Ngành mía đường được xem là bước khởi đầu của tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Sau 22 năm phát triển và trưởng thành ngành mía đường Việt Nam đã tạo duengj chỗ đứng vững chắc , đóng góp 0,53% GDP của cả nước, với giá trị 975 triệu USD.Từ thời Pháp thuộc Việt Nam đã có những nhà máy đường đầu tiên với công nghệ thủ công năng suất thấp. Chỉ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành mía đường được thống nhất quản lý cả nước, Việt Nam phát triển thêm các nhà máy mía đường với công suất hàng ngàn tấn mía môi ngày. Trước năm 1994, hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 300 nghìn 500 nghìn tấn đường, đến 1995 nghị quyết Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:” Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây đựng các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nhiên liệu nhỏ. Ở những vùng nhiên liệu tập trung lớn xây dựng các nhà máy có thiết bị tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng năm 2000 đạt khoản một triệu tấn”. Đảng ta cũng khẳng định ngành mía đừng nước ta phát triển với mục tiêu không phải ngành kinh tế với mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội. Các cột mốc quan trọng tạo tiền dề cho sự phát triển của ngành mía đường :+1995, chính phủ chiển khai trương trình 1 triệu tấn đường đã thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất đường của nhà nước+ Sau 5 năm thực hiện từ 1994 1999 ngành mía đường đã có các bước tiến ngoại mục: điện tích trồng mía trên cả nước đã được mở rộng từ 150.000 ha lên 305.800 ha, số lượng nhà máy đường mía tăng từ 12 nhà máy lên 44 nhà máy, tổng công suất chế biến mía theo thiết kế tăng từ 12.200 tấn míangày lên 78.200 tấn míangày.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Thông tin từng đối thủ cụ thể trên từng thị trường cụ thể là cơ sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để các doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phức tạp và biến đổi liên tục, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành và những ảnh hưởng của các lực lượng này đến cường độ cạnh tranh trong ngành Tìm hiểu về mô hình các lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, áp dụng vào phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam, nhóm 9 sẽ trình bày về các lực lượng cạnh tranh bao gồm:
- Đe dọa gia nhập mới
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
- Quyền lực thương lượng từ nhà cung ứng và khách hàng
- Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh
- Quyền lực tương ứng từ của bên liên quan
Trang 2A, Lý thuyết
Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter
1 Đe dọa gia nhập mới :
Sự đe dọa này đến từ những công ty đã và đang có chiến lược gia nhập vào một ngành kinh doanh mới
Đe dọa gia nhập mới phụ thuộc chủ yếu vào các rào cản gia nhập và phản ứng của các công ty đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Các rào cản gia nhập là các cản trở gây khó khăn cho công ty muốn gia nhập vào ngành Các rào cản này có thể là:
Trang 3+Tính kinh tế của quy mô: Khi quy mô sản xuất tăng lên làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra thì sẽ làm giảm nguy cơ thâm nhập mới của các đối thủ tiềm năng và ngược lại
+ Chuyên biệt hóa sản phẩm :Những công ty đã ổn định thường có một lượng khách hàng trung thành với những sản phẩm có thương hiệu nhờ vào cả một quá trình hoạt động từ quảng cáo, chăm sóc khách hàng Yếu tố này bắt buộc các công
ty muốn gia nhập vào ngành phải đầu tư rất lớn để lôi kéo lượng khách hàng này + Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu :Yêu cầu phải đầu tư tài chính lớn để xây dựng và duy trì cạnh tranh cũng tạo ra một rào cản xâm nhập , đặc biết nếu khoản đầu tư này có tính rủi ro cao hoặc khó thu hồi
