THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI THUẬN YẾN
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%)
2013/2012 2012/2011 2011/2010
Tổng doanh thu (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331 (76,19) 42,80 242,00 Doanh thu thuần (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331 (76,19) 42,80 242,00 Giá vốn hàng bán (VND) 1.116.643.332 472.024.175 226.147.230 226.147.230 0,00 108,72 136,56 EBIT (VND) 376.221.376 (233.264.671) (178.705.135) 958.833.298 (118,64) - (261,29) Lợi nhuận sau thuế (VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598 (223,32) - (137,66) Tổng tài sản (VND) 10.147.459.969 9.488.326.820 8.229.263.868 10.267.120.921 6,95 15,30 (19,85) Vốn chủ sở hữu (VND) 7.975.417.951 7.599.196.575 8.150.279.123 8.474.684.044 4,95 (6,76) (3,83)
Hệ số tổng lợi nhuận (%) 32,92 3,02 33,65 84,20 989,44 (91,02) (60,03)
37
2.3.1.1. Hệ số tổng lợi nhuận
Qua bảng 2.3 có thể thấy xu hướng biến động của hệ số tổng lợi nhuận hoạt động như sau:
Năm 2010-2011: Do tình hình kinh doanh trên thị trường có nhiều biến động, các doanh nghiệp vận tải ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, do mới mở rộng loại hình kinh doanh khiến cho tổng doanh thu thuần của Công ty đã giảm từ 242% xuống 42,8%. Doanh thu thuần giảm khiến cho thu nhập trước thuế và lãi vay giảm từ 136,56% xuống 108,72%. Do hệ số tổng lợi nhuận tỷ lệ thuận với thu nhập trước thuế và lãi vay khiến cho EBIT giảm từ âm 60,03% xuống âm 91,02%.
Năm 2011-2012 do các yếu tố đầu vào của ngành vận tải không có biến dộng nhiều như xăng dầu, giá nhân công khiến cho giá vốn hàng bán giảm. Giá vốn hàng bán giảm khiến cho thu nhập trước thuế và lãi vay giảm mạnh. Bên cạnh đó, do có sự giảm xuống đột ngột của doanh thu bán hàng so với những năm trước, sự giảm xuống này tất yếu sẽ kéo theo sự giảm xuống trong giá vốn hàng bán. Điều này đã khiến cho hệ số tổng lợi nhuận giảm 30,63%, từ 33,65% của năm 2011 xuống còn 3,02% trong năm 2012.
Năm 2012-2013: Doanh số bán tăng nên làm cho hệ số tổng lợi nhuận năm 2013 tăng lên đến 29,90% so với năm 2012. Điều này thể hiện được hiệu quả quản lý tốt trong khâu sử dụng các yếu tố (giá xăng dầu, vật tư thay thế và nhân công) vào trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại, hệ số tổng lợi nhuận của Công ty ở mức trung bình khoảng 38,45% và có xu hướng biến động qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013 và đạt mức cao nhất năm 2010 (ở mức 84,20%), điều này là do trong khi doanh thu giảm xuống thì trị giá hàng bán đã tính theo giá mua lại tăng lên. Như vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp giai đoạn 2010 đến 2013 giảm qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2012 hệ số tổng lợi nhuận có xu hướng tăng so với năm 2013, điều này là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của trị giá hàng bán đã tính theo giá mua. Nguyên nhân là do từ năm 2012 và 2013 để chủ động trong kinh doanh nên Công ty đã đẩy mạnh phát triển kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, đồng thời phát triển kênh phân phối trong lĩnh vực thiết kế. Điều này góp phần làm tăng doanh thu thuần và làm tăng hệ số tổng lợi nhuận.
