các năm lại không giống nhau và chi phí sử dụng vốn vay cũng khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thực sự khả năng sinh lời của tài sản, ta xem xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản cố định.

2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Các chỉ tiêu chung về tài sản ngắn hạn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luân chuyển không ngừng. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

Bảng 2.10. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Doanh thu thuần(VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331 (76,19) 42,80 242,0

TSNH bình quân(VND) 9.791.127.081,5 8.546.331.221 8.776.984.709,5 - - 14,57 (2,63)

Lợi nhuận sau thuế(VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598 (137,66) - - Hiệu suất sử dụng TSNH

(Lần) 0,17 0,06 0,04 - - 50,00 183,33

Suất hao phí TSNH so với

doanh thu (Lần) 5,88 17,56 25,75 - - (31,81) (66,51)

Suất hao phí của TSNH so

với LNST (Lần) 26,02 (28,01) (35,03) - - - -

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ngắn hạn (Lần) 0,04 (0,04) (0,03) - - - -

49  Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên ở năm 2011-2013. Hiệu quả sử dụng tài sản ổn định trong 3 năm gần đây. Cụ thể:

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, trung bình ở mức 0,09 lần. Năm 2011, công ty bắt đầu mở rộng thị phần ra khu vực phía Bắc và miền Trung. Năm 2011, doanh thu thuần tăng với tốc độ 42,80%, thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế đạt 33,51%. Năm 2012, tốc độ tăng của cả tài sản ngắn hạn bình quân và lợi nhuận sau thuế đều giảm, doanh thu thuần tăng với tốc độ 19,93% còn lợi nhuận sau thuế là 19,98%. Sử dụng tài sản ngắn hạn chưa thực sự hiệu quả là vấn đề mà Công ty cần xem xét. Công ty cần tăng cường đẩy mạnh nhanh tiến độ giảm hàng tồn kho là các thiết bị phụ tùng thay thế, xăng dầu vật tư, và các loại hàng hóa tồn kho khác cũng như thu hồi các khoản phải thu để đưa vốn vào hoạt động giúp tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu

Qua bảng 2.10, có thể nhận thấy rằng suất hao phí của tài sản ngắn hạn qua các năm trung bình ở mức 16,40 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần 16,40 đồng tài sản ngắn hạn. Suất hao phí của TSNH cao nhất trong năm 2010 là 25,75 đồng, điều này là do trong năm 2011, Công ty có động cơ đầu cơ vào hàng tồn kho, do dự đoạn giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh vào năm 2012, điều này khiến cho tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn và tất yếu dẫn đến một đồng doanh thu cần nhiều đồng tài sản ngắn hạn hơn. Với mức hao phí tài sản ngắn hạn là 25,75 đồng là khá cao cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì có tới 25,75 đồng là tài sản ngắn hạn.

Do quy mô dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty khá lớn để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh, vì vậy để duy trì suất hao phí TSNH ở mức thấp và ổn định, Công ty phải quản lý và có các chính sách dự trữ tiền, hàng tồn kho và phải thu khách hàng hợp lý, vì bất cứ sự gia tăng nhỏ nào trong suất hao phí cũng khiến cho các loại chi phí gia tăng và giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế

Nhìn chung, suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm. Riêng năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu ổn định trở lại sau sự ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế Thế giới, lãi suất cũng được duy trì ở mức thấp do chính sách khuyến khích cho vay tiêu dùng để kích cầu thì nhu cầu về vật liệu của các công trình xây dựng và nhà dân vốn bị đình trệ trong năm 2011-2012 sẽ tăng, cùng với giá nguyên liệu đầu vào không tăng quá nhiều đã làm cho lợi nhuận sau thuế tăng tới so với năm 2011.

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân chỉ tăng có 14,64% đã làm cho suất hao phí TSNH so với lợi nhuận sau thuế tăng từ âm 35,03 lần lên 26,02 lần năm 2013. Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần 26,02 đồng TSNH bình quân, chỉ tiêu này cao nhất trong 3 năm chứng tỏ việc sử dụng TSNH đạt hiệu quả thấp nhất. Qua báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy năm 2013, các khoản mục chi phí của Công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2011, cùng với nhiều yếu tố khác làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng thấp so với năm trước khiến cho để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế, cần tới 26,02 đồng tài sản ngắn hạn.

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời của TSNH từ năm 2011-2013 có sự biến động và chia làm hai giai đoạn là giai đoạn năm 2011-2012 và giai đoạn năm 2012-2013. Giai đoạn năm 2011-2012, là giai đoạn giảm của tỷ suất sinh lời của TSNH khi lợi nhuận sau thuế giảm và bị âm rất lớn. Giai đoạn năm 2012-2013 lại đi theo chiều hướng ngược lại. Nguyên nhân chính là do năm 2013 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đáng kể và dương. Bên cạnh đó, TSNH trong hai năm 2012 và năm 2013 lại chỉ tăng với tốc độ chậm hơn. Chính vì vậy, giai đoạn 2012- 2013, tỷ suất sinh lời của TSNH lại tăng.

Nhìn chung trong 3 năm, tỷ suất sinh lời của TSNH đạt trung bình khoảng âm 0,01 lần và có xu hướng tăng trở lại. Tỷ suất sinh lời của TSNH tăng trở lại là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đã có phần khởi sắc trở lại.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá các bộ phận cấu thành nên TSNH

51

Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Giá vốn hàng bán (VND) 1.116.643.332 472.024.175 226.147.230 226.147.230 0 108,72 136,57 Hàng tồn kho (VND) 1.135.540.472 721.421.135 396.846.512 590.870.345 (32,84) 81,79 57,40 Hàng tồn kho bình quân (VND) 928.480.803,5 559.133.823,5 493.858.428,5 - - 13,22 156,06 Số vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 0,98 0,65 0,57 - - 14,04 50,77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian quay vòng hàng tồn kho

(Ngày) 371,18 557,85 640,51 - - (12,91) (33,46)

Như chúng ta đã biết, dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty, dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty được liên tục, đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng, nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Theo kết quả phân tích như trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là cao nhất trong 3 năm, có nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình kéo dài tới kho kéo dài 371,18 ngày. Năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 0,08 vòng, và số ngày quay vòng hàng tồn kho cũng tăng tương ứng 82,66 ngày. Đây là biểu hiện không tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã giảm. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng khiến cho số vòng quay hàng tồn kho tăng. Năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tăng rất nhiều so với năm 2011. Hàng tồn kho tăng lên nhiều thì đồng thời số vòng quay của nó cũng tăng lên. Một trong những nguyên nhân khác là do giá vốn hàng bán tăng chậm hơn so với hàng tồn kho khiến cho thương số giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân giảm xuống.

Tóm lại, thông qua những điều phân tích ở trên kết hợp với đồ thị ta thấy giá trị tồn kho cuối kỳ thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong năm, cho thấy tình hình tiêu thụ trong Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm, vì tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động, quy mô sản xuất đang ngày càng gia tăng. Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm trung bình đạt 0,73 vòng, đồng thời làm thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng với giá trị trung bình xoay quanh 523,18 ngày. Nguyên nhân cũng đã được đề cập ở trên do các năm này tốc độ tăng của hàng tồn kho luôn lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Do đó Công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán.

53

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình khoản phải thu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331 (76,19) 42,80 242,0 Khoản phải thu khách hàng (VND) 43.700.000 30.000.000 17.149.100 17.149.100 0 74,94 45,67

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ vận tải Thuận Yến (Trang 44)