+ Chi phí chuyển đổi :Là những phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi
chuyển đổi từ sản phẩm của nhà cung ứng này sang sản phẩm của nhà cung ứng khác Chi phí chuyển đổi càng cao sự ràng buộc của khách hàng với doanh nghiệp càng lớn thì những doanh nghiệp mới càng khó lòng dành giật được khách hàng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại
+ Gia nhập vào hệ thống phân phối:Yêu cầu đảm bảo một hệ thống phân phối đối với công ty muốn gia nhập vào thị trường cũng tạo ra một rào cản Khi các kênh phân phố đối với các sản phẩm đã ổn định thì các công ty mới vào phải thuyết phục những kênh phân phối sẵn có chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá giá, khuyến mại, quảng bá,…
Dù gì DN cũng sẽ phải bán hàng qua kênh phân phối nếu không muốn tự mình làm luôn chức năng của kênh phân phối DN mới thì cần đầu tư nhiều tiền hơn cho Marketing, chiết khấu, hoa hồng cho nhà phân phối cao hơn
+Chính sách của chính phủ: Chính phủ có thể giwois hạn hoặc đóng cửa lối vào các ngành nghề bằng các biện pháp kiểm soát như yêu cầu về giấy phép hoặc hạn chế tiếp cận với các nguồn nhiên liệu
Rào cản gia nhập lớn ⇒ cường độ cạnh tranh thấp và ngược lại
2 Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế
Trang 4Chủ yếu đến từ các tiến bộ của khoa học công nghệ, đó là các sản phẩm từ những ngành kinh doanh khác nhưng có khả năng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của khách hàng
+Các nguy cơ thay thế
Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế
Đe dọa lớn => Tăng cường độ cạnh tranh và ngược lại
+Dự đoán đe dọa từ SP/DV thay thế:
Nghiên cứu kỹ lưỡng chức năng sử dụng của mỗi SP/DV ở mức độ rộng nhất có thể: việc này giúp phát hiện ra các khả năng thay thế của nó tới một hoặc một vài công dụng của sản phảm hiện tại
Nắm bắt thông tin, kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới:việc phân tích xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ thay thế giúp nhà quản trị định đưa ra các bước đi chiến lược trước sản phẩm thay thế
3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng:
Đe dọa từ 2 nhóm lực lượng này xuất phát từ việc ảnh hưởng của chúng đến việc tăng (giảm) giá thành và do đó làm giảm (tăng) khối lượng hàng hóa dịch vụ được cung ứng
Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng luôn tỷ nghịch với quyền lực thương lượng của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền lực thương lượng của:
Nhà cung ứng:
+Mức độ tập trung :Biểu hiện bằng sự phân bố thị phần trên số lượng ít hoặc nhiều
số công ty trong ngành.Mức độ tập trung càng lớn thì quyền lực thương lượng của nhà cung ứng càng mạnh ,khả năng tạo áp lực lên các công ty khác càng lớn
Trang 5+Đặc điểm hàng hóa dịch vụ: giá trị của hàng hóa/ dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng từ các nguyên liệu đầu vào mua từ các nhà cung cấp, do đó các nhà cung ứng sẽ có quyền lực thương lượng đáng kể
+Chuyên biệt hóa sản phẩm dịch vụ:nhấn mạnh đến khả năng thay thế của 1 sản phẩm bằng một sản phẩm khác càng khó thì quyền lực của các nhà cung ứng càng lớn
+Khả năng tích hợp về phía sau (phía trước):với chi phí phù hợp sẽ cho phép các nhà cung ứng tăng cường quyền lực thương lượng của mình đối với khách hàng và ngược lại Cũng như vậy đối với các khách hàng muốn tích hợp hàng hóa về phía trước
Khách hàng:
Vị thế mặc cả
Số lượng người mua
Thông tin mà người mua có được
Tính nhạy cảm đối với giá
Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế
Động cơ của khách hàng
– Khách hàng ít thì người bán phụ thuộc vào người mua Khi người mua ít thì họ rất dễ cấu kết với nhau để càng tạo áp lực lên người bán Nếu thị trường có trăm người bán mà chỉ có 1 người mua thì đương nhiên người mua có rất nhiều lựa chọn
