THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI THUẬN YẾN
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
2.3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến, ta dùng chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.14. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ROE 7,85 (3,13) (3,81) 4,70
Delta ROE - (4,72) (0,68) 8,51
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thuận Yến giai đoạn 2010 - 2013)
Năm 2011, ROE của Công ty là âm 3,13% và tiếp tục giảm xuống còn âm 3,81% vào năm 2012. Điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH bỏ ra, công ty bị lỗ 3,13 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 và bị lỗ 3,81 đồng lời nhuận sau thuế trong năm 2011. Nguyên nhân của việc ROE giảm là do trong giai đoạn từ 2011 đến 2012 công ty liên tục làm ăn thua lỗ dẫn tới hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bị âm. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tình hình đã tốt hơn khi công ty đã làm ăn có lãi, hiệu suất sử dụng
57
chủ sở hữu bỏ ra công ty thu được 4,7 đồng lời nhuận sau thuế. Nguyên nhân là trong khi vốn chủ sở hữu vẫn giữ nguyên so với năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế lại tăng khiến cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng trở lại.
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Gánh nặng nợ về tài chính mà Công ty phải đương đầu phụ thuộc rất lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền để chi trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Lãi vay là một nghĩa vụ tài chính và được đảm chi trả từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 2013/2012
EBT (VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598 (137,66)% 21,78% (223,32)% EBIT (VND) 376.221.376 (233.264.671) (250.524.302) 887.014.131 (128,24)% (6,89)% (261,29)% Số tiền vay (VND) 2.172.042.018 1.889.130.245 78.984.745 1.451.581.200 469,62% 53,00% 13,89% Hệ số thanh toán lãi vay
(Lần) 0 (3,25) (3,49) 12,35 (15,84) 0,24 3,25
Tỷ suất sinh lời trên
tiền vay (%) 17,32 (324,79) (317,18) 61,11 (378,29) 304,83 29,67
59 Khả năng thanh toán lãi vay
Thông qua bảng 2.15 ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán lãi vay của Công ty đang có xu hướng giảm mạnh và biến động giữa các năm. Cụ thể:
Năm 2010, Công ty phải chịu khoản lãi vay nhỏ nên hệ số thanh toán lãi vay ở mức là 12,35 lần. Đến năm 2011 thì hệ số này đột ngột giảm mạnh xuống còn âm 3,49 lần, cụ thể lãi vay không thay đổi và vẫn ở mức là 71.819.167 đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế lãi vay tăng bị âm 250.524.302 đồng dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả lãi vay, đây chính là nguyên nhân làm cho hệ số thanh toán lãi vay của năm 2011 giảm đột ngột như vậy. Năm 2012, hệ số này dù có tăng lên nhưng vẫn tồn tại ở con số âm là âm 3,25 do Công ty vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đổi. Lợi nhuận của Công ty giảm mạnh và bị thua lỗ trong 2 năm 2012 và 2011 trong khi lãi vay không thay đổi dẫn đễn tình trạng 2 năm này Công ty không có khả năng chi trả lãi. Tuy nhiên đến năm 2013, lãi vay đã được thanh toán và hệ số lãi vay đã về mức 0 lần.
Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang dần được cải thiện qua các năm từ năm 2010-2013. Năm 2013, hệ số lãi vay bằng 0 cho thấy Công ty đã chủ động được nguồn vốn và không cần sử dụng tới nguồn vốn vay. Đây là dấu hiệu tốt về tình hình kinh doanh của Công ty, nó cũng cho thấy Công ty đang chủ động trong nguồn vốn bằng nguồn vốn tự có.
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay của Công ty
Hiệu quả sử dụng tiền vay trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh và biến động lớn từ năm 2010 đến 2013. Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên tiền vay đạt hiệu quả cao nhất. Với 100 đồng tiền vay trong năm 2010 thì tạo ra 61,11 đồng lợi nhuận. Năm 2010, nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và đặc biệt với sự hỗ trợ lãi suất, 100 đồng vay ngoài thì sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn những năm khác.
Sau năm 2011, với sự nỗ lực đầu tư, mở rộng nhưng chưa có kết quả và bị thua lỗ kéo theo hiệu quả sử dụng đồng tiền vay chưa có hiệu quả. Cụ thể, năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tiền giảm mạnh từ 61,11% xuống còn âm 317,18%, tức là trong năm 2011, 100 đồng tiền vay thì tạo ra âm 317,18 đồng lợi nhuận hay nói cách khách là công ty bị thua lỗ 317,18 đồng lời nhuận từ 100 đồng tiền vay.
Đến năm 2012 thì tỷ suất sinh lời trên tiền vay có tăng lên lên âm 12,35, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm trong khi số tiền vay tăng mạnh so với năm trước khiến cho tỷ suất sinh lời trên số tiền vay bị thay đổi.
Riêng chỉ đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tiền vay mới tăng lên qua con số âm và ở mức 17,32% do trong năm này cồn ty đã làm ăn có lãi trở lại. Tỷ suất sinh lời
trên tiền vay của 2 năm 2011 và 2012 luôn ở con số âm. Nguyên nhân là do trong 2 năm này công ty liên tục làm ăn thua lỗ, EBIT luôn bị âm trong khi công ty vẫn tiếp tục đi vay. Năm 2011 đế năm 2012, công ty phải tăng các khoản vay để mua thiết bị máy móc và mua nguyên liệu với giá cao. Thêm vào đó năm 2012, lãi suất vay ngân hàng tăng cao, cùng với lạm phát ở mức 19%, các công trình dân dụng bị chậm tiến độ hoặc khó bàn giao do khiến lợi nhuận của công ty giảm mạnh trong khi lãi tiền vay vẫn phải thanh toán khiến công ty bị thua lỗ. Trong thời gian tới, nhà quản trị cần đưa ra những quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn để đạt được tốc độ tăng trưởng lớn nhất có thể.