LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ra đời chậm hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác, nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc. Vì thế báo chí luôn là một công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại. Có thể nói, ở thời đại chúng ta ai cũng phải khẳng định rằng báo chí là một phần của cuộc sống, là cơm ăn, thức uống, môi trường trí thức của con người. Nhìn vào đời sống của báo chí, người ta có thể đoán được mức sống của người dân và sự tiến bộ của xã hội. Báo chí thực sự là sức mạnh trí thức, thông tin muôn mặt đời sống đến mọi người dân. Báo chí phản ánh mọi hoạt động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập nhật toàn diện, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Báo chí trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kết nối Trung ương và địa phương, giữa trong nước và quốc tế. Những năm vừa qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống... góp phần và việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Thông tin trên báo chí nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội. Rõ ràng vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng được nâng lên. Để có được vai trò to lớn đó, sự đóng góp của các tác phẩm báo chí không hề nhỏ. Một nền báo chí phát triển vững mạnh khi có những tác phẩm báo chí thật sự có giá trị. Suy ra, tác phẩm báo chí là căn cốt, gốc của nền báo chí. Người ta sẽ nhớ đến nền báo chí thông qua các tác phẩm báo chí. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em xin phân tích vai trò chính của tác phẩm báo chí trong đời sống xã hội ở các lĩnh vực: • Về chính trị • Về kinh tế • Về văn hóa – xã hội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người Mặc dù ra đời chậm hơn so với các hình thái ý thức
xã hội khác, nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc Vì thế báo chí luôn là một công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại
Có thể nói, ở thời đại chúng ta ai cũng phải khẳng định rằng báo chí là một phần của cuộc sống, là cơm ăn, thức uống, môi trường trí thức của con người Nhìn vào đời sống của báo chí, người ta có thể đoán được mức sống của người dân và sự tiến bộ của xã hội Báo chí thực sự là sức mạnh trí thức, thông tin muôn mặt đời sống đến mọi người dân Báo chí phản ánh mọi hoạt động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập nhật toàn diện, phong phú, đa dạng, nhiều chiều Báo chí trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kết nối Trung ương và địa phương, giữa trong nước và quốc tế
Những năm vừa qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn
đề bức xúc trong đời sống xã hội, tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống góp phần và việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Thông tin trên báo chí nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội
Trang 2Rõ ràng vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng được nâng lên Để có được vai trò to lớn đó, sự đóng góp của các tác phẩm báo chí không hề nhỏ Một nền báo chí phát triển vững mạnh khi có những tác phẩm báo chí thật sự có giá trị Suy ra, tác phẩm báo chí là căn cốt, gốc của nền báo chí Người ta sẽ nhớ đến nền báo chí thông qua các tác phẩm báo chí
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em xin phân tích vai trò chính của tác phẩm báo chí trong đời sống xã hội ở các lĩnh vực:
Về chính trị
Về kinh tế
Về văn hóa – xã hội
Trang 3NỘI DUNG
I. Nhận thức khái niệm về vai trò và vai trò của tác phẩm báo chí trong đời sống xã hội
1.1 Vai trò là gì?
Vai trò là chức năng và tác dụng (theo giải thích trong :Từ Điển TiếngViệt)
Như vậy: "Vai trò là chức năng và tác dụng của một cá nhân hay táp thể tới một vấn đề, một sự việc nào đó và nó quyết định tới sự tồn tại của sự vật hiện tương đó"
1.2 Tác phẩm báo chí là gì?
Trong cuốn “Tác phẩm báo chí” tác giả Tạ Ngọc Tấn đưa ra quan điểm:
“Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó Tính chất chỉnh thể của tác phẩm báo chí mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí hoàn chỉnh”.
Tác giả Đức Dũng đưa ra khái niệm “tác phẩm báo chí” trong cuốn
“Viết báo như thế nào” dựa vào việc làm nổi bật các đặc điểm, đặc trưng của
nó trong sự đối chiếu, so sánh với tác phẩm văn học: “Nói một cách đơn giản nhất thì tác phẩm báo chí có nhiệm vụ đem đến cho công chúng những thông tin do người viết thu thập được Dù là một Tin vắn vài chục chữ hay một bài Phóng sự vài trăm chữ, thì mục đích cuối cùng của nó cũng phải trả lời được một cách kịp thời những câu hỏi cơ bản có liên quan đến những con người, sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn thông tin”.