– Khi số lượng người mua lớn thì họ có thể tập trung lại để tạo ra sức mạnh đàm phán gây áp lực lên người bán Thông thường những người mua nếu không mâu thuẫn về mặt lợi ích họ sẽ tập hợp lại trong các hiệp hội để có thể có một đơn hàng lớn đàm phán với nhà cung cấp Siêu thị bản chất cũng là việc tập hợp nhiều người mua lại với nhau để có số lượng lớn đàm phán với các nhà cung cấp cho siêu thị
- Khách hàng luôn muốn tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất, họ luôn muốn sản phẩm/ dịch vụ ngày càng chất lượng hơn nhưng giá lại càng phải giảm đi KH luôn
ý thức được lợi thế đàm phán của mình
Trang 64 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường mang đặc tính phụ thuộc lẫn nhau
Ở hầu hết các ngành, những động thái của 1 công ty sẽ tạo ra tác động có thế quan sát được của đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố tác động :
+Các rào cản rút lui khỏi ngành: những rào cản này buộc các công ty phải so sánh chi phí của việc rút lui so với chi phí tiếp tục ở lại ngành và phản ứng lại sự cạnh tranh trong ngành để từ đó đưa ra quyết định đi hay ở lại ngành Rào cản rút lui khỏi ngành cao thì áp lực cạnh tranh càng lớn
+ Mức độ tập trung của ngành: số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh cho chúng
ta những thông tin đầu tiên về bản chất của cấu trúc cạnh tranh trong ngành
+ Mức độ tăng trưởng của ngành:Tốc độ tăng trưởng của ngành cao thì áp lực cạnh tranh thấp.Tốc độ tăng trưởng ngành cao có nghĩa là cái bánh to ra với tốc độ cao Lúc này DN chỉ cần chiếm lấy KH mới toanh đã đủ no rồi, họ không cần thiết phải tranh giành KH của nhau nữa
+Tình trạng dư thừa công suất:Ngành có năng lực sản xuất dư thừa thì áp lực cao
Ví dụ nếu như DN đang sx 100% công suất thì áp lực phải tìm khách hàng mới của
họ sẽ không cao vì vậy lực cạnh tranh nên các DN khác sẽ không cao
+Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ:Sản phẩm trong ngành không có khác biệt hóa thì áp lực cạnh tranh cao,và ngược lại nếu sản phẩm có đặc điểm hàng hóa khác biệt nhau rõ rệt sẽ làm giảm cạnh tranh
+Các chi phí chuyển đổi:Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp thì
áp lực cạnh tranh cao vì cạnh tranh bằng giá, do các nhà sản xuất phải cố gằng để giữu chân khách hàng Ví dụ nếu khách hàng của ta chẳng mất mát gì khi mua sản phẩm của công ty khác thay vì của ta thì áp lực cạnh tranh tất nhiên là cao Nhưng nếu như việc chuyển đổi kèm theo nhiều chi phí rủi ro thì KH sẽ phải rất cân nhắc + Khối lượng chi phí cố định và lưu kho:Chi phí cố định và chi phí lưu kho trong ngành cao sẽ tạo áp lực cạnh tranh cao Khi chi phí cố định cao DN sẽ phải sử dụng tối đa công suất của máy móc -> tạo ra nhiều sản phẩm trong khi chi phí lưu kho lại cao nên họ sẵn sàng giảm giá để bán được sản phẩm
Trang 7+Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Khi tính đa dạng chiến lược kinh doanh trong ngành không cao thì áp lực cao Nếu như một ngành chỉ có thể cạnh tranh bằng giá thì đương nhiên là tất cả các DN muốn tồn tại phải theo hướng chiến lược này
+Tính sàng lọc trong ngành:Khi số lượng đông và quy mô tương đương nhau thì
áp lực cạnh tranh cao.Nếu như trong một ngành mà quy mô chênh lệch nhau nhiều thì thường có sự ổn định hơn Doanh nghiệp nhỏ biết không thể cạnh tranh với DN lớn vì vậy họ chịu “an phận” ở một góc thị trường nơi mà khách hàng có những đặc điểm riêng, nơi DN lớn không thèm dòm ngó tới
Nếu thị trường bao gồm toàn các DN có quy mô tương đồng thì khách hàng là đồng nhất vì vậy KH có thể chạy từ DN này tới DN khác dẫn tới sự dành giật KH giữa các DN.Vì miếng bánh thì hữu hạn, khách hàng đã mua hàng từ đối thủ của bạn thì sẽ không mua hàng của ta
5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan.
