BÀI TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - Phân tích đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

5 1.2K 9
BÀI TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - Phân tích đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thuyết trình Môn:CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CN ********* GVHD: Cô Trần Thị Cẩm Tú ******** Nhóm 6 : Vũ Thị An 11709007 Hoàng Mỹ Dung 11709012 Lưu Hà Mỹ Duyên 11709014 Nguyễn Lê Thị Cẩm Hương 11709029 Nguyễn Thị Kim Loan 11709039 Võ Thị Diễm Thu 11709067 Câu hỏi: Phân tích đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam? Trả lời: Kể từ năm 2005, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh xuất khẩu khốc liệt từ các cường quốc dệt may như: Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades, Thái Lan, Lào, Campuchia, Pakistan … Việt Nam đang nổi lên thành một nhà cung cấp hàng dệt may cho thị trường thế giới nhưng do nhiều nhân tố đã ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của dệt may VN với các nước mà đặc biệt là Trung Quốc: Thứ nhất:Về nguyên phụ liệu: Trong sản xuất dệt may , nguyên liệu đóng vai tṛò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay ,tơ tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm…trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (80%% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài) nên ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt may vẫn đứng ra nhập và phân phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động giá đầu vào khiến đầu ra không ổn định.Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ Trung Quốc. Luật sư Andrew B. Schroth, một trong các diễn giả chính tại cuộc hội thảo AAFA (American Apparel & Footwear Association)tổ chức tại Việt Nam thì dệt may Việt Nam hoàn toàn chưa phải là một đối thủ của Trung Quốc. Luật sư Schroth nói rằng: "Cuộc cạnh tranh quá chênh lệch bởi vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam, do đó Trung Quốc rất phấn khởi khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, là vì xuất khẩu càng tăng thì Việt Nam càng tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu của Trung Quốc. Dệt may Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa, mà đúng hơn là một quan hệ cộng sinh, tức hai bên dựa vào nhau mà đi lên”. Trung Quốc là đối thủ chính của Việt Nam,là quốc gia cung cấp chính nguồn nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam. Cho nên thách thức của nước ta là phải tập trung sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức cung ứng cho nhu cầu dệt, phát triển bông sợi nội địa, đầu tư phát triển một tỉ mét vải để phục vụ cho may mặc xuất khẩu năm 2015. Trong khi đó Trung Quốc dồi dào về nguyên liệu do đó Trung Quốc là quốc gia cung cấp nguyên liệu lớn thứ nhất cho ngành dệt may thế giới. Ngoài ra c̣òn chúng ta còn nhập nguyên phụ liệu của một số nước như: Ấn Độ, Thái Lan,Australia,Hàn Quốc,Pakistan…Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên Ắn Độ lại là quốc gia tự chủ được về nguyên vật liệu là một đối thủ nặng ký của dệt may VN, còn Pakistan là quốc gia xuất khẩu bông thứ 3 và là nhà cung cấp bông lớn thứ 2 trên thế giới. Việc phụ thuộc nguyên vật liệu vào nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất… Thứ hai: Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hưởng tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Lao động của doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá tŕnh sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng lao động có kỹ năng càng cao thì càng hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh hơn và chính xác hơn so với các lao động có kỹ năng thấp. Do vậy nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững.Trung Quốc số dân đông nên nguồn nhân công lớn đến 19 triệu, 100 triệu nông dân tham gia sản xuất nguyên phụ liệu, tập hợp các nhà thiết kế có trình độ,có khả năng ứng dụng công nghệ phục vụ thiết kế. Mức lương của lao động Trung Quốc cao nhiều hơn so với Viêt nam trung bình tăng từ 10%->15% trong những năm gần đây. Nguồn lao động ở Việt Nam thì dồi dào nhưng VN chưa sử dụng hết thế mạnh của mình . Mặt khác do các công