Theo giáo trình “Tác phẩm báo chí đại cương” của TS Nguyễn Thị
Thoa (chủ biên) và Nguyễn Thị Hằng Thu thì: “Tác phẩm báo chí là sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan (mang tính thời điểm) làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh; có hình thức tương ứng với nội dung thông tin; Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một
bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí; Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã
Trang 4hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi của người tiếp nhận thông tin; Được luật pháp bảo hộ quyền tác giả và được trả tiền”.
Như vậy, có thể hiểu: Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể hoàn chỉnh cả
về nội dung và hình thức Đây là sản phẩm tư duy của người làm báo, phản ánh hiện thực khách quan, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin
Từ những phân tích trên có thể hiểu vai trò của tác phẩm báo chí trong đời sống xã hội chính là chức năng, tác dụng của tác phẩm báo chí khi phản ánh và tác động vào đời sống xã hội.
II Những vai trò của tác phẩm báo chí trong đời sống xã hội
2.1 Vai trò về chính trị
Khi đất nước được giải phóng, Đảng ta đứng lên lãnh đạo nhân dân theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa thì Đảng ta đã khéo léo sử dụng báo chí như một công cụ Vì không một cơ quan quyền lực nào không sử dụng báo chí như một công cụ để lãnh đạo và tuyên truyền đường lối của mình
Đánh giá những vai trò chính trị của báo chí nói chung và tác phẩm báo chí nói riêng ta đi vào những nội dung sau:
2.1.1 Tác phẩm báo chí là phương tiện truyền tải chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, và là diễn đàn của nhân dân
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù Chính nền báo chí cách mạng đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó Các tác phẩm báo chí đã trở thành phương tiện đắc lực đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, các tác phẩm báo chí đã kịp thời phản ánh chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải
Trang 5sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một
Ví dụ : Trong bài viết " Vẫn còn hi vọng tăng lương vào 1/5 năm sau?" , trên báo Dân Trí, ngày 28/10/2012 đã truyền tải thông điệp của
Chính phủ thông qua ý kiến chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ - Vũ Đức Đam về những quan ngại liên quan đến quyết định tăng lương từ 1/5/2013 do tình hình ngân sách đang bị thâm hụt
Ngoài việc thông báo để nhân dân, đặc biệt là những người lao động biết được thực trạng khó khăn mà Ngân sách quốc gia đang gặp phải, cũng như những đề xuất lùi thời hạn tăng lương đang được Quốc hội xem xét thì qua bài báo cũng đã giúp thông tin tới người dân định
hướng và quyết tâm của Chính phủ Bộ trưởng Đam cho hay: “Chính phủ
sẽ cố gắng tăng thu và tiết kiệm chi, để ngay sau khi cân đối đủ nguồn sẽ có thể tăng lương"
Nhận thấy rõ báo chí đã giúp những nhà lãnh đạo của Đảng tuyên truyền chủ trương, đường lối của mình để khắc phục những yếu kém và sai phạm và đưa kinh tế đất nước phát triển, giúp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương thông qua báo chí Hơn nữa nhiều tác phẩm báo chí đã góp phần tích cực trong việc phản ánh thực trạng xã hội, qua đó thông tin và đề xuất với cơ quan quản lý biết và có những giải pháp khắc phục kịp thời, sửa chữa những sai phạm gặp phải
Trên báo Hà Nội Mới ngày 24/10/2012 có bài “Xử lý cao nhất vi
phạm ATGT tuyến vành đai 3 trên cao” đã khẳng định rõ vai trò của tác
phẩm báo chí khi tác động phản ánh thực trạng đời sống xã hội
Trước thực trạng những vi phạm giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường vành đai 3 vừa được thông xe mà báo chí lien tục phản án Trong Văn bản số 8426/UBND-QHXDGT do Văn phòng UBND TP ban hành ngày 23/10/2012 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế
Trang 6Thảo, kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông TP yêu cầu các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường vành đai III TP Hà Nội
Trong văn bản trên, Chủ tịch cũng yêu cầu Công an TP chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tăng cường tuần tra, kiểm tra 24/24h hàng ngày, xử lý nghiêm với mức cao nhất theo quy định đối với các trường hợp phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến đường vành đai III (từ cầu Phù Đổng đến nút giao Mai Dịch, đường cao tốc trên cao) không đúng quy định, làm rơi bùn, đất trên đường; đặc biệt, lưu ý các trường hợp điều khiển mô tô,
xe máy lưu thông trên đường cao tốc, các phương tiện ô tô dừng đón trả khách, xe ôm đón khách trên đường cao tốc
Như vậy, từ những thông tin phản ánh của báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước đã kịp thời nắm bắt được tình hình và có được hướng giải quyết phù hợp đảm bảo ổn định đời sống xã hội
Nhìn chung, trong lĩnh vực này báo chí thực hiện rất tốt và số lượng các bài ngày càng nhiều và phong phú nên đã được sự ủng hộ và tin tưởng của nhân dân
2.1.2 Báo chí giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quần chúng nhân dân để ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa
Định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Báo chí nước ta là công cụ tuyên truyền của Đảng, vì vậy, trước hết, các tác phẩm báo chí cần tham gia vào tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân để tạo nên các phong trào, các hành động cách mạng mạnh mẽ
Trên báo Tuổi trẻ ngày 24/03/2011 có bài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
thanh niên và công tác thanh niên” của tác giả Hồ Đức Việt
(Nguyên Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã nêu rõ những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và
Trang 7công tác thanh niên, qua đó giúp thế hệ thanh niên hiểu rõ hơn về tư tưởng của người, vận dụng vào thực tiễn hành động để góp phần xây dựng và phát triển đất nước
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày 12/09/2012 có đăng bài:
“Tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện tiết kiệm, phòng chống tham
ô, lãng phí” của tác giả Nguyễn Thị Vân đã chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng
quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về tiết kiệm và phòng chống tham ô, lãng phí Cán bộ, nhân dân (công chúng của bài báo) đã nhận thức được thế nào là tham ô, lãng phí? Thế nào là tiết kiệm? Qua đó vận dụng một cách phù hợp tư tưởng của người vào thực tiễn cuộc sống
Báo chí không chỉ thông tin định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho quần chúng nhân dân mà thông qua các tác phẩm báo chí cụ thể đã chỉ ra những tấm gương cụ thể trong đời sống xã hội, tuyên dương các tấm gương điển hình qua đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập và vận dụng tư tưởng chính trị trong đời sống Trên báo Tuổi Trẻ, ra ngày 30/08/2012 có bài viết
của tác giả Kim Anh với tiêu đề: “Tôi học Bác tinh thần tự học” đã chỉ ra
tấm gương của bạn Trương Lâm Sơn Hải (25 tuổi), trợ giảng khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) Hải đã được Thành đoàn TP.HCM tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2012 Bài báo đã trích dẫn suy nghĩ, quan điểm của bạn Hải, thông qua đó giáo dục,
định hướng tư tưởng chính trị cho công chúng tiếp nhận: “Tôi học tinh thần
tự học của Bác để nhắc mình phải cố gắng nhiều hơn Vì là dân tỉnh lẻ, kỹ năng học môn ngoại ngữ của tôi có phần hạn chế Chính vì thế tôi thường lấy câu chuyện Bác tự học ngoại ngữ mà biết rất nhiều thứ tiếng để soi rọi mình Tôi cũng rất tâm đắc với lời dạy của Bác rằng học phải đi đôi với hành, nói
đi đôi với làm Bác chỉ nói ngắn gọn, nhưng để làm được những điều đó lại là
cả một quá trình phấn đấu Muốn nói sinh viên nghe thì tôi phải là người làm được Không thể người thầy chỉ biết nói mà bản thân lại không làm gì”.