Ngoài 5 lực lượng chính nêu trên chúng ta còn có thể nghiên cứu thêm một số các bên liên quan khác nằm trong môi trường ngành của các công ty:
+ Chính phủ:hỗ trợ các chương trình của chính phủ, củng cố các quy định và luật + Cộng đồng,dân chúng: tạo việc làm cho dân địa phương, đóng góp vào sự phát triển của xã hội, tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiền bạc
+ Cổ đông:giá cổ phiếu, lợi tức cộng đồng
+ Công đoàn: tiền lương thực tế, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc
+ Các tổ chức tín dụng: độ tin cậy, trung thành với các điều khoản giao ước
+ Các hiệp hội thương mại: tham gia vào các chương trình của hội
B, Ứng dụng phân tích tình huống
1, Giới thiệu về ngành mía đường Việt Nam
Ngành mía đường được xem là bước khởi đầu của tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Sau 22 năm phát triển và trưởng thành ngành
Trang 8mía đường Việt Nam đã tạo duengj chỗ đứng vững chắc , đóng góp 0,53% GDP của cả nước, với giá trị 975 triệu USD
Từ thời Pháp thuộc Việt Nam đã có những nhà máy đường đầu tiên với công nghệ thủ công năng suất thấp Chỉ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành mía đường được thống nhất quản lý cả nước, Việt Nam phát triển thêm các nhà máy mía đường với công suất hàng ngàn tấn mía môi ngày Trước năm 1994, hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 300 nghìn - 500 nghìn tấn đường, đến 1995 nghị quyết Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:” Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây đựng các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nhiên liệu nhỏ Ở những vùng nhiên liệu tập trung lớn xây dựng các nhà máy có thiết bị tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng năm 2000 đạt khoản một triệu tấn” Đảng ta cũng khẳng định ngành mía đừng nước ta phát triển với mục tiêu không phải ngành kinh tế với mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh
tế xã hội
Các cột mốc quan trọng tạo tiền dề cho sự phát triển của ngành mía đường :
+1995, chính phủ chiển khai trương trình 1 triệu tấn đường đã thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất đường của nhà nước
+ Sau 5 năm thực hiện từ 1994- 1999 ngành mía đường đã có các bước tiến ngoại mục: điện tích trồng mía trên cả nước đã được mở rộng từ 150.000 ha lên 305.800
ha, số lượng nhà máy đường mía tăng từ 12 nhà máy lên 44 nhà máy, tổng công suất chế biến mía theo thiết kế tăng từ 12.200 tấn mía/ngày lên 78.200 tấn
mía/ngày
Sau 22 năm phát triển ngành mía đường từ 1995 tới này , chúng ta đã đạt được những kết quả rất cơ bản:
+ Hình thành vùng nguyên liệu 284.000 ha
+Từ chỗ hệ tổng công suất đường công nghiệp 110 tấn tăng gấp hơn 10 lần lên 1.237.300triệu tấn, với giá đường bán lẻ bình quân cả nước khoảng 20.000 đồng/kg thì doanh thu toàn ngành đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53%GDP cả nước
+ Từ chỗ 60, 70 nhà máy hiện nay chúng ta đã cơ cấu lại còn 41 nhà máy
Trang 9Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành mía đường còn bộc lộ không
ít những tồn tại, bấp cập trong quá trình phát triển như năng suất chất lượng thấp, giá thành cao, áp dụng công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người trồng mía Những yếu tố này đã và đang gây những bất lợi không nhỏ khi ngành mía đường thực hiện các cam kết tự do thương mại trong khu vực và thế giới Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đảm bảo thu nhập của nông dân trồng mía, ngành mía đường cần chân chỉnh lại Những yếu kém về các khâu trồng mía, chế biến đường cần phải được chân chỉnh