2.3.1.2. Hệ số lợi nhuận hoạt động
Bảng 2.4. Hệ số lợi nhuận hoạt động của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Doanh thu thuần (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331
EBIT (VND) 376.221.376 (233.264.671) (178.705.135) 958.833.298
Chi phí QLKD (VND) 171.988.204 248.758.749 294.434.599 248.562.699
Hệ số lợi nhuận hoạt
động (%) 22,60 (47,92) (52,43) 66,98
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thuận Yến giai đoạn 2010 - 2013)
Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy là hệ số lợi nhuận hoạt động có xu hướng giảm nhưng biến động chia làm hai giai đoạn. Cụ thể:
Từ năm 2010 đến 2011, hệ số lợi nhuận hoạt động lần lượt là 66,98% và âm 52,43%. Có thể hiểu với 100 đồng doanh thu tạo được Công ty có thể thu được 66,98 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2010 và âm 52,43 đồng năm 2011. Đến năm 2012, thu nhập trước thuế và lãi vay tăng mạnh (tăng 4,51% so với năm 2011) khiến cho 100 đồng doanh thu Công ty tạo ra làm cho thâm hụt 52,43 đồng lợi nhuận, tăng 4,51 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chính khiến cho giai đoạn 2010- 2011, hệ số lợi nhuận hoạt động giảm là do doanh thu thuần của Công ty giảm mạnh trong khi giá vốn hàng bán giảm với tốc độ chậm hơn. Đồng thời chi phí quản lý kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ 2010-2011 cũng giảm chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Chính vì vậy, hệ số lợi nhuận hoạt động giảm từ 66,98% năm 2010 xuống còn âm 52,43% năm 2012.
Năm 2013, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng trở lại so với năm 2012 và tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Vì vậy hệ số này đã tăng lên từ âm 47,92% năm 2012 lên 22,60% năm 2013, tức là năm 2013 thì 100 đồng doanh thu thu được 22,60 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tóm lại, hệ số lợi nhuận hoạt động của Công ty xoay xung quanh giá trị trung bình là âm 2,69% và có xu hướng tăng nhưng biến động từ năm 2010 đến năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 và mới khôi phục lại trong giai đoạn năm 2010-2013. Bên cạnh đó, do giá vốn hàng bán giảm nhưng mức giảm không nhanh bằng doanh thu thuần. Đồng thời chi phí quản lý kinh doanh giảm chậm. Chính vì vậy, hệ số lợi nhuận hoạt động giảm. Năm 2013, do chủ động
39
tải hàng hóa theo các hợp đồng dài hạn nên Công ty đã tăng trưởng trở lại doanh thu. Ngoài ra, do kinh tế suy giảm nên giá vốn các hàng hóa đầu vào chỉ tăng nhẹ, Công ty lại có chính sách để tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh nên hệ số lợi nhuận hoạt động năm 2013 tăng trở lại. Trong tương lai, Công ty cần có biện pháp để tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu để tăng khả năng sinh lời.
2.3.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Doanh thu thuần (VND) 1.664.638.181 486.731.800 340.855.677 1.431.425.331
Chi phí QLKD (VND) 171.988.204 248.758.749 294.434.599 248.562.699
Lợi nhuận sau thuế (VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (%) 22,60 (62,68) (73,50) 46,48
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thuận Yến giai đoạn 2010 - 2013)
Đây là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản trị vì nó cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Qua bảng phân tích ta có thể thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu đang có xu hướng giảm mặc dù có tăng lên được ở năm 2013. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy tình hình kiểm soát chi phí (đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012) là không tốt, dẫn tới trong khi doanh thu giảm sâu thì chi phí quản lý kinh doanh lại giảm chậm. Đặc biệt trong năm 2011 chi phí quản lý kinh doanh bằng 60,49% doanh thu và năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh bằng 72,98% doanh thu thuần. Cụ thể:
Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là âm 73,5% giảm so với năm 2010 là 46,48%. Điều này cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu thuần năm 2011 thì tạo ra được ít hơn năm 2010 là 119,98 đồng lợi nhuận. Trong năm, doanh thu thuần đã giảm từ 1.431.425.331 đồng năm 2010 xuống đến 340.855.677 đồng năm 2011, nhưng do giá vốn hàng bán giảm chậm kết hợp với chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh khiến cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm mạnh trong năm 2011.
Năm 2012 với việc doanh thu tăng lên đến 486.731.800 đồng (tăng 29,97% so với năm 2011) nhưng trong năm chi phí quản lý kinh doanh giảm chậm và giá vốn hàng bán của Công ty cũng gia tăng 108,72% nên lợi nhuận sau thuế trong năm cũng giảm mạnh từ âm 250.524.302 đồng xuống còn khoảng âm 305.083.838 đồng. Việc
này đã làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu của năm 2012 tuy có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn bị âm 62,68%.
Năm 2013 tỷ suất này lại có xu hướng tăng lên từ âm 62,68% lên 22,60% so với năm 2012 nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với năm 2010. Cụ thể là trong năm lợi nhuận của Công ty có tăng từ khoảng âm 305.083.838 đồng lên khoảng 376.221.376 đồng. Trong khi, doanh thu tăng với tốc độ lớn hơn thì giá vốn hàng bán không đổi, chi phí quản lý kinh doanh lại giảm nhẹ nên đã khiến tỷ suất tăng lên đến 22,60% (tăng 85,28%). Tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 22,60 đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả như thế, đòi hỏi công ty cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng, tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 4 năm có giá trị trung bình khoảng âm 16,78%, luôn biến động, không ổn định qua các năm và gần đây có xu hướng tăng. Điều này là do tốc độ giảm của doanh thu và tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế có sự biến động qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011, tốc độ giảm của doanh thu là 76,19% trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh với tốc độ 137,68% làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm mạnh. Năm 2012, doanh thu tăng so năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm. Nguyên nhân là do sự tác động của nền kinh tế làm tăng các khoản chi phí của Công ty kéo theo sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Có thể thấy, trong những năm gần đây lạm phát gia tăng rất nhanh (tăng từ 11,75% năm 2011 lên đến 18,58% năm 2012). Công ty phải chịu giá mua nguyên liệu, chi phí quản lý tăng lên hàng năm; tính từ thời điểm ngày 24/2/2012 đến ngày 28/8/2013 giá xăng từ 19.300đ/lít lên đến 23.650đ/lít. Tiếp theo đó, các yếu tố đầu vào khác cũng tăng liên tục như điện, xăng dầu..,sự tăng này đẩy các mặt hàng nguyên liệu khác tăng theo. Tất cả những yếu tố đó đều tác động vào doanh nghiệp.
Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI)
Để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của Công ty và cách thức Công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu.
41
Bảng 2.6. Phân tích các chỉ tiêu hệ số thu nhập trên đầu tƣ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011
Lợi nhuận ròng/Doanh
số bán % (73,50) (62,68) 22,60 (10,82) (85,28)
Doanh thu thuần/Bình
quân tài sản Lần 0,52 0,10 0,17 0,42 (0,07)
ROI= Lợi nhuận ròng/
Tổng tài sản % 51,52 10,14 16,96 41,38 (6,82)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thuận Yến giai đoạn 2010 - 2013)
Năm 2013, hệ số thu nhập trên đầu tư đạt mức cao nhất trong 3 năm phân tích là 51,52%. Tuy có sự tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Sự thay đổi của hệ số lợi nhuận ròng và hiệu suất sử dụng tổng tài sản ở đây là nguyên nhân làm cho hệ số thu nhập đầu tư không ổn định. Có thể nhận thấy những yếu tố rất tích cực trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Cả hai chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng doanh thu, đặc biệt là năm 2011. Điều này cho thấy tỷ trọng của các chi phí trung gian (phí vật tư, nguyên liệu sản xuất) so với doanh thu đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, có thể chi phí lãi vay cũng giảm mạnh do hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ.