Trang 8Hiện nay, việc báo chí tham gia định hướng quần chúng nhân dân có tư tưởng chính trị vững vàng đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực, bên cạnh đó giúp quần chúng nhân dân
“vững tâm” đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa
2.1.3 Tác phẩm báo chí là công cụ hữu hiệu để quản lý, cải cách, điều hành và giải quyết các vấn đề xã hội
Tác phẩm báo chí ở thời điểm, giai đoạn nào thì phản ánh đời sống xã hội ở thời điểm và giai đoạn đó Nó đã thật sự góp phần giúp nền báo chí trở thành diễn đàn tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò phản biện xã hội mà tác phẩm báo chí phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta
Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; sự nghiệp cải cách đang đến hồi tăng tốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng với quyết tâm đến 2020 nước ta trở nước có nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đang đòi hỏi phải nâng cao vai trò phản biện xã hội đối với hoạt động báo chí Báo chí là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể Mọi thông tin chính xác, lý lẽ sắc bén trong mỗi tác phẩm báo chí sẽ góp phần cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã hội” tốt đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội
Tác phẩm báo chí cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Dù là theo dõi hoạt động của chính phủ, phát hiện tham nhũng hay đưa tin về tội phạm, báo chí phải có khả năng đưa tin một cách cởi mở và công bằng
Trang 9Vinashin, Vinaline là những ví dụ về việc sự tác động của tác phẩm báo chí đã giúp công chúng hiểu hơn về hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước và kêu gọi chính phủ phải hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này
2.1.4 Tác phẩm báo chí góp phần định hướng và tạo lập dư luận xã hội
Báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân Tác phẩm báo chí phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước Chức năng định hướng của báo chí nói chung và tác phẩm báo chí nói riêng chính là không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần chúng nhân dân; đồng thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên truyền của Đảng
Dư luận xã hội là đối tượng phản ánh của tác phẩm báo chí, vì mọi thông tin trong xã hội đều là đối tượng, chất liệu tạo nên tác phẩm báo chí
Tác phẩm báo chí tác động dư luận xã hội bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức đến với đối tượng chấp nhận có khả năng làm theo chỉ dẫn thông tin đã tạo nên những hành động của cá nhân và các tập thể đoàn người
Tác phẩm báo chí định hướng cho dư luận xã hội: thể hiện trách nhiệm
xã hội của người làm báo Bên cạnh việc phản ánh dư luận xã hội, truyền thông còn có một nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn dư luận xã hội, cho thông tin đi vào đúng luồng, phân biệt cái đúng cái sai, góp phần vào định hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, vì lợi ích của cộng đồng
Sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, với lợi ích của các tầng lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó là đại diện
Trong cuốn “Xã hội học về dư luận xã hội” của tác giả Nguyễn Quý
Thanh đã thông tin về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Định hướng dư luận xã hội có nghĩa là làm cho dân hiểu và quyết tâm làm cách mạng và giữ độc lập tự do cho dân tộc Định hướng dư luận xã hội là tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu, do đó cán bộ phải ‘tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu”
Trang 10và không làm theo cách “hạ lệnh, cách cưỡng bức” Từ đó cho thấy cách giải
thích hiệu quả nhất cho số đông là giải thích định hướng trên báo chí
Tác phẩm báo chí giúp định hướng cho công chúng tiếp nhận hiểu được đâu là đúng, đâu là sai trong thông tin tiếp nhận Thời gian qua, dư luận thật
sự hoang mang xoay quanh thông tin “cấy trứng đỉa vào thức ăn để hại người” giải thích cho việc Trung Quốc mua đỉa của Việt Nam được lan tràn trên mạng xã hội đặc biệt là facebook Thông tin này đã thực sự gây nên một
sự hoang mang trong quần chúng Sự vào cuộc kịp thời của báo chí đã góp phần định hướng dư luận xã hội hiểu đúng về thông tin này Thông tin từ các tác phẩm báo chí đã góp phần giúp người dân an tâm hơn, và khẳng định sự việc trên là hoàn toàn không có thật
Trên báo VTC News ngày 21/08/2012 có bài “Thực hư tin đồn cấy
trứng đỉa vào thức ăn hại người” đã trích dẫn ý kiến của GS Phạm Bình
Quyền - Tổng thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho
rằng những tin đồn về việc nuôi đỉa để đẻ trứng, rồi cấy vào thức ăn, sau đó đỉa sinh sôi trong bụng người hoàn toàn không đúng Vì bào tử của đỉa qua quá trình chế biến không thể tồn tại.
Hơn nữa, trứng con đỉa chỉ có thể nở trong môi trường ruộng, đất, là môi trường thích hợp, có độ ẩm, chứ trong ruột, dạ dày không nở được vì đó
là môi trường có axit.
Đỉa đẻ trứng ra, có thể tồn tại trong đất khô hạn tới 6, 7 tháng Khi có nước nở ra thành con đỉa Còn trong ruột đỉa không thể tồn tại được.
GS Quyền cũng cho biết: Người Trung Quốc, nếu có mua đỉa vì có thể trong đỉa có chất làm được chất ngưng kết máu, không cho máu đông Có thể làm chất chống đông, chiết xuất làm dược liệu.
Việc bài báo trích dẫn ý kiến của chuyên gia đã góp phần định hướng
dư luận xã hội, làm giảm sự hoang mang của người dân, ổn định đời sống xã hội