Ngành mía đường Việt Nam còn đang non trẻ và đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Ngành mang tính cung cấp, sản lượng sản xuất trong nước xấp xỉ nhu cầu tiêu dùng, có năm phải nhập thêm vì thiếu hụt sản lượng cho nhu cầu tiêu thụ Năng lực cạnh tranh của ngành còn kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính giá thành mía còn cao
2, Phân tích
2.1, Đe dọa gia nhập mới:
+ Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu:Một nhà máy phải có công suất thiết kế 600 tấn mía/ngày trở lên,và diện tích vùng nguyên liệu tương ứng thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô Để có được 1 nhà máy công suất ép 6000 tấn mái/ ngày sẽ phải đầu tư khoảng 60 triệu USD Điều này làm hạn chế các doanh nghiệp trong nước gia nhập mới vào ngành
+Gia nhập vào các hệ thống phân phối: Ngoại trừ số ít nhà máy phát triển được kênh bán lẻ tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp đến khách hàng công nghiệp, 90% lượng đường sản xuất đều qua hệ thống thương lái trung gian như các nhà bán buôn, nhà bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng, mới đến được nơi tiêu thụ.Nếu các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập ngành thì phải thuyết phục các nhà phân phối có sẵn bằng các chính sách phá giá, khuyến mãi, trích hoa hồng lớn, điều này thì rất bất cập,
sẽ làm các doanh nghiệp mới không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp đã
ổn định trong ngành
Trang 10+ Chính sách của chính phủ:Theo quyết định 26/ 2017/QD-TTg và quy hoạch của
bộ giai đoạn 2020-2030, định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập thêm các nhà máy mới mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại Không tăng nhiều diện tích mía mà tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thành các cánh đồng mẫu lớn.Nếu một nhà đầu tư mới gia nhập chỉ muốn tham gia vào khâu tinh luyện trở đi thì có thể không cần phát triển vùng nguyên liệu mà chỉ cần thu mua đương thô từ trong nước hoặc thị trường nước ngoài.Những điều này góp phần làm hạn chế các doanh nghiệp gia nhập mới vào ngành mía đường
⇒ Do đó có thể kết luận rằng áp lực từ các các đối thủ gia nhập mới là không đáng
kể mà là cạnh tranh diễn ra chủ yếu trong nội bộ ngành hiện tại
2.2, Đe dọa sản phẩm dịch vụ thay thế
Đường và các sản phẩm tạo ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến cao huyết áp.Do vậy, người tiêu dùng có xu hướng muốn tìm kếm những sản phẩm thay thế các loại đường tinh luyện truyền thống Một số loại có thể thay thế như mật mía, mật ong, đường thốt nốt, Sirô chiết xuất từ cây thích, đường dừa, cỏ ngọt, đường chà là…
Cỏ ngọt
Hiện nay, đường chiết xuất từ cỏ siêu ngọt (Stevia) không năng lượng, chứa ít calo
và lành tính với những người phải kiêng dùng đường Saccarozo đang thu hút được
sự quan tâm của nhiều người dân, nhà khoa học và các công ty trong lĩnh vực liên quan Đường stevia là một trong những chất làm ngọt tự nhiên phổ biến nhất Stevia được làm từ một loại thảo dược và ngọt hơn đường khoảng 200 đến 300 lần,
vì vậy nó là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường cũng như những người không bị tiểu đường Sản phẩm được thu hoạch, chủ yếu xuất đi nước ngoài Loại cây này cho năng suất bình quân từ 6 - 9 tấn lá khô/ha Chính vì vậy, Cây cỏ ngọt đang là xu thế được phát triển trên thế giới, đe dọa lớn đến ngành mía đường
Mật ong
Mật ong bao hàm các chất dinh dưỡng , bao gồm vitamin B và C, magiê, kali, canxi, natri, clo, lưu huỳnh, sắt, phốt pho, đồng, iốt, kẽm Mật ong có nhiều calo hơn so với đường và cũng khá ngọt ngào