ty dệt may VN trả lương cho công nhân quá ít nên một phần nguồn lao động tập trung vào các công ty đầu tư của Trung Quốc sang VN hơn là các công ty dệt may VN. Vì vậy Ngành dệt may Việt Nam cần phải xem xét lại mức lương của người lao động. Các doanh nghiệp dệt may VN cần tập trung hơn trong việc đào tạo một đội ngũ lớn công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mă cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp cao để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Ngoài ra Bănglades, campuchia,Mianma hiên tại đang là dối thủ cạnh tranh của dệt may nước ta.họ có nguồn lao động dồi dào nhưng giá lao động rẻ. mianma họ cũng đang bắt tay quan hệ vói các nước trên thế giới,thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba: Về quy mô, khả năng quản lý và sản xuất: Ở Trung Quốc: Với hàng loạt tập đoàn công ty dệt may lớn với quy mô và năng lực có thể đáp ứng với bất kỳ hợp đồng nào, khoảng 100000 Doanh nghiệp tham gia sản xuất nhiều hơn gấp 50 lần Việt Nam, với việc đầu tư và phát triển Công nghiệp, trang thiết bị dây chuyền hiện đại tiên tiến, trình độ quản lý sản xuất có chuyên môn cao nên Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước có quy mô sản xuất hàng dệt may lớn nhất Thế giới : 97,55% là mức tăng trưởng 0,11% cũng như doanh số và sản lượng. Một số trang thiết bị hỏng đã cho ngưng sử dụng để nhường cỗ cho các ngành công nghiệp khác. với Việt Nam tuy áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật tiên tiến nhưng khả năng quản lý sản xuất và kĩ thuật còn thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, công nghiệp phụ trợ chưa cao do phần lớn Doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, gia công thuần tuý, nguồn vốn Việt Nam phụ thuộc vào tài trợ ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê: Cả nước có 187 Doanh nghiệp quốc doanh, 180 Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, 800 công ty TNHH, công ty tư nhân va cổ phần, sử dụng tổng cộng 1,1 triệu công nghệ. Riêng Tp.HCM có 282 Doanh nghiệp trong đó có 40 đơn vị có quy mô 200 máy lớn còn lại quy mô nhỏ. So sánh Việt Nam với 3 nước Bănglades, campuchia,Mianma gang là đối thủ của Việt Nam.dệt may của họ đánh thuế thấp,có khi xuống 0%,sự can thiệp cưa nhà nước thấp,an toàn công nghiệp,môi trường chưa chú ý dây là những yếu tố mà các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm dể hợp tác đầu tư.trong khi đó dệt may của nước ta có khả năng quản lý tốt hơn,có thể đáp ứng những yêu cầu của họ. Thứ tư:Về số lượng,chất lượng,giá cả: Vì Trung Quốc tự chủ về nguyên vật liệu nên đa dạng về mẫu mã, chất liệu, màu sắc…Lại nằm trên con đường tơ lụa nên dệt may Trung Quốc được biết đến hàng ngàn năm nay. Do đầu tư nghiêm túc hàng loạt mặt hàng vải mới mỗi năm nên Trung Quốc tạo được thương hiệu riêng trên thị trường. Tuy nhiên chất lượng của hàng Trung Quốc chưa được cao.Còn ở Việt Nam: mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng, chưa có thương hiệu riêng trên thị trường do đó đòi hỏi dệt may Việt nam có sự độc đáo,chất lượng tốt,giá rẻ. Mặt khác nước ta không còn phải chịu áp đặt của hạn ngạch nên sự cạnh tranh gay gắt hơn. Các nước cạnh tranh với nước ta đạt ra muc tiêu cạnh tranh xuất khẩu tăng gấp đôi hiện tại:Trung Quốc đạt ra mục tiêu tăng trưởng tăng 50% (2010), Ấn Độ đề ra 25 tỉ USD, Banglades tăng gấp đôi 18 tỉ USD. Trong năm 2012 nước ta đề ra mục tiêu xuất khẩu 15 tỉ USD tăng 10% ->12% so với năm 2011. Theo Tổng Giám Đốc công ty may 10 bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng: ‘’Trong tình hình hiện nay Banglades, Campuchia được xuất khẩu vào EU với thuế suất bằng 0, sắp tới them Mianma chắc chắn Doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt.Ngoài ra, Ấn Độ, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghịêp Việt Nam phải tính đến khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới Thứ tư:Thị trường tiêu thụ: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may VN năm 2012 chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Mĩ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canađa, Thổ Nhĩ Kì Dự kiến các thị trường này vẫn chiếm đến 80% tỉ trọng. Theo số