Năm 2013 là năm mà tài sản được sử dụng có hiệu quả nhất, nên thu nhập và ROI trong năm này rất cao và tăng khá nhiều so với năm trước đó. Ngược lại, những năm trước, do tiếp tục đầu tư vào mở rộng kinh doanh nhưng chưa có hiệu quả kinh tế đem lại nên tài sản được coi là chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất, hệ số thu nhập trên đầu tư chỉ đạt ở mức 10,14% vào năm 2012 mức thấp nhất trong 3 năm phân tích.
Năm 2012 so với năm 2011 thì hệ số thu nhập trên đầu tư giảm là do lợi nhuận ròng năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 (từ âm 250.524.302 đồng xuống âm 305.083.838 đồng). Đồng thời, hệ số thu nhập trên đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng giảm khiến cho hệ số thu nhập giảm.
Năm 2013 so với năm 2012 thì hệ số thu nhập trên đầu tư lại có sự tăng trưởng mạnh từ 10,14% năm 2012 lên 51,52% năm 2013. Nguyên nhân của việc này là do lợi nhuận ròng năm 2012 chỉ là âm 305.083.838 đồng nhưng năm 2013 đã tăng lên 376.221.376 đồng. Chính vì vậy, hệ số thu nhập trên đầu tư tăng mạnh 41,38% so với năm 2012.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE)
Bảng 2.7. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Vận tải Thuận Yến
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế (VND) 376.221.376 (305.083.838) (250.524.302) 665.260.598
Vốn chủ sở hữu (VND) 7.975.417.951 7.599.196.575 8.150.279.123 8.474.684.044
ROE (%) 4,70 (4,01) (3,07) 7,85
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thuận Yến giai đoạn 2010 - 2013)
Cũng giống như các chỉ số đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh đã phân tích ở trên, ta cũng dễ thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm nhưng biến động. Tuy nhiên năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lấy lại đà tăng đây cũng là một dấu hiệu khá tốt. Cụ thể:
Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là âm 3,07%, giảm mạnh so với năm 2010 là 7,85% (giảm 4,78%), tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì công ty làm thâm hụt 3,07 đồng lợi nhuận ròng.
Năm 2012, tỷ suất này tiếp tục giảm mạnh xuống còn âm 4,01% (giảm 0,94%). Nguyên nhân của việc giảm này là do trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của công ty không đạt, doanh thu thuần của Công ty giảm trong khi giá vốn hàng bán của Công ty tăng khiến cho lợi nhuận ròng giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu bình quân chỉ giảm xuống với tốc độ giảm chậm hơn nên đã làm tỷ suất giảm trong năm.
Năm 2013, tỷ suất này lại tăng lên so với năm trước đó. Năm 2012, với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra làm thâm hụt 4,01 đồng lợi nhuận ròng. Còn năm 2013, Công ty thu về được 4,70 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân của việc tăng tỷ suất này là do năm 2013, tình hình kinh doanh ngành vận tải có sự phát triển và hồi phục, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng, trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty lại giữ nguyên so với năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tỷ lệ thuận với lợi nhuân sau thuế và tỷ lệ nghịch với vốn chủ hữu nên tỷ suất này năm 2013 đã tăng trở lại.
Mặc dù tỷ số ROE có xu hướng tăng lên trong năm 2013 song có thể nhận thấy rằng cả giai đoạn 2010-2013 tỷ suất ROE lại giảm, trong khi đó một số năm lại có sự biến động đột ngột của ROE điều đó cho ta thấy Công ty còn chưa cân đối hài hòa giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
43
2.3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Trong cơ cấu TSNH của Công ty thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn. Để có thể thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSNH ta có thể đi vào xem xét chi tiết việc phân bổ vốn trong khâu thanh toán và dự trữ thông qua số vòng quay phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn kho của Công ty.
Hệ số thanh toán bằng tiền và các