liệu mới công bố của Hiệp hội Dệt may VN trong 6 tháng đầu năm 2012 khủng hoảng kinh tế Thế giới, vấn đề nợ công Châu Âu đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình xuất khẩu hàng dệt may VN do vậy chúng ta nên chủ động đẩy mạnh xúc tiến sang các thị trường mới, tiềm năng để bù đắp những khoản thiếu hụt đơn đặt hàng từ các nước tiêu thụ truyền thống. Hàng dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực : thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Trong thị trường có hạn ngạch quan trọng nhất là thị trường EU. Thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng dệt may vào EU trở nên khó khăn hơn vì kiểm tra chất lượng gắt gao và phía EU gây sức ép đối với ta. Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may rất hấp dẫn,có thể khai thác lợi thế từ đặc điểm của thị trường Mỹ.Tuy nhiên vào thị trường Mỹ cần phải chú ư đến các vấn đề như: quy dịnh rất khắt khe về nhăn hiệu, biểu tượng hàng may… Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch quan trọng nhất. Nhưng trong thời gian gần đây, xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục suy thoái, làm giảm sức mua của người dân.Với Trung Quốc: Tiêu thụ vào EU ( Năm 2005 có tới 913 triệu đôi tất vào EU lớn hơn 57 lần so với năm 2004). Nhật Bản, Canađa, Nga, Mông Cổ, Italia – Thương hiệu Sunshine, tập trung complet nam (venetia), Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mĩ phát triển bộ đồ nữ là gezelie. Hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam tiêu biểu ở Hà Nội - Đường Trần Nhân Tông, phố Hang Đào, Hàng Ngang. Chính vì vậy Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch chuyển 50% sang Việt Nam, 20% sang Châu Âu, Srilanka, chỉ còn 30% tại Trung Quốc. Đây có thể coi là cường quốc xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu Thế Giới. So về kim ngạch xuất khẩu: Dệt may VN năm 2010 đạt 11,2 tỉ USD nhỏ hơn 20 lần Trung Quốc, tính đến năm 2011 đạt 15,6 tỉ USD. Trung Quốc năm 2010 tăng 23,6% so với 2009, đạt 206,53 tỉ USD trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt 77,05 tỉ USD. Vấn đề giao hàng cũng là nguyên nhân khiến nước ta thụt lùi sau Trung Quốc, thời gian vận chuyển của Trung Quốc nhanh gấp 2 -> 5 lần, chi phí vận chuyển với cùng một lượng hàng như nhau rẻ hơn 1,27 -> 1,89 lần Việt Nam ( do giao thông Việt Nam phức lập). Kết luận: Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký. Chúng ta không chỉ kém Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… về vấn đề tự cung cấp nguyên phụ liệu, năng lực hay chất lượng sản phẩm mà còn về quảng cáo thương hiệu, tài chính va cơ sở hạ tầng. Vì vậy muốn cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư đúng mức về mọi phương diện để trụ được một cách vững vàng trên thị trường thế giới. Câu hỏi thảo luận: tại sao vào năm 2005 hàng của Trung quốc lại “làm mưa làm gió” trên thị ttrường EU? EU thực sự kinh hoàng trước làn sóng hàng Trung Quốc kể từ năm 2005, là năm hệ thống hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu chấm dứt theo quy định của WTO. Ngay trong hai tháng đầu năm 2005, đã có tới 913 triệu đôi bít tất tràn vào EU, tức là gấp 57 lần so với cùng kỳ năm 2004. Đồng thời, lượng áo phông Trung Quốc trong các cửa hiệu trên toàn EU tăng… 187%! Trước đó, trong giai đoạn 1990-2001, EU đã mất 850.000 việc làm và vài nghìn doanh nghiệp trong ngành dệt may bị phá sản vì hàng Trung Quốc, cường quốc xuất khẩu hàng dệt may hàng dầu thế giới. Tại các quốc gia thành viên Liên hiệp Châu Âu, có tổng cộng chừng 2,7 triệu nhân công làm trong ngành này, đa số trong đó là phụ nữ. Một tỷ lệ đáng kể trong số đó hiện vẫn bị đe dọa bởi tệ thất nghiệp, do các doanh nghiệp nơi họ làm việc luôn có nguy cơ phá sản trước sự “lấn sân” ồ ạt hàng dệt may Trung Quốc. . Phân tích đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam? Trả lời: Kể từ năm 2005, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh. hàng như nhau rẻ hơn 1,27 -& gt; 1,89 lần Việt Nam ( do giao thông Việt Nam phức lập). Kết luận: Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký. Chúng ta không. liệu của Trung Quốc. Dệt may Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan